Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây re hương làm cơ sở cho bảo tồn và phát triển loài huyện phú lương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.18 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

BÀN QUANG CHUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY RE HƯƠNG
(CINNAMOMUM PARTHENOXYLON (JACK.) MEISN.) LÀM CƠ SỞ
CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2010 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


--------------------------------------------

BÀN QUANG CHUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY RE HƯƠNG
(CINNAMOMUM PARTHENOXYLON (JACK.) MEISN.) LÀM CƠ SỞ
CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 - LN - N02

Khoa
Khóa học

: Lâm nghiệp
: 2014 - 2015

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Thanh Tâm

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

BÀN QUANG CHUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY RE HƯƠNG
(CINNAMOMUM PARTHENOXYLON (JACK.) MEISN.) LÀM CƠ SỞ
CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 - LN - N02

Khoa
Khóa học

: Lâm nghiệp
: 2014 - 2015

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Thanh Tâm

Thái Nguyên, năm 2015



i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới
sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại
những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì
việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh
viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà
trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng
một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của cô
giáo Th.S Trần Thị Thanh Tâm, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học loài cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon
(Jack.) Meisn) làm cơ sở cho bảo tồn và phát triển loài huyện Phú Lương Thái Nguyên”.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
cô giáo Th.S Trần Thị Thanh Tâm và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự
phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo và người dân các xã khu vực
huyện Phú Lương, tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp,
đặc biệt là cô giáo Trần Thị Thanh Tâm đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn đến các ban ngành
lãnh đạo, các cán bộ và bà con trong địa bàn huyện Phú Lương đã tạo điều
kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận

này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Bàn Quang Chung


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích đất ...................................... 24
Bảng 4.1: Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Re hương .......... 26
Bảng 4.2: Một số đặc điểm về sử dụng loài cây Re hương của người dân
địa phương .................................................................................... 27
Bảng 4.3. hệ thống phân loại Re Hương trong hệ thống phân loại ................ 28
Bảng 4.4: Kích thước thân và chiều cao của loài Re hương .......................... 29
Bảng 4.5: Kích thước lá cây Re hương ......................................................... 30
Bảng 4.6: Đặc điểm độ tàn che nơi có Re hương phân bố............................. 31
Bảng 4.7: Công thức tổ thành tầng cây gỗ .................................................... 32
Bảng 4.8: Công thức tổ thành cây tái sinh nơi có Re hương phân bố ............ 34
Bảng 4.9: Mật độ cây tái sinh loài Re hương ................................................ 35
Bảng 4.10: Nguồn gốc cây Re hương tái sinh ............................................... 36
Bảng 4.11: Chất lượng cây Re hương tái sinh............................................... 37
Bảng 4.12: Tổng hợp độ che phủ TB của cây bụi nơi có loài Re hương
phân bố.......................................................................................... 39
Bảng 4.13: Tổng hợp độ che phủ TB của lớp dây leo và thảm tươi nơi có loài
Re hương phân bố ......................................................................... 39
Bảng 4.14: Sự xuất hiện cây Re hương trên các tuyến .................................. 40
Bảng 4.15: Thông kê số hộ gia đình còn giữ được cây Re hương ................. 41
Bảng 4.16: bảng tần suất xuất hiện cây Re hương trên các tuyến và trong OTC ..... 42

Bảng 4.17: Phân tích phẫu diện đất .............................................................. 43
Bảng 4.18: Kết quả phân tích đất nơi có Re hương phân bố ......................... 44


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hình thái thân cây Re hương .................................................. 29
Hình 4.2: Lá cây Re hương........................................................................... 30
Hình 4.3. Hoa của cây Re hương .................................................................. 30
Hình 4.4. Quả cây Re hương ........................................................................ 31
Hình 4.5: A, khai thác gỗ Re hương; B, Sản phẩm từ rễ Re hương ............... 46


iv

DANH MỤC
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Từ, cụm từ viết tắt

