Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề cương ôn tập địa lí lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.75 KB, 3 trang )

Đề cương ôn tập học kì II
Câu hỏi thông hiểu
Câu 10. Chứng minh rằng dân số Nhật Bản đang già hóa và điều này có tác động gì đến nền kinh tế Nhật Bản tương
lai?
Chứng minh
-Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp chỉ còn 0,1% vào năm 2005 và đang giảm dần, tuổi thọTB cao.
-Đặc biệt, dự báo đến năm 2025, dân số Nhật Bản sẽ giảm khoảng 10,7 triệu người so với năm 2005 ( chỉ còn 117
triệu người so với 127,7 triệu người hiện nay).
-Dân số đang già đi
+Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm nhanh chóng.( năm 1970: 23,9%, năm 2005: 13,9%)
+Tỉ lệ người già từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh chóng.(1970: 7,1%, 2005: 19,2%, dự báo năm 2025: 28,2%)
Tác động
Ưu điểm:Trẻ em ít dễ đào tạo ra nguồn nhân lực tốt trong tương lai, những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm,
chuyên môn trong công việc, LĐ cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao.
Nhược điểm:Tỉ lệ người già ngày càng tăng, điều này tạo ra các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao
động đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương hưu, ytế,…. Nhóm dưới tuổi lao động giảm
nên thiếu lực lượng LĐ trong tương lai dẫn tới phải mướn lao động nước ngoài mặt khác người già khó khăn trong
việc tiếp thu những cái mới và bảo thủ
Câu 11. Hãy trình bày đặc điểm dân cư Nhật Bản. Phân tích ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Nhật Bản?
Đặc điểm
-Là nước đông dân.
-Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp chỉ còn 0,1% vào năm 2005 và đang giảm dần, tuổi thọTB cao.
-Đặc biệt, dự báo đến năm 2025, dân số Nhật Bản sẽ giảm khoảng 10,7 triệu người so với năm 2005 ( chỉ còn 117
triệu người so với 127,7 triệu người hiện nay).
-Dân số đang già đi
-Phân bố; mật độ cao,phần lớn tập trung ở các thành phố ven biển.Tỉ lệ dân thành thị cao với nhiều siêu thị lớn.
- Người LĐ cần cù, làm việc tích cực, ý thức tự giác, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục
Tác động
- Tích cực



-Tiêu Cực

Câu 12. Hãy đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á với sự phát
triển kinh tế - xã hội?
Thuận lợi
- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới nhờ khí hậu nóng ẩm, đất feralit đồi núi, đất đỏ badan, đất phù sa màu mỡ, mạng
lưới sông ngòi dày đặc.
- Phát triển giao lưu thương mại, các ngành kinh tế biển ( trừ Lào )
- Phát triển công nghiệp, do vị trí nằm trong vành đai sinh khoáng, giàu khoáng sản, thèm lục địa nhiều dầu khí.
- Phát triển lâm nghiệp với rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm quanh năm.
Khó khăn
- Nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ lụt,…
- Rừng đang có nguy cơ thu hẹp do khai thác không hợp lý và do cháy rừng.
=> Cần tích cực phòng chống, khăc phục thiên tai; khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.
Câu 13. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu
vực Đông Nam Á? Hãy cho biết khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với biển, đại dương nào?
Thuận lợi, khó khăn: câu 12
Đông Nam Á tiếp giáp với các biển và đại dương:
Đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
Biển: biển Đông, biển Anđaman, biển Giava, biển Banđa, biển Araphura, biển Môluc, biển Xulavêdi, biển Xulu.
Câu 14. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
- Mỗi nước trong khu vực có điều kiện và hoàn cảnh xây dựng phát triển kinh tế khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến
sự mất ổn định do: các vấn đề sắc tộc- tôn giáo và các thế lực bên ngoài... nên cần thống nhất cao và ổn định để phát
triển


- Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát
triển
- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

Câu 15. Hãy cho biết khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có những đóng góp gì? Phân tích cơ hội và thách thức của
Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
Đóng góp
- Tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN 6 năm 1998
- Đóng góp vào xây dựng Chương trình hành động Hà Nội và các biện pháp cụ thể để thực hiện tầm nhìn ASEAN
2020
- Tham gia xây dựng văn kiện Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân
- Trong thời gian giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội
nghị quan trọng như:
+ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 34 năm 2001
+ Thông qua Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển
- Từ khi tham gia diễn đàn khu vực( ARF), Việt Nam đã góp phần xây dựng ARF thành một diễn đàn quan trọng đối
thoại về an ninh khu vực.
Cơ hội
- thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- tao công ăn việc làm cho nhân dân
- nâng cao cải thiện đời sống của người dân
- tiếp xúc với khoa học kỹ thuật hiện đại
- thị trường mở rộng
- được bảo vệ trên đấu trường quốc tế
Thách thức
- Cạnh tranh khốc liệt
- sự chênh lệch về trình độ sản xuất, về thu nhập với 1 số nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan
- sự khác nhau về thể chế chính trị



×