Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

NGHĨA TÌNH THÁI của TRỢ từ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.14 KB, 50 trang )

A. MỞ ĐẦU
Xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng làm cho các vấn đề liên quan
đến nghĩa tình thái trở nên mang tính thời sự. Khi sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt về thế
giới thực tại, người ta không thể không lưu ý đến mối quan hệ giữa cách con người
diễn đạt về thế giới với chính bản thân thế giới đó. Hơn nữa, một trong hai chức năng
cơ bản của ngôn ngữ là giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp, hoạt động trao đổi giữa
người nói với người nghe là hoạt động được tiến hành từ cả hai phía. Trong mỗi câu
nói của người này hay người kia, ngoài nội dung nghĩa biểu hiện, tức biểu thị sự tình
trong thế giới khách quan, còn có một nội dung nghĩa biểu thị mối quan hệ giữa sự
tình với thế giới khách quan hoặc thái độ của người nói. Nội dung đó ta gọi là tình thái
của câu. Ch. Bally cho rằng tính tình thái là linh hồn của câu.
Trong tiếng Việt, để biểu thị một ý nghĩa tình thái nào đó bổ sung cho thông
báo của câu thì ít dùng ngữ điệu mà chủ yếu dùng đến các nhóm từ tình thái.
Nhóm từ 1: à, ư, nhỉ nhé, đi, chứ, đấy, thôi… thường đứng ở cuối phát ngôn,
thêm vào cho nội dung chính của phát ngôn một hoặc một số ý nghĩa tình thái nhất
định. Chẳng hạn: à, ư, hả trong câu nghi vấn: Nó không đến à? Bác không nhận ra
cháu ư? Đói lắm hả?; Các từ mà, đấy trong câu tường thuật: Tôi làm được mà, còn
sớm đấy.
Nhóm từ 2: Ngay cả, chính, những, đích… thường được dùng để nhấn mạnh
vào ý nghĩa của một bộ phận nào đó trong phát ngôn (bộ phận này có thể là một từ
hay một cụm từ). Chẳng hạn: Chính tôi cũng không biết nó là ai; Nó có những 3 bằng
đại học.
Trong một số công trình nghiên cứu về tiếng Việt hai nhóm từ trên được xếp
chung vào một từ loại với những tên gọi khác nhau: ngữ khí từ (Nguyễn Kim Thản
-1963); trợ từ (Ngữ pháp tiếng Việt). Và trong tiểu luận này chúng tôi sử dụng thuật
ngữ trợ từ làm tên gọi cho cả hai nhóm.
So sánh các ví dụ:
Cặp 1: Câu (1) Anh đi.
Câu (2) Anh đi nhé!
Cặp 2: Câu (1) Nó có 3 bằng đại học.
Câu (2) Nó có những 3 bằng đại học,


1


Cặp 3: Câu (1) Nhà ở mặt phố.
Câu (2) Nhà ở ngay mặt phố.
Trong 3 cặp ví dụ trên thì ở mỗi cặp đều có nội dung biểu hiện chung:
Cặp (1): Anh đi.
Cặp (2): Nó có 3 bằng đại học.
Cặp (3): Nhà ở mặt phố.
Song ở mỗi cặp lại có sự khác nhau về thái độ của người nói đối với sự kiện
được nêu tức là khác nhau về ý nghĩa tình thái.
Cặp 1: Câu (1): mang sắc thái trung hòa
Câu (2): thể hiện thái độ tình cảm lưu luyến, bịn rịn… của người phát
ngôn.
Cặp 2: Câu (1): mang sắc thái trung hòa
Câu (2): thể hiện được thái độ của người phát ngôn.
Đánh giá nó là người học giỏi, đáng khen.
Cặp 3: Câu (1): mang sắc thái trung hòa
Câu ( 2): mang sắc thái độ của người phát ngôn.
Đánh giá ngôi nhà đó là gần, tiện lợi.
Từ sự so sánh giữa các cặp ví dụ trên ta thấy, trợ từ giữ vai trò rất quan trọng
trong câu. Chính nhờ nó mà người nói thể hiện được thái độ của mình đối với hiện
thực khách quan được phản ánh trong câu và với đối tượng tham dự giao tiếp.
Và đây cũng chính là lý do mà chúng tôi chọn trợ từ làm đối tượng để nghiên
cứu cho bài tiểu luận này.
Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, chúng tôi không có điều kiện tìm hiểu hết
cả 2 nhóm trợ từ kể trên. Bởi vậy, chúng tôi chọn nhóm trợ từ 2: ngay, cả, những,
đích…(trợ từ nhấn mạnh) làm đối tượng để nghiên cứu.

2



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát về nghĩa tình thái
1.1.1 Khái niệm nghĩa tình thái
1.1.1.1 Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học nước ngoài
Tình thái là phạm trù có tính phổ quát trong ngôn ngữ và là đối tượng của
nhiều ngành khoa học. Tình thái không chỉ được nghiên cứu trong ngôn ngữ mà còn
được các nhà Logic học, Tín hiệu học quan tâm.
Tình thái vốn là một khái niệm của logic học. Từ thời Aristotle nó đã được đề
cập đến trong các tác phẩm Delinterpre’tation và Premersanalytiques (Dẫn theo
Nguyễn Đức Dân) trong phần bàn về mệnh đề tình thái và tam đoạn luận tình thái.
Quan niệm của Ch. Bally:
Ảnh hưởng sâu sắc nhất đến lý thuyết tình thái trước hết phải kể đến nhà ngôn
ngữ học nổi tiếng Ch. Bally. Ông là người đầu tiên đề cập đến vấn đề tình thái một
cách hệ thống. Người ta phân biệt trong cấu trúc của phát ngôn hai thành phần cơ bản
tương ứng với cách gọi của Ch. Bally là Modus và Dictum. Trong đó:
- Dictum là bộ phận biểu hiện một nội dung ở dạng tiềm năng nào đó, và vi vậy
nó gắn với chức năng thông tin, chức năng miêu tả của ngôn ngữ.
- Modus (tức bộ phận tình thái) gắn với bình diện tâm lý, thể hiện nhân tố thuộc
phạm vi cảm xúc, ý chí, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với điều được nói ra,
xét trong mối quan hệ với thực tế, với người đối thoại, với hoàn cảnh giao tiếp.
Ví dụ:
(1) Nhà mẹ Lê có năm người con.
(2) Nhà mẹ Lê có những năm người con.
(3) Nhà mẹ Lê có năm người con kia.
Các câu trên rõ ràng cùng nhận định về một sự tình: “Nhà mẹ Lê có năm người
con”, nhưng chúng khác nhau chính là do tình thái trong câu.
Từ sự phân biệt hai bộ phận Modus và Dictum, Ch. Bally đã định nghĩa: “Tình

thái là thái độ của người nói, được biểu thị đối với sự việc hay trạng thái diễn đạt
trong câu”.
Quan niệm của Fillmore:
3


Sự đối lập giữa hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nghĩa của phát ngôn như
vừa nêu trên là một trong những đối lập cơ bản làm cơ sở lý thuyết tình thái. Chẳng
hạn trong quan niệm của Fillmore, cấu trúc nghĩa của câu bao gồm hai thành phần:
+ Thành phần mệnh đề được hiểu như là tập hợp những quan hệ có tính phi
thời giữa các động từ và danh từ, phân biệt với thành phần tình thái, gồm các loại ý
nghĩa có liên quan đến toàn bộ câu như phủ định, thì, thức và thể.
Quan niệm này đươc thể hiện trong công thức:
S=M+P
Trong đó M thực chất là thành phần tình thái, P là thành phần mệnh đề.
Quan niệm của V. V. Vinogradov:
Trong tiếng Nga sự phân tích cụ thể vùng chức năng của tính tình thái đã được
trình bày trong một công trình của viện sĩ V.V. Vinogradov: “Về phạm trù tình thái và
các từ tình thái trong tiếng Nga”. Theo tác giả: “Phạm trù tình thái là một phạm trù
độc lập, tồn tại song song với phạm trù vị tính biểu thị những mối quan hệ khác nhau
của thông báo với thực tế”.
Quan niệm của V. N. Bondarenko:
V.N. Bondarenko đưa ra định nghĩa: “Tính tình thái là phạm trù ngôn ngữ chỉ
ra đặc điểm của các mối quan hệ khách quan (tình thái khách quan) được phản ánh
trong nội dung của câu và chỉ ra mức độ của tính xác thực về nội dung của chính câu
đó theo quan niệm của người nói (tình thái chủ quan)”.
Quan niệm của M. V. Liapon:
Trong mục viết về tính tình thái, M. V. Liapon đã cố gắng trình bày một cách
khái quát hơn về phạm trù ngôn ngữ học này. Theo tác giả: “Tính tình thái là một
phạm trù chức năng ngữ nghĩa thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn

đối với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau của điều được thông
báo”.
Quan niệm của Gak:
Tình thái phản ánh mối quan hệ của người nói đối với nội dung phát ngôn và
nội dung phát ngôn đối với thực tế. Tình thái biểu hiện nhân tố chủ quan của phát
ngôn, đó là một sự khúc xạ của một phân đoạn thực tế qua nhận thức người nói.
1.1.1.2. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam
4


Vận dụng ngữ pháp chức năng và lý thuyết dụng học vào tiếng Việt, đồng thời
nhận thức về giá trị của các từ tình thái trong hệ thống, Đỗ Hữu Châu cho rằng phạm
trù tình thái truyền đạt quan hệ giữa người nói với nội dung của câu và quan hệ của
nội dung này với thực tế của mọi ngôn ngữ. Nội dung này có thể được khẳng định,
được phủ định, được yêu cầu hay bị cấm đoán, được cầu mong hay đề nghị,… Từ đó
các câu được phân chia theo phạm trù tính tình thái thành các câu tường thuật: hỏi,
mệnh lệnh, yêu cầu,…
Phạm Hùng Việt cho rằng: “Trong một ngôn ngữ, bên cạnh nội dung chứa
đựng thông tin về sự kiện, sự việc, tình trạng,… còn có một thành phần thể hiện quan
hệ của người nói đối với nội dung thông báo và quan hệ của nội dung thông báo với
hiện thực. Thành phần này được gọi là thành phần tình thái của câu” [9; 49].
Bùi Minh Toán khẳng định: “Nghĩa tình thái là một phần nghĩa của câu thể
hiện thái độ hay quan hệ giữa người nói với người nghe, giữa người nói với hiện thực
(sự tình) được phản ánh trong câu, giữa nội dung được phản ánh trong câu với hiện
thực ngoài thực tế khách quan” [2; 198].
Nhận xét:
Có thể rút ra những điểm quan yếu về nghĩa tình thái như sau:
- Tình thái là sự đánh giá, xác nhận của người nói về nội dung của mệnh đề và
sự xác nhận này có thể nêu thành nghi vấn, bác bỏ, hay chỉ được giả định và có thể
được thực hiện bằng các phương tiện ngữ pháp.

- Tình thái dùng để chỉ tất cả những gì trong câu không thuộc nội dung mệnh
đề.
- Tình thái cho biết sự tình: khả năng/ hiện thực, khẳng định/ phủ định, cho biết
mức độ cam kết của người nói đối với độ xác thực của điều được nói ra, thể hiện đánh
giá của người nói với điều được nói ra, cho biết ý chí mong muốn của người nói khi
phát ngôn.
1.1.2. Phân loại nghĩa tình thái
a. Đi vào phân loại nghĩa tình thái, tác giả cho rằng hướng đi được nhiều người
công nhận là phân chia phạm trù tình thái thành phạm trù khách quan và phạm trù chủ
quan:

5


- Tình thái khách quan: thể hiện mối quan hệ giữa cái được thông báo với
thực tế ở bình diện hiện thực tính và phi hiện thực tính. Tình thái khách quan là dấu
hiệu tất yếu của một phát ngôn bất kỳ. Phạm trù thức của động từ là phương tiện chính
thể hiện tình thái ở chức năng này.
- Tình thái chủ quan: là quan hệ của người nói với điều được thông báo, là
dấu hiệu không bắt buộc của một phát ngôn. Dung lượng ngữ nghĩa của tình thái chủ
quan rộng hơn dung lượng ngữ nghĩa của tình thái khách quan và không đồng loại,
b. Lyons và F.R.Palmer là những người quan tâm nhiều đến các phạm trù nội
dung ý nghĩa của tính tình thái.
- Tình thái nhận thức: Khái niệm tình thái nhận thức, theo quan niệm của
Lyons có nghĩa là “sự hiểu biết”, “kiến thức” và sự tin tưởng của người nói. Đây là
nội dung tình thái thể hiện mức độ cam kết của người nói về tính chân thực của mệnh
đề chứa đựng trong mỗi phát ngôn.
- Tình thái thực hữu (factive): Người nói cam kết điều mình nói là đúng với
hiện thực, mang tính tất yếu. Tính xác thực của câu, phát ngôn đươc thông qua lăng
kính chủ quan của người nói, được căn cứ từ sự hiểu biết hay trải nghiệm thực tế của

họ hoặc từ sự suy luận trực tiếp hoặc gián tiếp của người nói trên cơ sở luận cứ trong
câu.
Ví dụ: Chắc chắn nó sẽ đến, không sớm thì muộn.
Thông qua phát ngôn trên người nói cam kết tính chân thực của điều họ nói.
- Tình thái không thực hữu: Người nói không cam kết điều mình nói trong
phát ngôn là đúng hay sai mà chỉ đưa ra sự phỏng đoán giả định về tính có khả năng
hay tính tất yếu của hiện thực.
Ví dụ: Tôi không chắc mình có thể đi Hà Nội đợt này hay phải dời chuyến đi
vào một dịp khác.
Ở đây người nói bộc lộ thái độ chưa dứt khoát về hai sự tình: đi Hà Nội hoặc
không. Xác suất về thực tế có thể xảy ra giữa A và B đều như nhau. Người nói ở trong
trạng thái bấp bênh dao động và đang chờ đợi một điều xác định.
- Tình thái phản thực hữu: Người nói bác bỏ tính chân thực của điều được nói
trong phát ngôn. Họ cam kết điều mình nói ra là sai, không có khả năng xảy ra, không
có tính tất yếu.
6


Ví dụ: Giá nó còn mẹ thì không đến nỗi phải khổ.
Trong phát ngôn trên, nội dung mệnh đề hoàn toàn có tính trái ngược với thực
tế, đây là hình ảnh thế giới khách quan được người nói kiến tạo nên và do vậy nó
không phản ánh những sự kiện đương nhiên là hiện thực. “ Giá còn mẹ…” nhưng
trong thực tế thì mẹ đã qua đời.
- Tình thái đạo nghĩa: Loại tình thái gắn với những quy tắc, chế định của đạo
đức, luân lý hoặc các nguyên tắc khi thực hiện hành động trong phát ngôn của các đối
tượng tham gia giao tiếp. Những chế định này mang tính bắt buộc, tính quy ước của
cộng đồng xã hội và nội dung tình thái đạo nghĩa thường được xem xét dưới góc độ
hành vi.
Ví dụ: Con phải đi học không đươc tự ý bỏ học.
Phát ngôn trên là yêu cầu có tính bắt buộc của người mẹ đối với người con.

