Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

khoá luận Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tại huyện đan phượng – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.41 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Được sự giới thiệu của ban giam đốc Học viện Chính trị-Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Hành chính và sự tiếp nhận của các cấp lãnh
đậo UBND huyện Đan Phượng em đã có thực tập ở phòng nông nghiệp và phát
triển nông thôn tại huyện Đan Phượng.
Trong khoảng thời gian thực tập không dài, song nhờ sự giúp đỡ tận tình
của các cán bộ UBND huyện Đan Phượng nói chung và đặc biệt là các cô chú
,anh chị tại phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đan Phượng; nơi
em trực tiếp thực tập nên ngoài những nội dung cơ bản mà quá trình thực tập đòi
hỏi, em còn có dịp tìm hiểu sâu hơn về hoạt động trong phòng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Đan Phượng. Chính vì vậy, em đã quyết định chọn
đề tài: “ Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tại huyện Đan
Phượng – Hà Nội’’
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở kiến thức lý luận và thực tiễn được nêu lên trong đề tài,
chuyên đề Em nghiên cứu nhằm mục đích:
- Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tại huyện
Đan phượng.
- Tổ chức thực hiện .
- Trên cơ sở đó, chuyên đề cũng xin được đề xuất, kiến nghị và đóng góp
kiến những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao ộng nông thôn tại huyện Đan phượng trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do sự chuyển dịch Kinh tế của Huyện Đan phượng chỉ diễn ra thực
sự mạnh mẽ trong những năm gần đây, nên cơ cấu lao động của huyện trong
những năm gần đây mới có sự chuyển dịch rõ nét. Vì vậy, chuyên đề chủ yếu
phân tích dựa trên cơ sở tài liệu và số liệu trong khoảng từ năm 2000 trở lại đây.
4. Bố cục đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 phần chính:


1


Chương 1: Giới thiệu khái quát về nơi thực tập(Phòng Nông nghiệp &
PTNT- UBND huyện Đan phượng)
Chương 2: Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tại huyện
Đan phượng qua các thời kỳ
Chương 3: Một số đề xuất, kiến nghị
PHẦN I
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
I. KẾ HOẠCH THỰC TẬP
Trong thời gian từ ngày 25/ 2 đến ngày 25/ 4/2008, Em dự kiến sẽ thực
hiện những công việc sau:
- Ngày 25/ 2/2008 : Tập trung tại trường nghe phổ biến kế hoạch thực tập
- Ngày 26/ 2/2008 : Gặp gỡ lãnh đạo UBND Huyện Đan phượng, nghe
giới thiệu về UBND huyện Đan phượng.
- Từ ngày 27/ 2 đến 29/ 2/2008 : Gặp gỡ cán bộ Phòng Nông nghiệp &
PTNT, tìm hiểu về Phòng Nông nghiệp & PTNT .
- Từ ngày 03/ 3 đến 6/ 3/2008: Tiếp cận hoạt động của Phòng Nông
nghiệp & PTNT , thu thập, nghiên cứu tài liệu về UBND Huyện Đan phượng và
Phòng Nông nghiệp,
- Từ ngày 07/ 3 đến 09 / 3 /2008 Viết đề cương báo cáo thực tập.
- Ngày 10/ 3/ 2008 Nộp đề cương chi tiết
- T ừ ngày 11 / 3 đến 14/ 3/2008: Cùng cán bộ Phòng đi thực tế cơ sở.
- Từ ngày 17/ 3 đến 21 /3 /2008: Thu thập, nghiên cứu tài lệu để viết
chuyên đề.
- Từ ngày 24/ 3 đến 28/ 3/2008: Tiếp cận hoạt động của Phòng Nông
nghiệp & PTNT .
- Từ ngày31/ 3 đến 04/ 4/2008: Tiếp tục thu thập tài liệu viết chuyên đề
báo cáo thực tập.

- Từ ngày 07/ 4 đến 11/ 4/2008: Tiếp cận hoạt động Phòng Nông nghiệp
& PTNT

2


- Từ ngày 14/ 4/2008 đến 25/ 4/2008: Hoàn thành báo cáo thực tập, tổng
kết quá trình thực tập.

II. NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN THỰC
TẬP
- Nghe giới thiệu về huyện Đan phượng, UBND huyện và phòng Nông
nghiệp & PTNT.
- Thu thập, nghiên cứu tài liệu về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của UBND
huyện và Phòng Nông nghiệp& PTNT.
- Giúp đỡ cán bộ phòng trong công việc hàng ngày như: Soạn thảo văn
bản, nhận công văn đến, chuyển công văn đi, nhận báo mới....
- Tìm hiểu tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng Nông
nghiệp & PTNT.
- Cùng cán bộ Phòng đi đến các Hợp tác xã Nông nghiệp trong huyện
- Cùng cán bộ phòng đi thực tế cơ sở ở các HTX, địa phương.
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của Phòng Nông nghiệp & PTNT và tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ
đó.
- Tiếp cận Phòng Nội vụ- Lao động để thu thập tài liệu về cơ cấu lao động
của huyện
- Tập hợp tài liệu viêt chuyên đề: " Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao
động Nông thôn tại huyện Đan phượng".
III. Kết quả đạt được:

Sau thời gian thực tập Em đã thu thập được nhiều kiến thức thực tế bổ ích,
Những kiến thức đó cùng với những tài liệu thu thập được Em đã viết được Một

3


bản báo cáo thực tập tốt nghiệp với chuyên đề:" Tình hình chuyển dịch cơ cấu
lao động Nông thôn tại huyện Đan phượng".

PHẦN II
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐAN
PHƯỢNG – HÀ TÂY
1. Vị trí, địa lý hành chính và dân cứ huyện Đan Phượng
Đan Phượng là huyện có nhiều truyền thống tốt đẹp. Nhân dân
trong huyện cần cù, sáng tạo trong lao động, giàu lòng yêu nước, dũng cảm
chống cường quyền áp bức, kiên cường đánh giặc bảo vệ quê hương. Mảnh đất
này đã sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng rỡ quê hương, đất nước. Thời kỳ
chống Pháp có các anh hùng liệt sĩ Phan Xích, Lê Thao, Hoàng Thị Lê. Thời kỳ
chống Mỹ có anh hùng liệt sĩ Hoàng Hữu Chuyên. Là nơi đã được Bác Hồ về
thăm 3 lần (lần thứ nhất ngày 25/11/1961, lần 2 ngày 22/5/1962, lần 3 ngày
17/7/1962).

