Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Pháp luật về chế tài trong thương mại – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần than Hà Tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.21 KB, 62 trang )

TÓM LƯỢC
Hiện nay, khi nền kinh tế của Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ,
ngày càng gặt hái được nhiều thành công, vươn lên trong khu vực cũng như trên toàn
thế giới. Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường đồng thời với những chính sách mở cửa và hội nhập xuất hiện nhiều quan
hệ kinh tế đa dạng, phức tạp. Những giao dịch, hợp tác mà chúng ta tham gia ký kết
ngày càng nhiều. Những hợp đồng trong nước và ngoài nước ngày càng được ký kết
một cách đa dạng hơn. Trong hoạt động thương mại, quan hệ giữa các thương nhân
với nhau được thể hiện dưới những hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa
và các hợp đồng dịch vụ thương mại như hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp
đồng môi giới, hợp đồng đại lý,...Điều đó thể hiện sự đa dạng, phát triển của hoạt
động thương mại nhưng mặt trái của nó là các vi phạm cũng diễn ra nhiều và ngày
càng phổ biến hơn. Vì vậy để tránh những rủi ro không mong muốn, những sai phạm
có thể xảy ra nền cần phải có những chế tài áp dụng cho những sai phạm này để đảm
bảo tính công bằng cho các bên tham gia.
Luât Thương mại 2005 được ra đời trên cơ sở kế thừa ý chí của Luật Thương
mại 1997 và đúc kết từ những bài học thực tiễn thương mại của Việt Nam và thế giới.
Hệ thống pháp luật về chế tài đã phát huy mạnh mẽ tác dụng, giải quyết được các vấn
đề phát sinh trong quan hệ thương mại. Tuy nhiên trải qua nhiều năm thực thi các chế
tài đã lộ ra một số điểm bất cập, các đơn vị còn gặp khó khăn trong việc áp dụng. Nội
dung cơ bản của khóa luận ngoài việc làm rõ một số vấn đề mang tính lý luận và thực
tiễn của pháp luật về vấn đề chế tài tỏng thương mại đồng thời nhằm khẳng định tầm
quan trọng của những quy định này trong đời sống kinh tế xã hội. Từ đó, đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật phù hợp với thực tiễn cũng như xu thế thời
đại, nâng cao hiệu quả thực hiện các chế tài trong thương mại trong các doanh nghiệp
hiện nay.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về chế tài trong thương mại –
Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần than Hà Tu” làm khóa luận tốt nghiệp đại
học cho mình.

1




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Pháp luật về chế tài trong thương mại – Thực
tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần than Hà Tu”, em đã đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các anh chị trong Công ty Cổ phần than
Hà cùng với các giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại học
Thương mại. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S. Hoàng Thanh Giang – giảng viên
trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này. Em
xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận này. Với kiến thức và khả
năng còn hạn chế , bài viết của em không tránh khỏi gặp phải thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự góp ý, đánh giá của thầy cô để nội dung bài khóa luận này được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ Luật Dân sự

LTM

Luật Thương mại

CP


Cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu.
Nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập sâu rộng với nền
kinh tế thế giới. Để đáp ứng kịp thời các quan hệ thương mại phức tạp và đa dạng, .
Năm 1997, Luật Thương mại Việt Nam ra đời đánh dấu một bước phát triển lớn trong
chặng đường xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật nước ta. Kế thừa và phát
huy những điều tích cực đó, LTM năm 2005 ra đời hoàn chỉnh hơn, khắc phục được
phần lớn những khuyết điểm của LTM năm 1997, trong đó đáng kể nhất là các quy
định về chế tài áp dụng trong hợp mại, đáp ứng nguyện vọng và mong muốn của các
chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh, thương mại.
Chế tài thương mại đã được quy định trong các văn bản pháp luật như LTM
1997, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Bộ luật Dân sự 2005... Chế tài trong thương
mại đã thực sự chế định quan trọng khi được quy định cụ thể trong LTM 2005, giúp
bảo vệ quyền lợi các bên trong hợp đồng kinh tế, tăng cường trách nhiệm của mỗi
bên ngoài việc thực hiện tốt các điều kiện mà mỗi bên ký kết trong hợp. Các chế tài
trong thương mại là những quy định ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng
thương mại, bởi thông qua đó, chúng ta có thể điều tiết hành vi của các thương nhân
trong quá trình thực hiện hợp đồng, tạo ra sự ổn định tương đối cho sự phát triển của
nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tiễn xử lý các hành vi vi phạm trong thời gian qua vẫn
còn một số vấn đề gây tranh cãi, gây khó khăn cho các cơ quan giải quyết tranh chấp
và các bên trong việc xác định hình thức xử lý đối với bên có hành vi vi phạm hợp
đồng. Những vấn đề này phần lớn xuất phát từ sự bất cập của các quy định về chế tài

trong thương mại. Phân tích về một số bất cập của chế tài thương mại trong lý luận
cũng như trong thực tiễn thực hiện pháp luật về chế tài tại công ty than Hà Tu để
nghiên cứu, điều chỉnh các vấn đề hoạt động thương mại.Với mong muốn tìm hiểu
vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài : “Pháp luật về chế tài trong thương mại – Thực
tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Than Hà Tu” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan.

