Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

văn hóa ứng xử của EVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.46 KB, 11 trang )

Tổng quan về Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg
ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc
Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định
số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn
Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty
mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐTTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
Ngày 06/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 205/2013/NĐCP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2014) với một số nội dung chính như:
* Tên gọi:
- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY.
- Tên gọi tắt: EVN.
* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên


Đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 2 (Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN)
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền
tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản
xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất
nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận
hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều
khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công
trình điện; thí nghiệm điện.
Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực sản
xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là


Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC),Tổng công ty Điện lực miền Trung
(EVN CPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Tổng công ty Điện lực
TP. Hà Nội (EVN HANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN
HCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện


nay là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT), được thành lập trên cơ
sở tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý
dự án (Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam).


Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Tập đoàn Điện lực Việt Nam



Nhận thức sâu sắc vai trò của VHDN, Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và
Công đoàn Điện lực Việt Nam đã nhiều năm trăn trở về xây dựng văn hoá Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (VH EVN). Nhiều đơn vị thành viên trong EVN đã chủ
động xây dựng và thực thi VHDN, tuy nhiên do cách làm thiếu tính đồng bộ nên
kết quả còn hạn chế, chưa có sự thống nhất trong toàn EVN, chưa tạo nên sức
mạnh tổng hợp của EVN. Từ năm 2007, Công đoàn Điện lực Việt Nam đã đề xuất
cùng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng “Quy định các tiêu chí và công
nhận đơn vị văn hoá doanh nghiệp”, khởi động cho việc xây dựng văn hoá EVN.
Năm 2008 trong mục tiêu, nhiệm vụ của EVN đã xác định: “...từng bước xây dựng
văn hoá doanh nghiệp đặc thù của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam; Xây
dựng thương hiệu Tập đoàn Điện lực Việt Nam”. Năm 2009, EVN tiếp tục khẳng
định một nội dung quan trọng nằm trong 3 mục tiêu lớn của Tập đoàn là: “...Xây
dựng văn hoá doanh nghiệp và nâng tầm thương hiệu của Tập đoàn”. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng uỷ, HĐQT, ban Tổng Giám đốc và Công đoàn Điện lực Việt Nam đã
thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác làm nhiệm vụ xây dựng và ban hành tài liệu Văn

hoá EVN.
Sau gần một năm thực thi nhiệm vụ, tổ công tác đã tập trung xây dựng VH EVN có
chủ ý, có bản sắc riêng dựa trên cơ sở tham khảo văn hoá các tập đoàn trong và
ngoài nước, tranh thủ ý kiến tư vấn của các chuyên gia, đồng thời tập hợp rộng rãi
ý kiến của đông đảo CB, CNVC trong Tập đoàn. Các hội thảo, hội nghị, các buổi
làm việc đều tập trung thảo luận những chủ đề, những nội dung cốt lõi VH EVN.
Từ Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn đến các thành viên Ban chỉ đạo, tổ công
tác đều tập trung trí tuệ, dày công nghiên cứu, dân chủ bàn bạc, sôi nổi thảo luận,
chắt lọc từ ngữ... để hoàn thiện tài liệu VH EVN nhằm đáp ứng yêu cầu và sự phát
triển đi lên của Tập đoàn. Chỉ đơn cử việc đưa ra khẩu hiệu hành động của EVN đã
là một quá trình công phu, thận trọng, phát huy trí tuệ của mọi thành viên trong
Tập đoàn. Cuộc thi sáng tác khẩu hiệu đã được phát động sâu rộng đến tất cả các
đơn vị. Hàng nghìn khẩu hiệu tham gia cuộc thi. Sau nhiều lần sàng lọc, tuyển
chọn, khẩu hiệu “EVN thắp sáng niềm tin” đã được lựa chọn với sự đồng tình ủng
hộ và chấp thuận của đại đa số CB,CNVCLĐ ngành Điện . Với 3 phần: Hệ giá trị
cốt lõi; Chuẩn mực đạo đức; Thực thi văn hoá, tài liệu văn hoá EVN đã cô đúc
những nội dung gắn liền với thực tiễn, giản dị, gần gũi với người lao động, tạo nên
nét đẹp riêng biệt của những người làm điện, thắp sáng niềm tin trong xã hội đối
với ngành điện. Trong đó, Hệ giá trị cốt lỗi gồm có Tầm nhìn, Sứ mệnh, Khẩu hiệu