4


Tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ toàn huyện có
1.568 liệt sĩ, 963 thương binh, 153 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày 08/11/2000

nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Đan Phượng được Chủ tịch nước tặng
danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Huyện có 3 xã được phong
tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang, 1 xã anh hùng lao động thời kỳ đổi
mới.
Song, đến với Đan Phượng hôm nay, bên cạnh ấn tượng về một vùng đất
màu mỡ “bờ xôi ruộng mật” với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, du khách
còn cảm nhận được nhịp sống sôi động nơi đây khi Đan Phượng đang trong quá
trình đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung phát triển
mạnh các nghành công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ.
Nằm ở phía bắc tỉnh Hà Tây, giáp với Thủ đô Hà Nội, Đan Phượng có
diện tích tự nhiên nhỏ nhất so với các huyện trong tỉnh. Nhưng với lợi thế của
một huyện ven đô “nhất cận thị, nhị cận giang”, những năm qua, Đan Phượng
không ngừng tận dụng, phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh này cho phát
triển kinh tế-xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (13,3%/năm,
mức tăng bình quân của tỉnh là 9,8%/năm), cơ cấu kinh tế chuyển dịch
ngày càng hợp lý và toàn diện, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt đã
khẳng định định hướng đi của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Đan
Phượng trong thời gian qua là hoàn toàn đúng đắn.
Huyện Đan Phượng nằm ở phía bắc tỉnh Hà Tây, phía bắc giáp huyện Mê
Linh (Vĩnh Phúc), phía nam giáp huyện Hoài Đức, phí tây giáp huyện Phúc Thọ,
phía đông giáp huyện Từ Liêm (Hà Nội). Là một vùng đất bằng phẳng, lại được
bồi đắp phù sa màu mỡ của hệ thống sông Hồng(Phía Bắc) và sông Đáy(Phía
tây) nên có nhiều thuận lợi cho phát triển Nông nghiệp. Là một huyện vên Đô
nên có nhiều điều kiên giao lưu buôn bán, phát triển thương mại, dịc vụ.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đan Phượng là 7.718,3 ha gồm
3.831,63 ha đất nông nghiệp, 2.969,47 ha đất phi nông nghiệp và 917,21 ha đất
chưa sử dụng. Là vùng có khí hậu tương đối ôn hoà, lượng mưa lớn (trung bình
từ 1400-1500), độ ẩm cao.

5



Dân số tự nhiên: Tính đến ngày 31/12/2007 toàn huyện có khoảng
143.000 người với 32.000 hộ dân cư. Số lao động tăng bình quân 1.900
người/năm. Dân số trong độ tuổi lao động: 77.085 người chiếm 56,7% so với
tổng dân số.
2. Điều kiện kinh tê – xã hội của huyện Đan Phương
Là một huyện đang có những bước chuyển dịch mạnh mẽ trong kinh tế
nên đang được các cấp uỷ Đảng và chính quyền quan tâm đầu tư về cơ sở vật
chất hạ tầng. Hiện nay đang triển khai xây dựng cụm công nghiệp Nam Sông
Hồng, hệ thông đường giao thông được mở rộng và nâng cấp, hệ thống đê điều
được kiên cố hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp.v.v…
Huyện có đường quốc lộ 32 chạy qua nối liền Hà Nội với thị xã Sơn Tây
và các vùng Tây Bắc, hiện nay đang được mở rộng và nâng cấp. Hệ thống
giao thông nối liền các xã, nối liền với các vùng lân cận, đặc biệt là huyện có
tuyến xe buýt đi Hà Nội. Do đó, thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá,
giao lưu văn hoá và buôn bán.v.v...
Là địa phương nằm gần các thị trường có sức tiêu thụ nông sản hàng hoá
lớn, đặc biệt là nông sản hàng hoá chất lượng cao như Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh.v.v...
3. Nhận xét, đánh giá
a)

Thuận lợi:

Với những điều kiện trên, Đan phượng đã biết phát huy lợi thế để đẩy
mạnh phát triển kinh tế; trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và
luôn đạt mức ổn định.
Là một địa phương có lợi thế phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, với điều
kiện lao động và thị trường thì huyện có thế mạnh phát triển một số ngành nghề

thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ.v.v...
Trong giai đoạn hiện nay thì với những điều kiện trên, Đan phượng có
khả năng nhanh chóng đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh
tế nông nghiệp đơn thuần sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường một
cách năng động và linh hoạt.

6


Trong những năm tới, nền kinh tế của Đan phượng có triển vọng chuyển
dịch và phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động hiện nay
đang chủ yếu sinh sống ở nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
b)

Khó khăn:
Tuy nhiên, nền kinh tế Đan phượng cũng gặp không ít những khó khăn

thách thức từ những điều kiện của địa phương.
Trước hết, mặc dù là một huyện giáp Hà nội nhưng chủ yếu phát triển
kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, vì vậy mà lao động chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp nên trình độ còn thấp nên khi nền kinh tế có sự
chuyển dịch theo cơ chế thị trường thì việc nâng cao chất lượng cho lực lượng
lao động cũng sẽ gặp không ít khó khăn.
III. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
1.

Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Đan Phượng
2. Chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện Đan Phượng
UBND cấp huyện do HĐND huyện bầu ra, là cơ quan chấp hành của


HĐND cơ quan hành chính Nhà nước ở điạ phương. UBND huyện có chức năng
nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội an
ninh, quốc phòng ở điạ phương theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, UBND huyện Đan Phượng xây dựng
kế hoạch hằng năm và 5 năm trình HĐND và tổ chức thực hiện gồm một số nội
dung chủ yếu sau:
a)

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội;

b)

Lập dự toán thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn, kiểm tra xây

dựng và thực hiện ngân sách cấp xã, thị trấn;
c)

Xây dựng chương trình khuyến khích phát triển kinh tế nông

nghiệp;
d)

Xây dựng phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;

e)

Quản lý khai thác, xây dựng công trình giao thông, cấp phép xây

dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;
f)


Xây dựng phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ;

g)

Kiểm tra an toàn vệ sinh trong hoạt động thương mại;

7


h)

Xây dựng đề án chương trình phát triển giáo dục, y tế, thể thao,

phát thanh;
i)

Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ, khoa học công nghệ,

phục vụ sản xuất, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, kiểm tra chất lượng
hàng hoá;
j)

Tổ chức phong trào quần chúng tham gia lực lượng vũ trang, khám

tuyển quân, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, chỉ đạo kiểm tra thực hiện các quy
định của pháp luật về quản lý hộ khẩu;
k)

Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền giáo dục, phổ biến chính sách pháp


luật.
III. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN.
1.

Vị trí, chức năng
Thực hiện nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy

định tổ chức các cơ quan chuyên môn thộc UBND huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh và Quyết định số 1575/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 về quy
định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh
Hà Tây. UBND huyện đã có Quyết định số 224/2005/QĐ-UB ngày 09/5/2005
quy định tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn UBND huyện. Bao gồm 13
cơ quan chuyên môn, trong đó, Phòng
nghiệp & PTNT là cơ quan chuyên
Bộ NNNông
và PTNT
môn thuộc UBND huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và phát
triển nông thôn trên địa bàn huyện; về các dịch vụ công thuộc ngành nông
nghiệp phát triển nông thôn; thực hiện một số quyền hạn theo sự uỷ quyền của
UBND Tỉnh
Sở NN và PTNT
UBND huyện, theo quy định của pháp luật.
Phũng NN & PTNT chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công
tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp
vụ chuyên
mônHuyện
của Sở NN & PTNT tỉnh Hà Tõy.

UBND

Phòng NN và PTNT
Vị trớ của Phũng Nụng nghiệp & PTNT được mô hỡnh hoỏ theo sơ đồ

cụ thể sau:

thụn

Các HTX nông nghiệp
8


2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phũng NN & PTNT
Trỡnh UBND huyện ban hành cỏc quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực
thuộc về phạm vi quản lý của phũng và chịu trách nhiệm về các văn bản đó
trỡnh.
a)

Trỡnh UBND huyện và chịu trỏch nhiệm về nội dung quy hoạch,

kế hoạch phỏt triển cỏc chương trỡnh, dự ỏn về nụng nghiệp, lõm nghiệp, ngư
nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xó hội của huyện.
b)

Hướng dẫn, kiểm tra UBND các xó, thị trấn thực hiện cỏc biện

phỏp chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển nông thôn, trồng, khai thác và chế
biến lâm sản, phát triển các ngành nghề nông thôn; tổ chức chỉ đạo kiểm tra và

chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy hoạch, kế hoạch phát triển các
chương trỡnh dự ỏn, định mức kinh tế, kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn đó được phê duyệt; thông tin tuyên
truyền phổ biến về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
c)

Về nông nghiệp( trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản)

9


-

Thẩm định và chịu trách nhiệm về phương án sử dụng đất giành

cho trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, về biện pháp chống thoái hoá
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định.
-

Giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch sản xuất hàng vụ, hàng

năm, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đề xuất và hướng dẫn việc áp dụng giống
cây trồng, vật nuôi mới, thời vụ sản xuất, chỉ đạo, kiểm tra, quản lý việc sản
xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp, hàng
vụ, hàng năm xây dựng báo cáo, tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả sản xuất và các
lĩnh vực nêu trên.
-

Tham gia tổ chức cụng tỏc BVTV, thỳ y, phũng chống dịch bệnh


động vật, thực vật và khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thực hiện kiểm dịch
động vật, thực vật trên địa bàn huyện theo quy định.
-

Đề xuất, báo cáo kịp thời với UBND huyện và tổ chức, hướng dẫn

thực hiện các lĩnh vực:
+

Phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế vườn trại, vườn

ruộng, kinh tế HTX và HTX nông ngư nghiệp, HTX chăn nuôi, dịch vụ nông
thôn.
+

Phỏt triển nghành nghề, làng nghề nụng thụn.

+

Khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn.

+

Chế biến nụng, thuỷ sản, lõm sản.

-

Phối hợp thực hiện thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đấn lâm

nghiệp, đất liên quan đến nụng lõm nghiệp.

-

Chỉ đạo công tác khuyến nông, khuyến ngư và các dự án phát triển

nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa
bàn huyện.
-

Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi

hành pháp luật, tham mưu cho UBND huyện giải quyết các tranh chấp khiếu nại,
tố cáo về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.
d)

Về thuỷ lợi, bảo vệ cỏc cụng trỡnh thuỷ lợi, phũng chống lụt

bóo, ỳng, cứu nạn:

10


-

Trỡnh UBND huyện quy hoạch thuỷ lợi, xây dựng chương trỡnh

khuyến khớch phỏt triển nụng nghiệp, lõm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và phát
triển nông thôn để UBND huyện trỡnh Hội đồng nhân dân thông qua và tổ chức
thực hiện.
-


Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trỡnh thuỷ lợi vừa và nhỏ, cụng

trỡnh cấp thoỏt nước nông thôn, công trỡnh phũng chống lũ, lụt, bóo, quản lý
mạng lưới thuỷ nông theo quy định của pháp luật.
-

Thực hiện nhiệm vụ thường trực BCH PCLB, úng và tỡm kiếm cứu

nạn đế xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phũng chống và khắc
phục hậu quả thiờn tai về lũ lụt, bóo, hạn hỏn, ỳng ngập trờn địa bàn huyện.
e)

