Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tuyển tập CÁC bài NGHỊ LUẬN văn học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.36 KB, 29 trang )

CÁC BÀI NGHỊ LUẬN VĂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Tác giả: Hoàng Tiến Đạt

GIỚI THIỆU:
Vì nhu cầu học tập của các bạn học sinh về môn ngữ văn ngày càng cao, đặc biệt là ngữ văn THPT.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu ngày nay không đầy dủ kiến thức, không đáp ứng được nhu cầu của học sinh.
Vì vậy, mình soạn ra tài liệu này để giúp các bạn học sinh có tư liệu học tập về văn học. Các bài văn
trong này đều là do mình tự làm và tự sưu tầm, chắt lọc kiến thức mới có được. Trong đây là những
bài văn nghị luận về tác phảm văn học của bậc THPT để cho các bạn học sinh tham khảo, học tập
thêm kiến thức chuẩn bị hành trang để tự tin bước vào các kỳ thi học kỳ, học sinh giỏi,….  

Bình giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng
Phủ Ngọc Tường
I. Chuẩn bị tri thức
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 ở Huế, quê ở Quảng Trị, là nhà thơ có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể loại bút
kí, tùy bút. Ông là một trong những cây bút viết nhiều về Huế, cả thơ và bút kí. Tô Hoài đã nhận xét: “Hoàng Phủ Ngọc Tường trầm cả
tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế”.
Kia rồi Hoàng Phủ Ngọc Tường trên đại lộ, lúc ấy anh đã có thêm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tập bút kí thứ 3 khiến dư luận đồng
thanh trầm trồ, anh đúng là một ông hoàng của thể kí, sân chơi ai cũng có thể dạo qua nhưng được độc gải tôn vinh thì không dễ.
(Theo Dạ Ngân)
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút kí nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc
Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ mông, huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang
viết tài hoa, tài tử, tài tình.
Thực ra, bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là những áng thơ văn xuôi cuốn hút người đọc. Có độc giả ở Hà Nội đã công phu cắt từng
câu trong bút kí nổi tiếng Ai đã đặt tên cho dòng sông? của anh xếp lại thành một bài thơ.
(Theo Tô Hoài)
Lai lịch dòng sông thơm
Tên sông Hương có tự bao giờ ? Nước sông Hương có thơm thật không ?
Theo các sách cổ, trước khi mang tên sông Hương, con sông này tùy theo thời gian có những tên khác nhau.
Sách Dư dịa chí của Nguyễn Trãi (1435) viết là sông Linh.




Sách Ô châu cận lục do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555, viết là sông cái Kim Trà (Kim Trà đại giang).
Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết lại gọi là sông Hương Trà (Hương Trà nguyên).
Nhiều tài liệu khác cho biết sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục.
Từ năm 1469, dưới thời Lê Thánh Tông, Kim Trà là tên của một huyện ở phủ Triệu Phong thuộc thừa tuyên Thuận Hóa. Đến khi Đoan
Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn phủ Thuận Hóa (1558), huyện Kim Trà được đổi tên là Hương Trà.
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, “Xưa nay, người ta thường gọi tên một con sông bằng tên của vùng đất mà nó chảy qua. Vào các
thời kì lịch sử nói trên, khi vùng đất ấy còn mang tên là huyện Kim Trà thì con sông chúng ta đang nói đến là huyện Kim Trà. Sau đó,
khi tên huyện đổi thành Hương Trà thì tên sông cũng đổi theo: sông Hương Trà. Từ sông Hương Trà đến sông Hương chỉ còn một bước,
vì trong, bất cứ ngôn ngữ nước nào, dân gian thường hay rút gọn. Vả chăng, hai chữ sông Hương đẹp quá, giới văn chương trí thức cũng
không muốn gì hơn.”
Ngoài các bộ địa chí và sử sách vừa nêu, còn có một tư liệu lịch sử bổ sung, củng cố thêm cho lập luận địa danh sông Hương chính là do
địa danh huyện Hương Trà và sông Hương Trà mà ra. Tư liệu ấy là sách Đại Nam thực lục của triều Nguyễn. Ở phần “đệ nhất kỉ” nói về
thời Gia Long được biên soạn từ năm 1821 và khắc in vào năm 1848, Quốc sử quán triều Nguyễn đã viết rằng: Vào ngày Bính Thân
tháng 7 năm Tân Dậu, (8-1801), “vua đi Quảng Bình… Thuyền ngự khởi hành từ sông Hương tức là sông Hương Trà…”.
Như vậy, căn cứ vào các tư liệu thành văn dẫn trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, cái tên sông Hương là do địa danh Hương Trà được
rút gọn lại từ khoảng cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
Có lẽ vì thế mà theo nhiều tài liệu của người Pháp đến Huế hồi nửa sau thế kỉ XIX, họ gọi sông Hương là sông Huế.
Khi đúc bộ Cửu Đỉnh bằng đồng vào năm 1836, vua Minh Mạng cho khắc nổi hình ảnh sông Hương lên Nhân Đỉnh và ngay tại đó khắc
liền hai chữ Hán “Hương giang” như ta còn thấy trước sân Thế Miếu trong Hoàng thành ngày nay.
(Theo Nguyễn Đắc Xuân)
Bút kí: Thể loại thuộc hình kí, thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn, nhưng khác với truyện ngắn ở chỗ tác giả không sử dụng
hư cấu vào phản ánh hiện thực.
Bút kí ghi lại những con người và sự việc mà nhà văn tìm hiểu và nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư
tưởng nào đó. Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu khám phá, diễn đạt của tác giả
đối với hiện tượng, sự việc được đề cập đến nhằm khám phá những khía cạnh “có vấn đề”, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc.
Bút kí có thể thuộc về văn học, có thể thuộc về báo chí tùy theo mức độ biểu hiện cái riêng của tác giả và mức độ sử dụng các biện pháp
nghệ thuật cùng với tính chất tác động của nó đối với công chúng.
(Từ điển thuật ngữ văn học)

II. Hướng dẫn đọc
Có nhiều người viết về sông Hương, núi ngự của xứ Huế. Bài bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là bài kí ca ngợi vẻ đẹp dòng sông
Hương, khảo cứu dòng sông Hương từ thượng nguồn cho đến hạ lưu. Xuôi dòng sông Hương, ngang qua cố đô Huế, tác giả ca ngợi lịch
sử vẻ vang của Huế, ca ngợi nền văn hóa và tâm hồn người Huế. Sinh ra ở Huế, gắn bó với Huế bằng một tình cảm thiết tha chân thành,
tác giả đã huy động những hiểu biết của mình về văn hóa xứ Huế, cùng với vốn ngôn ngữ phong phú để phát hiện và diễn tả vẻ đẹp và
chất thơ của Huế thể hiện tập trung ở dòng sông Hương như một biểu tượng của Huế. Vẻ đẹp của Hương giang được Hoàng Phủ Ngọc
Tường thể hiện qua cảm nhận của nhân vật “tôi”, hình tượng của chính tác giả, và miêu tả dòng sông Hương từ nhiều góc độ: cảnh sắc
thiên nhiên, văn hóa và lịch sử, cùng với những liên tưởng bất ngờ. Đọc bài bút kí (đoạn trích trong SGK), chú ý đến cách miêu tả vẻ đẹp
đó của dòng sông Hương, đồng thời phát hiện những cảm xúc, trí tưởng tượng qua các hình ảnh trong bài bút kí, từ đó có thể khái quát
được một số đặc điểm về văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài kí này.
Sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn mang vẻ đẹp của cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Dòng sông chảy giữa núi rừng rầm rộ
giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và được rừng già hun đúc một
bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Có lúc sông Hương cũng dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ
quyên rừng. Sông Hương, cô gái Di-gan, dịu dàng và trí tuệ khi ra khỏi rừng già thì trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ
sở. Dòng sông Hương phía thượng nguồn, dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, mang một vẻ đẹp hết sức hấp dẫn và kì thú, giống


như cô gái Di-gan ẩn chứa bao nhiêu điều mới lạ đối với người đọc, ngay cả người đọc là con người xứ Huế.
Qua khỏi rừng già, dòng sông uốn khúc qua bao nhiêu địa danh văn hóa: ngã ba Tuần, điện Hòn Chén, Nguyệt Biều, Lương Quán, Thiên
Mụ rồi mới xuôi dần về Huế. Dòng sông Hương mang nhiều vẻ đẹp khác nhau: trở nên xanh thẳm, mềm như tấm lụa, mơ màng trong
sương khói, vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí, như cổ thi, lại mang âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chàu Thiên Mụ. Với vốn ngôn từ
phong phú, với sức tưởng tượng dồi dào, qua đôi mắt tinh tường và tâm hồn khoáng đãng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông
Hương trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn. Sông Hương trong bài kí không còn là dòng sông bình thường mà đó là con người, cũng mang
những tính cách, khi thì dữ dội, mãnh liệt, khi thì dịu dàng, êm ái, như một cô gái giàu cảm xúc. Những kiến thức về địa lí, văn hóa, lịch
sử đã giúp tác giả miêu tả khá tỉ mỉ sông Hương, nhất là về lưu vực hướng chảy của nó.
Khi đi ngang qua Huế, sông Hương trở nên vui tươi hẳn lên. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tác động vào giác quan người đọc. Hình
ảnh chiếc cầu (cầu Tràng Tiền) được miêu tả rất ấn tượng: nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn
như những vành trăng non, hình dáng thì uốn cong như một cánh cung rất nhẹ.
Được nhìn từ góc độ văn hóa, lịch sử, sông Hương là nơi sinh ra nền âm nhạc cổ điển Huế, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được
sinh thành trên mặt nước của dòng sông này. Sông Hương gợi nhớ về Nguyễn Du bao năm lênh đênh trên quãng sông này liên tưởng đến

Truyện Kiều và tiếng đàn của Kiều, gợi đến những câu thơ của Tản Đà và Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu,… Sông Hương
còn mang vẻ đẹp lịch sử, từng là dòng sông bảo vệ biên thùy thời Đại Việt, từng là bóng kinh thành Phú Xuân thời Nguyễn Huệ, từng
chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, rồi đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến dịch Mậu Thân 1968,…
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí tiêu biểu cho phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường ở thể kí. Dòng sông Hương được tác giả
miêu tả từ nhiều góc độ, với nhiều phương pháp để vừa khảo sát, vừa trữ tình. Hoàng Phủ Ngọc Tường có cách sáng tạo hình ảnh riêng:
vừa tả thực, vừa so sánh, ẩn dụ vừa tạo ra những liên tưởng bất ngờ, cùng với hình ảnh giàu đường nét, màu sắc và có cả âm thanh. Sông
Hương còn được nhìn từ nhiều phía: nhìn từ đôi mắt của người nghệ sĩ lãng du về cảnh sắc thiên nhiên, nhìn từ văn hóa lịch sử để khám
phá chiều sâu ý nghĩa toát lên từ dòng sông,… Văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường giàu chất thơ, có khi cao hứng cũng bay bổng, cũng
không kém phần lãng mạn.

Bình giảng Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân
I. Chuẩn bị tri thức
Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình truyền thống lâu đời ở đất Hà thành. Ông là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam
hiện đại, là nhà văn có cá tính và có phong cách nghệ thuật độc đáo. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn cuối cùng. Sau
cách mạng, ông là người đi nhiều, viết nhiều. Ông sáng tác truyện ngắn và tùy bút nhưng nổi tiếng với thể loại tùy bút. Khi nhắc đến
Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ đến chữ “ngông”, không chỉ trong cuộc sống mà cả trong văn chương.
Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như để chơi “ngông” với thiên hạ. “Ngông” là một sự chống trả với mọi thứ nền nếp, phép tắc, mọi thứ
“đạo lí” thông thường của xã hội bằng cách làm ngược lại với thái độ ngạo đời. Nhu cầu “chơi ngông” buộc Nguyễn Tuân phải đẩy mọi
cái thông thường tới cực đoan, thậm chí tới kì thuyết, nghịch thuyết. Chủ nghĩa độc đáo trong sinh hoạt tất dẫn đến lối sống lập dị, trong
sáng tác tất dẫn đến bất chấp nội dung ý nghĩa nghiêm túc, tha hồ phóng bút để ném những gì kì lạ, oái oăm, cầu kì, rắc rối. Cái “ngông”
đó không phải do chủ nghĩa cá nhân bế tắc mà do “thiên lương” của một trí thức yêu nước, biết coi trọng nhân cách, muốn tách mình ra
và đặt mình lên trên những cái tầm thường của những kẻ thỏa mãn với thân phận nô lệ.
Tuy nhiên cái “ngông” với một số biểu hiện nghệ thuật của nó vẫn để lại những thói quen, những kinh nghiệm có thể dùng được để phục
vụ cách mạng. Chẳng hạn giọng khinh bạc của Nguyễn Tuân được phát huy trên lập trường mới là vũ khí lợi hại để đánh vào những kẻ
thù của dân tộc và cách mạng. Cái độc đáo, nếu không đẩy tới mức “chủ nghĩa”, là một yêu cầu không thể thiếu của nghệ thuật chân
chính.
Nguyễn Tuân mỗi khi cầm bút dường như lại đặt mình trong yêu cầu: phải chứng tỏ được cái tài hoa, uyên bác hơn đời của mình. Ông có
thói quen nhìn sự vật ở mặt mĩ thuật của nó, cố tìm cho ra ở đấy những gì nên họa, nên thơ. Đồng thời mỗi đối tượng quan sát của ông là
một đối tượng khảo sát đến kì cùng […] Về cái vốn văn liệu, thi liệu của ông đã sử dụng theo tinh thần mới, thường để phát hiện và diễn



tả vẻ đẹp tuyệt vời của Tổ quốc mình.
(Nguyễn Đăng Mạnh, Trích bài tựa Tuyển tập Nguyễn Tuân)
Tùy bút là một thể thuộc loại hình kí, gắn với bút kí, kí sự. Nét nổi bật của tùy bút là qua việc ghi chép sự vật, sự việc, con người và sự
kiện cụ thể có thực, tác giả chú trọng đến viẹc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện
đại. So với các tiểu loại khác, tùy bút giàu chất trữ tình hơn cả, tuy vẫn không ít những yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lí. Cấu
trúc tùy bút nói chung không bị ràng buộc, câu thúc bởi một cốt truyện cụ thể, song nội dung của nó vẫn được triển khai theo cảm hứng
chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Ngôn ngữ tùy bút giàu chất thơ.
(Từ điển thuật ngữ văn học)
II. Hướng dẫn đọc
Đặt trong tập tùy bút Sông Đà, bài tùy bút Người lái đò sông Đà nằm trong cảm hứng chung về tìm hiểu và phát hiện vẻ đẹp của thiên
nhiên Tây Bắc, con người Tây Bắc dưới cái nhìn lịch sử, văn hóa và thẩm mĩ. Phần lược trích ở sách Ngữ Văn 12 (Tập một) chủ yếu tập
trung miêu tả con sông Đà và người lái đò trên con sông đó. Con sông Đà trong tác phẩm mang vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng được nhìn
bởi hai đôi mắt: đôi mắt của nhà văn và đôi mắt của người lái đò. Dưới đôi mắt của nhà văn, sông Đà là một công trình tuyệt vời của tạo
hóa, là môi trường lao động và là “chiến trường” để con người lao động bình thường trở thành chiến sĩ, trở thành anh hùng, là sự gợi nhớ
về lịch sử, là cảm hứng nghệ thuật. Dưới đôi mắt của ông lái đò, sông Đà là người bạn tri kỉ, dù đã xa nhau mười năm nhưng ông vẫn
nhớ từng khúc sông, từng ngọn thác. Ông lái đò, một người lao động bình thường trở thành một nghệ sĩ chèo thuyển vượt thác, một con
người mang những phẩm chất anh hùng: yêu con sông (yêu Tổ quốc), hăng say lao động, thông minh, dũng cảm. Hình ảnh, sự việc được
miêu tả trong bài tùy bút đều được thể hiện dưới cảm quan nghệ thuật này.
Để làm cho đối tượng miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, sông Đà dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân đã trở thành một “nhân vật”, có ngoại
hình, có nội tâm, có tính cách, và đặc biệt cũng khá thông minh. Tính cách “nhân vật” sông Đà cũng khá phức tạp: vừa hung bạo vừa trữ
tình. Lúc hung bạo thì nó như “kẻ thù” của con người. Lúc trữ tình, nó đầy chất thơ và thân thiết với con người đến nỗi “ như một cố
nhân”, xa thì nhớ nhung, lưu luyến.
Bằng những tư liệu phong phú và chính xác, Nguyễn Tuân đã liệt kê một loạt con thác từ đất Vạn Yên trở về Thác Bờ thuộc địa phận
tỉnh Hòa Bình, sông Đà hiện liên với quang cảnh hùng vĩ và huyền bí, hoang sơ của một dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây
Bắc.
Về hình dáng: con sông Đà được miêu tả ở nhiều lúc, nhiều khúc, nhiều yếu tố, nhiều góc độ và được miêu tả một cách tỉ mỉ, thể hiện sự
quan sát tinh tế và giàu trí tưởng tượng của nhà văn. Đầu tiên là chỗ vách đá dựng đứng hai bên bờ ở khoảng hẹp đến mức đứng bên này
bờ, nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Sự dữ dội của dòng nước sông
Đà được miêu tả nhiều nhất: có những đoạn ghềnh hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt

năm, có những cái hút nước giữa sông như những cái giếng bê tông, có những thác mà từ xa ta đã nghe tiếng của nó như một ngàn con
trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa. Màu sắc của nước của con sông Đà, mùa xuân thì xanh như ngọc bích, mùa
thu thì lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa. Từ trên máy bay nhìn xuống, cái dây thừng ngoằn ngoèo sông Đà kia
giống như áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn trong mây trời Tây Bắc. Bờ sông Đà thì hoang dại như một bờ tiền sử. Cát sông Đà thì
đục thủng gan bàn chân con người, bãi cát hai bên bờ thì từng đàn bướm bay sặc sỡ.
Đặc biệt, theo sát ông lái đò ở từng khúc sông, ngọn thác, tác giả tập trung miêu tả tính cách con sông Đà.
Về tính cách hung bạo, sông Đà như ẩn chứa trong nó một bản chất của loài thủy quái đang rình rập con người đi qua như lúc nào cũng
đòi nợ xuýt. Qua được ghềnh Hát Loóng, nơi có sự phối hợp giữa nước, đá, sóng, gió để uy hiếp con người, chiếc thuyền đến chỗ có cái
hút nước khủng khiếp. Nước ở cái hút nước thì thở như cái cống bị sặc, mặt nước thì xoáy tít đáy, lừ lừ cánh quạ đàn. Để tô đậm thêm
cái nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn phối hợp giữa tả và kể, nhiều bè gỗ đi bị cái giếng ấy nó lôi xuống, có thuyền bị cái hút nước nó
hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược,… Nhà văn có vẻ thích thú như muốn khám phá lòng cái hút nước này bằng điện ảnh để
xem nét đẹp hung bạo của con sông: Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả,
đã dũng cảm dám ngồi vào cái thuyền thúng tròn vành rồi cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút sông Đà.
Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Thế mà tiếng thác đã gợi về tính cách hung dữ của con sông và cảm giác rùng rợn cho người đọc.