1


Hiện nay liên quan đến lĩnh vực chế tài trong thương mại đã có một số công
trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau, nổi bật là những công trình sau :
Luận án “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo
quy định của pháp luật Việt Nam”
Tác giả Nguyễn Thụy Phương, khoa Luật, trường đại học Quốc gia Hà Nội.
Bài viết nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế theo quy định hiện hành của pháp luật để doanh nghiệp nắm bắt nhận
thức, giải quyết các tranh chấp do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Khóa luận: “Bàn về các hình thức chế tài trong Luật Thương mại 2005” của
tác giả Nguyễn Thành Đức.
Trong bài viết, tác giả đề cập đến các vấn đề liên quan đến hình thức chế tài
trong Luật Thương mại 2005, đưa ra thực tiễn trong quá trình thi hành đồng thời phân
tích những bất cập của mỗi chế tài.Từ đó tác giả đề xuất các kiến nghị giúp các chế
tài hoàn thiện, phát huy hiệu quả cao hơn.
Bài “Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của
pháp luật Việt Nam” của tác giả Dương Anh Sơn và Lê Thị Bích Thọ đăng trên tạp
chí Khoa học pháp lý, số 1 (26)/2005;
Bài viết “Về việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại vào
thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại” của tác giả

Nguyễn Thị Hằng Nga đã công bố trên Tạp chí Tòa án tháng 5/2006;
Bài “Một số ý kiến liên quan đến các quy định về chế tài trong thương mại
theo quy định của Luật thương mại” của tác giả Nguyễn Thị Khế - Tạp chí Nhà nước
và pháp luật số 1 (237)/2008;
Bài “Hoàn thiện các quy định về chế tài trong thương mại theo Luật Thương
mại 2005” của tác giả Nguyễn Thị Tình & Đỗ Phương Thảo, trường đại học Thương
Mại.
Bài “So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong Luật
thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980” của tác giả Phan Thị Thanh
Thủy trên tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội số 3 (2014). Vv...

2


Các đề tài nghiên cứu về vấn đề này đã chứng tỏ tầm quan trọng của chế tài
trong thương mại. Tuy nhiên các quy định pháp luật về chế tài trong thương mại của
Luật Thương mại vẫn còn nhiều bất cấp, chưa thực sự hoàn thiện. Do đó việc tiếp tục
nghiên cứu, so sánh, phân tích các chế tài trong lí luận cũng như thực tiễn thực hiện
tại doanh nghiệp là điều cần thiết. Vì vậy, trên cơ sở các công trình nghiên cứu
nóitrên là những tài liệu rất quý giá cho tác giả nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về chế
tài trong thương mại – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Than Hà Tu”.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu.
Pháp luật Việt Nam cho phép sử dụng tới sáu loại trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng (chế tài thương mại) bao gồm thực hiện đúng hợp đồng, phạt vị phạm, bồi
thường thiệt hại, tạm những thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ
hợp đồng và các bên pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc mà Việt nam là thành viên và các tập
quán quốc tế nên việc áp dụng vào thực tiễn, lựa chọn chế tài phù hợp còn gặp khó
khăn. Đồng thời qua một thời gian dài áp dụng, Luật Thương mại đã bộc lộ một số
điểm còn hạn chế, thiếu sót. Bên cạnh đó, trong xu thế phát triển và hội nhập hiện

nay, để theo kịp tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, đòi hỏi chúng ta phải có
một nền kinh tế thị trường tự do, năng động, sáng tạo và nhạy bén. Trên cơ sở đó, vấn
đề nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật để có căn cứ chính xác để bảo vệ lợi ích của bên
bị vi phạm trong hợp đồng, chế tài đưa ra có đủ sức mạnh để mỗi bên có ý thức tự
giác thực hiện các nghĩa vụ là một điều hết sức cần thiết. Nghiên cứu đề tài : “Pháp
luật về chế tài trong thương mại – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Than Hà
Tu” nhằm góp phần làm sáng tỏ những quy định của Luật Thương mại năm 2005 về
chế tài trong Luật thương mại và đưa ra một số phân tích, bình luận về vấn đề này.
Đây là một đề tài khóa luận có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện lý luận cũng
như thực tiễn. Khóa luận nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ
bản về chế tài hợp đồng trong thương mại. Phân tích, đánh giá một cách khách quan
thực trạng áp dụng Luật Thương mại năm 2005 về các quy định về chế tài trong
thương mại tại công ty cổ phầnThan Hà Tu, từ đó chỉ ra những bất cập. Khóa luận đã
đề xuất phương hướng và những giải pháp cụ thể để tiếp tục hoàn thiện các quy định
của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 về chế tài trong thương mại, nhằm đáp
ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế cũng như yêu cầu của các doanh nghiệp
3


khi tham gia vào thì trường kinh tế đầy biến động, phức tạp và phát triển giai đoạn
hiện nay, đặc biệt trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

4.Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của Luật Thương mại 2005
về chế tài được liệt kê tại điều 292 của Luật này, các ảnh hưởng của nó đến hoạt động
việc thực hiện các hoạt động thương mại. Nghiên cứu tình huống thực tế tại công ty
Cổ phần Than Hà Tu và một số công ty khác.
4.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Dựa trên việc phân tích cơ sở lý luận về chế tài trong thương mại, trên cơ sở

tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan thực trạng thực thi các quy định về chế tài
trong thương mại cùng với việc tìm ra những bất cập, hạn chế trong các quy định của
Luật Thương mại năm 2005, khóa luận đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn
thiện các quy định của luật liên quan tới các chế tài bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế
giới. Để đạt được mục tiêu trên, khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể sau đây:
Nghiên cứu và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về chế tài trong thương
mại.
Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiệ các quy định về chế tài trong thương
mại theo Luật Thương mại năm 2005 tại Công ty Cổ phần Than Hà Tu
Phân tích, đánh giá một cách sâu sắc những bất cập, hạn chế trong các quy
định của Luật Thương mại năm 2005 về các chế tài thương mại.
Đề xuất, kiến nghị những giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy
định của Luật Thương mại Việt Nam về chế tài thương mại
4.3 Phạm vi nghiên cứu.
Theo Luật thương mại 2005, chế tài trong thương mại bao gồm những chế tài
do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để xử lý vi phạm pháp luật về
thương mại của thương nhân được quy định tại chương VIII và những chế tài do
4


thương nhân bị vi phạm áp dụng đối với thương nhân vi phạm hợp đồng thương
mại được quy định tại chương VII Mục 1 Luật thương mại. Ở phạm vi hẹp trong bài
khóa luận này, em xin tập trung nghiên cứu các chế tài trong thương mại, tức là các
chế tài được áp dụng giữa các thương nhân với nhau trong việc ký kết và thực hiện
hợp đồng thương mại; thực trạng thực hiện các chế tài của công ty Cổ phần Than Hà
Tu và một số doanh nghiệp khác.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học của ngành về pháp luật
những quy định, văn bản điều chỉnh mối quan hệ các chủ thể tham gia vào hoạt động

