Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang ASEAN tại công ty TOCONTAP Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.07 KB, 43 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Duy Đạt

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc
nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Thương Mại Quốc Tế đã cùng với tri
thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này. Nếu không có
những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô thì em nghĩ bài luận này của em rất
khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy, thực hiện
trong khoảng thời gian gần 9 tuần.
Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy,
không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của
em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các anh chị
trong công ty XNK tạp phẩm TOCONTAP Hà Nội, đặc biệt là các anh chị trong
phòng Xuất nhập khẩu 8 đã tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn thành tốt bài
khóa luận này. Đặc biệt em xin chân thành cám ơn thày Nguyễn Duy Đạt đã nhiệt
tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt bài khóa luận.
Trong quá trình làm khóa luận, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô
bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy,
cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm để áp dụng trong thời gian ra trường
sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!


1
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

1

Lớp: K48E1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Duy Đạt
MỤC LỤC

2
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

2

Lớp: K48E1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Duy Đạt
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Tên bảng biểu, sơ đồ

Trang


Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm
(2010- 2014)

19

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
2010 - 2014

20

Bảng 3: Kim ngạch XNK của công ty qua các năm
2011 - 2014

21

Bảng 4: Cơ cấu các mặt hàng XK chính

22

Bảng 5: Thị trường XK qua các năm 2012 - 2014
Bảng 6: Tình hình XK các mật hàng TCMN
Bảng 7: Các mặt hàng và các quốc gia trong ASEAN
nhập khẩu hàng TCMN của TOCONTAP

3
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

23
24
25


3

Lớp: K48E1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

XNK

Xuất nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

CP

Cổ phần

TCMN

Thủ công mỹ nghệ

VND

Việt Nam đồng


DT
LN
KN

Doanh thu
Lợi nhuận
Kim ngạch

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

EU

European Union

ASEAN

Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Nations
Á

USD

US Dollar


Đô la Mỹ

AFTA

ASEAN Free Trade Area
Common Effective Preferential
Tariff
ASEAN Trade in Goods
Agreement
Free Trade Agreement

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Thuế quan ưu đãi có hiệu lực
chung
Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN
Hiệp định thương mại tự do

CEPT
ATIGA
FTA

4
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Liên minh châu Âu

4


Lớp: K48E1


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CỦA VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
TCMN
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hàng TCMN là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong
những năm gần đây. Những sản phẩm của ngành mang đậm nét văn hoá, tâm hồn
và tư tưởng của người Việt Nam. Những sản phẩm này không chỉ là những vật
phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn
hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa
văn hoá của dân tộc. Quan tâm phát triển ngành nghề này có ý nghĩa thiết thực
trong việc bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc
Việt Nam. Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN có tác dụng lớn trong việc
tạo việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong nước; góp phần xoá
đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi nhất là trong tầng lớp trẻ; có
tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội góp phần bảo
đảm trật tự an ninh xã hội. Bên cạnh đó, phát triển sản xuất và xuất khẩu TCMN
còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ xảo
truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề
nghiệp này của dân tộc. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống này còn
góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển, mở rộng các quan hệ kinh tế đối
ngoại của nước ta.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng TCMN là ASEAN, EU, và Nhật.
Trong đó, ASEAN là một thị trường lớn đồng thời mở ra nhiều thuận lợi cho chúng
ta khi hàng loạt các hiệp định trong khu vực được kí kết. Hơn thế nữa, từ ngày 3112-2015, khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực đã đánh một
dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quan hệ của các quốc gia trong
khu vực kể từ khi thành lập ASEAN vào năm 1967. Việc tham gia sâu rộng vào
AEC sẽ giúp Việt Nam tăng cường cải cách nền kinh tế ở trong nước theo những

tiêu chuẩn của hội nhập, giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển hiệu quả hơn, qua
đó dần vượt qua thách thức. AEC giúp tăng trưởng xuất khẩu. ASEAN hiện là đối
tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là động lực thúc đẩy tốc độ
phát triển nền kinh tế của chúng ta. AEC chính thức hoạt động, tạo ra thị trường đơn
nhất, khai thác được tối đa các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, thuế
5
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1


suất lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia trong khu vực được cắt giảm dần về mốc
0%. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể bản hàng sang các nước ASEAN như bán
hàng trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam lại là một trong những nước nhận thức về
ASEAN còn hạn chế, khi có tới 60 – 80% các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu
biết nhiều và chỉ 10% doanh nghiệp Việt Nam đang tranh thủ được những cam kết
trong cộng đồng AEC, chính vì thế kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chưa
thực sự tương xứng với tiềm năng của ngành và nhu cầu của thị trường.
Xuất phát từ thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN của Việt
Nam nói chung và của công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội nói riêng, tôi đã
lựa chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN
sang ASEAN tại công ty TOCONTAP Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nắm bắt được thực tế tình hình xuất khẩu
hàng TCMN của công ty TOCONTAP Hà Nội sang thị trường ASEAN. Trong đó,
các nhiệm vụ cụ thể là: nhìn nhận được những mặt thuận lợi, khó khăn mà công ty
gặp phải khi xuất khẩu mặt hàng này ra quốc tế nói chung và ASEAN nói riêng.
Trên cơ sở đó, ta phải phân tích, đánh giá, và tìm ra các giải pháp tăng cường xuất
khẩu hàng TCMN sang thị trường ASEAN cả về quy mô lẫn tỉ trọng
3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh như kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu mặt
hàng, cơ cấu thị trường,… của hàng TCMN của công ty TOCONTAP Hà Nội xuất
khẩu thị trường ASEAN và giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu sang thị trường này
trong thời gian tới
4. Phạm vị nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của công ty
-

TOCONTAP Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: các hoạt động XK hàng TCMN của công ty

-

sang thị trường ASEAN
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ năm
2010 đến năm 2014

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.
-

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn bên trong công ty: Báo cáo tài chính năm 2011,2012, 2013, 2014, số liệu
nhập khẩu hàng hóa 2011,2012,2013, 2014, hợp đồng thương mại, phiếu đóng gói,
vận đơn đường biển…
6
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1