Cụng tỏc bỏo cỏo, kiểm tra
-

Thực hiện báo cáo định kỳ hàng vụ sản xuất, 3 tháng, 6 tháng, một

năm và đột xuất; tỡnh hỡnh thực hiện nhiệm vụ về cỏc lĩnh vực nụng nghiệp,
lõm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn cho UBND huyện và
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây.
-

Hướng dẫn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ ngành

nông nghiệp phỏt triển nụng thụn tại cỏc xó, thị trấn, HTX trờn địa bàn huyện.
3. Tổ chức biờn chế của Phũng NN & PTNT
3.1

. Lónh đạo phũng:


Bao gồm 01 trưởng phũng và 01 phú trưởng phũng, trưởng phũng Nụng
nghiệp và Phỏt triển Nụng thụn chịu trỏch nhiệm và bỏo cỏo cụng tỏc trước
UBND huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây và báo cáo
công tác trước Hội đồng Nhân dân huyện khi được yêu cầu.
Trưởng Phũng Nụng nghiệp và Phỏt triển Nụng thụn chịu trỏch nhiệm
trước UBND huyện, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phũng và nhiệm
vụ được giao.
Phó trưởng phũng giỳp việc cho trưởng phũng, chịu trỏch nhiệm trước
trưởng phũng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.
3.2. Cơ cấu, tổ chức:
Biên chế gồm 08 người:
11




Cụng tỏc thuỷ lợi phũng chống lụt bóo, tỡm kiếm cứu nạn 03

người.


Trồng trọt: 02 người.



Chăn nuôi, thú y: 02 người( bao gồm một kỹ sư chăn nuôi, và một

kỹ sư chăn nuôi thú y).



Quản lý kinh tế: 01 người- theo dừi quản lý kinh tế HTX.

CHƯƠNG II
"TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG - HÀ TÂY"
I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN ĐAN
PHƯỢNG
1) Giai đoạn 1996- 2000
Đây là giai đoạn Kinh tế huyện Đan phượng chủ yếu phát triển dựa vào
Nông nghiệp là chủ yếu, đóng góp của Nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn.
Cụ thể:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 8,7%.Trong đó:
Tỷ trọng ngành Nông nghiệp - thuỷ sản: 5,6 %
Tỷ trọng ngành Công nghiệp- Xây dựng: 13,5 %
12


Tỷ trọng ngành Thương mại- dịch vụ: 6,5 %
Do cơ cấu Kinh tế nên lao động trông thời kỳ này chủ yếu tập trung trong
lĩnh vực Nông nghiệp là chủ yếu.Cụ thể:
Dân số trung bình: 124.074 người
Tổng số lao động bình quân: 49.000người(chiếm 39,5 % tổng dân số toàn
huyện), trong đó:
Lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp - thuỷ sản: 39.072 người(chiếm
79,7 % tổng số lao động của huyện)
Lao động trong lĩnh vực Công nghiệp- Xây dựng: 6.594 người(chiếm
13,5% tổng số lao động của huyện)
Lao động trong lĩnh vực Thương mại- dịch vụ: 2.300 người (chiếm 4,7%
tổng số lao động của huyện)
Còn lại hoạt động trong các lĩnh vực khác.

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể Kinh tế huyện Đan phượng thời kỳ
1990- 2000- UBND huyện Đan phượng)
2) Giai đoạn 2001- 2006
Giai đoạn này kinh tế Đan phượng có sự chuyển dịch mạnh mẽ, sự
chuyển dịch này diễn ra mạnh mẽ trong nội bộ ngành Nông nghiệp cũng như từ
Nông nghiệp sang Công nghiệp- xây dựng và dịch vụ- thương mại.Cụ thể:
Tỷ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP:
- Nông nghiệp – Thuỷ sản: 32 %
- Công nghiệp- Xây dựng: 33 %
- Thương mại- dịch vụ: 35 %
Sự tăng trưởng và chuyển dịch mạnh mẽ của Kinh tế Đan phượng kéo
theo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động. Cụ thể:
- Tổng số lao động bình quân: 66.216 người(chiếm 47,8 % tổng dân số)
- Lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp: 42.120 người (chiếm 63 % tổng
số lao động của huyện)
- Lao động trong lĩnh vực Công nghiệp- Xây dựng: 8.750 người (chiếm
13,2 % tổng số lao động của huyện)

13


- Lao động trong lĩnh vực Thương mại- dịch vụ: 8.540 người (chiếm 12,9
% tổng số lao động của huyện)
Còn lại là lao động trong các lĩnh vực khác.
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình việc làm giai đoạn
2001- 2006)
3) Dự báo đến giai đoạn 2007 – 2010 và những năm tiếp theo
Với những thuận lợi về phát triển Kinh tế, dự báo trong khoảng 5
năm tới nền Kinh tế Đan phượng chắc chắn sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ.Theo
chương trình phát triển Kinh tế huyện Đan phượng giai đoạn 2007- 2010 thì:

Tỷ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP:
- Nông nghiệp – Thuỷ sản: 20 %
- Công nghiệp- Xây dựng: 40 %
- Thương mại- dịch vụ: 40 %
Dựa vào dự báo sự tăng trưởng, phát triển và chuyển dịch cơ cấu Kinh tế
đến năm 2010, cơ cấu lao động cũng dự kiến có sự chuyển dịch mạnh
mẽ.Cụ thể:
- Tổng số lao động: 84.670 người (chiếm khoảng 58 % tổng dân số toàn
huyện)
- Lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp: 40.000 người (chiếm 47,2 %
tổng số lao động có việc làm của huyện)
- Lao động trong lĩnh vực Công nghiệp- Xây dựng: 22.000 người (chiếm
khoảng 25.9% tổng số lao động có việc làm của huyện)
- Lao động trong lĩnh vực Thương mại- dịch vụ: 22.670 người (chiếm
khoảng 26.7 % tổng số lao động có việc làm của huyện)
(Nguồn: Chương trình việc làm giai đoạn 2007- 2010- UBND huyện Đan
phượng, trình tại kỳ họp thứ 15 HĐND huyện khoá XXI)