Tiếng nước thác nghe như tiếng con người vừa giận dữ, vừa đau thương khủng khiếp, nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi
lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Đến thác nước, tác giả đã chứng kiến thế trận của đá và nước đang phục kích chiếc
thuyền đang đi tới rất có kỉ luật, hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Những hòn đá như những bầy thủy quái, vừa hung hăng
bạo ngược, vừa nham hiểm xảo quyệt. Đá cùng với nước bày binh bố trận, hò la inh ỏi, thanh la não bạt tạo thành một thế trận để phối
hợp nhiều hình thức tác chiến: đánh trực diện, đánh giáp lá cà, đánh phục kích, đánh vu hồi, đánh phòng thủ với ba lớp phòng tuyến
vững chắc: hàng tiền vệ làm nhiệm vụ tiền tiêu và đánh trực diện, trận tuyến giữa để đánh bao vây, tuyến ba với những boong-ke chìm
và pháo đài nổi để tiêu diệt hết cả tướng và quân.
Cuộc chiến giữa ông lái đò đơn độc với thế trận trùng điệp của thác đá diễn ra thật ác liệt, căng thẳng và không kém phần hấp dẫn.
Những trận phản kích tới tấp để tiêu diệt kẻ xông trận là ông lái đò của những đá, những nước cho thấy sự quyết liệt và hung hăng của
con sông Đà ở thác nước này đến mức nào. Sự hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật quân sự cùng với vốn ngôn từ tuôn ra từ trí tưởng tượng
phong phú, Nguyễn Tuân đã cống hiến cho người đọc một bức tranh hoành tráng, một khung cảnh ngoạn mục của hình ảnh ông lái đò
chèo thuyền vượt thác.
Về tính cách trữ tình, qua vốn văn hóa, vốn từ vựng giàu có, trí tưởng tượng phong phú của nhà văn, con sông Đà đã hiện liên hết sức
dịu dàng và thơ mộng. Ở phía thượng nguồn sông Đà, khi đến gần thì hung hăng, dữ tợn, nhưng khi nhìn ngắm nó từ xa, nhất là trên cao,

sông Đà mang đáng vẻ dịu dàng của một người phụ nữ, một nàng tiên nơi chốn “bồng lai tiên cảnh” xứ Tây Bắc. Từ trên máy bay, vẻ
đẹp kiều diễm của con sông tuôn dài như áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Dòng sông, mái tóc ấy tuôn dài theo câu văn của Nguyễn Tuân, xuyên qua
mây, qua hoa, qua khói, qua những nương xuân xứ Mèo. Cảnh vật ven sông gợi tình, gợi cảm. Vẻ đẹp trinh nguyên và hồn nhiên của
thiên nhiên hai bên bờ sông Đà trở nên thơ mộng và tĩnh lặng, làm cho người khách sông Đà ngẩn ngơ như nghe được tiếng nói của con
hươu thơ ngộ kia. Giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết, đằm thắm gợi tả sông Đà ở đoạn lững lờ như nhớ thương hòn đá thác xa xôi để lại trên
thượng nguồn Tây Bắc đem đến cho người đọc cảm giác êm dịu sau khi đã vượt qua những đoạn văn “vô hồi kì trận” của thác đá sông
Đà.
Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân là thứ ngôn ngữ của cảm xúc và trí tưởng tượng bay bổng. Ngôn ngữ đó để tả cảnh, tả người, đồng thời là
phương tiện cảm xúc để cái tôi tác giả ngây ngất, sau sưa trước từng nét vẽ của thiên nhiên, từng dáng vẻ của núi rừng, từng động tác của
người nghệ sĩ chèo đò. Con sông đã đem đến niềm vui cho người nghệ sĩ, và là dịp để người nghệ sĩ được bộc lộ mình. Nhà văn thốt lên:
Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài này rồi lại bắt ra
sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình đã biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu
dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy. Ngôn ngữ giàu cảm xúc này của Nguyễn Tuân đã kéo người đọc “vào
cuộc”, cùng với tác giả hành trình suốt sông Đà, khám phá cả mọi vẻ đẹp cũng như sự giàu có của nó.
Ông lái đò, người nghệ sĩ làm nghề chèo đò “tay lái ra hoa”, đồng thời là người lao động tài ba, dũng cảm được miêu tả trong sự tương
xứng với tầm vóc vẻ đẹp và tính cách của “nhân vật” sông Đà. (Khái niệm con người tài hoa, nghệ sĩ của Nguyễn Tuân không chỉ ở
những người hoạt động nghệ thuật như nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, điêu khắc, đào nương, kép hát,… mà cả ở những người không dính dáng
gì đến nghệ thuật như uống trà, nhắm rượu, ăn phở, giã giò, thậm chí cả đao phủ, kẻ cắp,… miễn là trong nghề nghiệp của họ đạt đến sự
tinh vi, siêu phàm). Khác với các nhân vật của Nguyễn Tuân trước cách mạng là những con người bơ vơ, lạc lõng, ông lái đò trong
Người lái đò sông Đà là con người lao động bình thường và rất gần gũi. Tác giả giới thiệu: Ông lái đò Lai Châu bạn tôi làm nghề chở đò
dọc suốt sông Đà đã mười năm liền và thôi làm đò cũng đôi chục năm nay. Làm nghề chèo đò có mười năm mà dấu ấn nghề nghiệp ghi
rõ trên thân thể ông già này: tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cái cuống lái tưởng
tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong
sương mù. Nghề lái đò trên sông Đà, sau hằng trăm chuyến ngược xuôi đã rèn luyện cho ông có một trí nhớ tuyệt vời lấy mắt mà nhớ tỉ
mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở. Cuộc sống của người lái đò gắn với con sông
Đà, không phải là chỉ chèo đò đơn thuần trên dòng sông mà là cuộc chiến đấu hàng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có
nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một.
Để làm nổi bật tài nghệ ông lái đò, Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một cuộc vượt thác của ông ta như một viên tướng ngày xưa lao vào trận
đồ bát quái bố trí sẵn với rất nhiều cạm bẫy đặt ra hết vòng này đến vòng khác, mỗi vòng đều có “những viên tướng đá” nham hiểm, quái

ác chờ sẵn và quyết tiêu diệt bằng được đối phương của mình. Đoạn văn dựng cảnh đầy giá trị tạo hình, giống như một cuốn phim quay


cận cảnh cuộc chiến dữ dội và ác liệt trên một chiến trường mà chiến sĩ “ông lái đò” ở đây vô cùng dũng cảm và mưu trí, tả dột, hữu
xung đầy kịch tính. Tác giả đã vận dụng nhiều kiến thức kĩ thuật quân sự và võ thuật để diễn tả “trận chiến” oai hùng này.
Qua đoạn miêu tả ông lái đò vượt qua con thác dữ, tác giả muốn nói rằng, chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có nơi chiến trường mà nó có ngay
trong cuộc sống của nhân dân ta, hàng ngày phải vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm manh áo. Và trí dũng tài ba không phải tìm ở đâu,
mà ở ngay cả người dân lao động bình thường kia. Cuộc đời của ông lái dò vô danh nơi ngọn thác hoang vu khuất nẻo kia là cả một thiên
anh hùng ca, là cả một pho nghệ thuật tuyệt vời. Vì thế, vết bầm trên vai ông do cán chèo đè lên mà có được Nguyễn Tuân ca ngợi là thứ
huân chương siêu hạng.
Ông lái đò làm nghề chèo đò, một nghề thường bị coi khinh trong quan niệm nghề nghiệp của nhiều người thì dưới đôi mắt của Nguyễn
Tuân trở nên đẹp đẽ và cao cả. Nguyễn Tuân đã miêu tả cái phong thái tâm hồn của ông lái đò theo phong cách của người nghệ sĩ, việc
vượt qua những con thác dữ là chuyện thường nhật, không có gì đáng nói, và cũng có khi như “cái thú bình sinh” của phong thái ông
Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”. Ông lái đò là kiểu nhân vật của Nguyễn Tuân trong những sáng tác sau Cách mạng, vẫn mang cốt
cách tài hoa nghệ sĩ ấy nhưng hiên ngang, dũng cảm đối mặt với mọi hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để chiến thắng.

Phân tích thơ Sóng (Xuân Quỳnh)
I.Khái quát về tác giả – tác phẩm
Xuân Quỳnh (1942-1988), là nữ thi sĩ viết về đề tài tình yêu hay nhất của thơ Việt Nam từ sau năm 1945. Xuân Quỳnh từng là diễn viên
múa từ lúc 13 tuổi, được đi công diễn ở nhiều nước trên thế giới. Vì yêu thơ từ nhỉ nên năm 1962, bà chuyển sang hoạt động văn học.
Cuộc đời Xuân Quỳnh chịu nhiều vất vả và trái tim đa cảm đã để lại trong thơ bà một dấu ấn sâu sắc: khát vọng sống, khát vọng yêu
đương mãnh liệt cùng với những lo âu về sự suy biến, phai bạc cùng những dự cảm về bất trắc. Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thường
văn học Nhà nước năm 2001.
Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của bà. Những bài thơ khi hạnh phúc
đắm say, lúc đau khổ, suy tư của bà luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ.
Nhiều bài thơ của bà đã trở nên nổi tiếng nhưThuyền và biển, Sóng, Hoa cỏ mây, Tự hát, Nói cùng anh v.v. Nhạc sỉ Phan Huỳnh Điểu đã
phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu của bà.
Sóng được in trong tập Hoa dọc chiến hào, xuất bản năm 1968. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu.
Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với
sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn,

chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.
Sắc điệu trữ tình của bài thơ được gợi lên từ hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái
đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng vô hồi, bất tận. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, đó là sự hóa thân của cái tôi trữ
tình của nữ sĩ, lúc thì hòa nhập, lúc là sự phân thân của “em” – người con gái đang yêu một cách say đắm. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ
phong phú, hồn nhiên, sôi nổi. Thông qua hình thường sóng, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con
gái. […]


Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên
trai gái ào ào ra trậnXẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những “cuộc chia li màu đỏ”. Cho
nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy, ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu
(Theo Bùi Minh Huệ)

II. Phân tích
Sóng là bài thơ tình được cất lên từ tiếng lòng của người phụ nữ đang yêu diễn đạt khát vọng hạnh phúc như một nhu cầu tự bộc lộ, tự
nhận thức, khám phá. Vì thế, cảm xúc của chủ thể trữ tình vừa sôi nổi, mãnh liệt vừa gợi đến triết lí rất nhân bản về cuộc đời. Khi đọc
bài thơ, phải thể hiện được âm điệu của các trạng thái cảm xúc, tương đồng nhưng cũng có khi trái ngược nhau.
Bài thơ Sóng được viết với thể thơ tự do năm tiếng và được chia thành khổ bốn câu đều đặn, trong đó có hai câu dường như tách ra thành
khổ thì thiếu mà ghép vào khổ trước thì thừa ra (đây là dụng ý của tác giả). Thể thơ năm chữ với sự gieo vần gián cách để diễn tả tâm
trạng được ẩn dụ hóa bằng hình tượng “sóng” thì thật hợp lí. Trong bài thơ, không chỉ có hình tường “sóng” mà còn có hình tượng “em”.
Hai hình tượng này bổ sung cho nhau, có khi hình tượng “sóng” không diễn ra hết sắc thái, cung bậc tình yêu của “em” thì hình tượng
“em” tách ra và đóng vai trò tự bạch.
Đọc bài thơ, ta như nghe được tiếng sóng, từng cơn sóng liên hồi, tiếp nhau, khi tuôn trào, khi lắng dịu. Sóng không chỉ là những trạng
thái tình cảm của người con gái đang yêu mà còn thể hiện khát vọng hiểu mình. Thơ tình của Xuân Quỳnh thể hiện một nhu cầu khám
phá tâm hồn, khám phá những giá trị lớn lao của tình yêu. Ẩn dụ cho khát vọng đẹp đẽ, đầy tính nhân bản đó, sông (ẩn dụ con sóng nhỏ)
muốn vươn ra khỏi không gian chật chội, với những định kiến hẹp hòi, và ngay cả tính tự ti của người phụ nữ trong tình yêu mà tìm ra
tận biển lớn cuộc đời để thành sóng (con sóng lớn ở đại dương), nơi đó giúp cho chủ thể trữ tình có được bản lĩnh vượt lên bản thân để
nói lời yêu.
Đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, người đọc còn nghe dược tiếng nói rất tự nhiên, rất chân tình, rất dễ thương của người con gái:
Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu ?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
Mới đầu đọc lên tưởng là Xuân Quỳnh muốn cắt nghĩa tình yêu, nhưng khi đọc đúng với giọng tự nhiên của người con gái (giống như
đang trả lời một chàng trai nào đó) thì mới thấy hết được cách thể hiện tính chân thành đến mức như ngây thơ của người con gái. Chỉ có
con gái mới bộc lộ tình yêu của mình như thế bằng cách nói như thế.
Biểu hiện của tình yêu là nỗi nhớ, nó như là một quy luật của trái tim. Xuân Quỳnh cũng nói đến nỗi nhớ trong tình yêu qua hình tượng
“sóng”:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ


Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Mượn sóng để nói tình yêu, mượn sóng để nói về nỗi nhớ anh, nhưng khi đọc những câu thơ này lên, nhất là bốn câu đầu thì ta cảm giác:
hình như những câu thơ này để tả những cơn sóng biển thực sự. Xuân Diệu cũng đã nhân hóa cơn sóng biển theo kiểu sóng vỗ bờ.
Nhưng nếu không có hai câu đi liền sau thì không khéo Xuân Quỳnh bắt chước Xuân Diệu mất. Bốn câu đầu của khổ thơ thể hiện các
loại sóng nhưng đều giống nhau là nhớ bờ không ngủ được. Nhưng bốn câu đầu này là để làm đòn bẩy cho hai câu sau vượt lên. Nói rằng
“em nhớ anh không ngủ được” là không thật lòng, mà nói Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức mới thật đúng tâm trạng của
người đang yêu. Lòng em (chứ không phảinỗi nhớ của em), lúc nào cũng nghĩ đến anh nên hình ảnh của anh đã ám ảnh cả trong giấc ngủ
của em. Đặt mình vào tâm trạng của một con người yêu say đắm thì mới hiểu được câu thơ này. Nhưng nếu tách hai câu thơ Lòng em
nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức thành một khổ thơ độc lập thì hai câu thơ lại mang một ý khác. Hai câu thơ làm cho khổ thơ thiếu
câu tạo nên khoảng lặng trong thơ, nghĩa là có những điều nói ra được, nhưng có điều không nói ra được bằng lời hoặc là không cần phải
nói ra (nhất là trong tình yêu) đề người nghe tự nghiệm lấy. Ở đây, Xuân Quỳnh muốn thể hiện cả hai trường hợp để muốn đưa đến
người đọc một điều: không có tình yêu nào giống tình yêu nào, muốn biết tình yêu, phải tự nghe trái tim mình nói, phải cảm nhận bằng
trái tim.
Một trong những đặc điểm của tình yêu Xuân Quỳnh qua bài thơ Sóng là lòng chung thủy trong tình yêu. Xuân Quỳnh tự bạch như sau:
Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.
Trong bài thơ, Xuân Quỳnh nhắc đến hai lần từ “nghĩ” (Em nghĩ về anh, em; Nơi nào em cũng nghĩ). Xuân Quỳnh tin tưởng vào tình yêu
của mình nhưng cũng hay trăn trở. Nếu đọc nhiều bài thơ khác thì mới hiểu được tâm trạng cũa Xuân Quỳnh trong tình yêu. Nhưng chỉ
với bài thơ này, từ “nghĩ” thể hiện tính cách và bản lĩnh cũa Xuân Quỳnh trong tình yêu trước cuộc đời (có thể là sóng gió). Hai câu đầu
của khổ thơ cho thấy sự thách thức của chủ thể trữ tình trước sự thay đổi về mặt không gian tạo nên sự xa xôi cách trở giữa hai người,
hoặc cánh cửa tình yêu mở ra nhiều hướng. Hai câu sau của khổ thơ khẳng định tình yêu và lòng chung thủy của nhân vật trữ tình: dù ở
đâu, nơi nào, hoàn cảnh, cuộc đời có đổi thay thì em cũng chỉ có một tình yêu duy nhất đối với anh.
Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh là tình yêu trong sáng và hướng ra cuộc đời, không phải là tình yêu vị kỉ.
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Trước cuộc đời cũng như trước biển lớn, nhân vật trữ tình không rợn ngợp, không xao động mà vẫn tự tin, vẫn hướng về nó với những
suy tưởng về sự vĩnh hằng, sự bất tử của tình yêu. Đến với tình yêu, Xuân Quỳnh muốn góp hạt muối tình yêu của mình trong bể mặn
cuộc đời.
Thơ Xuân Quỳnh nói chung, bài thơ Sóng nói riêng, giàu tình cảm, thậm chí tình cảm còn rất sâu đậm; khuất sau tình cảm ấy là quan
niệm về tình yêu, là những vấn đề có tính triết lí. Đấy là những triết lí nảy sinh từ đời sống, nảy sinh tính thực tiễn, giúp ích thật sự cho
người đọc nhận thức và xủ lí việc đời, không phải thứ triết lí tự biện, viễn vong. Nói tình yêu nhưng để nói cuộc đời. Đó chính là thơ
Xuân Quỳnh.
Bài thơ Sóng thực sự là một bài thơ đúng nghĩa của nó bởi bài thơ đã có tứ thơ. Không phải là lối tư duy về mối quan hệ giữa các mặt
đối lập trong tự nhiên như trong thơ Đường thi (đối lập giữa những biểu hiện bên ngoài và tính chất bên trong), tứ thơ trong bài thơ của
Xuân Quỳnh khai thác hai mặt đối lập bên trong của tâm trạng của người đang yêu: vừa tha thiết, say đắm nhưng lại vừa suy tư; rộng

hơn là mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong việc mượn hình tượng sóng để biểu thị tình yêu; cùng với các mối quan hệ khác
như tình yêu (thuộc về tâm trạng mang tính cá thể) và khát vọng tan ra trong biển lớn tình yêu (cái chung, cái khái quát). Bên cạnh đó,
để thể hiện một tình yêu chân thành, say đắm, Xuân Quỳnh không những sử dụng ngôn từ trong sáng, giản dị mà ngay trong lời thơ là lời
nói tự nhiên, cùng với những lời giàu chất suy tư làm cho bài thơ liền mạch giống như lời của tình yêu tự tuân chảy ra vậy. Vì thế, bài
thơ Sóng của Xuân Quỳnh đạt tới đỉnh cao của thơ viết về tình yêu.

Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Những đứa con trong gia đình là một truyện ngắn có cốt truyện khá đơn giản. Truyện kể về mấy chị em Việt có bố bị Tây bắt, chặt đầu.
Mẹ mới bị đại bác Mĩ giết chết hồi năm ngoái. Hai chị em Chiến, Việt tranh nhau đi tòng quân. Chỉ trong một trận đánh, Việt diệt được
một xe đầy Mĩ và sáu Mĩ lẻ. Bị thương nặng, lại lạc mất đơn vị, Việt nằm lại trên chiến trường bà ngày đêm, súng vẫn lên đạn, ngón tay
cái, ngón tay duy nhất còn nhúc nhích được, vẫn luôn đặt trên cò súng. Tỉnh rồi lại mê, mê rồi lại tỉnh, anh nhớ lại những kỉ niệm vui
vuồn tuổi thơ, nhớ lại ba má, anh chị em, nhớ chú Năm. Việt và Chiến ra đi đánh giặc để báo thù cho ba má, để giải phóng quê hương,
tiếp tục trang sử anh hùng của gia đình. Anh Tánh dẫn tiểu đội đi tìm Việt suốt ba ngày, mấy lần đụng địch, lục suốt mặt trận dài dằng
dặc mới gặp được Việt và đưa về bệnh viện quân y. Lúc vết thương sắp lành, anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến.
Truyện được kể chủ yếu qua hồi ức của nhân vật, trong hoàn xảnh nhân vật bị thương nặng, nằm lại trên chiến trường, nghĩa là đang đối
mặt với cái chết. Kết cấu và tổ chức các sự kiện trong tác phẩm diễn biến theo trí nhớ và ý nghĩ của nhân vật khi đứt, khi nối sau mỗi lần


ngất đi, tỉnh lại. Truyện được kể theo quan điểm nhân vật. Nhân vật chính, đồng thời là người kể chuyện là một chiến sĩ giải phóng quân,
nhưng còn quá trẻ, mới mười bảy tuổi. Nói cách khác, Việt vẫn còn rất “trẻ con”, nên những câu chuyện thông qua hồi ức của Việt cũng
mang tâm lí “trẻ con”, nhưng cũng có lúc rất nghiêm túc và quan trọng nữa. Những hồi ức, liên tưởng này của Việt vốn gắn bó với quê
hương, gia đình mình bằng những kỉ niệm cụ thể về chị Chiến, chú Năm, về mẹ, về cha. Chẳng hạn khi tỉnh lại lần thứ hai, Việt nghe
thấy tiếng ếch nhái thì Việt lại nhớ đến chuyện cùng chị Chiến đi bắt ếch, rồi lại nhớ chú Năm phân xử việc tranh công giữa hai chị em ai
bắt nhiều, ai bắt ít, rồi chú Năm lấy mấy con trọng trọng về nhậu, khi nhậu hứng khởi lên chú Năm lại hò, rồi nghĩ đến cuốn sổ ghi công
trạng gia đình của chú Năm. Tỉnh lại lần khác lúc ban ngày, người Việt khô khốc, thèm tắm và thèm vào bếp lục cơm nguội, lại nhớ đến
gói cơm và bình nước nhưng tay đau không với lấy được, lại nghĩ đến đồng đội đang đi tìm mình đâu đó. Những âm thanh của chiến
trường bắt Việt phải nghĩ về thực tại: giặc có thể tới; từ đó mà ngẫm nghĩ về cái chết và mối thù quân giặc. Việt nghe tiếng chim cu gáy
đâu đây lại nhớ những ngày ở nhà đi bắn chim bằng ná thun, lại nhớ lúc đi bộ đội đem theo cái ná thun; rồi nhớ chuyện đi bộ đội vào cái
ngày đó má mới mất, lại nhớ đến má, từ nhớ má mà nghĩ đến ba. Kỉ niệm không thể quên được với Việt là hai chị em giành nhau đi bộ
đội và cuộc nói chuyện giữa chị Chiến với Việt trong việc sắp đặt chuyện gia đình để lên đường nhập ngũ.

Câu chuyện gia đình Việt không được sắp xếp để chuyện nào ra chuyện ấy, bắt đầu từ đâu đến đâu mà diễn biến theo tâm lí và hoàn cảnh
của nhân vật. Đây là kiểu kết cấu độc đáo của tác phẩm, đòi hỏi người đọc muốn theo dõi câu chuyện phải biết lựa chọn, sắp xếp lại, từ
đó mới khám phá được ý nghĩa của tác phẩm. Kết cấu này diễn ra trong tâm trí nhân vật khi hồi tưởng về những kỉ niệm mà chính nhân
vật trải qua hay là câu chuyện trong gia đình. Lần theo từng chi tiết, có thể thấy một số nét nổi bật về con người và sự việc được kể trong
tác phẩm như sau:
Nhân vật trong tác phẩm có nhiều đặc điểm con người và tính cách giống nhau: họ là những người dân Nam bộ sống dưới thời đại cách
mạng, gia đình có truyền thống cách mạng, hy sinh vì cách mạng và họ có lòng căm thù giặc sâu sắc, gan dạ, dũng cảm, và khao khát
được chiến đấu giải phóng quê hương. Tính cách của con người Nam Bộ bộc trực, thẳng thắn, trung thực, giàu tình nghĩa ở trong mỗi
nhân vật được phát huy trong tình đồng chí, đồng đội, thủy chung với gia đình, với cách mạng và Tổ quốc.
Chuyện của một gia đình được kể lại trong bối cảnh của khói lửa chiến tranh ác liệt qua khung cảnh chiến trường mà Việt, một đứa con
của gia đình đó, chiến đấu và bị thương, lạc đơn vị, xung quanh vẫn là tiếng máy bay, tiếng xa tăng, tiếng súng vẫn rền vang. Trong hoàn
cảnh ấy, tình cảm gia đình và sự gắn bó với quê hương hiện về cùng với những kỉ niệm tuổi thơ đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật
Việt, đồng thời qua đó thể hiện tâm hồn của các nhân vật khác như chú Năm, chị Chiến.
Bên cạnh những đặc điểm và tính cách giống nhau đó, mỗi nhân vật trong tác phẩm có những nét riêng biệt, tạo nên những tính cách
kiểu người Nam Bộ trong hệ thống nhân vật của Nguyễn Thi.
Chú Năm là một người lao động chất phác, giàu tình yêu thương, hay mơ mộng, gửi tâm hồn mình vào những câu hò. Tuy nhiên con
người này là trụ cột trong gia đình, thay mặt ba má Việt để phân giải, quyết định những công việc mà hai chị em Việt không nhất trí với
nhau. Đồng thời chú là người giữ gìn truyền thống của một gia đình cách mạng và giáo dục truyền thống đó cho lớp trẻ trong gia đình là
Việt
và Chiến. Chú Năm còn là nhân vật phát ngôn cho quan điểm về trách nhiệm của con người đối với gia đình và Tổ quốc: chuyện gia
đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẻ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó, việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở
được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non.
Má Việt mang “tính cách Út Tịch”, bà đã mang tính gan góc khi còn con gái, nên khi trái pháo của giặc bắn ra không nổ, bà nhặt bỏ vào
rổ mang về. Bà là người rất mực thương chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, căm thù giặc sâu sắc, đầy nhiệt tình cách mạng. Cuộc
đời của má Việt chồng chất những gian nan, vất vả cùng với những đau thương nhưng bà vẫn cắn răng, nén chặt nỗi khổ ấy trong lòng để
nuôi con, để đánh giặc.


Việt và Chiến là hai nhân vật chính trong tác phẩm, đại diện cho thế hệ trẻ miền Nam trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Hai nhân vật
này là những đứa con trong một gia đình có truyền thống cách mạng, đều thương yêu nhau, thương ba má và chú Năm, đều khao khát

được đi đánh giặc trả thù cho ba má.
Việt được tác giả xây dựng thành hai con người có tính cách khác nhau nhưng bổ sung cho nhau
Con người trẻ con ở Việt là tính cách hồn nhiên, hiếu động, rất thương chị nhưng hay tranh giành với chị (thương thị theo cách trẻ con:
khi anh em trong đơn vị hỏi thì Việt giấu chị vì sợ mất chị, khi có việc phải lo toan, xắp đặt thì phó mặc cho chị, trong suy nghĩ của Việt,
chị Chiến giống má, vì thế cũng phải lo toan như má,…) đi bộ đội mang theo ná thun, khi có súng rồi mà vẫn giữ cái ná thun trong túi,
không sợ Mĩ mà lại sợ ma, nằm lại trên chiến trường nhưng trước khi nghĩ đến gia đình là nghĩ đến những kỉ niệm của tuổi thơ như bắt
ếch, bắn chim. Việt vốn là con người gan dạ và dũng cảm. Ngay từ khi còn bé tí, Việt dám xông vào đá thằng giặc đã giết ba mình. Việt
xung phong đi đánh giặc cũng hào hứng như đi bắt ếch, bắn chim
Con người chiến sĩ trong Việt thể hiện ở tình cảm đồng đội, rất yêu thương đồng đội. Trong chiến đấu, Việt ngoan cường, dùng thủ pháo
diệt xe bọc thép Mĩ và tiêu diệt thêm sáu Mĩ lẻ. Chiến công đầu của chiến sĩ giải phóng còn quá trẻ như Việt quả là chiến công anh hùng.
Bị thương nặng, mặt mũi chân tay đẫm máu, mắt bị thương không nhìn thấy gì, lại đói khát, chỉ còn một viên đan đã lên nòng và ngón
tay cái còn cử động được nhưng Việt vẫn luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu: Trên trời có mày, dưới đất có mày, khu rừng này còn có mình
tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày.
Là đứa con trong gia đình, Việt rất thương ba má, nung nấu mối thù nhà, quyết đánh giặc để trả thù cho ba má, để giải phóng quê hương,
được chú Năm yêu thương và gửi gắm tâm hồn. Câu hò của chú Năm gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp với Việt: khi thì Việt biến thành tấm
áo vá quàng hoặc con sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Địn, ngọn đèn biển Gò Công, hoặc ngôi
sao sáng ở Tháp Mười.
Nhân vật chị Chiến là kiểu nhân vật nữ của Nguyễn Thi. Chị Chiến chỉ lớn hơn Việt khoảng hơn một tuổi nhưng mang nhiều tính cách
của người lớn và cũng gắn bó với lớp người đi trước nhiều hơn. Trong nói năng, Việt luôn thấy chị Chiến giống má và còn học được
cách nói “trọng trọng” của chú Năm. Khi má mất thì chị Chiến gánh vác ngay công việc của má, luôn lo toan, sắp xếp công việc gia
đình, quyết đoán trong mọi việc, hành động dứt khoát, có trách nhiệm đối với gia đình, lo lắng chăm sóc em, đưa bàn thờ ba má đi gửi
trước khi lên đường tòng quân. Hoàn cảnh đã làm cho chị Chiến, một cô bé trở thành một người lớn, có nhiều điểm giống má, nhưng dẫu
sao, Chiến cũng vẫn là cô gái mới lớn, vẫn mang dáng vẻ trẻ trung, khi nào cũng có cái gương trong túi. Tính cách không nhất quán,
luôn nhường nhịn em nhưng lại tranh công bắt ếch với em, tranh giành với em khi đi đăng kí tòng quân. Ngoài những nét sinh động về
tính cách đó, nhân vật chị Chiến vẫn mang khí phách kiểu “tính cách Út Tịch”, Chiến cũng quyết tâm đi bộ đội để trả thù nhà, vẫn mang
quyết tâm như dao chém đá: Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất,
vậy à!
Những đứa con trong gia đình là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật truyện và kí của Nguyễn Thi. Rất nhiều tác phẩm
của ông đã phản ánh tinh thần, ý chí và sức mạnh của các thế hệ nhân dân miền Nam đánh giặc cứu nước, cứu nhà. Nhưng ở tác phẩm
này, nhà văn không trình bày về những chiến thắng xuôi chiều mà chỉ khai thác ở phía nghĩa tình gia đình trong mối quan hệ nghĩa tình

cách mạng.
Về xây dựng nhân vật, ngoài việc thể hiện tính cách con người Nam bộ trong thời đại cách mạng thì Nguyễn Thi rất am hiểu và sâu sát
với nhân vật của mình. Nhà văn đã đưa người đọc đi vào thế giới mênh mông sâu thẳm của tâm hồn nhân vật để phát hiện các mối quan
hệ gia đình, xã hội, quan hệ địch, ta với những tình cảm sâu nặng và phong phú của con người. Qua theo dõi diễn biến nội tâm nhân vật
Việt, người đọc đi đến cuộc sống bên trong của các nhân vật khác như chú Năm, chị Chiến, má Việt.


