Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN áp DỤNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.15 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Thương mại quốc tế

ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên
Lớp
Khóa
Người hướng dẫn khoa học

: Nguyễn Thị Thu Giang
: 0851020064
: Anh 6- Khối 3 Kinh tế
: 47
: PGS, TS Tăng Văn Nghĩa

Hà Nội, tháng 05 năm 2012


Lời cảm ơn
Qua khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo;
PGS, TS Tăng Văn Nghĩa, giáo viên đã tận tình hướng dẫn cũng như giúp
đỡ em rất nhiều trong việc hoành thành khóa luận này. Em cũng xin chân
thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại học Ngoại thương, những


sgiảng viên tâm huyết đã truyền dậy cho em những kiến thức nền tảng quy
báu trong suốt 4 năm học qua. Đồng thời, em xin được cảm ơn các cán bô
tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương, Thư viện Quốc gia đã tạo điều
kiện, giúp đỡ em trong việc thu thập tài liệu tham khảo cho khóa luận.
Do thời gian nghiên cứu khóa luận có hạn cũng như trình đô người
viết còn nhiều hạn chế, chắc chắn khóa luận không thể tránh khỏi những sai
sót. Em mong thầy cô vào các bạn thông cảm và góp y để bài khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn.
Hà Nôi, tháng 5 năm 2012.


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
APEC
CIF
CIP

Giải nghĩa Tiếng Anh
Asia-Pacific Economic

Giải nghĩa Tiếng Việt
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu

Cooperation

Á – Thái Bình Dương


Cost, insurance and freight

Tiền hàng, bảo hiểm và cước phi

Carriage and insurance
paid to

DPP

Delivered duty paid

FOB
L/C
TNHH

Free on boat
Letter of Credit

Vietcombank
VNPT
WTO

Cước phi và phi bảo hiểm trả tới
Giao hàng đã thông quan nhập
khẩu
Giao hàng lên tàu
Thư tin dụng
Trách nhiệm hữu hạn
Ngân hàng Thương mại cổ phần


Vietnam Posts and

Ngoại Thương Việt Nam
Tập đoàn Bưu chinh Viễn thông

Telecommunications Group
World Trade Organization

Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa đã tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt đông kinh doanh quốc tế diễn ra với tốc đô nhanh
hơn bao giờ hết. Khi ky kết hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa hay dịch vụ
đại trà, khách hàng thường phải chấp nhận những quy tắc thương mại do đối tác
cung cấp mà không được sửa đổi hay đàm phán lại, những quy tắc đó được gọi là
điều kiện giao dịch chung. Trong môi trường nền kinh tế quốc tế hôi nhập phát
triển, việc sử dụng ngày càng nhiều các điều kiện giao dịch chung đã chứng tỏ ưu
thế của chúng trong giao dịch bởi các điều kiện này giúp đẩy nhanh tốc đô và
nâng cao hiệu quả giao dịch.
Xét trên diện rông, Việt Nam đã và đang tham gia sâu rông vào quá trình
hôi nhập kinh tế quốc tế, hoạt đông mua bán hàng hóa với các đối tác nước ngoài
đang phát triển mạnh mẽ về quy mô và trình đô, kéo theo đó, sử dụng các điều
kiện giao dịch chung trong thương mại quốc tế cũng dần trở nên phổ biến. Tuy

nhiên, việc sử dụng rông rãi, đặc biệt là khi bị lạm dụng, những điều kiện giao
dịch chung có thể gây bất lợi cho người phải chấp nhận chúng. Các doanh nghiệp
Việt Nam do kinh nghiệm còn non yếu nên thường chịu thiệt thòi trong các giao
dịch với các đối tác lớn từ nước ngoài. Vậy giải pháp nào giúp các doanh nghiệp
Việt Nam tận dụng hết các ưu điểm và hạn chế tối đa các nhược điểm trong việc
sử dụng các điều kiện giao dịch chung trong thương mại quốc tế?
Đề tìm câu trả lời cho những vấn đề trên cần phải có những nghiên cứu cụ
thể về lịch sử phát triển, nôi dung đặc điểm, bản chất pháp ly của các điều kiện
giao dịch chung từ các văn bản có liên quan và thực tiễn áp dụng các quy tắc này
trong hoạt đông kinh doanh trong và ngoài nước, từ đó đưa ra những kiến nghị,
đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng các điều kiện giao dịch chung cũng như
hạn chế tối đa các nhược điểm khi sử dụng các quy tắc này.
Trên đây cũng là ly do tôi chọn chủ đề: “Điều kiện giao dịch chung, ly
luận và thực tiễn áp dụng trong thương mại quốc tế” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.


2

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đich nghiên cứu của khóa luận là làm rõ những vấn đề cơ bản về điều
kiện giao dịch chung nói chung và trong thương mại quốc tế; đồng thời phân tich
để thấy được thực tiễn sử dụng các điều kiện giao dịch chung trong hoạt đông
thương mại tại Việt Nam; trên cơ sở đó đưa ra môt số giải pháp nhằm tăng cường
việc sử dụng các điều kiện giao dịch chung trong thương mại quốc tế đối với các
doanh nghiệp Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận này là điều kiện giao dịch chung của
doanh nghiệp được sử dụng trong thương mại quốc tế.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là điều kiện giao dịch chung trong thương
mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam trong phạm vi thương mại quốc tế,
đặc biệt là của các doanh nghiệp Việt Nam. Về mặt thời gian, phạm vi nghiên
cứu của khóa luận là giai đoạn từ 1995 đến 2020 trên cơ sở đề xuất các giải pháp
tăng cường sử dụng điều kiện giao dịch chung trong các doanh nghiệp trong
tương lai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao
gồm: phân tich, luận giải, thống kê tổng hợp những vấn đề liên quan đến điều
kiện giao dịch chung trong các văn bản pháp luật, các tài liệu của các tổ chức
quốc gia trên thế giới để làm nổi bật lên nôi dung, đặc điểm, bản chất pháp ly của
các điều kiện giao dịch chung.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận được chia làm ba chương:
Chương I: Tổng quan về điều kiện giao dịch chung và điều kiện chung trong
thương mại quốc tế.
Chương II: Thực tiễn áp dụng điều kiện giao dịch chung trong thương mại
quốc tế
Chương III: Môt số giải pháp tăng cường sử dụng điều kiện giao dịch chung
đối với doanh nghiệp Việt Nam


