Tải bản đầy đủ (.doc) (154 trang)

khóa luận tốt nghiệp CHI TIẾT TRONG các tác PHẨM BÌNH LUẬN TRÊN báo NHÂN dân khảo sát báo nhân dân hàng ngày và nhân dân cuối tuần năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.85 KB, 154 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA BÁO CHÍ

CHI TIẾT TRONG CÁC TÁC PHẨM BÌNH LUẬN
TRÊN BÁO NHÂN DÂN
(Khảo sát báo Nhân dân hàng ngày và Nhân dân cuối tuần năm 2010)

Khóa luận tôt nghiệp đại học báo chí
Chuyên ngành: Báo in

Người thực hiện: Đinh Hữu Dư
Người hướng dẫn: PGS, TS Trần Thế Phiệt

Hà Nội, 5/2014
1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
công bố trong khóa luận là hoàn toàn chính xác, chưa từng công bố trong
bất cứ các tài liệu nào, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

T
ÁC GIẢ KHÓA LUẬN

2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của mọi mặt kinh tế- xã hội, thông
tin cung cấp cho nhu cầu hằng ngày của đời sống ồ ạt với một lượng khổng
lồ, đa chiều, đa diện. Báo chí nói chung và trong đó có thể loại bình luận nói
riêng đóng góp tích cực vào việc truyền tải thông tin, đồng thời định hướng
các dòng thông tin đó để giúp cho công chúng báo chí có một cái nhìn sâu
sắc, đúng đắn, bản chất nhất về mọi sự vật, hiện tượng đang diễn ra hằng
ngày, hàng giờ.
Mọi tác phẩm báo chí dù thuộc loại hình nào hay nhóm thể loại nào đều
được tạo bởi các yếu tố nội dung, gồm: Đề tài, chủ đề, sự kiện, chi tiết… và
các yếu tố về mặt hình thức, gồm: thể loại, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu…
Các yếu tố này vừa có tính độc lập tương đối, vừa chi phối, tác động qua lại,
chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Trong các yếu tố đó, có thể nhận
thấy, chi tiết là một bộ phận, có thể nói là bộ phận nhỏ nhất, cụ thể nhất
nhưng lại đóng vai trò là vật liệu cơ bản và chủ yếu cấu tạo nên tác phẩm
báo chí. Đặc biệt, đối với bình luận, chi tiết và cách lựa chọn, sắp xếp, sử
dụng chi tiết tạo nên tính logic và tính thuyết phục cao cho tác phẩm, một
phẩm chất vô cùng quan trọng đối với thể loại báo chí này. Dù chi tiết là một
bộ phận nhỏ nhất nhưng nếu sử dụng và phát huy được hiệu quả sử dụng của
nó đúng lúc, đúng chỗ, có thể tạo nên một sức mạnh bất ngờ, giống như một
ngòi nổ làm bật lên sức mạnh, đôi khi là sức chiến đấu, tính công phá của tác
phẩm.
Bình luận là một thể loại báo chí cơ bản nằm trong thể loại chính luận

3


báo chí. Đây là một thể loại báo chí quan trọng, góp phần to lớn trong việc
phân tích, luận giải một sự kiện, một vấn đề, một hiện tượng trong một điều
kiện, một hoàn cảnh, một tình hình cụ thể nhằm đưa ra một cái nhìn, một sự

nhận thức sâu sắc, bản chất, chân xác. Trong nền báo chí nước ta, báo Nhân
dân là một trong những tờ báo có thế mạnh về thể loại này và cũng đã tận
dụng khá hiệu quả tính công phá của thể loại trong việc phát huy tính chiến
đấu của một tờ báo Đảng với nhiều cây bút gạo cội. Xét một cách logic, chi
tiết trong mối qua hệ với thể loại bình luận có thể nhận thấy vị trí, vai trò
không thể phủ nhận của nó đối với thể loại báo chí này.
Thực tiễn bước đầu tìm hiểu, tác giả luận văn nhận thấy, về phương diện
lí luận, có rất ít công trình nghiên cứu về chi tiết trong tác phẩm báo chí nói
chung một cách chuyên biệt và có hệ thống. Nghiên cứu chi tiết trong tác
phẩm bình luận với tư cách là một đối tượng nghiên cứu riêng thì chưa có
công trình nào. Việc vận dụng, phát huy tác dụng, vai trò, công năng của chi
tiết trong tác phẩm bình luận của các nhà báo mặc dù đã đạt được nhiều
thành công nhưng chưa đầy đủ và có tính hệ thống.
Do đó, việc chọn đối tượng nghiên cứu là chi tiết trong các tác phẩm
bình luận thông qua việc khảo sát cụ thể trên báo Nhân dân với hi vọng đưa
ra một cách nhìn nhận mới về vấn đề này, góp thêm tiếng nói tham khảo
trong hệ thống lí thuyết cơ bản về thể loại bình luận nói riêng và khoa học
báo chí nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Dù chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về chi tiết trong bình
luận. Tuy nhiên, một số tác giả đã tiếp cận vấn đề này dưới các khía cạnh
liên quan và các góc độ khác nhau. Đây là tiền đề quan trọng để tác giả luận
văn kế thừa và phát huy trong công trình nghiên cứu này. Tuy nhiên, tài liệu
4


giáo trình và các công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan cung không
nhiều và không hệ thống.
Về giáo trình và sách tham khảo: Một số giáo trình và sách tham khảo về
thể loại Bình luận phổ biến như: Tác phẩm báo chí đại cương (Tập III), Nhà