thương mại cụ thể ở đây là hợp đòng thương mại, đồng thời vận dụng những quan
điểm cơ bản của Đảng và nhà nước về quy định pháp luật điều chỉnh chế tài trong
thương mại. Với đề tài này tác giả xác định được rõ mục đích nghiên cứu tác giả đã
sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp
thu thập dữ liệu, phương pháp so sánh ,phương pháp thống kê,phương pháp phân tích
,phương pháp quy nạp diễn dịch ,tư duy logic … nhằm sáng tỏ vấn đề trong đề tài
nghiên cứu . Các phương pháp mà tác giả sử dụng chủ yếu trong bài như là :
Thứ nhất, phương pháp thu thập dữ liệu : phương pháp này chủ yếu được sử
dụng trong chương 2 nhằm thu thập dữ liệu để làm rõ các vấn đề nêu trên phần lý
luận.
Thứ hai, phương pháp so sánh : phương pháp so sánh giúp bài nghiên cứu
được rõ ràng hơn, dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu các văn bản luật để tiến hành
so sánhvà phương pháp này được sử dụng tại chương 1 nhằm cho người đọc hiểu rõ
được các hình thức chế tài, căn cứ áp dụng cũng như mối liên hệ giữa các hình thức
chế tài.
Thứ ba, phương pháp phân tích tác giả sử dụng phương pháp này kết hợp với
nhiều phương pháp khác, phương pháp này giúp cho việc phân tích thực trạng áp
dụng luật khi tham gia thực hiện các chế tài trong thương mại cũng như các doanh
nghiệp để thấy rõ những ưu, nhược điểm của khi áp dụng luật đem lại cho công ty
những thuận lợi và khó khăn gì? Những bất cập của luật để từ đó có thể đưa ra những
giải pháp để hoàn thiện. Phương pháp này được sử dụng hầu hết các chương trong bài
khóa luận.
5


6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu
của khóa luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CHẾ TÀI
TRONG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU
CHỈNH CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI.

6


CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI
1.1 Một sổ khái niệm cơ bản về chế tài trong thương mại
1.1.1 Khái niệm chế tài trong thương mại
Theo nghĩa rộng:
Chế tài thương mại theo nghĩa rộng được hiểu là chế tài do cơ quan nhà nước ,
bên bị vi phạm áp dụng đối với chủ thể vi phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật
thương mại. Hành vi vi phạm pháp luật thương mại ở đây bao gồm các hành vi vi
phạm trong quá trình các chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng; các hành vi vi phạm
quy định pháp luât về trật tự quản lý kinh tế. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, hậu quả
mà chủ thể có hành vi vi phạm bị áp dụng chế tài hành chính, dân sự ( ví dụ: bồi
thường thiệt hại ) hay hình sự (ví dụ: các hình phạt đối với tội “Buôn lậu”). Các đặc
trưng cơ bản của chế tài hiểu theo cách này là:
Về phạm vi dụng: Theo Luật thương mại 2005: mọi hành vi vi phạm pháp
luật thương mại đều bi phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Tất cả các hành vi vi
phạm pháp luật trong thương mại đều thuộc phạm vi điều chỉnh của chế tài. Các hành
vi vi phạm pháp luật thương mại không chỉ bao gồm những hành vi vi phạm chế độ
quản lí nhà nước trong lình vực thương mại mà còn các hành vi vi phạm xảy ra trong
quá trình thương nhân thực hiện và ký kết hợp đồng.
Đối tượng bị áp dụng chế tài trong thương mại: Đối tượng bị áp dụng chế tài
trong thương mại chủ yếu là thương nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong thương
mại. Do việc thực hiện thường xuyên các hoạt động thương mại, là đối tượng áp dụng

của luật thương mại nên khi có hành vi vi phạm pháp luật nên phải chịu các chế tài
trong thương mại. Bên canh đó, chế tài trong thương mại cũng áp dụng với chủ thể
không phải là thương nhân, ví dụ như chủ thể thực hiện hành vi kinh doanh trái phép.
Chủ thể có quyền áp dụng chế tài: Chủ yếu là cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ( ví dụ Cơ quan quản lí thị trường, Tòa án...) hay chính bên bị vi phạm cam kết
trong hợp đồng.
Hình thức chế tài: Dựa vào tính chất, mức độcác hành vi vi phạm mà có thể
áp dụng các chế tài hành chính, chế tài hình sự hay các chế tài mang tính chất dân sự.
7


Mục đích của việc áp dụng chế tài: Căn cứ vào chế tài mà các chủ thể bị áp
dụng nhằm các mục đích:
Đối với các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm trật tự quản lí hoạt động
thương mại của nhà nước (ví dụ: buôn lậu, kinh doanh bất hợp pháp...) thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền áp dụng các chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự nhằm
đảm bảo lợi ích của nhà nước, xã hội và của chính người tiêu dùng.
Đối với hành vi vi phạm chế độ hợp đồng, chế tài nhằm đảm các bên thực hiện
nghiêm túc hợp đồng, ngăn ngừa các hành vi vi phạm, bắt bên bị vi phạm chịu trách
nhiệm.
Như vậy, theo các hiểu này chủ thể tham gia vào pháp luật thương mại có
hành vi vi phạm pháp LTM là có căn cứ áp dụng chế tài qua đó dễ dàng truy cứu
trách nhiệm các nhân, tổ chức. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn chế tài theo phương diện
này cần nghiên cứu kỹ càng, trên nhiều phương diện. Vì vậy trong phạm vi đề tài
khóa luận chỉ phân tích chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm trong quan hệ
hợp đồng.
Theo nghĩa hẹp:
Chế tài thương mại theo nghĩa hẹp được áp dụng cho bên vi phạm khi có
những hành vi vi phạm xảy ra trong giao kết, thực hiện hợp đồng. Chế tài này còn
được gọi là chế tài hợp đồng. Khi một bên chủ thể vi phạm các quy định về thương

mại được quy định trong LTM 2005 và các quy định khác có liên quan, sẽ bị áp dụng
các chế tài được quy định tại Điều 292, LTM 2005, cụ thể:
"Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.

