Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng giày dép của công ty CP Cao Su Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.4 KB, 38 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập, tiếp cận thực tế tại công ty CP Cao Su Hà Nội về hiệu
quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng giày dép đã giúp em cũng cố những kiến thức
đã học, đồng thời tiếp có cơ hội tiếp cận với thực tế. Để có được thành quả này, em
xin xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Lê Thị Việt Nga đã tận tình hướng dẫn
em trong suốt thời gian em viết Khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo công ty CP Cao Su Hà Nội, đặc
biệt là các cô, chú, anh, chị trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện
và nhiệt tình hướng dẫn cho em thực tập tại công ty để em có thể học hỏi, tích lũy
kiến thức và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô luôn mạnh khỏe và công tác tốt.
Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong công ty CP Cao Su Hà Nội dồi dồi dào
sức khỏe và ngày càng đạt được nhiều thành công hơn nữa.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2016.
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Mai

1

1


MỤC LỤC

2

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Tên


Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức công ty HARCO
Bảng 3.1. Số liệu kết quả kinh doanh của công ty HARCO
Bảng 3.2. Báo cáo năng lực sản xuất của công ty CP Cao Su Hà Nội năm 2015
Bảng 3.3. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của công ty CP Cao Su Hà Nội từ 2013-2015
Bảng 3.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong hoạt động KD XK giày
dép giai đoạn 2013- 2015
Bảng 3.5. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu xuất khẩu của công ty giai đoạn 20132015
Bảng 3.6. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013- 2015
Bảng 3.7. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013- 2015
Bảng 3.8. Hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công
ty giai đoạn 2013- 2015
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
HARCO
SX- KD
XK
VLĐ

3

Nghĩa
Công ty CP Cao Su Hà Nội
Sản xuất- Kinh doanh
Xuất khẩu
Vốn lưu động

3


Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đang là một xu thế phát triển chung

tất yếu như hiện nay thì xuất khẩu đóng một vai trò vô cùng cần thiết đối với một
đất nước nói chung và các doanh nghiệp tham gia quá trình hội nhập quốc tế nói
riêng. Chính vì thế, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp đã và đang ngày càng tiến
hành thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển quy mô hơn.
Việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp luôn phải gắn liền với
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, bởi trong môi trường kinh tế đa dạng
và đầy cạnh tranh như hiện nay các doanh nghiệp luôn phải tự tìm cách đổi mới và
thúc đầy quy mô, tiềm lực cũng như vị trí của mình trên trường quốc tế. Hơn nữa
hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không
dựa vào hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đó. Vì vậy, làm thế nào
để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu luôn là một bài toán khó mà tất
cả các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu luôn nỗ lực đi tìm giải
pháp.
Nhắc đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ra trường thế giới chúng ta
không thể không đề cập tới lĩnh vực xuất khẩu giày dép. Trong các giai đoạn gần
đây, ngành da dày luôn được đánh giá là một trong những lĩnh vực xuất khẩu mũi
nhọn hàng đầu của nước nhà. Hiện nay, Việt Nam đang xếp thứ 3 về kim ngạch
xuất khẩu giày dép trên thế giới sau Trung Quốc và Italia (Theo tờ World
Footwear). Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu giày dép cũng là
một bài toán chung trên con đường nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, đấy mới chỉ nhìn và bề nổi của vấn đề, kim ngạch xuất khẩu và
doanh thu xuất khẩu qua các năm đều đạt mức tăng trưởng mạnh nhưng thực tế hiệu
quả thu được từ hoạt động kinh doanh giày dép chưa đáng kể. Hơn nữa, theo báo
cáo của Tổng Cục Hải Quan cho thấy, từ nhiều năm qua các doanh nghiệp hoạt
động xuất khẩu trong khối ngành này ở nước ta chiếm chủ yếu vẫn theo phương

thức nhận nguyên liệu gia công cho thương nhân nước ngoài (xuất gia công) và xuất
hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (xuất sản xuất xuất khẩu). Năm 2012, tỷ
trọng hai loại hình này chiếm tới 97% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước
4


ta. Chính vì vậy, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp
Việt chưa cao.
Nhận thức từ vấn đề nêu trên và qua quá trình tìm hiểu, phân tích thực trạng
hoạt động kinh doanh xuất khẩu giày dép tại công ty CP Cao Su Hà Nội – một trong
những doanh nghiệp có bề giày hoạt động trong lĩnh vực này, cũng như qua sự
hướng dẫn định hướng của các thầy cô em xin nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu
quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng giày dép của công ty CP Cao Su Hà Nội”.
1.2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu các đề tài liên quan đến định hướng đề tài trên, hiện

tại em chỉ thấy có một đề tài tài liên quan đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là
“Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng tại thị trường
Đông Nam Á của công ty CP đầu từ và xuất nhập khẩu Viglacera” của Lê Thanh
Bình, khoa Thương Mại quốc tế, 2013.
1.3.

Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, nhận định các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
tại công ty CP Cao Su Hà Nội.
- Đánh giá được hiệu quả kinh doanh xuất khẩu giày dép tại công ty CP Cao Su
Hà Nội.
- Từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh


doanh xuất khẩu tại công ty CP Cao Su Hà Nội.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận là những vấn đề liên quan đến
hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.5.

Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu họat động xuất khẩu giày dép của công ty

CP Cao Su Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty
trong những năm gần đây và giai đoạn hiện nay đến năm 2020.

5


1.6.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Thống kê: Được thể hiện qua các số liệu và thông tin báo cáo.
- So sánh: Số liệu kết quả báo cáo các năm của doanh nghiệp
- Phân tích và xử lý dữ liệu: phân tích các dữ liệu thu thập được.

1.7.

Kết cấu của đề tài khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu ở một doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu giày dép ở cty CP Cao Su
Hà Nội
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh xuất khẩu tại công ty CP Cao Su Hà Nội

6


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU
Ở MỘT DOANH NGHIỆP
2.1. Lý thuyết liên quan đến xuất khẩu
2.1.1. Khái niệm
Xuất khẩu là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động ngoại thương,
trong đó hàng hoá dịch vụ được bán cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. Nếu xem
xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản
đầu tiên của doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh quốc tế.
Theo khoản 1, Điều 28, chương 2, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 “ xuất
khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật.”
 Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ một quốc gia nhất định

sang quốc gia khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
2.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
2.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức xuất khẩu mà trong đó doanh nghiệp tham gia trực tiếp bán sản
phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua các bộ phận xuất khẩu của mình
2.1.2.2. Xuất khẩu ủy thác

Hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu không có
điều kiện đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mà phải ủy
thác cho doanh nghiệp khác có chức năng tiến hành xuất khẩu hộ.
2.1.2.3. Buôn bán đối lưu

Là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ
với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Lượng hàng hóa xuất đi tương
đương với lượng hàng hóa nhập về. Ở hình thức này, xuất khẩu không nhằm mục
đích thu khoản ngoại tệ mà để thu lại hàng hóa khác có giá trị tương đương.
2.1.2.4. Gia công quốc tế

Là hoạt động kinh doanh thương mại, trong đó bên nhận gia công nhập khẩu
nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công để thu lại phí nhận gia công.
Như vạy, đối với hình thức này hoạt động xuất khẩu gắn liền với sản xuất.
7


2.1.2.5. Tái xuất khẩu

Là hình thức xuất khẩu những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu và chưa qua
chế biến ở nước tái xuất. Đây là phương thức giao dịch mà người tham gia không
nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng trong nước mà chỉ tạm nhập sau đó xuất khẩu
sang nước khác.
2.1.3. Vai trò của xuất khẩu
Là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu
đã trở thành phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế đòi
hỏi các điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và công nghệ. Song hầu hết các nước
đang phát triển và chậm phát triển đều nằm trong tình trạng thiếu vốn, thiếu công
nghệ và thừa lao động. Thực tiễn đã xác định xuất khẩu là một mũi nhọn có ý nghĩa
quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước nói chung cũng như

của Việt Nam nói riêng. Công tác xuất khẩu được đánh giá quan trọng như vậy là
do:


Một là, xuất khẩu đã tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá

đất nước.
• Hai là, xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thúc đẩy
sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp
phù hợp vơi xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với tất cả các
nước đang độ phát triển như Việt Nam.
• Bà là, xuất khẩu tác động tích cực tớ giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời
sống cho lao động.

Bốn là, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta
trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với quá
trình phân công lao động quốc tế. Như vậy, có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo ra
động lực càn thiết giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói
lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế
hội nhập quốc tế.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất
khẩu, vai trò của hoạt động xuất khẩu luôn được đề cao và lấy làm mục tiêu hoạt
động.

8


Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu đóng góp thu nhập rất lớn trong tổng doanh thu
của doanh nghiệp, góp phần hoàn thành mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, mục
tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới. Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như