xuất bản Giáo Dục-1995 của tác giả Trần Thế Phiệt; Các thể loại chính luận
báo chí, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-2000 của tác giả Trần Quang; 100
câu hỏi về cách viết báo, Nhà xuất bản Lý luận chính trị-2004 của tác giả
Đức Dũng…. Nội dung các tác phẩm này đề cập đến thể loại bình luận ở
những mặt khái quát nhất, chưa đi sâu và cụ thể của từng mặt biểu hiện.
Trong Tác phẩm báo chí đại cương tập III, PGS-TS Trần Thế Phiệt đã xem
xét cụ thể thể loại bình luận trong “gia đình” chính luận khá cụ thể, tuy
nhiên, chi tiết trong bình luận cũng chưa được đề cập rõ nét và chuyên biệt.
Hiện nay, giáo trình về báo chí có đề cập đến chi tiết cả trong nước cũng như
ngoài nước chưa nhiều. Đây là một khó khăn trong quá trình nghiên cứu tìm
hiểu, khảo sát của tác giả khoá luận.
Về luận văn và luận án: Qua tìm hiểu của tác giả luận văn, tại Thư viện
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, có một số công trình xét ở một mức độ
nào đó có liên quan:
Luận văn tốt nghiệp cử nhân báo chí “Chi tiết trong tác phẩm phóng sự
báo chí” năm 1995 của tác giả Vũ Thu Thuỷ. Tác giả tiếp cận chi tiết trên
một số vấn đề như : Vai trò của chi tiết, một số dạng chi tiết cơ bản trong
phóng sự, việc sử dụng chi tiết trong một số tác phẩm phóng sự trên một số
tờ báo in và đưa ra những nhận xét, đánh giá về việc sử dụng chi tiết của tác
giả. Có thể coi đây là công trình đàu tiên vận dụng lí thuyết vào nghiên cứu
thực tiễn về chi tiết.
Luận văn Thạc sĩ với đề tài là : “Chi tiết trong phóng sự báo chí”, năm
2000. Tác giả Vũ Thu Thủy đã xử lí vấn đề với cái nhìn bao quát hơn, trong
5


đó đã đưa ra một số tiêu chí để định rõ một số dạng chi tiết trong thể loại
phóng sự, khảo sát thực tiễn sử dụng chi tiết trong phóng sự ở một số tờ báo,
tạp chí phân tích nghệ thuật lựa chọn và sử dụng chi tiết.
Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Quang Hải có tên: “Chi tiết trong tác

phẩm báo chí”, năm 2008 đã nghiên cứu chi tiết như một đối tượng riêng,
chuyên biệt, bước đầu khái quát về lí luận chi tiết và cách sử dụng chi tiết
trong các tác phẩm báo chí ở từng thể loại, đi sâu khảo sát việc vận dụng chi
tiết trong các tác phẩm báo chí đoạt giải Báo chí Quốc gia giai đoạn 19912005. Qua thực tiễn khảo sát, nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những kiến nghị,
yêu cầu cũng như nghệ thuật sử dụng chi tiết trong các tác phẩm báo chí.
Như vậy, các công trình trên chưa có ai nghiên cứu, khảo sát sâu về chi
tiết trong tác phẩm bình luận. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu đó
là những tiền đề quan trọng tác giả luận văn kế thừa và phát triển trong khoá
luận nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng chi tiết trong một thể loại báo chí cụ
thể là thể loại bình luận thông qua khảo sát thực tiễn một tờ báo sử dụng
nhiều và có những thành công nhất định về thể loại này là báo Nhân dân. Từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của việc lựa chọn, sử
dụng chi tiết nhằm nâng cao sức nặng, tính hiệu lực và hiệu quả của các tác
phẩm bình luận.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài về chi tiết trong các tác phẩm bình nhằm tìm ra hướng
tiếp cận mới trên phương diện lí thuyết về vấn đề này. Qua việc khảo sát
thực tiễn việc sử dụng chi tiết trong các tác phẩm bình luận trên báo Nhân
dân, rút ra những đặc điểm về của chi tiết trong tác phẩm bình luận. Từ đó,
đưa ra những khuyến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng và phát huy tác
6


dụng của chi tiết trong việc nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả và tính thuyết
phục của tác phẩm bình luận.
3.2.


Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản và có liên quan đến thể loại bình luận
bao gồm: Khái niệm, đặc điểm về nội dung và hình thức của tác phẩm bình
luận; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa bình luận và các thể loại báo
chí khác.
- Tìm hiểu, nghiên cứu khái niệm; một số tính chất, đặc điểm cơ bản của chi
tiết; các yếu tố chi phối đến chi tiết; vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chi
tiết trong tác phẩm bình luận.
- Khảo sát thực tiễn việc sử dụng chi tiết trong các tác phẩm bình luận trên
báo Nhân dân trong năm 2010.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả của
việc sử dụng chi tiết trong quá trình tiếp cận chi tiết và sử dụng chi tiết trong
quá trình sáng tạo tác phẩm bình luận của các nhà báo.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu về chi tiết sử dụng trong các tác phẩm bình luận.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu:

Những tác phẩm, chuyên mục bình luận tiêu biểu đăng tải trên báo Nhân dân
năm 2010.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
5.1.


Cơ sở lý luận:

Luận văn được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLeenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về báo chí cách
7


mạng. Phương pháp luận bộ môn của luận văn dựa trên nền tảng của hệ
thống lý luận về báo chí học.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát
- Phương pháp phỏng vấn anket.
6. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn
6.1.

Ý nghĩa về mặt lý luận:

Cung cấp một hướng tiếp cận cụ thể về sử dụng chi tiết trong tác phẩm
bình luận, thấy được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nó trong hệ thống thể
loại báo chí, thấy được mối quan hệ giữa chi tiết và các yếu tố chi phối khác
cả về nội dung và hình thức trong tác phẩm bình luận: Đề tài, chủ đề, sự
kiện, cảm hứng, ngôn ngữ, giọng điệu…
6.2.


Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Khảo sát việc sử dụng chi tiết trong các tác phẩm bình luận trên báo
Nhân dân để thấy được thực trạng vấn đề sử dụng chi tiết trong các tác phẩm
bình luận trên thực tế thông qua xem xét cụ thể một tờ báo vận dụng khá
hiệu quả thể loại báo chí này và đã đạt được những thành công nhất định. Từ
đó, đúc rút ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
việc sử dụng các chi tiết trong quá trình sáng tạo tác phẩm bình luận.
7. Những đóng góp của đề tài
Tạo ra một cái nhìn tương đối tổng quan về chi tiết và việc sử dụng chi
8


tiết trong tác phẩm bình luận: Khái niệm, phân loại, tính chất, đặc điểm, vai
trò, tầm quan trọng của chi tiết trong tác phẩm bình luận.
Qua khảo sát thực tiễn, sử dụng chi tiết trong các tác phẩm bình luận trên
báo Nhân dân năm 2010, nhận diện, đánh giá thực tiễn về năng lực, thực
trạng sử dụng chi tiết trong bình luận. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm quý
báu trong kỹ năng, nghệ thuật khai thác, lựa chọn và sử dụng chi tiết trong
tác phẩm báo chí.
Mặc dù còn nhiều hạn chế song đây có thể là một tài liệu tham khảo góp
phần vào hệ thống lí luận báo chí và phần nào giúp cho quá trình vận dụng
chi tiết trong các tác phẩm bình luận hiệu quả hơn.

9


Chương 1
TÁC PHẨM BÌNH LUẬN VÀ CHI TIẾT TRONG
TÁC PHẨM BÌNH LUẬN

Nội dung mà tác giả luận văn sẽ triển khai trong chương này sẽ nhằm xác
lập cơ sở lý thuyết về đối tượng nghiên cứu của luận văn để có một cái nhìn
tổng quan nhất trước khi đi sâu vào khảo sát thực tiễn.
Cụ thể:
Một là: Tìm hiểu về những vấn đề chung về thể loại bình luận. Bao gồm:
Khái niệm về thể loại bình luận; các đặc điểm cơ bản về nội dung và hình
thức của thể loại bình luận; vai trò của tác phẩm bình luận trong hệ thống thể
loại báo chí; những nét tương đồng và khác biệt giữa bình luận và các thể
loại báo chí khác. Đây là cơ sở làm nền tảng trong quá trình phân tích, khảo
sát.
Hai là: Tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên bình diện lý thuyết những vấn
đề lý luận chung về chi tiết và chi tiết trong tác phẩm bình luận. Cụ thể: Làm
rõ khái niệm chi tiết trong tác phẩm báo chí nói chng có nhận xét cụ thể
trong tác phẩm bình luận nói riêng; phân loại các dạng chi tiết cơ bản thường
sử dụng trong tác phẩm bình luận; những tính chất, đặc điểm cơ bản của chi
tiết đối với tác phẩm bình luận; các mối quan hệ giữa chi tiết với các yếu tố
khác của một tác phẩm bình luận (Đề tài, chủ đề, thể loại, ngôn ngữ, giọng
điệu, kết cấu…).
Đây sẽ là cơ sở lí luận để tác giả làm căn cứ cho việc tiến hành khảo sát
thực tiễn sử dụng chi tiết trong các tác phẩm bình luận trên báo Nhân dân.
Tại chương này, ngoài việc kế thừa các kết quả của các công trình nghiên

10


cứu trước, tác giả luận văn cũng đưa ra một số quan điểm riêng và có một số
kiến giải trong phạm vi hiểu biết hạn hẹp của mình.
1.1.

Tác phẩm bình luận


1.1.1. Nguồn gốc thể loại bình luận:
Bình luận có nguồn gốc sơ khai từ thái độ khen chê của con người trước
một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, thông qua những phân tích, so sánh,
đối chiếu, phân biệt và đánh giá các sự vật, hiện tượng đó.
Theo nhiều tài liệu báo chí thì bình luận xuất hiện từ đầu thế kỷ XIX.
Trong cuốn “Cách viết một bài báo”, Thông tấn xã Việt Nam, 1987, dẫn ý
kiến của Karel Storkan cho rằng, bình luận xuất hiện ở nửa đầu thế kỷ XIX,
nhất là trên báo chí của Anh và Pháp, “có tác dụng soi sáng và giải thích một
sự kiện, một vấn đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó”.
Ở Việt Nam, có thể thấy nguồn gốc của bình luận sâu xa từ những so
sánh, đối chiếu của những câu tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian mà ở
đó, hàm chứa những phân tích, đánh giá, đúc rút sâu sắc và thoả đáng trước
các sự vật, hiện tượng thiên nhiên và xã hội. Thể văn nghị luận của nền văn
học viết suốt chiều dài lịch sử với nhiều kiệt tác là nền tảng cho những tác
phẩm bình luận báo chí xuất hiện sau này khi báo chí Việt Nam ra đời cuối
thế kỷ XIX và báo chí cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, đặc biệt là các
bài bút chiến nở rộ những năm 30-45.
1.1.2. Khái niệm về bình luận:
Bao giờ cũng vậy, trong quá trình phát triển của báo chí, những bài báo
xuất hiện trước rồi sau đó, các nhà nghiên cứu lí luận báo chí mới xếp những
bài báo có những đặc điểm tương đối giống nhau, xuất hiện một cách thường
xuyên tạo thành những đặc trưng tương đối ổn định thành tên gọi cho một
thể loại báo chí. Bình luận cũng không nằm ngoài quá trình đó.
11


Có nhiều cách gọi khác nhau về bình luận, cũng có nhiều quan niệm về
thể loại này. Trước kia, báo chí CHDC Đức gọi bình luận là “bút chiến” còn
báo chí Liên Xô trước kia và báo chí Nga hiện nay thì đều gọi là “thể loại