4) Đánh giá tình hình chuyển dịch
Dựa vào những số liệu trên, chúng ta có thể thấy trong giai đoạn từ 19962006, sự chuyển dịch Kinh tế diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu

14


lao động nông thôn tại huyện Đan phượng. Đó là sự chuyển dịch mang tính tất
yếu khách quan và hợp với xu thế phát triển.
Đặc biệt trong thời gian tới, với những thuân lợi về phát triển Kinh tế thì
cơ cấu Kinh tế nói chung và Cơ cấu lao động nông thôn huyện Đan phượng sẽ
có sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa.
II. Phân tích cơ cấu lao động huyện Đan phượng hiện nay

Dựa vào sự phát triển Kinh tế cũng như sự chuyển dịch cơ cấu Kinh tế, để
thấy rõ hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tại huyện Đan
phượng, chuyên đề xin được phân tích cơ cấu lao động theo ngành và theo thành
phần Kinh tế.
1) Cơ cấu lao động theo ngành
a. Lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp:
Vốn là một huyện Nông nghiệp, từ lâu thì Kinh tế huyện vẫn chủ yếu phát
triển dựa vào Nông nghiệp và lực lượng Lao động tập trung hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực Nông nghiệp cũng là điều dễ hiểu.Mặc dù trong những năm gần
đây, Kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, nhưng Nông nghiệp vẫn chiếm một
tỷ trọng lớn cho nền Kinh tế của huyện(21,4 %) và thu hút một lượng lớn lao
động của toàn huyện(70 % - năm 2007)
Tuy nhiên, trong nội bộ ngành Nông nghiệp cũng đã có sự chuyển dịch
mạnh mẽ nên cơ cấu lao động trong ngành Nông nghiệp cũng có những sự thay
đổi đáng kể, lao động trong lĩnh vực trồng trọt chuyển sang lĩnh vực chăn nuôi
và lĩnh vực nuôi trồng Thuỷ sản ngày càng nhiều. các dự án về chuyển đổi cơ
cấu cây trồngvật nuôi đã tạo ra những thay đổi trong cơ cấu lao động nông
nghiệp.
Như vậy có thể thấy lao động trong nội bộ ngành Nông nghiệp cũng đang
có những thay đổi nhất định. Sự chuyển dịnh này diễn ra theo xu hướng giảm
dần lao động trong lĩnh vực trồng trọt, lao động trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi
trồng thuỷ sản tăng mạnh. Sự chuyển dịch này là do cơ cấu nội bộ ngành cũng
đang có sự thay đổi, đất canh tác trồng trọt giảm mạnh, người dân chuyển sang
chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản ngày càng nhiều. Cụ thể:

15


-Đất trồng trọt năm 2006 so với năm 2000 giảm mạnh, từ 3.644,7
ha(năm 2000) xuống còn 3.304,6 ha(năm 2006).

- Sản lượng chăn nuôi năm 2006 tăng 80,5 % so với năm 2000.
- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 tăng 11 % so với năm 2000
b. Cơ cấu lao động trong ngành Công nghiệp- Xây dựng:
Trong những năm gần đây, cơ cấu Kinh tế có những bước chuyển dịch
mạnh mẽ. Công nghiệp- Xây dựng có những đóng góp đáng kể cho nền Kinh tế,
thu hút ngày cáng nhiều lao động. Nếu như thời kỳ 1996- 2000, lao động trong
Ngành Công nghiệp- Xây dựng chỉ có 5.822 lao động(chiếm 110,96 % tổng số
lao động) thì đến thời kỳ 2000- 2006, trung bình số lao động hoạt động trong
lĩnh vực này là 8.750 lao động(chiếm 13,2 % tổng số lao động).
Hiện nay, trên địa bàn huyện đang mọc lên nhiều trung tâm Công nghiệp
sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới và chắc chắn sẽ còn thu hút một lượng
lao động lớn hơn nữa vào hoạt động trong lĩnh vực này. Dự kiến đến năm 2010,
sẽ có khoảng 22.000 lao động hoạt động trong lĩnh vực này(chiếm 25,9 % tổng
số lao động toàn huyện)
c. Lao động trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ
Vốn là một huyện thuần nông nên thương mại - dịch vụ huyện Đan
phượng phát triển chậm và chưa tận dụng hết những điều kiện thuân lợi của
mình để phát triển khi là một địa bàn ven Đô. Vì vậy mà lao động hoạt động
trong lĩnh vực này còn khiêm tốn, thời kỳ 1996 - 2000 chỉ chiếm 2,32 % tổng số
lao động toàn huyện(khoảng 1.230 lao động). Trong những năm gần đây, Kinh
tế Đan phượng có sự chuyển dịch mạnh mẽ, thương mại - dịch vụ đang phát
triển mạnh mẽ và ngày càng có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Lực lượng
lao động từ sản xuất Nông nghiệp chuyển sang hoạt động trong lĩnh vự này ngày
càng nhiều, tính đến năm 2006, số lao động hoạt động trong lĩnh vực này là
8.540 người(chiếm 12,9 % tổng số ao động toàn huyện)
d. Lao động hoạt động trong các lĩnh vực khác
Đây là một lĩnh vực thu hút một lực lượng tương đối nhỏ, song, những
đóng góp cho nền kinh tế không phải là nhỏ, đặc biệt trong những năm gần đây,