-

Nguồn bên ngoài công ty: Các tài liệu về thương mại quốc tế như giáo trình, báo và

-

tạp chí chuyên ngành, các khóa luận khóa trước…
Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê: liệt kê và đưa vào bảng phân tích dữ liệu thu được của

5.2.

doanh nghiệp thông qua phòng Tài chính - kế toán, phòng kinh doanh, phòng nhân
-

sự.
Phương pháp phân tích: phân tích những số liệu thu thập được, đưa ra những suy

luận thực tiễn.
6. Kết cấu của khóa luận
Căn cứ vào nội dung đề tài và mục tiêu mà đề tài hướng đến. Ngoài phần
mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu gồm 4
chương:
-

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Hoạt động của xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu hàng TCMN của

-


TOCONTAP Hà Nội
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của TOCONTAP Hà Nội
Chương 4: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN

7
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1


CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG XK VÀ VAI TRÒ CỦA XK HÀNG TCMN CỦA
CÔNG TY TOCONTAP HÀ NỘI
1. Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng TCMN

Các ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đang thu hút được nhiều
lao động chính nhờ tận dụng được lợi thế so sánh hiện nay của Việt Nam. Phần lớn
các nước trên thế giới nhờ áp dụng triệt để lý thuyết về lợi thế so sánh đã thu được
những thành tựu rực rỡ, tạo nên thương hiệu lớn mạnh toàn cầu. Để nối tiếp những
thành công của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng ở
khắp nơi trên thế giới, Việt Nam cần theo hướng xuất khẩu, đặc biệt là thúc đẩy
xuất khẩu các sản phẩm chế biến dựa vào những lợi thế so sánh của mình
Theo như lời của nhà kinh tế học người Anh, David Ricardo, một nước không
nên sản xuất tất cả mọi sản phẩm mà chỉ nên tập chung sản xuất một số sản phẩm
có “chi phí thấp hơn”, do có điều kiện sản xuất “thuận lợi hơn”, rồi dùng những sản
phẩm đó để trao đổi lấy những sản phẩm khác mà mình có chi phí sản xuất cao hơn.
Ngày nay , căn cứ vào điều kiện sản xuất có thể chia thành hai nhóm quốc gia có lợi
thế so sánh




Nhóm có lợi thế về nguồn lao động, tư liệu sản xuất và yếu tố tự nhiên
Nhóm có lợi thế về vốn, khoa học và công nghệ
Trong đó, Việt Nam nước thuộc nhóm quốc gia có lợi thế so sánh thứ nhất. Đặc
biệt là về hàng TCMN của nước ta, sản phẩm được sản xuất chủ yếu bằng nguồn
nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu không đáng kể, chỉ
chiếm khoảng 3% - 5% (trừ thảm len). Vì vậy, lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu
mặt hàng TCMN khá cao, chiếm 90% - 95%. Với tiềm năng dồi dào về nguyên liệu,
lao động, đội ngũ nghệ nhân và thợ thủ công, việc phát triển sản xuất kinh doanh
mặt hàng TCMN là một thuận lợi lớn của nước ta, nhất là khi thị trường nước khá
thích thú với những mặt hàng này của nước ta và đã đặt mua hàng TCMN Việt
Nam. Được sự tín nhiệm của khách hàng như vậy cũng là do nước ta có truyền
thống dân tộc lâu đời, một nền văn hóa riêng biệt với những sản phẩm mang đậm
con người Việt Nam

1.1.

Lợi thế về tài nguyên
8
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1


Nước ta là nước nhiệt đới, chủng loại thực vật phong phú, do đó hầu hết các
nguyên liệu đầu vào đều sẵn có trong nước cho ngành TCMN như: lá buông thì có ở
Khánh Hòa, mây tre thì có ở Chương Mỹ, cói ở Ninh Bình,… không giống như một
số ngành nghề khác phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài với các khoản chi phí cao,
làm cho giá thành cao. Do đó khó bán được sản phẩm và lợi nhuận sẽ giảm. ngược
lại ngành TCMN do không phải nhập nguyên vật liệu nên chi phí sản xuất giảm

đáng kể, giá thành sản phẩm vì thế mà cũng ở mức độ phù hợp với người tiêu dùng
1.2.

mà vẫn thu được lợi nhuận cao
Lợi thế về thị trường lao động
Hiện nay, dân số nước ta khoảng 90 triệu người, trong đó gần 70% dân số sống
bằng nghề nông nghiệp. cho nên nước ta có nguồn lao động khá dồi dào và cũng dư
thừa về nhân công. Mặt khác, các làng nghề TCMN lại tập trung hầu hết ở các vùng
nông thôn như: mây tre đan ở làng Phù Yên, huyện Chương Mỹ - Hà Nội, làng tơ
tằm nhuộm ở làng Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội, hàng mỹ nghệ bằng lá buông có
ở xã Tân An, huyện Hàn Tân, tỉnh Bình Thuận,… nên việc thuê nhân công không
phải là vấn đề quá khó khăn.
Nước ta đang nỗ lực theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khi ngày
muà đã qua thì nhu cầu ngày càng tăng lên đáng kể. Mà ngành TCMN có đậc trưng
là cac sản phẩm được làm ra từ những bàn tay khéo léo, cần cù của những người
dân lao động. Chính vì thế, ngành nghề này thu hút rất nhiều lao động, giảm được
một phần tương đối trong những lao động nông dân. Theo như ước tính của các nhà
chuyên môn, cứ 1 triệu USD hàng TCMN xuất khẩu sẽ tạo ra việc làm cho khoảng
3-4 ngàn lao động, chủ yếu là lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, giá thuê công nhân ở nước ta có thể nói là rẻ nhất so với các nước
khác trong khu vực và trên thị trường thế giới. Hàng TCMN lại là mặt hàng được
tiêu thụ khá tốt ở nhiều nước đặc biệt là các nước phát triển như Nhât, EU, hay
những năm gần đây là các nước láng giềng trong khu vực ASEAN.
Với những lợi thế trên, nước ta có một nền tảng khá vững chắc cho việc phát
triển xuất khẩu hàng TCMN sang các nước trong khu vực và cả trên thế giới để cho

