Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.93 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ DUYấN

khảo sát từ chỉ nghề biển
ở hậu lộc - thanh hóa

Luận văn thạc sĩ ngữ văn


2

Vinh - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ DUYấN

khảo sát từ chỉ nghề biển
ở hậu lộc - thanh hóa

Chuyên ngành: ngôn ngữ học
MÃ số: 60.22.01

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:


PGS. TS. Hoàng trọng canh


4

Vinh - 2010


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài Khảo sát từ chỉ nghề biển ở Hậu Lộc - Thanh Hóa,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo hướng dẫn
khoa học: PGS. TS. Hoàng Trọng Canh. Tơi xin được tỏ lịng biết ơn sâu sắc
đến thầy.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo
trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, khoa đào tạo Sau Đại học - Trường Đại
học Vinh.
Xin trân trọng cảm ơn trường THPT Hậu Lộc II, Sở Giáo dục & Đào tạo
tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi yên tâm học tập
và hồn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình anh Huấn, UBND xã Ngư Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc,
Đa Lộc, Hưng Lộc và tồn thể bạn bè, gia đình đã giúp đỡ tơi trong q trình
điền dã, khảo sát đề tài này.
Do thời gian có hạn và năng lực bản thân nên luận văn có những hạn
chế nhất định. Chúng tơi mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và
những người quan tâm đến đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Duyên



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................9
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................12
6. Những đóng góp của đề tài......................................................................12
7. Cấu trúc của luận văn..............................................................................13
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................................................................14
1.1. Ngôn ngữ dân tộc và phương ngữ........................................................14
1.2. Vốn từ ngơn ngữ tồn dân và vốn từ phương ngữ................................18
1.2.1. Từ và vốn từ..................................................................................18
1.2.1.1. Từ là gì?..................................................................................18
1.2.1.2.Vốn từ tiếng Việt.....................................................................20
1.2.2. Vốn từ ngơn ngữ tồn dân và vốn từ phương ngữ.........................22
1.3. Vốn từ nghề nghiệp trong phương ngữ và trong vốn từ toàn dân........24
1.3.1. Từ chỉ nghề và khái niệm từ nghề nghiệp.....................................24
1.3.2. Vốn từ chỉ nghề và vốn từ nghề nghiệp trong phương ngữ và trong
vốn từ toàn dân........................................................................................27
1.4. Nghề biển và vốn từ nghề biển của cư dân Hậu Lộc - Thanh Hóa......30
1.4.1. Vài nét về nghề biển ở Hậu Lộc....................................................30
1.4.2. Vấn đề khảo sát từ nghề biển ở Hậu Lộc......................................35
1.5. Tiểu kết chương 1.................................................................................37
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM LỚP TỪ NGHỀ BIỂN CỦA CƯ DÂN

HUYỆN HẬU LỘC........................................................................................40
2.1. Vốn từ nghề biển của cư dân huyện Hậu Lộc - xét về phương diện
phản ánh......................................................................................................40
2.2. Vốn từ nghề biển của ngư dân huyện Hậu Lộc - xét về cấu tạo...........43
2.2.1. Từ đơn...........................................................................................44
2.2.2. Từ ghép..........................................................................................46
2.3. Nguồn gốc, thành phần các loại từ nghề biển của ngư dân huyện Hậu
Lộc...............................................................................................................54


7
2.3.1. Từ nghề biển vừa được dùng rộng rãi trong ngơn ngữ tồn dân vừa
được dùng trong nghề..............................................................................55
2.3.2. Từ nghề biển có nguồn gốc từ từ vay mượn.................................57
2.3.3. Từ nghề biển được dùng trong phương ngữ..................................58
2.3.4. Từ riêng của nghề..........................................................................59
2.4. Tiểu kết chương 2................................................................................63
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH VÀ SẮC THÁI VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG THỂ
HIỆN QUA TÊN GỌI CỦA TỪ NGHỀ BIỂN HẬU LỘC............................64
3.1. Sơ lược về định danh và chức năng định danh của từ..........................64
3.2. Đặc điểm cách định danh của lớp từ nghề biển ở Hậu Lộc..................70
3.3. Những sắc thái văn hóa địa phương thể hiện qua tên gọi và cách gọi
tên của từ nghề biển ở Hậu Lộc...................................................................75
3.4. Tiểu kết chương 3.................................................................................99
KẾT LUẬN...................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................103


8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ dân tộc thống nhất của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Tiếng Việt có lịch sử lâu đời, gắn với các chặng đường phát
triển của lịch sử dân tộc. Ngôn ngữ dân tộc thống nhất trong sự đa dạng. Tính
đa dạng của ngơn ngữ dân tộc được thể hiện ở sự khác nhau trên các vùng địa
lí dân cư, giữ các tầng lớp người sử dụng trong xã hội. Do đó, tìm hiểu
phương ngữ chính là góp phần tìm hiểu sự phong phú, đa dạng của bức tranh
tiếng Việt.
1.2. Vốn từ tồn dân là lớp từ có số lượng lớn nhất, được sử dụng phổ
biến, rộng rãi nhất trong số các lớp từ vựng của vốn từ tiếng Việt. Bên cạnh
đó, các lớp từ như từ địa phương, từ nghề nghiệp... cịn ít được chú ý sưu tầm
và nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu về phương ngữ cịn rất ít, đặc biệt
mảng nghiên cứu từ nghề nghiệp hiện nay cịn rất thưa thớt. Do đó, việc tìm
hiểu vốn từ chỉ nghề nghiệp là cơng việc hữu ích trong việc tìm hiểu vốn từ
tiếng Việt.
1.3. Văn hố truyền thống là vốn quý mà mỗi dân tộc đều cố gắng lưu
giữ và phát triển. Trước xu thế công nghiệp hố và hiện đại hố đã có nhiều
nghề thủ cơng truyền thống mất đi. Cùng với sự mất đi của ngành nghề thủ
cơng, lớp từ nghề nghiệp cũng có nguy cơ biến mất. Hiện nay chúng ta đang
ra sức bảo tồn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hố dân tộc, trong đó việc lưu
giữ và phục hồi các ngành nghề truyền thống là một cơng việc vừa có ý nghĩa
đối với kinh tế xã hội vừa có ý nghĩa về ngơn ngữ - văn hố. Nghề biển (nghề
đánh cá, làm nước mắm và làm muối) là một trong những nghề truyền thống
của cư dân Hậu Lộc, khảo sát vốn từ nghề biển của cư dân địa phương để
phần nào thu thập được vốn từ của một nghành nghề thủ công truyền thống