8


7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên và tập quán thương mại quốc tế. "
Như vậy, chế tài hiểu theo nghĩa hẹp là những chế tài mang bản chất dân sự,
có tác động bất lợi về tài sản đối với chủ thể vi phạm nhằm mục đích đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp cho bên bị vi phạm. Chế tài này bao gồm những hình thức xử lí
và hậu quả pháp lí áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm trong quá tình ký kết, thực
hiện hợp đồng trong thương mại. Để phù hợp với khả năng cũng như tập trung vào
một số vấn đề của chế tài trong thương mại, em tập trung nghiên cứu chế tài trong
thương mại theo nghĩa hẹp, các chế tài theo quy định tại Điều 292 LTM 2005 và các
vấn đề thực tiễn thực hiện tại công ty.
1.1.2 Đặc điểm của chế tài thương mại
Chế tài trong thương mại theo nghĩa hẹp với bản chất là các biện pháp tác
động đến tài sản của chủ thể có hành vi vi phạm cam kết trong hợp đồng thương mại.
Do vậy chế tài trong thương mại có đặc điểm sau:
Thứ nhất: Chế tài trong thương mại là các chế tài phát sinh khi có hành vi vi
phạm hợp đồng thương mại. Khác với các loại chế tài pháp lý nói chung được áp

dụng với mọi hành vi vi phạm pháp luật, chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại chỉ
được áp dụng đối với những hành vi vi phạm những điều khoản mà các bên đã thỏa
thuận trong hợp đồng. Xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận nên các bên được tự
nguyện giao kết và thảo thuận những điều khoản trong hợp đồng để phù hợp với mục
đích kinh doanh của mình. Chính vì vậy, khi hợp đồng phát sinh hiệu lực các bên sẽ
phải ràng buộc với nhau về các quyền và nghĩa vụ đã cam kết, mọi hành vi vi phạm
nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi
hay những chế tài do vi phạm hợp đồng
Thứ hai: Chế tài trong thương mại là các chế tài mang tính chất tài sản. Chế
tài được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng và buộc bên vi phạm phải gánh
chịu những hậu quả bất lợi về tài sản. Yếu tố tài sản thể hiện ở cách thức bên vi phạm
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, đó là:
Bên vi phạm phải dùng tiền (tài sản) thuộc quyền sở hữu của mình để thực
hiện nghĩa vụ nộp phạt, nghĩ vụ bồi thường thiệt hại do đã không thực hiện hoặc thực
9


hiện không đúng, không đầy đủ cam kết trong hợp đồng. Việc nộp tiền phạt hay bồi
thường thiệt hại được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc
theo quy định của pháp luật.
Bên vi phạm buộc phải có những chi phí hợp lý cần thiết để thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng khi bên bị vi phạm áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng. Ví dụ như chi
phí sủa chữa sai sót, loại trừ khuyết tật của hàng hóa…
Việc áp dụng các hình thức chế tài tạm ngừng, đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích vật chất của các bên.
Thứ ba: Chủ thể có quyền lựa chọn và áp dụng các hình thức chế tài do vi
phạm hợp đồng trong thương mại là chủ thể có quyền và lợi ích bị vi phạm trong
quan hệ hợp đồng. Khi có hành vi vi phạm, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi
phạm thực hiện một hay nhiều hình thức chế tài theo cam kết trong hợp đồng hoặc
theo quy định của pháp luật. Trường hợp yêu cầu thực hiện chế tài trong thương mại

không được đáp ứng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều này thể hiện được quyền lựa chọn và quyết
định áp dụng chế tài của bên bị vi phạm đối với bên vi phạm hợp đồng thương mại đã
ký kết. Tòa án hay Trọng tài khi được yêu cầu giải quyết tranh chấp phải tôn trọng
quyền tự định đoạt của nguyên đơn hoặc cũng có thể là yêu cầu phản tố của bị đơn.
Việc Tòa án hay Trọng tài ban hành phán quyết buộc bị đơn phải nộp tiền phạt hay
bồi thường thiệt hại thể hiện cơ quan này đã chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu
của nguyên đơn chứ không thể hiện được việc quyết định áp dụng hình thức chế tài
nào hay có áp dụng chế tài hay không mà quyền quyết định này thuộc về bên bị vi
phạm.
Thứ tư: Các hình thức chế tài trong thương mại sẽ được áp dụng trực tiếp đối
với bên có hành vi vi phạm. Khi có hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm phải
trực tiếp chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm không phụ thuộc vào nguyên nhân
sự vi phạm là do tổ chức, cá nhân nào gây ra. Việc bên vi phạm phải trực tiếp chịu
trách nhiệm với bên bị vi phạm thể hiện ở các khía cạnh sau:
Bên vi phạm hợp đồng phải dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để nộp
tiền phạt hoặc bồi thường thiệt hại.