2.
2.1.

các nước biết đến con người, văn hóa Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng TCMN
Các yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan là các yếu tốbên ngoài doanh nghiệp như khách hàng,
đối thủ cạnh tranh, pháp luật, chính trị,… và doah nghiệp không thể điều khiển
9
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1


chúng theo ý muốn của mình. Doanh nghiệp chỉ có thể cố gắng thích ứng một cách
tốt nhất sự vận động của nó . nếu không doanh nghiệp không những không phát
triển được thị trường, nâng cao được vị thế của mình mà còn có thể bị mất thị phần
hiện tại hoặc bị đào thải khỏi thị trường.
• Khách hàng và các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội
Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định đến khả năng tiêu thụ hàng
hóa nói chung và hàng TCMN nói riêng. Như ta đã biết, các sản phẩm hàng TCMN
là những sản phẩm phục vụ tiêu dùng, chính vì thế đời sống nâng cao đã kéo theo
sự gia tăng nhu cầu về sản phẩm này. Không chỉ ở những nước có nền kinh tế phát
triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,… có nhu cầu khá lớn về mặt hàng
TCMN, mà những nước trong khu vực ASEAN cũng đang trở thành bạn hàng lớn
của nước ta. Chỉ tính riêng mặt hàng gốm sứ, năm 2013, các nước trong khu vực
ASEAN nhập 3,1 tỷ USD và năm 2014 nhu cầu nhập tăng lên 3,35 tỷ USD
Hơn nữa, khả năng tiêu thụ các sản phẩm TCMN còn rộng mở hơn khi người
tiêu dùng đang có xu hướng bảo vệ thiên nhiên, trở nên gần gũi với thiên nhiên
thông qua việc sử dụng các sản phẩm được làm từ chất liệu thiên nhiên như các đồ
dùng mây, tre, cói , đay thay cho các sản phẩm từ plastic, thủy tinh hay sợi nhân
tạo. Mặt khác sự phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa góp phần đẩy mạnh tiêu thụ
truyền bá giới thiệu mặt hàng này tới những thị trường giàu tiềm năng.
Tóm lại, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm TCMN nói chung có xu hướng ngày

càng gia tăng. Tuy nhiên khi dự định đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường nào,
doanh nghiệp cần phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố văn hóa xã hội của thị trường
đó. Ngoài ra, quy mô dân số càng lớn thì khả năng tiêu thụ càng lớn và ngược lại.
Doanh nghiệp cần phân ra khách hàng của mình theo nhóm có các tiêu thức khác
nhau như độ tuổi, cơ cấu gia đình, khách hàng là hộ gia đình và các nhóm tổ chức,
từ đó xem xét quy mô mỗi nhóm. Cũng như bất cứ mặt hàng khác, khả năng tiêu thụ
của hàng TCMN phụ thuộc vào thu nhập, mức sống và địa vị của người tiêu dùng.
Tùy theo khả năng tài chính và vị thế xã hội của mình mà người tiêu dùng lựa chọn


loại sản phẩm với chất lượng, cách thức phục vụ phù hợp.
Môi trường cạnh tranh
Khi cung ứng các sản phẩm TCMN ra thị trường nước ngoài, doanh nghiệp
phải cạnh tranh với nhiều đối thủ. Có thể là sự cạnh tranh giữa các sản phẩm với
nhau để cùng thỏa mãn một mong muốn. Đối với các sản phẩm TCMN phải lấy
10
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1


truyền thống cạnh tranh với hiện đại. Trên thi trường quốc tế, sự cạnh tranh giữa
các sản phẩm TCMN đến từ các quốc gia khác nhau là cạnh tranh về tính tinh xảo,
sự độc đáo biểu hiện qua sản phẩm.
Tùy theo số lượng đối thủ trên thị trường mà người ta xác định mức độ khốc liệt
của cạnh tranh. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, khả năng chiếm lĩnh phát triển thị
trường của doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn. Cho nên doanh nghiệp cần
xác định trạng thái kinh doanh trên thị trường là thuần túy, hỗn tạp hay cạnh tranh
độc uy quyền để xác định vị thế của mình và các đối thủ. Từ đó tính chất, độ đa
dạng, giá cả của sản phẩm cũng như quy mô khối lượng doanh nghiệp cung ứng ra

thị trường sẽ được quyết định
• Môi trường chính trị pháp luật
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
môi trường chính trị ở trong nước cũng như ở thị trường xuất khẩu ổn định là điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh thuận lợi. bên
cạnh các yếu tố luật pháp cũng như các quy định của chính phủ là các yếu tố mà
doanh nghiệp buộc phải tuân theo nên chúng chi phối nhiều tới khả năng mở rộng
thị trường của doanh nghiêp nên chúng chi phối nhiều tới khả năng mở rộng thị
trường của doanh nghiệp. Chẳng hạn việc quy định hạn chế khai thác gỗ sẽ gây
nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng làm từ gỗ.
• Môi trường kinh tế
Các yếu tố tốc độ phát triển kinh tế, tình hình lạm phát, sự ổn định tỉ giá, hệ
thống thuế thuộc môi trường kinh tế là yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Nền kinh tế của quốc gia tăng trưởng hay sụt giảm ảnh hưởng
trực tiếp lên đời sống nhân dân qua thu nhập và phân bổ thu nhập, tác động tới khả
năng mở rộng hay thu hẹp quy mô thị trường của doanh nghiệp.
2.2.
Các yếu tố chủ quan
• Ý chí của ban lãnh đạo
Hàng TCMN được doanh nghiệp chú ý phát triển ở thị trường nào trước hết phụ
thuộc vào mục tiêu của ban lãnh đạo và sự kiên định theo đuổi mục tiêu đó. Khả
năng kinh doanh ở mỗi thị trường có độ may rủi khác nhau và mỗi nhà lãnh đạo có
thể chấp nhạn may rủi ở mức độ khác nhau và điều này ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn cơ hội kinh doanh
• Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp

11
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1



Là yếu tố quan trọng phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối
lượng vốn mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh, khả nawgn phân phối quản
lý có hiệu quả các nguồn vốn. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp thường được
xem xét qua các chỉ tiêu như số vốn sở hữu, vốn huy động, tỉ lệ tái đầu tư từ lợi
nhuận, khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp, thông thường doanh nghiệp có khả
năng và nguồn lực về tài chính mạnh mẽ thì việc tiến hành các hoạt động kinh
doanh sẽ có nhiều thuận lợi


Sản phẩm của doanh nghiệp
Vì sản phẩm là đối tượng trực tiếp được tiêu dùng, được đánh giá về chât lượng
mẫu mã nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng mua sản phẩm.
Để mở rộng thị trường của mình, các sản phẩm của doanh nghiệp trước hết phải có
chất lượng, kiểu dánh phù hợp với thị hiếu nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm
thủ công như mây tre đan thường hay bị biến dạng hay bị mốc do sự biến đổi của
thời tiết. Nếu khi tiến hành xuất khẩu doanh nghiệp cần chú ý đến những yếu tố này
để tránh tình trạng hàng xuất bị trả lại
Với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu TCMN nguồn hàng
cho xuất khẩu chủ yếu thu mua từ các chân hàng: các hợp tác xã, làng nghề, hộ gia
đình hay doanh nghiệp sản xuất. Khả năng kiểm soát nguồn cung cấp hàng hóa ảnh
hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện
các hoạt động kinh doanh cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Kiểm
soát chi phối nguồn hàng tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động về cung cấp:
an tâm về chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa cũng như đảm bảo được tiến độ
giao hàng cho khách. Nguồn cung cấp ổn định còn giúp doanh nghiệp không tốn
nhiều công sức chi phí, ổn định được đầu vào. Ngoài ra, điều này còn giúp doanh
nghiệp liên kết được với các doanh nghiệp sản xuất để tạo ra những sản phẩm phù
hợp với yêu cầu người tiêu dùng. Tổ chức tốt hàng đầu vào giúp doanh nghiệp ổn


định chất lượng, giá thành, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh
• Con người và tiềm lực vô hình của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh
nghiệp nói chung và công tác phát triển thị trường nói riêng. Bởi vì chính con người
thu nhận cacd thông tin đầu vào để hoạch định mục tiêu lựa chọn và thực hiện cac
chiến laược thị trường của doanh nghiệp. Công việc được thực hiện tốt đến đâu phụ
thuộc vào trình dộ của cán bộ nhân viên. Với đội ngũ cán bộ kinh doanh có tố chất
12
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Lớp: K48E1


năng động, am hiểu về mặt hàng TCMN trong nước và quốc tế sẽ giúp doanh
nghiệp dễ dàng thích nghi với mọi thay đổi của nền kinh tế, nhanh chóng phán đoán
3.
3.1.

được tình thế, chớp được thời cơ tạo vị thế vững chắc trên thị trường
AFTA và ATIGA về mặt hàng TCMN
Hiệp định AFTA
Khái niệm
Với mục tiêu biến ASEAN thành một khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị
trường thế giới, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã chính thức được thành
lập tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV vào năm 1992. Một trong những bước
quan trọng nhằm thực hiện được mục tiêu trên là tạo thuận lợi cho thương mại nội
khối thông qua việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc
gia thành viên. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%,
loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa
thủ tục hải quan giữa các nước.

Cũng giống như các nước thành viên khác, AFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội mới
nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh
nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kì tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thuận lợi

-

Việc tham gia AFTA sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước
ASEAN được hưởng thuế xuất ưu đãi thấp nhất của các nước ASEAN, hạ giá thành
các sản phẩm xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh về giá của các hàng hóa

-

này tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu
Việt Nam sẽ có một thị trường xuất khẩu rộng lớn nằm kế bên có đòi hỏi về chất
lượng không phải quá cao với các ưu đãi buôn bán sẽ được mở ra cho các doanh
nghiệp Việt Nam khi ASEAN bao gồm 11 thành viên với khoảng 600 triệu dân thì
đây là thị trường không nhỏ có được thị trường tiêu thụ mới là một yếu tố giúp huy
động tiềm năng lao động và tài nguyên dồi dào của Việt Nam vào phát triển xuất

-

khẩu
AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các
thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất từ các nước với giá rẻ
hơn. Mặt khác, với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ có điều kiện để
khai thác những lợi thế mới trong quan hệ thương mại với các nước lớn
Khó khăn
13
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh


Lớp: K48E1


-

Khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước còn yếu (về giá cả, chất lượng, mẫu
mã,…). Do quy mô sản xuất còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động

-

thấp, công tác quản lý còn kém hiệu quả
AFTA dành ưu đãi chủ yếu dành cho hàng chế biến trong khi đó tỉ trọng hàng chế
biến trong xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
trong những mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu thì nhiều mặt hàng chưa
được các nước trong khu vực ASEAN đưa vào danh mục cần giảm thuế quan.
Thành tựu đạt được

-

Về lý thuyết và dài hạn, AFTA có tác động làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi
thuế quan. Song trong vài năm tới, khả năng AFTA làm tăng kim ngạch xuất khẩu

-

của Việt Nam sang các nước này không lớn do các nguyên nhân sau
Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu Những năm gần đây, ASEAN thường chiếm khoảng
20-23% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một con số đáng kể. Nhưng
những mặt hàng được hưởng thuế suất CEPT lại chỉ chiếm gần 20% kim ngạch xuất

khẩu sang ASEAN, tương đương với dưới 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam năm 2014. Và mức tăng xuất khẩu của những mặt hàng này sang các nước
ASEAN khác cũng không lớn. Hơn nữa, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và ASEAN
khá tương đồng. Với trình độ thua kém hơn, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh trên thị
trường ASEAN nhờ tính độc đáo của chủng loại, mẫu mã và do đó, chỉ mang tính

-

bổ sung cho cơ cấu hàng hóa nước đối tác.
Xét về bạn hàng: 2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN được thực hiện
với Singapore. Phần lớn hàng Việt Nam xuất sang Singapore sẽ được tái xuất sang
các nước khác. Nhưng ở nước này, hệ thống thuế xuất nhập khẩu trước AFTA vốn
đã thấp, gần như bằng 0%. Do vậy, khi thực hiện CEPT trên toàn khối ASEAN, 1/3
kim ngạch xuất nhập khẩu còn lại của Việt Nam với các nước ASEAN khác sẽ chưa
làm thay đổi nhiều xuất khẩu Việt Nam nếu xét theo khía cạnh được hưởng ưu đãi
thuế nhập khẩu thấp. Có thể kết luận rằng: Chỉ khi nào Việt Nam tạo được sự dịch
chuyển cơ cấu sản xuất và xuất khẩu theo hướng tạo ra được nhiều chủng loại hàng
hóa có sức cạnh tranh và nằm trong danh mục cắt giảm của CEPT, các doanh
nghiệp Việt Nam mới có thêm thuận lợi về yếu tố giá cả khi muốn xuất khẩu sang

3.2.