9

mang đậm nét đặc trưng của cư dân vùng sông nước. Mặt khác, cịn góp phần
bảo tồn, phát huy sự đa dạng của văn hố dân tơc, thấy được nét đậm đà bản
sắc văn hoá dân tộc qua tên gọi và cách gọi tên. Như vậy, ngơn ngữ nói
chung, từ nghề nghiệp nói riêng là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hoá của cộng
đồng. Nên việc nghiên cứu vốn từ nghề biển cư dân huyện Hậu Lộc là góp
phần làm rõ bản sắc văn hoá của địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói, từ trước tới nay việc nghiên cứu từ nghề nghiệp vẫn chưa
được quan tâm đúng mức. Kết quả nghiên cứu về từ chỉ nghề nghiệp (đặc biệt
là liên quan đến nghề cá) chỉ có một số cơng trình của một số nhà ngơn ngữ
học Việt Nam, nhưng việc nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở các quan niệm,
định nghĩa. Cho đến nay, chỉ mới có một số cơng trình nghiên cứu vấn đề có
liên quan trên một vài khía cạnh, ở những mức độ rộng hẹp khác nhau. Chúng
tôi xin được điểm qua một số cơng trình có liên quan trực tiếp đến đề tài này
như sau:
Các tác giả đã đưa ra khái niệm, đặc điểm từ nghề nghiệp trong các
giáo trình như:
Đỗ Hữu Châu (1989), Từ vựng ngữ tiếng Việt, Nxb KHXH, HN;
Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH và THCN,
HN; Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb KHXH,
HN; Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và
trung học chuyên nghiệp, HN.
Một số các tác giả đi vào nghiên cứu đặc điểm từ nghề nghiệp và vốn
từ nghề nghiệp đối với các nghành cụ thể như sau:
Trần Thị Ngọc Lang (1982), Nhóm từ liên quan đến sông nước trong
phương ngữ Nam Bộ - phụ trương Ngôn ngữ, số 2, HN; Phạm Hùng Việt
(1989), Về từ ngữ nghề gốm, Viện Ngôn ngữ học, HN; Nguyễn Nhã Bản,


10

Hồng Trọng Canh (1996), Văn hố người Nghệ qua vốn từ chỉ nghề cá, Tạp
chí Đơng Nam Á, số 1; Lương Vĩnh An (1998), Vốn từ chỉ nghề cá ở tỉng
Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh; Võ Chí
Quế (2000), Tên gọi các bộ phận của cái cày qua một số thổ ngữ Thanh Hóa,
Ngữ học trẻ, Nxb Nghệ An; Nguyễn Viết Nhị (2002), Vốn từ vựng chỉ nghề
trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh; Phan
Thị Mai Hoa (2002), Thế giới thực tại trong con mắt người Nghệ Tĩnh qua tên
gọi một số nhóm từ cụ thể, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Vinh; Nguyễn Thị
Quỳnh Trang 92004), Khảo sát vốn từ chỉ nghề cá trong phương ngữ Nghệ
Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh; Nguyễn Thị Như Quỳnh (2004), Đặc
điểm lớp từ chỉ nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, Khoá luận tốt
nghiệp, Đại học Vinh; Trần Thị Phương Thảo (2005), Vốn từ chỉ nghề nước
mắm Vạn Phần, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh; Trần Thị Ngọc Hoa (2005),
Vốn từ chỉ nghề mộc ở làng Yên Thái, Đức Thọ, Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Vinh.
Ngồi ra, cịn có một số bài viết của PGS - TS Hoàng Trọng Canh, như:
Phương thức định danh một số nhóm từ chỉ nghề cá và nghề trồng lúa trong
phương ngữ Nghệ Tĩnh, Hội thảo, Ngữ học trẻ, 2004; Thực tế nghề cá được
“phân cắt”, “chọn lựa” qua tên gọi và cách gọi trong phương ngữ Nghệ Tĩnh,
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Vinh, 2004 v.v...
Các bài viết đã đi vào khảo sát tên gọi, nghiên cứu sự phản ánh thực
tại của các từ, chỉ ra nét độc đáo của lớp từ nghề nghiệp trên từng địa
phương cụ thể.
Một số cơng trình nghiên cứu và bài viết về từ chỉ nghề cá trong
phương ngữ, tuy nhiên chỉ mới khảo sát ở một số phương diện nào đó mà
chưa đi khảo sát nghiên cứu đặc điểm vốn từ của địa phương Hậu Lộc.
Nghiên cứu từ nghề nghiệp trong phương ngữ Thanh Hóa và trong tiếng Hậu