Giải thích

CTTTC

: Công thức tổ thành chung

Dt

: Đường kính tán


D1.3

: Đường kính 1.3m

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

Hdc

: Chiều cao dưới cành

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

ODB

: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

STT

: Số thứ tự

TB


: Trung bình

Ts

: Tái sinh


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii
DANH MỤC ................................................................................................. iv
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN ..................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu .................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập ........................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩ thực tiễn .................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm sinh học cây Re hương .... 3
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 4
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 5
2.3.1. Lịch sử phát triển các nghiên cứu ở Việt Nam ...................................... 5
2.3.2. Các nghiên cứu về cây Re hương. ......................................................... 6
2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội tại huyện Phú Lương ....................... 8

2.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 8
2.4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình .......................................................................... 8
2.4.1.2. Khí hậu thuỷ văn ............................................................................... 9
2.4.1.3. Đất đai ............................................................................................. 10
2.4.1.4. Hiện trạng rừng................................................................................ 10
2.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ...................................... 11


vi

2.4.2.1. Tổ chức quản lý của cơ sở ............................................................... 11
2.4.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................................... 11
2.4.2.3. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt ................................................. 12
2.4.3. Đánh giá chung................................................................................... 13
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 14
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................... 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 14
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 14
3.2.1. Sự hiểu biết của người dân về loài cây và đặc điểm sử dụng Re hương .... 14
3.2.2. Phân loại loài Re hương...................................................................... 14
3.2.3. Đặc điểm nổi bật về hình thái cây ....................................................... 14
3.2.4. Một số đặc điểm sinh thái của loài ...................................................... 14
3.2.5. Tác động của con người tới loài cây nghiên cứu ................................. 15
3.2.6. Đề xuất một số biện pháp phát triển loài cây nghiên cứu .................... 15
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung .......................................................... 15
3.3.2. Phương pháp điều tra cụ thể ............................................................... 15
3.3.2.1. Điều tra sơ thám .............................................................................. 15

3.3.2.2. Điều tra chi tiết ................................................................................ 16
3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. ............................................. 20
3.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tổ thành tầng cây gỗ ................................. 20
3.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài ............................... 21
3.3.3.3. Phương pháp phân tích đất............................................................... 24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 25
4.1. Sự hiểu biết của người dân về loài và đặc điểm sử dụng cây Re hương . 25


vii

4.1.1. Sự hiểu biết của người dân về loài cây Re hương ............................... 25
4.1.2. Đặc điểm sử dụng loài Re hương ........................................................ 27
4.2. Phân loại loài Re hương ........................................................................ 28
4.3. Đặc điểm nổi bật về hình thái cây .......................................................... 29
4.3.1. Rễ, thân và cành cây ........................................................................... 29
4.3.2. Đặc điểm hình thái lá cây ................................................................... 30
4.3.3. Đặc điểm hình thái hoa và quả ............................................................ 30
4.4. Đặc điểm sinh thái của loài .................................................................... 31
4.4.1. Đặc điểm ánh sáng nơi có Re hương phân bố ..................................... 31
4.4.2. Tổ thành tầng cây gỗ nơi có Re hương phân bố .................................. 32
4.4.3. Đặc điểm về tái sinh loài .................................................................... 33
4.4.3.1. Tổ thành tầng cây tái sinh nơi lập OTC............................................ 33
4.4.3.2. Mật độ cây tái sinh........................................................................... 35
4.4.3.3. Nguồn gốc cây tái sinh .................................................................... 36
4.4.3.4. Chất lượng cây Re hương tái sinh: ................................................... 37
4.4.4. Đặc điểm về cây bụi và thảm tươi và dây leo có loài Re hương phân bố ... 38
4.4.5. Đặc điểm phân bố loài Re hương ........................................................ 40
4.4.5.1. Phân bố theo tuyến điều tra.............................................................. 40
4.4.5.2. Phân bố phân tán trên toàn diện tích rừng của người dân ................. 41

