Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

biểu cảm dòng sông và nghị luận ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.17 KB, 13 trang )

Lê Minh Thư

Họ và tên: Lê Quỳnh Minh Ngân
Lớp: 7/4
Trường: THCS Lê Văn Tám
Năm học: 2013-2014

Điểm

Lời phê của giáo viên

BÀI VĂN BIỂU CẢM DÒNG SÔNG
Bài làm
Quê hương em - nơi em được sinh ra và lớn lên. Em quên
sao được những kỉ niệm của thời thơ ấu ở đó. ở đó có muôn vàn
cảnh đẹp mà càng ngắm nhìn ta càng cảm thấy say mê. Nào là


cảnh cò trắng bay dập dờn trên đồng lúa chin vàng ươm, nào là
dãy núi xa xa hung vĩ, trùng trùng điệp điệp,… Đối với em cứ
mỗi khi nghĩ về dòng song uốn lượn chảy quanh làng, em lại
cảm thấy dòng sông thân thương và gần gũi như một người bạn.
Lê Minh Thư
Tuổi thơ em đã hằn sâu trong kí ức những vẻ đẹp của sông.
Lúc xanh mờ, khi xanh thẵm, lúc lung linh của hoàng hôn, khi
rạng rỡ bởi vầng hồng buổi sớm. dòng sông mênh mông uồn
lượn chảy quanh làng như người mẹ đang ôm ấp, vỗ về đứa con
vào lòng. Những buổi trưa hè oi ả, mặt sông xanh biêng biếc,
lặng lờ trôi. Em yêu con sông, yêu những cảnh vật hai bên bờ. từ
hàng cây dừa nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông, những
mái nhà lợp lá lấp ló dưới hàng cây xanh trong những buổi chiều


lặng lẽ, bình yên… Em yêu mặt sông long lanh phản chiếu ánh
mặt trời, yêu những đêm trăng thanh tĩnh mịch trên sông. Con
sông có vẻ đẹp nên thơ. Nó khiến cho em và cũng như những
người con xa quê phải nhớ, phải thương, phải nghĩ về nó.
Quên sao được bao kỉ niệm tuổi ấu thơ gắn liền với con
sông. Những buổi trưa hè cùng bọn con sún, thằng tèo, thằng tí
tắm sông. Chúng em cùng nhau nghịch nước, thả mình trong


dòng nước mát mẻ, êm đềm. tiềng cười hồn nhiên, hả hê của lũ
trẻ chúng em vang vọng cả khúc sông. Chiều lại, cả bọn lại cùng
nhau đi câu cá. Câu được con nào là nhờ chị Thúy nướng ăn
liền. vừa ăn vừa trò chuyện ríu rít. Dòng sông còn là nguồn cảm
hứng thơ ca không những cho các thi sĩ, nhạc sĩ mà còn là nguồn
cảm hứng cho em tạo nên những bài thơ con cóc đầu tiên. Em
lớn lên cùng với con sông này. Sông là người bạn thân thiết của
em, sông ấp ủ, nuôi dưỡng bao ước mơ của em, gìn giữ, lưu lại
bao kỉ niệm buồn vui của tuổi thơ ấu. điều đó khiến em càng yêu

Lê Minh Thư
quý, trân trọng dòng sông này nhiếu hơn. Cảm ơn sông. Hãy tiếp
tục là người bạn thân của tôi nhé!
Con sông quê em mùa nào cũng đẹp, lúc nào cũng có ích
cho con người. từ mảnh đất quê nghèo khó, con sông đã cùng
con người đồng cam cộng khổ, cùng con người gánh vác khó
khăn. Con sông là người bạn đồng hành với các bác nông dân,
cung cấp nước tưới cho đồng ruộng quê em thêm xanh tươi. Nó
còn cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện. nhưng thú vị hơn