ASEAN.
Hiệp định ATIGA
14
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1



Khái niệm
ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương
mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã
được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.
Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho
nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước
đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của
thỏa thuận.
Ngoài mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hướng nỗ lực chung của
ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh,
kiểm dịch... đồng thời xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên
ASEAN trong bối cảnh xây dựng AEC.
Theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Hiệp định thương mại tự do hàng hóa
ASEAN (Hiệp định ATIGA), đến cuối năm 2014, Việt Nam đã cắt giảm 6.859 dòng
thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống 0%. Nối tiếp nỗ lực trên, từ
ngày 1/1/2015, Việt Nam điều chỉnh thêm 1.720 dòng thuế (khoảng 18% tổng số
dòng thuế) xuống 0%. Số còn lại (bao gồm 687 dòng thuế, chiếm 7% biểu thuế) sẽ
điều chỉnh xuống 0% vào năm 2018, chủ yếu là các mặt hàng nhạy cảm như ôtô, xe
máy, phụ tùng linh kiện ôtô-xe máy, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, dầu thực
vật, hoa quả nhiệt đới, tủ lạnh, máy điều hòa, bánh kẹo, thức ăn gia súc, sản phẩm
nhựa, phôi thép, lốp ôtô, vô tuyến, tàu thuyền. Như vậy, ngoại trừ xăng dầu và 7%
dòng thuế thuộc danh mục hàng hóa nhạy cảm có thời gian bảo hộ dài, thì những
mặt hàng đang còn chịu thuế được đưa về mức thuế suất 0% kể từ 1/1/2015, cho
3.3.

hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN.
Tác động
Kể từ khi các hiệp định AFTA và ATIGA được kí kết, các doanh nghiêp XK
trong nước ngay lập tức chớp lấy thời cơ, tăng cương sản xuất, XK vào thị trường
ASEAN. Hàng loạt rào cản phi thuế quan được dỡ bỏ, thuế XK ngày càng giảm

mạnh đã mang đến cho các doanh nghiệp thêm nhiều lợi nhuận cũng như tô đậm tên
tuổi của mình trên thị trường quốc tế. Riêng đối với mặt hàng tcmn, được dành sự
ưu ái cực kì lớn. Nếu như trước đây, khi áp dụng AFTA đối với hàng tcmn XK sang
thị trường ASEAN thì loại hàng hóa này hưởng mức thuế suất 5% trên tổng giá trị
hàng hóa. Tuy nhiên, kể từ năm 2015- khi hiệp định ATIGA được áp dụng thì thuế
15
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Lớp: K48E1


suất của loại hàng này vào thị trường các nước Đông Nam Á chỉ còn 0%. Đây thực
sự là tin vui cho các doanh nghiệp XK mặt hàng tcmn. Tuy nhiên, đây cũng là sự
báo hiệu của một thị trường cạnh tranh gay gắt. Nếu như các công ty không biết
cách tận dụng tối ưu những ưu đãi từ các hiệp định trên để phát triển thì ngay lập
tức, các đối thủ cả trong lẫn ngoài nước sẽ dễ dàng thâu tóm thị trường và nhanh
chóng đào thải công ty ra khỏi thương trường.
4.

Các biện pháp mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu
Đứng trên góc độ doanh nghiệp thì mở rộng thị trường xuất khẩu là tổng hợp
các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp để đưa ngày càng nhiều khối lượng sản
phẩm ra nhiều thị trường ngoài nước để tiêu thụ. Mở rộng thị trường xuất khẩu của
doanh nghiệp không chỉ là việc phát triển thêm những thị trường mới mà còn phải
làm tăng thị phần của sản phẩm trên các thị trường đã có sẵn.
Đứng trên góc độ quốc gia, thì mở rộng thị trường xuất khẩu là việc quốc gia
đó đưa được sản phẩm của nước mình thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng được
phạm vi địa lý của thị trường và kết quả là tăng được kim ngạch xuất khẩu từ sản
phẩm đó. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của một quốc gia là sự kết hợp
giữa mở rộng thị trường xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp và các hoạt động hỗ
trợ của các cơ quan nhà nước trong quốc gia đó. Nếu quốc gia nào làm tốt hoạt

động mở rộng thị trường xuất khẩu thì sự hiện diện của hàng hoá quốc gia đó trên
thị trường quốc tế ngày càng được mở rộng và thương hiệu sản phẩm ngày càng
được nhiều người tiêu dùng nước ngoài biết đến.
Trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của một quốc gia thì nhà nước
và các tổ chức liên quan đóng vai trò quan trọng thông qua việc đề ra các chiến lược
xuất khẩu và định hướng thị trường cho từng ngành hàng và các doanh nghiệp trong
nước. Tóm lại, mở rộng thị trường xuất khẩu cho một ngành hàng của một quốc gia
là tổng hợp tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp cùng với nhà nước và các tổ
chức liên quan nhằm khai thác có hiệu quả thị trường xuất khẩu hiện tại và tìm
kiếm, xâm nhập thị trước ngoài nước
Mở rộng thị trường xuất khẩu có thể theo hai phương hướng là mở rộng thị
trường theo chiều rộng và theo chiều sâu.