16



lực lượng lao động này có xu hướng tăng lên. Đó là lao động trong các lĩnh vực
như: thoát ly lao động(đi học, tham gia quản lý, lãnh đạo…),Xuất khẩu lao
động, đi làm thuê, chạy xe ôm,….
Những lao động chuyển sang lĩnh vực này đã góp phần nâng cao chất
lượng lao động nông thôn, giải giải quyết một phần lao động dư thừa, hạn chế
lãng phí sức lao động nông thôn,tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân. Và
trong thời gian tới lực lượng lao động trong lĩnh vực này càng tăng lên nhanh
chóng, đặc biệt là trong các lĩnh vực như xuất khẩu lao động, đi học nghề.
2) Cơ cấu lao động theo thành phần Kinh tế:
Đan phượng là một địa phương có hiều điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển một nền kinh tế đa dạng và linh hoạt. Tuy nhiên, những lợi thế đó chưa
được phát huy hết hiệu quả mà mới chỉ thật sự có những đóng góp tích cực trong
viẹc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây. Hiện nay, nền kinh tế
huyện đang dần trở thành một nền kinh tế đa dạng và năng động, vận hành theo
cơ chế thị trường. Hiện nay, ở Đan phượng đàng chủ yếu phát triển kinh tế theo
các thành phần kinh tế chủ yếu là:
- Kinh tế quốc doanh địa phương
- Kinh tế tập thể
- Kinh tế tư nhân
- Kinh tế hộ gia đình
- Kinh tế hỗn hợp
Hiện nay trên địa bàn huyện Đan phượng, lao động chủ yếu tập
trung vào phát triểnkinh tế tư nhân và Kinh tế hộ gia đình, ước tính lao động
hoạt độngtrong lĩnh vực này chiếm khoảng 72 % tổng số lao động toàn huyện.
Mặc dù trong nhứng năm gần đây, các hình thức kinh tế khác đang phát triển
mạnh nhưng cũng chỉ đang trong quá trình hình thành và phát triển. Lực lượng
lao động chuyển dần sang lĩnh vực này ngày càng nhiều, đặc biệt khi mà đất
canh tác bị thu hẹp dần nhường chỗ cho các khu Công nghiệp và quá trình Đô

thị hoá thì chắc chắn lao động sẽ chuyển dần sang hoạt động trong các lĩnh vực
Kinh tế quốc doanh địa phương, Kinh tế tập thể và Kinh tế hỗn hợp.

17


Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 khu Công nghiệp đang được xây
dựng và lực lượng lao động chuẩn bị chuyển sang hoạt động rong mô hình Kinh
tế này đang bắt đầu được thể hiện rõ nét. Trong thời gian tới, lực lượng lao động
đi học nghề và chuyển từ phát triển kinh tế tư nhân, hộ gia đình sang các lĩnh
vực khác sẽ diễn ra mạnh mẽ trong cơ ấu lao động của huyện.
III. Đánh giá chung về sự chuyển dịch cơ cấu lao động Nông thôn
huyện Đan phượng giai đoạn 1996 - 2006.
Tóm lại, trong giai đoạn 1996 - 2006 những chuyển biến về Kinh tế đã
dẫn đến sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu lao động mà chủ yếu là lao động
nông thôn tại huyện Đan phượng. Mặc dù sự chuyển dịc ấy chưa tạo ra một cơ
cấu lao động thật sự hợp lý tại huyện Đan phượng nhưng bước đầu đã tạo ra một
sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu lao động nông thôn tại huyện Đan phượng
góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch và phát triển Kinh tế trong thời gian tới.
Lực lượng lao động vẫn giữ mức gia tăng trung bình 1.900 người/năm.
quá trình chuyển dịch chủ yếu từ Nông nghiệp- Thuỷ sản sang Công nghiệpXây dựng và thương mại - dịch vụ, trung bình từ 1,5 – 1,7 %/năm. Xu hướng
chung của sự chuyển dịch là giảm lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp- Thuỷ
sản, tăng lục lượng lao động trong Công nghiệp- Xây dựng và thương mại- dịch
vụ.
Lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp- thuỷ sản giảm mạnh từ chỗ chiếm
86,7 % tổng số lao động toàn huyện (khoảng 46.074 lao động) năm 1996 xuống
chỉ còn chiếm 63 % tổng số lao động toàn huyện(khoảng 42.120 lao động) năm
2001- 2006. Và tính đến tháng 6/2007 thì lực lượng lao động trong lĩnh vực này
là 35.890 lao động(chiếm 52,5 % tổng số lao động toàn huyện).
Lao động trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng tăng nhanh trong

những năm gần đây. Nếu như thời kỳ 1996 -2000 trung bình chỉ có 5.822 lao
động (chiếm 10,9 % tổng số lao động toàn huyện) thì đến thời kỳ 2001- 2006 là
8.750 lao động(chiếm 13,2 % tổng số lao động toàn huyện).Và tính đến tháng
6/2007 thì lực lượng lao động trong lĩnh vực này là 9.875 lao động(chiếm
25,5% tổng số lao động toàn huyện).

18


Lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ mặc dù còn chiếm một tỷ lệ
nhỏ trong cơ cấu lao động của huyện nhưng trong những năm gần đây, với sự
phát triển của ngành thương mại - dịch vụ thì lực lượng lao động chuyển sang
lĩnh vực này càng nhiều. Thời kỳ 1996 - 2000, lao động trong lĩnh vực này là
khoảng 1.230 người(chiếm 2,32 % tổng số lao động toàn huyện), đến thời kỳ
20001 -2006 lao động trong lĩnh vực này là 8.540 người(chiếm 12,9% tổng số
lao động toàn huyện).Và tính đến tháng 6/2007 thì lực lượng lao động trong lĩnh
vực này là 8.694 lao động(chiếm 22% tổng số lao động toàn huyện).
Mặc dù hiện nay, lao động nông thôn vẫn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực
Nông nghiệp - thuỷ sản, nhưng nhìn chung cơ cấu lao động đang dần dần có sự
chuyển biến tích cực và cơ cấu ngày càng hợp lý.
Vốn là một huyện Nông nghiệp nên lao động chủ yếu tập trung trong lĩn
vực Nông nghiệp cũng là điều dễ hiểu. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây,
việc áp dụng khoa học kỷ thuật cũng như các dự án phát triển Nông nghiệp,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được triển khai thực hiện thì ngành Nông
nghiệp cũng đã có những bước phát triển đáng kể. trong nội bộ ngành Nông
nghiệp cũng có sự chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ. Lao động trong lĩnh
vực trồng trọt giảm mạnh, chiuyển dần sang chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Trong những năm gần đây, ngành Công nghiệp - Xây dựng trên địa bàn
huyện Đan phượng đang phát triển mạnh mẽ và thu hút nhiều lao động tham gia.
Đặc biệt, hiện nay đang xây dựng 2 trung tâm công nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt

động nên một lực lượng lao động lớn đang chuẩn bị chuyển sang hoạt động
trong lĩnh vực này. Việc này kéo theo một lực lượng lao động đi học nghề tăng
nhanh,từ 35 % trở lên so với lao động trong độ tuổi
* Tuy cơ cấu lao động có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực,
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và những khó khăn cần được sớm khắc phục:
- quá trình chuyển dịch diễn ra còn chậm, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu
phát triển Kinh tế của huyện. Mặt khác, vốn là một huyện Nông nghiệp nên khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường còn gặp nhiều khó khăn mà cần phải có thời
gian mới có thể khắc phục được.

