Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

phân tích tám câu thơ cuối của đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.56 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH
XUYÊN Á, TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ BÍCH VÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010
ii


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN
VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN –
CHI NHÁNH XUYÊN Á, TP. HỒ CHÍ MINH” do Ngô Thị Bích Vân, sinh viên khóa 32,
khoa Kinh Tế, chuyên ngành Kế Toán - Tài Chính, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày

TÔN THẤT ĐÀO
Người hướng dẫn

Ngày….tháng….năm 2010


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày….tháng….năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày….tháng….năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến :
- Ban Giám Hiệu, các thầy cô trường Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cùng toàn thể
các thầy cô khoa Kinh Tế đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu, làm
hành trang vững chắc cho em bước vào đời. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
thầy Tôn Thất Đào đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
- Ban Giám Đốc NHNo&PTNT – Chi nhánh Xuyên Á cùng toàn thể các Anh
Chị, các phòng ban đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực tập và
nghiên cứu đề tài!

Sinh viên thực hiện.
Ngô Thị Bích Vân


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGÔ THỊ BÍCH VÂN. Tháng 07 năm 2010. “ Kế Toán Huy Động Vốn Và Cho
Vay Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Chi Nhánh Xuyên Á,
TP. Hồ Chí Minh”.
NGO THI BICH VAN. July 2010. “ Accounting Of Capital Mobilization And

Making Loans At Agriculture And Rual Development Bank – Xuyên A Branch, Ho
Chi Minh City”
Một quốc gia phát triển phải có một nền kinh tế phát triển. Và một nền kinh tế phát
triển phải biết tận dụng mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng để đầu tư, mang lại
nguồn lợi cho đất nước. Huy động vốn trong hệ thống Ngân hàng phải phát huy mọi khả
năng để khai khác nguồn tài chính dồi dào đó. Bên cạnh đó, Ngân hàng phải dùng nguồn
vốn huy động được để cho vay, mang lại nguồn lợi cho chính bản thân Ngân hàng và cho
cả sự phát triển kinh tế.
Thấy được sự khó khăn của công tác huy động vốn và cho vay cũng như vai trò
quan trọng của chúng, em quyết định nghiên cứu thực tế kế toán quá trình huy động vốn
và cho vay tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Xuyên Á, TP. Hồ Chí Minh.
Để công tác huy động vốn được linh hoạt, hoạt động cho vay đáp ứng mọi nhu cầu
khách hàng thì hệ thống ngân hàng có nhiều phương thức khác nhau. Nhưng trong phạm
vi của khóa luận, em chỉ đi sâu vào các hình thức chủ yếu như kế toán nghiệp vụ TGTK
có kỳ hạn, TGTK không kỳ hạn, kế toán nghiệp vụ TGTT, kế toán nghiệp vụ phát hành
giấy tờ có giá cũng như cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn.
Từ sự tìm hiểu thực tế, tiến hành mô tả về các mặt như quy trình huy động vốn,
quy trình cho vay, quy trình luân chuyển chứng từ, tình hình thực hiện kế toán huy động
vốn, tình hình thực hiện kế toán cho vay tại đơn vị để có những bài học kinh nghiệm cho
bản thân, cũng như những nhận xét, những kiến nghị phù hợp để hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
Trang
viii

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng

ix


Dạnh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.4 Sơ lược về cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Chi nhánh
Xuyên Á, TP. Hồ Chí Minh


3

2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển

3

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản

3

2.1.3 Hướng phát triển trong tương lai

4

2.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại Ngân hàng

5

2.2.1 Cơ cấu tổ chức

5

2.2.2 Bộ máy kế toán

5

2.2.3 Nhiệm vụ phòng kế toán ngân quỹ

6


2.2.4 Hình thức kế toán tại Ngân hàng áp dụng

7

2.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu

7

2.3.1 Đối với khách hàng cá nhân

7

2.3.2 Đối với khách hàng doanh nghiệp

8

2.4 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng

8

2.4.1 Thuận lợi

8

2.4.2 Khó khăn

8
v



CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nghiệp vụ kế toán huy động vốn