1.1.3 Các phương tiện biểu hiện tính tình thái trong ngôn ngữ
Cùng với sự phong phú của các ý nghĩa tình thái, các phương tiện dùng để biểu
thị ý nghĩa tình thái cũng rất đa dạng. Có nhiều tác giả đã đề cập đến các phương tiện
biểu thị tình thái trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng như: Nguyễn
Thị Lương , Phạm Hùng Việt , Nguyễn Văn Hiệp … Tựu trung lại, có thể tổng hợp
một số phương tiện chính biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt như sau:
(1) Phương tiện ngữ âm: dùng ngữ điệu, trọng âm để thể hiện thái độ, tình cảm
hoặc yêu cầu của mình.
(2) Phương tiện ngữ pháp: là các cách như đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc cú
pháp của câu,… để thể hiện ý định của người nói nhằm tập trung vào điểm cần nhấn
trong phát ngôn; sử dụng kiểu câu thường được coi là câu ghép, trong đó có một thành
phần biểu thị tình thái, còn thành phần kia chuyền tải nội dung câu.
(3) Phương tiện từ vựng gồm có:
- Động từ tình thái: muốn, định, toan, dám,…
- Phụ từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,...
- Trợ từ: à, ư, nhỉ, nhé, chính, ngay, cả,…
- Thán từ: chà, ôi, ối chao,...
- Quán ngữ: có lẽ, hình như, chắc chắn là,…
1.2. Khái quát về Trợ từ trong tiếng Việt
7


1.2.1. Khái niệm
Theo “Ngữ pháp tiếng Việt”, trợ từ được định nghĩa là: “Từ biểu thị thái độ.
Nó không làm phần đề, phần thuyết của nòng cốt, cũng không làm chính tố, phụ tố
của ngữ. Nó là một yếu tố thường được gia thêm vào cho câu để biểu thị sự ngạc
nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép hay sự khẳng định đặc biệt”
1.2.2. Đặc điểm
Trợ từ trong tiếng Việt được tách riêng ra thành một từ loại với những đặc
điểm:

- Về ý nghĩa khái quát: biểu thị thái độ, tình cảm hoặc sự khẳng định đặc biệt
của người nói đối với các sự kiện, trạng thái,...nêu trong phát ngôn. Diệp Quang Ban
cho rằng: “Trong việc tạo tiêu điểm (điểm nhấn), trợ từ thường kèm theo những sắc
thái nghĩa tế nhị khách nhau thuộc về nghĩa liên nhân trong sự kết hợp với các từ ngữ
khác mà nó đi kèm” [1; 555].
- Về cú pháp: Trợ từ không làm thành phần chính trong câu, cũng không làm
chính tố, phụ tố của ngữ.
- Về khả năng kết hợp: Trợ từ không có khả năng kết hợp riêng với các lớp từ
khác (như thực từ và phần lớn hư từ), chúng chỉ được dùng trong câu với chức năng
biểu thị các mối quan hệ có tính tình thái ở bậc câu và bậc văn bản. Do đó, trợ từ nhấn
mạnh còn được một số tác giả gọi là từ kèm, từ đệm.
- Về vị trí trong phát ngôn: Trợ từ bao giờ cũng đứng ở vị trí trước bộ phận cần
nhấn mạnh, vị trí của trợ từ nhấn mạnh phụ thuộc vào vị trí của những từ mà nó có
quan hệ.
1.2.3. Tên gọi và Phân loại
Từ những năm 1960 trở lại đây, nhiều tác giả đã chú ý đến cả nhóm trợ từ phụ
cho từ và cụm từ, có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ từ loại này. Nguyễn Kim Thản gọi
là Ngữ khí từ; Nguyễn Tài Cẩn gọi là trợ từ hoặc Ngữ khí từ; Hữu Quỳnh gọi là từ
đệm; Đinh Văn Đức gọi là trợ từ và tiểu từ,…
Dựa vào chức năng của các trợ từ trong câu, các tác giả chia trợ từ tiếng Việt
thành 2 tiểu lọai:
a- Trợ từ câu (một số tác giả gọi là “trợ từ tình thái”): là những trợ từ phụ cho
cả câu, thường ở vị trí cuối câu, không chịu ảnh hưởng của sự di chuyển thành phần
8


câu và sự lược bỏ. Thuộc vào tập hợp này là các trợ từ: à, ư, nhỉ, nhé, đâu, cơ, hả,
chắc, đấy, nào, ạ,...
Theo thống kê, “Từ điển tiếng Việt” thu thập 52 đơn vị thuộc tiểu loại này
b- Trợ từ bộ phận câu (một số tác giả gọi là “Trợ từ nhấn mạnh”): Thường

dùng phụ cho một bộ phận của câu (một từ hoặc một ngữ), chịu ảnh hưởng của sự di
chuyển cấu trúc và sự lược bỏ. Thuộc vào tập hợp này là các trợ từ như: chính, ngay,
cả, đến, tới, mỗi, những,...
Trong “Từ điển tiếng Việt”, có 44 đơn vị thuộc tiểu loại này.
1.2.4. Số lượng các trợ từ
Dựa trên cơ sở ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức năng cú pháp của trợ
từ tiếng Việt ở một số công trình, các tác giả đã đưa ra một danh sách các trợ từ tiếng
Việt.
* Trong công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Kim Thản đưa ra danh sách
gồm 37 ngữ khí từ sau đây:
- À, ư, nhỉ, hả (hở, hử), chứ, chăng, chắc, hẳn, phỏng, ru, đi, thôi, nào, với, nhé,
thay.
- Ạ, kia (cơ), vậy, mà, đâu, đấy, đây, thế, ấy, này, nào.
- Cái, chính, đích, những, đến, lấy, ngay, ngay cả, cả, tận. [8; 443-425]
Ở danh sách của Nguyễn Kim Thản, số lượng các trợ từ nhấn mạnh gồm 10
đơn vị.
* Nguyễn Anh Quế trong “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” đã đưa ra số lượng
28 trợ từ và ngữ khí từ gồm:
- Trợ từ: đích, chính, tự, ngay, cả, đến.
- Ngữ khí từ: à, ư, nhỉ, chứ, chăng, hả (hở, hử), đi đã, thôi, nào, với, thay, ạ, kia
(cơ), vậy, nhé, mà, đây, đấy, này, ấy, đâu [6; 216-219].
Trong danh sách của Nguyễn Anh Quế đã đưa ra số lượng trợ từ nhấn mạnh là
6 đơn vị.
* Trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, Hoàng Văn Thung đã miêu tả một số lượng trợ
từ nhấn mạnh lớn hơn gồm 20 đơn vị: thì, ngay, đúng, đúng là, cả, những, mà, là,
chính, đích, thật, thật ra (thực ra), nhất là, chỉ, chỉ là, đến, đến cả, đến nỗi, tự.

9



* Phạm Hùng Việt đã thống kê “Từ điển tiếng Việt” và đưa ra con số 100 đơn
vị chú là tr (trợ từ hay tổ hợp trợ từ), trong đó tác giả phân ra 46 trợ từ nhấn mạnh.
1. Cả
2. Cái
3. Chẳng
4. Chỉ
5. Chính
6. Có
7. Cóc
8. Cóc khô
9. Cứ
10. Đã

11. Đếch
12. Đến
13. Đích
14. Đích thị
15. Độc
16. Được
17. Hẳn
18. Hề
19. Kể
20. Lận

21. Lấy
22. Mãi
23. Mô tê
24. Mốc
25. Mốc xì
26. Mỗi

27. Mới
28. Nào là
29. Ngay
30. Những

31Phàm
32. Qua
33. Quả
34. Quái
35. Quyết
36. Riêng
37. Rõ
38. Tận
39. Thì
40. Tịnh

41.Tịnh không
42. Tổ
43. Tới
44. Trời
45. Ư
46. Và

1.2.5. Trợ từ với việc thể hiện nghĩa tình thái
Trợ từ tiếng Viêt là một trong những phương tiện thể hiện nghĩa tình thái của
phát ngôn. Vì vậy, khi nghiên cứu về trợ từ tiếng Việt, các vấn đề thuộc về tình thái
chủ quan sẽ được đặc biệt chú ý. Cụ thể, các vấn đề sau đây sẽ được đặt ra khi áp
dụng lý thuyết về tính tình thái vào việc tìm hiểu chức năng ngữ nghĩa của trợ từ.
(1) Khác với thực từ - là những từ có ý nghĩa thực và hư từ là những từ có ý
nghĩa ngữ pháp, nòng cốt ý nghĩa của trợ từ là ý nghĩa tình thái. Ý nghĩa tình thái, như