16
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1




Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là việc tăng phạm vi thị trường, đưa
sản phẩm mới đến với thị trường mới, khách hàng mới.
Xét về mặt địa lý: Mở rộng thị trường theo chiều rộng chính là tăng cường sự
hiện diện của sản phẩm xuất khẩu tại các địa bàn chưa từng biết đến sản phẩm của
nước xuất khẩu. Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng đòi hỏi nước xuất
khẩu phải tiến hành thật tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để chọn bán sản
phẩm phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.
Xét về mặt khách hàng: Đó là việc khuyến khích, thu hút khách hàng hoàn toàn
mới có nhu cầu được thoả mãn bằng sản phẩm tương tự như sản phẩm của nước

xuất khẩu. Giai đoạn đầu của của việc mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng
lượng khách hành thường ít và nhu cầu đặt hàng khá nhỏ, mang tính thăm dò là
chính. Việc khách hàng mới có tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp xuất
khẩu hay không phụ thuộc rất lớn vào những lô hàng đầu tiên, cho nên sản phẩm
xuất khẩu phải tạo được ấn tượng tốt về chất lượng, hình thức, mẫu mã đối với

khách hàng để có thể tiếp tục gia tăng lượng hàng xuất khẩu.
• Mở rộng thị trường theo chiều sâu: Là việc gia tăng số lượng và giá trị sản phẩm
xuất khẩu trên thị trường hiện tại.
Xét về mặt địa lý: Mở rộng thị trường theo chiều sâu thì phạm vi thị trường tiêu
thụ sản phẩm xuất khẩu không đổi. Thay vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cố
gắng khai thác mọi cơ hội để có được từ thị trường hiện tại để thông qua các nỗ lực
mạnh mẽ trong công tác Marketting để thu hút khách hàng chưa sử dụng sản phẩm
xuất khẩu và khách hàng của các đối thủ cạnh tranh sang tiêu dùng sản phẩm của
doanh nghiệp và quốc gia mình.
Xét về mặt khách hàng: Đối tượng của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
theo chiều sâu bao gồm các khách hàng hiện tại, khách hàng của đối thủ cạnh tranh
và những người chưa sử dụng sản phẩm đó. Để tăng được số lượng bán trên thị
trường hiện tại, trước hết doanh nghiệp của nước xuất khẩu phải giữ được những
khách hàng đang sử dụng sản phẩm của mình, có những chính sách đãi ngộ để họ
tiêu dùng sản phẩm của mình thường xuyên. Còn đối với những khách hàng của đối
thủ cạnh tranh cần phải cho họ thấy sự khác biệt và những ưu thế giữa sản phẩm của
nước xuẩt khẩu và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Để thuyết phục những khách
hàng chưa tiêu dung sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp và quốc gia xuất khẩu cần
phải có chính sách xúc tiến tập trung vào gợi mở nhu cầu của họ.
Tóm lại, mở rộng thị trường xuất khẩu có thể diễn ra theo hai hướng chính là mở
17
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Lớp: K48E1



rộng phát triển thị trường theo chiều rộng, mở rộng thị trường theo chiều sâu và kết
hợp cả hai. Mở rộng thị trường theo chiều rộng thông thường là bước đầu tiên để
sản phẩm của quốc gia xâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới, giới thiệu sản
phẩm của quốc gia đó với bạn hàng quốc tế. Còn sau đó, để tạo thế vững chắc cho
sản phẩm xuất khẩu của quốc gia cần phải phát triển thị trường theo chiều sâu, tìm
cách tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường đã thâm nhập được.
Nếu không quan tâm đến phát triển thị trường theo chiều sâu thì sự hiện diện của
các sản phẩm xuất khẩu chỉ mang tính chất tạm thời, không ổn định. Chính vì vậy
mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng cần phải kết hợp chặt chẽ phát triển
thị trường theo chiều sâu để sản phẩm xuất khẩu ngày càng có được vị trí vững chắc
trên thị trường thế giới.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG TCMN CỦA CÔNG
TY TOCONTAP HÀ NỘI
1. Khái quát chung về công ty TOCONTAP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần XNK tạp phẩm
(TOCONTAP) Hà Nội
Theo nghị định số 62/BTng-NĐ-KD ngày 5/3/1956 tổng công ty xuất nhập
khẩu tạp phẩm được thành lập, đây là tiền thân của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hà Nội, đặt dưới sự quản lý của bộ Thương nghiệp (nay là bộ Thương Mại).
Tên tiếng Anh của công ty là Viet Nam national Sundried Import – Export
Corporation
Tên giao dịch đối ngoại: TOCONTAP HA NOI
Địa chỉ trụ sở: 36 Bà Triệu – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Công ty là doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập,
có tài khoản tại ngân hàng và có tài khoản riêng. Qua hơn 50 năm thành lập, theo
yêu cầu phát triển để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, công ty đã nhiều lần








tách các bộ phận hình thành nên các công ty khác. Cụ thể là:
Năm 1964: Tách thành lập Aetexport
Năm 1971: Tách thành lập Barotex
Năm 1972: Giao cơ sở sản xuất của công ty cho bộ Thương mại quản lý
Năm 1978: Tách thành lập Textimex
Năm 1985: Tách thành lập Mecanimex
Năm 1990: Giao chi nhánh phía Nam cho bộ Thương mại quản lý

18
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1




Năm 1993: Để phù hợp với nền kinh tế thị trường, Bộ Thương mại ra quyết định
Nhà nước số 333TM/TCCB chuyển tổng công ty XNK tạp phẩm thành doanh

nghiệp mang tên : Công ty XNK tạp phẩm
• Năm 2006: Theo quyết định số 2537/QD-BTM ngày 18/10/2005 và số 0206/QĐBTM ngày 13/2/2006 của bộ Thương mại công ty đã chuyển đổi cổ phần hóa.
(trích giấy phép đăng ký kinh doanh)

19
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh


Lớp: K48E1


1.2.