11

Lộc cịn rất ít ỏi. Do đó, “Khảo sát từ chỉ nghề biển ở Hậu Lộc - Thanh
Hóa” là vấn đề có tính chất mới mẻ và độc lập.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng điều tra nghiên cứu của đề tài là từ ngữ nghề biển bao gồm
từ ngữ nghề cá, làm muối và làm nước mắm của cư dân biển huyện Hậu Lộc Thanh Hóa.
+ Phạm vi tư liệu điều tra và nghiên cứu là từ ngữ chỉ nghề biển của cư
dân các xã Hưng Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Đa Lộc ...
Ngoài ra, để so sánh sự khác biệt trong cách gọi tên và tên gọi của từ
địa phương chỉ nghề nghiệp, chúng tơi cịn điều tra điền dã, thu thập từ ngữ
một số nơi khác như Nga Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia.Và một số tài liệu của
các tác giả: Nguyễn Nhã Bản, Hồng Trọng Canh (1996), Văn hố người
Nghệ qua vốn từ chỉ nghề cá, Tạp chí Đơng Nam Á, số 1; Lương Vĩnh An
(1998), Vốn từ chỉ nghề cá ở tỉng Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, Luận
văn thạc sĩ, Đại học Vinh. Và cuốn “Từ điển tiếng Việt” Hoàng Phê (chủ
biên) để so sánh đối chiếu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Vấn đề mà đề tài nói tới đó là chỉ ra được vốn từ chỉ nghề đánh cá,
nghề làm nước mắm, nghề làm muối ở Hậu Lộc - Thanh Hóa và nêu ra những
đặc điểm riêng của lớp từ này về mặt nguồn gốc, cấu tạo, định danh cũng như
phương diện phản ánh.
Cụ thể luận văn hướng tới thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Thu thập vốn từ nghề biển của cư dân Hậu Lộc - Thanh Hóa.
+ Phân tích, miêu tả chỉ ra đặc điểm từ nghề biển về phương diện phản
ánh cấu tạo, định danh.
+ Chỉ ra những sắc thái văn hóa địa phương thể hiện qua cách định
danh của từ nghề biển.


12
5. Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính chất phổ
biến, do tính chất và nhiệm vụ của đề tài này, nên chúng tôi sử dụng kết hợp
một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
+ Phương pháp điều tra, điền dã.
Chúng tôi tiến hành trực tiếp điều tra điền dã ở một số địa phượng có
nghề đánh cá, nghề làm nước mắm và nghề làm muối lâu đời ở huyện Hậu
Lộc và chọn đối tượng là những gia đình có truyền thống làm nghề, những
người cao tuổi có kinh nghiệm trong nghề. Tiếp cận những cơ sở sản xuất các
sản phẩm về cá, nước mắm, làm muối nổi tiếng để tìm hiểu về tên gọi cơng
cụ, sản phẩm, cách thức, quy trình làm nghề.
+ Phương pháp thống kê, phân loại.
Qua thực tế điều tra, ghi chép, chúng tôi tiến hành thống kê, tập hợp
vốn từ chỉ nghề nghiệp và phân loại chúng theo các tiêu chí khác nhau.
+ Phương pháp so sánh đối chiếu.
Đối chiếu từ nghề nghiệp địa phương và từ toàn dân, so sánh từ nghề
nghiệp giữa vùng này với vùng khác.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp.
Sau khi thực hiện phương pháp phân loại, so sánh đối chiếu, chúng tơi
thực hiện việc phân tích về hình thức cấu tạo, định danh của từ.
6. Những đóng góp của đề tài
Địa phương Hậu Lộc - Thanh Hóa là một vùng đất truyền thống lịch
sử, đồng thời còn lưu giữ được nghề nghiệp truyền thống từ lâu đời với vốn từ
nghề nghiệp cổ xưa. Với khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đã thu thập vốn từ,
miêu tả đặc điểm của chúng trên các phương diện chủ yếu (cấu tạo, nguồn
gốc, ngữ nghĩa, định danh); đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu từ nghề nghiệp
của cư dân Hậu Lộc, nên kết qủa của luận văn sẽ có đóng góp mới cả về ngơn
ngữ và văn hố.


13

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được triển khai
thành ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Chương 2. Đặc điểm vốn từ nghề biển của cư dân huyện Hậu Lộc
Chương 3. Đặc điểm định danh và sắc thái văn hóa địa phương thể
hiện qua tên gọi của từ nghề biển Hậu Lộc


14
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Ngôn ngữ dân tộc và phương ngữ
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, chế độ, hình thái xã hội có
thể thay đổi nhưng ngơn ngữ vẫn vận động theo quy luật riêng của nó. Cùng
với sự vận động và phát triển của đời sống xã hội, ngơn ngữ cũng chuyển biến
và phát triển theo.
Có thể nói, con đường hình thành ngơn ngữ dân tộc gắn liền với sự phát
triển của lịch sử xã hội. Ngôn ngữ dân tộc là sản phẩm của một thời đại lịch
sử nhất định. Thời đại hình thành, thống nhất dân tộc ngơn ngữ cũng được
thống nhất theo.Tính thống nhất của tiếng Việt nằm trong quy luật chung của
ngôn ngữ, cho nên dù ở thế kỉ nào, trên vùng đất nào thuộc nước Việt Nam
thống nhất thì ngơn ngữ đó vẫn là ngơn ngữ Việt.
Do vị trí địa lí và những điều kiện lịch sử đặc biệt, Việt Nam là một
nước có bờ biển dài từ Bắc tới Nam. Bên cạnh sự phát triển của văn hoá núi,
văn hoá đồng bằng thì văn hố biển cũng song song tồn tại và phát triển. Đất
nước chúng ta có 54 dân tộc anh em, với 54 tiếng nói khác nhau. Tuy ngơn
ngữ mỗi dân tộc là khác nhau nhưng các ngôn ngữ này cùng lấy tiếng Việt

làm ngôn ngữ quốc gia thống nhất.
Trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử, ngôn ngữ tồn tại, vận động và
phát triển cho tới ngày nay. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ của quốc gia, là
cơng cụ giao tiếp chính, phổ biến của tồn thể dân tộc Việt Nam. Tiếng Việt
được hội tụ các đặc điểm chung thống nhất của những phương ngữ khác nhau.
Cho nên, người Việt dù sống ở vùng phương ngữ nào trên đất nước thì khi
giao tiếp bằng tiếng Việt cũng vẫn hiểu nhau. Do đó, mối quan hệ giữa ngơn