bình luận”.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Bình luận (động từ) là phân tích và nhận định
về tình hình, vấn đề nào đó” [20; 90].
Ở Việt Nam, năm 1961, Hội Nhà báo Việt Nam gọi bình luận là “ngôn
luận của báo”. Năm 1974, một số dịch giả dịch từ tiếng Nga sang, gọi bình
luận là “luận văn”. Năm 1976, nhà báo Hà Đăng khi nói chuyện tại trường
Tuyên huấn trung ương, gọi bình luận là “nghị luận trên báo”. Đến năm
1978, các tác giả cuốn “Giáo trình nghiệp vụ báo chí” gọi thể loại này là
“bình luận trên báo”. Ngày nay, cách gọi thống nhất ở Việt Nam đối với thể
loại báo chí này là: “Thể loại bình luận”.
Quan niệm về thể loại bình luận cũng có nhiều cách tiếp cận. Karen
Storkan trong cuốn “Cách viết một bài báo” cho rằng: “Thể loại bình luận là
một bộ phận của công tác báo chí dùng để hướng dẫn cách nhận định các
nguồn tin tức”.
Tác giả bài “Bình luận trên báo chí” trong cuốn “Nghề nghiệp và công
việc của nhà báo”, Hội nhà báo Việt Nam, 1992 thì cho rằng: “Bài bình luận
là một thể loại của báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của toà
soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả hiểu
được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó rút
ra được kết luận có tính chất chính trị”. [19; 73].
PGS-TS Trần Thế Phiệt, trong cuốn “Tác phẩm báo chí”, tập III, NXB
Giáo dục, 1995 quan niệm: “Bình luận với ý nghĩa là một phương pháp, cách
đánh giá và bàn luận một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề nào đó để đi
đến nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề đó và những điều do vấn đề đó
12


gợi ra” [1; 89]. Có thể hiểu: Bình luận là cách bàn luận, đánh giá về một sự
kiện, hiện tượng nào đó trong đời sống xã hội. Đó là một kiểu bài nghị luận,
là sự tổng hợp của nhiều phương pháp thể hiện như phân tích, giải thích và

có cả chứng minh.
Nhà báo Đức Dũng khi bàn về bình luận trong cuốn “100 câu hỏi về
cách viết báo”, Nhà xuất bản Lí luận Chính trị 2004, thì quan niệm: “Bình
luận là tên gọi của một thể loại báo chí mà trong nội dung của nó gồm hai
thành phần chính: bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh
giá nó, khai thác nó ở các mặt nội dung ý nghĩa, còn luận là sự bàn bạc mở
rộng vấn đề, đặt nó vào trong quá trình diễn biến, phát triển, nhận định khả
năng và những triển vọng của vấn đề nào đó mà công chúng đang quan
tâm… Nhiệm vụ của nó là giải thích, cắt nghĩa nhằm hướng dẫn cách nhìn
nhận những sự thật tiêu biểu của đời sống”. [8; 124].
Những cách tiếp cận trên đều đã chỉ ra bản chất của bình luận ở nhiều
phương diện, từ cách chiết tự cho đến nêu ý nghĩa, mục đích, đặc trưng về
phương pháp… Sau đây, tác giả luận văn xin đưa ra một khái niệm riêng, thể
hiện một quan điểm riêng về thể loại báo chí cơ bản này:
Bình luận là một thể loại báo chí mà nội dung các tác phẩm thuộc thể
loại đó thể hiện rõ những phân tích, đánh giá, những quan điểm, ý kiến,
nhận định tích cực hoặc tiêu cực của tác giả với tư cách đại diện phát ngôn
của cơ quan báo chí, của tổ chức hoặc một nhóm công chúng về một sự vật,
sự việc, hiện tượng, vấn đề, hành động hoặc con người… được công chúng
quan tâm và có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thuyết phục, phù hợp với quy luật
vận động khách quan bằng một hệ thống các luận điểm, lý lẽ, chứng cứ, với
một hình thức logic, chặt chẽ, khoa học nhằm đem đến cho công chúng báo
chí những nhận thức sâu sắc về bản chất của đối tượng phản ánh, đồng thời
góp phần định hướng dư luận trước dòng chảy của thông tin.
13


1.1.3. Đặc điểm của thể loại bình luận:
Nhiều tác giả khi nghiên cứu đều cho rằng bình luận là một trong những
thể loại cơ bản của nhóm thể loại chính luận báo chí, nó được sử dụng để

nhìn nhạn, đánh giá một sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội, nhằm mục
đích hướng dẫn suy nghĩ, nhận thức cho công chúng. Bằng lí lẽ và chứng cứ
của mình, đôi khi bình luận được sử dụng như một công cụ để bẻ gãy những
luận điệu của đối phương.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Trần Thế Phiệt, khi so sánh bình luận
với các thể loại khác nằm trong nhóm chính luận báo chí cho rằng: “So với
xã luận và chuyên luận thì bình luận xuất hiện nhiều hơn. Nó có mặt ở tất cả
các loại hình báo chí: báo viết, đài phát thanh, truyền hình. Theo điều tra xã
hội học, bình luận chiếm 51% thông tin quốc tế” [1; 90].
Bình luận là một trong số những thể loại nằm trong nhóm chính luận báo
chí. Do đó, về cơ bản, bình luận thể hiện khá đầy đủ những đặc điểm của
nhóm thể loại này. Xét ở một số đặc điểm cơ bản có thể nhận diện một vài
nét đặc trưng nhất đối với thể loại bình luận:
Về đề tài: Đề tài của bình luận hết sức đa dạng, bao gồm tất cả các lĩnh
vực: Kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, thể thao….Tuy nhiên, đó phải là
những vấn đề thời sự cụ thể đang được chú ý, có ý nghĩa và tầm ảnh hưởng
xã hội sâu sắc, cần phải kịp thời định hướng, hướng dẫn tư tưởng, nhận thức
để có thể tiếp cận vấn đề một cách bản chất nhất.
Về đối tượng phản ánh: Đối tượng phản ánh cụ thể của bình luận là
những sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự nóng hổi, có ý nghĩa xã hội, đáp
ứng nhu cầu công chúng, được xã hội đặc biệt quan tâm, muốn có những
nhận thức sâu sắc về những mối quan hệ phức tạp mang tính quy luật, thấy
14


được nguyên nhân cũng như xu hướng vận động của chúng để hiểu về đối
tượng một cách bản chất và chân xác nhất. Chất lượng thông tin chủ yếu là
những phán đoán nhanh về tính chất mang ý nghĩa bản chất dựa trên những
phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện nhiều mối quan hệ, đa diện, đa
chiều, với những hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng thuyết phục, thoả