cả là phiên chợ nổi trên sông. Mọi hoạt động buôn bán đều được
diễn ra trên sông. Người mua kẻ bán tấp nập. trên các ghe có đủ
thứ hàng hóa. Nào là mùi tanh tanh của cá, mùa mằn mặn của
các loại khô, múi ngòn ngọt thơm lừng của các loại chè bánh,…
không bao giờ xảy ra tình trạng kẹt ghe, thuyền bởi sông rất
rộng. những phiên chợ nổi đã mang đến nguồn thu nhập cho
người dân sống ở vùng sông nước. Vào mùa nước lũ, sông tru
tréo, giận dữ nhưng sau đó thì nó đã bồi đắp thêm phù sa cho
đất. Sông thật có ích. Sông như dòng sữa mẹ nuôi lớn những đứa
con quê. Em rất yêu quí con sông này. Cảm ơn vì nó đã cùng
con người xây dựng quê hương.
Con sông gắn bó với ta là thế. Vậy nhưng vẫn còn những người
vô ý thức đã bỏ rác, đổ chất thải khó xử lí xuống sông. Vẻ đẹp
con sông xanh biếc ngày nào giờ đây như biến mất. Nếu như
một ngày nào đó nó đột nhiên biến mất. Vậy thì mọi thứ sẽ thật
tồi tệ. Con người không còn nước sạch để sử dụng. Thực vật sẽ
khô héo. Cả hành tinh sẽ chết dần vì thiếu nước. Thế nên ngay
từ bây giờ mọi người phải luôn giữ gìn dòng sông sạch sẽ.
Nghiêm cấm những hành vi gây ô nhiễm dòng sông.


Lê Minh Thư
Em rất yêu con sông này. Những kỉ niệm về con sông dấu
yêu này sẽ mãi khắc ghi trong em. Dòng sông đã lưu giữ tuổi
thơ của bao người làm đẹp cho quê hương, cung cấp nước cho
đồng ruộng. Em mong sao dòng sông này mãi tươi đẹp, trẻ trung
và mãi là người bạn tri kỉ của em.


BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ CÂU NÓI:

“ GẦN MỰC THÌ ĐEN ”
Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn có truyền thống đạo lí tốt đẹp
được giữ gìn và phát huy rất tốt như lòng yêu nước, sẻ chia,
đoàn kết,… Trong đó lòng biết ơn là một truyền thống quí báu
lâu đời được duy trì ở mọi thời đại cho đến ngày hôm nay. Có
thể thấy, ông bà ta ngày xưa đã đánh giá tầm quan trọng của lối
sống ân tình thủy chung nên đúc kết được câu tục ngữ: “ Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”
Vậy chúng ta hiểu thế nào là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Xét về
mặt nghĩa đen, “ăn quả” là thưởng thức một loại trái cây chín
mọng, thơm ngon. “Nhớ” là ghi nhớ công ơn của một người đã
làm việc gì đó tốt đẹp cho mình. Còn “kẻ trồng cây” chỉ người
đã bỏ công vun xới gieo trồng và chăm sóc để cây ra trái ngọt,
quả lành. Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có ý nhắc nhở
chúng ta khi được thưởng thức một loại quả thơm ngon nào đó
thì ta phải biết ơn, trân trọng người đã trồng cây ấy. Còn về
nghĩa bóng, “ăn quả” là hành động hưởng thụ một kết quả tốt
đẹp mà người khác mang lại hoặc giúp ta thực hiện được. cụm
từ “kẻ trồng cây” chỉ người đã đổ mồ hôi công sức, dành nhiều


thời gian bên mảnh vườn. Với nhiều hình ảnh ẩn dụ câu tục ngữ
đã cho ta lời khuyên đúng đắn về bài học làm người rằng khi
nhận được sự giúp đỡ, cưu mang hay thừa hưởng, hưởng thụ
những thành quả tốt đẹp do người khác mang lại thì chúng ta
phải khắc ghi công ơn, sự giúp đỡ của họ. vậy nên có thể thấy,
ông bà ta ngày xưa thật khéo léo trong việc vận dụng những
hình ảnh rất đỗi quen thuộc, gần gũi với con người trong đời
sống hằng ngày để khuyên dạy con cháu về lòng biết ơn. Đó
chính là một đạo lý làm người vô cùng tốt đẹp.