và Giá trị cốt lõi. Chuẩn mực đạo đức dựa trên nền tảng Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Thực thi văn hoá bao gồm: cam kết với Đảng và Chính phủ “Điện đi trước một
bước”; Cam kết với người lao động “Người lao động là tài sản quý giá nhất”; ứng
xử nội bộ “Gia đình EVN trên thuận dưới hoà”; Ứng xử với khách hàng “Khách
hàng là sự tồn tại của chúng tôi”; Quan hệ với đối tác “Hợp tác cùng phát triển”;
đảm bảo lợi ích cho cộng đồng “Vì một cộng đồng phát triển”; Cam kết giữ gìn
môi trường “Bảo vệ ngôi nhà chung”.
Xây dựng tài liệu văn hoá EVN đã khó, nhưng việc triển khai biến các nội dung
thành hành động trong thực tiễn lại càng khó hơn. Đây là một công việc không đơn

giản, cần sự phối hợp vận động, triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá một cách
đồng bộ, có hiệu quả giữa công đoàn với chuyên môn các cấp trong ngành. Do vậy,
để xây dựng và hình thành nên văn hoá doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam xác định xây dựng và thực thi VHDN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
năm 2010 của Tập đoàn. Tài liệu VHDN phải được các đơn vị xây dựng và phát
triển dựa trên các giá trị VH EVN; phải có tác dụng phát huy năng lực của từng
CBCNV; là động lực thúc đẩy mọi cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xây
dựng tác phong, thái độ làm việc và phục vụ tận tâm, có hành vi ứng xử, giao tiếp
văn minh lịch sự, giữ gìn đoàn kết nội bộ, tạo được niềm tin trong xã hội. Hình ảnh
và con người EVN luôn thắp sáng niềm tin trên mọi miền đất nước./.

Ứng xử văn hóa là một trong những tiêu chí quan trọng được EVN ban hành thành
quy tắc, trong đó khâu đầu tiên quan trọng là việc giao tiếp, ứng xử có văn hóa với
tổ chức, con người và tài sản. Dựa trên tinh thần đó, EVN ban hành Quy tắc ứng
xử áp dụng trong Công ty. Có thể nói, văn bản này quy định hành vi, thái độ giao
tiếp phù hợp với những chuẩn mực quy định và đặc thù của Công ty đáp ứng tính
khoa học của công tác quản lý, tính chuyên nghiệp của công tác kinh doanh, góp
phần xây dựng đội ngũ lao động hướng đến “chân, thiện, mỹ”.


Quy tắc ứng xử văn hóa là nền tảng của phát triển, vì người lao động và do người
lao động thực hiện. Qua đó, tạo kỹ năng sống, sống “có ích cho cộng đồng” và
khắc phục “tính vô chủ, tự ti, tự tiện” trong một bộ phận lao động. Công ty luôn
đầu tư thích đáng đào tạo đội ngũ CNVCLĐ có trình độ và khả năng giao tiếp, sẵn
sàng thỏa mãn nhanh nhất yêu cầu của khách hàng; lãnh đạo Công ty luôn tuân thủ
và chấp hành tốt pháp luật và các quy chế của ngành Điện, đảm bảo hài hòa lợi ích
của Nhà nước – ngành Điện – doanh nghiệp - người lao động. Trong quy tắc ứng
xử, nhân tố con người được phát huy, tạo điều kiện và khuyến khích người lao
động làm chủ công việc; chế độ trách nhiệm của người đứng đầu được đề cao.
Hăng năm, Công ty tổ chức nhiều lớp học để mỗi người được học tập, ôn lại và