đã phân tích, luôn luôn gắn với phát ngôn, cho nên điều quan trọng đầu tiên là phải đặt
trợ từ vào những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Chỉ trong hoàn cảnh giao tiếp, trong phát
ngôn cụ thể, trợ từ mới bộc lộ chức năng ngữ nghĩa của mình.
Với những thực từ như các từ ăn, ở, học, yêu, ghét… người Việt nào cũng dễ
dàng nhận ra những ý nghĩa cơ bản của chúng, nhưng với các trợ từ như: chỉ, nhất
là… nếu đứng một mình, ta chưa thể nói ý nghĩa của chúng là gì. Chỉ khi đặt vào phát
ngôn cụ thể, ví dụ như: - Thị chỉ cố cho chồng ba thức ấy. – Nhất là mình lại không có
nhiều tiền, thì ý nghĩa của chỉ, của nhất là mới được bộc lộ. Nhiều khi hoàn cảnh giao
tiếp cần thiết để hiểu rõ nghĩa của một trợ từ còn lớn hơn một phát ngôn. Chẳng hạn,
với ví dụ về từ chỉ, phải mở rộng thêm ngữ cảnh, phải xem xét cả phát ngôn trước đó
để biết được Thị trong trường hợp này là ai? là người như thế nào?đã làm được những
việc gì cho chồng? …khi đó nghĩa của từ chỉ sẽ được nhận hiểu hiểu một các rõ ràng
hơn.
10


(2) Điều đáng chú ý nữa cần phải lưu ý đến mục đích của trợ từ trong phát
ngôn. Chính vì chú ý đến đặc điểm này nên một số tác giả, khi phân tích chức năng
của trợ từ đã phân ra các loại trợ từ phục vụ cho việc cấu tạo một số loại câu. Chẳng
hạn như các trợ từ dùng để cấu tạo câu cầu khiến đi, thôi, nào… cấu tạo câu nghi vấn
à, hả nhỉ…
Cũng liên quan đến mục đích giao tiếp, đó là việc cần thiết phải xem xét tới
quan hệ của người nói với cái mà người đó định thông báo trong phát ngôn trong một
chuỗi sự vật, sự việc được nêu trong phát ngôn, có thể người nói muốn ưu tiên tập
trung hướng sự chú ý vào một điểm, một sự kiện nào đó khi sử dụng các trợ từ như:
chính, ngay cả, đến…
(3) Một chức năng rất quan trọng của trợ từ là dùng để biểu thị thái độ cuả
người nói đối với nội dung của phát ngôn. Vì thái độ, tình cảm của con người là rất đa
dạng, phong phú và tế nhị nên số lượng các trợ từ dùng ở chức năng này cũng khá là
nhiều và cách sử dụng cũng rất uyển chuyển. Cùng một trợ từ nhưng có thể, trong

trường hợp khác nhau biểu thị một số dạng tình cảm, thái độ khác nhau và ngược lại
một số trợ từ có thể được dùng để biểu thị dùng một kiểu thái độ tình cảm với sự khác
nhau tinh tế và mức độ, phạm vi sử dụng… Điều này dẫn đến hiện tượng đa nghĩa và
đồng nghĩa – một hiện tượng còn ít được chú ý ở trợ từ.
(4) Theo hướng xem xét tình thái gắn với ngữ dụng học, một điều không thể
không chú ý đến khi phân tích trợ từ, đó là việc xem xét đến quan hệ giữa người nói
và người đối thoại. Ở đây có một số vấn đề cần lưu ý:
- Quan hệ về “vai”, về “hàng” của người nói và người đối thoại. Dựa và quan
hệ này sẽ phân tích được đặc điểm riêng về cách dùng từ của những trợ từ như : ạ, cơ,
đâu…
- Quan hệ về mức độ thân thiết gần gũi hay xa lạ, khách khí giữa người nói và
người đối thoại. Dựa vào đây ta sẽ phân tích được sự khác nhau trong cách dùng của
các trợ từ như: nhỉ, nhé, à, ư...
Cũng theo hướng xem xét tình thái gắn với ngữ dụng học, khi phân tích chức
năng ngữ nghĩa của trợ từ, chúng tôi đặc biệt chú ý đến những nghĩa hàm ngôn, ngụ ý
mà trợ từ mang lại cho phát ngôn. Bởi như R.Rathamayr đã nói một cách rất hình ảnh
chức năng ngữ nghĩa khái quát của trợ từ “là chiếc cầu nối giữa phát ngôn và hàm ý”.
11


Tiểu kết chương 1
Nghĩa tình thái là phần nghĩa có vai trò quan trọng khi nghiên cứu về ngữ dụng
học. Có rất nhiều phương tiện để thể hiện nghĩa tình thái trong Tiếng Việt về ngữ âm,
ngữ pháp và từ vựng. Trợ từ là một phương tiện từ vựng để thể hiện nghĩa tình thái
trong phát ngôn.
Việc áp dụng lí thuyết tính tình thái và ngữ dụng học vào việc tìm hiểu chức
năng ngữ nghĩa của trợ từ tiếng Việt là một việc làm cần thiết và hứa hẹn sẽ mang lại
hiệu quả. Việc làm này, một mặt cho ta thấy rõ hơn và có hệ thống hơn chức năng ngữ
nghĩa của trợ từ tiếng Việt, mặt khác có đóng góp và việc tìm hiểu các phương tiện
dùng để biểu thị tình thái của tiếng Việt, một vấn đề còn ít được giới Việt ngữ quan

tâm.

CHƯƠNG 2:
TRỢ TỪ NHẤN MẠNH TRONG TRUYỆN NGẮN
THẠCH LAM
12


Để làm sáng tỏ giá trị tình thái của trợ từ nhấn mạnh trong hoạt động ngôn ngữ,
điều đầu tiên là phải có cơ sở và cần căn cứ vào một ngữ liệu nhất định. Nhằm đáp
ứng yêu cầu trên và để tránh lối suy phỏng mang tính chủ quan, trước khi đi vào miêu
tả, nhận xét giá trị của trợ từ với vai trò là một trong những phương tiện biểu đạt tình
thái, thao tác đầu tiên của chúng tôi là chọn tư liệu thống kê. Tiếp sau đó là bước phân
loại tư liệu và công việc cuối cùng là trên cơ sở của kết quả thống kê - phân loại, phân
tích rút ra những kết luận cần thiết.
2.1 Các trợ từ nhấn mạnh và tần số sử dụng trong tác phẩm của Thạch
Lam
Như đã xác định ở chương 1, trợ từ nhấn mạnh “dùng để nhấn mạnh vào từ,
cụm từ hay một câu nào đó mà chúng đi kèm” [6,49], biểu thị thái độ, đánh giá của
người nói với nội dung phát ngôn hoặc của người nói với người nghe. Thái độ và sự
đánh giá đó thường là thái độ và sự đánh giá chủ quan của mỗi người. Do đó, trong
giao tiếp, mức độ sử dụng các trợ từ nhấn mạnh giữa các chủ thể phát ngôn là không
giống nhau. Trong sáng tác văn học điều này càng được bộc lộ rõ.
Những nhà văn ưa cách diễn đạt khách quan, lạnh lùng thường rất tiết kiệm sử
dụng các trợ từ nhấn mạnh. Chẳng hạn, qua việc khảo sát 37 truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy nhà văn hiếm khi sử dụng các trợ từ nhấn mạnh (kể cả
những trợ từ thông dụng như: chính, những, chỉ…).
Ngược lại, những nhà văn muốn thể hiện thái độ trực tiếp của mình thì tần số
và số lượng trợ từ nhấn mạnh xuất hiện tương đối nhiều trong tác phẩm, ví như truyện
ngắn của Thạch Lam.