9

3.1.1 Tổng quan về nghiệp vụ kế toán huy động vốn

9

3.1.2 Các hình thức huy động vốn

10

3.1.3 Kế toán hoạt động huy động vốn

12

3.2 Nghiệp vụ kế toán cho vay

20

3.2.1 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay

21

3.2.2 Các hình thức cho vay

22

3.2.3 Kế toán hoạt động cho vay


22

3.3 Hệ thống tài khoản ngân hàng sử dụng

27

3.3.1 Cấu trúc tài khoản

27

3.3.2 Ký hiệu tiền tệ

27

3.3.3 Định khoản ký hiệu tài khoản chi tiết

27

3.3.4 Phương pháp hạch toán tài khoản
28
3.4 Phương pháp nghiên cứu

28

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kế toán huy động vốn

29


4.1.1 Các loại hình sản phẩm dịch vụ cung ứng

29

4.1.2 Chứng từ kế toán

30

4.1.3 Quy trình thu chi tại ngân hàng

32

4.1.4 Huy động vốn bằng tiền gửi

40

4.1.5 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá

56

4.2 Kế toán hoạt động cho vay

61

4.2.1 Các loại hình sản phẩm dịch vụ cung ứng

61

4.2.2 Chứng từ kế toán


61

4.2.3 Quy trình cho vay tại ngân hàng

62

4.2.4 Kế toán cho vay cá nhân và hộ gia đình

65

4.2.5 Kế toán cho vay doanh nghiệp

77

vi


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

85

5.1.1 Đối với kế toán huy động vốn

85

5.1.2 Đối với kế toán cho vay

87


5.2. Kiến nghị

89

5.2.1 Đối với kế toán huy động vốn

89

5.2.2 Đối với kế toán cho vay

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agribank

Agriculture And Rual Development Bank

ATM

Automated Teller Machine

CCTG

Chứng chỉ tiền gửi


CMND

Chứng minh nhân dân

GDV

Giao dịch viên

GTCG

Giấy tờ có giá

HĐCC

Hợp đồng cầm cố

HĐTC

Hợp đồng thế chấp

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

IPCAS

Intra Bank Payment and Customer Accounting System.

KH


Khách hàng

KS

Kiểm soát

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGCKH

Tiền gửi có kỳ hạn

TGKKH

Tiền gửi không kỳ hạn


TGTKCKH

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

TGTKKKH

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

TGTT

Tiền gửi thanh toán

TK

Tài khoản

TKHĐ

Tiết kiệm học đường

TS

Tài sản

UNC

Ủy nhiệm Chi

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1:Bảng tạm nhập ấn chỉ
Bảng 4.2:Bảng lãi suất kỳ phiếu có thưởng

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ Bộ máy kế toán
Hình 4.1: Quy trình thu tiền mặt
Hình 4.2: Quy trình chi tiền mặt
Hình 4.3: Quy trình chuyển khoản
Hình 4.4: Lưu đồ luân chuyển chứng từ trong ngày
Hình 4.5: Sơ đồ quy trình cho vay tại ngân hàng

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Giấy nộp tiền, Sổ phụ, Phiếu thu.
Phụ lục 2: Sổ Phụ, Giấy báo Nợ, Ủy nhiệm chi, Chứng từ giao dịch, Lệnh thanh toán.
Phụ lục 03: Séc, Giấy lãnh tiền mặt.
Phụ lục 04: Mẫu sổ TKKKH, Thẻ lưu TKKKH, Giấy rút tiền, Phiếu chi.
Phụ lục 05: Thẻ lưu TKCKH, Mẫu sổ TKCKH, Giấy gửi tiền, Giấy rút tiền, Phiếu chi.
Phụ lục 06: Giấy đăng ký mở TK TKHĐ, Thẻ TK TKHĐ, Giấy gửi tiền
Phụ lục 07: Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, Thẻ lưu TKCKH, Giấy rút tiền.
Phụ lục 08: Giấy gửi tiền, Kỳ phiếu, Thẻ lưu TKCKH.