3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG VÀ
ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I. Khái quát về điều kiện giao dịch chung
Trong bối cảnh hôi nhập kinh tế thế giới, có thể thấy các hoạt đông
thương mại diễn ra với tốc đô nhanh hơn bao giờ hết. Đối với các giao dịch trong

nước và ngoài nước, việc các doanh nghiệp tự mình xây dựng và vận dụng các
điều khoản ổn định để có thể áp dụng chung cho các giao dịch cùng loại ngày
càng trở nên phổ biến. Những điều khoản ấy được gọi là những điều kiện giao
dịch chung. Điều kiện giao dịch chung đã trở thành môt công cụ hữu hiệu tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong việc giao kết và thực hiện
hợp đồng, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ kinh doanh trong thương mại quốc tế.
Trên thực tế, điều kiện giao dịch chung đã được rất nhiều doanh nghiệp
trên thế giới áp dụng từ lâu. Phần dưới đây của luận văn sẽ đề cập chi tiết hơn về
lịch sử ra đời phát triển cũng như khái niệm cơ bản, nôi dung và đặc điểm của
các điều kiện giao dịch chung được áp dụng rông rãi trong thương mại quốc tế.
1. Lịch sử ra đời và sự phát triển của các điệu kiện giao dịch chung
1.1. Lịch sử ra đời các điều kiện giao dịch chung
Các điều kiện giao dịch chung xuất hiện lần đầu trong các giao dịch về
bảo hiểm tại Châu Âu vào Thế kỷ XV và ngày càng trở nên phổ biến. Đến Thế
kỷ XVII, các điều kiện này được sử dụng rông rãi và phổ biến trong các hợp
đồng thuê tàu và vận đơn đường biển...
Trước cách mạng công nghiệp, nền sản xuất còn mang tinh tự cung tự cấp,
số lượng hàng hóa it, kém đa dạng phong phú, số lượng khách hàng cũng chưa
nhiều, qui mô thị trường vì thế nhỏ lẻ và các giao dịch thương mại diễn ra chưa
sôi đông, tấp nập. Chinh vì vậy, đặc điểm của tập quán mua bán trong thời gian
này là người mua và người bán có vị thế gần như ngang bằng, chinh vì vậy họ
thường đàm phán, thương lượng với nhau về các điều khoản trong hợp đồng
trước khi ky kết. Thông thường là môt bên đưa ra toàn bô các điều kiện trong
hợp đồng rồi yêu cầu bên kia xem xét và ky chấp nhận trong môt thời gian hợp
ly, tuy nhiên cũng chỉ giới hạn trong ngành bảo hiểm và hàng hải. Đối với ngành


4

bảo hiểm, môt hãng bảo hiểm, thông thường, phải cung cấp dịch vụ đồng nhất,

theo những điều kiện định trước của mình đến rất nhiều khách hàng khác nhau,
vì thế để tiết kiệm thời gian cũng như chi phi và sức lực trong giao dịch họ
thường biên soạn sẵn những hợp đồng để ky kết dần dần với nhiều khách hàng.
Do đó, các điều kiện giao dịch chung ra đời. Đối với ngành hàng hải, do các chủ
tàu thường có thế lực lớn, thêm vào đó, môt con tàu có thể được rất nhiều chủ
hàng thuê để chở hàng. Chinh vì vậy, môt số điều khoản trong hợp đồng đồng
thuê tàu chuyến và các vận đơn đường biển tàu chợ được lặp đi lặp lại. Để quá
trình ky kết hợp đồng được thuận lợi và nhanh chóng, các chủ tàu thường soạn
sẵn những mẫu hợp đồng thuê tàu và vận đơn đường biển, yêu cầu các chủ hàng
xem xét và ky chấp nhận sau đó.
Vào thế kỷ XIX, khi cuôc cách mạng công nghiệp bắt đầu cũng là lúc
đánh dấu việc áp dụng các điều kiện giao dịch chung trong hoạt đông thương
mại. Việc sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã mang tinh hàng loạt, liên tục
với số lượng lớn, lượng khách hàng cũng tăng lên đáng kể. Trong bối cảnh ấy,
việc soạn thảo hợp đồng trong sản xuất và thuê lao đông mang tinh hàng loạt ra
đời để có thể đáp ứng quy mô ngày càng mở rông của nền sản xuất. Bắt đầu từ
những doanh nghiệp bảo hiểm, giao thông rồi sau đó là những ngân hàng,
doanh nghiệp sản xuất hàng hóa dịch vụ… cũng đều thiết tạo cho mình những
quy tắc bán hàng thống nhất áp dụng cho nhiều lần giao dịch với nhiều khách
hàng của mình.
Từ những phân tich trên có thể thấy, tinh tất yếu của sự ra đời các điều
kiện giao dịch chung trong hoạt đông thương mại là do nhu cầu nền sản xuất
hàng hóa và nhu cầu tối đa hóa quyền lợi của các doanh nghiệp. Khi quy mô nền
sản xuất ngày càng mở rông, chất lượng sản phẩm ngày càng gia tăng cũng đồng
nghĩa với số lượng khách hàng cũng trở nên ngày môt đông đảo với những trình
đô, chuyên môn, sự hiểu biết và thị hiếu tiêu dùng khác nhau khiến cho các
doanh nghiệp, ở cương vị là nhà cung cấp, những người hiểu rõ hơn về các đặc
tinh hàng hóa, luật pháp liên quan đến hàng hóa phải tìm ra những biện pháp
giúp việc mua bán trở nên dễ dàng nhanh chóng và thuận lợi hơn. Từ đó, các
điệu kiện giao dịch chung được ra áp dụng rông rãi và phổ biến.



5

Sau khi các điều kiện giao dịch chung được sử dụng rông rãi, các thương
nhân – những người luôn đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận lên hàng đầu cũng
nhận ra rằng tiêu dùng thường chấp nhận hoàn toàn các điều kiện giao dịch
chung, chinh vì vậy doanh nghiệp có thể ẩn chứa những điều kiện có lợi cho
mình trong những điều khoản này, nhất là khi những điều kiện thương mại này
mang tinh đại trà, đồng loạt… thì lợi ich của họ thu về càng lớn. Theo thời gian,
các doanh nghiệp cùng với các hiệp hôi ngành nghề đã xây dựng và phát triển
nhiều loại hợp đồng cụ thể, từ đó xây dựng cho mình những Luật chơi riêng
nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tăng thêm sức mạnh trên thị trường, tạo lợi thế cạnh
tranh so với các doanh nghiệp khác hoạt đông trong cùng lĩnh vực. Đó là nguyên
nhân vì sao việc sử dụng các điều kiện giao dịch chung trở thành tất yếu do nhu
cầu tối đa hóa quyền lợi của các doanh nghiệp.
1.2. Lịch sử hình thành các điều kiện giao dịch chung trong thương mại quốc

Lịch sử phát triển của các điều kiện giao dịch chung trong thương mại
quốc tế ra đời muôn hơn lịch sử phát triển của các giao dịch thương mại xuyên
biên giới. Xuất phát từ mục đich bảo vệ quyền lợi của các thành viên của mình,
các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn thường đưa các điều quy định, những cách
ứng xử cho việc mua bán hàng hóa. Thời kỳ này, các hợp đồng mẫu được các tập
đoàn, hiệp hôi soạn thảo để các thành viên tham khảo và sử dụng, tuy nhiên
phạm vi sử dụng vẫn còn hạn chế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Giai đoạn từ 1820 cho tới cuối 1870 là thời kỳ đánh dấu mở cửa nền
kinh tế, khi thuế quan giảm và tỷ lệ thương mại tăng mặc dù vẫn có môt số ngoại
lệ. Đây là thời kỳ thống trị của Đế chế Anh cả trong thương mại lẫn chinh trị
quốc tế. Hệ thống thương mại quốc tế có mức đô mở cửa lớn. Môt nhân tố tác
đông mạnh mẽ cho sự mở cửa là việc ky kết Hiệp ước Anh - Pháp năm 1860 và

kết quả là môt loạt các hiệp định khác ra đời sau đó. Thời gian này, các điều kiện
giao dịch chung được sử dụng trong các giao dịch thương mại đa biên, các
thương vụ giữa các thương nhân đến từ các quốc gia khác nhau. Đặc biệt điều
kiện giao dịch chung được sử dụng nhiều nhất trong các hợp đồng thuê tàu để
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Sự kiện Nga, các quốc gia Công sản