Việc tạo dựng bối cảnh rộng lớncả về không gian và thời gian trong một thời điểm lịch sử (thời điểm Nguyễn Thi viết tác phẩm là thời
điểm Mĩ đưa quân ào ạt vào miền Nam), đã làm cho câu chuyện gia đình trở thành câu chuyện của dân tộc và thời đại.
Đặc sắc nhất của tác phẩm là nghệ thuật dựng hồi ức, một lối tự sự có nhiều nét riêng. Câu chuyện được thuật lại không hoàn toàn theo
trật tự thời gian mà chủ yếu là theo dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của nhân vật. Lối thuật truyện này giúp tác giả nối các câu chuyện
ở các quãng thời gian khác nhau một cách liền mạch, sự qua lại giữa quá khứ và hiện tại diễn ra một cách tự nhiên cùng với những chi
tiết thoáng đến thoáng đi mà ở đó đã gợi nên biết bao tư tưởng, tình cảm lớn lao và trọng đại. Lối thuật chuyện theo dòng kí ức này đã
làm cho kết cấu của truyện ngắn trơ nên linh hoạt, sống động và có nhiều ngả rẽ, nhiều khúc quanh làm cho người đọc không thể đoán
biết trước được sự việc mà buộc phải theo dõi từ đầu đến cuối, chờ đợi sau mỗi lần tỉnh lại của nhân vật.
Cuối cùng, đặc sắc về truyện ngắn Nguyễn Thi phải nói đến việc sử dụng ngôn ngữ, vừa đậm màu sắc Nam bộ, vừa cô đọng, súc tích
vừa giàu cảm xúc. Chẳng hạn những câu nói của người đại diện cho truyền thống gia đình, phần lớn là những câu mang ý nghĩa sâu sắc.
Câu nói “… chuyện gia đình nó cũng dài như dòng sông, để rồi chú chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó” là câu nói mang tính
khái quát về truyền thống gia đình giống như dòng sông, có ngọn nguồn, chảy theo một hướng mà mỗi đứa con là một khúc sông gia
đình ấy, nhưng là khúc sau, càng về sau càng nhiều nước, nhiều thành tích và nhiều sự quyết tâm hơn. Các nhân vật của Nguyễn Thi
được xây dựng trong tác phẩm là để luôn hướng về truyền thống ấy.
Trong tác phẩm, có lẽ đoạn văn cảm động nhất là đoạn nói về chị em Việt khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm. Xây dựng đoạn
văn này, Nguyễn Thi muốn tạo dựng một không khí thiêng liêng trước ngày hai chị em lên đường thực hiện tình cảm sâu nặng đối với ba
má, đối với truyền thống gia đình, đồng thời làm nghĩa vụ cao cả của người thanh niên đối với Tổ quốc. Mối thù đối với bọn giặc bây giờ
đã có hình, có khối, đang đè nặng lên đôi vai hai chị em. Trong khung cảnh này, nhân vật đã bộc lộ được ý chí và quyết tâm lên đường
đánh giặc của mình đồng thời như là hình thức đối thoại tâm linh với những người đã khuất để thể hiện sự trưởng thành của nhân vật về
nhận thức và có thêm sức mạnh, ý chí và lòng dũng cảm trước lúc ra trận.

Vợ nhặt (Kim Lân)
Vợ nhặt được thai ngén ngay sau nạn đói năm 1945 nhưng ra đời sau đó mười năm. Nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu đó đã ám ảnh nhà

văn, thôi thúc nhà văn viết về nó. Tuy nhiên, “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người
năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn
cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở
tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người” (Kim Lân).
Truyện kể về nhân vật Tràng, nhà nghèo, dân ngụ cư, không lấy được vợ. Một lần theo xe chở thóc lên tỉnh, một người phụ nữ đã theo
anh về nhà và họ trở thành vợ chồng. Tràng đã “nhặt” được vợ trong hoàn cảnh đói khát và ra mắt người mẹ già trong lời ra tiếng vào
của làng xóm và sự trêu đùa của lũ trẻ vì thêm người giữa hoàn cảnh người chết đói khắp nơi là điều không thể tưởng tượng nổi trong
mắt mọi người. Cảnh đêm “tân hôn” của hai người còn văng vẳng bên tai những “tiếng khóc hờ” của nhà có người chết đói. Những bữa


ăn đầu tiên sau “ngày cưới” đơn giản chỉ có cháo cám loãng với rau chuối thái, nhưng họ vẫn nói đến chuyện cách mạng, chuyện ngày
mai mà bên ngoài đường vẫn vang lên tiếng trống thúc thuế.
Vợ nhặt có cốt truyện khá đơn giản, nhưng hấp dẫn. Nhà văn tạo ra được tình huống Tràng “nhặt” được vợ để vừa nói đến nạn đói, vừa
nói đến tình thương giữa con người với con người, vừa nói đến bản chất tốt đẹp của người nông dân, lại vừa nói đến chuyện cách mạng,
chuyện hạnh phúc. Nghĩa là, với tình huống “vợ nhặt”, truyện ngắn đã chứa đựng được nhiều chủ đề khác nhau tương đương với một
tiểu thuyết dài.
Chuyện anh cu Tràng “nhặt” được vợ gọi là tình huống truyện, bởi vì Tràng là người xấu xí, thô kệch, nhà nghèo, gia đình đơn côi, một
mẹ một con, lại là trong nạn đói, nuôi mình còn chẳng nổi lại đèo bòng. Thế nhưng Tràng có vợ thật, không cần phải cưới hỏi mà vợ
theo anh về nhà. Chuyện lạ này vô lí thật! Giải quyết cái vô lí thành hợp lí chính là giải quyết tình huống của Kim Lân. Tràng là người
xấu xí nhưng rất tốt bụng, dễ mến. Nếu Tràng không là người dễ mến thì làm sao trẻ con trong xóm cứ chờ Tràng mỗi chiều đi làm về là
ùa cả ra, vây lấy hắn, reo cười váng lên? Nếu Tràng không phải là người vui tính thì đâu biết đùa bằng một câu hò theo lối tỏ tình đó để
sau này gặp lại người mà hắn tỏ tình? Nếu không phải năm đói thì ai mà theo Tràng về làm gì? Nếu Tràng không phải là người tốt bụng
thì làm sao Tràng cho một người không phải bà con thân thích ăn đến bốn bát bánh đúc giữa thời buổi đói khát này? Nếu người đàn bà
kia là loại người “ăn xong quẹt mỏ như gà” thật thì đâu có theo Tràng về nhà làm vợ? Nếu Tràng không có một bà mẹ tốt bụng như bà cụ
Tứ thì liệu người đàn bà kia có ở được trong nhà không? Tất cả những điều đó được tác giả kể lại một cách hết sức tự nhiên. Lúc đầu là
cái chân dung thô kệch, xấu xí của anh cu Tràng. Sau đó, giữa khung cảnh nạn đói người chết như ngả rạ thì anh cu Tràng lại dắt vợ về
trước mắt thiên hạ. Sau đó lại kể về chuyện Tràng nhặt được vợ như thế nào, và cuối cùng là khung cảnh cuộc sống ba mẹ con Tràng.
Câu chuyện với nhiều tình tiết cứ tiếp nối nhau trong một giọng kể trầm lắng, có lúc cất lên một chút bằng tiếng cười đùa hay vài lời hài
hước rồi lại hạ xuống đều đều như đưa người đọc trở lại những ngày tháng đau thương, nhưng không phải xót xa, đau đớn mà để hi
vọng, để hướng tới tương lai.

Vợ nhặt là bức kí họa về chân dung con người. Trong Truyện có cả người sống lẫn người chết. Hình ảnh người đói và chết đói được
nhiều nhà nhiếp ảnh thời bấy giờ chụp và lưu giữ lại, trong đó có nhiều bức ảnh nổi tiếng của cụ Võ Anh Ninh. Trong văn chương cũng
có nhiều nhà văn, nhà thơ viết về con người trong nạn đói như Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu. Trong Vợ nhặt của Kim Lân, không chỉ có
hình ảnh người đói, người chết đói mà con người đang sống, đang khao khát và đang đi tìm hạnh phúc ngay cả trong nạn đói. Xuất hiện
đầu tiên trong tác phẩm là chân dung nhân vật Tràng. Đó là một con người ngật ngưỡng cùng với con đường khẳng khiu. Chất liệu “kí
họa” bằng từ ngữ của Kim Lân thật độc đáo, đem đối lập giữa vẻ “to lớn” của con người với sự “mảnh mai, yếu ớt” của con đường để
gợi ra sự “quá khổ” của con người so với con đường, hay sự quá nhỏ bé của con đường so với con người(?). Trên con người đó, một
khuôn mặt xấu xí luôn luôn cử động: khi thì tủm tỉm cười, khi thì gà gà đắm vào bóng chiều, khi thìquai hàm bạnh ra, khi thì nhấp
nhỉnh, khi thì lảm nhảm. Nói chung, khuôn mặt ấy chẳng “phẳng lặng” chút nào mà bên trong như đang có sự hối thúc ghê gớm làm cho
khuôn mặt đã xấu lại thêm xấu. Chân dung Tràng có cái gì đó khác lạ với những con người bình thường: hai con mắt thì nhỏ tí, quai
hàm thì bạnh ra, bộ mặt thì thô kệch, thân hình thì “vập vạp”, cái lưng to rộng như lưng gấu,cái đầu trọc nhẵn, cái áo nâu tàng thì vắt ở
bên vai. Tiếp đó nhà văn phác thảo những chân dung làm khung cảnh chung cho nạn đói: những đứa trẻ thì ngồi ủ rũ ở xó đường, những
người đói thì dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, tư thế những con người đó thì nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Giữa cái khung
cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, Tràng xuất hiện nhưng không phải một mình, mà là thêm một mình nữa. Người đàn bà đi bên Tràng như
được phác họa để tương xứng với Tràng, nghĩa là cũng không xinh đẹp gì (thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, khuôn mặt
lưỡi cày xám xịt) và mọi người không biết thị là ai, cũng không phải là bà con thân thích với Tràng. Mọi người ngơ ngác, chính Tràng
cũng không biết thị là ai, tên gì, quê quán ở đâu,… huống gì là những người dân ngụ cư. Cũng như Tràng, thị là con người khác lạ. Chân
dung đôi nam nữ dắt nhau về nhà trên con đường (có lẽ không còn khẳng khiu nữa) được nhà văn khắc họa hết sức độc đáo. Một người
cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, để cái nón rách che đi khuôn mặt của mình trước sự nhòm ngó của mọi người, điệu bộ có vẻ khó
chịu, ngượng nghịu, chân nọ bước díu vào chân kia. Còn người kia thì cái mặt cứ vênh vênh lên tự đắc. Hai con người đó chỉ đối đáp với
nhau bằng những câu cụt ngủn, không nhằm vào câu chuyện nào. Chân dung thứ ba được tác giả mô tả tỉ mỉ hơn là chân dung người mẹ
Tràng, bà cụ Tứ. Đó là hình ảnh người mẹ đứng trước cửa nhìn vào nhà đầy ngạc nhiên khi có một người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà


mình. Sau đó bà lão cúi đầu nín lặng cùng với bao nỗi niềm vui, buồn, xót xa, thương nhớ diễn ra bên trong bà. Khi hiểu ra mọi nhẽ, bà
cụ có vẻ chậm chạp kia bây giờ hoạt bát hẳn lên, nói năng cũng nhiều hơn. Bà xăn xắn thu dọn, quét tước nhà cửa, lật đật chạy xuống
bếp, lễ mễ bưng lên một cái nồi khói bốc lên nghi ngút,… Cuối cùng là hình ảnh những con người nhộn nhịp quét dọn nhà cửa, vui vẻ nói
chuyện. Đặc biệt, Kim Lân đã rất khéo léo khắc họa chân dung hạnh phúc. Trong khung cảnh nạn đói tối tăm đó thì ngôi nhà Tràng được
thắp lên bởi ngọn đèn dầu mà Tràng “phung phí” mất hai hào. Cái đêm tân hôn mà cả hai cùng sượng sùng cả biết nói gì thì đã có ngọn
đèn làm chứng. Qua ngọn đèn, nhà văn đã “chụp” cho đôi trai gái bức ảnh cưới mà ánh đèn vàng đục ở góc nhà tỏa ra ấm áp và kéo dài

hai cái bóng trên vách.
Qua những hình ảnh được tác giả dựng lên trong tác phẩm, có thể nhận thấy tác giả khắc họa chân dung người đói, người chết đói có vẻ
sơ sài, nhưng khắc họa chân dung người khao khát hạnh phúc, người hạnh phúc, sung sướng thì tập trung hơn. Những bức chân dung đó
lúc đầu còn đơn độc, buồn bã nhưng càng về cuối càng nhiều lên, càng vui nhộn hẳn lên. Trong những hình ảnh đó, hình ảnh những con
người vui vẻ, hạnh phúc đang lấn át đi những hình ảnh ảm đạm, thê thảm của nạn đói. Có thể nói, trong Vợ nhặt không có bức chân dung
nào đẹp cả mà hình như là rất xấu xí, mỗi khuôn mặt có một cái xấu riêng, nhưng bên trong các khuôn mặt xấu xí này đều chứa đựng
những tình cảm sâu sắc và cao thượng, bao dung. Khắc họa chân dung nhân vật, nhà văn không nhằm bôi xấu họ mà trái lại để ca ngợi
những phẩm chất đẹp đẽ bên trong của họ, nhất là khi đặt vào hoàn cảnh éo le này, như là một sự thử thách của thực tiễn, đồng thời để
khẳng định một vấn đề: dù trong hoàn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết nhưng người ta vẫn hi vọng, vẫn hướng về tương lai.
Vợ nhặt là bài ca về hạnh phúc. Nhà văn đã không ngần ngại viết về sự khao khát hạnh phúc và chuyện hạnh phúc của con người trong
đói kém. Nhân vật chính trong truyện là Tràng và câu chuyện được kể là chuyện Tràng có vợ. Tràng có vợ vào ngay giữa nạn đói. Cái
đói bao trùm cả không gian, len lỏi vào trong xóm ngụ cư. Chuyện lấy vợ của Tràng mà cũng làm cho hàng xóm phải bận tâm: Giời đất
này còn rước cái của nợ đời về. Vợ Tràng được thiên hạ gọi là “cái của nợ đời”, nhưng đối với Tràng, cả mẹ Tràng nữa thì đó là “của
quý”; bởi vì người ta có sao mới theo con mình. Trong nạn đói, con người có thể là cái “của nợ” thật, vì thêm một người là thêm miệng
ăn, bớt đi hi vọng sống của người khác. Nhưng cái “của nợ” đó lại là hạnh phúc đối với những người đang khao khát hạnh phúc, là cái lạ
lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát và tăm tối, nó làm cho Tràngquên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả
đói khát đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt, bây giờ chỉ còn hạnh phúc. Tràng lấy vợ không phải ở sự sắp xếp của cha
mẹ, mà tự mình đi đến với tình yêu, và tình yêu đó đã đưa đẩy đến cho Tràng một người vợ. Tình yêu của Tràng cũng có duyên cớ như
bao tình yêu khác, nhưng có chỉ thể hiện theo kiểu “nông dân”. Câu hò tỏ tình của Tràng không phải vu vơ (Muốn ăn cơm tám mấy giò!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh), nó cũng đầy ẩn ý: muốn hạnh phúc, sung sướng cùng anh thì hãy chung sức cùng anh (chứ đừng chê anh
xấu, đừng chê anh nghèo, đừng chê anh làm nghề thấp kém). Sự sáng tạo đó trong lời tỏ tình của Tràng có lẽ đã làm người con gái kia
suy nghĩ và đã hiểu ra; nhưng khi gặp lại người ta thì lại trong một hoàn cảnh trớ trêu đầy sự đói rách. Trong hoàn cảnh đó, người ta phải
nói với nhau những lời yêu: khi thì trách móc (Điêu! Người thế mà điêu), khi thì hoan hỉ (Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố),
khi thì tỏ ra đấng trượng phu (Rích bố cu, hở), khi thì thành thật (làm đếch gì có vợ), khi thì là lời đề nghị lấp lửng (Này nói đùa chứ có
về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về). Cái đói thì khủng khiếp thật, nhưng có lúc nó có thể xe duyên cho một mối tình đấy!
Hạnh phúc đến làm cho con người ta trưởng thành hơn. Tràng đã trở thành một con người khác: ngoan ngoãn nghe lời mẹ, bỗng nhiên
hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Có vợ, Tràng đã quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh mình,
Tràng bỗng vừa chợt nhận ra, xunh quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ. Hạnh phúc có thể thay đổi cả không gian sống của con
người. Đập vào mắt Tràng là cảnh tượng của cuộc sống mà mọi người đều có trách nhiệm làm cho nó tươi đẹp: Ngoài vườn, người mẹ
đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất.Kim Lân rất khéo

léo dựng cảnh về cuộc sống gia đình hạnh phúc. Không khí hạnh phúc đang tràn ngập cả gia đình, làm thay đổi tính cách con người.
Người mẹ thì vui vẻ, tươi cười, đon đả. Người đàn bà “chỏn lỏn, sưng sỉa” hôm qua về nhà Tràng lúc đầu chỉ để nương tựa qua nạn đói
thì hôm nay hiền hậu đúng mực. Không khí đó, khung cảnh đó, cùng với những câu chuyện về tương lai, về lá cờ đỏ đã át đi những tiếng
trống thúc thuế, tiếng khóc hờ, tiếng quạ kêu từng đàn,… của không khí chết chóc nạn đói.


