Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

chuyên đề ôn thi tốt nghiệp thpt quốc gia môn ngữ văn kỹ năng làm nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.57 KB, 21 trang )

Chuyên đề ôn thi TN THPT Quốc Gia

KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(3tiết)
A. MỤC TIÊU ÔN
I. NGUYÊN TẮC
1. Bám sát cấu trúc đề thi THPTQG
- Nghị luận xã hội: 8 điểm
- Nghị luận văn học: 12 điểm
2. Bám sát các dạng bài nghị luận
3. Phạm vi kiến thức; Lớp 10,11, 12
II. YÊU CẦU
1.Yêu cầu chung:
- Đảm bảo những đặc trưng cơ bản của thể văn NLXH: có hệ thống luận điểm chặt chẽ, hướng vào luận đề, có các
luận cứ lí lẽ thuyết phục để làm sáng tỏ mỗi luận điểm và tìm những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, đáng tin cậy để chứng
minh.
- Đảm bảo vốn kiến thức xã hội phong phú, sâu sắc, có những hiểu biết nhất định về các vấn đề thời sự, chính trị -

xã hội nóng bỏng của đất nước.
- Đảm bảo tính mục đích, tư tưởng: những vấn đề nghị luận phải có ý nghĩa thiết thực, có tính thời sự và tính giáo
dục cao, có ý nghĩa hướng đạo, giúp HS có những nhận thức và suy nghĩ đúng đán về cuộc sống.
2. Yêu cầu cụ thể:
* Về hình thức trình bày: Trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học theo bố cục 3 phần của một bài văn (hoặc đoạn văn)
nghị luận, tùy theo yêu cầu của đề
* Về thao tác lập luận :
- Bài văn NLXH nào cũng vận dụng kết hợp các thao tác: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.

Tùy từng đề bài cụ thể mà lựa chọn sử dụng thao tác lập luận theo dung lượng hợp lý
- Căn cứ vào đặc trưng của bài văn NLXH, hướng dẫn HS thực hiện các thao tác lập luận đáp ứng những yêu cầu
cụ thể sau:
• Giải thích:


□ Mục đích: giúp người nghe (đọc) hiểu vấn đề.
□ Các bước:
- Làm rõ vấn đề được nêu ra ở đề.


+ Nếu vấn đề được nêu dưới dạng là một câu trích dẫn hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần
lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được
trích dẫn.
(Nghĩa là lần lượt trả lời các câu hỏi: "... nghĩa là gì? "... là như thế nào?"; "Câu nói đề cập tới vấn đề gì?")
+ Nếu vấn đề được diễn đạt theo kiểu ấn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ.
+ Neu vấn đề bàn luận là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì? Hiện tượng đó biểu
hiện ra sao? Dưới các hình thức nào? (miêu tả, nhận diện)...
Thực hiện tốt bước giải thích sẽ tìm thấy vấn đề cần bàn luận. Định hướng lập ý đứng và đủ.
• Phân tích:
□ Mục đích: đưa ra các lí lẽ để thuyết phục người đọc
□ Các bước:
+ Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: trả lời tại sao có vấn đề đó? (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Người viết cần suy nghĩ
kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc vê mặt lí lẽ, xác đáng vê mặt dân chứng.
Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi TẠI S AO?
+ Nêu hướng vận dụng của vấn đề: vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào?
Phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm thái độ của bản thân về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc
sống.
Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi NHƯ THẾ NAO?
• Chứng minh:
□ Mục đích: giúp người nghe (đọc) tin vào ý kiến người viết.
□ Các bước:
+ Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
+ Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống (hoặc các nguồn thông tin tin cậy khác) để minh hoạ.
• Bình luân:
□ Mục đích: giúp người nghe (đọc) đồng tình với ý kiến người viết.

□ Các bước:
+ Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) dưới nhiều góc độ để đưa ra lời bình luận, đánh giá vấn đề Đúng / Sai? Tốt
/ xấu? ...
+ Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
• Bác bỏ:
□ Mục đích: giúp người nghe, người đọc hiểu sâu, rộng vấn đề từ chiều xem xét ngược lại.
□ Các bước:
+ Phản bác, nêu mặt trái của vấn đề đang bàn luận.
+ Nêu giả thiết ngược lại và bàn luận,
III. MỤC TIÊU


- Nắm được công thức làm từng dạng cụ thể
- Rèn kĩ năng viết văn
- Nắm bắt thông tin trong đời sống XH, suy nghĩ và có quan điểm cá nhân (bày tỏ quan điểm cá nhân 1 cách chân thành,
nghiêm túc, rõ ràng, nhất quán)
- Tích lũy các danh ngôn, châm ngôn, những câu chuyện cuộc sống … để làm dẫn chứng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Phần chuẩn bị của GV và HS trước buổi ôn:
- Giáo viên: + Thông báo kế hoạch ôn tập cho học sinh
+ Chuẩn bị bài soạn lên lớp. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho hs làm đề cương.
+ Các chuyên đề ôn tập photo cho HS.
+ Đề thi thử trắc nghiệm và kiểm tra photo cho HS.
- Học sinh: + Ôn tập lại toàn bộ chương trình đã học.
+ Chuẩn bị kiến thức lý thuyết dưới dạng đề cương ôn tập.
+ Luyện tập các chuyên đề, các đề thi thử mà GV giao.
C. PHƯƠNG PHÁP ÔN
- Phần chuẩn bị của GV và HS trước buổi ôn: (hệ thống câu hỏi, bài tập của giáo viên, đề cương của học sinh): GV cung
cấp hệ thống câu hỏi (nội dung) cho HS, yêu cầu HS làm đề cương trước khi lên lớp. Tùy đối tượng HS, GV giao bài tập
cụ thể. Trước khi ôn, GV tiến hành kiểm tra phần chuẩn bị của HS (hoặc kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập tùy theo

nội dung ôn).
- Tổ chức cụ thể trong buổi ôn: Dành một khoảng thời gian từ 15 - 20 phút để định hướng nội dung trọng tâm, kiến thức
cơ bản của bài (có thể thông qua hình thức phát vấn, trao đổi, thảo luận...). Thời gian còn lại dành cho phần đi sâu vào
trọng tâm kiến thức kết hợp rèn luyện kĩ năng bằng các đề bài, bài tập cụ thể (có thể thông qua hình thức HS làm bài tập
cá nhân hoặc thảo luận nhóm...). Chú ý phân loại đối tượng học sinh chỉ xét tốt nghiệp và học sinh xét tốt nghiệp và ĐH.
- Việc kiểm tra: Thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị đề cương ôn tập của học sinh, kiểm tra miệng... Sau 1 đến 2 tuần
cần có một bài kiểm tra tổng hợp những nội dung đã ôn (cho đề HS làm, GV chấm, rút kinh nghiệm cho HS).
- Thi thử theo kế hoạch chung.
Các điều kiện cho ôn tập
- Tài liệu hướng dẫn ôn tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bám sát huẩn kiến thức kĩ năng; bám sát cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bám sát Kế hoạch ôn tập của tổ chuyên môn và nhà trường
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, đề phát cho học sinh làm tại lớp, về nhà (GV chuẩn bị tùy theo đặc điểm của nội dung ôn
tập).
- HS làm đề cương, giáo viên thường xuyên kiểm tra.
D. TIẾN TRÌNH ÔN