19


- Sự chuyển dịch đó vẫn chưa tạo ra được một cơ cấu lao động thật sự hợp
lý, lao động trong Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong khi Công nghiệp Xây dựng và Thương mại - dịch vụ còn thấp nên chưa phát huy được hết những
lợi thế của địa phương.
- Chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu lao động nói riêng. Chưa đảm bảo cân đối
theo yêu cầu sử dụng lao động và thiếu cân đối giữa các khu vực, lao đọng trong
lĩnh vực Nông nghiệp chiếm số lượng lớn nhưng nhưng tỷ trọng lao động có
trình độ chuyên môn thấp hơn nhiều so với lao đọng khu vực khác.
- Công tác quản lý, điều tra nắm nguồn lao động, cơ cấu, chất lượng lao
động, tình hình biến động lực lượng lao động, xây dựng kế hoạch sử dụng lao
động, giải quyết việc làm chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục.
- Công tác xuất khẩu lao động chưa được quan tâm dúng mức tổ chức nhà
nước địa phương chưa chiếm vị trí chủ đạo trong kết quả xuất khẩu lao động,
phần nhiều người lao động phải tự liên hệ ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động.
* Nguyên nhân của những hạn chế:
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa nhận thức một cách đúng đắn về vai
trò, vị trí, nhiệm vụ của lao động cũng như tính cấp thiết của sự chuyển dịch cơ

cấu lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay; quá trình chuyển dịch không
được tổ chức một cách thường xuyên, liên tục, hiệu quả còn thấp; công tác tham
mưu cho lãnh đạo đẻ hoạch định những chỉ tiêu về lao động và sự chyển dịch cơ
cấu lao động chưa thật sự chính xác, sự phối hợp giữa các ngành, tổ chức có liên
quan dến lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động và việc thống kê lực lượng
lao động hàng năm còn hạn chế.
- Cán bộ làm công tác lao động ở cơ sở thường xuyên thay đổi, việc phân
công trách nhiệm không rõ ràng, một số chính sách lao động của nhà nước chưa
được phân cấp rõ ràng nên việc chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương còn
gặp nhiều khó khăn.
- Một số cơ sở chưa thật sự quan tâm đến vấn đề lao động và chuyển dịch
cơ cấu lao động nông tôn tại địa phương mình, chưa có sự phối hợp với các cơ

20


quan chức năng. đơn vị để giải quyết vấn đề lao động - việc làm của địa
phương.
- Kinh phí và nguồn vốn hỗ trợ cho những dự án, chương trình phát triển
kinh tế nhằm đảy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động còn hạn chế, vì vậy mà các
chương trình dự án ít hoặc không được thực hiện, thậm chí đã thực hiện cũng
không có hiệu quả cao.

CHƯƠNG III
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ
1. Tổ chức thực hiện
Chương trình việc làm 2007 – 2010 phải được quan triệt và triển khai
sâu rộng đến các xã, thị trấn, các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh
doanh và tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thương xuyên, sâu sátcủa
cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp.

Kiện toàn Ban chỉ đạo giải quyết việc làm huyện và các xã, thị trấn, phân
công trách nhiệm thành viên Ban chỉ đạo phụ trách từng mảng công việc của
ngành và theo dói đôn đốc đơn vị được phân công tổ chức thực hịen chương
trình.
Để thực hiện được những mục tiêucủa chương trình việc làm từ năm
2007 – 2010, UBND huyện giao các ngành liên quan thực hiện những nhiệm vụ
sau đây:
a). Phòng Nội vụ – Lao động TBXH huyện là cơ quan thương trực Ban
chỉ đạo giảI quyết việc làm huyện chủ trì phối hợp chặt chẽ với các thành viên
Ban chỉ đạo huyện, các ngành quản lý sản xuất kinh doanh và UBND các xã, thị
trấn hưỡng dẫn tổ chứcỉtiển khai thực hiện chương trình, Theo dõi, tổng hợp
định kỳ báo cáo UBND huyện và ngành cấp trên.

21


Phối hợp với ngành giáo dục đào tạo và cơ quan liên quan thực hiện tốt
công tác hướng nghiệp dạy nghề theo quy định của nhà nước.
Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện, các xã, thị trấn
định kỳ 6 tháng, 1 năm sơ kết đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu đã để ra
tổng hợp tình hình báo cáo kết quả về UBND huyện và BCD tỉnh.
b). Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông:
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấugiống cây trồng, vật nuôi khuyên khích phát
triển nông nghiệp theo hưỡng sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Vận động nhân
dân giảm diện tích cây lương thực sang sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao:
rau sạch hoa, bưởi Diễn, cam chanh… phát triển chăn nuôI theo hướng công
nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, duy trì phát triển nuôI trồng thuỷ
sản, hoàn thành quy hoạch phát triển kinh kế nông nghiệp giai đoạn 2007 – 2010
trong năm 2007.
c). Phong Công nghiệp KHTM chủ trì phối hợp với phòng Tài nguyên và

Môi trường, các ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010 và những năm tiếp theo;
lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các cụm điểm công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp – làng nghề, quy hoạch đất danh cho thương mại dịch vụ; đẩy mạnh thu
hút đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp găn liên với bảo vệ môi trường, khuyên
khích mọi thành phần kinh tê phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thu hút và
giải quyết viiệc làm cho nhiều lao động địa phương.
d). Phòng Tài chính kế hoạch tham mưu giúp UBND huyện dây dựng kế
hoạch ngân sách hàng năm trình HĐND và UBND huyện để bổ sung vào quỹ
đào tạo nghề, giải quyết việc làm của huyện. Rà soát lại các chỉ tiêu, đánh giá
kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế hàng năm theo chương trình đề ra.
e). Ngân sách Nông nghiệp và PTNT, Nâng hàng chính sách xã hội
huyện: đảm bảo nguồn vốn đáp ứng thoẫmn nhu cầu về vốn để các tổ chức kinh
kế xã hội, hộ gia đình vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh – góp phần thu
hút lao động tạo thêm nhiều việc làm nâng cao hiệu quả lao động ở địa phương.