6

Đông Âu cũ và Trung Quốc gia nhập vào hệ thống thương mại quốc tế đã thúc
đẩy mạnh mẽ sự mở cửa của hệ thống thương mại. Đây cũng là giai đoạn các
điều kiện giao dịch chung được sử dụng với số lượng nhiều nhất, nhiều quốc gia
đã cho ra đời các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc sử dụng các điều
kiện giao dịch chung trong hoạt đông thương mại quốc tế của mình. Cho đến
nay, với những ưu điểm và sự thuận lợi vốn có, các điều kiện giao dịch chung sử
dụng trong thương mại quốc tế đã được sử dụng rông rãi trong hầu hết các hoạt
đông thương mại giữa các doanh nghiệp trong các giao dịch trong và ngoài biên
giới.
1.3. Sự phát triển các điều kiện giao dịch chung tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trong những năm đầu Đổi Mới, chủ trương Nhà Nước là
tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng
tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình thức ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường
được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch
toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa
nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt đông. Nền kinh tế dần dần được thị
trường hóa và bắt đầu có những chuyển biến tốt. Song giai đoạn này, Nhà nước
vẫn giữ quyền quản ly hầu hết các hoạt đông mua bán hàng hóa, phổ biến nhất là
thông qua các hợp đồng mẫu - đây được cho là môt hình thức ban đầu của điều
kiện giao dịch chung.
Sau Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ VII, "Cương lĩnh xây dựng đất

nước trong thời kỳ quá đô lên chủ nghĩa xã hôi" ra đời. Cương lĩnh đã tuyên bố
nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hôi ở Việt
Nam là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Các văn kiện này nêu
phương hướng: "thiết lập quan hệ sản xuất xã hôi chủ nghĩa từ thấp đến cao với
sự đa dạng về hình thức sở hữu”. 10 năm tiếp theo là thời kỳ Việt Nam tich cực
hôi nhập nền kinh tế mà đỉnh cao là việc ky kết hiệp định gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới và hiệp định đối tác song phương với Nhật Bản. Từ đây, các
doanh nghiệp Việt Nam có cơ hôi mở rông việc làm ăn buôn bán, nền kinh tế đất
nước dần dần đi lên1. Số lượng hợp đồng thương mại trong nước và ngoài nước
Phạm Văn Chiến, 2003, Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nôi,
trang 20- 32
1


7

vì thế cũng tăng lên đáng kể. Thay thế cho nền kinh tế quan liêu bao cấp là nền
kinh tế đa dạng với sự tham gia của nhiều tầng lớp và thành phần trong xã hôi.
Các điều kiện giao dịch chung được sử dụng nhiều hơn trong các hợp đồng mua
bán đã phát huy phần nào lợi thế của mình trong việc tạo thuận lợi cho các bên
tham gi ky kết hợp đồng.
Trải qua hơn 20 năm Đổi mới, quan hệ thương mại của nước ta với thế
giới ngày môt cải thiện và mở rông. Trong bối cảnh hôi nhập kinh tế quốc tế,
việc sử dụng các điều kiện giao dịch chung ngày càng trở nên phổ biến trong các
hợp đồng thương mại quốc tế. Có thể nói, lịch sử phát triển của các điều kiện
giao dịch chung đã có từ lâu. Khi giao dịch thương mại phát triển đến môt mức
đô nhất định, nhu cầu về công cụ hợp ly hóa giao dịch trong môt số lĩnh vực đặt
ra yêu cầu cần phải cải thiện việc thực hiện giao dịch sao cho ngày càng nhanh
chóng và hiệu quả.
2. Khái niệm điều kiện giao dịch chung

Nhằm mục đich đẩy mạnh tốc đô và nâng cao hiệu quả giao dịch, các
doanh nghiệp đã xây dựng môt hệ thống các điều khoản ổn định để áp dụng cho
nhiều lần giao dịch với nhiều khách hàng khác nhau. Các điều khoản ổn định ấy
chinh là các điều kiện giao dịch chung.
Trong thương mại quốc tế, điều kiện giao dịch chung (General terms and
condittions) thường được hiểu là những điều khoản có tinh ổn định trong hợp
đồng, được chủ thể kinh doanh sử dụng lặp đi lặp lại với các đối tác kinh doanh
khác nhau. Điều kiện giao dịch chung là môt bô phận của hợp đồng, tuy đã được
sử dụng phổ biến từ rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa có khái niệm chinh thức nào
về điều kiện giao dịch chung trong các văn bản pháp ly hay các nguyên tắc quốc
tế. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy những đề cập sơ bô về Điều kiện giao
dịch chung trong các tài liệu nghiên cứu và các văn bản pháp luật có liên quan.
 Viện quốc tế về thống nhất Tư pháp quốc tế (UNIDROIT) đã đưa ra
bản Principles of International Commercial Contract (PICC), với tên gọi tiếng
Việt là “Nguyên tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế”, đã quy định về hợp đồng
sử dụng các điều kiện giao dịch chung (Contracting under standard terms) từ điều
2.1.19 đến điều 2.1.22, trong đó có nêu:


8

Điều 2.1.19 khoản 2:
“Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản trong hợp đồng được
một bên chuẩn bị trước và để sử dụng chung với đối tác khác lặp đi lặp lại mà
không cần phải thỏa thuận lại.”2
Có thể thấy theo PICC, điều kiện giao dịch chung không phải việc các
điều kiện này được trình bày ở dạng nào, môt văn bản hay môt hợp đồng in
sẵn…, cũng không phải ở việc bên nào soạn thảo ra các điều kiện đó hay số
lượng các điều khoản được phép trở thành những điều kiện giao dịch chung…
Mà PICC chỉ tập trung vào yếu tố được soạn thảo trước, để sử dụng chung và

làm nhiều lần mà không cần thỏa thuận lại. Cũng giống việc ky kết hợp đồng
thông thường, các điều kiện giao dịch chung do môt bên đưa ra sẽ trở nên có hiệu
lực nếu được bên còn lại chấp nhận. Nói cách khác, điều kiện giao dịch chung
trong hợp đồng thường có giá trị ràng buôc khi có chữ ky của các bên hoặc được
thể hiện bằng cách thức tương đương để thể hiện được sự thống nhất về y chi
giữa các bên.
 Quan niệm điều kiện giao dịch chung được Liên minh Châu Âu (EU)
đề cập đến trong Nghị định 93/13/EEC- các điều khoản bị lạm dụng trong hợp
đồng người tiêu dùng. Điều 3 của Nghị định có nêu ra định nghĩa về điều khoản
mẫu (hay điều kiện giao dịch chung), trong đó các điều kiện giao dịch chung
được gọi là not individually negotiated terms, hoặc standard terms, đã được định
nghĩa như sau:
“Một điều khoản được coi là điều kiện giao dịch chung khi nó được
soạn thảo từ trước và người tiêu dùng, vì thế, không thể sửa đổi hay điều chỉnh
các điều khoản đó, đặc biệt là với các hợp đồng tiêu chuẩn được soạn thảo
sẵn”.3
Định nghĩa trên cũng có nhiều điểm tương đồng với quan niệm của
PICC, điều kiện giao dịch chung do môt bên soạn thảo trước và bên kia phải
2

Tiếng Anh: “Standard tems are provisions which are prepared in advance for general and

repeated use by one party and which are actually used without negociation with the one party”
3

Tiếng Anh: “A term shall always be regarded as not individually negotiated where it has

draftes in advance and the consumer has therefore not been able to influence the subtance of
the term, particularly in the contest of pre-formulated standard contract”.