Phụ lục 09: Giấy đề nghị vay vốn, Dự án vay vốn, Biên bản xác nhận giá trị tài sản đảm
bảo, Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng.
Phụ lục 10: Hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng cầm cố chứng từ có giá, Chứng từ giao
dịch, Phiếu thu.
Phụ lục 11: Giấy đề nghị vay vốn, Dự án vay vốn, Biên bản xác nhận giá trị tài sản đảm
bảo, Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng.
Phụ lục 12: Giấy biên nhận, Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng tín dụng, Giấy nhận nợ
(lần 1).
Phụ lục 13: Giấy đề nghị vay vốn, Phương án sử dụng vốn vay, Biên bản xác nhận giá trị
tài sản đảm bảo, Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng.
Phụ lục 14: Bảng kiệt kê chứng từ giao dịch trong ngày, Báo cáo giao dịch cuối tháng.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hệ thống NH giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh kế của mọi quốc gia.
Là người đi vay để cho vay, NH giữ một vai trò chủ lực giữa chủ thể thừa vốn và thiếu
vốn. Thế nhưng NH không thể huy động tối đa nguồn vốn trong xã hội, vẫn còn một
lượng vốn nhàn rỗi không được đầu tư, sinh lời.
Tìm kiếm nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý, cho vay đạt hiệu quả là mục tiêu
của mọi NH. Do vậy, huy động vốn và cho vay là vấn đề không thể thiếu đối với mọi NH.
Và nghiệp vụ kế toán huy động vốn cũng như kế toán cho vay giữ một phần quan trọng,
ảnh hưởng to lớn đối với cả hệ thống NH.
Việc theo dõi vốn huy động các loại và cho vay đa dạng được giao nhiệm vụ cho
bộ phận kế toán. Và bộ phận kế toán của đơn vị đã ghi nhận các nghiệp vụ huy động vốn
và cho vay ra sao? có điểm mạnh gì và tồn tại gì trong quá trình hạch toán?

Để nhận diện các vấn đề trên, tôi chọn nội dung “ Kế toán huy động vốn và cho
vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Xuyên Á” làm
khóa luận tốt nghiệp chương trình học bậc cử nhân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hình thức huy động vốn như: huy động vốn từ tiền gửi, phát hành giấy
tờ có giá, vay ngân hàng khác, vay ngân hàng nhà nước và các hình thức huy động khác
cũng như hình thức cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn.
Mô tả công tác kế toán trong hình thức huy động vốn và cho vay, quy trình luân
chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán kế toán khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh…
trong từng hình thức huy động vốn, hình thức cho vay.
Qua đó rút ra những ưu nhược điểm của công tác kế toán trong từng hình thức huy
động vốn, từng hình thức cho vay để có những đề nghị xác đáng, thích hợp.