đáng.
Mục đích: Mục đích của bình luận nhằm cung cấp những thông tin mới
nhất và có tính tổng hợp đẻ chỉ ra quy luật cũng như bản chất của đối tượng,
giúp cho công chúng có thể nhanh chóng và kịp thời hình dung được diện
mạo của sự vật, sự việc, con người, bản chất của hành động mang tính thời
sự được quan tâm, từ đó hình thành cho công chúng phương pháp tư duy
đúng đắn về sự vật, hiện tượng, hành động, con người đó. Cũng giống như
báo chí trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội, đặc biệt trong thời đại bùng
nổ thông tin hiện nay, bình luận không chỉ cung cấp thông tin cho công
chúng mà còn nhằm định hướng chính trị, hướng dẫn nhận thức của công
chúng báo chí trước một vấn đề đang xảy ra.
Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ sử dụng trong bình luận thường là ngôn ngữ sự
kiện, phản ánh một cách trực tiếp, khách quan, có tính logíc, lý luận, ngắn
gọn, mạch lạc, dễ hiểu và đặc biệt sắc bén.
Về kết cấu: Kết cấu bài bình luận thường theo kết cấu của mạch tư duy
logic, liên kết, uyển chuyển và năng động bằng hệ thống các luận điểm, luận
cứ, luận chứng rõ ràng, chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.
Một đặc điểm dễ nhận thấy ở bình luận đó là có sự đan cài các yếu tố của
các thể loại báo chí khác như sự kiện của tin, tường thuật, chi tiết, tình tiết
trong phóng sự, có cả những suy luận, đánh giá, phán đoán, nhận xét… Bình
luận tạo nên một bức tranh toàn cảnh, thâu tóm những cốt lõi nhất của đối
tượng phản ánh. Không rườm rà mà hết sức ngắn gọn nhưng đầy đủ và đày
15


sức thuyết phục, giúp cho công chúng nhìn nhận sự việc, hiện tượng, vấn đề
một cách tổng quan, sâu sắc và chan xác nhất. Cũng do đó mà người viết
bình luận khi xem xét các sự vật, hiện tượng không xem xét, phân tích một
cách đơn lẻ, đơn thuần. Người viết bình luận luôn đặt đối tượng trong các
mối quan hệ liên quan, đa chiều, đa diện, xoay ngược, xoay xuôi với nhiều

hệ quy chiếu để có những phân tích chuẩn xác, từ đó có thể đưa ra được
những đánh giá có tính thuyết phục đối với công chúng. Đôi khi, để đạt được
mục tiêu của mình, tác giả bình luận có thể lật ngược vấn đề và chứng minh
để đi đến kết luận thoả đáng, thuyết phục, hợp tình, hợp lý.
Có thể nhận thấy, cơ sở chính hình thành một tác phẩm bình luận là các
sự kiện, vấn đề, hành động, con người được lựa chọn có khả năng đáp ứng
được nhu cầu quan tâm của công chúng, có ý nghĩa và tầm ảnh hưởng xã hội
và mục đích thông tin của tác giả cùng hệ thông các luận điểm và các chi tiết
điển hình, tiêu biểu đặt trong các mối quan hệ đa chiều, có quan hệ mật thiết
với nhau, nổi bật được quan điểm, ý đồ của tác giả, với những phân tích xác
đáng, có tính thuyêt phục cao, kịp thời định hướng được suy nghĩ, tư tưởng
của công chúng báo chí về đối tượng phản ánh của hiện thực khách quan.
1.1.4. Các dạng bài bình luận cơ bản:
Cho đến nay, vẫn còn nhièu quan điểm về cách phân chia các loại bài
bình luận. Với những tiêu chí khác nhau, cách phân chia các loại bài bình
luận cũng có những sự khác biệt nhất định. Cùng với sự phát triển của lý
luận báo chí, các cách phân chia ngày càng đa dạng, tuy nhiên vẫn chưa có
sự thống nhất.
Cuốn “Giáo trình nghiệp vụ báo chí”, tập I chia thể loại báo chí thành hai
nhóm thể tài: Thể tài phản ánh và thể tài bình luận. Trong nhóm thể tài bình
luận, các tác giả phân thành các loại thể: Bình luận, xã luận, chuyên luận.
16


Trong bình luận có các thể: Bình luận thông thường, bình luận ngắn và thuật
bình.
Cuốn “Nghề nghiệp và công việc của nhà báo” chia bình luận thành các
loại: Bình luận ngắn, bình luận trong ngày, bình luận trong tuần, bình luận
phê bình trong tuàn, bình luận mang tính chất bút chiến và tính chất giải
thích.

Nếu dựa vào nội dung lĩnh vực đề tài, đối tượng, lại có cách phân chia
khác: Bình luận chính trị- xã hội, bình luận kinh tế, bình luận văn hoá, bình
luận thể thao…
Tác giả Trần Quang trong cuốn “Các thể loại chính luận báo chí”, NXB
Chính trị quốc gia, 2000, trong phần “Bình luận” có phân chia các loại bài
bình luận dựa theo hai tiêu chí: Nội dung và hình thức. Theo đó, về nội
dung, có các dạng: Bình luận chung (quốc tế, quốc gia, tỉnh…); bình luận
theo chủ đề (kinh tế, văn hoá, giáo dục…); bình luận quốc tế; điểm thư. Về
hình thức, phân thành nhiều dạng: Bình luận dạng thông tin, lưu trữ, phóng
sự, tường thuật…; bình luận dạng nghị luận, trong đó có mang dấu ấn của
bài tiểu luận, phê bình, phản ánh…; bình luận dạng chính luận văn nghệ như
kí chính luận, bình luận châm biếm. [18; 81].
Tác giả Đức Dũng trong cuốn “100 câu hỏi về cách viết báo”- NXB Lí
luận chính trị, 2004 thì cho rằng: “Người ta có nhiều cách để phân chia các
dạng bình luận. Trong phạm vi này, chúng ta phân biệt hai dạng tác phẩm
bình luận là bình luận vấn đề và bình luận sự kiện. Trong hai dạng này có thể
tồn tại những dạng nhỏ khác như bình luận ngắn, bình luận trong ngày, bình
luận trong tuần…” [ 8 ; 125].
PGS-TS Trần Thế Phiệt khi bàn về các dạng bài bình luận trong cuốn
“Tác phẩm báo chí”, tập III, 1995, cho rằng: “Nếu lấy dung lượng và thời
gian làm tiêu chí phân chia các dạng kiểu bình luận thì có các dạng sau:
17