9

chấp nhận hoàn toàn nếu như muốn giao dịch, không cần đàm phán hay thương
lượng. Tuy nhiên có thể thấy rằng định nghĩa được nêu trong Nghị định của EU
có phạm vi hẹp hơn quan điểm của PICC. Theo PICC, điều kiện giao dịch chung
trong hợp đồng thương mại quốc tế do môt bên soạn thảo và được sử dụng nhiều
lần thì với cách định nghĩa trong Nghị định chỉ quan niệm điều kiện giao dịch
chung là do bên bán hàng hoặc những người cung cấp dịch vụ soạn thảo và đưa
ra cho người tiêu dùng để chấp nhận hoàn toàn các điều khoản ấy. Bên cạnh đó,
Nghị định cũng không đề cập đến mức đô sử dụng để điều khoản ấy khi nào
được xem là điều kiện giao dịch chung (môt lần hay được lặp lại nhiều lần). Như
vậy, dù có đưa ra định nghĩa về điều kiện giao dịch chung, song Nghị định chỉ
đưa ra những quy định rất chung về phạm vi, đối tượng áp dụng …
 Về định nghĩa điều kiện giao dịch chung tại Việt Nam, hiện nay, Pháp
luật Việt Nam chưa có văn bản riêng biệt quy định về điều kiện giao dịch chung.
Tuy nhiên có thể tìm thấy định nghĩa liên quan đến bản chất pháp ly của các điều
kiện giao dịch chung tại Điều 407, Bô luật Dân sự Việt Nam 2005, trong đó có
nêu khái niệm hợp đồng dân sự theo mẫu như sau:
“Hợp đồng dân sự theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do môt
bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong môt thời gian hợp ly, nếu bên được
đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bô nôi dung hợp đồng theo
mẫu mà bên đề nghị đưa ra”
Khái niệm hợp đồng mẫu không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm điều
kiện giao dịch chung, tuy nhiên có thể hiểu đây là quy định sơ khai của Pháp luật
về điều kiện giao dịch chung tại Việt Nam. Hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch
chung đều có những điểm tương đồng về nôi dung như: do môt bên soạn sẵn, đưa
ra làm việc giao kết hợp đồng trở nên dễ dàng và trở thành nôi dung của hợp
đồng nếu được bên kia chấp nhận. Trong hoạt đông thương mại, hợp đồng mẫu
ra đời trước hết nhằm mục đich tham khảo và tạo điều kiện dễ dàng cho việc giao

kết hợp đồng, khi các doanh nghiệp tiếp tục phát triển, cá biệt hóa các hợp đồng
tham khảo này và tách phần điều khoản soạn sẵn đầy đủ nôi dung thành môt bản
điều kiện không thay đổi qua các thương vụ, khi ấy điều kiện giao dịch chung
được hình thành.


10

Từ việc nghiên cứu môt số quan niệm về điều kiện giao dịch chung ở
phần trên, có thể rút ra khái niệm điều kiện chung như sau:
Điều kiện giao dịch chung được hiểu là tất cả những điều kiện hợp
đồng được soạn trước bởi một bên trong quan hệ hợp đồng và được sử dụng
khi ký kêt hợp đồng với nhiều khách hàng khác nhau.
Như vậy, qua khái niệm có thể thấy, điều kiện giao dịch chung không
chỉ là những điều khoản trong hợp đồng mà còn là những điều kiện, quy tắc
thành lập hợp đồng, tức là nếu các bên không chấp nhận những điều kiện này thì
hợp đồng không được thành lập. Những điều kiện giao dịch chung được môt bên
trong quan hệ hợp đồng soạn thảo và sử dụng nhiều lần cho nhiều khách hàng
khác nhau trong quan hệ giao dịch. Chúng không giới hạn trong môt điều khoản
cụ thể nào trong hợp đồng, có thể là toàn bô hợp đồng hoặc cũng có thể là môt số
điều khoản điển hình, như điều khoản miễn trách, điều khoản trọng tài…4
3. Phân loại điều kiện giao dịch chung
3.1. Căn cứ vào nội dung của điều kiện giao dịch chung
Dựa vào nôi dung được nói đến trong điều kiện giao dịch chung ta có thể
phân thành 2 loại:
 Điều kiện giao dịch chung mô phỏng luật: là các điều khoản, điều kiện
soạn sẵn như quy định của pháp luật, trên cơ sở ghi chép những thỏa thuận.
Trong trường hợp doanh nghiệp không đưa ra điều kiện giao dịch chung loại này
thì quyền và nghĩa vụ các bên vẫn thực hiện theo quy định pháp luật.
 Điều kiện giao dịch chung theo y chi của người ban hành: là những

điều kiện giao dịch chung ghi lại những thỏa thuận. Đặc biệt, những thỏa thuận
này do chinh y chi của người ban hành đưa ra mà không bị cấm hay vi phạm
pháp luật. Nếu doanh nghiệp không đưa ra các điều khoản thì các điệu kiện như
vậy không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các bên. Loại điều kiện giao dịch
chung này mới có y nghĩa và thực sự quan trọng đối với bên chấp nhận điều kiện
giao dịch chung.
3.2. Căn cứ và sự xuất hiện của các điều kiện giao dịch chung
4

Tăng Văn Nghĩa, Bàn về điều kiện giao dịch chung của doanh nghiệp, 1999, Tạp chí Dân chủ

và pháp luật. Bộ Tư pháp, Số 3/ 2009, trang 21-29


11

Có thể phân thành 3 loại:
 Điều kiện giao dịch chung nằm trong hợp đồng: tức là trong môt văn
bản hợp đồng đã được ky kết, điều kiện giao dịch chung và điều khoản được thỏa
thuận riêng nằm trong cùng môt văn bản.
 Điều kiện giao dịch chung nằm ngoài hợp đồng, nhưng là môt phần của
hợp đồng. Đây là những điều khoản được dẫn chiếu trong hợp đồng. Với loại
điều kiện giao dịch này, các điều kiện giao dịch chung nằm ở môt văn bản khác
nên đối tác của doanh nghiệp cần có sự cân nhắc thich đáng khi ky kết.
 Điều kiện giao dịch chung nằm trong hợp đồng nhưng được in bằng
kiểu chữ, cỡ chữ khác biệt so với các điều khoản thỏa thuận riêng.
4. Đặc điểm và nội dung của các điều kiện giao dịch chung
4.1. Đặc điểm các điều kiện giao dịch chung
Được soạn thảo trước và sử dụng nhiều lần cho nhiều khách hàng
mà không cần qua thương lượng lại.