mục tiêu quan trọng nhất, từ đó mở ra cơ hội tìm kiếm, mở rộng thị trường, tiến
hành tham gia và tiếp cận thị trường thế giới.
Thứ hai, hoạt động xuất khẩu góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp đó
cả trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Nhất là trong điều kiện hội nhập
quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, khi hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp được
xuất khẩu ra nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình
một cách rõ nét hơn.
Bên cạnh đó, việc tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ làm tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do phải chịu sức ép từ các doanh nghiệp cùng
ngành ở trong nước và quốc tế nên doanh nghiệp phải đầu tư cơ sở vật chất, chất
lượng, đội ngũ nhân viên… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là một nguyên
do khiến doanh nghiệp phải luôn nỗ lực cải tiến để thúc đẩy hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp.
2.2. Lý thuyết liên quan đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
2.2.1. Các khái niệm liên quan đến hiệu quả kinh doanh
Trước hết, để nắm được khái niệm về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chúng
ta cần biết được “Hiệu quả kinh doanh là gì?”. Tùy thuộc vào các giai đoạn nghiên
cứu và quan điểm của từng người, hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau
về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt
được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”.
Từ khái niệm trên có thể thấy quan điểm này chưa hợp lý, vì ở đây có sự
đồng nhất giữa kết quả đạt được và hiệu quả là một. Doanh thu của một doanh
nghiệp thể hiện mức tiêu thụ, kết quả đạt được chứ không đồng nhất với hiệu quả
kinh doanh.
Theo giáo trình Quản trị doanh nghiệp của tác giả Trương Hòa Bình và Đỗ
Thị Tuyết thì “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình) kinh tế là một phạm

9



trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền
vốn) để đạt được mục tiêu xác định.”
Để hoàn chỉnh hơn và có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả kinh doanh
trong doanh nghiệp, cần đi sâu vào nghiên cứu bản chất của vấn đề:
“Hiệu quả kinh doanh được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng lao động của các nguồn lực sản xuất như: vốn, lao động, máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu để thực hiện mức tối đa các mục tiêu kinh tế- xã hội với những chi
phí thấp nhất. Nói cách khác, hiệu quả kinh doanh thể hiện mối tương quan giữa sự
vận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó trong những
điều kiện nhất định trên cơ sở tối ưu hóa việc khai thác các nguồn lực sản xuất.”
Từ đó, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công thức sau của tác giả
Manfred- Kuhn:
H=
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh doanh
K: Kết quả đạt được
C: Hao phí nguồn lực cần thiết để tạo ra kết quả
 Bản chất của hiệu quả kinh doanh:

Chính là hiệu quả của lao động xã hội, được xác đinh bằng cách so sánh giữa
chất lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội.
Từ đó, có thể thấy thước đo của hiệu quả kinh doanh là tiết kiệm hao phí lao động
xã hội và tối thiểu hóa chi phí bỏ ra dựa trên những điều kiện hiện có.
2.2.2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Từ những nghiên cứu chung nhất về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
chúng ta có thể hiểu: Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực, trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu.
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi
phí để tạo ra kết quả đó của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu.

 Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là đại lượng so sánh giữa chi phí và kết quả

trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu.

10


2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của một
doanh nghiệp
2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
2.3.1.1. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu
H1 = LX/ VX
Trong đó:
H1: Tỷ suất lợi nhuận theo vốn phục vụ hoạt động xuất khẩu
LX: Lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu
VX: Vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Trong các chỉ số trên, “vốn được hiểu là tất cả biểu hiện bằng tiền của các loại
tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thức khác nhau sử dụng vào mục
đích kinh doanh sinh lợi cho doanh nghiệp. Đó là nguồn nguyên vật liệu, tài sản
cố định, nhân công, thông tin, uy tín doanh nghiệp được sử dụng cho mục đích
sinh lợi của doanh nghiệp”.
“Chi phí xuất khẩu là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để xuất một lô
hàng theo như hoạt động ngoại thương.”
Công thức trên cho biết đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh bao
nhiêu sẽ tạo ra tương ứng bấy nhiêu lợi nhuận xuất khẩu. Nếu tỷ suất lợi nhuận
theo vốn vào hoạt động xuất khẩu càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Do đó, để nâng cao hiệu quả hiệu quả xuất khẩu công ty phải tìm cách giảm vốn
sản xuất kinh doanh, nhưng điều đó không hoàn toàn có nghĩa giảm vốn thì sẽ
thu được hiệu quả xuất khẩu cao mà doanh nghiệp phải biết lựa chọn nguồn vốn
phù hợp để thu được lợi nhuận cao nhất.

Từ chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá được cách thức sử dụng, phân
phối nguồn vốn hợp lý và hiệu quả của nguồn vốn bỏ ra trong hoạt động kinh
doanh xuất khẩu có đạt được theo kế hoạch hay không.
2.3.1.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
H2 = LX/DX
Trong đó:
H2: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
LX: Lợi nhuận theo doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
11


DX: Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
Từ công thức này cho biết, một đồng doanh thu xuất khẩu thì thu được tương
ứng bao nhiêu lợi nhuận xuất khẩu. Nếu lợi nhuận theo doanh thu càng cao thì hiệu
quả kinh doanh xuất khẩu càng cao.
Chỉ tiêu này đồng thời phản ánh sự chênh lệch giữa độ tăng của chi phí xuất
khẩu và doanh thu xuất khẩu. Đồng thời giúp doanh nghiệp đánh giá được công tác
nhập khẩu, phân phối và tiêu thụ sản phẩm đạt mức hiệu quả như thế nào.
2.3.1.3. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí xuất khẩu
H3 = LX/CX
Trong đó:
H3: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí xuất khẩu
LX: Lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu
CX: Chi phí cho hoạt động xuất khẩu
Công thức trên cho biết, khi doanh nghiệp bỏ ra bao nhiêu chi phí thì đạt
được tương đối bấy nhiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Nếu tỷ suất
lợi nhuận theo chi phí xuất khẩu càng cao thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của
doanh nghiệp càng cao.
Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hoạt động tổ chức, quản lý
các chi phí của doanh nghiệp đã hiệu quả hay chưa.