nắm chắc chức năng nhiệm vụ, nội quy lao động, văn hóa doanh nghiệp và quy tắc
ứng xử, nhằm tạo ra đội ngũ CNVCLĐ “đẹp về hành vi, chuẩn trong ngôn ngữ,
vững nghiệp vụ và chiếm được cảm tình trong giao tiếp”. Việc Công ty thực thi
văn hóa doanh nghiệp và quy tắc ứng xử là nhằm bảo đảm cho các mối quan hệ
trong và ngoài Công ty có nề nếp, tiến bộ. Để triển khai quy tắc ứng xử, Công ty đề
ra các biện pháp như: Tổ chức nghiên cứu, học tập sâu rộng đến CBCNV; ban
hành cẩm nang bỏ túi để mỗi người tiện dụng; đưa kết quả thực hiện vào xét thi
đua; dựa vào truyền thông nội bộ để tổ chức tuyên truyền thường xuyên quy tắc
ứng xử văn hóa, đưa tin gương người tốt việc tốt, kể cả những việc chưa tốt; tổ
chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết kịp thời. Riêng khối văn phòng, gắn việc triển khai
quy tắc ứng xử với xây dựng văn phòng theo hướng hiện đại và tối ưu hóa chi phí.
Về phía người lao động, nhất là lãnh đạo các phòng, đơn vị cơ sở cần thấy hết trách
nhiệm của mình trong việc thực thi quy tắc ứng xử văn hóa gắn với nhu cầu quản
lý. Trước hết là phải thống nhất cao về quan điểm, phải quán triệt thực hiện từ trên
xuống, lãnh đạo phải làm gương và không loại trừ bất kỳ ai. Mặt khác, cần kiểm
tra, nhắc nhở nhau loại bỏ những hành vi gây phản cảm cho đồng nghiệp, khách
hàng và đối tác; đấu tranh phê phán với những biểu hiện tiêu cực; những thói quen
trái với quy tắc ứng xử cần phải được khắc phục nhanh, như các quy tắc trong
xưng hô, chào hỏi, kính thưa, kính gửi… nhất là với văn hóa cảm thông và biết xin
lỗi, sửa lỗi.
Quy tắc ứng xử văn hóa nhằm tạo nề nếp văn minh trong quan hệ giao tiếp của tổ
chức và con người có văn hóa. Thực hiện tốt quy tắc ứng xử văn hóa cũng chính là


việc tỏ thái độ tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng khách hàng và đối tác, nhưng cao
hơn hết cũng chính là thái độ tự trọng, tôn trọng bản thân mình trong các mối quan
hệ xã hội. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, chỉ cần một cái
lỗi nhỏ trong giao tiếp hoặc cung ứng điện thì lập tức sẽ trở thành vấn đề quan tâm
của dư luận xã hội. Vì vậy, nếu thực hiện quy tắc ứng xử tốt là có thể tránh được
những sai sót không đáng có.

Sự vươn lên của Công ty trong những năm qua là do công sức của tập thể CBCNV,
mà trong đó, cái quan trọng nhất vẫn là văn hoá, đạo đức, lối sống và uy tín đã tạo
dựng được trong lòng khách hàng sử dụng điện. Sắp tới, bài học quản lý quan
trọng nhất là làm thế nào để đưa Quy tắc ứng xử văn hóa của Công ty vào thực tế
công việc mà mỗi người lao động vừa là chủ thể vừa là đối tượng thực hiện? Hình
ảnh và thương hiệu của Công ty phụ thuộc rất lớn vào kết quả thực hiện văn hóa
doanh nghiệp và quy tắc ứng xử văn hóa, mà trong đó sự góp sức của mỗi người
lao động được xem như là viên gạch quý xây nên lâu đài văn hóa.
PHẦN II - QUY TẮC ỨNG XỬ ĐỐI VỚI BÊN NGOÀI
1. Ứng xử đối với cơ quan cấp trên, địa phương
1.1. Cam kết với Đảng và Chính phủ
EVNGENCO 1 cam kết thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Nghiêm
chỉnh thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và các Nghị quyết của Đảng.
Thường xuyên báo cáo, trao đổi, giữ mối quan hệ tốt để tạo được sự ủng hộ và
đồng thuận của Đảng và Chính phủ.
1.2. Cam kết với EVN, Bộ, ngành hữu quan
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của EVN, của Bộ Công Thương và các quy địnhcủa
Bộ ngành có liên quan. Phối hợp chặt chẽ và giữ mối quan hệ hài hòa, hợp tác với
các cơ quan chức năng, các phòng ban chuyên môn của EVN, của bộ, ngành để
thực hiện công việc một cách hiệu quả và thời gian nhanh nhất.
Chủ động, kịp thời đề xuất những vấn đề vướng mắc khi thực hiện các quy định
của EVN, của bộ, ngành.
1.3. Cam kết với địa phương sở tại
Tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương sở tại. Động viên, khuyến
khích CBCNV tham gia các hoạt động xã hội của địa phương. Phối hợp chặt chẽ
với an ninh sở tại để giữ gìn an ninh trật tự cho Cơ quan EVNGENCO 1, cũng như
toàn thể các đơn vị trong EVNGENCO 1.
Luôn giữ mối quan hệ thân thiện với địa phương khi làm việc.
2. Ứng xử với khách hàng, đối tác:
2.1. Ứng xử với khách hàng