22


f). Phòng Văn hoá - Thông tin thể thao, Đài truyền thanh huyện và các cơ
quan liên quan thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng về chương trình việc làm của huyện;biểu dương kịp thời những đơn vị,
tập thể, cá nhân có thành tích giải quyết nhiều việc làm cho lao động.
j). UBND các xã - thị trấn: căn cứ chương trình việc làm của UBND
huyện xây dựng chương trình việc làm ở cơ sở giai đoạn 2007 – 2010 báo cáo
tại kỳ họp HĐND xã - thị trấn. Việc xây dựng chương trình việc làm ở xã - thị
trấn phảI cụ thể hoá chương trình việc làm của huyện qua các chỉ tiêu kinh tế xã
hội phải phủ hợp với tình hình ở địa phương.
h). Đề nghị Uỷ ban MTTQ huyện, các đoàn thể chủ động phối hợp với

BCĐ huyện xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành để thực hiện thắng lợi chương
trình việc làm. Phân công cán bộ theo dõi, hướng dẫn các xã - thị trấn thực hiện
chương trình đạt hiệu quả.
Quá trình thực hiện cần tăng cường công tác kiểm tra,đúc rút kinh
nghiệm, hàng năm đánh giá bổ sung nhằm thực hiện chương trình đạt hiệu quả
cao
2. Phương hướng phát triển Kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động
trong thời gian tới
a) Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Đan Phượng đến năm 2010
và những năm tiếp theo.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 20%.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8% trong năm.
*Cụ thể:
+ Cây lúa: 3000 ha, năng suất 70 tạ/vụ, sản lượng 21.000 tấn.
+ Cây ngô: 1200 ha, năng suất 52 tạ/vụ, sản lượng 6.240 tấn.
+ Diện tích cây ăn qủa tập chung ở vườn trại: 400 ha.
+ Diện tích trồng chuyên hoa: 500 ha.
+Diện tích trồng chuyên rau: 1000 ha.
+ Chăn nuôi: . Đàn bò 7.000 con, bò sữa 800 con.
. Đàn lợn 120.000 con, trọng lượng lợn thịt hơi xuất chuồng
15.000 tấn.

23


. Đàn gia cầm 800.000 con, trứng 40 triệu quả.
+ Thuỷ sản: Diện tích nuôi thả cá 250 ha, số lồng cá 500 lồng, trọng
lượng cá đạt 1.500 tấn.
b) Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006 –
2010, định tới năm 2015

+ Phát triển tối đa lợi thế so sánh của huyện để hình thành các vùng
chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp, phát triển mạnh các đơn vị hỗ trợ
nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Đảm bảo tăng
nhanh tỷ trọng sản xuất chăn nuôi và cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm
có giá trị kinh tế cao. Xoá bỏ thế độc canh chỉ sản xuất một loại cây lương thực.
+ Phát triển nông nghiệp hàng hoá nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường
nội huyện, chuỗi đô thị mới, khu công nghiệp công nghệ cao và thị trường Hà
Nội. Đổi mới và phát triển cả về quy mô sản xuất, cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ
và cơ cấu cây trồng vật nuôi.
3. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tại
huyện Đan phượng trong thời gian tới
a) Các giải pháp chung
- Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương đối
với công tác chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn;
- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác
lao động ở cơ sở, phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng;
- Có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan chức năng, các đơn vị có
liên quan để giải quyết vấn đề lao động - việc làm của địa phương.
- Xây dựng những dự án, chương trình phát triển kinh tế dài hạn đồng thời
bố trí những nguồn vốn hỗ trợ hợp lý nhằm đảy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao
động;
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho đời sống
nhân dân và phát triển kinh tế;
- Ban hành những chính sách ưu đãi (về thuế, về thủ tục hành chính, về cơ
sở hạ tầng…) và đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là trong công tác
cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong và

24



ngoài nước đến đầu tư tại địa phương, tạo nhiều công ăn việc làm cho người
dân;
- Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, tạo
sự đồng thuận cộng đồng đối với những chính sách phát triển kinh tế của địa
phương, nhất là trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng;
- Đẩy mạnh công tác quản lý, điều tra nắm nguồn lao động, cơ cấu, chất
lượng lao động, tình hình biến động lực lượng lao động, xây dựng kế hoạch sử
dụng lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.
b) Những giải pháp cụ thể
- Phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm của các làng nghề truyền
thống, xây dựng thương hiệu sản phẩm mạnh để hướng tới xuất khẩu;
- Có chính sách ưu tiên cho công tác giáo dục đào tạo, hướng nghiệp, dạy
nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nói chung và cơ cấu lao động nói riêng;
- Phát triển các ngành nghề tạo được nhiều việc làm để giải quyết lao
động dôi dư của địa phương như giày da, chế biến nông sản, dịch vụ...;
- Chú trọng công tác đưa lao động của địa phương đi làm việc ở nước
ngoài để giải quyết một phần việc làm cho người lao động, đồng thời tạo nguồn
vốn ban đầu cho phát triển kinh tế gia đình nói riêng và kinh tế địa phương nói
chung.
- Phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và các doanh nghiệp trong công tác
quản lý, đào tạo và giải quyết việc làm tại chỗ cho nhân dân trong vùng quy
hoạch các khu công nghiệp;

25


×