12


2.3.1.4. Hiệu quả về sử dụng vốn phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu
SVLĐ = Doanh thu thuần xuất khẩu/ Vốn lưu động xuất khẩu
Trong đó: SVLĐ: Số vòng quay vốn lưu động xuất khẩu
Công thức trên chỉ ra rằng, khi doanh nghiệp bỏ ra bao nhiêu vốn lưu động
thì thu được bấy nhiêu đồng doanh thu xuất khẩu. Số vòng quay của vốn lưu động
càng nhiều thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu càng cao.
2.3.1.5. Hiệu quả về sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu
D = Lợi nhuận xuất khẩu/ Số lao động xuất khẩu
Trong đó: D: Mức sinh lời của 1 lao động khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu
Công thức trên cho thấy, một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh
xuất khẩu sẽ tạo ra được tương ứng bấy nhiêu lợi nhuận xuất khẩu. Mức sinh lời
càng lớn thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu càng cao.
W = Tổng doanh thu xuất khẩu/ Số lao động xuất khẩu
Trong đó:
W: Doanh thu bình quân một lao động tham gia vào hoạt động xuất khẩu
 Chỉ tiêu này thể hiện công tác sử dụng lao đông của công ty, nghiên cứu chỉ

tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình sử dụng lao động và đưa
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
2.3.2. Các chỉ tiêu định tính
2.3.2.1. Tình hình giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho lao động
Giải quyết công ăn việc làm ổn định cho đại bộ phận lao động luôn là mục
tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, chính vì thế các doanh nghiệp cũng cần
nỗ lực phát triển, và tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho tầng lớp lao động. Đặc
biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, lĩnh vực có yêu
cầu cao hơn về trình độ, năng lực. Đây cũng là bộ phận các doanh nghiệp hiện nay

đang giải quyết một phần rất lớn công ăn việc làm.
Chính vì vậy, từ phía các cơ quan Nhà nước phải tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp hoạt động xuất khẩu thuận lợi hơn, đồng thời các doanh nghiệp phải biết tận
dụng các cơ hội, thời cơ để mở rộng kinh doanh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả
hơn nữa.

13


2.3.2.2. Trách nhiệm, đóng góp đối với xã hội
Đây được đánh giá là yếu tố phản ánh được tình hình hoạt động của doanh
nghiệp. Bên cạnh đóng góp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân, các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu còn có trách nhiệm đối với xã hội khác như:
Bảo vệ môi trường, hoạt động công ích…
2.3.2.3. Tình hình chấp hành chính sách pháp luật
Bên cạnh những hoạt động trên đối với xã hội, hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng còn được
đánh giá qua thái độ chấp hành các chính sách và quy định của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao nếu như ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định
đầy đủ và nghiêm túc. Hơn nữa, các doanh nghiệp này chính là tấm gương và hình
mẫu doanh nghiệp đẹp mà Nhà nước ta muốn xây dựng, để tạo nên một môi trường
kinh doanh lành lạnh, phát triển.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp
2.4.1. Nhóm nhân tố về kinh tế- xã hội
Sự tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng như sự phát triển của hoạt động
thương mại trong nước góp phần thúc đẩy và nâng cao vị thế của doanh nghiệp
trong quá trình tham gia hoạt động kinh tế quốc tế. Sản xuất trong nước phát triển
mạnh, chất lượng sẽ nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu về
chủng loại, mẫu mã hàng hóa trên trường thế giới.
Cơ sở hạ tầng của một quốc gia cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu không thể tách rời cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin
liên lạc, giao thông vận tải… từ khâu nghiên cứu thị trường cho đến khâu thực hiện
hợp đồng. Chính vì vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng của một quốc gia được đầu tư phát
triển sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sự hòa nhập và kết nối cùng với các nước trong khu vực và trên
thế giới là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu. Một quốc gia có mối quan hệ giao thương tốt với các nước khác và hội
nhập cùng các tổ chức thương mại lớn trên thế giới như: WTO, AFTA, ASEAN…
sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vươn ra thế giới hiệu quả hơn.\