Vợ nhặt là khúc hát tình người đằm thắm. Bà cụ Tứ xuất hiện ở giữa truyện để nâng tư tưởng của tác phẩm lên một nấc thang mới. Bà cụ
là hiện thân của lòng nhân ái, hiện thân của người mẹ mẫu mực và hiện thân của tâm hồn con người Việt Nam. Viết về người mẹ Tràng,
nhà văn thực sự kính trọng, không còn những lời văn hài hước qua câu kể và dựng đối thoại như ở đoạn trước ma là sự miêu tả từ ngoài
vào trong để soi cho được tâm hồn của con người đã từng trải, đã từng chịu đau thương. Trong tác phẩm, không có một lời trách móc của
bà mẹ mà chỉ là những lời cảm thông, khi thì ở trong lòng (người ta có sao mới theo con mình), khi thì bộc lộ ra (thôi thì các con đã phải
duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng). Nhưng cảm động nhất là tác giả diễn tả những buồn tủi trong lòng của một người mẹ luôn
nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với hạnh phúc của con cái: chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm
nổi, nhưng mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Con mình thì […] Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát
này không?. Người đọc cảm phục một người mẹ biết nén những buồn tủi, lo lắng trong lòng để vui vẻ, để mong đem đến hạnh phúc cho
con. Trong câu chuyện sau ngày cưới, bà cụ Tứ là người khơi ra nhưng câu chuyện về tương lai, về hạnh phúc, và chính cụ đã nói nhiều
về điều này. Nói những điều đó không phải là cụ khao khát hạnh phúc, hi vọng ở tương lai cho mình, bởi cụ già rồi, mà người mẹ ấy
đang sống vì con, vì cháu, và tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình trong sự lo lắng, vun vén cho hạnh phúc của con cái. Nhân vật bà cụ Tứ là
hiện thân của tình người cao cả.
Vợ nhặt là một thành công của Kim Lân. Nhà văn tỏ ra rất tài tình trong việc khắc họa chân dung nhân vật, trong việc miêu tả tâm lí và
sử dụng ngôn ngữ để diễn tả tình huống và tâm trạng khó diễn tả nhất. Trong một truyện ngắn chứa đựng nhiều nội dung tư tưởng như
Vợ nhặt thì tài năng trước hết là nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: tình huống “vợ nhặt” có một không hai trong
lịch sử văn học dân tộc.

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Vợ chồng A Phủ là truyện kể về cuộc đời của hai nhân vật Mị và A Phủ. Đầu tiên là kể về quá trình trở thành con dâu gạt nợ và cuộc
sống của Mị trong nhà thống lí Pá Tra. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra
bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn. Năm đó, ở Hồng Ngài, Tết đến, A Sử con
trai thống lí Pá Tra, lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ, khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như
con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái Tết

nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô uống rượu ừng ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử trói đứng Mị bằng một thúng
sợi đay. Tiếp theo là câu chuyện của đứa trừ nợ là A Phủ. A Phủ vốn là con người tự do của núi rừng: mồ côi từ nhỏ, bị bán cho người
Thái dưới cánh đồng, không chịu ở dưới đồng thấp, trốn lên núi lưu lạc ở Hồng Ngài. A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ
một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở trừ nợ cho Pá Tra. Năm đó rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đứng
anh vào một cái cọc bằng một cuộn dây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu
thoát. Hai người trốn đến Phiềng Sa rồi nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu, kết nghĩa làm anh em, được giác ngộ trở thành
chiến sĩ du kích đánh Pháp.


Truyện Vợ chồng A Phủ có cách trần thuật khá độc đáo. Lúc đầu, một giọng kể êm ái để mở ra khung cảnh Tây Bắc với chân dung nhân
vật: Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sơi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu
ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn
rười rượi. Mấy câu kể mở đầu là sự bắt giọng tạo nên cảm hứng để tác giả đi vào mô tả thế giới cuộc sống của con người cùng với
những biến đổi nội tâm nhân vật. Khi đọc, cần chú ý âm hưởng của đoạn mở đầu này để đi vào khám phá thế giới nghệ thuật của tác
phẩm. Hình ảnh cô gái cúi mặt, mặt buồn rười rượi sẽ mở ra nhiều điều lí thú, thu hút sự chú ý của người đọc. Vào sâu trong tác phẩm,
lối trần thuật nửa trực tiếp, nhà văn miêu tả những diễn biến bên trong nhân vật theo kiểu nhân vật tự bộc lộ, nhân vật tự nói ra chứ
không phải tác giả. Phần sau, câu chuyện được kể lại chủ yếu thông qua cách cảm, cách nghĩ của nhân vật , tức là lối kể chuyện theo
quan điểm nhân vật. Như vậy, nhân vật Mị là hệ quy chiếu của quan điểm tác giả. Vì thế, giọng điệu trong tác phẩm, trừ những đoạn tả
cảnh, tả phong tục, còn phần lớn lời văn đều thông qua dòng tâm tư nhân vật. Đọc tác phẩm, cần phải đọc chậm rãi, thể hiện giọng đọc
như chính suy nghĩ của Mị.
Nhân vật Mị có hai đặc điểm về tính cách: vui tươi, hồn nhiên, yêu đời và buồn khổ, không quan tâm gì đến cuộc sống xung quanh. Mỗi
tính cách này xuất hiện trong một hoàn cảnh nhất định. Khi sống với bố, khi nghe tiếng sáo gọi bạn đầu làng, trong lòng Mị phơi phới,
những lúc đó, Mị cảm thấy trẻ trung hẳn lên. Nhưng phần lớn thời gian còn lại, cuộc sống của mị buồn khổ, tối tăm. Vì thế, tác giả giới
thiệu chân dung nhân vật ở đầu tác phẩm cũng là để hướng đến thể hiện tính cách của Mị trong hoàn cảnh sống ngục tù ở nhà thống lí Pá
Tra. Phần kể về cuộc đời Mị lúc chưa làm con dâu gạt nợ có tính chất điểm qua để lí giải cái nguyên nhân Mị trở thành con dâu nhà
thống lí Pá Tra. Phần còn lại của tác phẩm là để kể về cuộc sống của Mị ở trong nhà thống lí. Không gian cuộc sống của nhân vật Mị,
ngoài những lúc đi làm trên nương trên rẫy thì chủ yếu là ở trong nhà thống lí. Cuộc sống của Mị giống như ngục tù, cái buồng Mị nằm
thì giống như cái xà lim: Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy
trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Công việc của Mị lặp đi lặp lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt
đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành

sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suối đời như thế. Sống trong ngôi nhà này, Mị cũng bị đối xử chẳng khác gì con vật, chồng Mị muốn trói
hay muốn đánh gì thì trói, thì đánh, Mị phải cúi đầu chấp nhận. Như vậy, cuộc sống của Mị, số kiếp của con dâu gạt nợ chính là cuộc
sống của kẻ nô lệ, hình thức bóc lột sức lao động của bọn lang ti thổ đạo. Câu chuyện đau buồn của cô con dâu gạt nợ này đã nói lên thân
phận đau khổ của người nông dân nghèo, của người phụ nữ nghèo miền núi.
Nhân vật A Phủ xuất hiện lúc Mị đang bị A Sử trói đứng ở trong buồng. Khi người chị dâu vừa mở trói để Mị đi hái thuốc đắp cho chồng
thì mới biết được sự việc A Sử bị đánh, người đánh là A Phủ. A Phủ bị trói khiêng về ném xuống nhà thống lí như khiêng con lơn. A Phủ
bị đánh đập tàn bạo trong vụ xử kiện lạ lùng. Kết quả vụ xử kiện đó, A Phủ nợ thống lí Pá Tra 100 đồng bạc trắng và phải vay nợ trước
sự chứng kiến của con ma nhà thống lí, để rồi trở thành đứa ở trừ nợ như lời thống lí: Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền
già thì tai bắt mày làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Lai lịch A Phủ được kể lại sau đó. Một con người khỏe mạnh, tự do như A Phủ
rồi cũng không thể sống được tự do mà đã biến thành đứa ở trừ nợ của nhà thống lí Pá Tra. A Phủ phãi làm lụng vất vả:đốt rừng, cày
nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình. Khi bị hổ bắt mất bò thì A Phủ phải chịu
trói cho đến khi nào A Sử bắt được con hổ về.
Cả Mị và A Phủ đều là nạn nhân của chế độ thống trị ở miền núi. Mị và A Phủ đều là kẻ nô lệ, dù mỗi người đến nhà thống lí bằng con
đường khác nhau, có hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng khi đến đây họ đều phải làm con trâu con ngựa nhà thống lí, họ đều bị đối xử
như những con vật, họ được trình ma nhà thống lí và trở thành ma nhà nó, đợi ngày rũ xương ở đây. Chế độ phong kiến đã lợi dụng
chính quyền, tục quyền, thần quyền, phu quyền để biến những con người tài hoa, khỏe mạnh, phóng khoáng trở thành những kẻ nô lệ,
mang kiếp sống ngục tù và bị đối xử như những con vật. Qua thân phận của hai nhân vật này, tác phẩm đã tố cáo sự tàn bạo của chế độ
phong kiến miền núi đối với cuộc sống, số phận người dân miền núi trước cách mạng.
Nội dung tư tưởng truyện không chỉ có thế, mà thông qua cuộc đời và số phận đau thương của nhân vật, nhà văn thể hiện sự phát hiện
sức sống tiềm tàng của người dân miền núi Tây Bắc, yếu tố quan trọng của con đường giải phóng số phận con người và đất nước.


Mị là cô gái có nhan sắc và tâm hồn, yêu đời, chăm chỉ, khao khát hạnh phúc và hiếu thảo. Đó là những phẩm chất vốn có của một con
người đáng được hưởng hạnh phúc. Đồng thời những yếu tố phẩm chất, tâm hồn của nhân vật Mị là cơ sở của sự tiềm tàng sức sống,
giúp nhân vật vượt qua những ràng buộc của các thế lực như chính quyền, phu quyền, thần quyền trong xã hội phong kiến miền núi.
Trước khi bị bán cho nhà thống lí Pá tra, Mị đã nói với bố trước lời đề nghị xóa nợ của thống lí Pá Tra: Con nay đã biết cuốc nương làm
ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu. Mặc dù Mị chưa bước chân đến cửa nhà giàu nhưng đã
biết cuộc sống làm dâu nhà giàu nó tủi nhục biết nhường nào. Lời van xin tội nghiệp của một cô gái đâu có tác dụng gì. Người cha
thương con nhưng biết làm sao được. Thống lí Pá Tra vẫn cho người đi bắt Mị về cúng ma nhà nó. Người ta đánh lừa cô gái tội nghiệp
mới lớn đó và lợi dụng tục bắt dâu để bắt đi. Thương bố, tủi nhục trong thân phận con dâu gạt nợ, Mị trốn về lạy chào bố để đi về bên

kia thế giới. Nhưng Mị chết không được. Mị chết thì ai làm nương ngô giã nợ người ta. Lần phản kháng này đã không thành, Mị trở
thành công cụ lao động nhà thống lí. Bó Mị chết rồi nhưng Mị không nghĩ đến việc bỏ trốn hay tự tử. Mị trở thành một con người vô hồn
vô cảm, suốt ngày chỉ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ách áp bức của chế độ phong kiến miền núi có thể làm cho con người bị tê
liệt sự sống để biến thành thứ công cụ biết nói của nó. Nhưng Mị suốt ngày cũng không nói năng gì, mà chỉ lúc nào cũng cúi mặt, mặt
buồn rười rượi. Mị tưởng mình đã trở thành con trâu, con ngựa rồi, không còn ý niệm về thời gian, không hy vọng, không mong đợi.
Có lẽ cuộc đời của Mị sẽ như thế cho đến ngày rũ xương. Tấm lòng thương yêu của nhà văn đối với những người dân lao động Tây Bắc
không cho phép nhà văn kết thúc như vậy. Tô Hoài đã dựng nên một không gian bên ngoài như là sự đối lập với không gian nhầy nhụa
những tội lỗi của ngôi nhà thống lí.
Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều
canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta đã thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái xong, không kể ngày tháng nào. Hồng Ngài năm ấy ăn
Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gainh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Trong các làng Mèo đỏ, nhưng chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm
đó như những con bướm sặc sỡ…
Không gian vui nhộn và tươi đẹp, cùng với những tiếng hát gọi bạn, tiếng sáo đã len lỏi vào ngôi nhà thống lí, đến với cô gái tội nghiệp
đang ngồi ở nhà. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Những â thanh đó chưa thể dựng Mị dậy để đi ra ngoài, tham gia vào cuộc
chơi. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uốn ực từng bát. Lúc đó, cô Mị ngày nào đã trở về trong tâm hồn tưởng chừng như khô cứng này. Những kí
ức đẹp đẽ hiện về làm cho Mị sống ngây ngất trong trạng thái say rượu. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Khát vọng hạnh
phúc tưởng chừng đã tan biến trong tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, bây giờ lại được cháy lên, thật nồng nàn và xót xa, trong đêm tình
mùa xuân đầy ắp tiếng sáo, tiếng hát, là những âm thanh của tuổi trẻ và tình yêu. Giữa lúc A Sử đi đâu về đang sửa soạn thhay áo để đi
chơi, thì Mị cũng chuẩn bị đi chơi. Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho
sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía
trong vách. Câu văn ngắn, miêu tả từng hành động của nhân vật tưởng chừng rất tự nhiên và đơn giản đó lại là một sự vận động ghê gớm
trong tâm hồn Mị để đi đến quyết định: bất chấp tất cả, phải đi chơi. Nhưng A Sử, người chồng không có lòng với nhau vẫn ở với
nhau này đã trói Mị. Miêu tả hành động trói vợ của A Sử cũng bằng số câu miêu tả hành động chuẩn bị đi chơi của Mị. A Sử cũng không
hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị
xõa xuống, A Sử quấn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa.
Nếu khi bị trói, Mị đau khổ khóc lóc thì không còn chuyện gì để nói nữa. Ở đây, để khẳng định sức sống tiềm tàng của nhân vật, Tô Hoài
tiếp tục để cho nhân vật sống trong không khí tình xuân ấy. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi
rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Nhà văn đã nhập vào trong những tiềm
thức chập chờn để miêu tả những khát vọng sống, hạnh phúc tiềm ẩn trong đáy sâu tâm hồn của con người tưởng chừng như không còn
khái niệm sống. Nhà văn vừa để cho nhân vật sống lại những hồi ức đẹp đẽ vừa để nhân vật cảm thức về thân phận của mình. Sau một

đêm bị trói nhưng được sống bằng cuộc sống của con người được hồi phục bởi vết thương tâm hồn thì bây giờ Mị đã tỉnh dậy vào
một buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng, cái nhà mà ở đó nhười ta quen trói, quen đánh, quen chửi và đã từng có người trói vợ


trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Nhớ đến chuyện này, Mị sợ quá, có nghĩa là Mị cũng sợ chết, Mị cũng
muốn sống, trong Mị vẫn còn khát vọng sống.
Cứ mỗi lần sức sống trong con người Mị trỗi dậy, Mị lại bị đẩy xuống sâu hơn nữa trong đau thương. Lần đầu Mị muốn chết nhưng rồi
không chết được và bị đày đọa cho đến mất hết ý niệm sống. Khi được tiếng sáo của đêm tình mùa xuân đánh thức, Mị muốn đi chơi thì
bị A Sử trói một cách thê thảm. Mị dường như sống một cuộc sống bản năng: đêm đêm Mị ngồi sưởi lửa, mặc dù có lần A Sử đi chơi về
thấy Mị ngồi đấy, đánh Mị ngã ngay xuống bếp nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Ngồi bên bếp lửa ấm nhưng lòng Mị vẫn
băng giá. Mị thấy A Phủ bị trói nhiều đêm liền giữa cái lạnh của miền núi Tây Bắc nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Chỉ khi
thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại trên khuôn mặt của người Mị tưởng đã chết rồi thì Mị mới bừng
tỉnh: Trời ơi! Nó bắt trói đứng người ta đến chết. Dòng nước mắt của A Phủ, con người khỏe mạnh của núi rừng đang tuyệt vọng, đã
đánh thức những cảm thức về nỗi đau và cái chết trong con người Mị. Một cuộc đấu tranh bên trong Mị giữa sống và chết trong một thời
gian không biết bao lâu, nhưng lúc ấy Đám than đã vạc hẳn lửa,… Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, và Mị đã đi đến hành động cắt dây trói
cho A Phủ. Khi dây trói đã cắt đứt tác giả đã để Mị đứng lặng trong bóng tối, rồi sau đó mới để cho Mị vụt chạy ra, băng đi, chạy theo A
Phủ. Mị đứng lại để bứt sợi dây đang trói mình, thứ dây trói vô hình bền chắc ghê gớm, n1o trói người dân Tây Bắc nghìn đời nay, nó
trói người ta cho đến chết, đó là dây trói thần quyền mà Mị thừa biết ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn
biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi. Chính sức sống tiềm tàng trong con người Mị, khi có những tác nhân bên ngoài, nhất là khi bắt được
tín hiệu giai cấp (giọt nước mắt của A Phủ) thì nó sẽ trỗi dậy, phá tung dây trói đó để giải phóng số phận mình. Đó là ý tưởng mà nhà
văn muốn chia sẻ với người đọc.
A Phủ, một người mà nhiều cô gái mơ ước “Được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu” thì bị trói như
trói lợn, khiêng về nhà thống lí để xử kiện vì tội đánh con quan. Miêu tả cảnh xử kiện kì lạ này, nhà văn đã am hiểu một tập quán lạ của
một xứ sở có nhiều cây thuốc phiện là khấn trình ma. Đến khi không phải quỳ, không phải bị đánh nữa, A Phủ được đứng lên, nhưng
không phải bị đánh và nộp phạt là xong mà là để tự tay cầm dao, chân đau bước tập tễnh đi làm thịt lợn hầu chính những kẻ đã đánh
mình, hầu những kẻ đã làm cho mình trở thành nô lệ trong nhà thống lí. Nhân vật này cũng được Tô Hoài xây dựng để thể hiện tiềm tàng
sức sống. Khi còn nhỏ, A Phủ đã bỏ trốn lên vùng cao. Trước sự ngạo ngược của kẻ ý thế con quan làm tàng, A Phủ hành động quyết
liệt: ném con quay rất to vào mặt A Sử, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp (A Phủ đánh bằng cả scứ mạnh của
lòng căm ghét của mình và của chính tác giả nữa). Trong cuộc xử kiện, bị đánh, bị chửi nhưng A Phủ vẫn gan góc không hề kêu rên, im
như cái tượng đá. Khi hổ ăn mất bò, A Phủ đòi đi bắt cho được con hổ (chúa sơn lâm của núi rừng). Khi bị trói, trong đêm, A Phủ đã day