2.1.1 Phạm vi khảo sát
Qua việc khảo sát chúng tôi nhận thấy một điều khá thú vị, với chỉ một tuyển
tập truyện ngắn gồm 27 truyện, dung lượng mỗi truyện không quá lớn, nhưng trong cả
27 truyện ngắn, Thạch Lam sử dụng khá nhiều trợ từ nhấn mạnh với tần suất dày đặc.
Điều đó khiến chúng tôi quyết định lựa chọn 27 truyện ngắn của Thạch Lam làm ngữ
liệu chính để tiến hành khảo sát.
Cụ thể chúng tôi đã khảo sát tập truyện ngắn: Truyện ngắn Thạch Lam (NXB.
Hội nhà văn, 2006).
13


2.1.2 Các trợ từ nhấn mạnh được sử dụng trong truyện ngắn Thạch Lam
Khảo sát tập truyện ngắn Thạch Lam, gồm 27 truyện, chúng tôi thống kê được
danh sách các trợ từ nhấn mạnh với 16 đơn vị được liệt kê trong bảng dưới đây:
STT
Trợ từ
Tổng số tác phẩm xuất hiện
1.
Cả
8/27
2.
Cái
12/27
3.

3/27
4.
Cứ
15/27
5.

Chẳng
1/27
6.
Chỉ
27/27
7.
Chính
12/27
8.
Đến
7/27
9.
Hẳn
1/27
10.

7/27
11.
Mỗi
1/27
12.
Mới
12/27
13.
Nào/ Nào là
2/27
14.
Tận
4/27
15.

Thật/Thật là
9/27
16.
Thì
8/27
Bảng 2.1 Các trợ từ nhấn mạnh xuất hiện trong truyện ngắn Thạch Lam
Như vậy, so với danh sách trợ từ nhấn mạnh đã nêu ở chương 1 (gồm 46 trợ từ,
theo Phạm Hùng Việt thống kê), trong nguồn dữ liệu mà chúng tôi khảo sát chỉ xuất
hiện 16 trợ từ (chiếm 34.78%). Bên cạnh nguyên nhân hạn chế về nguồn dữ liệu
thống kê, còn do:
+ 16 trợ từ nhấn mạnh xuất hiện trong truyện ngắn Thạch Lam là các trợ từ
thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp và văn chương. Đây là những trợ từ thông
dụng, có khả năng hoạt động mạnh khi tham gia hoạt động hành chức.
+ Do thói quen khi sử dụng của bản thân tác giả, có thể nhà văn ưu tiên sử
dụng một nhóm trợ từ nhất định.
+ Một số các trợ từ được Phạm Hùng Việt liệt kê hiếm gặp và ít được sử dụng
trong thực tế giao tiếp, chẳng hạn: Mốc, qua, quái,… Vì thế cũng dễ dàng lý giải được
sự vắng mặt của chúng trong truyện ngắn Thạch Lam.
2.1.3 Tần số xuất hiện các trợ từ nhấn mạnh trong truyện ngắn Thạch Lam
2.1.3.1 Thống kê

14


Thông qua quá trình khảo sát ngữ liệu chúng tôi nhận thấy có 16 đơn vị trợ từ
nhấn mạnh biểu thị tình thái trong truyện ngắn Thạch Lam, đồng thời thống kê
được tần số sử dụng các đơn vị trợ từ trên. Tần số này được trình bày theo thứ tự giảm
dần như sau:
STT
1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.

Trợ từ nhấn mạnh
Chỉ
Cái
Mới
Cứ

Thì
Chính
Đến
Cả
Thật/Thật là
Nào/ Nào là
Tận


Hẳn
Mỗi
Chẳng

Số lần xuất hiện
Tỷ lệ %
122
37.38%
39
11.64%
30
8.90%
28
8.30%
27
8.01%
25
7.41%
18
5.34%
13
3.85%
12
3.56%
9
2.67%
4
1.18%
4
1.18%

3
0.89%
1
0.29%
1
0.29%
1
0.29%
Tổng = 337 lần
Bảng 2.2 Tần số xuất hiện của các trợ từ nhấn mạnh trong truyện ngắn

Thạch Lam
2.1.3.2 Nhận xét
Từ bảng 2.2 có thể thấy:
a. Tần số sử dụng các trợ từ nhấn mạnh trong truyện ngắn Thạch Lam khá dày
đặc (337 lần/27 truyện ngắn), hầu như truyện ngắn nào của Thạch Lam cũng sử dụng
trợ từ. Trong đó:
Truyện sử dụng nhiều nhất 10 trợ từ khác nhau trong cùng một truyện
(truyện Đói xuất hiện 10 trợ từ: cả, cái, cứ, chỉ, chính, mà, mới, đến, nào là, thật là.
Truyện sử dụng ít trợ từ nhất là 3 trợ từ khác nhau trong một truyện, bao
gồm: Trong bóng tối một buổi chiều (3 trợ từ: Chỉ, mới, thì), Cái chân què (3 trợ từ:
Cái, chỉ, mà)…
Các truyện còn lại, sử dụng từ 9 – 4 trợ từ khác nhau trong một truyện, chẳng
hạn: truyện Một đời người sử dụng 9 trợ từ khác nhau: cái, cứ, chỉ, chính, mà, mới,

15


đến, hẳn, thật là; Đứa con sử dụng 7 trợ từ khác nhau: cái, cứ, chỉ, nào, mới, đến, thì;


Từ sự thống kê trên, có thể nhận thấy Thạch Lam ưa sử dụng trợ từ. Trợ từ là
một trong những phương tiện đắc lực giúp nhà văn nhấn mạnh tô điểm cho câu chữ,
bộc lộ thái độ và cảm xúc với sự việc, nhân vật trong tác phẩm. Điều này cũng phù
hợp với phong cách văn chương Thạch Lam. Ông có một lối văn không thích lối dùng
từ to tát, không cố tỏ ra “uyên bác” đan dệt bởi những câu chữ mang tính sách vở.
Thạch Lam dùng “một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính
cách An Nam”. Những viên gạch dựng nên tác phẩm của ông là những viên gạch mộc,
từ ngữ trong văn của ông trong sáng, giản dị không quá nhiều những phương pháp tu
từ.
b. Trong 16 đơn vị trợ từ xuất hiện ở truyện ngắn Thạch Lam, thì trợ từ Chỉ có
tần số xuất hiện cao nhất: 122 lần, chiếm 37.38%; kế đến là nhóm các trợ từ: Cái,
mới, cứ, mà, thì, chính, đến, cả; thấp nhất là nhóm các trợ từ hẳn, mỗi, chẳng chỉ
xuất hiện 1 lần, chiếm 0.29%.
Sự chênh lệch, phân bố không đồng đều trong việc sử dụng các trợ từ, một mặt
có thể do thói quen sử dụng của nhà văn. Mặt khác, dễ nhận thấy những trợ từ có tần
số xuất hiện nhiều, liên tiếp như: Chỉ, cái, mới, chính, đến, cả,.., đều thuộc nhóm
những trợ từ hoạt động mạnh trong khi thực hiện chức năng hành chức.
c. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy, truyện ngắn Thạch Lam
xuất hiện hiện tượng: Câu văn, đoạn văn lặp trợ từ hoặc sử dụng liên tiếp nhiều trợ từ
khác nhau cùng lúc và Câu văn sử dụng các trợ từ kết hợp với “chỉ”, xin được đề cập
riêng ở mục 2.2.
2.2 Đặc trưng ngữ pháp của trợ từ nhấn mạnh trong truyện ngắn Thạch
Lam
2.2.1 Vị trí của trợ từ nhấn mạnh trong phát ngôn
Khi nói trợ từ nhấn mạnh “được sử dụng trong phát ngôn để biểu thị ý nghĩa
tình thái bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ… đứng sau nó” tức là đã ngầm
khẳng định một quy tắc sử dụng trợ từ. Theo quy tắc này, trợ từ nhấn mạnh bao giờ
cũng nhấn mạnh vào từ hoặc tổ hợp từ đứng ngay sau nó.