Với phương châm “khách hàng là sự tồn tại của chúng tôi”. Mỗi CBCNV
EVNGENCO 1 khi giao tiếp với khách hàng phải thể hiện được thái độ thân thiện,
sự văn minh lịch sự, tôn trọng khách hàng, tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình, trách
nhiệm và tận tâm.
Luôn giải quyết công việc đảm bảo đúng quy định của EVN và của EVNGENCO
1. Tuyệt đối không phát ngôn tuỳ tiện, lời nói thiếu văn minh, doạ nạt, cửa quyền.
Không gây khó khăn, tra hỏi vặn vẹo những điều kiện không có trong quy định khi
giao tiếp với khách hàng.
Thường xuyên trau dồi và cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm, dịch vụ
và quy định của EVNGENCO 1 để đảm bảo cho khách hàng luôn nhận được thông
tin chân thực và đầy đủ nhất khi cần trao đổi, ký kết.
Khi khách hàng có thắc mắc hoặc yêu cầu giải đáp về sử dụng sản phẩm, dịch vụ
mà EVNGENCO 1 cung cấp thì mỗi CBCNV theo thẩm quyền kịp thời giải quyết
thỏa đáng những yêu cầu đó, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra kết quả đã được
thực hiện.
2.2. Ứng xử với đối tác
Với phương châm “Hợp tác cùng phát triển” xây dựng mối quan hệ với đối tác
cũng như coi trọng các đối tác như những người bạn trên nguyên tắc hợp tác bình
đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hướng đến sự hợp tác dài lâu và cùng phát triển.
Luôn giải quyết công việc trên tinh thần tuân thủ luật pháp và tôn trọng quyền lợi
giữa hai bên. Trường hợp xảy ra vướng mắc hay xung đột cần giải quyết trên
nguyên tắc công bằng, thiện chí, hợp tác và tôn trọng lợi ích giữa các bên liên
quan.
Thái độ ứng xử trọng thị, lịch thiệp đúng nghi thức.
Khi làm việc với các đối tác nước ngoài hay đi công tác ở nước ngoài, mỗi
CBCNV EVNGENCO 1 tôn trọng, tuân thủ luật pháp, văn hóa của nước bạn, tôn
trọng các Hiệp định, thỏa thuận, Biên bản ghi nhớ mà Việt Nam đã ký kết hoặc
tham gia.

Tuyệt đối không thực hiện các hành vi ép buộc, níu kéo, lợi dụng nhằm trục lợi cá
nhân.
2.3. Ứng xử với truyền thông
* Đối với truyền thông:
Nghiêm túc thực hiện theo quy chế phát ngôn mà EVN đã ban hành. Mọi vấn đề
liên quan đến EVNGENCO 1 thì chỉ người có thẩm quyền hoặc người được ủy
quyền từ người có thẩm quyền của EVNGENCO 1 mới được phép cung cấp thông
tin và phát ngôn cho truyền thông.
Mọi thông tin cung cấp cho truyền thông phải đảm bảo tính trung thực, kịp thời,
đúng quy định của pháp luật, của EVN và của EVNGENCO 1. Nội dung truyền


thông phải công khai, minh bạch, dễ hiểu tạo được sự đồng cảm của công luận và
đảm bảo lợi ích của EVNGENCO 1.
* Đối với quảng cáo:
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công tác tuyên truyền quảng cáo.
Nội dung quảng cáo: Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị, chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh, nhiệm vụ trọng
tâm và quảng bá cũng như tạo dựng hình ảnh của EVNGENCO 1 với trong nước
và ngoài nước.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×