Thế tại sao ăn quả phải nhớ lấy kẻ trồng cây. Xét ở khía cạnh
chung thì những thành quả, kết quả mà ta được hưởng thụ không
phải tự nhiên mà có. Đó đều nhờ vào mồ hôi, cong sức của con
người. Ví dụ thực tế là từng đôi giày, bộ quần áo chúng ta mặc
hằng ngày là thành quả lao động chăm chỉ, cần cù của các thợ
may đã thực hiện hay con đường ta đi được đẹp như bây giờ
chính nhờ vào công sức của các cô chú lao công ngày đêm quét
dọn cho chúng ta. Không chỉ có vậy, lòng biết ơn còn là thước
đo chính xác phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Và cũng
chính vì lẽ đó mà câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” càng đi
sâu vào tâm trí bao thế hệ người Việt hơn.


Thực tế trong cuộc sống đã cho ta thấy lời khẳng định trên là
hoàn toàn có cơ sở. từ quá khứ, tinh thần nhớ ơn nguồn cội đã
được thể hiện rõ. Nhà nào cũng đặt một bàn thờ cúng ông bà tổ
tiên thật trang nghiêm để tưởng nhớ và thể hiện lòng tri ân, biết
ơn cội nguồn đã tạo nên một gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó còn
có các ngày cúng giỗ để con cháu cùng quay quần về, tưởng nhớ
công đức của những người thân đã khuất. Ngoài ra, thế hệ chúng
ta cũng có thể bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân bằng
cách giữ gìn, phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho dòng họ
nhiều đời.
Hay khắp nơi trên đất nước thời bấy giờ, nơi nào cũng có đền
nghiêm trang để thờ phụng, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
các vị anh hung dân tộc đã dung cảm hy sinh vì độc lập Tổ quốc
như đền thờ Vua Hùng, đền thờ Trần Hưng Đạo ngày ngày hàng
trăm người đến thăm viếng. không chỉ có vậy, hằng năm còn
diễn ra các lễ hội ở nhiều địa phương nhằm nhắc lại công ơn
dựng nước và giữ nước của các vị anh hùng thời chiến như lễ

hội Phù Đổng Thiên Vương, giỗ tổ Hùng Vương cùng với câu
ca dao cho những người con đất Việt xa xứ nhớ về công đức của
các vị vua Hùng:


“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Thời gian trôi qua nhưng những truyền thống tốt đẹp của
ngườiViệt Nam vẫn được lưu truyền và gìn giữ thật sâu sắc.
Trong gia đình, phong tục cúng giỗ và lập bàn thờ tổ tiên vẫn
được thực hiện trang nghiêm, đầy đủ. Còn ngoài xã hội, những
viện bảo tàng di tích lịch sử với ý nghĩa lưu lại những trang sử
vẻ vang, hào hùng, kể về nhiều trận đánh thật oanh liệt trong
thời kì kháng chiến cho thế hệ học sinh chúng em tự hào và biết
ơn các vị anh hùng vĩ đại của dân tộc. Nhà nước còn thường
xuyên tu sửa nhiều bảo tàng, đền thờ và cho dựng thêm nhiều
tượng đài nhằm tưởng niệm những vị anh hùng đã gây dựng
thành quả cho chúng ta sống trong hòa bình, ấm no.
Đặc biệt, để bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn đối với những bậc
tiền bối đã ngã xuống, dổi máu xương để giành lấy độc lập, tự
do cho đất nước, tên của những vị anh hùng tiêu biểu đã trở
thành tên nhiều tuyến đường khắp nơi trong nước như đường
Hai Bà Trưng, đường Ngô Quyền ,... Không chỉ có vậy, một số
ngày lễ lớn được tổ chức như ngày hai mươi bảy tháng hai dành
cho những thiên thần áo trắng luôn dốc hết sức mình, tận tâm


với tấm lòng nhân đạo cao đẹp sẵn sàng cứu giúp người bệnh.
Ngoài ra, đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đẹp đẽ của nhân dân
ta còn được thể hiện dành cho những bậc thầy cô đã luôn tận tụy