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
• Kinh doanh hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, công nghệ phẩm, sản phẩm





dệt, may, da giầy.
Kinh doanh vật tư, máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, xây dựng, hóa chất
Kinh doanh kim khí điện máy, phương tiện vận tải
Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn, đại lý bán buôn, bán lẻ hàng hóa
Tổ chức gia công, chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các tổ chức trong






và ngoài nước
Kinh doanh đồ uống, rượu bia, nước giải khát
Kinh doanh các loại máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc, thiết bị ngành in
Mua bán sắt thép, phế liệu, phá dỡ tàu biển cũ làm phế liệu trong nước
Kinh doanh phân bón máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp (không bao gồm thuốc







bảo vệ thực vật)
Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị và máy móc trong ngành dịch vụ
Kinh doanh các thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn
Kinh doanh gỗ ép định hình
Sản xuất và mua bán hàng thêu, hàng may mặc

20
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1


1.3.

Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần XNK tạp phẩm Hà Nội.

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Phòng quản lí

p. tổng hợp


P. Tài chính

phòng kinh doanh

P.Tổ chức nhân sự

-xnk 1

Đơn vị trực thuộc

CN Hải Phòng

CN Hồ Chí Minh

XN TOCAN

-xnk2
-xnk3
-xnk4
P. Hành chính

Kho vận

-xnk5
-xnk6
-xnk7
-xnk8

 Hội đồng quản trị: Chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về hoạt động sản xuất


kinh doanh của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi
của công ty, quyết định chiến lược phát triển của công ty, các giải pháp phát triển
thị trường, tiếp thị và công nghệ
 Ban giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, quyết định các vấn đề liên quan

đến hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông
 Khối quản lí điều hành hoạt động của công ty gồm 5 phòng ban
• Phòng kế toán tài chính: tổ chức các nguồn vốn, công tác kế toán, quản lý tài chính,


vật tư và tài sản
Phòng tổng hợp: tổng hợp các vấn đề đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh của

công ty
• Phòng nhân sự: quản lí về nhân sự
• Phòng hành chính quản trị: điều hành toàn bộ hoạt động chung của công ty
21
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1




Kho vận: quản lí nhà kho và các trang thiết bị cho thuê cũng như vận chuyển hàng

hóa đúng thời hạn
 Khối kinh doanh xuất nhập khẩu: Các phòng kinh doanh thưc hiện các giao dịch

thương mại quốc tế, các nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Mỗi phòng phụ trách các loại
mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu riêng biệt.
 Các đơn vị trực thuộc:
• Chi nhánh Hải Phòng: hoạt động theo cơ chế khoán. Chủ yếu thực hiện hợp đồng
XNK qua cảng Hải Phòng
• Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Hoạt động theo cơ chế khoán. Thực hiện các hợp đồng
trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
Xí nghiệp liên doanh giữa TOCONTAP và Canada gọi tắt là TOCAN
1.4. Đặc điểm cơ sở vật chất và nguồn tài chính của công ty TOCONTAP Hà Nội
1.4.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Công ty được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật đảm bảo cho việc đáp ứng
nhu cầu về thu mua hàng hóa và vận chuyển hàng hóa như nhà kho, phương tiện
vận chuyển bốc xếp, hệ thống máy móc, thông tin liên lạc hiện đại.... tạo điều kiện
cho bộ phận kinh doanh của công ty hoạt động linh hoạt, chính xác, đáp ứng nhu
cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao lợi nhuận cho công ty
Công ty TOCONTAP Hà Nội không chỉ có văn phòng trụ sở chính ở số 36 Bà
Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội mà còn có nhiều văn phòng của các trung tâm, chi
nhánh, xí nghiệp ở các tỉnh thành khác. Các trụ sở, trung tâm, chi nhánh của Công
ty đều được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng như máy tính cá nhân, máy in và
các vật dụng cần thiết cho mỗi một nhân viên. Các thiết bị, vật dụng hiện đại cũng
được trang bị cho các phòng họp ở mỗi văn phòng nhằm phục vụ tốt nhất cho các
cuộc họp, hội nghị...
1.4.2. Nguồn tài chính
Từ những ngày đầu thành lập với số vốn Nhà nước giao ban đầu là 200 triệu
VND, qua nhiều thế hệ gây dựng và đóng góp công sức cho đến nay số vốn của
công ty đã lên tới gần 50 tỷ đồng. Trong đó số vốn nhà nước cấp gần 20 tỷ VND
còn lại là vốn tự bổ sung từ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Sau khi tiến hành
cổ phần hóa tổng vốn kinh doanh hiện nay của công ty là 34 tỷ VND, trong đó nhà
nước chiếm 30% tổng số cổ phần.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (2010- 2014)

22
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1


Đơn vị: 1.000.000.000 đồng
S
T Năm
T Nguồn vốn

2010
Số
tiền

1 Vốn cố định

25,82

57,4 25,82

57,4 23,9 57,4 23,9

70,3

23,9

70,3

2 Vốn lưu động


19,18

42,6 19,18

42,6 10,1 42,6 10,1

29,7

10,1

29,7

Tổng nguồn vốn

45

100

100

100

34

100

Tỷ
lệ
(%)


2011
Số
tiền

45

Tỷ
lệ
(%

2012
Số
Tỷ
tiền lệ
(%)

45

100

2013
Số
tiền

34

2014
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ

(%)
tiền (%)

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính năm 2010-2014)
Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy cơ cấu vốn được sử dụng trong 5 năm qua
đã thay đổi theo xu hướng ngày càng giảm trong việc sử dụng vốn lưu động và sử
dụng vốn cố định tăng lên…Điều đó phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản cố định
của công ty là khá lớn và có xu hướng tăng sau khi công ty cổ phần hóa, còn vốn
lưu động dành cho việc kinh doanh ngày càng có xu hướng giảm và thu hẹp lại.
Nguồn vốn cố định tăng chủ yếu là do Công ty dùng để đầu tư mua sắm đầu tư
trang thiết bị mới cho các phòng ban nhằm nâng cao trình độ công nghệ các trang
thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh.
2. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TOCONTAP Hà Nội
2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần XNK tạp phẩm Hà Nội là một công ty có bề dày hoạt động
kinh doanh. Công ty ngày càng mở rộng và phát triển lĩnh vực kinh doanh của
mình, mỗi lĩnh vực ngành nghề đó đều mang lại những bước tiến quan trọng cho sự
phát triển của công ty. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm và việc đa dạng hóa lĩnh
vực kinh doanh, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động và rủi ro nhưng Công
ty vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. Điều đó được phản ánh cụ thể qua kết quả
hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây (2010 – 2014).
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2010 - 2014
Đơn vị: 1.000.000 đồng
Năm
2010