Dạng bài bình luận ngắn; dạng bình luận trong ngày; dạng bình luận trong
tuần. Nếu lấy tính chất phương pháp thể hiện làm tiêu chí thì có thể chia
bình luận thành hai dạng: Bình luận có tính chất giải thích và dạng bình luận
bút chiến”. [1; 90].
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả luận văn xin đưa ra ý kiến
riêng của cá nhân trong việc đưa ra các tiêu chí phân loại một số dạng bình

luận cơ bản như sau:
Nếu chia theo lĩnh vực đề tài, bình luận được phân thành 5 dạng: Bình
luận chính trị- xã hội; bình luận kinh tế- tài chính- tiền tệ; bình luận văn hoá;
bình luận thể thao; bình luận các vấn đề đời sống và bình luận quốc tế. Đây
là cách phân loại dựa trên lĩnh vực phản ánh của đề tài. Việc phân loại này
dựa trên tiêu chí nội dung của tác phẩm bình luận. Cuộc sống vô cùng đa
dạng, mỗi lĩnh vực đều là đối tượng của bình luận. Càng chia nhỏ lĩnh vực
đề tài thì càng có nhiều dạng bình luận, phong phú và cụ thể. Cuộc sống
luôn vận động, đề tài luôn thay đổi, do đó, cách phân loại này không cứng
nhắc ở 6 dạng đã nêu mà luôn vận động thay đổi theo sự đổi thay của cuộc
sống.
Nếu chia dạng bình luận theo tính chất đối tượng thì có 3 kiểu như sau:
Bình luận sự kiện; bình luận vấn đề; bình luận hiện tượng, hành vi. Tuỳ tính
chất của đối tượng là sự kiện, vấn đề, hiện tượng hay hành vi mà có cách
phân chia dạng bài bình luận. Cách chia này cũng dựa vào cơ sở nội dung
của tác phẩm, đó chính là tính chất của đề tài.
Còn chia theo dung lượng, mức độ thì sẽ có 2 dạng cơ bản: Bình luận
ngắn và bình luận sâu. Đây là cách chia dựa theo tính chuyên sâu của bài
bình luận. Thường có thể dễ dàng nhận thấy qua yếu tố hình thức, chính là
dung lượng của tác phẩm.

18


1.1.5. Những tương đồng và khác biệt giữa bình luận và các thể
loại báo chí khác
So với các thể loại báo chí khác, bình luận có những đặc trưng riêng để
nhận diện. Rõ ràng hơn cả đó là những đặc trưng cơ bản: Bình luận sử dụng
phương pháp nghị luận. Đó là thức lập luận và phương pháp tiếp cận thực
tiễn mà trong đó người viết đưa ra lý lẽ, những dẫn chứng về một vấn đề nào

đó thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu rõ, tin theo, tán
đồng những ý kiến của người viết, từ đó mà hành động theo những điều mà
người viết đề xuất. Phương pháp này chủ yếu đi sâu vào trí tuệ người đọc,
thuyết phục và hấp dẫn họ bằng tính logic của các lý lẽ, lập luận.
Một đặc trưng nữa của thể loại bình luận là thái độ, quan điểm, chính
kiến của người viết được bộc lộ một cách công khai. Nó được phân tích sâu
sắc, xác đáng trên cơ sở xâu chuỗi, hệ thống một cách toàn diện các sự kiện,
vấn đề để đưa ra một cái nhìn bao trùm và bả chất nhất về đối tượng. Tuy
nhiên, ý kiến, quan điểm đó phải phù hợp với thực tiễn khách quan, mang
tính đại diện cho tờ báo và nhóm công chúng mà tờ báo hướng đến.
Về hình thức, có thể thấy rằng đây cũng là một đặc trưng của bình luận.
Một tác phẩm bình luận thường có một hình thức đòi hỏi rất cao hoạt động
tư duy logic và lý luận chặt chẽ bằng hoạt động tư duy lý luận chặt chẽ, rõ
ràng, rành mạch được thể hiện thông qua các luận điểm, luận cứ, luận chứng
được sắp xếp một cách khoa học và thuyết phục.
1.1.5.1. Những nét tương đồng:
Bình luận nằm trong hệ thống các thể loại báo chí, do đó, bình luận
mang những đặc trưng chung nhất của báo chí. Các thể loại báo chí gặp nhau
ở những điểm chung đó và đó chính là nét tương đồng cơ bản của bình luận
và các thể loại báo chí khác.
Về mục đích: Bình luận cũng như các thể loại báo chí khác đều có mục
19


đích cuối cùng là cung cấp thông tin mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hoá, khoa học, đời sống, thể thao, quốc tế… với nhiều góc độ tiếp
cận, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, góp phần định hướng dư
luận xã hội và thúc đấy sự phát triển cũng nhu ổn định của xã hội.
Về đối tượng: Mỗi thể loại có thể tiếp cận đối tượng ở những góc độ
khác nhau, phù hợp với đặc trưng của từng thể loại. Tuy nhiên, đối tượng

của các thể loại báo chí này đều có chung đặc điểm là đều phải được công
chúng quan tâm, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, có tác động, ảnh hưởng sâu, rộng
đến công chúng báo chí.
Về nội dung: Tiếp cận đối tượng ở những góc độ khác nhau nhưng đều
nhằm trả lời những câu hỏi 5 W và 1 H (What, Who, When, Where, Why,
How ) đáp ứng nhu cầu thông tin cơ bản của công chúng, có thể ở những
mức độ khác nhau nhưng đều thực hiện quá trình tác động vào quá trình
nhận thức, từ biết đến hiểu, hiểu sâu sắc đối tượng đi đến thay đổi nhận thức
từ đó thay đổi thái độ, hành vi.
Về hình thức: Có thể khác nhau về dung lượng, cách trình bày, ngôn ngữ
hay giọng điệu. Tuy nhiên, bình luận và các thể loại báo chí khác đều có
điểm chung về mặt hình thức đó là ngắn gọn, hàm súc, dung dị và dễ hiểu.
1.1.5.2. Những khác biệt của bình luận so với các thể loại báo chí khác:
- Bình luận và tin:
So với bình luận, mục đích của tin thường là đem đến cho công chúng
những tin tức về sự kiện một cách nhanh chóng nhất, ngắn gọn nhất. Tin
phải luôn nóng hổi về sự kiện. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở mục đích làm
cho độc giả biết về sự kiện.
Tin ít có điều kiện đi sâu phân tích, lý giải một cách đầy đủ về quá trình
vận động của sự kiện cũng như nguyên nhân và các mối quan hệ bên trong
20