Hoạt động của GV
và HS
GV cung cấp hệ thống
kiến thức, câu hỏi (nội
dung) cho HS, yêu cầu
HS làm đề cương
trước khi lên lớp. Tùy
đối tượng HS, GV
giao bài tập cụ thể.
Trước khi ôn, GV tiến
hành kiểm tra phần
chuẩn bị của HS (hoặc

kết hợp kiểm tra trong
quá trình ôn tập tùy
theo nội dung ôn).

Nội dung cần đạt thi tốt nghiệp

Nội dung cần đạt
thi đại học

A. KIẾN THỨC CHUNG
I. Khái quát chung
1. Văn nghị luận
Nghị luận là một thể loại đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ
để bàn luận, giải đáp, làm sáng tỏ một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội,
văn học nghệ thuật, triết học, tư tưởng đạo đức,…). Để thuyết phục
người đọc, người nghe hiểu, đồng tình với ý kiến của mình, lập luận
phải mạch lạc, chặt chẽ, diễn đạt phải trong sáng, ngôn ngữ giàu hình
ảnh và sắc thái biểu cảm.
2. Nghị luận xã hội
a. Khái niệm: là thể văn phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan
đến các mối quan hệ con người trong đời sống xã hội, nhằm tạo ra
những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa
người với người trong xã hội. So với kiểu bài nghị luận văn học
thường gặp, kiểu bài này vừa mới, vừa khó đối với học sinh.
b. Các dạng bài thường gặp
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
c. Những chủ đề thường bàn tới
- Nghị lực, ý chí, niềm tin

- Bàn về tình cảm (tình bạn, tình mẹ, tình yêu quê hương đất nước)
- Bàn về cách sống, lý tưởng sống
- Bàn về việc học, việc đọc..
- Bàn về vấn đề đối với truyền thông (uống nước nhớ nguồn, cái nết
đánh chết cái đẹp, không Thầy đố mày làm nên, văn hóa Việt, tôn sư
trọng đạo, ngôn ngữ tiếng Việt..)

1. Giáo viên cần
lưu ý cho học sinh điểm
khác biệt giữa hai kiểu
bài nghị luận về một
hiện tượng đời sống và
kiểu bài nghị luận về
một tư tưởng đạo lí
không chỉ nằm ở đối
tượng nghị luận mà còn
nằm ở cách thức nghị
luận: Nếu bài nghị luận
về một hiện tượng đời
sống từ phân tích sự việc
cụ thể mà rút ra những
vấn đề tư tưởng thì bài
văn nghị luận về một tư
tưởng đạo lí lại từ phân
tích, giải thích một tư
tưởng khái quát mà soi
sáng và cuộc sống, nhằm
khẳng định tư tưởng đó
quan trọng đối với đời
sống con người.

- Ngoài ra trong
quá trình giảng dạy, ôn
tập về nghị luận xã hội
giáo viên cần chú đến


- Các phẩm chất đạo đức (Trung thực, danh dự, tự trọng, đức hạnh,
khoan dung, đồng cảm, sẻ chia, dũng cảm, danh và thực tâm hồn, tài
đức, nghị lực khát vọng, niềm tin…)
- Các vấn đề (giá trị bản thân, khen - chê, thành công - thất bại, kẻ
mạnh - kẻ yếu, thời gian - cơ hội - lời nói, những thói xấu của con
người, sự cho đi và nhận…)
- Các hiện tượng xã hội đang diễn ra trong đời sống xã hội.
3. Đặc điểm
- Văn nghị luận là dùng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận để
xác định một tư tưởng, quan điểm hay làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.
Trong mỗi bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm
phụ.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn,
được diễn đạt trong sáng, dễ hiểu. Thường được thể hiện qua một câu
văn ngắn gọn, có tính chất khẳng định hay phủ định (Đôi khi luận
điểm không thể hiện theo cách này mà được thông qua cả đoạn văn).
Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành
một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực
tế mới thuyết phục.
- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra nhằm dẫn dắt người đọc( người
nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt
được. Nói cách khác luận cứ làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải
chân thật, đúng đắn, tiêu biểu mới khiến cho luận điểm có tính thuyết
phục.

- Lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho
chặt chẽ, sáng rõ và thuyết phục.
4. Cấu trúc chung
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần bàn luận.
- Thân bài:
+ Trả lời câu hỏi “là gì”: Giải thích khái niệm (nếu có). Phần này có
thể giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng... tùy theo từng vấn đề.
+ Trả lời câu hỏi “như thế nào”: Nêu biểu hiện của vấn đề trong cuộc
sống, trong văn chương.
+ Trả lời câu hỏi “vì sao”: Lí giải nguyên nhân vấn đề, hiện tượng
hay phẩm chất...

dạng đề : Dạng đề nghị
luận tổng hợp, Dạng đề
mang tính chất đối thoại
– bộc lộ suy nghĩ riêng
về vấn đề được đặt ra,
Dạng đề kết hợp nghị
luận văn học và nghị
luận xã hội.
2. Cấu trúc từng kiểu
bài
a. Kiểu bài nghị
luận về một tư tưởng
đạo lí (cấu trúc của
kiểu bài này có thể
tham khảo trong các tài
liệu bồi dưỡng chuyên
môn những năm trước).
b. Kiểu bài nghị

luận về một hiện tượng
đời sống (cấu trúc của
kiểu bài này có thể
tham khảo trong các tài
liệu bồi dưỡng chuyên
môn những năm trước).
Khi hướng dẫn
HS tìm và lập ý cho các
phần của bài nghị luận
về một hiện tượng đời
sống, GV cần lưu ý cho
HS một số điểm sau:
- Khi phản ánh
thực trạng, học sinh cần
đưa ra những con số cụ
thể của thông tin sẽ tạo
sức thuyết phục, tránh


+ Bàn luận về vấn đề, đánh giá phẩm chất, hiện tượng...; đặt ra
một số câu hỏi lật ngược lại vấn đề, nhìn vấn đề sâu hơn ở nhiều góc
độ... Ví dụ: hiện tượng/ phẩm chất/ ý kiến ấy có luôn đúng/sai/tốt/xấu?
+ Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân. Phần
này cần viết chân thành, trung thực, tránh khuôn sáo, cứng nhắc.
- Kết bài: Tóm lại vấn đề cần bàn luận.
5. Các thao tác khi làm bài
4.1.Phân tích đề
- Hướng dẫn HS thực hiện nhanh, thuần thục các thao tác:
+ Đọc kĩ đề.
+ Gạch chân những từ then chốt, những khái niệm, những từ "khóa".