14


2.4.2. Nhóm nhân tố chính trị- pháp luật
Đối với hoạt động kinh doanh quốc tế thường mang những đặc điểm riêng
biệt hơn và phức tạp hơn về các quy định vì có sự tham gia của nhiều chủ thể đến từ
hai hay nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Chính vì vậy, các yếu tố khác nhau
của môi trường chính trị pháp luật ở mỗi khu vực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp cần
nghiên cứu và chấp hành hiệu quả các nội dung chính sách pháp luật của từng quốc
gia để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình được diễn ra thuận
lợi.
2.4.3. Nhóm các nhân tố chủ quan của doanh nghiệp
- Cơ chế tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động dưới một bộ máy điều hành hợp lý và năng lực sẽ là
nền tảng để đưa doanh nghiêp từng bước đi lên. Cơ chế quản lý thích hợp sẽ giúp
doanh nghiệp biết cách sử dụng và quản lý các nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
Và ngược lại, một doanh nghiệp điều hành với bộ máy lạc hậu, cồng kềnh sẽ làm
doanh nghiệp chậm tiến và hạn chế hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình.

- Nhân tố con người

Nhân tố con người thuộc về nhân tố lao động của doanh nghiệp. Trình độ
chuyên môn, năng lực làm việc là nhân tố cơ bản làm nên hiệu quả kinh doanh xuất
khẩu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sở hữu đội ngũ lao động chuyên nghiệp,
sáng tạo và kinh nghiệm sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh cao hơn, cũng như mở ra
nhiều bước đột phá mới cho doanh nghiệp, và ngược lại.
- Yếu tố tài chính

Vốn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có vị thế hơn trên thị trường cũng như cơ hội
nhận được nhiều hợp đồng giá trị hơn. Nguồn vốn mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp
giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong kinh doanh cũng như chủ động hơn trong
việc xoay vòng vốn.
- Yếu tố cơ sở vật chất- kỹ thuật

Cũng như yếu tố nhân lực và tài chính, cơ sở vật chất- kỹ thuật cũng là yếu tố quan
trọng quyết định hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Trang bị cơ sở
15


vật chất hiện đại, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm được
các chi phí liên quan như: thuê nhân công, chi phí sửa chữa… và tăng cao năng suất
lao động, giảm thời gian sản xuất. Nhờ đó doanh nghiệp có thể cắt giảm giá thành,
nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ khác và tăng cao hiệu quả kinh doanh xuất
khẩu.

16



CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU
GIÀY DÉP Ở CTY CP CAO SU HÀ NỘI
3.1. Giới thiệu về công ty CP Cao Su Hà Nội
3.1.1. Giới thiệu chung về công ty CP Cao Su Hà Nội
-

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Cao Su Hà Nội
Tên tiếng Anh: Ha Noi Rubber Joint Stock Company
Tên viết tắt: HARCO
Trụ sở: Số 59- Tổ 13- Thị trấn Cầu Diễn- Nam Từ Liêm- Hà Nội
Điện thoại: 04.37640872 – Fax: 04.7640756
Email: hoặc
Website: www.harco.com.vn
Vốn điều lệ: 26.500.000 .000 VNĐ
Số đăng ký kinh doanh: 0103007543 – Cấp ngày: 12/4/2005, thay đổi lần 2

ngày 19/6/2014.
- Giám đốc đại diện: Phạm Hồng Việt
3.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty CP Cao Su Hà Nội
Được thành lập theo quyết định số 1606 ngày 05/4/2005 theo quyết định của
UBND thành phố Hà Nội và được cấp giấy phép ngày 12/4/2005. Tiền thân của
công ty CP Cao su Hà Nội là hai doanh nghiệp Nhà nước: xí nghiệp cao su Hà Nội
và xí nghiệp Cao su Thống Nhất. Công ty đã có lịch sử hơn 50 năm. Trước đây, địa
điểm công ty đặt tại số 20- Cát Linh- Đống Đa- Hà Nội, từ tháng 5/2000 chuyển về
trụ sở Cầu Diễn- Nam Từ Liêm- Hà Nội hoạt động cho đến nay.
Từ khi được Cổ phần hóa chính thức năm 2005, công ty Cổ phần Cao Su Hà
Nội đã và đang ngày càng nỗ lực xây dựng, phát triển. Công ty trải qua quá trình
phấn đấu đã đạt được một số thành tựu nhất định:
- Năm 2006:


+ UBND thành phố Hà Nội đã trao tặng bằng khen: đã có thành tích xuất sắc trong
phong trào thi đua năm 2006.
+ Đạt cup vàng top 10 sản phẩm tấm EVA do ban tổ chức Thương Hiệu Việt chứng
nhận.
- Năm 2007:

+ Đạt cúp vàng vinh danh vì sự nghiệp xanh phát triển bền vững quốc tế - Việt Nam
do IHội Khoa Học- Kỹ Thuật Việt Nam tổ chức.
- Năm 2008:
17