bên ngoài của nó.
Trong khi tin chỉ đơn giản trả lời những câu hỏi khi nào, ở đâu, xảy ra
cái gì, tại sao và như thế nào thì bình luận phân tích, thuyết phục, xâu chuỗi
sự kiện và còn phải đóng vai trò định hướng dư luận trước vấn đề mới nảy
sinh.
- Bình luận và phóng sự:
Đối với phóng sự thì các chi tiết, quá trình phát sinh phát triển của sự

kiện, vấn đề là thành tố cơ bản. Trong khi đó, phân tích những sự kiện, sự
việc bằng lý lẽ để thuyết phục nâng cao ý nghĩa thực tiễn nêu được những
giải pháp, gợi những ý kiến và kiến nghị liên quan đến cách giải quyết vấn
đề, hướng dẫn công chúng về thái độ ứng xử và sự lựa chọn hành vi đúng
đắn lại là những nét cơ bản của bình luận.
Trong khi phóng sự mạng đậm chất văn học thì ngược lại, trong tác phẩm
bình luận, các luận cứ, luận chứng cung cấp thông tin phục vụ cho các luận
điểm để là rõ ý đồ của người viết lại được chú trọng và làm nên bản sắc
riêng của tác phẩm bình luận.
- Bình luận và tường thuật:
Trong tường thuật, việc đảm bảo trật tự thời gian và diễn biến của sự kiện
là điểm đặc trưng trong khi đó, đối với bình luận, phương thức sáng tạo dựa
vào mạch tư duy logic của của tác giả về đối tượng. Tác giả xâu chuỗi sự
kiện với trật tự thời gian và diễn biến tuỳ theo mục đích, ý đồ và tác dụng
của nó để đảm bảo tính khoa học, rõ ràng, logic và thuyết phục.
- Bình luận và phỏng vấn:
Cái tôi trong phỏng vấn thể hiện qua các câu hỏi để có được thông tin về
đối tượng, trong khi cái tôi trong bình luận xuất hiện qua những quan điểm,
thái độ của tác giả và sự lập luận, trình bày, kiến giải vấn đề. Tính thuyết
phục của phỏng vấn nhờ cách chọn đối tượng trả lời phù hợp, có thông tin và
21


sức nặng, ở cách sắp xếp vấn đề và lựa chọn câu hỏi để có được thông tin.
Trong khi đó, tính thuyết phục của bình luận lại nằm ở việc nêu luận điểm,
đưa ra các luận chứng, luận cứ và phân tích, tổng hợp, đánh giá chúng một
cách phù hợp.
- Bình luận và ghi nhanh:
Trong khi bình luận đi sâu vào vấn đề, đủ thời gian và điều kiện cho phép
xem xét để có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện với những kiến giải hợp lí

nhằm giúp công chúng nhận thức ở mức sâu hơn, góp phần định hướng kịp
thời và thuyết phục. Ghi nhanh cũng có những điểm tương đồng là mục đích
định hướng, tuy nhiên, cách tiếp cận và phương thức tiếp cận có sự khác biệt
cơ bản. Ghi nhanh phải nhanh chóng thông tin về đối tượng càng nhanh càng
tốt nhưng phải ở góc độ những điểm nổi bật nhất với nhiều góc độ, nhiều
pha tiếp cận, những cái tiêu biểu, điển hình, phác thảo sơ bộ bức tranh ban
đầu, với tính định hướng kịp thời ở mức ban đầu.
- Bình luận và bài phản ánh:
Có thể nhận thấy một cách khá rõ ràng, điểm khác biệt nổi bật giữa bài
phản ánh và bình luận đó là: Bài phản ánh thông tin về sự kiện với chủ yếu
đưa ra hiện trạng, xây dựng diện mạo của sự kiện, vấn đề, trong khi đó, bình
luận không phản ánh về đối tượng mà bằng lí lẽ, chứng cứ, chứng minh cho
quan điểm của mình, thuyết phục công chúng hiểu và hướng theo những
nhìn nhận, đánh giá, nhận xét, quan điểm của mình về đối tượng được phản
ánh đó. Có thể nói, bài phản ánh là cơ sở, là luận chứng, luận cứ cho những
luận điểm của bình luận, thuyết phục công chúng báo chí bằng thực tiễn sinh
động đã được xâu chuỗi, nhìn nhận thấu đáo, tổng quan, toàn diện và triệt để
nhất có thể.
- Bình luận và điều tra:
Bằng những phát hiện, chứng cứ mà tác giả phải dấn thân, dày công khai
22


thác, tìm tòi được nhằm đưa ra ánh sáng những uẩn khúc, những tiêu cực xã
hội, những vấn đề đang cố tình được che giấu, thoả mãn những nhu cầu
thông tin của công chúng, bài điều tra với kết cấu logíc, khoa học, đưa ra
bằng chứng nhằm chứng minh cho những sai phạm, những khuất tất một
cách khách quan để làm cơ sở cho dư luận được biết và các cơ quan chức
năng vào cuộc làm rõ. Bình luận lại thâu tóm vấn đề, cũng bằng những luận
điểm, luận chứng, luận cứ và đưa ra những đánh giá, nhận xét, quan điểm