+ Chú ý các dấu hiệu ngăn vế câu nêu luận đề (nếu có).
-Xác định các yêu cầu:
+ Nội dung luận đề: vấn đề cần nghị luận là gi? Gồm những ý chính
nào ?)
+ Thao tác lập luận chính cần sử dụng trong bài viết?
+ Phạm vi dẫn chứng (trong tác phẩm văn học; trong đời sống xã hội
4.2.Lập dàn ý
- Vạch ra các ý lớn, những luận điểm chính, trên cơ sở đó triển khai cụ
thể thành các ý nhỏ.
- Lựa chọn, sắp xếp các ý thành một hệ thống chặt chẽ, lôgic, làm rõ
luận đề
- Bố cục 3 phần. Các ý cần có:
Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn, chính xác vấn đề cần nghị luận, trích dẫn ý
kiến, câu nói, đoạn văn bản ... (nếu có)
Thân bài:
Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ vấn đề nghị luận.
Giải thích các từ ngữ, khái niệm then chốt trong đề bài.
Phân tích các khía cạnh của vấn đề.
Mở rộng bàn bạc sâu vào vấn đề, đưa ra ý kiến đánh giá của bản
thân: khẳng định hoặc phản bác
Liên hệ thực tiễn, rút ra bài học.
Kết bài:
Tổng kết nội dung đã trình bày, mở rộng, nâng cao vấn đề.

lối nói chung chung mơ
hồ (VD: muốn bàn về
tình trạng ô nhiễm
nguồn nước, cần tìm
thông tin về những con

sông đang bị ô nhiễm
nặng nhất, mức độ ô
nhiễm cụ thể, các loại
chất gây ô nhiễm hiện
có mặt trong nguồn
nước sông; Muốn bàn
về nạn bạo hành với
phụ nữ, cần tìm hiểu
xem trong xã hội hiện
tại người phụ nữ phải
đối mặt với những
kiểu / dạng bạo hành
như thế nào, tỉ lệ phụ
nữ phải sống chung với
nạn bạo hành...).
- Khi đánh giá
hậu quả (kết quả) cần
xem xét ở phạm vi cá
nhân – cộng đồng, hiện
tại - tương lai (VD: nạn
bạo hành phụ nữ gây
hậu quả nghiêm trọng
không chỉ với người
phụ nữ về mọi mặt sức
khỏe cũng như tâm lí
mà còn ảnh hưởng đến
toàn xã hội trong cả
quá trình phát triển lâu
dài; hiện tượng nghiện
online không chỉ làm



4.3.V iết đoạn văn
Hình thức: có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
Nội dung:
+ Câu mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng vấn đề cần nghị luận.
+ Các câu phát triển đoạn: giải thích vấn đề cần nghị luận => Phân tích
biểu hiện, nguỵên nhân, hậu quả của vấn đề => Đánh giá khái quát =>
Nêu giải pháp cho vấn đề.
+ Câu kết đoạn: Bài học cho bản thân.
Yêu cầu:
+ Trình bày bằng môt đoan văn.
+ Viết đủ số dòng, số câu theo yêu cầu của đề.
+ Nội dung phải rõ ràng, mạch lạc.
II. CÁC KIỂU BÀI CỤ THỂ
GV cung cấp hệ thống
kiến thức ôn tập cho
HS, yêu cầu HS làm
đề cương về các kiểu
bài cụ thể theo các nội
dung:
Đối tượng nghị
luận
Yêu cầu
Dàn ý khái quát
GV tiến hành kiểm tra
phần chuẩn bị của HS
(hoặc kết hợp kiểm tra
trong quá trình ôn tập
tùy theo nội dung ôn).


1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
a. Đối tượng nghị luận
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là dạng bài NLXH yêu cầu
người viết sử dụng kêt hợp các thao tác lập luận hợp lí đê bàn bạc, bộc
lộ quan diêm, thái độ rõ ràng trước một vấn đề liên quan đến lý tưởng,
đạo đức, nhân cách, lối sống ... của con người.
Đề tài rất phong phú và đa dạng. Ví dụ:
- Các vấn đề về nhận thức (Lí tưởng, mục đích sống...)
- Các vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách (Lòng yêu nước,
lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng...; tính trung thực, dũng
cảm, chăm chỉ, cần cù,thái độ hoà nhã, khiêm tốn...; thói ích kỉ,
ba hoa, vụ lợi...)
- Các vấn đề về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...)
- Các vấn đề về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò,
tình bạn bề...)
- Các vấn đề về cách ứng xử, những hành động của mỗi người
trong cuộc
sống.

b.Yêu cầu
Về kiến thức:

hao tổn về sức lực, tiền
của, ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển nhân cách
cá nhân mà còn tạo
mầm mống cho sự bất
ổn trong xã hội).
- Khi phân tích

nguyên nhân nên chú ý
tới các mặt khách quan,
chủ quan. (VD: hiện
tượng tai nạn giao thông
thì nguyên nhân khách
quan là do hệ thống giao
thông còn nhiều bất cập:
cách phân luồng, phân
tuyến, hệ thống biển báo
chỉ dẫn, chất lượng tham
gia phương tiện giao
thông, nguyên nhân chủ
quan: ý thức của người
tham gia giao thông).
- Khi đề xuất giải
pháp, ta cần xem lại
nguyên nhân vì chính
nó là gợi ý tốt nhất
(VD: một trong những
nguyên nhân của nạn
bạo hành phụ nữ là
nhận thức về bình đẳng
giới thì một trong
những giải pháp khắc
phục tình trạng này là
tuyên truyền giáo dục
để nâng cao nhận thức
và ý thức bình đẳng