10


Bên vi phạm phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, phải trả các chi phí
phát sinh khi sửa chữa, loại trừ khuyết tật hàng hóa khi áp dụng chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng.
Bên bị vi phạm sẽ phải chịu tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện
hợp đồng thậm chí hủy hợp đồng khi có hành vi vi phạm và lúc này lợi ích của chính
bên vi phạm cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Thứ năm: Mục đích áp dụng chế tài thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích của các bên trong quan hệ hợp đồng. Xây dựng chế tài do vi phạm hợp đồng
thương mại trước hết là ngăn ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm hợp đồng; khi

xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng nhằm khôi phục lại trạng thái ban đầu, bồi hoàn
những tổn thất đã xảy ra và trừng phạt bên vi phạm. Tất cả những điều này suy cho
cùng là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp
đồng. Bởi khi các bên tự do thỏa thuận giao kết hợp đồng thì bất cứ hành vi vi phạm
hợp đồng nào cũng phải bị trừng phạt để bảo vệ lợi ích của chủ thể.
1.1.3 Vai trò của các chế tài thương mại
Trong nền kinh tế thị trường khi mà các bên luôn cạnh tranh để tìm những
điều kiện thuận lợi nhất cho bản thân thì việc đưa ra các chế tài trong thương mại là
điều cần thiết. Thông qua hợp đồng các bên có điều kiện trao đổi sản xuất kinh doanh
đồng thời cũng là căn cứ pháp lí để áp dụng các chế tài trong thương mại khi có bên
vi phạm.
Thứ nhất, nâng cao ý thức kỉ luật trong việc thực hiện hợp đồng thương mại.
Trong cơ chế thị trường, việc ký kết hợp đồng của các chủ thể, pháp luật tạo ra hành
lang pháp lí cho các bên tự do kinh doanh. Khi các bên tự nguyện thỏa thuận ký kết
trong hợp đồng, đó lại là cơ sở để các bên ràng buộc với nhau. Khi một bên có thể
nhân ra việc tiếp tục hợp đồng có thể gây ra hậu quả bất lợi cho bản thân mình nhưng
nếu không thực hiện nghĩa vụ, bên bị vi phạm có thể dùng các biện pháp chế tài mà
hai bên đã ký kết để bảo vệ quyền lợi cho mình, yêu cầu bên vi phạm phải gánh chịu
hậu quả bất lợi do các hành vi vi phạm gây ra. Qua đó, chế tài có vai trò trong việc
hình thành và củng cố thái độ tích cực của các bên đối với nghĩa vụ phát sinh từ quan
hệ hợp đồng.

11


Thứ hai, chế tài giúp đảm bảo quyền tự do hợp đồng. Tự do hợp đồng được
hiểu là thương nhận được tự do lựa chọn đối tác, tự do lựa chọn tự nguyện quyết
định việc giao kết hợp đồng, tự do xác định nội dung cụ thể của hợp đồng trên cơ sở
pháp luật quy định, tự do sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt hợp đồng. Song việc sửa
đổi, bổ sung hay chấm dứt việc thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nếu

không xuất phát từ ý chí thỏa thuận của các bên, lúc này nghĩa vụ được hình thành
trong hợp đồng là điều kiện ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng với nhau. Mọi
hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ cam kết đều có
thể có nguy cơ bị áp dụng các chế tài hợp đồng. Thông qua hoạt đông kinh doanh con
người muốn làm tăng thêm giá trị vật chất cho xã hội, mà trước hết là cho nhà kinh
doanh. Nếu không có các biện pháp cần thiết thì quyền tự do kinh doanh, tự do hợp
đồng luôn luôn có nguy cơ bị chèn ép hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Chính vì
thế, việc áp dụng các chế tài hợp đồng như: (a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b)
Phạt vi phạm, (c) Bồi thường thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e) Đình
chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng; (g) Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận
không trái với quy định của pháp luật là những biện pháp hữu hiệu đảm bảo tính khả
thi cho quyền tự do hợp đồng
Thứ ba, bảo vệ lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trong nền kinh tế
thị trường có sự quản lí của nhà nước, lợi nhuận mà các thương nhân có được phải là
lợi ích kinh tế hợp pháp, được nhận từ việc thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của hợp
đồng. Nhưng do mục đích này thương nhân có thể có nhiều hành vi vi phạm khác
nhau dẫn đến việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa
vụ hợp đồng làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm, thậm
chí có thể làm phát sinh nghĩa vụ về tài sản của bên bị vi phạm với bên thứ ba. Hành
vi vi phạm hợp đồng luôn tiềm ẩn nguy cơ xâm hại lợi ích của bên bị vi phạm (làm
mất mát, hư hỏng hàng hóa, giảm sút thu nhập, lợi nhuận…). Để bảo vệ lợi ích của
bên bị vi phạm, bên bị vi phạm có thể tự mình hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm
quyền áp dụng các hình thức chế tài đối với bên vi phạm (buộc thực hiện đúng hợp
đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ
hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng). Không chỉ như vậy, chế tài trong thương mại cũng bảo
vệ quyền lợi của bên vi phạm, việc quy định rõ trong luật các trường hợp miễn trách
nhiệm, các căn cứ, thủ tục áp dụng, mức phạt… cũng bảo đảm bên vi phạm chỉ phải
12



chịu trách nhiệm về hành vi của mình đúng theo mức độ vi phạm, bảo vệ bên vi phạm
trong các hiện tượng tiêu cực khi xử lí vi phạm, điều đó giúp các bên có thể thực hiện
hợp đồng yên tâm hơn.
Thứ tư, chế tài thương mại giúp phòng ngừa vi phạm pháp luật hợp đồng. Luật
thương mại cho phép áp dụng chế tài hợp đồng đối với tất cả hành vi vi phạm hợp
đồng trong thương mại, kể cả trường hợp các bên không thỏa thuận nhưng chế tài
hợp đồng vẫn có thể được áp dụng theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp
bên bị vi phạm từ chối không áp dụng chế tài hợp đồng đối với bên bị vi phạm hay
rơi vào trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong
trường hợp một bên vi phạm hợp đồng, thì họ đều có thể bị đe dọa gánh chịu những
hậu quả bất lợi về tài sản. Nếu chưa có hành vi vi phạm hợp đồng, việc quy định các
chế tài trong thương mại mang tính “phòng ngừa” các biểu hiện vi phạm pháp luật
hợp đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ tích cực hợp tác của các bên trong
quan hệ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh vi phạm hợp
đồng, các chế tài hợp đồng được bên bị vi phạm áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của
mình. Đó có thể là các chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi
thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng
để trừng phạt và bồi hoàn tổn thất do hợp đồng bị vi phạm. Quy định về trách nhiệm
hợp đồng có tác dụng rất mạnh mẽ vào ý thức các bên, nâng cao tinh thần trách
nhiệm hợp tác, thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, khi nắm được các hành vi đó
là vi phạm và phải chịu chế tài thì sẽ không thực hiện, qua đó ngăn ngừa vi phạm xảy
ra. Như vậy, việc quy định cụ thể các nguyên tắc và căn cứ áp dụng các chế tài hợp
đồng trong thương mại, LTM 2005 đã khẳng định vai trò của mình là rất quan trọng
trong việc phòng ngừa mọi biểu hiện vi phạm pháp luật hợp đồng. Ngoài ra góp phần
giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các điều khoản hợp đồng
mà các bên đã thiết lập.
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh chế tài thương mại
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về chế tài thương mại
Nền kinh tế thị trường ở nước ta dựa trên sự thiết lập nền tảng pháp lí quyền tự
do kinh doanh trong quan hệ thương mại và phương thức hình thành chủ yếu là thông