15
ngữ văn hoá với phương ngữ là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa
cái trừu tượng và cái cụ thể. Sự khác biệt giữa phương ngữ Thanh Hóa so với
ngơn ngữ tồn dân và các phương ngữ khác thể hiện trên bình diện ngữ âm, từ
vựng, ngữ nghĩa và ngữ pháp, trong đó sự khác biệt giữa ngữ âm - từ vựng là
rõ nhất.
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, của xã hội, là
phương tiện giao tiếp giữa người với người trong xã hội và xã hội không tồn
tại nếu thiếu ngơn ngữ. Ngơn ngữ hình thành từ thế kỉ này sang thế kỉ khác,
được tích luỹ, tàng trữ hàng ngàn năm chính là điều kiện cho xã hội phát triển.
Con đường hình thành ngơn ngữ dân tộc gắn với sự phát triển của dân tộc.
Đối với dân tộc Việt thì việc hình thành ngơn ngữ dân tộc gắn với sự phát
triển của dân tộc. Đối với dân tộc Việt thì việc hình thành và thống nhất ngơn
ngữ gắn liền với sự hình thành và thống nhất dân tộc. Do đó, ngôn ngữ của
người Việt thể hiện sự thống nhất ở chỗ dù ở thế kỉ nào, dù người miền xuôi
hay miền ngược, dù Nam hay Bắc nếu là người Việt Nam thì ngơn ngữ đó là
ngơn ngữ Việt. Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ dân tộc là sản phẩm của một
thời đại lịch sử nhất định, thời đại hình thành thống nhất dân tộc. Nhưng
không phải khi ngôn ngữ dân tộc được hình thành và thống nhất thì khơng
cịn phương ngữ. Tiếng Việt thống nhất trong sự đa dạng. Tuy nhiên, do
những điều kiện kinh tế, địa lí, văn hố xã hội khác nhau và do sự phát triển

biến đổi liên tục khơng đều của ngơn ngữ, cho nên, ngồi cái mã chung ngơn
ngữ cịn tồn tại những cái riêng. Bên cạnh cái chung thì cái riêng ấy thể hiện ở
phương ngữ mà đặc biệt là ở thổ ngữ.
Ngôn ngữ địa phương hay phương ngữ được tạo ra do sự phát triển
biến đổi liên tục của ngôn ngữ, cho nên nó tồn tại trong lịng ngơn ngữ dân
tộc. Chính sự đa dạng của phương ngữ mà ta xem đó như là những bức tranh
muôn màu, muôn vẻ để tạo nên một bức tranh chung của ngôn ngữ dân tộc đa
màu sắc.


16
Xét về bình diện dân cư, ta thấy rằng nếu khơng có sự phân bố tách
biệt nhau về mặt địa lí dân cư thì khơng có phương ngữ. Chính sự ngăn cách
về khơng gian địa lí cư dân giữa các vùng đã tạo ra sự giao tiếp trở nên khó
khăn, khơng thường xun, liên tục, vì vậy đã tạo ra những thói quen sử
dụng ngơn ngữ khơng giống nhau. Việc sử dụng ngơn ngữ khác nhau chính
là do quy luật phát triển, biến đổi của ngơn ngữ, điều đó đã tạo nên phương
ngữ. Ngồi cái mã chung của ngơn ngữ mà ta gọi là ngơn ngữ tồn dân thì
do sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ đã tạo nên những khác biệt giữa
các vùng dân cư. Nơi thì sử dụng dạng mới của ngôn ngữ, nơi lại duy trì
cách dùng cũ, đồng thời ta lại thấy ở mỗi vùng như vậy có những giọng nói
khác nhau, cách gọi tên khác nhau. Chính vì vậy mà tạo nên sự khác nhau,
sự đa dạng giữa các vùng ngơn ngữ. Nói cách khác, nếu ngơn ngữ là một tập
hợp những thói quen, tập qn nói năng, thì sự tác động từ bên trong cấu
trúc hệ thồng ngôn ngữ làm cho ngôn ngữ liên tục biến đổi, và sự biến đổi
đó được thể hiện ra ở mặt hành chức, ở hoạt động giao tiếp. Điều đó đã thay
đổi thói quen ngơn ngữ, tạo ra sự khác biệt giữa các vùng, giữa các tầng lớp
trong xã hội.
Như vậy, phương ngữ là biến thể của ngơn ngữ dân tộc trên một vùng
địa lí dân cư hay tầng lớp xã hội nào đó. Nhưng cũng phải nói thêm rằng,

những biến thể hay những khác biệt ấy lại được người địa phương đó quen
dùng. Cho nên, tập hợp những từ ngữ có sự khác biệt ít nhiều so với ngơn ngữ
tồn dân về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp được người địa phương quen
dùng thì gọi là phương ngữ.
Khi nói đến tính thống nhất và đa dạng của ngơn ngữ tồn dân (ở đây là
tiếng Việt) cũng có nghĩa chúng ta thừa nhận sự tồn tại của phương ngữ trong
lịng ngơn ngữ dân tộc. Do quy luật phát triển không đều trên các vùng lãnh
thổ, do những điều kiện địa lí, văn hố - xã hội khác nhau, do những biến đổi