1.3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu sau:
- Về không gian: Tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Xuyên Á
- Về thời gian: Từ tháng 03/2010 đến tháng 06/2010.
- Về nội dung: Kế toán huy động vốn và cho vay tại NHNo&PTNT- Chi nhánh
Xuyên Á.
1.4. Sơ lược cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT- Chi nhánh Xuyên
Á, cơ cấu tổ chức của chi nhánh, hình thức kế toán áp dụng, những thuận lợi và khó khăn
của ngân hàng.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, lý luận cơ bản và phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác huy động vốn, công tác cho vay tại NHNo&PTNT - Chi nhánh
Xuyên Á, từ đó có những nhận xét về công tác kế toán tại ngân hàng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Qua những vấn đề nghiên cứu, thấy được những ưu nhược điểm của công tác kế
toán tại Ngân hàng, từ đó đề xuất những ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu về NHNo&PTNT- Chi nhánh Xuyên Á
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển
NHNo&PTNT – Chi nhánh Xuyên Á có Hội sở chính tại tòa nhà Anna Building,
công viên phần mềm Quang Trung, phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TPHCM.
Là một trong 154 đơn vị thành viên trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam,
được thành lập 01/04/2008, tách ra từ NHNo&PTNT – Chi nhánh Hóc Môn và được
chuyển từ NH chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I trực thuộc Trung ương. NH thực hiện
hạch toán kinh tế có tư cách pháp nhân và hoạt động theo sự chỉ đạo của Hội sở.
Chi nhánh Xuyên Á với số vốn ban đầu là 122 tỷ đồng, dư nợ cho vay là 44 tỷ.
Nhưng cuối năm 2008 số vốn đã lên tới 1035 tỷ, dư nợ cho vay là 338 tỷ đồng, hoàn
thành kế hoạch kinh doanh được giao. Ưu thế của NH là hỗ trợ vay vốn cho nông nghiệp
vùng ven, ngoại thành, góp phần nâng cao đời sống nông dân.
Bên cạnh đó, việc mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của NH cũng như mang lại cho người dân những dịch vụ NH tiện ích,
tiên tiến hơn, thuận lợi hơn. Và thực tế NH đã thành lập được Phòng giao dịch số 1 và
phòng Dịch vụ & Marketing trực thuộc, nằm trong địa bàn Quận 12, nơi có dân cư đông
đúc, đời sống khá ổn định và đang ngày càng phát triển.

Hoạt động được hơn 2 năm nhưng NH đã dần chiếm lĩnh khu vực ngoại thành, thu
hút được ngày càng nhiều KH trong khu vực lân cận.
Từ khi thành lập, NHNo&PTNT – Chi nhánh Xuyên Á đã lớn mạnh, tạo dựng
được uy tín, hình ảnh đẹp trong lòng KH. Các sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng,
công nghệ tiên tiến hiện đại, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản


Agribank Xuyên Á có nhiệm vụ quản lý tài chính và thanh toán, thực hiện chức
năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên địa bàn Quận 12 và các khu vực lân cận, kiểm soát
các hoạt động của phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
2.1.3 Định hướng phát triển
- Tập trung sức toàn hệ thống để xây dựng NHNo&PTNT Việt Nam thành tập
đoàn tài chính. Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông
thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ NH; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân
lực, đổi mới công nghệ NH theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập.
Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết
hợp với văn hoá doanh nghiệp.
- Với phương châm “AGRIBANK mang phồn thịnh đến cho khách hàng”, “phục
vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi”, NH đã thu hút được ngày càng nhiều KH, tăng lòng tin
và sự gắn bó của NH với KH.
- Là một thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam, agribank Xuyên Á cũng đã
không ngừng phấn đấu, đẩy nhanh tiến độ triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng
cao năng suất lao động, đầu tư vào con người, phát triển năng lực nhân viên, đào tạo
chuyên sâu theo yêu cầu công việc, tăng cường huấn luyện tại chỗ, khuyến khích tự học
để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên. Nâng cao năng lực điều hành và phát triển
các kỹ năng quản trị NH hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra,
kiểm toán nội bộ. Mục tiêu của NH là đạt được những chỉ tiêu mà Hội sở đã đặt ra, thành
công của chi nhánh sẽ góp phần đạt mục tiêu chung của toàn hệ thống.
2.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban

2.2.1. Bộ máy tổ chức
Hình 2.1. Sơ đồ Bộ Máy Tổ Chức

4


Ban Giám Đốc

Phòng kế toán

Tổ kho quỹ và
quỹ tiết kiệm

Phòng hành
chính

Tổ tin học

Phòng tín dụng

Tổ tín dụng và
thanh toán quốc
tế

Phòng Hành Chính NHNo&PTNT- CN Xuyên Á
Agribank Xuyên Á đã thực hiện triển khai mô hình tổ chức theo loại hình doanh
nghiệp NH đặc biệt và sắp xếp lại bộ máy tổ chức gọn nhẹ, năng động, có sự phân công
nhiệm vụ cụ thể, khoa học. Từ những định hướng mà NH đề ra, Agribank Xuyên Á luôn
cố gắng thực hiện định hướng trên nhằm phấn đấu để đưa NH không chỉ đạt mục tiêu
chung của toàn hệ thống mà còn mang lại một kết quả kinh doanh tốt trong thời gian tới.