Như đã nghiên cứu ở trên, việc ra đời các điều kiện giao dịch chung là phù
hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hóa, trao đổi, mua bán hàng hóa mang tinh
hàng loạt, việc thực hiện các giao dịch, trong đó có đàm phán và ky kết hợp đồng
cũng được tiêu chuẩn hóa với mức đô cao dần. Đây là đặc điểm quan trọng của
các điều kiện giao dịch chung. Điều kiện giao dịch chung được hình thành dựa
trên cơ sở ly thuyết của hợp đồng truyền thống. Chinh vì vậy, các điều khoản
trong hợp đồng thường được tiêu chuẩn hóa về mặt hình thức và thường không
công bằng nếu xét về mặt nôi dung. Nó thường được soạn theo hướng có lợi cho
người soạn thảo hoặc người sử dụng chúng. Sở dĩ có hiện tượng này là do môt
bên trong quan hệ hợp đồng không được thực sự thỏa thuận về các điều khoản
mà mình sẽ chấp nhận ky kết. Đôi khi đối tác của doanh nghiệp phải chịu thiệt
thòi khi phải chấp nhận tất cả các điều kiện giao dịch chung nếu muốn giao kết
hợp đồng với bên soạn thảo.
Không bị giới hạn hình thức thể hiện
Văn phong được sử dụng trong các điều kiện giao dịch chung thường
không mang tinh cá biệt mà được tiêu chuẩn hóa rất cao bởi vì các điều kiện giao


12

dịch chung thường được áp dụng cho nhiều khách hàng với nhiều lần giao dịch.
Hình thức các điều kiện giao dịch chung cũng rất phong phú, đa dạng. Các điều
khoản này có thể xuất hiện dưới dạng những phụ đề trong môt văn bản hợp đồng,
hay những poster quảng cáo, bản điều lệ của công ty… và còn nhiều dạng tồn tại
khác cũng được coi là các điều kiện giao dịch chung. Tuy nhiên, hình thức thể
hiện dường như không làm ảnh hưởng đến giá trị hiệu lực của các điều kiện giao
dịch chung.
Ngôn ngữ của điều kiện giao dịch chung được chuẩn hóa và thường
được trình bày để phục vụ một mục đích nhất định.
Thông thường, người soạn thảo ra những điều kiện giao dịch chung thiên

về bảo vệ lợi ich của bản thân trong quan hệ hợp đồng, họ luôn tìm cách kiếm lợi
cho công ty mình đồng thời hạn chế trách nhiệm của mình trong hợp đồng. Có
thể thấy rất nhiều điều khoản trong điều kiện giao dịch chung được đưa ra nhằm
bảo vệ lợi ich bên soạn thảo, đôi khi các điều khoản này gây bất công bằng cho
phia đối tác phải chấp nhận. Nói cách khác, ngôn ngữ của các điều kiện giao dịch
chung thường thể hiện y chi chủ quan của môt số người, nhằm mục đich nhất
định trong giao dịch, nhất là khi giao dịch mang tinh hàng loạt thì hiệu quả việc
sử dụng các điều kiện giao dịch này sẽ càng cao.
4.2. Một số nội dung điển hình trong các điều kiện giao dịch chung

Những điều khoản trong điều kiện giao dịch chung thông thường là
những điều khoản về nguyên tắc, trừ trường hợp hợp đồng được thiết kế riêng
cho môt mặt hàng cụ thể hoặc đối tượng khách hàng nào đó của doanh nghiệp.
Phần nôi dung tiếp theo của khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu môt số điều khoản
điển hình được lựa chọn trong điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng mua
bán hàng hóa.
4.2.1. Điều khoản giao hàng
Đây là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định nghĩa
vụ cụ thể của người mua và bán; đồng thời cũng là ràng buôc các bên hoàn thành
trách nhiệm của mình đối với đối phương. Nếu không có điều khoản này, hợp
đồng mua bán coi như không có hiệu lực. Các điều kiện giao dịch chung quy
định về việc giao hàng thường đưa ra các nguyên tắc quy định nghĩa vụ của hai


13

bên song song với các điều khoản đã được quy định cụ thể trong hợp đồng mua
bán. Cụ thể điều khoản giao hàng có những nôi dung sau:
Thời gian giao hàng
Về thời gian giao hàng, điều kiện giao dịch chung thường dẫn chiếu tới

hoặc quy định giống công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế: “Người
mua phải giao hàng đúng vào ngày mà hợp đồng đã quy định cho việc giao hàng”
hoặc “vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng thời gian được hợp đồng ấn định”.
Vì vậy, khi quy định ngày giao hàng, người bán phải giao trước 24 giờ ngày đó,
còn khi quy định tháng giao hàng, người bán phải tiến hàng giao hàng vào môt
ngày bất kỳ trong tháng đó.
Thông báo giao hàng
Trong các điều kiện giao dịch chung, doanh nghiệp thường có quy định
hai lần thông báo giao hàng, cụ thể: thông báo trước khi giao hàng và thông báo
kết quả giao hàng. Việc thông báo trước khi giao hàng có mục đich báo cho
người mua biết về việc hàng đã sẵn sàng để giao, nhằm giúp người mua có thể
thuê tàu chở hàng. Vì vậy, người bán không được làm thông báo này trước khi
mình đã thực sự có khả năng giao hàng phù hợp với các điều kiện của hợp đồng.
Việc hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
Việc hoàn thành nghĩa vụ giao hàng là nôi dung khá được quan tâm
trong điều khoản giao hàng của bản điều kiện giao dịch chung. Phần lớn các hợp
đồng quy định ngày giao hàng được xác định “bằng ngày vận đơn được cấp” (As
Bill of lading dated or to be dated). Đa số các hợp đồng loại này còn quy định
rằng, nếu không có bằng chứng khác thì vận đơn đường biển được công nhận là
bằng chứng ngày bốc hàng lên tàu. Môt số hợp đồng còn đề cao giá trị này của
vận đơn bằng cách quy định rằng nếu muốn phủ nhận bằng chứng của vận đơn
thì phải đưa ra bằng chứng có khả năng thuyết phục.
Hầu hết các bản điều kiện giao dịch chung đều có môt hay nhiều điều
khoản cho hoãn hoặc miễn giao hàng nếu gặp những trở ngại khách quan cản trở
việc giao hàng như: thiên tai, chiến tranh… Khi trở ngại kéo dài, quá môt thời
gian hợp ly đã được quy định, môt bên có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng với
những điều kiện nhất định. Ngoài những nguyên nhân khách qua, việc giao hàng