17
liên tục của ngôn ngữ cho nên phương ngữ vẫn nằm trong lịng ngơn ngữ dân
tộc. Nếu khơng có sự phân bố tách biệt về mặt địa lí dân cư thì sẽ khơng có
phương ngữ, bởi sự ngăn cách về khơng gian địa lí làm cho giao tiếp giữa các
vùng diễn ra khó khăn, khơng thường xun, khơng liên tục, vì thế đã tạo ra
những thói quen sử dụng ngơn ngữ khác nhau.
Nguyên nhân sâu xa tạo nên phương ngữ chính là do quy luật phát
triển, biến đổi của ngơn ngữ. Sự vận động nội tại của ngôn ngữ tạo nên sự
khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ các vùng địa lí dân cư. Nơi thì sử dụng
dạng thức mới của ngơn ngữ, nơi thì vẫn duy trì cách sử dụng cũ. Dần dần đã
tạo nên độ chênh trong cách sử dụng ngơn ngữ giữa các vùng, vì thế mà tạo
nên sự khác nhau ít nhiều về ngơn ngữ giữa các vùng.
Như vậy, phương ngữ là một biến thể của ngơn ngữ dân tộc trên một
vùng địa lí dân cư hay tầng lớp xã hội nào đấy. Những biến thể, hay những
khác biệt ấy lại được người ở địa phương đó quen dùng. Bởi vậy, tập hợp
những từ ngữ có ít nhiều khác biệt với ngơn ngữ tồn dân trên các phương
diện (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) lại được người địa phương đó quen dùng
thì đó là phương ngữ.
Có thể nói, ngơn ngữ văn hố (ngơn ngữ chung) và các biến thể địa
phương vừa có tính thống nhất vừa có sự khác biệt, trong đó tính thống nhất

đóng vai trị chủ đạo, là cơ sở tạo nên tính thống nhất của ngơn ngữ quốc gia.
Vì vậy, mối quan hệ giữa ngơn ngữ tồn dân và phương ngữ là mối quan hệ
giữa cái chung và cái riêng, giữa cái bất biến thể và cái biến thể, giữa cái trừu
tượng và cái cụ thể.Trên bình diện khu vực dân cư, tiếng Việt có nhiều vùng
phương ngữ khác nhau và phương ngữ Thanh Hóa là phương ngữ cịn tồn tại
và bảo lưu những yếu tố cổ của người Việt. Trong một vùng phương ngữ, các
tầng lớp người có thể làm các nghành nghề khác nhau điều đó cũng tạo nên
những sự khác nhau ít nhiều về ngữ âm, từ vựng, sự khác biệt đó người ta gọi


18
là thổ ngữ. Cho nên, ngôn ngữ nghề nghiệp tuy nằm trong một phương ngữ,
mang tính phương ngữ nhưng cũng có nét riêng nhất định. Sự khác biệt về
ngữ âm, ngữ nghĩa giữa các vốn từ của các thổ ngữ, các phương ngữ xã hội
trong phương ngữ Thanh Hóa, so với các phương ngữ khác và so với vốn từ
toàn dân là khá rõ nét.
Phương ngữ là kết quả của sự tác động bên trong và bên ngồi ngơn
ngữ, nhưng trước hết chủ yếu là từ nguyên nhân bên trong. Từ cấu trúc ngơn
ngữ, mặt biến đổi của nó được thể hiện trên từng phương ngữ về ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp. Tuy nhiên, sự sự biến đổi của phương ngữ là khơng đồng
đều trên từng bình diện ngơn ngữ cũng như trên khắp các vùng miền dân cư.
Vì thế mà tạo nên đặc trưng riêng của từng phương ngữ và làm nên tính đa
dạng của ngơn ngữ trong sự thể hiện.Việc tìm hiểu, nghiên cứu phương ngữ
Thanh Hóa nói chung, từ nghề biển trong phương ngữ nói riêng có thể đóng
góp phần cứ liệu cho việc nghiên cứu lịch sử và vốn từ tiếng Việt.
1.2. Vốn từ ngôn ngữ toàn dân và vốn từ phương ngữ
1.2.1. Từ và vốn từ
1.2.1.1. Từ là gì?
Đây là một khái niệm tưởng như dễ dàng trả lời, nhưng để có một câu
trả lời thoả mãn cho mọi người thì thật khơng dễ. Theo từ điển của Giáo sư

Hồng Phê thì ơng đã định nghĩa như sau: “Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất
có nghĩa ổn định và có cấu tạo hồn chỉnh dùng để đặt câu” [32].
Thế nhưng lại có rất nhiều định nghĩa khác về từ. Vậy từ là gì? Tại sao
lại có nhiều định nghĩa về từ như vậy? Từ là một đơn vị tồn tại hiển nhiên, có
sẵn của ngơn ngữ. Do tính chất hiển nhiên có sẵn của từ mà ngơn ngữ của lồi
người bao giờ cũng được gọi là ngơn ngữ của các từ. Tính chất hiển nhiên cơ
bản của các từ là vật liệu mà thiếu nó khơng thể nào hình dung ra được một
ngơn ngữ. Chính các từ đã biến đổi và kết hợp ở trong câu theo quy luật ngữ


19
pháp của ngôn ngữ. F. de Saussure đã viết: “... Từ là một đơn vị luôn luôn ám
ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong tồn bộ cơ cấu ngơn
ngữ [37, tr.111].
Cái khó nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau về định hình,
về chức năng và những đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác
nhau cũng như trong một ngơn ngữ: Có từ mang chức năng định danh và có
từ thì khơng (số từ, thán từ, phụ từ), có từ biểu thị khái niệm, có từ chỉ dấu
hiệu của những cảm xúc nào đó như (thán từ), có từ liên hệ với những sự
vật, hiện tượng ngoài thực tế (các thực từ), có từ lại biểu thị những quan hệ
trong ngơn ngữ mà thơi (hư từ), có từ có kết cấu nội bộ, có từ chỉ tồn tại
trong nhiều dạng thức ngữ pháp khác nhau, nhưng có từ chỉ tồn tại trong một
dạng thức mà thơi...
Chính vì vậy, việc định nghĩa từ thường thiếu đi sự thống nhất. Hiện
nay, có trên 300 định nghĩa khác nhau về từ. Có những định nghĩa thiên về
mặt ngữ âm như định nghĩa của K.Bukher: “Các từ là những kí hiệu âm thanh
của một ngôn ngữ được cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trường”. Có
định nghĩa lại thiên về mặt ngữ nghĩa, như định nghĩa của E.Sapir: “Từ là một
đoạn nhỏ nhất có nghĩa hồn tồn độc lập và bản thân nó có thể làm thành
một đơn vị tối giản...”.