2.2.2 Bộ máy kế toán
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán

5


Kế toán
trưởng

Kế toán tổng
hợp

Kiểm soát viên
giao dịch

Bộ phận quỹ

Kế toán giao
dịch, thanh
toán viên

Phòng Hành Chính NHNo&PTNT- CN Xuyên Á
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế Toán - Ngân Quỹ
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, và thanh toán theo quy định của
NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ
tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn, trình NHNo&PTNT cấp trên phê duyệt.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theo
quy định.

- Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
2.2.4. Hình thức kế toán Ngân hàng sử dụng
NH áp dụng hình thức kế toán máy nhưng thiết lập sổ tuân thủ theo hình thức
Chứng từ ghi sổ. Hiện nay, Ngân hàng sử dụng phần mềm IPCAS. Hàng ngày, GDV căn
cứ trên các chứng từ gốc tiến hành hạch toán vào các tài khoản thích hợp. Những bút toán
6


này sẽ tập trung về máy chủ của KSV. Cuối ngày, KSV in bảng Nhật ký quỹ và Bảng liệt
kê chứng từ. KSV tiến hành chấm chứng từ trên cơ sở đối chiếu giữa chứng từ gốc và
những bút toán trên Bảng liệt kê chứng từ. Phần mềm được thiết kế sẵn sẽ tự động tạo
Bảng cân đối tài khoản ngày, tháng, quý, năm và các báo cáo khác phục vụ nhu cầu quản
lý của NH.
Hình thức Chứng từ ghi sổ được thực hiện theo các trình tự sau:
Nghiệp vụ phát sinh  lập chứng từ  vào Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi, Sổ chi tiết
các TK cần chi tiết (hàng ngày) lập Chứng từ ghi sổ  vào Sổ cái các TK ; Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ  cuối kỳ lập Bảng cân đối số phát sinh  Đối chiếu và lập Báo cáo tài
chính.
2.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu.
2.3.1 Đối với khách hàng cá nhân
- Nhận tiền gửi: TGTT, TGTKKKH ;TGTKCKH;Tiết kiệm gửi góp; Tiết kiêm
hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi; Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo lũy tiến tiền
gửi;Tiết kiệm có thưởng…
- Phát hành GTCG như kỳ phiếu, CCTG ngắn hạn, CCTG dài hạn, trái phiếu…
- Cho vay: Cho vay vốn sản xuất kinh doanh; Cho vay lưu vụ; Cho vay đáp ứng
yêu cầu phục vụ đời sống; Cho vay mua sắm nhà ở; phương tiện vận chuyển…; Cho vay

cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Cho
vay trả góp; Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng.
- Dịch vụ như: chuyển tiền kiều hối qua tài khoản và qua chứng minh thư; Dịch vụ
chuyển tiền kiều hối qua kênh Western Union; Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài; Dịch
vụ thẻ Agibank.
2.3.2 Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Thanh toán quốc tế; Dịch vụ tài khoản TGTT; Dịch vụ trả và nhận lương tự động;
Dịch vụ bảo lãnh; Cho vay doanh nghiệp; Dịch vụ sec; Các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ;
Dịch vụ bao thanh toán.
* Sản phẩm mới: Tiết kiêm học đường
2.4 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng
7