Nắm được cách làm; Tầm quan trọng của kiểu bài: Nghị luận về một
tư tưởng, đạo lí;
- Bài viết cần thể hiện được sự hiểu biết về một hiện tượng đời sống có
tác động đến tình cảm, thái độ của bản thân.
- Người viết thể hiện rõ quan điểm và lập trường đánh giá.
Về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức để phân tích đề, lập dàn ý và viết hoàn chỉnh
một bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí;
- Xác định các thao tác chính của bài viết.
- Xác định được các luận điểm, luận cứ cần trình bày.
- Biết liên hệ, mở rộng (nếu cần)
Về tư duy và thái độ giáo dục
- Nhận biết được dạng bài cụ thể, huy động kĩ năng và kiến thức trong
thực tế để bộc lộ nghiêm túc suy nghĩ, quan điểm trước một vấn đề xã
hội.
- Tích hợp GDKNS: Tự nhận thức về những vấn đề tư tưởng đạo lý,
có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan
niệm sai lầm.

c.Dàn ý khái quát
Phần mở bài:
- Có thể tiến hành theo 2 cách:
+ Mở bài trực tiếp: là trả lời thẳng vào câu hỏi “ Bài viết bàn về
vấn đề gì?”
+ Mở bài gián tiếp: có thể xuất phát từ một lời thơ, ý văn, tục
ngữ, ý kiến, câu châm ngôn... để dẫn dắt người đọc tới vấn đề tư
tưởng, đạo lí cần nghị luận.
- Dù tiến hành theo cách nào, phần mở bài cũng cần cỏ các ỷ
sau:
+ Giới thiệu chính xác vấn đề cần bàn luận mà đề bài đặt ra.

+ Neu luận đề nêu dưới dạng ý kiến, câu châm ngôn, tục ngữ...
cần trích dẫn lại nguyên văn câu đó.
Phần thân bài
- Tiến hành theo các bước sau:
+ Giải thích rõ luận đề (Giải thích các từ ngữ then chốt, các khái
niệm; giải thích ý nghĩa từng vế câu - nếu có; giải thích tổng quát toàn

của
những
cánh
rừng?”, về cơ bản các ý
cũng triển khai như đã
nêu trên nhưng ý trọng
tâm phải là giải pháp
ngăn ngừa nạn đốt phá
và phát triển rừng.
4. Cách lựa
chọn và đưa dẫn
chứng
- Khi lấy dẫn
chứng để chứng minh
bên cạnh yêu cầu phù
hợp với luận điểm, cần
chú ý chọn dẫn chứng
có sức thuyết phục cao:
các con số thống kê,
các sự kiện lịch sử,
những danh ngôn,
những câu chuyện thời
sự. Ví dụ để làm sáng

tỏ luận điểm “một số
giá trị văn học truyền
thống của dân tộc đang
bị mai một” trong lĩnh
vực văn hóa nghệ thuật
học sinh có thể đưa ra
những con số cụ thể:
theo thống kê của Tổng
cục văn hóa trung ương
năm 2013, số nghệ
nhân trên 60 tuổi biết
hát ca trù và quan họ
chiếm tới 90%, trong số
đó nghệ nhân trẻ chiếm


bộ luận đề...)

+ Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tu tưởng, đạo lí
(dùng các dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tu tưởng, đạo lí
(dùng các dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Khẳng định, đánh giá ý nghĩa của tư tưởng đạo lí đã nghị
luận
- Mồ hình cẩu trúc phần thân bài:

GIẢI => PHÂN => BÁC => ĐÁNH
Phần kết bài
- Liên hệ thực tiễn, rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề đã
bàn luận.


2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
a. Đối tượng nghị luận
Kiểu bài này bàn về một hiện tượng xảy ra trong thực tế đời
sống. Hiện tượng này có thể là hiện tượng tích cực cũng có thể là
hiện tượng tiêu cực, hoặc là hiện tượng có tính hai mặt (cả tích cực
lẫn tiêu cực). Như thế, đòi hỏi bằng nhận thức của bản thân phải nêu
ra được ý tưởng, quan điểm riêng của mình.
Tuy vậy, các dạng đề tài thường gặp cũng rất gần gũi với đời
sống, phù hợp với trình độ học sinh như:
- An toàn giao thông
- Bảo vệ môi trường.
- Việc tiêu cực trong thi cử.
- Nạn bạo hành trong gia đình, học đường.
- Phong trào học sinh sinh viên tình nguyện, tiếp sức mùa thi.
- Bảo về tài nguyên rừng, nguồn nước ..
- Tương than tương ái

b. Yêu cầu
Về kiến thức:
Nắm được cách làm các kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời
sống.
- Bài viết cần thể hiện được sự hiểu biết về một hiện tượng đời sống có
tác động đến tình cảm, thái độ của bản thân.
- Người viết thể hiện rõ quan điểm và lập trường đánh giá.

không quá 10%...
- Khi đưa dẫn
chứng tránh tình trạng
liệt kê tràn lan theo

kiểu nghĩ gì viết đấy,
nhớ gì ghi nấy, mà nên
đi theo một trình tự
lôgich nhất định (có thể
theo trình tự thời gian,
không gian, lĩnh vực...).
Ví dụ khi nêu hiện
trạng về một số giá trị
văn hóa cổ truyền bị
mai một trên phương
diện văn hóa, nghệ
thuật, học sinh có thể
đưa các dẫn chứng về
âm nhạc, hội họa, sân
khấu điện ảnh...
- Bên sự kết hợp
giữa nhuần nhuyễn
giữa dẫn chứng và lí lẽ,
giáo viên cũng cần lưu
ý cho học sinh: Nếu cứ
sa đi vào dẫn chứng,
phân tích cụ thể nhưng
không nâng lên tầm
khái quát, không đúc
kết được thành các
nhận định bài văn sẽ
nhạt về tư tưởng, khó
gây ấn tượng. Ví dụ sau
khi đưa các số liệu, dẫn
chứng cụ thể về sự nhạt

sắc, rơi thanh của


Về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức để phân tích đề, lập dàn ý và viết hoàn chỉnh
một bài NLXH.
- Xác định các thao tác chính của bài viết.
- Xác định được các luận điểm, luận cứ cần trình bày.
- Biết liên hệ, mở rộng (nếu cần)
Về tư duy và thái độ giáo dục
- Nhận biết được dạng bài cụ thể, huy động kĩ năng và kiến thức trong
thực tế để bộc lộ nghiêm túc suy nghĩ, quan điểm trước một vấn đề xã
hội.
- Tích hợp GDKNS: Tự nhận thức về những vấn đề tư tưởng đạo lý,
có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan
niệm sai lầm.