Có một số định nghĩa sau này lại khá chung chung không cụ thể như:
“Từ là bất kỳ âm nào của lời nói, trong ngơn ngữ, từ là một ý nghĩa khác với ý
nghĩa của những âm cũng là từ khác” (F.Ffortunatov)...
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam có rất nhiều định nghĩa về từ
như: “Từ là đơn vị cơ bản chủ yếu có khả năng vận dụng độc lập mang ý
nghĩa từ vựng ngữ pháp” [47].
“Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về hình thức và ý
nghĩa” (Nguyễn Thiện Giáp, 1995, Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục,
HN, tr.61).


20
Nhìn chung, các định nghĩa trên đây và cịn nhiều các định nghĩa khác
nữa về từ không làm mọi người thoả mãn. Để có sự nhất qn trong q trình
làm luận văn, chúng tôi thống nhất lấy định nghĩa của Đỗ Hữu Châu: “Từ của
tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến mang những đặc điểm
ngữ pháp nhất định lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu...” [10].
Đây là định nghĩa được nhiều người chấp nhận. Sở dĩ chúng ta lấy định
nghĩa này bởi vì nó đã hàm chứa được hai vấn đề cơ bản đó là:
- Vấn đề khả năng tách biệt của từ (tính độc lập của từ)
- Vấn đề tính hồn chỉnh của từ (từ có vỏ âm thanh hồn chỉnh, có
nội dung).
Tính hồn chỉnh và tính tách biệt về ý nghĩa của từ là bắt buộc đối với
mỗi từ, là cơ sở của tính hồn chỉnh và tính tách biệt về mặt hình thức, như:
Những đặc trưng về ngữ âm, những đặc trưng về ngữ pháp. Trong tiếng Vệt,
đơn vị ngơn ngữ độc lập hồn chỉnh về ngữ âm và ngữ nghĩa được vận dụng
linh hoạt tự do trong lời nói... đó chính là từ và tồn bộ từ và ngữ cố định tập
hợp lại thành vốn từ vựng tiếng Việt. Do vậy, từ là đơn vị hết sức quan trọng,
giống như viên gạch để xây dựng nên tồ lâu đài ngơn ngữ.
1.2.1.2.Vốn từ tiếng Việt

Khi nói đến ngơn ngữ dân tộc hay một phương ngữ nào đó thì khơng
thể khơng nói đến một bình diện quan trọng đó là “vốn từ”. Vốn từ của một
ngơn ngữ là một khối thống nhất của toàn bộ từ và ngữ cố định được tổ chức
theo quy luật nhất định, nằm trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Nguyễn Văn Tu (1978), trong Từ và vốn từ tiếng Việt, (Nxb Đại học và
trung học chuyên nghiệp, HN), cho rằng: Vốn từ làm thành hệ thống tập hợp
những yếu tố khác nhau, phân biệt lẫn nhau thành một tổ chức hệ thống, vốn từ
được xác định bằng những yếu tố được liệt kê theo một trật tự nào đó hoặc bởi
đặc điểm nào đó của những yếu tố. Chẳng hạn: Trong tiếng Việt, hệ thống


21
những từ chỉ loại có số lượng hạn chế nhất định, cịn hệ thống từ ghép lại vơ
hạn, vì chúng được cấu tạo theo những kiểu đã có sẵn song song với những
kiểu cụm từ tự do. Hàng chục vạn đơn vị từ vựng làm thành vốn từ của tiếng
Việt, chúng có những tiêu chí riêng biệt làm cho từ này khác với từ kia, từ này
tồn tại được nhờ sự đối lập, tồn tại của từ kia và ngược lại. Người ta có thể dựa
vào những nét khác biệt của từ về mặt hình thức (vỏ ngữ âm), hay về mặt nội
dung (ý nghĩa) của từ cùng loại khác nhau hay là biến thể của bản thân nó...
Vốn từ tiếng Việt được các nhà ngôn ngữ học chia ra thành các lớp từ
khác nhau dựa vào sự đối lập đó. Tiếng Việt của chúng ta có một vốn từ văn
hố (vốn từ tồn dân) phong phú thống nhất, đồng thời lại có các từ khác nhau
như từ địa phương, từ nghề nghiệp, thuật ngữ khoa học và tiếng lóng... Đó là
các lớp từ được phân chia theo tiêu chí phạm vi sử dụng. Lớp từ của ngơn ngữ
văn hố là lớp từ được sử dụng rộng rãi, phổ thông, cịn các lớp từ khác có
phạm vi sử dụng hẹp hơn (các lớp từ hạn chế về phạm vi sử dụng). Tuy nhiên,
các lớp từ này lại có khả năng tạo nên những nét đặc thù của một địa phương,
hay một nghề nghiệp. Điều này sẽ được phân tích trong nội dung của đề tài.
Có một vấn đề chúng ta đều thấy và cần nhấn mạnh, đó là tất cả các lớp từ sử
dụng hạn chế về phạm vi trong tiếng Việt (có thể là lãnh thổ, có thể là trong