2.4.1 Thuận lợi
- Hội sở chính của chi nhánh tọa lạc trong tòa nhà Anna Building sang trọng, lịch
sự, thoáng mát, có nhiều quầy giao dịch. Sở Giao Dịch nằm trên đường số 1 Xuyên Á
với nhiều thuận lợi trong giao dịch.
- Nằm trong khu vực đông dân cư, đời sống người dân ngày càng phát triển.
- Là chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT nên đã có uy tín trên thị trường.
- Trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phục vụ đắc lực
cho mọi công tác của ngân hàng.
- Ban lãnh đạo ngân hàng dày dạn kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ cũng
như trong công tác lãnh đạo, quản lý ngân hàng.
- Đội ngũ nhân viên hòa nhã, nhiệt tình, tận tâm phục vụ khách hàng.
- Chính sách bố trí, luân chuyển cán bộ làm việc ngày thứ 7 đã đáp ứng được một
lượng lớn khách hàng, mang lại sự thuận tiện trong giao dịch, góp phần tạo nên hình ảnh
đẹp của ngân hàng trong lòng khách hàng.
2.4.2 Khó khăn
- Vị trí ngân hàng là thuận lợi nhưng không phải là thuận lợi nhất trong khu vực,

không nằm trong trung tâm của Q12. Vì vậy lượng khách hàng tìm đến giao dịch còn thấp
hơn khả năng thực tế.
- Ngân hàng được thành lập vừa hơn 2 năm, đó không phải là thời gian dài để thu
hút lượng khách hàng tiềm năng trong khu vực.
- Sự cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng khác hệ thống và cả hệ thống
ngân hàng cùng hệ thống nằm trong khu vực.
- Sản phẩm dịch vụ có đa dạng, phong phú nhưng chưa thu hút được sự quan tâm
của khách hàng trong và ngoài khu vực.
- Khoa học công nghệ có tiên tiến nhưng chưa nắm bắt được sư phát triển nhanh
chống của thời đại.

8


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nghiệp vụ kế toán huy động vốn
3.1.1 Tổng quan về nghiệp vụ kế toán huy động vốn
3.1.1.1 Khái niệm và vai trò kế toán huy động vốn
a) Khái niệm
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụ cho hoạt
động tín dụng của mình nên nguồn vốn này được xem như một khoản nợ của NH.Vì vậy,
nghiệp vụ huy động vốn được xem như nghiệp vụ TS nợ.
b)Vai trò
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong các NH. Nếu
NH phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăng
cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho NH nhiều lợi nhuận.
- Đối với khách hàng: Được tiết kiệm và đầu tư sinh lời, cung cấp cho KH một

nơi an toàn cất trữ và tích lũy nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.
- Đối với xã hội: Quản lý được lượng tiền trong lưu thông, định hướng đầu tư
cho các ngành và vùng kinh tế, điều hòa vốn giữa người thiếu và người thừa.
- Đối với NH: Vốn huy động giữ một vai trò rất quan trọng, là nguồn giải quyết
vấn đề đầu vào cho mọi NH.
3.1.1.2 Ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán huy động vốn
a) Ý nghĩa
- Kế toán HĐV cung cấp những thông tin về phạm vi HĐV, tỷ trọng mỗi hình
thức huy động, tỷ trọng nguồn vốn bằng nội tệ hay ngoại tệ trong tổng nguồn vốn. Từ đó,
ban quản trị có phương hướng đầu tư vào các ngành kinh tế, sử dụng nguồn vốn sao cho
có hiệu quả cao và có kế hoạch trả nợ vay đúng hạn.


- Ngoài ra NH còn có thể theo dõi tình hình HĐV để từ đó mở rộng hay giảm
nguồn vốn huy động.
b) Nhiệm vụ
- Phản ánh, ghi chép một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác về mọi hoạt động
HĐV khi có nghiệp vụ phát sinh.
- Theo dõi chặt chẽ kỳ hạn rút tiền, hạch toán trả nợ và lãi kịp thời.
- Phản ánh vào sổ sách thích hợp tình hình HĐV và trả nợ, giúp cho ban lãnh
đạo NH có kế hoạch HĐV và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
3.1.2 Các hình thức huy động vốn
3.1.2.1 Huy động vốn từ tiền gửi
a) Huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán)
- Mục đích chính của việc gửi tiền vào tài khoản là nhằm đảm bảo an toàn và
thực hiện các khoản thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
- Hầu hết các NH đều tính và thu phí dịch vụ trên TK này để bù đắp cho khoản
chi phí lớn mà NH phải bỏ ra để theo dõi và xử lý khối lượng giao dịch khổng lồ trên
TGTT.
b) Huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn

- Là những khoản tiền có kỳ đáo hạn cố định cho một số tiền nhất định nào đó.
Mục đích chính của việc gửi tiền có kỳ hạn là được hưởng lãi. Người gửi tiền chỉ được rút
tiền khi đến hạn thỏa thuận. Nếu khách hàng rút trước hạn thì được trả lãi với mức thấp
hơn thỏa thuận đầu (hưởng lãi suất không kỳ hạn).
- Việc phát hành một sổ TGCKH cũng tương tự như việc phát hành một CCTG,
chỉ khác ở chổ là việc phát hành CCTG chỉ tập trung trong khoản thời gian NHTM muốn
tăng nhanh vốn huy động.
c) Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
- Là loại tiền gửi mà KH có thể tích lũy dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng
một khoản chi tiêu nào đó trong tương lai mà vẫn được hưởng lãi. KH có thể tùy ý gửi
hoặc rút tiền.
- Đối với loại tiền gửi này NH trả lãi cho KH với lãi suất thường thấp.
10


- Khi KH gửi TGTKKKH, KH sẽ được NH cung cấp một sổ tiền gửi, phản ánh
tất cả các giao dịch gửi tiền, rút tiền, số dư hiện có, tiền lãi được hưởng hoặc KH được
cung cấp một báo cáo TK sau mỗi lần giao dịch thay cho sổ tiền gửi.
d) Huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Ngoài việc trả lãi cho KH còn kèm theo mục đích cụ thể: Tiết kiệm mua nhà,
tiết kiệm có thưởng…
3.1.2.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
GTCG là chứng nhận của NH phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận một
nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều
khoản cam kết giữa NH và người mua.
a) Giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn
- GTCG ngắn hạn là GTCG có thời hạn dưới 12 tháng như Kỳ phiếu, CCTG
ngắn hạn và các GTCG ngắn hạn khác.
- GTCG dài hạn là GTCG có thời hạn trên 12 tháng, bao gồm trái phiếu, CCTG
dài hạn và các GTCG dài hạn khác.

b) Phương thức trả lãi
- Tính lãi trước: Tính lãi ngay khi phát hành, khi đáo hạn KH nhận tiền bằng
mệnh giá.
- Tính lãi sau: Chỉ thanh toán lãi khi đáo hạn cùng mệnh giá.
- Trả lãi định kỳ: Căn cứ vào phiếu trả lãi theo định kỳ 6 tháng hay 1 năm đối
với GTCG dài hạn.
c) Các trường hợp phát hành
- Phát hành GTCG ngang giá: Là phát hành GTCG đúng bằng mệnh giá.
- Phát hành GTCG có chiết khấu: Là phát hành GTCG nhỏ hơn mệnh giá, phần
chênh lệch gọi là chiết khấu.
- Phát hành GTCG có phụ trội: Là phát hành GTCG với giá lớn hơn mệnh giá.
Phần chênh lệch gọi là phụ trội.
3.1.2.3 Huy động vốn từ tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng Nhà Nước

11


Các TCTD có thể vay lẫn nhau và đi vay từ các TCTD nước ngoài. Ngoài ra
TCTD còn được vay vốn ngắn hạn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định.
3.1.2.4 Huy động vốn từ nguồn khác
3.1.3 Kế toán hoạt động huy động vốn
3.1.3.1 Kế toán nghiệp vụ tiền gửi
a) Chứng từ sử dụng
Để có cơ sở ghi chép nghiệp vụ tiền gửi vào sổ sách kế toán, kế toán NH sử
dụng các chứng từ : Giấy gửi tiền, Giấy lãnh tiền, Phiếu thu, phiếu chi, Sổ tiền gửi hoặc
sao kê số dư tiền gửi, Bảng kê tính lãi, phiếu chuyển khoản, phiếu thanh toán.
b) Tài khoản sử dụng
* TK 42 - Tiền gửi của KH
- TK 421 - Tiền gửi KH trong nước bằng VNĐ
+ TK 4211 - TG không kỳ hạn