+ Được hội đồng giải thưởng “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển” chứng nhận
đạt chuẩn
+ Ông Phạm Hồng Việt- GĐ công ty được bầu chọn là doanh nhân tiêu biểu của
năm do Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam bình chọn.
- Năm 2009:

+ Đạt huy chương vàng về sản phẩm giày vải thời trang V&D và tấm trải sàn xốp
HARCO.
+ Top 100 thương hiệu hàng đầu và ông Phạm Hồng Việt- GĐ công ty là một trong
100 doanh nghiệp tiêu biểu do Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam bình chọn.
Bên cạnh đó, công ty cong được Đảng và Nhà nước trao tặng một số giải
thưởng cao quý khác như:
- 03 huân chương lao động hạng 3
- 02 bằng khen của Hội đồng Bộ Trưởng, nhiều bằng khen và giấy khen của

thành phố trao tặng.
- 6 lần tự vệ xí nghiệp đạt danh hiệu quyết thắng.
- Chứng chỉ: ISO 9001:2008, ISO 14000, HACCP.


Tính đến thời điểm hiện nay, công ty cổ phần Cao Su Hà Nội đã mở rộng được
hệ thống phân phối sản phẩm ở cả 3 miền từ Bắc vào Nam với 1 trung tâm giới
thiệu sản phẩm và 12 đại lý bán sản phẩm chính hãng của công ty.
3.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty Cổ phần Cao Su Hà Nội
3.1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất các loại giày dép, túi xách, tấm xốp, tấm EVA, tấm trải sàn…
- Xuất khẩu các loại giày dép, túi xách, tấm xốp, cao su phục vụ sản xuất giày

dép
- Gia công giày dép.
- Mua bán giày dép, túi xách, tấm xốp…

18


3.1.3.2. Các loại sản phẩm kinh doanh
- Cao su chịu đầu, đế cao su.
- Giày thể thao, giày dép thời trang, giày trẻ em, giày bảo hộ lao động
- Ủng và dép xốp đi biển
- Túi xách
- Các loại cao su kỹ thuật Joăng
- Tấm EVA dạng cuốn, xốp EVA dạng tấm
- Tấm trải sàn
3.1.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động nhân sự của công ty Cổ phần Cao Su Hà Nội

Công ty CP Cao Su Hà Nội với đội ngũ cán bộ công nhân viên gần 500
người, trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của
sản xuất- kinh doanh. Hằng năm, công ty liên tục mở các lớp đào tạo nâng cao, mời
các chuyên gia nước ngoài về đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên nhằm nâng

cao tay nghề và kỹ năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
Công ty CP Cao Su Hà Nội được thiết lập theo mô hình trực tuyến chức
năng, từ trên xuống hợp. Các phòng ban, bộ phận có mối quan hệ chức năng và phối
hợp với nhau một cách chặt chẽ, có hệ thống.

19


Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc điều hành

Phó GĐ kỹ thuật
công nghiệp

Trợ lý GĐ sản
xuất

PX

PX

Bộ

ph


cán


phận phận

cao

liệ
u

Bộ

công mẫu
nghệ

Phòng
tổ
chức
hành
chính

Phòng
tài
chính
kế
toán

Phòng
kinh
doanh

Phòng

kế
hoạch
vật tư

PX

PX

PX

Cắt

may



su
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức công ty HARCO
Nguồn: Sổ tay quản lý chất lượng công ty Harco
3.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Cao Su Hà Nội
3.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
3.2.1.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh

Dưới đây là bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua những năm gần
đây nhất:

20


Bảng 3.1. Số liệu kết quả kinh doanh của công ty HARCO

Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
1.Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ
-Tổng doanh thu
-Các khoản giảm trừ
2.Giá vốn hàng bán
3.Chi phí SX- KD theo yếu tố
4.Chi phí tài chính
5.Lợi nhuận từ hoạt động KD
6.Chi phí khác
7.Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
7.Thuế
8.Lợi nhuận sau thuế

Năm 2013
77.065.546.054

Năm 2014
93.565.828.466

Năm 2015
98.965.762.180

77.074.851.054
80.304.047.836
77.451.940.105
2.297.662.129
265.671.627

191.086.868
279.605.229

93.565.828.466
9.305.000
67.317.767.149
74.708.102.306
1.983.491.923
625.589.735
525.985.232
328.560.936

98.976.912.763
11.150.583
72.324.467.523
78.215.687.489
2.013.475.289
356.738.267
367.263.829

116.708.770
162.896.549

174.343.591
189.827.198
154.217.345
177.436.631
Nguồn: Báo cáo tài chính kế toán

Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên của doanh nghiệp, có thể thấy

liên tục qua các năm công ty đã có những sự tăng trưởng. Tuy nhiên mức tăng
trưởng này chưa đáng kể so với quy mô, tiềm lực cũng như so với bề dày hoạt động
của một doanh nghiệp lâu năm.
3.2.2.2. Năng lực sản xuất của công ty