16



Theo dõi các ví dụ dưới đây (Trợ từ nhấn mạnh in đậm, thành phần được nhấn
mạnh gạch chân):
Ví dụ: (1) Chính tôi, tôi cũng yêu thầm nhớ vụng cô ta.
[5; 181]
Ta dễ dàng nhận ra, trợ từ “chính” trong câu trên nhấn mạnh vào đại từ “tôi”
nhằm chỉ đích danh đối tượng đồng thời khẳng định một cách kiên quyết: tôi cũng yêu
thầm nhớ vụng cô ta như số đông những người khác.
Ví dụ: (2) Tất cả gánh hàng của Tâm chỉ đáng giá hai chục bạc.
[5; 167]
Trợ từ “chỉ” nhấn mạnh vào cụm tính từ “đáng giá hai chục bạc” nhằm nhấn
mạnh giá trị gánh hàng rong của Tâm chẳng đáng là bao.
2.2.2 Hiện tượng chuyển loại của từ
“Trợ từ nhấn mạnh biểu thị ý nghĩa tình thái bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết
hợp từ… đứng sau nó” [1; 555], nói như vậy là nêu cách thức nhấn mạnh, còn ý nghĩa
tình thái của trợ từ nhấn mạnh mang lại cho phát ngôn không được nêu rõ ra bằng các
vị từ nhưng vẫn được người nghe nhận ra. Vậy tại sao trợ từ nhấn mạnh lại có thể có ý
nghĩa tình thái ngầm ẩn? Có thể tìm lời giải đáp cho câu hỏi này bằng cách xem xét
mối liên hệ ngữ nghĩa của trợ từ nhấn mạnh với các từ đồng âm cùng gốc với chúng.
Xét các ví dụ:
(3a) Mỗi người được phát một bộ quần áo.
(3b) Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc
chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát.
[5; 19]
“Mỗi” ở phát ngôn 3a là phụ từ (phó từ, từ kèm), đây là từ dùng để chỉ số ít
không xác định, chúng không thể dùng độc lập để tính đếm mà thường kết hợp với
danh từ “mỗi người” làm chức năng chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu.
“Mỗi” trong phát ngôn 3b không đảm nhận chức năng ngữ pháp nào trong câu,
nó chỉ là từ được thêm vào phát ngôn để biểu thị sự đánh giá của người nói, nhấn

mạnh vào đối tượng “một chiếc giường nan đã gẫy nát” - đồ đạc đã ít ỏi đến mức đáng
thương, lại chẳng còn chút giá trị sử dụng nào.

17


Tuy nhiên, về mặt nghĩa, có thể nhận thấy “mỗi” ở phát ngôn 3a có quan hệ
khá rõ với “mỗi” ở phát ngôn 3b. Ý nghĩa số lượng ít, không xác định của “mỗi” ở
phát ngôn 3a rất gần với ý nghĩa “cho là ít” của “mỗi” ở phát ngôn 3b.
Trong tiếng Việt có một hiện tượng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến
đó là hiện tượng chuyển loại của từ. Đó là hiện tượng những từ có cùng một hình thức
âm thanh nhưng có thể sử dụng theo những đặc điểm ngữ pháp khác nhau. Khi chuyển
loại hình thức âm thanh của từ vẫn giữ nguyên, chỉ có thay đổi về ý nghĩa ngữ pháp và
khả năng kết hợp cũng như khả năng đảm nhiệm các thành phần câu. Theo cách hiểu
này, có thể nhận thấy đã có sự chuyển loại xảy ra giữa “mỗi” ở phát ngôn 3a và
“mỗi” ở phát ngôn 3b. Hiện tượng này còn được thấy ở nhiều trường hợp khác như:
- Đến (động từ) và Đến (trợ từ nhấn mạnh)
(4a) Tôi đến trường.
(4b) Miếng thịt ướp này là hàng ngon nhất, em phải trả đến năm hào đấy anh
ạ.
[5; 62]
- Cả (danh từ tổng hợp) và Cả (trợ từ nhấn mạnh)
(5a) Tuần tới, cả lớp sẽ đi cắm trại.
(5b) Tôi lại có cả vợ đầm, nó thương yêu tôi lắm.
[5; 74]
- Mới (phụ từ chỉ ý nghĩa thời thể) và Mới (trợ từ nhấn mạnh)
(6a) Anh ấy mới về không lâu.
(6b) Mới có một tí thế đã kêu mỏi.
[5; 15]
Theo thống kê của Phạm Hùng Việt, trong số 100 đơn vị được chú thích là trợ

từ trong “Từ điển tiếng Việt” có đến 66 trường hợp được ghi nhận là có sự chuyển
loại giữa các từ loại khác với trợ từ.
Như vậy, một phần trợ từ tiếng Việt nói chung và trợ từ nhấn mạnh nói riêng
được tạo ra bằng phương thức chuyển loại. Khi khảo sát, thống kê, phân tích ý nghĩa
tình thái của trợ từ nhấn mạnh trong truyện ngắn Thạch Lam nói riêng và tiếng Việt
nói chung, cần nắm được hiện tượng chuyển loại này để phân biệt đâu là trợ từ nhấn

18


mạnh, đâu không phải là trợ từ nhấn mạnh trong các từ đồng âm và có nét nghĩa gần
nhau.
2.2.3 Hiện tượng lặp trợ từ trong truyện ngắn Thạch Lam
Việc sử dụng hiện tượng lặp một cách có ý thức trong văn bản đều thực hiện
được các chức năng cơ bản của phép lặp nói chung. Đó là chức năng liên kết và chức
năng tu từ. Hiện tượng lặp có ý thức, có tính chủ động nhằm tạo nên những ấn tượng
mới mẻ, nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, một sắc thái biểu cảm nào đó… khi ấy phép
lặp được thực hiện với mục đích tu từ.
Thông qua khảo sát 27 truyện ngắn của Thạch Lam, chúng tôi nhận thấy, xuất
hiện nhiều câu văn hoặc đoạn văn ngắn lặp nối tiếp các trợ từ nhấn mạnh.
Ví dụ: Chẳng hạn trong truyện ngắn Đói, phát ngôn của Sinh nói với Mai lặp
lại 3 lần liên tiếp trợ từ nhấn mạnh “Nào là”:
(7) Bà Hiếu tử tế đấy! Úi chà? Nào là bà ấy tử tế, nào là bà ấy thương người,
nào là hiền hậu… Sao không nói bà ấy hẹn đêm nay lại đến nữa…
[5; 63]
Cũng trong truyện ngắn Đói, ở một câu văn dài, Thạch Lam liên tiếp lặp lại trợ
từ nhấn mạnh “mà/ để mà”:
(8) Và chàng, trước kia phong lưu trưởng giả, trước kia đi qua đám bình dân
bẩn thỉu và nghèo nàn này, chàng vẫn khinh bỉ và tự hỏi không biết họ sống để làm gì,
sống để mà khổ sở, để mà đói rét, không biết sống đối với họ có ý nghĩa gì mà còn

ham mê quyến luyến.
[5; 59]
Ví dụ: Trong truyện Cái chân què, Thạch Lam lặp liên tiếp trợ từ “cái” trong
cùng một câu văn:
(9) Cái chán nản sau những cuộc chơi bời, cái chua chát khi nhận thấy sự thau
đổi của lòng người đối với kẻ có tiền và không có tiền.
[5; 51]
Không chỉ lặp lại các trợ từ trong cùng một câu văn, ở truyện ngắn của Thạch
Lam còn thấy hiện tượng các trợ từ lặp liên tiếp trong hai câu kế cận.
Ví dụ: Phát ngôn của nhân vật Vân nói với Bình và tôi trong truyện Duyên số,
lặp trợ từ “thì” trong hai câu kế cận:
19