4.4.5.3. Phân bố theo các trạng thái rừng ...................................................... 41
4.4.5.4. Tần suất xuất hiện của loài Re hương trong các OTC trên tuyến
điều tra.......................................................................................................... 42
4.4.6. Đặc điểm đất nơi loài cây Re hương phân bố...................................... 43
4.4.6.1. Lý tính ............................................................................................. 43
4.4.6.2. Hoá tính ........................................................................................... 44
4.5. Tác động của con người tới loài nghiên cứu .......................................... 45
4.6. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển loài .......................................... 47


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn
trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Người viết cam đoan

XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong tự nhiên nguồn tai nguyên sinh vật cô cùng đa dạng và phong
phú, tuy nhiên sự xuất hiện của con người liên quan mật thiết đến các nguồn
tài nguyên. Hoạt đông sản suất của con người đã và đang lạm dụng quá mức
việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên này và kết quả là tài nguyên
thiên nhiên, tài nguyên sinh vật, môi trường bị suy thoái, gây ra mất cân bằng
sinh thái, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật trong đó có loài người của
chúng ta. Sức khỏe của hành tinh phụ thuộc vào sự đa dạng của các loài sinh
vật. Vì vậy việc bảo tồn đa dạng sinh học được coi là nhiệm vụ rất cấp bách
hiện nay và cũng là trách nhiệm của toàn nhân loại.
Nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á với tổng diện tích tự nhiên khoảng
330.541 km² Việt Nam được coi là một trong những trung tâm về đa dạng
sinh học của khu vực cũng như thế giới. Hiện nay các nhà khoa học đã thống
kê được 11.373 loài thuộc 2.524 chi, 378 họ trong 7 ngành thực vật khác nhau
(Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997). Với hơn 19 triệu hecta rừng và đất rừng, hệ thực
vật này là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển của đất nước, thể hiện rõ lợi
thế của ngành lâm nghiệp so với nhiều ngành sản xuất khác. Trong tập đoàn
các loài cây đa mục đích đã được định danh ở Việt Nam, cây Re hương
(Cinnamomum parthenoxylum) là loài cây có triển vọng đem lại giá trị kinh tế
cao trong tương lai, đặc biệt cho những người dân nghèo sống ở vùng núi.
Nghiên cứu về loài cây này ở trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay còn
rất thiếu. Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức mô tả về hình thái,
định danh loài mà chưa đi sâu nghiên cứu nhiều về các đặc tính sinh học, sinh


2


thái học, gây trồng và bảo tồn loài. Trong tự nhiên số lượng cây ngày càng
giảm nên vấn đề bảo tồn loài này là rất cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành lựa chọn Đề tài “Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Re hương (Cinnamomum
parthenoxylon (Jack.) Meisn) làm cơ sở bảo tồn và phát triển loài tại huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái và phân bố, đặc điểm tái sinh
của cây Re hương tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuấ tmột số các biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây cũng như
nguồn gen quý này trong khu vực.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Trau dồi kiến thức nghiên cứu thực tế phục vụ cho việc làm quen với
công tác nghiên cứu khoa học nói chung;
- Áp dụng vào thực tiễn, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn.
1.3.2. Ý nghĩ thực tiễn
- Việc nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cây Re hương nhằm đề
xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài.
- Biết được đặc tính sinh thái của loài cấy để có biện pháp gây trồng
phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm sinh học cây Re hương
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đa dạng sinh học đang