những giá trị văn hóa
truyền thống trong thị
hiếu âm nhạc (thích
nhạc róc, ráp, hiphop),
trong trang phục (áo
phông vẽ nhiều hình
ảnh bạo lực, kinh dị, áo
phanh ngực), trong
ngôn ngữ giao tiếp
hàng ngày(dùng tiếng
lóng, tiếng nước ngoài
xen lẫn tiếng Việt) của
giới trẻ hiện nay, người

viết cần đưa ra nhận
c. Dàn ý khái quát
định khái quát: những
* Mở bài:
biểu hiện cụ thể trên là
- Giới thiệu vấn đề.
minh chứng cho sự
- Nêu luận đề.
phai nhạt từ trong tâm
* Thân bài:
thức của mỗi con
Hiện tượng tích cực:
Hiện tượng tiêu cực:
người, những nếp sống
+ Giải thích
+ Giải thích
+ Nêu và phân tích, chứng minh + Nêu và phân tích, chứng đẹp, lối hành xử, nếp
các biểu hiện của hiện tượng.
minh thực trạng và các biểu nghĩ, nếp cảm truyền
thống của dân tộc Việt.
+ Kết quả, tác động.
hiện của hiện tượng
5. Để xuất được
+ Đề xuất giải pháp: khuyến khích, + Nguyên nhân hậu quả.
nhân rộng
+ Đề xuất giải pháp: khắc những ý kiến mới mẻ,
chân thành, sâu sắc
+ Bài học nhận thức và liên hệ bản phục, ngăn chặn, đẩy lùi
Trong việc thực
thân

+ Bài học nhận thức và liên hệ
hiện bài văn nghị luận
bản thân
xã hội cần chú ý đến
* Kết bài:
hai yêu cầu: thứ nhất
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề
bài viết phải có ý, thứ
- Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị
hai bài viết phải có chất
luận
3. Nghị luận về một vần đề xã hội trong tác phẩm văn học. văn. Yêu cầu ý nghiêng
về nội dung (tìm tòi,
a. Đối tượng nghị luận
lựa chọn, phát hiện và


- Một
xãvần
hội đề
nàoxãđóhội
có đặt
ý nghĩa
sâu sắc,
trongvăn
tác
Nghị
luậnvấn
về đề
một

ra trong
cácđặt
tácraphẩm
phẩm
đã học
chương
một đề
câucần
chuyện
học làvăn
mộthọc
dạng
của trong
kiểu bài
nghịtrình
luậnhoặc
mà vấn
bàn nhỏ,
bạc
một
văn
bản
văn
học
ngắn
gọn
ngoài
chương
trình.
được rút ra từ một tác phẩm văn học hoặc từ một câu chuyện nhỏ.

- Dù là lấy từ nguồn nào thì đề tài bàn luận cũng thuộc một
trong hai phạm vi: các tư tưởng, đạo lí hoặc các hiện tượng đời sống.

b. Yêu cầu
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài
nghị luận xã hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh
tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học.
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo
lí hoặc một hiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)
- Cách làm:
Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học:
1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.
2.Đề tài: Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác
phẩm văn học, *Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác
phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ,
một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học.
3.Về cấu trúc triển khai tổng quát:
a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện)
để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).
b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề
xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).

c. Dàn ý khái quát
Phần mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn, chính xác vấn đề cần bàn luận trên cơ sở
ngầm hiểu ý nghĩa của tác phẩm, câu chuyện.
- Dan dắt tác phẩm, câu chuyện được chọn nêu luận đề
Phần thân bài:
- Phân tích khái quát nội dung, ý nghĩa của tác phẩm hoặc câu
chuyện được dẫn trong đề bài để tìm thấy vấn đề cần bàn luận.

- Nếu vấn đề cần bàn luận là một tu tuởng, đạo lí thì áp dụng

mô hình cấu trúc: GIẢI => PHÂN => BÁC => ĐÁNH (Nhu đã trình
bày ở phần trên)
- Nếu vấn đề cần bàn luận là một hiện tuợng đời sống thì áp

nêu lên các vấn đề ý
kiến). Yêu cầu về văn
nghiêng về cách trình
bày diễn đạt. Để làm tốt
bài văn nghị luận xã
hội, học sinh không chỉ
nên biết cảm nhận một
chiều mà cần phát huy
những suy nghĩ đa
dạng, nhiều hướng (kể
cả lật ngược vấn đề), có
những kiến giải chặt
chẽ, mang màu sắc cá
nhân, tránh lối nhìn
nhận một cách sáo
mòn, đơn giản, cứng
nhắc
Ví dụ: Với đề
văn Suy nghĩ của em về
tâm sự của nghệ sĩ
Trịnh Công Sơn: “Sống
trong đời sống cần có
một tấm lòng”, sau khi
nêu những biểu hiện

phong phú và những
giá trị quý báu của một
tấm lòng trong đời
sống, người viết có thể
bàn bạc mở rộng theo
hướng: Một tấm lòng
có đồng nghĩa với việc
yêu thương tất cả hay
không? Trong đời sống
chỉ cần một tấm lòng
đã đủ chưa?. Từ đó,


dụng mô hình cấu trúc: GIẢI => PHÂN => NGUYÊN NH ÂN => người viết có thể rút ra
ĐÁNH GIÁ => GIAI PHÁP (Như đã trình bày ở phần trên)
kết luận: Có một tấm
Phần kết bài:
lòng không đồng nghĩa
- Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí hoặc hiện tượng đời với yêu thương tất cả
sống đã nghị luận, rút ra bài học nhận thức hoặc định hướng hành mà cần có một tấm
động.
lòng biết ghét, biết căm
Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm / câu chuyện và vai trò đóng góp của thù cái ác, cái xấu. Chỉ
tác giả.
có một tấm lòng thôi
chưa đủ. Trong hoàn
cảnh ngày nay, khi xã
hội đòi hỏi mỗi người
cống hiến tài năng, trí
tuệ thì việc bồi dưỡng

và phát triển tài năng,
trí tuệ cần được đặt lên
ngang hàng với bồi
dưỡng tâm hồn.
- Tuy nhiên giáo
viên cũng cần lưu ý cho
học sinh thấy để đánh
giá được vấn đề một
cách chính xác, khách
quan, toàn diện, người
viết phải dựa trên
những tiêu chuẩn là
quan niệm đạo đức
truyền thống của dân
tộc, những lợi ích
chung của xã hội, của
cộng đồng để đề xuất
và giải quyết.
- Trong quá trình
bàn bạc, cần so sánh,
mở rộng vấn đề dựa
trên các mối liên hệ


tương đồng, tăng tiến
hay đối lập.
6. Lời văn cần
trong sáng, thể hiện
những rung cảm chân
thành của người viết