đứt hai vòng dây trói. Khi được cắt dây trói, A Phủ ngã quỵ xuống, nhưng rồi vùng dậy chạy đi. Tiềm tàng sức sống ở A Phủ là tiềm tàng
sức sống thể chất, và sức sống này khi được kết hợp với tiềm tàng sức sống tâm hồn (ở nhân vật Mị) thì nó mới có khả năng vượt thoát
số phận.
Trong tác phẩm có nhiều chi tiết ýnghĩa, nhưng chi tiết mang ý nghĩa chủ đề nhất là chi tiết sơi dây trói. Tác giả nhắc lại nhiều lần sợi
dây trói. Sợi dây trói từ bàn tay của kẻ thống trị trói những người dân vô tội một cách không thương xót, trói cho đến chêt. Nhưng điều
đáng lưu ý ở đây là không phải sợi dây trói bình thường, mà là những sợi dây trói chính ở nạn nhân của nó tạo nên. A Sử dùng thắt lưng
(sợi dây phu quyền) chỉ trói được hai tay Mị, nhưng thúng dây đay mà ngày ngày Mị phải tước, phải xe sợi và cả mái tóc dài nữa mới
trói Mị không thể cử động được. A Phủ bị trói khi tự tay mình chôn cọc và được trói bằng những sợi dây mây rắn chắc do A Phủ lấy ở
trong rừng về. A Phủ đã day đứt hai vòng dây trói nhưng không thoát được cái thòng lọng mà thống lí Pá Tra quàng thêm vào cổ. Như
vậy, trong những dây trói để trói buộc người dân miền núi Tây Bắc, có cả sợi dây của chính họ, sợi dây của sự lạc hậu, mê tín dị đoan,
của những hủ tục mà tự họ đặt ra và cố giữ lấy. Người dân Tây Bắc muốn tự giải phóng mình và đến với cách mạng htì trước hết phải tự
mình cắt những dây trói đó, giúp nhau cắt bỏ dây trói đó.
Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn đặc sắc, thể hiện tài năng và sự hiểu biết về con người và cuộc sống người dân Tây Bắc của Tô Hoài


Việc xây dựng nhân vật, Tô Hoài đã thể hiện được những tính cách khác nhau của hai nhân vật có số phận và hoàn cảnh giống nhau. Để
làm được điều này, mỗi nhân vật phải có cách xây dựng riêng. Nhân vật Mị thì chủ yếu miêu tả về tâm lí, còn hình dạng bên ngoài chỉ
phác họa những nét lặp đi lặp lại: không nói, cúi mặt, mặt buồn rười rượi, và hành động cũng được lặp lại (các công việc quanh năm suốt
tháng trong nhà thống lí). Nhân vật A Phủ thì ngược lại, chủ yếu là được miêu tả ngoại hình, cùng với những hành động dứt khoát, mạnh
mẽ.
Ngòi bút tả cảnh thiên nhiên, tả phong tục sinh hoạt của tác giả cũng hết sức đặc sắc. Bằng những nét chấm phá, cảnh sắc thiên nhiên
Tây Bắc hiện lên giàu màu sắc và đường nét (những chiếc váy hoa đem phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ,…). Đặc biệt là tả
cảnh phong tục sinh hoạt, từ miêu tả cảnh ngày Tết, cho đến cảnh xử kiện đều hiện lên chân thật và sinh động.
Nghệ thuật kể chuyện cũng rất độc đáo. Cách giới thiệu gây sự chú ý ban đầu để đi vào câu chuyên một cách tự nhiên, nêu sự việc trước
rồi kể lai lịch sau, việc dẫn dắt các tình tiết khéo léo làm cho mạch truyện liên tục mà không rối, không đứt quãng.
Ngôn ngữ của Tô Hoài cũng rất chọn lọc và sáng tạo. Lối văn giàu tạo hình, có chỗ thoáng qua, nhưng có chỗ như quay cận cảnh làm
cho sự việc diễn ra thật sinh động. Tô Hoài còn am hiểu cả lời ăn tiếng nói của người dân miền núi Tây Bắc, nhất là ở những đoạn đối
thoại đã làm cho câu chuyện được kể lại hết sức chân thật.
Cuối cùng phải kể đến giọng điệu trần thuật của tác phẩm (như đã nói từ đầu). Trong tác phẩm, Tô Hoài sử dụng lối kể chuyện với nhịp
kể chậm, giọng trầm lắng để thể hiện sự cảm thông, yêu mến nhân vật của mình. Đặc biệt, nhà văn đã nhập vào dòng tâm tư nhân vật, sử

dụng câu văn nửa trực tiếp để thâm nhập vào dòng ý nghĩ, tiếng nói bên trong, để vừa bộc lộ nội tâm nhân vật, vừa tạo được sự đồng
cảm của mình đối với nhân vật.

Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
Truyện ngắn Rừng xà nu tái hiện lại không khí một thời kì lịch sử của phong trào cách mạng giải phóng ở miền Nam: những năm đen tối
cho đến lúc đồng khởi (khoảng 1955-1959), qua các đoạn đường cuộc đời Tnú và làng Xô Man. Xung đột chính của truyện là giữa nhân
dân, cách mạng với kẻ thù là Mĩ – ngụy dồn nén đẩy tới cao trào ở cuối truyện
Cốt truyện của Rừng xà nu có hai câu chuyện đan cài vào nhau: chuyện về cuộc đời Tnú và chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô
Man. Chuyện về cuộc đời Tnú đóng vai trò chính yếu và là cốt lõi của câu chuyện cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man. Cách tổ chức tác
phẩm theo hai giọng điệu trần thuật khác nhau: miêu tả cánh rừng xà nu và Tnú về thăm làng là lời trần thuật của tác giả. Kể về cuộc đời
Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man là lời nhân vật cụ Mết, một già làng, người chứng kiến và tham gia vào câu chuyện, kể cho
dân làng nghe. Câu chuyện của một đời, một làng lại được kể trong một đêm, trong ngôi nhà rông, bên bếp lửa đã gợi lên không khí sử
thi giống như hình thức diễn xướng của loại hình sáng tác dân gian của một số dân tộc ở Tây Nguyên, thường được gọi làkhan, tức là kể
chuyện sử thi các anh hùng (tiêu biểu cho các sử thi dân gian này là Đam Săn, Xinh Nhã,…). Nhưng câu chuyện cụ Mết kể không phải là
những câu chuyện huyền thoại mà là câu chuyện của thời hiện đại, cụ thể là đã xảy ra chỉ cách thời gian kể mấy năm. Vì thế, giọng điệu
kể chuyện ở đây có sự trang nghiêm của sử thi và trang trọng của lịch sử như muốn truyền lại cho con cháu lịch sử của cộng đồng. Câu
chuyện về cuộc đời của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man được kể theo lối hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết và hồi ức của Tnú.
Vì thế, những tình tiết câu chuyện được kể lại theo quan điểm nhân vật.


Để tạo ra không gian cho tác phẩm và không gian cnày mang ý nghĩa cho đại ngàn Tây Nguyên, truyền thống và phẩm chất của các dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tác giả đã mở đầu bằng dựng cảnh rừng xà nu ở thời điểm hiện tại (đang chịu sự hủy diệt của kẻ thù). Cây xà
nu là biểu tượng nổi bật và xuyên suốt tác phẩm, tham gia vào kết cấu của tác phẩm (mở đầu là cánh rừng xà nu tit 1 tắp đến tận chân
trời và kết thúc cũng như vậy). Nhưng đặc tính của cây xà nu như: mọc thẳng, đứng thành rừng, cành lá xum xuê, ham ánh sáng, có sức
sống mãnh liệt, nhựa thơm ngào ngạt,… là những yếu tố được tác giả khai thác trong việc xây dựng hình tượng mang tính biểu tượng
cho sức sống, phẩm chất, tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mà cụ thể là những
nhân vật trong tác phẩm. Sự miêu tả cây xà nu luôn được đặt trong sự ứng chiếu với con người, để gợi ra những biểu tượng về đời sống,
số phận và phẩm cách của con người. Đồng thời, nhiều chỗ miêu tả về con người cũng luôn dùng cách so sánh với cây xà nu. Thủ pháp
ấy trong miêu tả tạo nên sự hòa nhập, tương ứng giữa con người với thiên nhiên, mang chất thơ hào hùng, tráng lệ.
Cây xà nu không thể thiếu trong cuộc sống của dân làng Xô Man, đồng thời nó còn là “chứng nhân lịch sử” và tham gia vào các sự kiện

lịch sử trọng đại của dân làng. Đọc tác phẩm, ta có thể thấy sự hiện diện của cây xà nu trong cuộc sống cùa dân làng Xô Man từ nghìn
đời nay: ngọn lửa xà nu trong mỗi bếp, trong đống lửa ở nhà ưng (người Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, Xê-đăng gọi là nhà rông), nơi tập hợp dân
làng trong sinh hoạt văn hóa và khi có những sự việc quan trọng, ngọn đuốc xà nu soi đường cho Mai và Tnú tiếp tế cho anh Quyết ở
trong rừng, khói xà nu làm đen bảng để Mai và Tnú học chữ của anh Quyết dạy cho. Xà nu cũng tham gia vào những sự việc quan trọng
của dân làng Xô Man: ngọn lửa trong tay cụ Mết và tất cả dân làng vào rừng lấy giáo, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ chuẩn bị cho cuộc nổi dậy,
và đêm đêm, làng Xô Man thức dưới ánh đuốc xà nu để mài vũ khí; giặc đốt hai bàn tay Tnú cũng bằng giẻ tẩm ngựa xà nu, ngọn lửa các
bó đuốc từ nhựa xà nu soi sáng rực rỡ cái đêm cả làng nổi dậy, soi rõ xác mười tên giặc chết ngổn ngang quanh đống lửa lớn giữa sân
làng.,…
Chi phối bởi tính biểu tượng của cây xà nu, nhân vật trong tác phẩm biểu hiện sự nối tiếp các thế hệ: cụ Mết, cây xà nu cổ thụ; Tnú, Mai,
Dít là thế hệ cây xà nu trưởng thành, con của ami, bé Heng là cây xà nu mới lớn; anh Quyết là đại diện cho cán bộ Đảng “gieo mầm”
cách mạng trong lòng đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Kẻ thù của nhân dân, sự hủy diệt rừng xà nu là bọn giặc mà đại diện là thằng Dục.
Tính sử thi của tác phẩm, ngoài giọng điệu, còn thể hiện ở hình thức xây dựng nhân vật. Câu chuyện về cuộc đời Tnú và con đường Tnú
chọn mang ý nghĩa tiêu biểu cho người anh hùng, đại diện cho số phận và con đường đi lên của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại
đấu tranh cách mạng. Xây dựng nhân vật Tnú, tác giả tập trung biểu hiện những nét tính cách của con người Tây Nguyên: gan góc, táo
bạo, dũng cảm và trung thực (có những chỗ tác giả miêu tả rất thực nhưng lại rất ý nghĩa: khi bị bắt, Tnú nuốt ngay lá thư vào bụng, bọn
địch hỏi cộng sản ở đâu, Tnú đặt tay vào bụng và nói “Cộng sản đây”). Số phận của Tnú cũng tiêu biểu cho số phận đồng bào Tây
Nguyên. Tnú vẫn có những ngày hạnh phúc, được ở bên Mai từ khi còn nhỏ và thành vợ chồng, có một đứa con. Tác giả tập trung miêu
tả về số phận đau thương của nhân vật dẫn đến cao trào của tác phẩm. Chính mắt Tnú chứng kiến kẻ thù tra tấn dã man vợ con mình.
Chính Tnú đã hành động theo trái tim hòng cứu vợ con nhưng không những không cứu được vợ con mà bản thân anh bị giặc bắt và tra
tấn khủng khiếp: đốt mười đầu ngón tay, nơi nhạy cảm nhất của thần kinh. Hình ảnh bàn tay Tnú là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác
phẩm. Khi trở về thăm làng, cụ Mết hỏi: “Mười ngón tay mày đã mọc ra rồi chưa Tnú”, và câu chuyện được kể lại cũng bắt đầu từ đây.
Mười ngón tay còn lành là bàn tay trung thực và tĩnh nghĩa (bàn tay cầm phấn viết chữ của anh Quyết dạy cho, bàn tay cầm đá đập vào
đầu khi học chữ hay quên, bàn tay đặt vào bụng để trả lời bọn giặc “Cộng sản đây”, bàn tay được Mai cầm lên thật cảm động khi Tnú
vượt ngục trở về,..) Bàn tay Tnú cũng tượng trưng cho sự bất khuất, kiên cường (khi bị đốt, Tnú không kêu la, không khai với kẻ thù).
Bàn tay cháy cụt ngón như là chứng tích về tội ác của kẻ thù, đồng thời là lòng căm hận mà Tnú mang theo suốt đời. Dù mỗi ngón mất
một đốt, nhưng bàn tay đó vẫn cầm súng lên đường đi tìm những thằng Dục để trả thù. Bàn tay không lành lặn đó đã bóp chết tên chỉ huy
đồn địch ngay trong hầm ngầm của nó.
Cuộc đời Tnú là khúc ca bi tráng về những con người bất khuất trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Dù đau thương, mất mát,
nhưng Tnú vẫn đứng lên, vẫn trở thành anh chiến sĩ giải phóng quân, hình ảnh con người Việt Nam đẹp nhất trong thời kì chống Mĩ, vẫn
nặng tình nặng nghĩa với bản làng, vẫn giữ được nguyên tắc của tính kỉ luật trong quân đội, vẫn anh dũng hiên ngang trên chiến trường.



Đồng bào Tây Nguyên nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung, đã có biết bao con người như Tnú trong cuộc đấu tranh giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước.
Trong các nhân vật chính diên, nhân vật cụ Mết có vai trò quan trọng, không chỉ trong việc tổ chức tác phẩm mà còn tham gia thể hiện
chủ để của tác phẩm. Cụ Mết là già làng, tức là người có trách nhiệm với dân làng về các công việc chung, tổ chức các hoạt động cộng
đồng như tế lễ, lễ hội, người giữ trụ cột tinh thần của một làng, một bản. Trong tác phẩm, cụ Mết được xây dựng là người đại diện và lưu
giữ truyền thống của cộng đồng để truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. Cụ còn là cầu nối giữa cách mạng với dân làng, là người phát ngôn
cho những chân lí về con đường giải phóng của nhân dân. Trong câu chuyện cụ kể về Tnú, cụ có nhắc nhở: “nhớ lấy, ghi lấy. Sau này
tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…” Câu nói của cụ có nghĩa là: kẻ thù
dùng vũ lực để đàn áp nhân dân, đàn áp cách mạng thì nhân dân phải đứng lên đấu tranh vũ trang chống lại chúng. (liên hệ ở thời điểm
lịch sử này: sau khi hiệp định Genève kí kết (1954), theo hiệp định, sau hai năm phải tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, nhưng bọn
Mĩ -Diệm đã phá hoại hiệp định hòng chia cắt đất nước ta lâu dài. Nhân dân miền Nam đấu tranh chính trị để đòi hiệp thương thống nhất
đất nước đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp. Diệm còn ra luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam tàn sát cán bộ cách mạng và
nhân dân. Trước tình hình đó, phong trào Đồng khởi nổ ra, và bắt đầu cho cuộc đấu tranh vũ trang khắp chiến trường miền Nam)