qua các quan hệ hợp đồng. Các quan hệ hợp đồng trong thương mại cũng vì thế mà
13


trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Hiện tượng vi phạm hợp đồng cũng diễn ra nhiều
hơn. Để giúp đảm bảo cam kết giữa các bên được thực hiện, hoặc đền bù lại những
tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại do hành vi của bên vi phạm hợp đồng pháp luật
về chế tài trong thương mại ra đời và ngày càng hoàn thiện hơn. Vì thế để có thể xây
dưng và đưa ra các chế tài phù hợp cần căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, căn cứ dựa trên tính chất của hành vi vi phạm. Không phải bất cứ
hành vi vi phạm nào cũng phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, chịu các hình thức
chế tài, chẳng hạn như nghĩa vụ hợp đồng không thể thực hiện được do bất khả kháng
– bên vi phạm hoàn toàn không có lỗi. Hay như khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt
hại cũng phải đảm bảo nguyên tắc bồi thường không vượt quá mức thiệt hại thực tế
để gây bất lợi cho bên vi phạm bởi trên thực tế hành vi vi phạm hợp đồng của họ
không gây ra mức thiệt hại quá lớn. Như vậy, tính chất của hành vi vi phạm chính là
cơ sở xem xét, đánh giá những cam kết trong hợp đồng có hiệu lực và những quy
định của pháp luật về hợp đồng thương mại.
Thứ hai, thông qua xem xét những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Bản chất
của pháp luật là mang tính giai cấp và tính xã hội. Vào từng thời kỳ, từng giai đoạn
vận động của kinh tế - xã hội mà những lợi ích pháp luật cần bảo vệ. Ví dụ như, khi
đất nước ta mới dành được độc lập, cả nước thực hiện nền kinh tế tập trung có kế
hoạch để phát huy sức mạnh tập thể, các quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng
kinh tế mang tính chất hành chính như một hình thức kỷ luật. Khi bước vào giai đoạn
đổi mới, Việt Nam chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa do vậy lợi ích mà pháp luật muốn bảo vệ không còn là những kế hoạch tập
trung của nhà nước mà là sự vận hành theo trật tự của nền kinh tế thị trường có sự
điều tiết của Nhà nước. Các chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại giai đoạn này
mang tính chất tài sản rõ rệt. Như vậy, lợi ích mà pháp luật bảo vệ có sự tác động đến
quá trình xây dựng pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại.

Thứ ba, các yếu tố khác như điều kiện kinh tế - xã hội; yếu tố lịch sử; tư tưởng
lập pháp; văn hóa pháp lý….Đây là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ không chỉ
với quá trình xây dựng pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng mà còn ảnh hưởng
đến cả quá trình lập pháp của nước ta. Theo tiến trình phát triển của xã hội, trải qua
mỗi quá trình lịch sử cũng như những hình thái kinh tế khác nhau sẽ phải có những tư
duy lập pháp tương thích để phù hợp với thực tiễn khách quan. Các yếu tố kể trên
14


chính là tấm gương phản chiếu thực tiễn một cách sâu sắc và toàn diện nhất. Vì vậy,
trong quá trình xây dựng các quy định của pháp luật cần phải nghiên cứu chuyên sâu
nhằm rút ra những giá trị và chuẩn mực cốt lõi.
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh chế tài thương mại
Bộ luật Dân sự 2005 đã khái quát cơ bản về trách nhiệm dân sự đối với bên
thực hiện không thực hiện đấy đủ các nghĩa vụ dân sự (từ điều 302 -308 BLDS
2005). Khoản 1 điều 302 BLDS quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có
quyền.” Đối với trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, khi hợp đồng được giao kết, các
bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu
một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng.
Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm
hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm.
Đối với LTM 2005 căn cứ pháp lý để áp dụng chế tài đó là LTM 2005 (Từ điều 292
đến điều 316 LTM 2005). Khi các chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng
trong thương mại, người bị vi phạm hoặc khi có yêu cầu của người bị vi phạm cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các chế tài với họ. Theo LTM 2005 các chế
tài trong thương mại bao gồm:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó bên bị vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm.
Theo khoản 1 điều 297 LTM 2005 quy định: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc

bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện
pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”.
Chế tài được đưa ra nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng trên thực tế. Ngoài trường
hợp có thỏa thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp
đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng
không được áp dụng các chế tài khác. Việc áp dụng các chế tài khác chỉ được thực
hiện sau thời hạn cho phép thực hiện đúng hợp đồng.
Phạt vi phạm hợp đồng là hình thực chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó
bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm hợp đồng một khoán tiền nhất
định do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận theo quy định hoặc do các bên
15