dạy dỗ vì lòng yêu nghề, yêu trẻ như ngày nhà giáo Việt Nam
hai mươi tháng mười một. Đây là một ngày lễ lơn cho học sinh
khắp nơi tụ về tặng nhũng bó hoa tươi thắm cho thầy cô giáo đã
đào tạo mình nên người, thể hiện lòng tri ân, biết ơn sâu sắc đối
với thầy cô , những người lái đò không ngại gian nan suốt mấy
năm tháng, âm thầm đưa ta đến bến bờ tri thức rộng lớn, mở ra
cho ta bao điều mới mẻ và bổ ích. Chính vì lẽ đó, đạo lý “tôn sư
trọng đạo” đã ra đời với ý nghĩa nhắc nhở thế hệ học sinh chúng
ta phải luôn yêu thương , kính trọng, ghi nhớ những bài học làm
người thầy cô đã dạy để không phụ tình yêu thương, quan tâm
mà thầy cô dành cho chúng ta.
Trong môi trường học tập, không chỉ có những người cha, người
mẹ thứ hai mà đồng hành cùng ta còn có những người bạn tốt.
Những người bạn thân thiết luôn giúp đỡ, chia sẻ những niềm
vui, nỗi buồn cùng ta, gắn bó thân thiết với ta trong suốt quãng
đường học vấn đầy thử thách, khó khan như chính anh chị em
trong gia đình. Bạn cho ta nhiều kiến thức hay mà ta từng bỏ lỡ,


cho ta một cái nhìn mới mẻ hơn về cuộc sống, cách sống và suy
nghĩ của bản thân. Có khi chúng ta còn tự hoàn thiện nhân cách
nhờ học hỏi, tiếp xúc với bạn bè. Vì vậy, lòng biết ơn đối với
bạn bè cũng vô cùng quan trọng, cần thiết.
Từ những thực tế đó, có thể thấy câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây” càng trở nên đúng đắn và là một bài học bổ ích về
đạo lý làm người. Nhưng song song với những tấm gương tốt
đẹp trên vẫn còn tồn tại nhiều con người đi trái với đạo lý, tệ
bạc, “ăn cháo đá bát”, ngoảnh mặt với tổ tiên, với công đức của
thế hệ trước như những đứa con hư hỏng được cha mẹ nuôi lớn
thành tài nhưng lại không yêu thương mà còn bất hiếu với cha

mẹ hay không chịu học hành, suốt ngày ăn chơi, phá hoại tiền
của. Tất cả những hành vi vô đạo đức ấy đều sẽ bị xã hội lên án,
trừng phạt. Vì vậy, có thể thấy, câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây” phải được thể hiện rõ dành cho những người đầu tiên
chính là cha mẹ bởi lẽ:
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.”


Tình yêu thương của cha mẹ lớn lao mà ta có trả ơn cả đời cũng
không lấp nổi, không bù lại được những ngày vất vả, khó khăn
cha mẹ đã nuôi nấng ta nên người. Thế nên, chỉ có việc chăm
ngoan, hiếu thảo, trở thành công dân có ích cho đất nước thì mới
có thể làm cho cha mẹ được tự hào, vui lòng phần nào về chúng
ta.
Qua câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, chúng ta có thể thấy
được tầm quan trọng của lòng biết ơn trong cuộc sống. Lòng
biết ơn chính là cơ sở để đánh giá phẩm chất con người chúng
ta, tạo ra nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội và được nhiều
người quý mến. Những người bội bạc sẽ không bao giờ được
nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác. Chính vì thế, câu tục ngữ
đã trở thành một bài học đạo đức quan trọng và quý giá trong
cuộc sống mà ông bà xưa muốn gửi gắm đến chúng ta. Vậy nên,
thế hệ của ta ngay bây giờ hãy luôn cố gắng phát huy truyền
thống tốt đẹp này của cha ông bằng những việc làm thiết thực
như hiếu thảo với cha mẹ, lễ phép với thầy cô, trân trọng mọi
thứ mình đang có như lời dạy “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.





×