Vợ nhặt (Kim Lân)
Vợ nhặt được thai ngén ngay sau nạn đói năm 1945 nhưng ra đời sau đó mười năm. Nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu đó đã ám ảnh nhà
văn, thôi thúc nhà văn viết về nó. Tuy nhiên, “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người
năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn
cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở
tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người” (Kim Lân).
Truyện kể về nhân vật Tràng, nhà nghèo, dân ngụ cư, không lấy được vợ. Một lần theo xe chở thóc lên tỉnh, một người phụ nữ đã theo
anh về nhà và họ trở thành vợ chồng. Tràng đã “nhặt” được vợ trong hoàn cảnh đói khát và ra mắt người mẹ già trong lời ra tiếng vào
của làng xóm và sự trêu đùa của lũ trẻ vì thêm người giữa hoàn cảnh người chết đói khắp nơi là điều không thể tưởng tượng nổi trong
mắt mọi người. Cảnh đêm “tân hôn” của hai người còn văng vẳng bên tai những “tiếng khóc hờ” của nhà có người chết đói. Những bữa
ăn đầu tiên sau “ngày cưới” đơn giản chỉ có cháo cám loãng với rau chuối thái, nhưng họ vẫn nói đến chuyện cách mạng, chuyện ngày
mai mà bên ngoài đường vẫn vang lên tiếng trống thúc thuế.
Vợ nhặt có cốt truyện khá đơn giản, nhưng hấp dẫn. Nhà văn tạo ra được tình huống Tràng “nhặt” được vợ để vừa nói đến nạn đói, vừa
nói đến tình thương giữa con người với con người, vừa nói đến bản chất tốt đẹp của người nông dân, lại vừa nói đến chuyện cách mạng,

chuyện hạnh phúc. Nghĩa là, với tình huống “vợ nhặt”, truyện ngắn đã chứa đựng được nhiều chủ đề khác nhau tương đương với một
tiểu thuyết dài.
Chuyện anh cu Tràng “nhặt” được vợ gọi là tình huống truyện, bởi vì Tràng là người xấu xí, thô kệch, nhà nghèo, gia đình đơn côi, một
mẹ một con, lại là trong nạn đói, nuôi mình còn chẳng nổi lại đèo bòng. Thế nhưng Tràng có vợ thật, không cần phải cưới hỏi mà vợ
theo anh về nhà. Chuyện lạ này vô lí thật! Giải quyết cái vô lí thành hợp lí chính là giải quyết tình huống của Kim Lân. Tràng là người
xấu xí nhưng rất tốt bụng, dễ mến. Nếu Tràng không là người dễ mến thì làm sao trẻ con trong xóm cứ chờ Tràng mỗi chiều đi làm về là
ùa cả ra, vây lấy hắn, reo cười váng lên? Nếu Tràng không phải là người vui tính thì đâu biết đùa bằng một câu hò theo lối tỏ tình đó để
sau này gặp lại người mà hắn tỏ tình? Nếu không phải năm đói thì ai mà theo Tràng về làm gì? Nếu Tràng không phải là người tốt bụng
thì làm sao Tràng cho một người không phải bà con thân thích ăn đến bốn bát bánh đúc giữa thời buổi đói khát này? Nếu người đàn bà


kia là loại người “ăn xong quẹt mỏ như gà” thật thì đâu có theo Tràng về nhà làm vợ? Nếu Tràng không có một bà mẹ tốt bụng như bà cụ
Tứ thì liệu người đàn bà kia có ở được trong nhà không? Tất cả những điều đó được tác giả kể lại một cách hết sức tự nhiên. Lúc đầu là
cái chân dung thô kệch, xấu xí của anh cu Tràng. Sau đó, giữa khung cảnh nạn đói người chết như ngả rạ thì anh cu Tràng lại dắt vợ về
trước mắt thiên hạ. Sau đó lại kể về chuyện Tràng nhặt được vợ như thế nào, và cuối cùng là khung cảnh cuộc sống ba mẹ con Tràng.
Câu chuyện với nhiều tình tiết cứ tiếp nối nhau trong một giọng kể trầm lắng, có lúc cất lên một chút bằng tiếng cười đùa hay vài lời hài
hước rồi lại hạ xuống đều đều như đưa người đọc trở lại những ngày tháng đau thương, nhưng không phải xót xa, đau đớn mà để hi
vọng, để hướng tới tương lai.
Vợ nhặt là bức kí họa về chân dung con người. Trong Truyện có cả người sống lẫn người chết. Hình ảnh người đói và chết đói được
nhiều nhà nhiếp ảnh thời bấy giờ chụp và lưu giữ lại, trong đó có nhiều bức ảnh nổi tiếng của cụ Võ Anh Ninh. Trong văn chương cũng
có nhiều nhà văn, nhà thơ viết về con người trong nạn đói như Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu. Trong Vợ nhặt của Kim Lân, không chỉ có
hình ảnh người đói, người chết đói mà con người đang sống, đang khao khát và đang đi tìm hạnh phúc ngay cả trong nạn đói. Xuất hiện
đầu tiên trong tác phẩm là chân dung nhân vật Tràng. Đó là một con người ngật ngưỡng cùng với con đường khẳng khiu. Chất liệu “kí
họa” bằng từ ngữ của Kim Lân thật độc đáo, đem đối lập giữa vẻ “to lớn” của con người với sự “mảnh mai, yếu ớt” của con đường để
gợi ra sự “quá khổ” của con người so với con đường, hay sự quá nhỏ bé của con đường so với con người(?). Trên con người đó, một
khuôn mặt xấu xí luôn luôn cử động: khi thì tủm tỉm cười, khi thì gà gà đắm vào bóng chiều, khi thìquai hàm bạnh ra, khi thì nhấp
nhỉnh, khi thì lảm nhảm. Nói chung, khuôn mặt ấy chẳng “phẳng lặng” chút nào mà bên trong như đang có sự hối thúc ghê gớm làm cho
khuôn mặt đã xấu lại thêm xấu. Chân dung Tràng có cái gì đó khác lạ với những con người bình thường: hai con mắt thì nhỏ tí, quai
hàm thì bạnh ra, bộ mặt thì thô kệch, thân hình thì “vập vạp”, cái lưng to rộng như lưng gấu,cái đầu trọc nhẵn, cái áo nâu tàng thì vắt ở
bên vai. Tiếp đó nhà văn phác thảo những chân dung làm khung cảnh chung cho nạn đói: những đứa trẻ thì ngồi ủ rũ ở xó đường, những

người đói thì dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, tư thế những con người đó thì nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Giữa cái khung
cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, Tràng xuất hiện nhưng không phải một mình, mà là thêm một mình nữa. Người đàn bà đi bên Tràng như
được phác họa để tương xứng với Tràng, nghĩa là cũng không xinh đẹp gì (thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, khuôn mặt
lưỡi cày xám xịt) và mọi người không biết thị là ai, cũng không phải là bà con thân thích với Tràng. Mọi người ngơ ngác, chính Tràng
cũng không biết thị là ai, tên gì, quê quán ở đâu,… huống gì là những người dân ngụ cư. Cũng như Tràng, thị là con người khác lạ. Chân
dung đôi nam nữ dắt nhau về nhà trên con đường (có lẽ không còn khẳng khiu nữa) được nhà văn khắc họa hết sức độc đáo. Một người
cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, để cái nón rách che đi khuôn mặt của mình trước sự nhòm ngó của mọi người, điệu bộ có vẻ khó
chịu, ngượng nghịu, chân nọ bước díu vào chân kia. Còn người kia thì cái mặt cứ vênh vênh lên tự đắc. Hai con người đó chỉ đối đáp với
nhau bằng những câu cụt ngủn, không nhằm vào câu chuyện nào. Chân dung thứ ba được tác giả mô tả tỉ mỉ hơn là chân dung người mẹ
Tràng, bà cụ Tứ. Đó là hình ảnh người mẹ đứng trước cửa nhìn vào nhà đầy ngạc nhiên khi có một người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà
mình. Sau đó bà lão cúi đầu nín lặng cùng với bao nỗi niềm vui, buồn, xót xa, thương nhớ diễn ra bên trong bà. Khi hiểu ra mọi nhẽ, bà
cụ có vẻ chậm chạp kia bây giờ hoạt bát hẳn lên, nói năng cũng nhiều hơn. Bà xăn xắn thu dọn, quét tước nhà cửa, lật đật chạy xuống
bếp, lễ mễ bưng lên một cái nồi khói bốc lên nghi ngút,… Cuối cùng là hình ảnh những con người nhộn nhịp quét dọn nhà cửa, vui vẻ nói
chuyện. Đặc biệt, Kim Lân đã rất khéo léo khắc họa chân dung hạnh phúc. Trong khung cảnh nạn đói tối tăm đó thì ngôi nhà Tràng được
thắp lên bởi ngọn đèn dầu mà Tràng “phung phí” mất hai hào. Cái đêm tân hôn mà cả hai cùng sượng sùng cả biết nói gì thì đã có ngọn
đèn làm chứng. Qua ngọn đèn, nhà văn đã “chụp” cho đôi trai gái bức ảnh cưới mà ánh đèn vàng đục ở góc nhà tỏa ra ấm áp và kéo dài
hai cái bóng trên vách.
Qua những hình ảnh được tác giả dựng lên trong tác phẩm, có thể nhận thấy tác giả khắc họa chân dung người đói, người chết đói có vẻ
sơ sài, nhưng khắc họa chân dung người khao khát hạnh phúc, người hạnh phúc, sung sướng thì tập trung hơn. Những bức chân dung đó
lúc đầu còn đơn độc, buồn bã nhưng càng về cuối càng nhiều lên, càng vui nhộn hẳn lên. Trong những hình ảnh đó, hình ảnh những con
người vui vẻ, hạnh phúc đang lấn át đi những hình ảnh ảm đạm, thê thảm của nạn đói. Có thể nói, trong Vợ nhặt không có bức chân dung
nào đẹp cả mà hình như là rất xấu xí, mỗi khuôn mặt có một cái xấu riêng, nhưng bên trong các khuôn mặt xấu xí này đều chứa đựng
những tình cảm sâu sắc và cao thượng, bao dung. Khắc họa chân dung nhân vật, nhà văn không nhằm bôi xấu họ mà trái lại để ca ngợi
những phẩm chất đẹp đẽ bên trong của họ, nhất là khi đặt vào hoàn cảnh éo le này, như là một sự thử thách của thực tiễn, đồng thời để
khẳng định một vấn đề: dù trong hoàn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết nhưng người ta vẫn hi vọng, vẫn hướng về tương lai.
Vợ nhặt là bài ca về hạnh phúc. Nhà văn đã không ngần ngại viết về sự khao khát hạnh phúc và chuyện hạnh phúc của con người trong
đói kém. Nhân vật chính trong truyện là Tràng và câu chuyện được kể là chuyện Tràng có vợ. Tràng có vợ vào ngay giữa nạn đói. Cái
đói bao trùm cả không gian, len lỏi vào trong xóm ngụ cư. Chuyện lấy vợ của Tràng mà cũng làm cho hàng xóm phải bận tâm: Giời đất
này còn rước cái của nợ đời về. Vợ Tràng được thiên hạ gọi là “cái của nợ đời”, nhưng đối với Tràng, cả mẹ Tràng nữa thì đó là “của
quý”; bởi vì người ta có sao mới theo con mình. Trong nạn đói, con người có thể là cái “của nợ” thật, vì thêm một người là thêm miệng

ăn, bớt đi hi vọng sống của người khác. Nhưng cái “của nợ” đó lại là hạnh phúc đối với những người đang khao khát hạnh phúc, là cái lạ
lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát và tăm tối, nó làm cho Tràngquên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả
đói khát đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt, bây giờ chỉ còn hạnh phúc. Tràng lấy vợ không phải ở sự sắp xếp của cha
mẹ, mà tự mình đi đến với tình yêu, và tình yêu đó đã đưa đẩy đến cho Tràng một người vợ. Tình yêu của Tràng cũng có duyên cớ như
bao tình yêu khác, nhưng có chỉ thể hiện theo kiểu “nông dân”. Câu hò tỏ tình của Tràng không phải vu vơ (Muốn ăn cơm tám mấy giò!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh), nó cũng đầy ẩn ý: muốn hạnh phúc, sung sướng cùng anh thì hãy chung sức cùng anh (chứ đừng chê anh
xấu, đừng chê anh nghèo, đừng chê anh làm nghề thấp kém). Sự sáng tạo đó trong lời tỏ tình của Tràng có lẽ đã làm người con gái kia
suy nghĩ và đã hiểu ra; nhưng khi gặp lại người ta thì lại trong một hoàn cảnh trớ trêu đầy sự đói rách. Trong hoàn cảnh đó, người ta phải
nói với nhau những lời yêu: khi thì trách móc (Điêu! Người thế mà điêu), khi thì hoan hỉ (Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố),
khi thì tỏ ra đấng trượng phu (Rích bố cu, hở), khi thì thành thật (làm đếch gì có vợ), khi thì là lời đề nghị lấp lửng (Này nói đùa chứ có
về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về). Cái đói thì khủng khiếp thật, nhưng có lúc nó có thể xe duyên cho một mối tình đấy!


Hạnh phúc đến làm cho con người ta trưởng thành hơn. Tràng đã trở thành một con người khác: ngoan ngoãn nghe lời mẹ, bỗng nhiên
hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Có vợ, Tràng đã quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh mình,
Tràng bỗng vừa chợt nhận ra, xunh quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ. Hạnh phúc có thể thay đổi cả không gian sống của con
người. Đập vào mắt Tràng là cảnh tượng của cuộc sống mà mọi người đều có trách nhiệm làm cho nó tươi đẹp: Ngoài vườn, người mẹ
đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất.Kim Lân rất khéo
léo dựng cảnh về cuộc sống gia đình hạnh phúc. Không khí hạnh phúc đang tràn ngập cả gia đình, làm thay đổi tính cách con người.
Người mẹ thì vui vẻ, tươi cười, đon đả. Người đàn bà “chỏn lỏn, sưng sỉa” hôm qua về nhà Tràng lúc đầu chỉ để nương tựa qua nạn đói
thì hôm nay hiền hậu đúng mực. Không khí đó, khung cảnh đó, cùng với những câu chuyện về tương lai, về lá cờ đỏ đã át đi những tiếng
trống thúc thuế, tiếng khóc hờ, tiếng quạ kêu từng đàn,… của không khí chết chóc nạn đói.
Vợ nhặt là khúc hát tình người đằm thắm. Bà cụ Tứ xuất hiện ở giữa truyện để nâng tư tưởng của tác phẩm lên một nấc thang mới. Bà cụ
là hiện thân của lòng nhân ái, hiện thân của người mẹ mẫu mực và hiện thân của tâm hồn con người Việt Nam. Viết về người mẹ Tràng,
nhà văn thực sự kính trọng, không còn những lời văn hài hước qua câu kể và dựng đối thoại như ở đoạn trước ma là sự miêu tả từ ngoài
vào trong để soi cho được tâm hồn của con người đã từng trải, đã từng chịu đau thương. Trong tác phẩm, không có một lời trách móc của
bà mẹ mà chỉ là những lời cảm thông, khi thì ở trong lòng (người ta có sao mới theo con mình), khi thì bộc lộ ra (thôi thì các con đã phải
duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng). Nhưng cảm động nhất là tác giả diễn tả những buồn tủi trong lòng của một người mẹ luôn
nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với hạnh phúc của con cái: chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm
nổi, nhưng mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Con mình thì […] Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát

này không?. Người đọc cảm phục một người mẹ biết nén những buồn tủi, lo lắng trong lòng để vui vẻ, để mong đem đến hạnh phúc cho
con. Trong câu chuyện sau ngày cưới, bà cụ Tứ là người khơi ra nhưng câu chuyện về tương lai, về hạnh phúc, và chính cụ đã nói nhiều
về điều này. Nói những điều đó không phải là cụ khao khát hạnh phúc, hi vọng ở tương lai cho mình, bởi cụ già rồi, mà người mẹ ấy
đang sống vì con, vì cháu, và tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình trong sự lo lắng, vun vén cho hạnh phúc của con cái. Nhân vật bà cụ Tứ là
hiện thân của tình người cao cả.
Vợ nhặt là một thành công của Kim Lân. Nhà văn tỏ ra rất tài tình trong việc khắc họa chân dung nhân vật, trong việc miêu tả tâm lí và
sử dụng ngôn ngữ để diễn tả tình huống và tâm trạng khó diễn tả nhất. Trong một truyện ngắn chứa đựng nhiều nội dung tư tưởng như
Vợ nhặt thì tài năng trước hết là nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: tình huống “vợ nhặt” có một không hai trong
lịch sử văn học dân tộc.
(HDDVLV12)