- Khi viết một
bài văn, hơn nhau
không chỉ ở chỗ viết cái
gì mà quan trọng là viết
như thế nào, bằng tình
cảm, thái độ ra sao.
Hiệu quả tác động của
văn nghị luận không
chỉ ở lí lí mà còn ở tình
cảm, cảm xúc. Để bài
văn sinh động, truyền
cảm, người viết cần lưu
ý vận dụng kết hợp các
phương thức biểu đạt
khác như tự sự, thuyết
minh và đặc biệt là biểu
cảm với phương thức
nghị luận (phương thức
chính) trong kiểu bài
này.
- Tuy nhiên, giáo
viên cũng cần lưu ý cho
học sinh: không nên
lầm rung cảm nơi lời
văn qua các câu cảm
thán, qua những lời “hô
to gọi giật” theo kiểu
chao ôi, xúc động làm
sao, thật hạnh phúc



biết bao nhiêu... Nếu
lạm dụng một cách
ngây thơ, nếu “ngụy
trang” cho tâm hồn
nghèo nàn của mình
theo kiểu ấy, bài văn sẽ
trở nên sáo rỗng, lắm
lúc buồn cười. Rung
cảm phải thật sự xuất
phát từ đáy lòng. Khi
ấy, nó tự toát lên trong
ý tứ, trong giọng điệu
bài văn mà người đọc
không khó nhận ra./.


GV ra đề
Phân nhóm thảo
luận thực hiện
HS trình bày nội
dung thảo luận
- GV củng cố nội dung
kiến thức
-

C. RÈN KĨ NĂNG

1.Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Đề bài 1:

Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về câu hát: “sống trong
đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.
(Trịnh Công Sơn)..

a. Phân tích đề
Hướng dẫn HS thực hiện nhanh, thuần thục các thao tác:
+ Đọc kĩ đề.
+ Gạch chân những từ then chốt, những khái niệm, những từ
"khóa". Sống, cần có tấm lòng
+ Chú ý các dấu hiệu ngăn vế câu nêu luận đề (nếu có).
- Xác định các yêu cầu:
+ Nội dung luận đề: vấn đề cần nghị luận là gì? Cách sống; vai
trò, giá trị của “tấm lòng” đối với mỗi con nguời.

+ Thao tác lập luận chính cần sử dụng trong bài viết? giải thích,
phân tích, chứng minh, bình luận.

+ Phạm vi dẫn chứng (trong tác phẩm văn học; trong đời sống
xã hội...)

b. Lập dàn ý
* Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò, giá trị của “tấm lòng”
đối với mỗi con nguời.
- Trích dẫn nguyên văn câu hát của
Trịnh Công Sơn
* Thân bài:
- Giải thích luận đề (câu hát)
+ "Tấm lòng”: Lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc giữa
người với người, lòng vị tha, cao thượng, nhân ái,... hay đơn thuần chỉ

là những cử chỉ đẹp mà hằng ngày ta vân làm.
+ "Tấm lòng” để "gió cuốn đi” là cách diễn đạt hình ảnh, nhằm
nói đến một lôi sống đẹp: khi ta làm điều gì đó cao đẹp đừng đòi hỏi
người nhận phải báo đáp, hãy để những điều cao đẹp ấy bay đến muôn
nơi.


-> Trịnh Công Sơn muốn khẳng định: sống trong đời sống, mỗi
người cần thiết phải có một tấm lòng yêu thương, thông cảm, giúp đỡ,
sẻ chia với nhau, như vậy cuộc sống mới thanh thản bình yên.
- Phân tích, chứng minh vẩn đề:
+ Trong cuộc sống khi một niềm vui được cho đi là chúng ta
đang nhân đôi niềm vui ấy, khi ta chia bớt một nỗi buồn, nỗi buồn ấy
được vơi đi. Khi con người biết quan tâm đến nhau thì thế giới này
không còn khổ đau và bất hạnh. Vì vậy, chúng ta cần có "Tấm lòng”để
biết cảm thông và chia sẻ với mọi người.
+ Có Tấm lòng trong cuộc sống để tha thứ khoan dung. Đây
chính là thái độ sông rộng lượng với người khác (nhât là với những
người gây ra đau khổ cho mình) đôi lập với lòng đô kị, định kiên, thành
kiên. Chúng ta nên hướng đến một cuộc sông mà không có sự ích kỉ,
hận thù, chiên tranh. Chúng ta cân chung sức vì một nền hòa bình từ
chính mỗi người.
+ Tấm lòng của con người chính là sự dũng cảm, dám xả thân vì
lí tưởng cao đẹp, dám đương đầu với thử thách. Cội nguồn của lòng
dũng cảm chính là dám tin vào những điều tốt đẹp. Đó là cơ sở giúp con
người có thể làm được nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. Tấm lòng cũng
chính là đức hi sinh của con người, là sức chịu đựng, chấp nhận những
thiệt thòi về mình mà không hề tính toán thiệt hơn.

(Dẫn chứng minh họa cụ thể)

- Phê phán những người sống thiếu tấm lòng:
+ Sống ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết lo vun vén cho bản thân.
+ Sống vô trách nhiệm với gia đình, với người thân
+ Đó là lối sống biểu hiện sự nghèo nàn của tâm hồn v.v...
(Dẫn chứng minh họa cụ thể)
- Bàn bạc, đánh giá, mở rộng vẩn đề
+ Đây là ca từ thể hiện một lối sống đẹp, là điều cần có ở mỗi
con người trong cuộc sống.
+ Mỗi người cần không ngừng rền luyện phẩm chất đạo đức tốt
đẹp, rền luyện tấm lòng mình cho ý nghĩa, phê phán sự thờ ơ, vô tâm,
vô cảm trong xã hội
*Kết bài:
- Nhấn mạnh giá trị quan trọng của tấm lòng.


- Liên hệ bản thân và tự rút ra bài học.