14


còn phụ thuôc vào chủ quan đương sự. Có thể thấy ở môt vài bản điều kiện giao
dịch chung xuất hiện môt điều khoản đặc biệt, gọi là “điều khoản gia hạn”
(extension clause), cho đương dự được quyền hoãn giao hàng trong môt vài ngày
(có thể tối đa là 8 ngày), miễn là phải trả cho đối tác của mình môt khoản tiền
thich ứng. Như vậy, người bán có quyền lựa chọn việc giao hàng đúng hạn với
việc hoãn giao hàng và chịu phạt. 5
4.2.2. Điều khoản vận tải.
Trong thương mại quốc tế, vận tải đường biển chiếm đến 70% các
thương vụ. Trong đó có đến hơn 90% các mẫu hợp đồng buôc người bán tổ chức
chuyên chở hàng hóa bằng tàu chuyến 6. Vì vậy, quy định của các hợp đồng soạn
thảo sẵn cũng thường theo hướng này.
Nếu các điều kiện giao dịch chung được soạn thảo cho nghiệp vụ mua
hàng và quy định người bán lo việc chuyên chở thì điều khoản vận tải quy định
rằng: tàu chở hàng phải có khả năng đi biển, chưa quá tuổi sử dụng hoặc được
xếp hạng tốt bởi môt công ty đăng kiểm có tin nhiệm. Quy định này là cần thiết
cho việc bảo vệ quyền lợi của người mua vì theo Incoterms, người bán hàng
không buôc phải thuê tàu có khả năng đi biển mà chỉ cần thuê tàu đi biển để
chở hàng.
Tùy theo loại hàng hóa, nôi dung điều khoản này cũng sẽ thay đổi. Vi
dụ: điều kiện giao dịch chung về buôn bán gỗ cho phép hàng được xếp trên
boong. Điều kiện giao dịch chung về hàng ngũ cốc cũng cho phép chở hàng trên
boong, nhưng đó là hợp đồng theo điều kiện Rye terms, nghĩa là người bán phải
chịu trách nhiệm về việc hàng bị hư hỏng do nước biển.7

Nguyễn Hữu Tửu, 2006, Giáo trình Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương, Nhà xuất bản Giáo
Dục, trang 20-24
6
Theo J. Zielenewski, Ba Lan
7

Karla C.Shippey, 2003, A Short Course in International Contracts: Drafting the International
Sales Contracts, World Trade Press 2nd Edition
5


15

4.2.3. Điều khoản giá cả và thanh toán
Đây có thể nói là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng ngoại
thương mọi điều khoản khác có thể dễ dàng nhượng bô hoặc bị thuyết phục
nhưng với điều khoản này hầu hết các bên đối tác đều không muốn nhượng bô.
Thông thường các bên phải thống nhất những nôi dung sau đây.
Đồng tiền của hợp đồng
Trong hợp đồng ngoại thương giá cả hàng hoá có thể được tinh bằng tiền
của nước người bán, có thể được tinh bằng tiền của nước người mua hoặc có thể
được tinh bằng tiền của nước thứ ba. Thông thường sự lựa chọn đồng tiền thuôc
quyền của bên soạn thảo hợp đồng. Chinh vì thế bên soạn thảo thường muốn
tranh thủ điều kiện có lợi cho mình. Đối với người bán luôn chọn đồng tiền có
xu hướng tăng giá trị trên thị trường hối đoái, với người mua thì ngược lại. Đồng
tiền được chọn đa phần là những đồng tiền có giá ổn định trên thị trường hối
đoái, đó là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao, hay gọi là đồng tiền
mạnh, hiện nay nếu sắp xếp theo mức đô chuyển đổi thì những đồng tiền sau đây
được sử dụng phổ biến hơn cả: USD, JPY, EUR, GBP.8
Điều khoản bảo đảm hối đoái (Exchange Provide clause) đôi khi được
các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng trong hợp đồng để bảo vệ lợi ich của họ.
Hiện nay, theo các tài liệu được nghiên cứu, thì chưa có doanh nghiệp nào lựa
chọn điều khoản này vào các điều kiện giao dịch chung. Điều này có thể được
giải thich là do sự biến đông rất nhanh của tỷ giá hối đoái, trong khi điều kiện
giao dịch chung lại được sử dụng trong môt thời gian dài nên không phải lúc nào
cũng đem lại lợi ich cho doanh nghiệp.

Giá cả của hợp đồng
Điều kiện giá cả trong bản điều kiện giao dịch chung không phải để ghi
mức giá cố định cho hợp đồng mà là điều khoản quy định về đặc điểm của giá,
những yếu tố tác đông tới giá chinh thức của hợp đồng.
Bên soạn thảo có rất nhiều lợi thế trong việc quy định những nguyên tắc
làm thay đổi mức giá đặc biệt là trong môt số ngành đặc trưng (như buôn bán các
mặt hàng như quặng, kim loại, lương thực, thực phẩm…). Cụ thể là giá cả được
Nguyễn Hữu Tửu, 2006, Giáo trình Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương, Nhà xuất bản Giáo
Dục, trang 61-65
8


16

xác định theo hàm lượng của chất hữu ich trong háng hóa mua bán. Nếu hàm
lượng chất đó càng nhiều thì giá càng cao, ngược lại càng it thì giá càng thấp.
Trong nhiều hợp đồng, giá cả được xác định ngay khi ky kết, nhưng kèm theo đó
là các điều khoản về mức tăng giá khi hàng hóa được giao có hàng lượng chất
hữu ich cao hơn quy định của hợp đồng. Mức tăng giá đó gọi là mức tăng về chất
lượng hàng. Ngược lại, khi hàm lượng chất hữu ich trong hàng hóa thấp hơn so
với mức quy định của hợp đồng gọi là giảm giá chất lượng hàng.9
Thanh toán
Incoterms quy định nghĩa vụ người bán phải giao hàng đúng như hợp
đồng và được thanh toán, nghĩa vụ của người mua là phải nhận hàng và thanh
toán cho người bán. Vì vậy cũng như điều khoản giao hàng, điều khoản thanh
toán giữ vị tri rất quan trong trong hợp đồng ngoại thương, vì nó liên quan trực
tiếp đến quyền lợi của cả hai bên. Do vậy khi đàm phán ky kết hợp đồng ngoại
thương về điều khoản thanh toán các bên cần phải thống nhất những nôi dung
chinh dưới đây.
Nôi dung của điều khoản này khá đa dạng, phong phú theo từng đối

tượng của hợp đồng hoặc nghiệp vụ giao dịch kinh doanh quốc tế. Vi dụ trong
nghiệp vụ xuất khẩu hàng ngũ cốc, các hợp đồng thường buôc người mua trả tiền
sớm, trả tiền trước khi giao hàng hoặc trả tiền ngay khi ky kết hợp đồng. Trong
không it trường hợp, hợp đồng nhập khẩu cho bên mua được quyền chọn thời
hạn trả tiền trong phạm vi thời hạn quy định. Nếu trả tiền sớm, trước hạn thì
người mua được hưởng môt khoản giảm giá, gọi là giảm giá trả tiền sớm (cash
discount). Cũng có những hợp đồng chỉ đề chung chung về thời hạn trả tiền: trả
tiền trong thời hạn thich đáng (in due day) hoặc trả gấp (promt)…mà hợp đồng
không giải thich gì thêm về thuật ngữ này. Cách quy định này dễ gây tranh cãi
trong việc giải quyết hợp đồng, do vậy các doanh nghiệp nên thận trọng trong
việc lựa chọn cách thứ này để quy định thời hạn thanh toán.
Cơ sở việc thanh toán được quy định trên cơ sở chứng từ. Các chứng từ
hàng hóa làm cơ sở cho việc thanh toán tiền hàng là vận đơn, chứng chỉ lưu kho,
9