ngày càng suy giảm làm cho số lượng các loài động, thực vật giảm từng ngày
từng giờ, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm nằm trong số đó có cây
Re hương (Cinnamomum parthenoxylon).
Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN
(International Union for Conservation of nature and Natural Resources - Hiệp
hội quốc tế để bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên) các loài được xếp
vào 9 bậc theo các chỉ tiêu về mức độ đe doạ tuyệt chủng như: Tốc độ suy
thoái (rate of decline), kích thước quần thể (population size), phạm vi phân bố
(area of geographic distribution), mức độ phân tách quần thể và khu phân bố
(degree of population and distribution fragmentation).
Cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) thuộc họ Long não
(Lauraceae) là một loài cây quý, đa tác dụng. Hiện tại nó được xếp vào loại
rất nguy cấp (CR) trong Sách đỏ Việt Nam (2007) [1].
Trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP [7]. Re hương (Cinnamomum
parthenoxylon) được xếp vào nhóm IIA (nhóm các loài thực vật hạn chế khai
thác, sử dụng vì mục đích thương mại).
Từ những tình trạng trên cho thấy cây Re hương là loài cây có giá trị kinh
tế, thân gỗ dùng cho chế biến các sản phẩm mỹ nghệ, gốc rễ dùng để sản xuất
tinh dầu có giá trị. Do có giá trị kinh tế cao nên hiện nay hoạt động khai thác trái
phép loài cây này ở Việt Nam đang trở thành điểm nóng, vì vậy nghiên cứa để
biết rõ đặc điểm sinh thái học của cây Re hương từ đó đề ra các giải pháp bảo
tồn và phát triển loài tại khu vực nghiên cứu cũng như ở Việt Nam.


4

2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định rừng là một sinh thái hoàn
chỉnh nhất. Thực vật rừng có sự biến động cả về chất và lượng khi yếu tố
ngoại cảnh thay đổi. Rừng cây và con người có mối quan hệ mật thiết với

nhau. Chính lẽ đó, cây rừng được con người quan sát, xem xét, nghiên cứu từ
thủa xa xưa. Nghiên cứa về cấu trúc rừng, tái sinh, các đặc điểm tính chất của
cây rừng... trong đó nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học cây rừng để làm cơ
sở cho việc sử dụng rừng có hiệu quả và bền vững.
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài làm cơ sở đề xuất biện
pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh
doanh rừng rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó, các lý
thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để trong
nghiên cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm về sinh thái học thực vật
nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa các loài thực vật với nhau và
giữa chúng với điều kiện nơi mọc, các phương pháp nghiên cứu đó đã được
trình bày trong “Thực nghiệm sinh thái học” của Stephen, D.Wrattenand,
Gary L.A.ry (1980), W.Lacher (1987) các tác giả đã chỉ rõ sự thích nghi của
các loài với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ
ẩm, nhịp điệu khí hậu.
E. P. Odum,[10] Cơ sở sinh thái học. Làm cơ sở để nghiên cứ các loài
cây và mức độ đa dạng của chúng.
Tái sinh là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng,
đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn
hoàn cảnh rừng.
Van steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của
rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt.


5

Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ
qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường
sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên

trong của quần Xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động
phù hợp.
Như vậy, với các công trình nghiên cứu về lý thuyết sinh thái, tái sinh,
cấu trúc rừng tự nhiên cũng như nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái đối
với một số loài cây như trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm cấu
trúc, tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung và về loài nghiên cứu nói riêng.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.1. Lịch sử phát triển các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của các loài cây bản
địa chưa nhiều, có thể tổng hợp một số thông tin có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu như sau:
Vũ Văn Cần (1997) [3] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh
vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn
Quốc gia Cúc Phương, ngoài những kết luận về các đặc điểm phân bố, hình
thái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần có Chò đãi phân bố,... tác
giả cũng đã đưa ra những kỹ thuật tạo cây con từ hạt đối với loài cây Chò đãi.
Lê Phương Triều (2003) [14] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật
học của loài Trai lý tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tác giả đã đưa ra một số
kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài
tác giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố ND1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D1,3, Dt-D1,3.
Huỳnh văn kéo (2007) [6]nghiên cứu về khả năng ra rễ của cây Re
hương khi sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong giâm hom để phát triển
nguồn gen.


6

Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 63, 2010 [5]. Nghiên cứu một số
đặc điểm tái sinh của loài Re hương (cinamoum parthenoxylon) tại vườn quốc
gia Bạc mã.

