TRƯỜNG CĐSP KIÊN GIANG
KHOA GDCT – TLGD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NỘI DUNG CÂU HỎI CUỘC THI
TÌM HIỂU LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Năm học 2015 – 2016
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (15 câu – mỗi câu 1 điểm)
Câu 1. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có
a. 10 chương 98 điều
b. 11 chương 75 điều
c. 8 chương 75 điều
d. 15 chương 95 điều
Câu 2. Nguyên tắc bầu cử ở nước ta
a. Phổ thông, bình đẳng
b. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp
c. Phổ thông, bình đẳng, gián tiếp
d. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
Câu 3. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử
a. 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử
b. 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, 20 tuổi trở lên có quyền ứng cử
c. 16 tuổi trở lên có quyền bầu cử, 20 tuổi trở lên có quyền ứng cử
d. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử
Câu 4. Ngày bầu cử
a. Phải là ngày thứ 7, được công bố chậm nhất là 125 ngày trước ngày bầu cử
b. Phải là ngày chủ nhật, được công bố chậm nhất là 108 ngày trước ngày bầu cử
c. Phải là ngày chủ nhật, được công bố chậm nhất là 90 ngày trước ngày bầu cử
d. Phải là ngày chủ nhật, được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử
Câu 5. Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội
a. Ít nhất là 15 phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức
b. Ít nhất là 20 phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức
c. Ít nhất là 18 phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức
d. Ít nhất là 10 phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức
Câu 6. Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội
a. Ít nhất là 15 phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức
b. Ít nhất là 35 phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức
c. Ít nhất là 18 phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức
d. Ít nhất là 10 phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức
Câu 7. Các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng
a. Đơn vị vũ trang nhân dân
b. Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc
người cao tuổi có từ 50 cử tri trở lên
c. Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam
d. Cả a, b, c
Câu 8. Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải
a. Nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 90 ngày trước ngày bầu cử
b. Nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử
c. Nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 60 ngày trước ngày bầu cử
d. Nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử
Câu 9. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội bầu
a. Không quá 3 đại biểu
b. Không quá 4 đại biểu
c. Không quá 6 đại biểu
d. Không quá 5 đại biểu
Câu 10. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân bầu
a. Không quá 3 đại biểu
b. Không quá 4 đại biểu
c. Không quá 6 đại biểu
d. Không quá 5 đại biểu
Câu 11. Số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có
a. Ít nhất 2 đại biểu cư trú tại địa phương
b. Ít nhất 3 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương
c. Ít nhất 5 đại biểu làm việc tại địa phương
d. Ít nhất 4 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương
Câu 12 Tổng số Đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu là
a. 350 đại biểu
b. 400 đại biểu
c. 450 đại biểu
d. 500 đại biểu
Câu 13. Số người được giới thiếu để ứng cử Hội đồng nhân dân các cấp phải đảm bảo có
a. Ít nhất 30% là phụ nữ
b. Ít nhất 35% là phụ nữ
c. Ít nhất 25% là phụ nữ
d. Ít nhất 50% là phụ nữ
Câu 14. Những hành vi nào sau đây bị cấm trong vận động bầu cử
a. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền tráu với Hiến pháp và pháp luật
b. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp
c. Sử dụng hoặc hứa cho, tặng, ủng hộ tiền, tài sản để lôi kéo, mua chuộc cử tri
d. Cả a, b, c
Câu 15. Hội đồng bầu cử quốc gia do
a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập, có từ 15 đến 20 thành viên
b. Chính phủ thành lập, có từ 10 đến 15 thành viên
c. Bộ tư pháp thành lập, có từ 15 đến 25 thành viên
d. Quốc hội thành lập, có từ 15 đến 21 thành viên
II. PHẦN TỰ LUẬN (1 câu – 5 điểm)
Theo các bạn, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở
nước ta có ý nghĩa chính trị như thế nào ?