Lê Nết, 1999, Quy tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chi

Minh phát hành năm 1999


17

giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận kiểm
dịch.
Phương thức thanh toán được quy định trong điều kiện giao dịch chung
phổ biến nhất vẫn là phương thức tin dụng chứng từ. Môt số hợp đồng quy định
tiền hàng trả bằng phương thức nhờ thu, hối phiếu trong phương thức này có thể
kèm hoặc không kèm chứng từ. Bên cạnh đó, phương thức ghi sổ cũng được sử
dụng trong trường hợp về buôn bán đối lưu. Mỗi phương thức thanh toán đều có
những điểm lợi và bất lợi cho người bán hoặc người mua. Do vậy tuỳ thuôc mối

quan hệ, giá trị và thời hạn thực hiện hợp đồng mà các bên thống nhất lựa chọn
phương thức thanh toán nào cho phù hợp, thuận tiện và đảm bảo quyền lợi cho
các bên tham gia hợp đồng.10
Muốn lựa chọn môt phương thức thanh toán hợp ly trong quá trình mua
bán trao đổi hàng hoá với nước ngoài, ngoài việc nắm vững các quy trình nghiệp
vụ mỗi thương nhân còn phải biết vận dụng chúng môt cách linh hoạt, ứng xử
nhanh trong nhiều trường hợp vì nghiệp vụ thanh toán quốc tế là môt nghiệp vụ
rất phức tạp, đặc biệt là với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn non nớt trong
việc sử dụng các điều kiện giao dịch chung trong khi các đối tác nước ngoài đã
có nhiều kinh nghiệp, nếu gặp phải các đối tác không trung thực, có nhiều thủ
đoạn thì rất dễ rơi vào bẫy của họ và sẽ khó có thể tránh khỏi tình trạng tiền mất
tật mang.
II. Điều kiện giao dịch chung trong thương mại quốc tế
1. Khả năng áp dụng điều kiện giao dịch chung trong thương mại quốc tế
Trong bối cảnh nền kinh doanh quốc tế ngày nay, sự ra đời của nhiều tập
đoàn lớn với những mục đich khác nhau trong việc tập trung nguồn lực để dành
ưu thế cạnh tranh trên thị trường đã tạo nên môt môi trường cạnh tranh sôi đông.
Khi các doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh thì các hoạt đông kinh doanh của
doanh nghiệp cũng ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp hơn. Chinh sự đa
dạng, phức tạp này lại ẩn chứa nhiều rủi ro đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự
chuẩn bị tốt cho các thương vụ trước khi tiến hành kinh doanh quốc tế. Trong đó,
10

Nguyễn Hữu Tửu, 2006, Giáo trình Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương, Nhà xuất bản Giáo

Dục, trang 98-102


18


môt mục tiêu quan trọng đặt ra là làm sao doanh nghiệp soạn thảo được những
hợp đồng thương mại hoàn hảo, tránh được những rủi ro pháp ly cho mình.
Thông thường, việc soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế yêu cầu khá nhiều
kỹ năng trong đó quan trọng nhất là việc dự tinh được những rủi ro có thể xảy ra
trong tương lai để có những sự điều chỉnh hợp ly trong hợp đồng tránh gây khó
khăn cho bên soạn thảo. Vai trò của hợp đồng trong các giao dịch thương mại
quốc tế lại càng quan trọng hơn vì đối tác thường là những doanh nhân chuyên
nghiệp, am hiểu luật trong việc giải quyết tranh chấp. Từ đó có thể thấy nhu cầu
các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia kinh doanh quốc tề cần làm quen với
luật và tập quán quốc tế là rất cần thiết. Do điều kiện giao dịch chung là những
điều khoản đã được soạn sẵn phù hợp với tiềm lực, đặc điểm và lĩnh vực kinh
doanh của doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn thị trường, có tinh ổn định cao
nên được sử dụng là công cụ rất hữu hiệu với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp có nhu cầu tham gia thương mại quốc tế.
Sự chuyên nghiệp hóa nghiệp vụ kinh doanh quốc tế không phải là việc
thành lập ra môt bô máy chuyên soạn thảo hợp đồng theo thời vụ mà tập trung
nghiên cứu những biến đông thị trường kinh tế tài chinh, nghiên cứu pháp luật
cũng như các quy tắc điều chỉnh hợp đồng, từ đó đưa ra các điều kiện giao dịch
chung phù hợp với chuẩn mực quốc tế và phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.
2. Một số ưu điểm và hạn chế của điều kiện giao dịch chung trong thương
mại quốc tế
2.1. Các ưu điểm của điều kiện giao dịch chung
2.1.1. Chuẩn hóa ngôn ngữ trong hợp đồng
Ngôn ngữ được sử dụng trong các điều khoản của hợp đồng là ngôn ngữ
pháp ly - thương mại rất chặt chẽ và thường gây khó khăn trong việc hiểu trọn
vẹn y nghĩa của điều khoản. Muốn tránh khỏi sự hiểu lầm có thể xảy ra trong
những vấn đề lớn, những người soạn thảo hợp đồng thường bổ sung môt vài điều
bảo lưu và điều thêm bớt, câu cú được sắp đặt khác với văn phong thông thường.
Có thể thấy trong điều kiện giao dịch chung có nhiều thuật ngữ thương
mại được sử dụng. Những thuật ngữ này, trong nhiều trường hợp, chứa đựng

những công thức để xử ly vấn đề nghiệp vụ cụ thể. Chẳng hạn như điều kiện giao


19

dịch chung dẫn chiếu tới môt số điều khoản trong Incoterms, mà mỗi điều khoản
trong Incoterms lại quy định trách nhiệm và quyền hạn của người bán với người
mua khác nhau. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững công thức của
các điều kiện vận tải trong Incoterms để biết được quyền lợi và nghĩa vụ của
mình với hàng hóa đó. Bản điều kiện giao dịch chung được soạn thảo với mục
đich ban đầu để đảm bảo quyền lợi cho bên soạn thảo, sau khi đã ky kết hợp
đồng thì toàn bô nôi dung sẽ có giá trị ràng buôc cả hai bên chinh vì vậy ngôn từ
được sử dụng thường chặt chẽ, chuẩn xác và ổn định, tránh gây hiểu lầm trong
việc thực hiện hợp đồng.
2.1.2. Phòng ngừa tranh chấp phát sinh
Điều kiện giao dịch chung cũng đưa ra những khả năng xảy ra, các căn
cứ miễn trách và thường xác định cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp nếu phát
sinh. Các điều khoản trong điều kiện giao dịch chung thường là nôi dung có tinh
nguyên tắc, ổn định trong các giao dịch của doanh nghiệp, vi dụ như: điều khoản
về nguyên tắc giao hàng, điều khoản về nguyên tắc thuê tàu… Các điều khoản
này đã được đúc kết dựa trên những kiến thức về hợp đồng và kinh nghiệm từ
thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là người soạn thảo ra các
điều kiện giao dịch chung, bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về nghiệp
vụ, doanh nghiệp có thể dự đoán được các khả năng xảy ra và các rủi ro dẫn đến
tranh chấp trong quá trình giao dịch. Từ đó điều chỉnh hành vi người tiêu dùng
trên diện rông nhằm chủ đông bảo vệ lợi ich doanh nghiệp cũng như hạn chế rủi
ro có thể xảy ra.
Tất nhiên không có bất cứ doanh nghiệp nào mong muốn xảy ra tranh
chấp trong hoạt đông kinh doanh của mình, đặc biệt là với các doanh nghiệp hoạt
đông trong môi trường kinh doanh quốc tế. Bởi vì tranh chấp xảy ra dễ gây tốn