2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Đề bài:
“Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức
năng quan trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải
chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau hơn?
Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ
khâu tiếp khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu
diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ gia chủ rất trân trọng khách mời.
Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có
người chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi
cũng biết họ đang xem gì qua cách họ túm tụm thành từng nhóm vừa
chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm rả.
(…)Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói

đâu xa, ngay trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi
“post” lên Facebook ngay tức thì “cho nó “hot”!”, một người bảo
vậy. ”…
Một dịp khác, trong khi đang ngồi chờ bus. Bên cạnh tôi có 3 nữ
sinh đã chia sẻ như sau:
“Ngày nào không vào Facebook cứ thấy bứt rứt. Nhớ
“Facebook”quá!
(Nguồn: tuoitre.online 04/05/2014)
Từ thông tin và dòng chia sẻ trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị
luận (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của bản thân về hiện tượng
"nghiện" Facebook trong giới trẻ hiện nay?
a.Phân tích đề
- Hướng dẫn HS thực hiện nhanh, thuần thục các thao tác:
+ Đọc kĩ đề.
+ Gạch chân những từ then chốt, những khái niệm, những từ
"khóa".
+ Chú ý các dấu hiệu ngăn vế câu nêu luận đề (nếu có).
- Xác định các yêu cầu:
+ Nội dung luận đề: suy nghĩ của bản thân về hiện tượng "nghiện"
Facebook trong giới trẻ hiện nay
+ Thao tác lập luận chính cần sử dụng trong bài viết? giải thích,


phân tích, chứng minh, bình luận.

+ Phạm vi dẫn chứng trong đời sống xã hội...

b. Lập dàn ý
- Vạch ra các ý lớn, những luận điểm chính, trên cơ sở đó triển


khai
* Nêu được vấn đề nghị luận : suy nghĩ của bản thân về hiện tượng
"nghiện" Facebook trong giới trẻ hiện nay.
* Giải thích ý kiến
- Facebook là một mạng xã hội chứa đựng những thông tin cá nhân…
Với tuổi trẻ, facebook không còn là chốn riêng tư mà đã trở thành một
không gian mở rất thú vị và đầy màu sắc: nơi để họ quan tâm, chia sẻ,
động viên và khích lệ lẫn nhau, khiến cho cuộc sống vì thế mà trở nên
ý nghĩa…
- Bứt rứt, nhớ facebook: sự đam mê, nghiện...
- Bên cạnh những trang lành mạnh, nhiều bạn trẻ lại có cách nói, cách
viết khá phóng khoáng nên Facebook trở thành một diễn đàn của
những ngôn từ “không sạch sẽ”; những lối nghĩ cực đoan theo “hiệu
ứng đám đông”…
- Mức độ lan truyền cũng rất chóng mặt khiến nhiều người không đủ
bản lĩnh để “đề kháng” lại với những lối nghĩ, cách nói chuyện kiểu
“vô văn hóa” như vậy.
- Thanh niên học sinh mỗi ngày mất 4-5h lên facebook để trang trí cho
ngôi nhà ảo của mình.
-> Ý kiến trên đề cao vai trò của niềm tin, ý chí, nghị lực của con
người trong cuộc sống
* Bàn luận:
Phân tích nguyên nhân:
- Do thói quen theo kiểu hùa vào, “đám đông” mà không cần nhận
thức đúng sai; do sự thiếu quan tâm, định hướng của người lớn đối với
nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc cho giới trẻ…
-Tuổi trẻ bồng bột, muốn tự khẳng định bản thân, thích trở thành
người nổi tiếng là hot girl, hot boy trong mắt mọi người..
-Do trí tò mò, muốn khám phá, tìm kiếm thông tin, kết bạn, giao lưu
với mọi miền trên đất nước...

Hậu quả


- Chi phối làm ảnh hưởng thời gian học tập, sinh hoạt, lao động hàng
ngày.
- Mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt theo những kí hiệu kì quặc tùy
tiện : z,f,w...
- Đi ngược với thuần phong, mĩ tục, đạo đức người Việt Nam.
- Nhiều vụ lừa tình, lừa tiền, bắt cóc, hành vi bạo lực...
- Ảnh hưởng đến lối sống tùy tiện, buông thả, vô cảm, thiếu trách
nhiệm với bản thân..
- Xói mòn, ảnh hưởng đến nhân cách do chìm trong thế giới ảo.
Giải pháp:
- Nhà trường tăng cường tuyên truyền, giáo dục về mặt trái của
facebook.
-Ứng xử của những người xung quanh được xem là giải pháp quan
trọng để thanh lọc và giúp bạn trẻ giữ vững phẩm chất đạo đức.
- Gia đình kiểm soát chặt chẽ con em, thường xuyên phối hợp với nhà
trường.
- Bản thân xây dựng thời gian biểu hợp lí giữa việc học tập, vui chơi,
biết xác định mục đích, động cơ học tập phù hợp ..
Bài học nhận thức và hành động:
- Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ
năng sống cần thiết, dù là chỉ trên thế giới ảo...”
- Sử dụng facebook đúng mục đích.
-Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nước ngoài, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.- Điểm 0,75:
Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm
(giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa

thật chặt chẽ.
Khẳng định ý nghĩa của vấn đề:
- Bài trừ hiện tượng hiện này.
- Chung tay xây dựng mội trường học tập hiện đại, văn minh, tiến bộ,
không có hiện tượng nghiện facebook.

3.Nghị luận về một vần đề xã hội trong tác phẩm văn học
Đề bài 1:
Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,


anh/ chị suy nghĩ gì về bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay.

a.Phân tích đề
- Hướng dẫn HS thực hiện nhanh, thuần thục các thao tác:
+ Đọc kĩ đề.
+ Gạch chân những từ then chốt, những khái niệm, những từ
"khóa". Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, suy nghĩ về bạo
hành gia đình trong xã hội hiện nay.

+ Chú ý các dấu hiệu ngăn vế câu nêu luận đề (nếu có).
- Xác định các yêu cầu:
+ Nội dung luận đề: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu, suy nghĩ về bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay.

+ Thao tác lập luận chính cần sử dụng trong bài viết? giải thích,
phân tích, chứng minh, bình luận.