Bảng 3.2. Báo cáo năng lực sản xuất của công ty CP Cao Su Hà Nội năm 2015
Loại sản phẩm
Giày dép các loại
Tấm EVA
Tấm trải sàn
Đế các loại
Sản phẩm cao su công nghiệp

Số lượng
1.000.000 đôi/ năm
100.000 tấm/ năm
300.000 m2/ năm
1.000.000 đôi/ năm
1.500.000 sản phẩm/ năm
Nguồn: Website công ty CP Cao Su Hà Nội

Nhìn vào bảng trên cho thấy, năng lực sản xuất của công ty hiện nay đang ở
mức khá. Bên cạnh giày dép, công ty cũng đang nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất
của nhiều sản phẩm thế mạnh khác như: Tấm EVA, sản phẩm cao su công nghiệp.
3.2.2. Hoạt động xuất khẩu giày dép của công ty
3.3.2.1. Về thị trường xuất khẩu

21



Hiện nay, các sản phẩm giày dép mang thương hiệu HARCO không những đã
được dần phủ sóng ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam mà bên cạnh đó đã có mặt ở
nhiều nước trên thế giới.
-

Châu Âu: Anh, Đức, Pháp, Phần Lan, Tây Ba Nha
Châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia
Châu Phi: Ai Cập, Nigieria
Châu Mỹ: CuBa, Mexico

Đặc biệt, công ty đang có định hướng mở rộng tìm đối tác xuất khẩu sang thị
trường Liên Bang Nga đầy tiềm năng.
3.2.2.2. Kết quả hoạt động xuất khẩu giày dép

Theo kết quả báo cáo tài chính năm 2015, doanh thu xuất khẩu của công ty đã
đạt mức bình quân 5.000.000 USD/ năm. Tuy nhiên, tỷ lệ nguồn doanh thu chủ yếu
thu được từ hoạt động xuất khẩu của các mặt hàng liên quan đến sản phẩm giày dép.
Cụ thể, có thê theo dõi qua bảng báo cáo sau.
Bảng 3.3. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của công ty CP Cao Su Hà Nội từ 2013-2015
Năm
2013
2014
2015
Tổng kim ngạch xuất khẩu 3.426.250
3.718.730
4.132.280
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty HARCO
Doanh thu xuất khẩu có sự tăng trưởng đều qua các năm do công ty có sự
thay đổi trong cơ cấu mặt hàng, đa dạng sản phẩm xuất khẩu. Đặc biệt là sự nỗ lực
trong hoạt động tìm kiếm, mở rộng thị trường và tăng cao năng lực sản xuất kinh

doanh xuất khẩu của công ty.

22


3.3. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu giày dép của công ty giai
đoạn gần đây
3.3.1. Chỉ tiêu định lượng
3.3.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn xuất khẩu
Bảng 3.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong hoạt động KD XK giày
dép giai đoạn 2013- 2015
Chỉ tiêu
2013
2014
2015
Đơn vị
1. Doanh thu XK
75.377
81.812
90.910
Triệu VNĐ
2. Vốn lưu động XK
24.125
23.374
32.364
Triệu VNĐ
3. Lợi nhuận sau thuế
3.768,85
4.254,22
4.861,86

Triệu VNĐ
4. Hiệu quả sử dụng 15,62
18,20
15,02
%
VLĐ XK (4)=
5. Số vòng quay VLĐ 3,12
3,5
2,8
Vòng/ năm
XK (5)=
Nguồn: Chỉ tiêu (1), (2), (3) Báo cáo tài chính kế toán; (4), (5) tự tính theo công thức
Qua bảng số liệu 3.4 có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
công ty năm 2013 là cứ 15,62%, nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động được đầu tư thì
thu được 0,1562 đồng lợi nhuận xuất khẩu. Năm 2014, chỉ tiêu này tăng nhẹ lên
18,2%. Đến năm 2015, chỉ tiêu này giảm xuống còn 15,02%, nghĩa là cứ bỏ ra một
đồng vốn đầu tư thì thu được 0,1502 đồng lợi nhuận xuất khẩu.
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty có biến động ko đều
qua các năm, tuy nhiên mức biến động này dù tăng hay giảm đều ở mức thấp.
Đối với chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động xuất khẩu:cho biết tốc độ
quay vòng vốn lưu động cho xuất khẩu, trên lý thuyết khi chỉ tiêu này đạt từ 3 trở
lên được đánh giá là tốt. Qua bảng trên có thể đánh giá rằng, số vòng quay vốn lưu
động xuất khẩu có sự biến động theo thời gian. Năm 2013 đạt 3,12 vòng/ năm, năm
2014 tăng lên 3,5 vòng/ năm, tuy nhiên đến năm 2015 vừa qua chỉ tiêu này giảm
xuống mức dưới 3 và còn 2,8 vòng/ năm. Đây cũng là một tồn tại mà công ty cần
phải có biện pháp để khắc phục.
3.3.1.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu xuất khẩu
Bảng 3.5. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013- 2015
Chỉ tiêu
1. Doanh thu XK