một cộng đồng người cùng chung một nghề nghiệp hoặc một nhóm người
trong xã hội) đã tạo nên bức tranh đa dạng trong sự thống nhất của tiếng Việt.
Tính thống nhất đó trước hết được biểu hiện trong thực tế giao tiếp của
người Việt. Tức là khi vận dụng tiếng Việt, người Việt Nam dù ở miền Bắc
hay Miền Nam, hễ nói tiếng Việt là có thể hiểu nhau dễ dàng, mặc dù khi nói
người nói có thể phát âm theo giọng của mỗi miền khác nhau. Từ địa phương,
thậm chí là thổ ngữ dù có phong phú đa dạng và mang đậm chất địa phương
đến đâu, nhất là khi nói viết đều tự giác tuân thủ các quy tắc ngữ pháp, quy
tác chính tả thống nhất. Tính thống nhất của tiếng Việt còn được biểu hiện


22
ngay trong cơ chế nội tại của nó. Về mặt này, chúng ta thấy rằng vốn từ ngữ
cơ bản giữa ba vùng phương ngữ Bắc, Trung, Nam đã được các nhà ngôn ngữ
học Việt Nam so sánh và đưa ra kết luận: có khoảng hơn 90% từ ngữ là đồng
nhất và ngay cả những từ (tiếng) không giống cả ba vùng phương ngữ thì khi
dùng, người của cả ba vùng này đều có thể hiểu được. Chẳng hạn: Hoa/bơng;
lợn/heo; quả /trái; cá tràu/cá quả; trái dứa/trái thơm... Sở dĩ mọi người có thể
hiểu được là vì những từ của tiếng địa phương nằm trong sự đối lập về âm và
nghĩa với lớp từ của ngơn ngữ văn hố (ngơn ngữ toàn dân).
Sự phong phú và đa dạng trong sự thống nhất của từ tiếng Việt là yếu
tố làm cho vốn từ tiếng Việt phát triển, ngày càng hoàn thiện đầy đủ. Nếu
tiếng Việt khơng có tính thống nhất cao, khơng có tính tồn dân thì mọi người
sống trên mọi miền đất nước sẽ không sử dụng được cộng cụ này để thực hiện
giao tiếp một cách có hiệu quả nhất. Lớp từ của ngơn ngữ văn hố là lớp từ cơ
bản, lớp từ chủ yếu tạo nên kho từ vựng tiếng Việt. Lớp từ này có phạm vi sử
dụng rộng rãi toàn quốc cho mọi tầng lớp nhân dân, từ nhà khoa học cho đến
những người nông dân, công nhân... Cho nên lớp từ này gọi là lớp từ toàn dân
hay lớp từ phổ thông. Lớp từ vựng của ngôn ngữ văn hố khơng chối bỏ sự có
mặt, sự đồng thời tồn tại của các lớp từ khác và phạm vi sử dụng của nó hạn

chế hơn lớp từ ngơn ngữ văn hoá. Ngược lại, các lớp từ hạn chế về mặt phạm
vi, mức độ sử dụng này lại là nguồn bổ sung cho lớp từ toàn dân ngày một
đầy đủ và ngày càng hồn thiện, góp phần vào việc phát triển tiếng nói của
người Việt Nam.
1.2.2. Vốn từ ngơn ngữ toàn dân và vốn từ phương ngữ
Từ toàn dân (lớp từ vựng văn hố) là những từ tồn dân hiểu và sử
dụng, đó là vốn từ chung cho tất cả những người nói ngơn ngữ nào đó, thuộc
các địa phương khác nhau. Đây chính là lớp từ vựng chung nền tảng của một
ngơn ngữ. Do vậy, khi nói đến ngơn ngữ dân tộc, hay nói đến một phương


23
ngữ nào đó khơng thể khơng nói đến một bình diện vơ cùng quan trọng của
ngơn ngữ, đó là “vốn từ”. Việc nghiên cứu từ nói riêng và vốn từ nói chung
gặp nhiều khó khăn, bởi từ trong phương ngữ có nhiều quan hệ đan xen chồng
chéo và những từ ấy có thể nằm trong vốn từ tồn dân, lại có thể nằm trong
vốn từ phương ngữ. Vì vậy, có những từ và nhóm từ ta có thể xếp chúng vào
nhóm này và có thể xếp chúng vào nhóm kia. Ví dụ: Cá bị, cá căng... (các từ
chỉ các loại cá này vừa dùng trong phương ngữ nhưng cũng vừa được thu nạp
vào từ điển phổ thông nên trong ngôn ngữ tồn dân nó có thể được dùng).
Chúng ta biết rằng, nghĩa của mỗi từ là cụ thể, nhưng trong từng ngữ
cảnh cụ thể lại khác nhau ít nhiều (nó có thể biến đổi, thêm bớt các sắc thái
nghĩa). Do vậy, khi nghiên cứu nghĩa của từ, ngữ nghĩa của vốn từ ta sẽ thấy
rất phức tạp. Và nghiên cứu từ nghề nghiệp trong phương ngữ nói chung thì
người ta phải tiến hành đối chiếu từ trong vốn từ toàn dân và cả trong vốn từ
phương ngữ, vì vậy lại càng phức tạp. Do nhiều nguyên nhân mà ta thấy sự
tương ứng về nghĩa của từ trong phương ngữ nói chung và từ chỉ nghề nói
riêng với từ trong ngơn ngữ tồn dân theo từng cặp ít có sự sóng đôi trọn vẹn,
mức độ đồng nhất và đối lập là khá phức tạp. Vì vậy, việc xem xét và nghiên
cứu vốn từ chỉ nghề cá, làm nước mắm, làm muối của một phương ngữ là việc