của cá nhân tác giả với tư cách đại diện phát ngôn và chứng minh cho những
quan điểm đó, thuyết phục độc giả, định hướng độc giả nhận thức ở mức độ
sâu sắc, toàn diện, bản chất hơn về đối tượng.
Là một thể loại nằm trong hệ thống các thể loại báo chí. Do đó, bình luận
sẽ mang những điểm tương đồng và khác biệt nhất định so với các thể loại
báo chí khác. Nhưng dù có khác biệt đến đâu đi chăng nữa, về nội dung hay
hình thức thể hiện thì nó cũng nhằm một mục đích chung của báo chí là đáp
ứng nhu cầu thông tin của công chúng, có thể ở mức độ này, mức độ khác.
Các thể loại báo chí bổ sung thông tin cho nhau, khắc phục những nhược
điểm của nhau. Nếu đặt chúng trong mối quan hệ chung có thể thấy rằng,
các thể loại báo chí có quan hệ vừa bình đẳng, độc lập, vừa tác động, tương
hỗ lẫn nhau. Chúng nhất quán tồn tại và chi phối bởi mục đích thông tin của
mình.
1.2. Chi tiết trong tác phẩm bình luận
1.2.1. Khái niệm:
1.2.1.1. Chi tiết báo chí:
Tác giả luận văn xin đưa ra quan điểm của cá nhân về chi tiết báo chí
trước khi nghiên cứu về chi tiết trong tác phẩm bình luận như sau:
“Chi tiết báo chí là thuộc tính khách quan cơ sở của sự kiện, là một
23


trong những yếu tố thuộc về nội dung của tác phẩm báo chí, cấu thành nên
tác phẩm báo chí” .
Chi tiết giữ vai trò chuyển tải phần sống động, phong phú, đa dạng nhất
của hiện thực, là cơ sở vật chất quan trọng cấu thành nên tác phẩm báo chí.
Có thể thấy, chi tiết là những “vật liệu” làm nên tác phẩm báo chí.
Bàn về chi tiết, có nhiều quan niệm khác nhau:
Theo Từ điển tiếng Việt 2008, NXB Đà Nẵng, định nghĩa chi tiết: “Chi
tiết là điểm nhỏ, trong nội dung sự vật, hiện tượng”. “ Chi tiết là thành phần

hoặc bộ phận riêng lẻ có thể tháo lắp được trong máy móc, thiết bị”. “Chi
tiết là đầy đủ đến từng điểm nhỏ” [20; 99]. Theo định nghĩa này có thể thấy,
chi tiết là những điểm nhỏ, thậm chí có thể coi là nhỏ nhất của sự vật, hiện
tượng.
Khi bàn về chi tiết, nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Từ lí luận
đến thực tiễn báo chí” đưa ra khái niệm: “Chi tiết là những bộ phận nhỏ nhất
của sự kiện. Chi tiết có thể là một hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con
người, một sự vật hay một trạng thái cụ thể của hoàn cảnh diễn ra sự kiện”.
1.2.1.2. . Chi tiết trong tác phẩm bình luận:
Bằng những kiến thức của mình và những kế thừa từ các nghiên cứu
trước, tác giả luận văn xin đưa ra quan niệm về chi tiết trong tác phẩm bình
luận:
“Chi tiết trong tác phẩm bình luận là những vật liệu cấu thành nên tác
phẩm bình luận, là những luận cứ tạo thành nội dung khách quan của tác
phẩm bình luận”.
Giống như vai trò của chi tiết trong tác phẩm báo chí, chi tiết trong tác
phẩm bình luận là một yếu tố thuộc về nội dung của tác phẩm. Nó là những
viên gạch đặt nền móng cho việc xây dựng tác phẩm. Chi tiết mang tính
24


khách quan của hiện thực, làm cơ sở để đảm bảo tính khách quan cho tác
phẩm bình luận.
Tác giả Nguyễn Tiến Hài, khi nói về vai trò và tính khách quan của chi
tiết trong cuốn Tin trên báo, cho rằng: Trước một sự kiện trong thực tế, từ
việc lựa chọn chi tiết của tác giả có thể dẫn tới những cách hiểu rất khác
nhau, thậm chí có những cách đánh giá, giải thích về tính chất của sự kiện
trái ngược nhau. Tính khách quan của sự kiện phải được đảm bảo trên
nguyên tắc là tất cả các chi tiết được phản ánh đều có thật, vì vậy, các nhận
định, phán đoán, suy luận đều phải xuất phát từ những chi tiết có thật đó.

1.2.2. Phân loại chi tiết trong tác phẩm bình luận:
Việc phân loại chi tiết trong tác phẩm bình luận khá phức tạp. Có nhiều
cách tiếp cận với các tiêu chí khác nhau, do đó chưa có sự thống nhất.
Tác giả Nguyễn Thị Thoa phân chi tiết theo hai nhóm đối tượng phản
ánh. Ở nhóm đối tượng là “việc” có chi tiết tả, chi tiết thuật, chi tiết luậnbàn, chi tiết lấp đầy. Ở nhóm đối tượng phản ánh là “người” có các loại chi
tiết: chi tiết ngoại hình; chi tiết nội tâm; chi tiết hành động; chi tiết hoàn
cảnh, bối cảnh, lịch sử, xã hội; chi tiết tình huống thử thách, biến cố xã
hội… Tuy nhiên cách phân loại chi tiết này gần gũi hơn với thể loại phóng
sự, có thể tham khảo trong việc phân loại chi tiết đối với thể loại bình luận.
Tác giả Đức Dũng trong “Viết báo như thế nào” đã nêu ra mức độ khác
nhau để làm căn cứ cho việc lựa chọn chi tiết. Đó là “chi tiết ít quan trọng,
chi tiết quan trọng hơn, chi tiết quan trọng hơn nữa và chi tiết quan trọng
nhất”. Cách phân loại này chưa cụ thể để nhận diện các loại chi tiết bởi chủ
yếu căn cứ vào xác định tính chất, tầm quan trọng của chi tiết. Đôi khi, tính
chất, mức độ quan trọng chỉ có thể là tương đối, bởi có thể chi tiết này với
tác phẩm này là quan trọng nhưng với một tác phẩm có cách tiếp cận khác
25


×