+ Phạm vi dẫn chứng (trong tác phẩm văn học; trong đời sống
xã hội...)

b.Lập dàn ý
Mở bài:
- Hạnh phúc bình dị mà quý giá có lẽ được tạo nên bởi sức
mạnh của sự hòa thuận trong gia đình. Tuy nhiên nạn bạo hành gia
đình vẫn đang là một vấn đề gây bức xúc trong xã hội.
- Vấn đề đó được Nguyễn Minh Châu đề cập đến khá sâu sắc
trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
Thân bài:
- Phân tích khái quát ỷ nghĩa của tác phẩm đã học
+ Tâm hồn Phùng dâng ngất ngây trong niềm hạnh phúc vì anh
vừa chụp được cảnh thuyền và biển trước bình minh đẹp như trong
mộng, thì cũng đúng lúc đó anh sững sờ chứng kiến cảnh: người đàn
ông rút thắt lưng đánh vợ một cách tàn bạo, người vợ nhẫn nhục chịu
đựng, đứa con lao vào cứu mẹ đánh lại cha. Bi kịch gia đình đã diễn ra
ngay đằng sau cái đẹp và không phải một lần, người đàn bà bất hạnh
ấy chịu đòn như cơm bữa. Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng, vừa đánh vừa kèm theo những lời chửu rủa độc địa của người
chồng vũ phu.
+ Tác phẩm đã khiến người đọc suy ngẫm: Cuộc đời không đơn
giản như người ta tưởng, bạo hành gia đình là vấn nạn mà cả xã hội


chúng ta đang đối mặt và cần phải giải quyết,
- Giải thích:
Bạo hành gia đình: là hành động bạo lực tàn ác với mọi người
trong gia đình, đày đọa cả về thể xác lần tinh thần.
- Phân tích, chứng minh làm rõ vẩn đề:
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa:
+ Qua sự chứng kiến của nghệ sĩ Phùng về cảnh tượng người
dàn ông độc dữ đánh vợ.

(Dần chứng minh họa cụ thể)
+ Qua câu chuyện người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện.
(Dần chứng minh họa cụ thể)
. Thực trạng bạo hành hiện nay trong đời sống xã hội:
Thực tế nó diễn ra hàng ngày trong nhiều gia đình, là một vấn
nạn gây bất bình cho mọi người xung quanh và toàn xã hội.
(Dần chứng minh họa cụ thể)
- Nguyên nhân:
. Do cuộc sống đông con, đói nghèo, không được học hành.
. Do các tệ nạn xã hội.
. Do bất bình đẳng giới.
. Sụ gia trưởng của người đàn ông trong xã hội...
- Hậu quả:
. Gây ra thiệt hại về sức khỏe và tinh thần con người.
. Làm đổ vỡ gia đình, ảnh hưởng đến tương lai các con.
. Gây mất ổn định, ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình và
xã hội.
- Biện pháp:
. Đối với xã hội: cần quan tâm vấn đề xóa đói giảm nghèo. Quy
định về pháp luật...
. Đối với mỗi người: Rền luyện đạo đức phẩm chất, sống có
trách nhiệm, yêu thương nhân ái...
- Đánh giá và bài học nhận thức:
. Vai trò của việc xây dựng gia đình hạnh phúc.
. Sự văn minh, ổn định của xã hội.
Kết bài:
- Rút ra bài học: Bản thân phải rèn luyện để có phẩm chất đạo
đức tốt, có lòng thương yêu, nhân ái, khoan dung. Có trách nhiệm với



gia đình, người thân và xã hội.
- Tác phẩm giàu giá trị nhân văn, là bài học về đạo lí làm
người.
Đề bài 2:
Từ đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu
Quang Vũ, nghĩ về niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình và với
mọi người.

Dàn ý
Mở bài:
- Cuộc sống của con người chỉ thực sự thanh thản và hạnh phúc
khi được sống là chính mình và sống thực với mọi người.
- Đoạn trích vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu
Quang Vũ đã đề cập khá sâu sắc đến vấn đề này.
Thân bài:
- Phân tích khái quát ỷ nghĩa của đoạn trích vở kịch đã học

+ Thông qua lời đối thoại giữa các nhân vật: Hồn Trương Ba da hàng thịt; Hồn Trương Ba - Vợ Trương Ba, cái Gái, chị con dâu;
Hồn Trương Ba - Đế Thích, tác giả đã đẩy xung đột của hồi kịch lên
đến cao trào, buộc Hồn Trương Ba phải lựa chọn một cách sống dứt
khoát: sống đúng là mình, hòa hợp thống nhất giữa thể xác và tâm hồn.
+ Đoạn trích vở kịch đã khiến người đọc suy ngẫm và nhận thức
sâu sắc về quan niệm sống, lẽ sống đẹp nhất của con người trong cuộc
đời: sống thực với mình và với mọi người
- Giải thích:
“Sống thực” là sống có sự gắn bó hài hòa, thống nhất giữa thể
xác và tâm hồn mình, không để tâm hồn mình làm nô lệ cho thân xác.
Nói cách khác: sống thực là sống đúng với bản chất vốn có, không giả
dối hay che giấu điều gì.
- Phân tích, chứng minh làm rõ vẩn đề'.

□ Đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt

+ Phản ánh chân thực tình trạng con người phải sống giả dối,
sống không thật với mình và mọi người xung quanh “Bên trong một
đằng, bên ngoài một nẻo”
+ Cuộc sống thật quí giá nhưng sống đánh mất mình, giả dối
chính mình và mọi người thì sống không bằng chết.


+ Con người sống cần phải có sự hài hoà giữa ngoại hình và nội
tâm, hình thức và nội dung, suy nghĩ và hành động.
□ Trong cuộc sổng:
+ Vì sao con người cần phải sống thực?
+ Sống thực là như thế nào?
. Con người sống thật là con người dám nói những điều mình
nghĩ, mình cho là đúng.
. Dám làm những việc mình muốn, mình cho là phải, cần thiết.
. Sống hòa hợp, thống nhất giữa thể xác và tâm hồn, suy nghĩ và
hành động
+ Tác dụng của lối sống thực:
. Khiến con người thanh thản, sống vô tư, thoải mái, hạnh phúc
. Đem đến niềm vui cho những người xung quanh và được mọi
người tin yêu.
(Dan chứng từ thực tế để chứng minh)
- Phê phán, bác bỏ:
+ Những người sống giả dối.
+ Sống bằng mọi giá, đánh mất mình
(Dan chứng từ thực tế để chứng minh)
- Bình luận, đánh giá:
+ "Sống thực" là lẽ sống đúng đắn, tích cực, khẳng định nhân

cách làm người của con người.
+ Lưu Quang Vũ đã góp tiếng nói tích cực vào việc định hướng
lẽ sống và nhân cách đẹp cho con người hiện tại.
Kết bài:
- Rút ra bài học: bản thân phải sống thật thà, ngay thẳng và
luôn thẳng thắn đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực để hoàn
thiện nhân cách.
- Đoạn trích vở kịch giàu giá trị nhân văn, là bài học về đạo lí
làm người.
4. Củng cố
Kĩ năng làm các kiểu bài NLXH.
5. Dặn dò


Tìm thêm các đề tại và luyện tập.



×