Tóm lại, với những kết quả của những công trình nghiên cứu như trên,
là cơ sở để đề tài lựa chọn những nội dung thích hợp để tham khảo vận dụng
trong đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài cây Re hương.
2.3.2. Các nghiên cứu về cây Re hương
Re hương Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. Tên đồng nghĩa:
Laurus parthenoxylon Jack, 1820; Laurus porrecte Roxb. 1832; Sassafras
parthenoxylon (Jack) Nees, 1836; Cinnamomum simondii Lecomte, 1913;
Cinnamomum porrectum (Roxb.) Kosterm. 1952. Hay còn gọi là Co chấu, Re
dầu, Vù hương, Xá xị, thuộc họ Long não (Lauraceae), cây gỗ to, thường
xanh, cao đến 30 m, đường kính thân 70-90 cm, cành nhẵn, màu hơi đen khi
khô. Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9-11 cm, rộng 4-5 cm, thót nhọn về 2
đầu; gân bên 4-7 đôi, gân giữa phẳng ở mặt trên, lồi ở mặt dưới; cuống dài 23 cm, nhẵn. Cụm hoa chuỳ ở nách lá, dài 6-12 cm, phủ lông màu nâu; cuống
hoa dài 1-3 mm, phủ lông; bao hoa 6 thùy, có lông dài 1,5-2 mm, thuôn; nhị
hữu thụ 9, chia 3 vòng, 2 vòng nhị ngoài không tuyến, chỉ có lông, nhị vòng
thứ 3 có 2 tuyến, tuyến không chân, nhị lép 3, hình tam giác có chân; bầu hình
trứng, nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa. Quả hình cầu, đường kính 8-10 mm,
đính trên ống bao hoa hình chén. Mùa hoa tháng 1-5, quả tháng 6-9. Mọc
trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đất hay núi đá vôi, ở độ
cao 100-600 m. Phân bố ở: Việt Nam (Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Ninh,
Bắc Giang, Quảng Trị, Đà Nẵng), Ấn Độ, Trung Quốc. Loài có nguồn gen
hiếm; gỗ tốt không mối mọt, dùng trong xây dựng, làm tà vẹt, đóng tàu; lá, vỏ
và rễ có thể chiết tinh dầu.[1]


7

Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) là một trong những loài cây
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nên cần được ưu tiên nghiên cứu bảo tồn và
phát triển nguồn gen quý hiếm này. Qua kết quả nghiên cứu về “Ảnh hưởng
của chất điều hòa sinh trưởng IBA (indol butyric acid) đến khả năng ra rễ

trong giâm hom cây Re hương phục vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen ở
vườn quốc gia Bạch Mã”, bằng phương pháp nhân giống vô tính chúng ta có
thể chủ động nguồn giống cho kế hoạch gây trồng loài này trên diện rộng ở
các phân khu phục hồi hệ sinh thái bằng giải pháp lâm sinh như trồng dặm,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh để bảo tồn nguồn gen. Đồng thời, khuyến khích
nhân dân trồng cây phân tán, tập trung ở vùng đệm nhằm cải thiện cơ cấu cây
trồng bản địa, tăng thêm loài cây trồng đa mục đích góp phần phát triển kinh
tế Xã hội, xóa đói giảm nghèo theo chương trình phát triển kinh tế vùng đệm
của các vườn quốc gia, khu bảo tồn ở Việt Nam, những nơi có điều kiện sinh
thái phân bố tự nhiên loài này.[6]
Cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) là một loài cây quý, đa
tác dụng. Do có giá trị kinh tế cao nên loài cây này hiện đã bị khai thác một
cách kiệt quệ. Thêm vào đó, số lượng cây tái sinh tự nhiên của Re hương rất ít
nên vấn đề bảo tồn loài là rất cần thiết. Với việc sử dụng phương pháp nghiên
cứu tổ thành tầng cây cao và nghiên cứu tái sinh trong lâm nghiệp, chúng tôi
đã xác định được tại các lâm phần có Re hương phân bố, thành phần các loài
cây gỗ tầng cao rất đa dạng (từ 21 - 39 loài). Tổ thành các loài cây gỗ tái sinh
chủ yếu là các loài cây ưa sáng như Chẹo, Dẻ, Hoàng đàn, Chân chim… với
mật độ dao động từ 6.200 - 7.920 cây/ha. Phần lớn các cây tái sinh Re hương
có phẩm chất tốt, nên mặc dù chưa nằm trong nhóm các cây tái sinh có triển
vọng nhưng các cây này vẫn có khả năng pháp triển tốt, đáp ứng yêu cầu của
thế hệ cây Re hương trong tương lai nếu được chăm sóc và bảo vệ tốt. Cần có
kế hoạch tạo giống cây từ hạt phục vụ cho hoạt động khoanh nuôi, xúc tiến tái