Doanh thu
(triệu đồng)
678.444


Chi phí
(triệu đồng)
649.544

23
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lợi nhuận
(triệu đồng)
2.890

Tỉ suất LN
(%)
0,45

Tỉ suất
LN/DT (%)
0,42

Lớp: K48E1


2011

580.052

576.610

3.442


0,60

0,59

2012

622.560

618.960

3.600

0,58

0,64

2013

912.173

903.773

8.400

0,93

0,92

2014


1.058.634

1.048.259

10.375

0,99

0,98

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010 - 2014)
Từ bảng trên: tình hình kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2011 - 2014
của công ty tăng trưởng đều nhưng có đôi chút biến động trong năm 2011 theo
hướng giảm DT. Năm 2011 DT giảm so với năm 2010 là 98 tỉ đồng nhưng ngay
trong năm sau năm 2012 DT đã tăng lên hơn 42 tỉ đồng so với năm 2011.
Năm 2013 DT tăng gần 300 tỉ đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 146 % so với năm
2012. Năm 2014 mức DT tiếp tục tăng hơn 146 tỉ đồng song tỉ lệ tăng chỉ chiếm
116% so với 2013. Tỉ lệ tăng này thấp hơn tỉ lệ tăng năm 2013 do năm 2013 toàn bộ
nền kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh mẽ và đà tăng trưởng của công ty gắn với đà
tăng trưởng của đất nước.
Mặc dù doanh thu biến động qua các năm theo xu hướng tăng giảm, song lợi
nhuận luôn tăng qua các năm theo chiều hướng tăng đều và ổn định.
Tỉ suất lợi nhuận/DT= Tổng LN / DT phán ánh 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao
nhiêu % đồng lời. Theo bảng ta thấy tỉ suất LN/DT có xu hướng tăng đều qua các
năm điều này chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả và đã thành công. Năm 2010 cứ
1 đồng doanh thu bỏ ra sẽ thu được 0,42 % đồng lời nhưng sau đó đến năm 2011
thu được 0,59 % đồng lời và năm 2012 thu đựợc 0.64 % đồng lời. Mức tăng đột
biến sang năm 2013, cứ 1 đồng DT công ty bỏ ra sẽ thu được 0,92 % đồng lời và
năm 2014 là 0,99%. Lợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm điều này phản ánh
2.2.


tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Hoạt động thương mại quốc tế
Từ khi còn là công ty XNK tạp phẩm và hoạt động kinh doanh trong thời kì bao
cấp, Công ty đã áp dụng hầu hết các phương thức kinh doanh trong hoạt động ngoại
thương như: viện trợ, hàng mậu dịch, đổi hàng, ủy thác, hợp tác gia công để đảm
bảo cho sự phát triển của công ty. Trong đó, phương thức tự doanh chiếm trên 80%
tổng giá trị XNK còn lại là phương thức gia công, ủy thác, và quá cảnh.
2.2.1. Quy mô và cơ cấu các mặt hàng XNK của công ty
a. Giá trị kim ngạch XNK của công ty
24
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1


Bảng 3: Kim ngạch XNK của công ty qua các năm 2011 - 2014
Đơn vị: 1.000USD
Năm

Kim ngạch Kim ngạch Tổng kim Tỉ trọng KN Tỉ lệ TKN năm
XK
NK
ngạch XNK NK/XNK (%) sau/năm trước%

2011

4.198

36.679


40.877

89.7

87.4

2012

4.152

32.319

36.471

88.6

89.2

2013

7.721

51.290

59.011

86.9

161.8


2014

13.799

48.967

62.766

78

106.4

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ năm 2011- 2014 – Phòng Kế toán Tài chính)
Qua bảng trên ta thấy: Tổng kim ngạch XNK của công ty tăng mạnh vào năm
2013, tăng 72% so với năm 2012. Điều này phản ánh tình hình kinh doanh của công
ty sau khi cổ phần hóa có chiều hướng tốt hơn so với tâm lí lo ngại của cán bộ lãnh
đạo và nhân viên công ty. Từ năm 2011-2013 tổng kim ngạch XNK có chiều hướng
giảm do kim ngạch XK, NK đều có sự sụt giảm. Mặc dù kim ngạch NK tăng đều
qua các năm nhưng cũng không đủ bù vào sự sụt giảm này.
Năm 2014 được coi là năm phục hồi không chỉ của riêng công ty mà còn là sự
phục hồi của các doanh nghiệp trong nước. Tổng kim ngạch của công ty không
những vẫn duy trì được mà còn tăng so với các năm trước xấp xỉ 4 triệu đô la Mỹ.
Kim ngạch XK và NK tăng đều qua các năm từ 2012 - 2014. Như kết quả trên ta
thấy năm 2014 mặc dù kim ngạch NK giảm song kim ngạch XK lại có cú tăng
ngoạn mục nên tổng kim ngạch năm 2014 vẫn đảm bảo cao hơn năm 2013. Kim
ngạch XK 2014 tăng gần gấp đôi so với năm 2013, đây là dấu hiệu đáng mừng, hiện
tượng xuất siêu tăng và nhập siêu giảm. Kim ngạch XK năm 2014 tăng gấp 3.2 lần
so với năm 2012 đó là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân viên trong
công ty. Điều đó đã cho thấy công ty luôn biết vượt qua những khó khăn và thách

thức để đứng vững và phát triển trên thương trường đầy khắc nghiệt. Đồng thời
,khẳng định cổ phần hoá giúp cho công ty hoạt động, làm ăn có hiệu quả hơn.
b. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng XK của công ty là các mặt hàng TCMN truyền thống và nông sản
được nhà nước khuyến khích XK. Đây là những sản phẩm XK có lợi thế so sánh, là
sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Điều đó cũng đặt ra 1
25
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp: K48E1


×