(10) Người đẹp thì vẫn hay lắm. Nhưng tôi thì tôi cho việc vợ chồng chẳng qua
là duyên số.
[5; 96]
Hay trong truyện Người bạn cũ, phát ngôn của Lê Minh nói với nhân vật tôi
lặp trợ từ “chỉ”, đặc biệt hơn nữa là cả đoạn văn ngắn vỏn vẹn có 6 dòng nhưng sử
dụng liên tiếp 4 trợ từ khác nhau (chưa kể lặp lại):
(11) Em chỉ còn nhớ chỗ ở Ngô huynh biên cho trước. Đến hỏi từ sáu giờ tối,
họ chỉ quanh quẩn và em không thuộc phố tỉnh này thành ra cứ đi vơ vẩn mãi. Và khi
còn ở Hà Nội anh hay thức khuya lắm cơ mà. Anh thường vẫn nói, đêm là ngày của
bọn trí thức, em vẫn tưởng thế nên mới dám đường đột đến đây.
[5; 80]
Trong các văn bản nghệ thuật, lặp từ vựng chính là một biện pháp nghệ thuật.
Giá trị nhấn mạnh và giá trị biểu cảm của lặp từ vựng được hình thành trong mối quan
hệ ngữ cảnh với những từ khác trong chuỗi lời nói. Chẳng hạn trong phát ngôn số (7),
việc lặp lại liên tiếp 3 lần trợ từ nhấn mạnh “Nào là” góp phần biểu thị thái độ mỉa
mai, chế giễu, tức giận, căm phẫn của Sinh đối với vợ, khi phát hiện ra vợ nói dối, vợ

ngoại tình.
Ngoài ra, trong truyện ngắn Thạch Lam, việc lặp từ vựng tự thân nó chứa sự
lặp ngữ âm nên nó tạo cho văn bản tính nhịp điệu, tính nhạc. Và điều này phù hợp với
phong cách sáng tác của Thạch Lam, văn Thạch Lam giản dị mà nó không làm mất đi
vẻ mềm mại, trong sáng, không làm duyên một cách cứng nhắc, cầu kỳ mà tự nhiên,
nhẹ nhàng nhưng đầy sức lan toả.
2.3 Giá trị tình thái của trợ từ nhấn mạnh trong truyện ngắn Thạch Lam
Trợ từ nhấn mạnh sử dụng trong phát ngôn để biểu thị ý nghĩa tình thái bằng
cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ đứng sau nó. Như vậy, đặc trưng ngữ nghĩa chung
nhất của trợ từ nhấn mạnh chính là sắc thái nhấn mạnh - như tên gọi của nó.
2.3.1. Hiện tượng nhấn mạnh
Nhấn mạnh là một hiện tượng khá phổ biến và có vai trò đáng kể trong thực tế
giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nhấn mạnh là một hành vi ngôn ngữ có ý thức của người
nói, là sự chủ động chỉ ra cho người nghe những đặc điểm về chất, về lượng của nội

20


dung thông tin cần truyền đạt, định hướng cho người nghe xử lý tiếp nhận chúng đúng
với dụng ý của mình.
Trong hoạt động giao tiếp, muốn đạt được hiệu quả giao tiếp, lời nói phải thu
hút được sự quan tâm, chú ý của người nghe người đọc. Nhưng sự chú ý không thể
dàn đều ở mọi yếu tố của lời nói mà cần tập trung vào những yếu tố mà người nói coi
là quan trọng, cần nhấn mạnh. Những nhân tố tạo nên sự phân bổ độ chú ý khác nhau
thuộc về một số phương diện khác nhau:
- Trước hết đó là tầm quan trọng, là mức độ khác thường của bản thân những
sự kiện, hiện tượng được đề cập tới (tất nhiên các mức độ đó được đánh giá theo ý
kiến chủ quan của người nói).
- Ở người nói và người nghe thường có sự khác nhau về nhiều phương diện: về
hiểu biết, về niềm tin, về sự quan tâm, về tâm lý tình cảm… Do đó có quan niệm và

cách đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của thông tin trong lời nói, và các cách xử
lý khác nhau các thông tin đó.
- Trong lời nói sự phân bố thông tin không đồng đều về cả chất và lượng
Như vậy sự đánh giá tầm quan trọng của thông tin phụ thuộc nhiều vào hoàn
cảnh cụ thể. Trong lời nói, ngoài các yếu tố phụ trợ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,
giọng nói… thì các từ ngữ nhấn mạnh có vai trò rõ rệt. Cho nên việc sử dụng tốt các
trợ từ nhấn mạnh có vai trò đắc lực để phục vụ mục đích đó.
2.3.2 Phân loại các nhóm trợ từ nhấn mạnh trong truyện ngắn Thạch Lam
Việc phân loại được đặt ra nhằm đạt tới sự phân cắt khối lượng trợ từ nhấn
mạnh thành các tiểu nhóm nhỏ hơn nữa cho thuận lợi trong mô tả cũng như sử dụng.
Trong quá trình khảo sát, căn cứ vào nội dung được nhấn mạnh chúng tôi phân 16 đơn
vị trợ từ nhấn mạnh được sử dụng trong truyện ngắn Thạch Lam thành 3 tiểu nhóm cơ
bản.
* Tiểu nhóm 1: Những trợ từ có chức năng thể hiện sự đánh giá của người nói
về mặc mức độ (xa >< gần, cao >< thấp); số lượng (nhiều >< ít); tố chất (tốt >< xấu)
đối với một phần của nội dung được nêu trong phát ngôn.
Tiểu nhóm này gồm các trợ từ: đến, chỉ, có, mỗi, cả, tận, tới. Cụ thể:
- Đến: Thể hiện sự đánh giá của người nói về mức độ được coi là nhiều của số
lượng được nói tới so với mức thông thường.
21


(11) Chúng tôi còn phải đi qua một quãng đồng vắng đến bảy, tám cây số nữa.
[5; 72]
 “Đến” dùng để nhấn mạnh với sắc thái không bình thường về số lượng để
thể hiện sự đánh giá của người phát ngôn: quãng đường còn quá dài.
- Tận: thể hiện sự nhấn mạnh của người nói về mức độ cao, xa của địa điểm
được làm mốc so với mức thông thường.
(12) Nằm trên giường, trùm chăn đến tận cằm, chúng tôi cùng nhau nói chuyện
phiếm để đợi giấc ngủ.

[5; 39]
- Chỉ, có, mỗi: thể hiện sự đánh giá của người nói về mức độ được coi là ít của
số lượng được coi là ít của số lượng được nói tới so với mức thông thường.
Ví dụ:
(13) Bữa cơm chỉ có một ít vừng rang thật mặn, một ít thịt kho rim và môt đĩa
rau.
[5; 132]
 chỉ dùng nhấn mạnh với sắc thái không bình thường về số lượng để thể hiện
sự đánh giá của người phát ngôn: Bữa cơm nghèo nàn, cái gì cũng ít ỏi.
(14) Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc
chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát.
[5; 19]
 mỗi dùng nhấn mạnh với sắc thái không bình thường về số lượng để thể
hiện sự đánh giá của người phát ngôn: Nhà mẹ Lê chẳng có thứ gì đáng giá.
* Tiểu nhóm 2: Những trợ từ có chức năng thể hiện sự nhấn mạnh đặc biệt của
người nói vào ý khẳng định đối với một pần nội dung được nêu trong phát ngôn. Tiểu
nhóm này gồm có các trợ từ: Chính, thật/ thật là, hẳn, cả… nhấn mạnh với sắc thái
xác nhận, khẳng định dứt khoát.
(15) Tuy vậy, tôi không thể lầm được, người thiếu nữ kia chính là con người
tội nghiệp đã hờn giận tôi và thương tôi.
[5;192]
 Chính thể hiện sự nhấn mạnh với sắc thái xác nhận, khẳng định dứt khoát
của người nói: “đó là người phụ nữ tôi quen biết, tôi không thể nhận nhầm được”
(16) Thật, tôi chưa từng thấy nhà văn nào được hoan nghênh như ông.
22


[5 ; 145]
 Thật thể hiện sự nhấn mạnh với sắc thái xác nhận dứt khoát của người phát
ngôn đúng như vậy.