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới

sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại
những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì
việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh
viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà
trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng
một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của cô
giáo Th.S Trần Thị Thanh Tâm, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học loài cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon
(Jack.) Meisn) làm cơ sở cho bảo tồn và phát triển loài huyện Phú Lương Thái Nguyên”.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
cô giáo Th.S Trần Thị Thanh Tâm và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự
phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo và người dân các xã khu vực
huyện Phú Lương, tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp,
đặc biệt là cô giáo Trần Thị Thanh Tâm đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn đến các ban ngành
lãnh đạo, các cán bộ và bà con trong địa bàn huyện Phú Lương đã tạo điều
kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận
này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Bàn Quang Chung



9

2.4.1.2. Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng,
lạnh rõ rệt. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp,
có khi xuống tới 30C, thường xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô.
Mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa
lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22 0C, tổng tích nhiệt
khoảng 8.000 0C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng 27,2 0C (cao
nhất là tháng 7 có năm lên tới 38 0C - 39 0C). Nhiệt độ bình quân thấp nhất
trong mùa lạnh là 20 0C, (thấp nhất là tháng 1 có nhiệt độ 15,6 0C). Số giờ nắng
trung bình một năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115 kcallo/cm.
Lượng mưa trung bình ở Phú Lương từ 2.000 mm đến 2.100 mm/năm.
Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mưa nhiều, chiếm trên 90 % tổng lượng
mưa cả năm. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất (bình quân từ 410 mm đến 420
mm/tháng) và có số ngày mưa nhiều nhất (từ 17 ngày đến 18 ngày/tháng).
Tháng 11 và tháng 12 ít mưa, lượng mưa trung bình chỉ khoảng từ 24 đến 25
mm/tháng và mỗi tháng chỉ có khoảng từ 8 ngày đến 10 ngày mưa. Lượng bốc
hơi trung bình hàng năm ở Phú Lương khoảng 985,5 mm, mùa lạnh lượng bốc
hơi lớn hơn lượng mưa, độ ẩm (k) dưới 0,5 nên thường xuyên xảy ra khô hạn.
Phú Lương có mật độ sông, suối bình quân 0,2 km/km2, trữ lượng nước
cao, phân bổ tương đối đều ở các Xã trong Huyện, thuận lợi cho phát triển
thuỷ lợi, đủ nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư toàn Huyện.
Sông Cầu, là sông lớn nhất chảy trên địa bàn huyện với tổng chiều dài 17 km
qua các Xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm; là nguồn cung cấp nước
chủ yếu đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của các Xã phía Nam Huyện.
Dưới thời Pháp thuộc, sông Cầu là tuyến giao Thông thuỷ quan trọng của
huyện Phú Lương và của Tỉnh Thái Nguyên.