thỏa thuận trên cơ sở pháp luật. Điều 300 LTM 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc
bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng
nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại
Điều 294 của luật này”. Chế tài bồi thường chủ yếu với mục đích bù đắp thiệt hại vật
chất cho người bị thiệt hại thì phạt vi phạm nhằm mục đích chính là răn đe, trường
phạt. Căn cứ để yêu cầu bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt là do hành
vi không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Để có thể yêu cầu
việc trả tiền phạt thì bên bị vi phạm cần chứng minh có sự vi phảm xảy ra. Mức phạt
đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các
bên thảo thuận trong hợp đồng đều không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị
vi phạm. Tuy nhiên, đối tới cùng một vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm chỉ được
quyền lựa chọn áp dụng một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt
hại, nếu như các bên không có thỏa thuận khác. Vì thế nếu có thỏa thuận trước trong
hợp đồng thì hai chế tài này mới cùng lúc được áp dụng.
Bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài nhằm khôi phục bù đắp những lợi
ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng trong kinh doanh. Khoản 1 Điều 302
Luật Thương mại 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi

thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Việc
bồi thường thiệt hại chỉ xảy ra khi có đầy đủ 4 yếu tố sau: (i) có hành vi vi phạm hợp
đồng; (ii) có thiệt hại thực tế; (iii) hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp
gây ra thiệt hại; (iiii) có lỗi của bên vi phạm. Do chức năng chủ yếu của chế tài này là
bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất, bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ
những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm. Thiệt hại vật chất ở đây là giá trị tổn thất
do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ
được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng. Mặc dù vậy, việc tính chính
xác giá trị thiệt hại vật chất là việc rất khó có thể đạt được trong mọi trường hợp do
đặc điểm cụ thể của từng loại hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên, các khoản thiệt hại đòi
bồi thường không thể cao hơn giá trị tổn thất thực tế và khoản lợi đáng lẽ được
hưởng.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong kinh doanh là hình thức chế tài, theo
đó một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong kinh doanh. Điều 308
Luật Thương mại 2005 quy định: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại
16


Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời
không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thảo thuận là điều kiện để tạm ngừng
thực hiện hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”.
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Bên vi
phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những tổn thất đã xảy ra do hành
vi vi phạm của bên kia.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài mà một bên chấm dứt thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng trong kinh doanh. Điều 310 LTM 2005 quy định: “Trừ các
trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ thực hiện
hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các

trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ
hợp đồng.
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”
Khi hơp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời
điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng. Bên thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc
thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
Hủy bỏ hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng và làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Điều 312 Luật Thương mại quy định:
1. Hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần
hợp đồng.
2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các
nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp
đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiều lực.
17


4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 cảu Luật này
chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ
hợp đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Khi một hợp đồng bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực
từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa
thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng
và giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần
nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ

của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi
ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
Bên cạnh đó còn có một số quy định có tính chất chế tài trong cách hoạt động
thương mại như điều 266: Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết
quả giám định sai...Đồng thời để đáp ứng với xu thế mở cửa hội nhập chung vào nền
kinh tế thế giới, LTM 2005 còn ghi nhận thêm hình thức chế tài do các bên thỏa
thuận.Tuy nhiên để các biện pháp được áp dụng yêu cầu các biện pháp này không trái
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
1.3 Yêu cầu về pháp luật điều chỉnh về chế tài trong thương mại
1.3.1 Căn cứ chung để áp dụng chế tài
Để bên có quyền lợi bị vi phạm áp dụng được các biện pháp chế tài theo thỏa
thuận hay theo quy định của pháp luật đối với bên vi phạm cần có những căn cứ cụ
thể và chính xác. Vì thể để có thể áp dụng các chế tài cần xem xét tới những yếu tố
sau:
Có hành vi vi phạm: Bao gồm các hành vi thực hiện không đúng hoặc không
thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Đây là căn cứ cần được đưa ra chứng minh trong
việc áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài. Hành vi vi phạm có thể là hành vi
không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một phần hoặc toàn bộ
những cam kết mà các bên đã thỏa thuận. Trong đó, các bên không chỉ phải thực hiện
18


những nghĩa vụ đã thỏa thuận mà còn phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định pháp
luật. Trong thực tiễn hoạt động thương mại, các hành vi vi phạm thường gặp bao
gồm:
Hành vi thực hiện không đúng điều khoản về số lượng, thời hạn giao nhận
hàng hóa dịch vụ (giao hàng thiếu, giao hàng chậm...)
Không thực hiện đúng điều khoản về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, địa điểm
giao nhân hàng hóa, dịch vụ...;

Không thực hiện đúng điều khoản về giá cả, thanh toán...
Trong một số trường hợp việc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các
nghĩa vụ mà hai bên đã cam kết nhưng chủ thể thực hiện hành vi đó không bị áp dụng
các chế tài trong thương mại. Đó là do nghĩa vụ không được thực hiện không hoàn
toàn do lỗi của bên có quyền hoặc do sự kiến bất khả kháng. Vì vậy, để áp dụng chế
tài trong thương mại, cũng như để bên vi phạm phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
bồi thường cần phải xem xét các yếu tố như lỗi, thiệt hại thực tế...
Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra. Căn cứ này bắt buộc phải được viện dẫn
khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Còn đối với các hình thức chế tài thương mại
khác, thiệt hại thực tế có thể được coi là tình tiết xác định mức độ nặng nhẹ của chế
tài được áp dụng. Trong quan hệ thương mại các thiệt hại vật chất có thể xảy ra là:
Giá trị tài sản bị mất mát hư hỏng;
Chi phí thực tế hợp lí để ngăn chặn và hạn chế tổn thất;
Lợi nhuận bị bỏ lỡ thể hiện phần chênh lệch giá mua(bán) hàng hóa dịch vụ
trên thực tế so với giá mua(bán) hàng hóa dịch vụ đó theo hợp đồng đã ký kết.
Việc chậm thanh toán tiền hàng, phí dịch vụ và các chi phí khác đều làm phát
sinh quyền đòi tiền lãi chậm trả đũa của bên bị vi phạm, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, theo quy định của LTM 2005,
các thiệt hại phi vật chất như tổn hại uy tín thương nhân, uy tín, nhãn hiệu hàng hóa
không thuộc nghĩa vụ bồi thường của bên vi phạm.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại
thực tế. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Tuy
nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy
19