* Tiểu nhóm 3: Những trợ từ có chức năng bộc lộ sắc thái biểu cảm: cứ, mới,
nào là, thì, mà…
(24) Chị ấy độ này cứ hay mê nói lảm nhảm luôn, chắc chị ấy yếu.
[5; 41]
 Cứ nhấn mạnh hành động xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần, không tốt.
(17) Gớm, mới rét làm sao!
[5; 6]
 Mới: từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ, cảm giác.
Tuy nhiên, sự phân chia trên đây chỉ mang tính chất tương đối, bởi tùy thuộc
vào ngữ cảnh sử dụng, mục đích sử dụng cùng một trợ từ nhấn mạnh có thể biểu thị
các ý nghĩa tình thái khác nhau.
2.3.3 Phân tích giá trị tình thái của một số trợ từ nhấn mạnh nổi bật trong
truyện ngắn Thạch Lam
Tác giả Phạm Hùng Việt trong “Một số đặc điểm chức năng của trợ từ tiếng
Việt hiện đại” đã chỉ ra cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản của các trợ từ nhấn
mạnh, gồm các thành tố sau:
1/ Đánh dấu hay định vị thành phần được nhấn mạnh (nghĩa là chỉ ra cho người
nghe biết thành phần nào, bộ phận thông tin nào được người nói chủ tâm nhấn mạnh).
2/ Biểu thị sự đánh giá của người nói về tầm quan trọng của thông tin được
nhấn mạnh.
3/ Những đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng có tính chất riêng biệt của từng trợ
từ nhấn mạnh.
Các thành tố (1) và (2) gắn với các trợ từ nhấn mạnh vào một phạm trù ngữ
dụng chung, thành tố (3) là yếu tố có tác dụng chuyên biệt hóa kiểu hoàn cảnh sử
dụng riêng.
Thành tố 1 và 2 thực hiện vai trò chỉ xuất, đánh giá thông tin được nhấn mạnh
bằng cách trực tiếp nhấn mạnh vào cái thành phần đi sau nó – thành phần mà nó phụ
thuộc vào về mặt ngữ pháp. Điều này dẫn đến một tất yếu là nếu vị trí của trợ từ nhấn
23



mạnh thay đổi, tức là thay đổi điểm nhấn mạnh thì thông tin của câu đó cũng thay đổi
theo.
Ví dụ :
(18a) Chính tôi làm việc đó.
(18b) Tôi làm chính việc đó.
Thành tố 3 có tác dụng chuyên biệt hóa hoàn cảnh sử dụng. Điều này có một ý
nghĩa quan trong đối với các trợ từ nhấn mạnh. Bởi lẽ khi nghiên cứu nhiều tác giả
hoặc không nhắc hoặc phủ nhận những đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng của từng trợ
từ nhấn mạnh. Vì thế trong giao tiếp chúng được phân biệt với nhau một cách hết sức
mờ nhạt. Thế nhưng trong thực tế giao tiếp những hoàn cảnh cụ thể đã khẳng định
rằng các trợ từ nhấn mạnh có các đặc trưng ngữ nghĩa riêng biệt – thể hiện ở chỗ
không phải lúc nào chúng cũng có thể thay thế cho nhau được.
Ví dụ:
(19a) Chính tôi làm việc đó.
(19b) Cả tôi làm việc đó.
Nội dung mệnh đề của 19a và 19b là như nhau. Thế nhưng khi nói “Chính tôi
làm việc đó” thì đã xác định người làm việc đó và tôi là một, đúng là tôi chứ không
phải ai khác. Còn khi nói “Cả tôi làm việc đó” thì ngầm ẩn một tập hợp gồm một số
đối tượng trong đó có tôi cùng làm việc đó. Hướng xử lý thông tin trong hai phát ngôn
này là khác nhau. Ở ví dụ 19a nếu việc đó tốt hay xấu thì được khen thưởng hoặc bị
kỷ luật duy nhất vẫn là “tôi”. Còn ở ví dụ 19b thì việc khen thưởng hay kỷ luật “tôi”
đồng nghĩa với việc khen thưởng hay kỷ luật một hoặc một số người khác nữa.
Những điều đã phân tích ở trên cho thấy, các trợ từ nhấn mạnh ngoài những
đặc trưng chung về ngữ nghĩa – ngữ dụng cho phép chúng ta xếp chúng thành các tiểu
loại nhỏ (mục 2.3.2) thì ở mỗi trợ từ còn có những đặc trưng riêng cần được xem xét
một cách độc lập.
Trong quá trình khảo sát 16 đơn vị trợ từ xuất hiện trong truyện ngắn Thạch
Lam, chúng tôi nhận thấy các trợ tự này có những điểm giống về ý nghĩa cũng như
chức năng nhận mạnh khi chúng thực hiện hoạt động hành chức so với lý thuyết về

trợ từ mà các nhà nghiên cứu trước đó đưa ra. Song, bên cạnh đó, bởi văn chương
là địa hạt của sự sáng tạo cá nhân, nên chúng tôi cũng nhận thấy các trợ từ khi đi
24


vào tạo câu, đặt trong những ngữ cảnh, tình huống truyện nhất định xuất hiện
những điểm khác biệt.
Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, chúng tôi không có điều kiện để phân tích
điểm giống cũng như khác biệt của cả 16 đơn vị trợ từ so với lý thuyết về trợ từ đã
có. Chúng tôi chỉ có thể tập trung làm nổi bật giá trị tình thái của một số lượng rất
nhỏ các trợ từ trong sự so sánh đối chiếu với lý thuyết đã có. Cụ thể là trợ từ Đến và
Cứ.
2.3.3.1 So sánh trợ từ Đến với các trợ từ Những, Hẳn, Tận, Chỉ trong
phát ngôn liên quan đến hỏi, trần thuật về Giá cả.
Trong truyện ngắn Thạch Lam, trợ từ Đến xuất hiện 13 lần, trong 7/27 tác
phẩm, chiếm 3.85%. Cũng như nhiều trợ từ nhấn mạnh khác, trợ từ “đến” tập trung
ý nhấn mnahj và đánh giá của người nói vào thành phần đi sau nó.
Các lý thuyết về trợ từ có chỉ ra rằng, khi Đến + số từ chỉ lượng + danh từ
chỉ vật: thể hiện sự đánh giá rằng số lượng đó là nhiều, là cao hơn bình thường.
Đối chiếu với các trường hợp xuất hiện trợ từ “Đến” trong truyện ngắn
Thạch Lam, chúng tôi nhận thấy rằng, khi “Đến” dùng với ý nghĩa nhấn mạnh số
lượng đó là nhiều, là cao hơn bình thường, thì nó xuất hiện phổ biến ở phát ngôn
hỏi – đáp về giá cả.
(20) Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ
không ít, chúng mày nhỉ?
(Gió lạnh đầu mùa, tr 8)
(21) Miếng thịt ướp này là hàng ngon nhất, em phải trả đến năm hào đấy
anh ạ.
(Đói, tr. 62)
Chúng tôi nhận thấy, trong tiếng Việt, ngoài trợ từ “đến” được dùng nhấn

mạnh trong các phát ngôn hỏi – đáp về giá cả, thì còn có các trợ từ Những, hẳn,
tận, chỉ. Một câu hỏi được đặt ra là, vậy vì sao trong ví dụ (20) và (21) Thạch Lam
lại dùng “Đến” mà không dùng các trợ từ còn lại? Trong thực tế, các trợ từ này
cũng dễ gây nhầm lẫn và khó phân biệt. Do vậy, dựa trên việc khảo sát trợ từ Đến

25


×