23

2013
75.377

2014
81.812

2015
90.910

Đơn vị
Triệu VNĐ


2. Chi phí XK
71.608,15
77.557,78
86.048,14
Triệu VNĐ
3. Lợi nhuận sau thuế
3.768,85
4.254,22
4.861,86
Triệu VNĐ
4.
Tỷ suất lợi nhuận theo 5
5,20
5,35
%

doanh thu XK (4)=
Nguồn: Chỉ tiêu (1), (2), (3) Báo cáo tài chính kế toán; (4) tự tính theo công thức
Ở chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận tăng hay giảm phụ thuộc vào mối quan hệ
tương quan giữa doanh thu và chi phí, phản ánh sự chênh lệch giữa mức độ tăng của
chi phí xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu.
Qua bảng số liệu 3.5, có thể thấy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu xuất
khẩu ở công ty có sự thay đổi theo hướng tăng lên đều đặn qua các năm, tuy nhiên
mức tăng không nhiều. Năm 2013, chỉ tiêu này là 5% có nghĩa cứ một đồng doanh
thu xuất khẩu thì công thì công ty thu được 0,5 đồng lợi nhuận xuất khẩu. Đến 2014,
là 5,20% chỉ tiêu này tăng lên nhưng không đáng kể mặc dù doanh thu xuất khẩu tăng
khá cao so với năm trước. Năm 2015 vừa qua, chỉ tiêu này là 5,35% nghĩa là một
đồng doanh thu thì thu được 0,535 đồng lợi nhuận xuất khẩu. Nhìn chung, tỷ suất lợi
nhuận theo doanh thu của công ty còn thấp, hầu như tăng ở mức chậm.
3.3.1.3. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn xuất khẩu
Bảng 3.6. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013- 2015
Chỉ tiêu
2013
2014
2015
Đơn vị
1. Doanh thu XK
75.377
81.812
90.910
Triệu VNĐ
2. Chi phí XK
71.608,15
77.557,78
86.048,14
Triệu VNĐ

3. Tổng vốn XK
52.763,9
57.268,4
61.818,8
Triệu VNĐ
4. Lợi nhuận sau thuế
3.768,85
4.254,22
4.861,86
Triệu VNĐ
5. Tỷ suất lợi nhuận theo 7,14
7,42
7,86
%
vốn XK (5)=
Nguồn: Chỉ tiêu (1), (2), (3, (4)) Báo cáo tài chính kế toán; (5) tự tính theo công thức
Nhìn vào bảng số liệu 3.6 ta có thể nhận thấy được chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
theo vốn xuất khẩu của công ty HARCO giai đoạn 2013- 2015 có sự tăng trưởng ở
mức nhẹ. Năm 2013, chỉ tiêu này là 7,14% tức là một đồng vốn thì thu được 0,714
đồng lợi nhuận xuất khẩu. Năm 2015, chỉ tiêu này là 7,86% tương ứng thu được
0,786 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận xuất khẩu theo vốn có xu hướng tăng nhưng so với
tiềm lực, khả năng phát triển của công ty thì đang ở mức đánh giá khá thấp. Từ đây
có thể nhận thấy công ty vẫn chưa khai thác và sử dụng nguồn vốn cho hoạt động
xuất khẩu giày hiệu quả.
3.3.1.4. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí xuất khẩu
24


Bảng 3.7. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013- 2015
Chỉ tiêu

2013
2014
2015
Đơn vị
1. Doanh thu XK
75.377
81.812
90.910
Triệu VNĐ
2. Chi phí XK
71.608,15
77.557,78
86.048,14
Triệu VNĐ
3. Lợi nhuận sau thuế
3.768,85
4.254,22
4.861,86
Triệu VNĐ
4. Tỷ suất lợi nhuận theo chi 5,26
5,48
5,65
%
phí XK (4)=
Nguồn: Chỉ tiêu (1), (2), (3) Báo cáo tài chính kế toán; (4) tự tính theo công thức
Căn cứ vào bảng số liệu trên có thể thấy tỷ suất lợi nhuận theo chi phí xuất
khẩu qua các năm đạt được giá trị đang còn rất thấp. Từ năm 2013 đến năm 2015
chỉ tiêu này vẫn ở mức 5,65%, nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 0,565
đồng lợi nhuận xuất khẩu. Nhìn chung, hoạt động quản lý và phân bổ nguồn chi phí
của công ty chưa hiệu quả.


25


×