vơ cùng khó khăn, bởi từ nghề nghiệp trong phương ngữ không chỉ là biến thể
của ngơn ngữ tồn dân ở một địa phương cụ thể, mà cịn có thể là biến thể của
từ trong phương ngữ đó.
Sự biến đổi của ngơn ngữ có tính lịch sử và các biến thể của ngôn ngữ
chồng lớp lên theo thời gian. Như chúng ta đã nói, từ nghề nghiệp nói riêng,
phương ngữ nói chung, ngồi cái mã chung cơ bản mang tính thống nhất với
ngơn ngữ tồn dân cịn có nét khác biệt và chính những nét khác biệt khơng
trùng khớp ấy đã giúp chúng ta tìm hiểu tốt hơn mối quan hệ giữa từ nghề
nghiệp với vốn từ toàn dân và vốn từ địa phương. Khi đối sánh ngơn ngữ tồn
dân với phương ngữ, trong đó có lớp từ nghề nghiệp, ta thấy sự khác biệt đầu


24
tiên chính là ngữ âm, sự khác biệt thứ hai chính là ngữ nghĩa. Vốn từ của
phương ngữ trong đó có vốn từ chỉ nghề với vốn từ của ngơn ngữ tồn dân
khác biệt nhau chính là do sự phát triển của lịch sử ngữ âm, từ vựng, ngữ
nghĩa nói riêng, ngơn ngữ nói chung của tiếng Việt.
Trong phương ngữ có lớp từ chỉ nghề khác nhau và rất đa dạng với
những mức độ phương diện khác nhau, có thể đó là sự khác nhau hồn tồn
(khơng có quan hệ về âm và nghĩa) vì chúng có nguồn gốc, sự vay mượn tiếp
xúc và giao thoa ngơn ngữ hồn tồn khác nhau. Và sự khác nhau này có thể
chỉ là ở dung lượng rộng hay hẹp, số lượng nhiều hay ít.
Về việc nghiên cứu, để chỉ ra mối quan hệ tồn dân với vốn từ
phương ngữ trong đó có lớp từ chỉ nghề giúp chúng ta hiểu được phần nào
sự phát triển, biến đổi của ngơn ngữ. Chính những đặc điểm giống nhau và
khác nhau giữa ngơn ngữ tồn dân và phương ngữ, điều đó đã thể hiện bản
sắc văn hóa của cư dân vùng phương ngữ. Vốn từ vựng phương ngữ nói
chung, từ chỉ nghề nói riêng góp phần vun đắp, xây dựng ngơn ngữ văn hố
ngày một phát triển.
1.3. Vốn từ nghề nghiệp trong phương ngữ và trong vốn từ toàn dân

1.3.1. Từ chỉ nghề và khái niệm từ nghề nghiệp
Từ nghề nghiệp là một lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử
dụng nhằm biểu thị những tên gọi, sự vật, hiện tượng, công cụ, sản phẩm, quá
trình hoạt động, sản xuất trong phạm vi của những người cùng làm nghề nào
đó trong xã hội.
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu: “Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những
đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và hành
nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và ngành lao
động trí óc (ngành thuốc, ngành văn thơ...)” [10, tr.234]. Từ nghề nghiệp chỉ
sinh ra và tồn tại trong quá trình sản xuất của nghề. Trong quá trình hoạt


25
động, từ nghề nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố do hoạt động sản xuất của
nghề quy định. Nói cách khác, từ nghề nghiệp chỉ có ý nghĩa trong mơi
trường của nó. So với từ địa phương, tiếng lóng, thuật ngữ khoa học thì từ
nghề nghiệp cũng có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, từ nghề nghiệp khác
tiếng lóng ở chỗ: Từ nghề nghiệp là tên gọi duy nhất của hiện tượng thực tế
nhưng khơng có từ đồng nghĩa trong ngơn ngữ tồn dân (nó khơng song song
tồn tại với từ của ngơn ngữ tồn dân). Cũng chính vì vậy mà từ nghề nghiệp
dễ dàng trở thành vốn từ toàn dân khi khái niệm riêng của nghề nào đó đã trở
thành phổ biến rộng rãi trong xã hội. Ví dụ: Cưa, đục, xẻ, bào... (nghề mộc);
quăng chài, thả lưới ... (nghề cá); ướp chượp, chượp... (nghề làm nước mắm);
văng cát, nạo muối... (nghề làm muối).
Như vậy, từ nghề nghiệp chỉ sinh ra và tồn tại trong quá trình sản xuất
của nghề. Trong quá trình hoạt động, từ nghề nghiệp được tạo ra và sử dụng
phụ thuộc vào các yếu tố do hoạt động sản xuất của nghề quy định. Nói cách
khác, từ nghề nghiệp chỉ có ý nghĩa trong mơi trường của nó.
Nguyễn Văn Tu, trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt hiện đại”
cũng đã so sánh “Những từ nghề nghiệp khác thuật ngữ ở chỗ được chuyên

dùng để trao đổi miệng về chuyên môn chứ không phải dùng để viết. Từ nghề
nghiệp còn khác thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm, gợi hình ảnh, có sắc thái vui
đùa [47, tr.126].
Khi so sánh từ nghề nghiệp với thuật ngữ khoa học thì Nguyễn Văn
Tu đã nhấn mạnh phương thức truyền miệng của từ nghề nghiệp và cũng
chính phương thức truyền miệng này làm từ nghề nghiệp mang tính khẩu
ngữ rõ nét. Bên cạnh đó, tác giả cịn đề cập đến tính chất gợi hình, tính gợi
cảm của từ nghề nghiệp. Mặt khác, từ nghề nghiệp sản sinh là do yêu cầu
của nghề và nó sẽ mất đi khi nghề đó khơng cịn tồn tại. Đó chính là tính lâm
thời của từ nghề nghiệp.


×