26.05.2013michelhieu bà cụ tứ, kim lân, Tràng, vợ nhặtĐể lại bình luận

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Vợ chồng A Phủ là truyện kể về cuộc đời của hai nhân vật Mị và A Phủ. Đầu tiên là kể về quá trình trở thành con dâu gạt nợ và cuộc
sống của Mị trong nhà thống lí Pá Tra. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra
bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn. Năm đó, ở Hồng Ngài, Tết đến, A Sử con
trai thống lí Pá Tra, lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ, khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như
con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái Tết
nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô uống rượu ừng ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử trói đứng Mị bằng một thúng
sợi đay. Tiếp theo là câu chuyện của đứa trừ nợ là A Phủ. A Phủ vốn là con người tự do của núi rừng: mồ côi từ nhỏ, bị bán cho người
Thái dưới cánh đồng, không chịu ở dưới đồng thấp, trốn lên núi lưu lạc ở Hồng Ngài. A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ
một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở trừ nợ cho Pá Tra. Năm đó rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đứng
anh vào một cái cọc bằng một cuộn dây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu
thoát. Hai người trốn đến Phiềng Sa rồi nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu, kết nghĩa làm anh em, được giác ngộ trở thành
chiến sĩ du kích đánh Pháp.
Truyện Vợ chồng A Phủ có cách trần thuật khá độc đáo. Lúc đầu, một giọng kể êm ái để mở ra khung cảnh Tây Bắc với chân dung nhân
vật: Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sơi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu
ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn
rười rượi. Mấy câu kể mở đầu là sự bắt giọng tạo nên cảm hứng để tác giả đi vào mô tả thế giới cuộc sống của con người cùng với

những biến đổi nội tâm nhân vật. Khi đọc, cần chú ý âm hưởng của đoạn mở đầu này để đi vào khám phá thế giới nghệ thuật của tác
phẩm. Hình ảnh cô gái cúi mặt, mặt buồn rười rượi sẽ mở ra nhiều điều lí thú, thu hút sự chú ý của người đọc. Vào sâu trong tác phẩm,
lối trần thuật nửa trực tiếp, nhà văn miêu tả những diễn biến bên trong nhân vật theo kiểu nhân vật tự bộc lộ, nhân vật tự nói ra chứ
không phải tác giả. Phần sau, câu chuyện được kể lại chủ yếu thông qua cách cảm, cách nghĩ của nhân vật , tức là lối kể chuyện theo


quan điểm nhân vật. Như vậy, nhân vật Mị là hệ quy chiếu của quan điểm tác giả. Vì thế, giọng điệu trong tác phẩm, trừ những đoạn tả
cảnh, tả phong tục, còn phần lớn lời văn đều thông qua dòng tâm tư nhân vật. Đọc tác phẩm, cần phải đọc chậm rãi, thể hiện giọng đọc
như chính suy nghĩ của Mị.
Nhân vật Mị có hai đặc điểm về tính cách: vui tươi, hồn nhiên, yêu đời và buồn khổ, không quan tâm gì đến cuộc sống xung quanh. Mỗi
tính cách này xuất hiện trong một hoàn cảnh nhất định. Khi sống với bố, khi nghe tiếng sáo gọi bạn đầu làng, trong lòng Mị phơi phới,
những lúc đó, Mị cảm thấy trẻ trung hẳn lên. Nhưng phần lớn thời gian còn lại, cuộc sống của mị buồn khổ, tối tăm. Vì thế, tác giả giới
thiệu chân dung nhân vật ở đầu tác phẩm cũng là để hướng đến thể hiện tính cách của Mị trong hoàn cảnh sống ngục tù ở nhà thống lí Pá
Tra. Phần kể về cuộc đời Mị lúc chưa làm con dâu gạt nợ có tính chất điểm qua để lí giải cái nguyên nhân Mị trở thành con dâu nhà
thống lí Pá Tra. Phần còn lại của tác phẩm là để kể về cuộc sống của Mị ở trong nhà thống lí. Không gian cuộc sống của nhân vật Mị,
ngoài những lúc đi làm trên nương trên rẫy thì chủ yếu là ở trong nhà thống lí. Cuộc sống của Mị giống như ngục tù, cái buồng Mị nằm
thì giống như cái xà lim: Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy
trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Công việc của Mị lặp đi lặp lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt
đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành
sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suối đời như thế. Sống trong ngôi nhà này, Mị cũng bị đối xử chẳng khác gì con vật, chồng Mị muốn trói
hay muốn đánh gì thì trói, thì đánh, Mị phải cúi đầu chấp nhận. Như vậy, cuộc sống của Mị, số kiếp của con dâu gạt nợ chính là cuộc
sống của kẻ nô lệ, hình thức bóc lột sức lao động của bọn lang ti thổ đạo. Câu chuyện đau buồn của cô con dâu gạt nợ này đã nói lên thân
phận đau khổ của người nông dân nghèo, của người phụ nữ nghèo miền núi.
Nhân vật A Phủ xuất hiện lúc Mị đang bị A Sử trói đứng ở trong buồng. Khi người chị dâu vừa mở trói để Mị đi hái thuốc đắp cho chồng
thì mới biết được sự việc A Sử bị đánh, người đánh là A Phủ. A Phủ bị trói khiêng về ném xuống nhà thống lí như khiêng con lơn. A Phủ
bị đánh đập tàn bạo trong vụ xử kiện lạ lùng. Kết quả vụ xử kiện đó, A Phủ nợ thống lí Pá Tra 100 đồng bạc trắng và phải vay nợ trước
sự chứng kiến của con ma nhà thống lí, để rồi trở thành đứa ở trừ nợ như lời thống lí: Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền
già thì tai bắt mày làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Lai lịch A Phủ được kể lại sau đó. Một con người khỏe mạnh, tự do như A Phủ
rồi cũng không thể sống được tự do mà đã biến thành đứa ở trừ nợ của nhà thống lí Pá Tra. A Phủ phãi làm lụng vất vả:đốt rừng, cày
nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình. Khi bị hổ bắt mất bò thì A Phủ phải chịu

trói cho đến khi nào A Sử bắt được con hổ về.
Cả Mị và A Phủ đều là nạn nhân của chế độ thống trị ở miền núi. Mị và A Phủ đều là kẻ nô lệ, dù mỗi người đến nhà thống lí bằng con
đường khác nhau, có hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng khi đến đây họ đều phải làm con trâu con ngựa nhà thống lí, họ đều bị đối xử
như những con vật, họ được trình ma nhà thống lí và trở thành ma nhà nó, đợi ngày rũ xương ở đây. Chế độ phong kiến đã lợi dụng
chính quyền, tục quyền, thần quyền, phu quyền để biến những con người tài hoa, khỏe mạnh, phóng khoáng trở thành những kẻ nô lệ,
mang kiếp sống ngục tù và bị đối xử như những con vật. Qua thân phận của hai nhân vật này, tác phẩm đã tố cáo sự tàn bạo của chế độ
phong kiến miền núi đối với cuộc sống, số phận người dân miền núi trước cách mạng.
Nội dung tư tưởng truyện không chỉ có thế, mà thông qua cuộc đời và số phận đau thương của nhân vật, nhà văn thể hiện sự phát hiện
sức sống tiềm tàng của người dân miền núi Tây Bắc, yếu tố quan trọng của con đường giải phóng số phận con người và đất nước.
Mị là cô gái có nhan sắc và tâm hồn, yêu đời, chăm chỉ, khao khát hạnh phúc và hiếu thảo. Đó là những phẩm chất vốn có của một con
người đáng được hưởng hạnh phúc. Đồng thời những yếu tố phẩm chất, tâm hồn của nhân vật Mị là cơ sở của sự tiềm tàng sức sống,
giúp nhân vật vượt qua những ràng buộc của các thế lực như chính quyền, phu quyền, thần quyền trong xã hội phong kiến miền núi.
Trước khi bị bán cho nhà thống lí Pá tra, Mị đã nói với bố trước lời đề nghị xóa nợ của thống lí Pá Tra: Con nay đã biết cuốc nương làm
ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu. Mặc dù Mị chưa bước chân đến cửa nhà giàu nhưng đã
biết cuộc sống làm dâu nhà giàu nó tủi nhục biết nhường nào. Lời van xin tội nghiệp của một cô gái đâu có tác dụng gì. Người cha
thương con nhưng biết làm sao được. Thống lí Pá Tra vẫn cho người đi bắt Mị về cúng ma nhà nó. Người ta đánh lừa cô gái tội nghiệp
mới lớn đó và lợi dụng tục bắt dâu để bắt đi. Thương bố, tủi nhục trong thân phận con dâu gạt nợ, Mị trốn về lạy chào bố để đi về bên
kia thế giới. Nhưng Mị chết không được. Mị chết thì ai làm nương ngô giã nợ người ta. Lần phản kháng này đã không thành, Mị trở
thành công cụ lao động nhà thống lí. Bó Mị chết rồi nhưng Mị không nghĩ đến việc bỏ trốn hay tự tử. Mị trở thành một con người vô hồn
vô cảm, suốt ngày chỉ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ách áp bức của chế độ phong kiến miền núi có thể làm cho con người bị tê
liệt sự sống để biến thành thứ công cụ biết nói của nó. Nhưng Mị suốt ngày cũng không nói năng gì, mà chỉ lúc nào cũng cúi mặt, mặt
buồn rười rượi. Mị tưởng mình đã trở thành con trâu, con ngựa rồi, không còn ý niệm về thời gian, không hy vọng, không mong đợi.
Có lẽ cuộc đời của Mị sẽ như thế cho đến ngày rũ xương. Tấm lòng thương yêu của nhà văn đối với những người dân lao động Tây Bắc
không cho phép nhà văn kết thúc như vậy. Tô Hoài đã dựng nên một không gian bên ngoài như là sự đối lập với không gian nhầy nhụa
những tội lỗi của ngôi nhà thống lí.
Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều
canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta đã thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái xong, không kể ngày tháng nào. Hồng Ngài năm ấy ăn
Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gainh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Trong các làng Mèo đỏ, nhưng chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm
đó như những con bướm sặc sỡ…



Không gian vui nhộn và tươi đẹp, cùng với những tiếng hát gọi bạn, tiếng sáo đã len lỏi vào ngôi nhà thống lí, đến với cô gái tội nghiệp
đang ngồi ở nhà. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Những â thanh đó chưa thể dựng Mị dậy để đi ra ngoài, tham gia vào cuộc
chơi. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uốn ực từng bát. Lúc đó, cô Mị ngày nào đã trở về trong tâm hồn tưởng chừng như khô cứng này. Những kí
ức đẹp đẽ hiện về làm cho Mị sống ngây ngất trong trạng thái say rượu. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Khát vọng hạnh
phúc tưởng chừng đã tan biến trong tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, bây giờ lại được cháy lên, thật nồng nàn và xót xa, trong đêm tình
mùa xuân đầy ắp tiếng sáo, tiếng hát, là những âm thanh của tuổi trẻ và tình yêu. Giữa lúc A Sử đi đâu về đang sửa soạn thhay áo để đi
chơi, thì Mị cũng chuẩn bị đi chơi. Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho
sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía
trong vách. Câu văn ngắn, miêu tả từng hành động của nhân vật tưởng chừng rất tự nhiên và đơn giản đó lại là một sự vận động ghê gớm
trong tâm hồn Mị để đi đến quyết định: bất chấp tất cả, phải đi chơi. Nhưng A Sử, người chồng không có lòng với nhau vẫn ở với
nhau này đã trói Mị. Miêu tả hành động trói vợ của A Sử cũng bằng số câu miêu tả hành động chuẩn bị đi chơi của Mị. A Sử cũng không
hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị
xõa xuống, A Sử quấn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa.
Nếu khi bị trói, Mị đau khổ khóc lóc thì không còn chuyện gì để nói nữa. Ở đây, để khẳng định sức sống tiềm tàng của nhân vật, Tô Hoài
tiếp tục để cho nhân vật sống trong không khí tình xuân ấy. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi
rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Nhà văn đã nhập vào trong những tiềm
thức chập chờn để miêu tả những khát vọng sống, hạnh phúc tiềm ẩn trong đáy sâu tâm hồn của con người tưởng chừng như không còn
khái niệm sống. Nhà văn vừa để cho nhân vật sống lại những hồi ức đẹp đẽ vừa để nhân vật cảm thức về thân phận của mình. Sau một
đêm bị trói nhưng được sống bằng cuộc sống của con người được hồi phục bởi vết thương tâm hồn thì bây giờ Mị đã tỉnh dậy vào
một buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng, cái nhà mà ở đó nhười ta quen trói, quen đánh, quen chửi và đã từng có người trói vợ
trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Nhớ đến chuyện này, Mị sợ quá, có nghĩa là Mị cũng sợ chết, Mị cũng
muốn sống, trong Mị vẫn còn khát vọng sống.
Cứ mỗi lần sức sống trong con người Mị trỗi dậy, Mị lại bị đẩy xuống sâu hơn nữa trong đau thương. Lần đầu Mị muốn chết nhưng rồi
không chết được và bị đày đọa cho đến mất hết ý niệm sống. Khi được tiếng sáo của đêm tình mùa xuân đánh thức, Mị muốn đi chơi thì
bị A Sử trói một cách thê thảm. Mị dường như sống một cuộc sống bản năng: đêm đêm Mị ngồi sưởi lửa, mặc dù có lần A Sử đi chơi về
thấy Mị ngồi đấy, đánh Mị ngã ngay xuống bếp nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Ngồi bên bếp lửa ấm nhưng lòng Mị vẫn
băng giá. Mị thấy A Phủ bị trói nhiều đêm liền giữa cái lạnh của miền núi Tây Bắc nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Chỉ khi
thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại trên khuôn mặt của người Mị tưởng đã chết rồi thì Mị mới bừng
tỉnh: Trời ơi! Nó bắt trói đứng người ta đến chết. Dòng nước mắt của A Phủ, con người khỏe mạnh của núi rừng đang tuyệt vọng, đã

đánh thức những cảm thức về nỗi đau và cái chết trong con người Mị. Một cuộc đấu tranh bên trong Mị giữa sống và chết trong một thời
gian không biết bao lâu, nhưng lúc ấy Đám than đã vạc hẳn lửa,… Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, và Mị đã đi đến hành động cắt dây trói
cho A Phủ. Khi dây trói đã cắt đứt tác giả đã để Mị đứng lặng trong bóng tối, rồi sau đó mới để cho Mị vụt chạy ra, băng đi, chạy theo A
Phủ. Mị đứng lại để bứt sợi dây đang trói mình, thứ dây trói vô hình bền chắc ghê gớm, n1o trói người dân Tây Bắc nghìn đời nay, nó
trói người ta cho đến chết, đó là dây trói thần quyền mà Mị thừa biết ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn
biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi. Chính sức sống tiềm tàng trong con người Mị, khi có những tác nhân bên ngoài, nhất là khi bắt được
tín hiệu giai cấp (giọt nước mắt của A Phủ) thì nó sẽ trỗi dậy, phá tung dây trói đó để giải phóng số phận mình. Đó là ý tưởng mà nhà
văn muốn chia sẻ với người đọc.
A Phủ, một người mà nhiều cô gái mơ ước “Được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu” thì bị trói như
trói lợn, khiêng về nhà thống lí để xử kiện vì tội đánh con quan. Miêu tả cảnh xử kiện kì lạ này, nhà văn đã am hiểu một tập quán lạ của
một xứ sở có nhiều cây thuốc phiện là khấn trình ma. Đến khi không phải quỳ, không phải bị đánh nữa, A Phủ được đứng lên, nhưng
không phải bị đánh và nộp phạt là xong mà là để tự tay cầm dao, chân đau bước tập tễnh đi làm thịt lợn hầu chính những kẻ đã đánh
mình, hầu những kẻ đã làm cho mình trở thành nô lệ trong nhà thống lí. Nhân vật này cũng được Tô Hoài xây dựng để thể hiện tiềm tàng
sức sống. Khi còn nhỏ, A Phủ đã bỏ trốn lên vùng cao. Trước sự ngạo ngược của kẻ ý thế con quan làm tàng, A Phủ hành động quyết
liệt: ném con quay rất to vào mặt A Sử, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp (A Phủ đánh bằng cả scứ mạnh của
lòng căm ghét của mình và của chính tác giả nữa). Trong cuộc xử kiện, bị đánh, bị chửi nhưng A Phủ vẫn gan góc không hề kêu rên, im
như cái tượng đá. Khi hổ ăn mất bò, A Phủ đòi đi bắt cho được con hổ (chúa sơn lâm của núi rừng). Khi bị trói, trong đêm, A Phủ đã day
đứt hai vòng dây trói. Khi được cắt dây trói, A Phủ ngã quỵ xuống, nhưng rồi vùng dậy chạy đi. Tiềm tàng sức sống ở A Phủ là tiềm tàng
sức sống thể chất, và sức sống này khi được kết hợp với tiềm tàng sức sống tâm hồn (ở nhân vật Mị) thì nó mới có khả năng vượt thoát
số phận.
Trong tác phẩm có nhiều chi tiết ýnghĩa, nhưng chi tiết mang ý nghĩa chủ đề nhất là chi tiết sơi dây trói. Tác giả nhắc lại nhiều lần sợi
dây trói. Sợi dây trói từ bàn tay của kẻ thống trị trói những người dân vô tội một cách không thương xót, trói cho đến chêt. Nhưng điều
đáng lưu ý ở đây là không phải sợi dây trói bình thường, mà là những sợi dây trói chính ở nạn nhân của nó tạo nên. A Sử dùng thắt lưng
(sợi dây phu quyền) chỉ trói được hai tay Mị, nhưng thúng dây đay mà ngày ngày Mị phải tước, phải xe sợi và cả mái tóc dài nữa mới
trói Mị không thể cử động được. A Phủ bị trói khi tự tay mình chôn cọc và được trói bằng những sợi dây mây rắn chắc do A Phủ lấy ở
trong rừng về. A Phủ đã day đứt hai vòng dây trói nhưng không thoát được cái thòng lọng mà thống lí Pá Tra quàng thêm vào cổ. Như
vậy, trong những dây trói để trói buộc người dân miền núi Tây Bắc, có cả sợi dây của chính họ, sợi dây của sự lạc hậu, mê tín dị đoan,
của những hủ tục mà tự họ đặt ra và cố giữ lấy. Người dân Tây Bắc muốn tự giải phóng mình và đến với cách mạng htì trước hết phải tự
mình cắt những dây trói đó, giúp nhau cắt bỏ dây trói đó.



×