10

Hầu hết các sông ở Phú Lương đều hẹp và dốc, nên trong mùa nóng,
mưa nhiều, thường xảy ra lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại cho
sản xuất và đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
2.4.1.3. Đất đai
Phú Lương có tổng diện tích đất tự nhiên là 36.891,70 ha trên 14 Xã và
02 thị trấn. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp của huyện là 11.987,49 ha
chiếm 32,50 % tổng diện tích (năm 2010), diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp
là 17.113,30 ha trong đó đất rừng phòng hộ là 3.559,40 ha, đất rừng sản xuất
là 13.553,90 ha chiếm 46,38 % diện tích đất tự nhiên toàn Huyện. Phú Lương
có ba loại đất chính: đất feralit vàng đỏ trên phiến thạch sét, đất feralit vàng
nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính tương đối phù
hợp để trồng cây dài ngày, chủ yếu là các cây Chè, Cà phê, cây ăn quả và
được huyện bố trí theo hướng Nông - Lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên
50 % tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện.
Diện tích đất lâm nghiệp giảm qua các năm bình quân là 0,57 % do tình
trạng phá rừng và theo nhu cầu mở rộng đất ở cho dân cư (nhằm đáp ứng nhu
cầu đất ở cho người dân, hàng năm diện tích đất ở cũng tăng lên đáng kể bình
quân mỗi năm tăng 0,4 %).
2.4.1.4. Hiện trạng rừng
Căn cứ kết quả tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo rà soát
quy hoạch 3 loại rừng huyện Phú Lương năm 2011. Tổng diện tích đất có
rừng là 16.757,52 ha, trong đó rừng tự nhiên là 5.184,1ha, rừng trồng là
11.245,92 ha. Đất không có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 255,24 ha.
Trong đó:
- Diện tích đất rừng phòng hộ là: 3.586,30 ha; đất có rừng: 3.572,90 ha.
- Diện tích đất rừng sản xuất là: 13.526,96 ha; đất có rừng là: 13.224,92 ha.
- Độ che phủ của rừng theo tiêu chí mới là: 39,25 ha.



11

Hiện trạng rừng trên địa bàn huyện Phú Lương chủ yếu là rừng trồng,
diện tích rừng tự nhiên còn rất ít, nhỏ lẻ, không tập trung. Hiên nay rừng tập
trung trên địa bàn huyện còn lại khu rừng phòng hộ đầu nguồn (rừng Mạn
Đồ) với diện tích: 878,96 ha thuộc địa phận Xã Yên Lạc, huyện Phú Lương.
Do Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Lương trông coi bảo vệ.
2.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.4.2.1. Tổ chức quản lý của cơ sở
Cơ quan quản lý chung của huyện là Ủy Ban Nhân Dân Huyện. Với các
phòng ban khác nhau: Phòng Nông nghiệp, Phòng Y tế, Phòng Nội vụ, Phòng
Lao động thương binh và Xã hội,…
Huyện Phú Lương có dân số là 106,847 người với 26.615 hộ, gồm 8
dân tộc chủ yếu sinh sống tại 14 Xã và 2 thị trấn, trong đó: dân tộc Kinh
chiếm 58,52 %; dân tộc Tày chiếm 19,22 %; dân tộc Sán Chí 10,19 %; dân
tộc Nùng 4,49 %; dân tộc Dao 2,38 %; dân tộc Sán Dìu 4,45 %; dân tộc Hoa
0,33 %; dân tộc H’Mông 0,24 % và các dân tộc khác 0,18 %. Dân tộc Tày,
Nùng chủ yếu sinh sống ở phía Bắc và phía Tây của Huyện, dân tộc Sán Chí
chủ yếu sống ở phía Đông, dân tộc Kinh chủ yếu sống ở phía Nam và trung
tâm Huyện. Với vị trí sinh sống như vậy cộng với phong tục tập quán khác
nhau của mỗi dân tộc, trình độ dân trí còn hạn chế, nền kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp kết hợp với đồi rừng nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn
về mọi mặt, nhất là về cơ sở hạ tầng, giao Thông đi lại còn chưa thuận lợi ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, khả năng nhận thức, áp dụng khoa học
kỹ thuật của nhân dân vào sản xuất…
2.4.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cùng với xu thế chung của đất nước, trong công cuộc đổi mới và tiến
trình hội nhập phát triển kinh tế văn hóa - Xã hội, Phú Lương đã và đang
chuyển biến mạnh mẽ nhất là về cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ nền kinh tế tự