ra trong nhiều trường hợp còn gặp khó khăn. Vì thế cần phải xem xét, đánh giá thận
trọng các dữ kiện một cách thận trọng, khách quan. Từ đó mới có thể đưa ra kết luận
chính xác về nguyên nhân, xác định trách nhiệm của người gây thiệt hại.
Có lỗi của bên vi phạm. Khi một bên chủ thể thực hiện các hành vi xâm

phạm đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác thì việc xác định lỗi được đặt ra. Để
xác định hành vi này được coi là có lỗi hay không còn tùy vào điều kiện, hoàn cảnh
khách quan cũng như của chủ thể thực hiện hành vi. Do đó, hành vi có lỗi là khi
trong hoàn cảnh khách quan và đủ điều kiện cần thiết, chủ thể thực hiện hành vi khác
với yêu cầu, quy đinh của luật pháp hay chủ thể khác. Lỗi trong vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng thương mại là thường là do hành vi trái pháp luật hoặc trái với cam kết giữa
hai bên. LTM Việt Nam không quy định ai có lỗi mà lỗi được xác định theo nguyên
tắc suy đoán. Khi một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền suy đoánbên vi
phạm có lỗi và vì vậy, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm. Bên bị vi phạm cần phải
chứng minh bên vi phạm có lỗi hay không để có thể áp dụng chế tài với bên vi phạm.
1.3.2 Mối quan hệ giữa các chế tài theo Luật Thương mại.
Các hình thức trách nhiệm có quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau, thậm chí
không tách rời nhau. Việc lựa chọn hình thức chế tài khi có hành vi vi phạm là do bên
bị vi phạm ấn định hoặc do các bên đã thoản thuận sẵn trong hợp đồng. Các chế tài
thương mại này được bên bị vi phạm trực tiếp áp dụng đối với bên kia hoặc thông
qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi lựa chọn hình thức trách nhiệm, các bên
có liên quan cần tìm hiểu mối quan hệ giữa các chế tài và tính toán sao cho giảm
thiểu thiệt hại phát sinh nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Một chế tài
thương mại có thể áp dụng song song với một chế tài khác đối với cùng một vi phạm,
song cũng có thể chỉ được phép lựa chọn giữa hai chế độ trách nhiệm.
Về mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế
tài khác.
Theo Luật thương mại thì nếu không có thỏa thuận trước, trong thời gian áp
dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, Khoản 1, Điều 299 LTM quy định: “Trừ
trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng
hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm
nhưng không được áp dụng các chế tài khác.”
20



Theo tinh thần của luật này thì vi phạm đó đã được áp dụng chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng thì các bên không thể viện một lý do nào khác để tiếp tục bắt bên
kia phải bồi thường thiệt hại hay nộp phạt cho chính vi phạm đã được giải quyết
xong.
Còn trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng trong thời hạn ấn định, Khoản 2, Điều 299 của LTM quy định tiếp:
“bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của
mình.” .
Điều này có nghĩa là chỉ khi bên kia tuyên bố hoặc thông báo rằng anh ta sẽ
không thực hiện yêu cầu mà bên bị vi phạm đề xuất, bên bị vi phạm mới được đem
các hình thức trách nhiệm khác ra áp dụng.
Về quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm hợp đồng và chế tài đòi bồi thường
thiệt hại
Điều 307, Luật thương mại quy định:
“1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm
chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2.Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền
áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này
có quy định khác.”
Phạt vi phạm phải được thỏa thuận trong hợp đồng, còn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại không cần có sự thỏa thuận. Do bản chất của phạt vi phạm là phải có
thỏa thuận trong hợp đồng, nên khi có vi phạm xảy ra mà các bên không có thỏa
thuận phạt vi phạm thì các bên chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại mà thôi. Trong
trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng
cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại. Quy định này của các nhà làm
luật là một quy định hợp lý, phù hợp với quan hệ thương mại đang phát triển không
ngừng hiện nay. Do vậy, các bên cần xem xét phân biệt hai chế tài để có thể bảo vệ
quyền lợi chính đáng một cách hợp pháp.
Về chế tài hủy hợp đồng thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền áp dụng các hình
thức trách nhiệm khác để bảo vệ quyền lợi cho mình (Điều 237, Luật thương mại).

21


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CHẾ TÀI
THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng pháp luật điều chỉnh
về chế tài thương mại.
2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh về chế tài thương mại.
Do còn nhiều hạn chế nên trải qua một thời gian các văn bản pháp luật kinh tế
ban hành thời kỳ đầu đổi mới đã bộc lộ nhiều bất cập, không đáp ứng được nhu cầu
của thực tiễn phát triển của kinh tế Việt Nam cũng như thực tiễn thương mại quốc tế.
Năm 2005, hàng loạt các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế được ban hành
như: BLDS năm 2005; LTM năm 2005….
Các văn bản pháp luật này đã đánh dấu sự thay đổi căn bản trong việc điều
chỉnh các quan hệ kinh doanh nói chung và quan hệ trong hợp đồng kinh doanh nói
riêng. Không còn sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự, phạm vi
điều chỉnh của Luật thương mại được mở rộng rất nhiều.
Theo Luật thương mại năm 2005 khái niệm hoạt động thương mại rất rộng,
bao gồm tất các các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi; các hình thức chế tài được mở
rộng hơn, quy định cụ thể hơn và đề cập đến cả mối quan hệ giữa các hình thức này.
Các quan hệ thương mại luôn vận đông và biến đổi không ngừng, đặc biệt
trong bối cảnh hội nhập kinh tế và Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương
mại thế giới WTO nên Luật thương mại năm 2005 về cơ bản đã đáp ứng được yêu
cầu. Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập nên cần được nghiên cứu toàn
diện và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Pháp luật về chế tài trong thương mại tại Luật Thương Mại 2005 đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ
hợp đồng cũng như đảm bảo sự vận hành và phát triển có định hướng của nền kinh tế
thị trường.


2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng pháp luật điều chỉnh về chế tài thương mại
22


×