kém về tiền bạc, thời gian cho các bên liên quan hơn thế, các thủ tục giải quyết
tranh chấp trong các hợp đồng mang tinh quốc tế vô cùng phức tạp. Chinh vì vậy,
doanh nghiệp sử dụng điều kiện giao dịch chung trong việc ky kết hợp đồng sẽ
có được lợi thế lựa chọn và nắm vững nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, khi tranh
chấp xảy ra doanh nghiệp sẽ ở thế chủ đông hơn trong giải quyết tranh chấp.
2.1.3. Rút ngắn thời gian đàm phán


20

Từ khi thực hiện chinh sách mở của nền kinh tế, các doanh nghiệp nước
ta đã có nhiều cơ hôi kinh doanh hơn và đã đạt được nhiều thành công nhất định.
Đã có những doanh nghiệp với số lượng khách hàng lên đến hàng triệu, chinh vì
vậy để đáp ứng số lượng khách hàng đông đảo các doanh nghiệp đã lựa chọn giải
pháp đưa ra các điều kiện giao dịch chung nhằm rút ngắn thời gian đàm phán
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên trong việc ky kết thực hiện hợp
đồng. Ưu điểm của các điều kiện giao dịch chung là chinh xác, chặt chẽ hơn sử
dụng hợp đồng soạn thảo tức thời nên khi chuyển cho đối tác để đàm phán hợp
đồng, việc đàm phán sẽ chỉ diễn ra trong khuôn khổ những nôi dung không thuôc
về các điều kiện giao dịch chung, vi dự như đối tượng hợp đồng, số lượng, giá
cả, địa điểm thực hiện… Còn lại những nôi dung không thay đổi qua các thương
vụ, khi đã chấp nhận môt lần sẽ là cơ sở để các thương vụ sau không mất nhiều
thời gian để tìm hiểu đi đến nhất tri với những nôi dung của điều kiện giao dịch
chung nữa.
Như đã phân tich ở trên, thực tế việc xuất hiện các điều kiện giao dịch
chung là nhằm đơn giản hóa việc giao kết hợp đồng và sử dụng lợi thế trong kinh
doanh của các doanh nghiệp lớn, có sức mạnh thị trường. Các doanh nghiệp lớn
môt lợi thế nhất định trên thị trường khi đưa ra các bản điều kiện giao dịch chung
thường gây sức ép để phia đối tác chấp nhận vô điều kiện những điều khoản đã
soạn sẵn nếu muốn thương vụ đó được tiến hành. Trong nhiều trường hợp, phia

bên kia đề nghị xem xét lại điều kiện giao dịch chung. Nếu được bên đưa ra điều
kiện giao dịch chung chấp nhận xem xét lại có nghĩa họ sẵn sàng ky môt hợp
đồng mới mà không sử dụng điều kiện giao dịch chung. Trong những trường hợp
đó, những điều khoản được xem xét lại thường là những điều kiện nhạy cảm dễ
xảy ra tranh chấp như điều khoản vi phạm, điều khoản luật áp dụng hoặc điều
khoản bồi thường… Nhưng rõ ràng, khi xem xét lại mọi việc sẽ được tiến hành
trên điều khoản đã có sẵn này nên diễn ra nhanh chóng hơn việc soạn thảo mới.
Dù nhìn nhận theo cách nào, điều kiện giao dịch chung cũng đã giúp thời gian
đàm phán giữa các bên được rút ngắn rất nhiều.
2.1.4. Tạo thuận lợi cho bên đưa ra các điều kiện giao dịch khi ký kết hợp đồng


21

Như đã phân tich ở trên, mục tiêu lớn nhất của các doanh nghiệp là lợi
nhuận, và để có được lợi nhuận các doanh nghiệp tìm mọi cách để giành lợi thế
trên thị trường. Thương trường biến đông từng ngày và khó có doanh nghiệp nào
dự đoán được hết những rủi ro có thể xảy ra, vi dụ như: rủi ro thiên thai, rủi ro
giao hàng chậm, rủi ro chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng trên đường vận
chuyển… Chinh vì vậy, giảm thiếu tối đa các rủi ro là điều mà mọi doanh nghiệp
quan tâm hàng đầu trước khi tiến hành các thương vụ. Cách ngăn chặn rủi ro an
toàn hiệu quả nằm ở các điều khoản hợp đồng, khi môt doanh nghiệp đưa ra điều
kiện giao dịch chung cho phia đối tác chấp nhận đã hàm chứa mục tiêu giảm
thiếu tối đa rủi ro cho mình. Và điều tất yếu là khi bên bán có lợi thì bên mua sẽ
rơi vào tình thế bất lợi hơn, vì thế việc soạn thảo ra các điều kiện giao dịch chung
là việc mà các doanh nghiệp đều hướng tới để đạt được mục tiêu lợi nhuận.
2.2. Các hạn chê của điều kiện giao dịch chung
Điều kiện giao dịch chung ra đời môt phần nhằm mục đich vụ lợi của
môt doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp có vị thế thống lĩnh trên thị trường.
Do vậy, ngay từ khi soạn thảo hợp đồng, sự bất cân bằng về quyền lợi các bên đã

hình thành, tạo tiền đề cho những bất cập trong việc ứng dụng điều kiện giao
dịch chung trong các hoạt đông thương mại.
2.2.1. Bất bình đẳng quyền lợi giữa các bên
Bất cân bằng thông tin
Thông tin bất cân xứng có thể xảy ra trước lúc tiến hành ky kết hợp
đồng khi các bên tham gia giao dịch cố gắng che giấu thông tin nhằm hạ thấp vị
thế của bên kia, nâng cao quyền lợi của mình khi ky kết, điều này dẫn đến việc
người mua và người bán có các thông tin khác nhau. Vi dụ như: người mua
không biết rõ về điều kiện khiếu nại về phẩm chất hàng hóa… Như vậy, hiện
tượng thông tin không cân xứng làm cản trở việc giao dịch trên cơ sở hai bên
cùng có lợi, ngoài ra còn gây hiện tượng tâm ly ỷ lại sau khi hợp đồng đã được
giao kết nhưng môt bên có hành đông che đậy thông tin mà bên kia khó lòng
kiểm soát hoặc muốn kiểm soát phải tốn môt khoản chi phi lớn.11

11

David Dapice, 2006, Fulbright programme for economics, page 2


×