12

cung tự cấp sang hình thành kinh tế hàng hóa nông nghiệp đa thành phần và
các thành phần kinh tế nông nghiệp đều bình đẳng với nhau trong sản suất,
kinh doanh. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện
một mặt tạo ra sự cạnh tranh sôi động trên thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh mặt khác nâng cao đời sống vật chất của người dân. Hiện nay, trên địa
bàn huyện có nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, nhỏ khác nhau và cả
hình thức chăn nuôi theo hộ gia đình.
2.4.2.3. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất
thường. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo tích cực, cùng bà
con nông dân khắc phục khó khăn như cải tiến kỹ thuật, đầu tư phân bón,
giống… nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt.
Tổng diện tích lúa cả năm là 681 ha, diện tích ngô là 1.570 ha. Sản
lượng lương thực cả năm là 37.802 tấn.
Diện tích trồng chè mới và trồng lại, cả năm 2012 trồng được 85 ha,
diện tích chè cho thu hoạch là 3.893 ha, sản lượng chè búp tươi cả năm ước
đạt 31.300 tấn.
2.4.3. Đánh giá chung
Thuận lợi:
- Huyện Phú Lương có vị trí thuận lợi, gần thành phố Thái Nguyên, gần
trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thái Nguyên, có hệ thống giao thông rất
đa dạng và phong phú thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các tỉnh và các
huyện lân cận.
- Có địa hình, khí hậu và đất phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế
nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,
có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn.



13

- Hyện có tiềm năng về tài nghuyên khoáng sản, vật liệu xây dựng với
các điểm cụm công nghiệp đang phát triển tạo địa bàn thu hút đầu tư thuận lợi
- Cơ cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển tương đối mạnh cả về chất và
lượng, nguồn vốn đầu toàn xã hội hàng năm tăng mạnh, hầu hết các công
trình đã và đang được triển khai, nhiều công trình đã được hoàn thành, phát
huy có hiệu quả, đang từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Nguồn lao động dồi dào, công đồng đoàn kết, hòa thuận. Đa dạng dân
tộc với bản sắc văn hóa riêng.
Khó khăn:
- Quỹ đất hạn chế, đất đai kém màu mỡ, chưa khai thác triệt để đưa vào sử
dụng. Tình trạng khai thác, bảo vệ tài nguyên chưa tốt, chưa hợp lý, dẫn tới việc
thiếu nước trong mùa khô vẫn xảy ra, làm cho hiệu quả sử dụng đất chưa cao
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng được quan tâm đầu tư.
Song nhiều công trình còn thiếu về diện tích, trang thiết bị chưa đáp ứng được
nhu cầu đặc biệt như lĩnh vực văn hóa, giáo dục.
- Nền kinh tế của huyện tăng trưởng khá nhưng còn chậm, chưa tương
xứng với tiềm năng của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm
chưa có bước đọt phá, nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông lâm nghiệp,
trình độ lao động chưa phát triển.
Để khắc phục tồn tại, giai đoạn tới cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa
của các cấp chính quyền địa phương; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng cuộc sông cho người
dân… Đây chính là những yếu tố có tác động rất lớn đối với quỹ đất đai trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương.



14

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài cây Re hương (Cinnamomum
parthenoxylon (Jack.) Meisn.) tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: các xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 7 đến 12/2014
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Sự hiểu biết của người dân về loài cây và đặc điểm sử dụng Re hương
3.2.2. Phân loại loài Re hương
3.2.3. Đặc điểm nổi bật về hình thái cây
- Rễ, thân
- Lá
- Hoa, quả
3.2.4. Một số đặc điểm sinh thái của loài
- Đặc điểm về ánh sáng nơi có Re hương phân bố
- Tổ thành tầng cây gỗ có loài Re hương phân bố
- Đặc điểm về tái sinh loài
- Đặc điểm cây bụi thảm tươi nơi có Re hương phân bố
- Đặc điểm phân bố loài Re hương
- Tần suất xuất hiện của loài Re hương trong các OTC trên tuyến điều tra
- Đặc điểm đất nơi có loài Re hương phân bố


×