+ TK 4212 - TG có kỳ hạn
+ TK 4214 - TG vốn chuyên dùng
- TK 422 - Tiền gửi KH trong nước bằng ngoại tệ
+ TK 4221 - Tiền gửi không kỳ hạn
+ TK 4222 - Tiền gửi có kỳ hạn
+ TK 4224 - Tiền gửi vốn chuyên dùng
- TK 423 - Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ
+ TK 4231 - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ TK 4232 - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
+ TK 4238 - Tiền gửi tiết kiệm khác
- TK 424 - Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ
+ TK 4241 - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ TK 4242 - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
* TK 49 - Lãi và phí phải trả
- TK 491 - Lãi trả cho tiền gửi
+ TK 4911 - Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam
12


+ TK 4912 - Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ
+ TK 4913 - Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam
+ TK 4914 - Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ
* TK 80 - Chi phí hoạt động tín dụng
- TK 801 - Trả lãi tiền gửi
c) Nội dung và kết cấu tài khoản tiền gửi
* TK 42 - Tiền gửi của KH
TK này phản ánh các khoản tiền do KH gửi vào NH. Nội dung phản ánh
trong TK này như sau:
42
- Số tiền KH rút ra


- Số tiền KH gửi vào
Dư có: Phản ánh số tiền
KH đang gửi tại NH

* TK 49 - Lãi và phí phải trả
- TK này phản ánh số lãi tính dồn tích trên số tiền lãi của KH đang gửi tại
NH.
- Việc hạch toán TK này phải tuân thủ theo các quy định: Lãi phải trả cho tiền
gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ. Lãi phải trả cho tiền gửi
thể hiện số lãi tính dồn tích mà NH đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho KH.
491
- Số tiền lãi đã trả

- Số tiền lãi phải trả tính
dồn tích.
Dư có: Số tiền lãi phải
trả tính dồn tích.

* TK 80 - Chi phí hoạt động tín dụng
TK này phản ánh chi phí huy động vốn bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi, tiền
vay, phát hành giấy tờ có giá và chi phí trả lãi khác.

13


80
- Các khoản chi về hoạt
động tín dụng


- Số tiền giảm chi về hoạt
động tín dụng
- Chuyển số dư nợ cuối năm
vào TK lợi nhuận năm nay
khi quyết toán

Dư nợ: Các khoản chi về
hoạt động tín dụng trong
năm
d) Quy trình kế toán tiền gửi
(1) Khi KH nộp TM vào TK
Nợ TK 1011 - Tiền mặt tại quỹ
Có TK 4211\4212 - TG không kỳ hạn\ TG có kỳ hạn
(2) Khi KH nhận tiền từ nơi khác chuyển đến
Nợ TK 1113 - TGTT tại NHNN
Nợ TK 5012 - TT bù trừ của NH thành viên
Nợ TK 5112\ 5212 - Chuyển tiền đến năm nay\ liên hàng đến …
Có TK 4211\4212 - TG không kỳ hạn\ TG có kỳ hạn
(3) Khi KH rút TM
Nợ TK 4211\4212 - TG không kỳ hạn\ TG có kỳ hạn
Có TK 1011- TM tại quỹ
(4) Khi khách hàng chuyển tiền để thanh toán cho người thụ hưởng
Nợ TK 4211\4212 - TG không kỳ hạn\ TG có kỳ hạn
Có TK thích hợp ( 4211, 4212, 1113, 5012…)
Có TK 711 - Thu phí dịch vụ
Có TK 4531 - Thuế GTGT phải nộp
Quy trình tiền gửi phải đạt được yêu cầu kiểm soát tất cả các nghiệp vụ phát sinh
dù được ghi chép bằng tay, bằng máy hay bằng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
e) Quy trình kế toán TGTK
(1) Khi KH gửi tiết kiệm

Nợ TK 1011 - TM tại quỹ
14


×