Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Ứng dụng công nghệ tế bào động vật trong điều trị một số bệnh ở người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.5 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------

BÀI BÁO CÁO
HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT

ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT
ĐỐI VỚI ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH Ở NGƯỜI
GV hướng dẫn: TS. Trần Văn Giang
Lớp:

Đại học sư phạm Sinh học

Khóa:

3

SV thực hiện: Nguyễn Quỳnh Thơ
Nguyễn Thanh Sáng
Nông Thị Thêm
Triệu Thị Hoàng Thảo
Trần Thị Huyền Thương


Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ sinh học, nó sẽ xâm nhập vào mọi lĩnh vực
của đời sống. Trong đó nổi bật là công trình nghiên cứu và thành tựu của ngành
công nghệ tế bào động vật. Ngành khoa học này phát triển đã mở ra một trang mới


tươi sáng hơn cho lĩnh vực Y học trong việc chăm sóc sức khỏe cho con người.
Ý thức được triển vọng và tiềm năng của ngành khoa học này, chúng tôi đã
quyết định chọn nghiên cứu về đề tài: “Ứng dụng công nghệ tế bào động vật đối
với điều trị một số bệnh ở người”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu chuyên về điều trị bệnh ở người, cụ thể là bỏng, thoái hóa khớp và ung
thu máu
-

Làm rõ khái niệm, phương pháp can thiệp để điều trị bệnh và kết quả đạt
được từ ứng dụng của công nghệ tế bào động vật trong điều trị bệnh.
Qua những gì nghiên cứu tìm hiểu được, giúp mọi người yên tâm hơn vào
triển vọng của ngành Y học trong cải thiện sức khỏe của con người.
Bước đầu hiểu kĩ hơn về ngành công nghệ tế bào động vật, làm tư liệu để
phát triển những đề tài sau này cũng như củng cố kiến thức phục vụ công tác
giảng dạy sau khi tốt nghiệp.

Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


1. Điều trị bỏng [6]
 Khái niệm:
Bỏng (burns) là những tổn thương mô mà có thể được gây ra bởi cháy,
mặt trời, hóa chất, vật nóng hoặc chất lỏng, điện, hoặc các phương tiện khác.
Bỏng có thể được coi là các vấn đề y tế hoặc trường hợp khẩn cấp đe dọa
tính mạng.
 Phương pháp can thiệp:
- Công nghệ nuôi cấy nguyên bào sợi trong điều trị bỏng : loại tế bào (tế
bào của trung bì) có tác dụng tái tạo da, để điều trị cho các bệnh nhân bị
bỏng nặng. [2]

+ Đặc điểm: Vì tính sinh miễn dịch thải ghép thấp cho nên có thể sử dụng
nguyên bào sợi da đồng loại. Tác dụng của nguyên bào sợi nuôi cấy là thúc
đẩy thời gian liền vết thương bỏng nông (do nó cung cấp một số yếu tố tăng
trưởng như TGF-b, PDGF, KGF). Trên vết bỏng sâu, nó có tác dụng làm liền
vết bỏng hẹp, cải thiện chất lượng nền ghép cho việc ghép da hay ghép tế
bào sừng nuôi cấy, cải thiện chất lượng liền sẹo,…(do nguyên bào sợi tạo ra
các thành phần đệm gian bào làm nền cho quá trình biểu mô hóa và cung cấp
các sợi laminin, elastin, fibronetin để tế bào biểu mô bám và trượt trên đó
giúp tăng nhanh quá trình biểu mô hóa che phủ vết thương).
+ Tiến hành: Kỹ thuật nuôi cấy nguyên bào sợi gồm các bước chính sau:
• Bước 1: Chọn, sàng lọc người cho mẫu da phù hợp
• Bước 2: Lấy mẫu da và bảo quản mẫu da Vùng dự kiến lấy mẫu da
được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng trước khi lấy. Mẫu da lấy có toàn lớp
biểu bì, trung bì, hạ bì, kích thước khoảng 1 - 1,5cm2, thường lấy ở
trong đùi sát nếp bẹn. Sau khi lấy mẫu da được bảo quản trong ống
nghiệm chứa 5ml dung dịch DMEM (Dulbecos Modiffied Eage Media)
chứa 1% kháng sinh, bảo quản ở 40C trong vòng 8h, sau đó chuyển mẫu
da về labô nuôi cấy.
• Bước 3: Xử lý mẫu da. Các mẫu da được cắt lọc hết mỡ sau đó ngâm
vào cồn 70% thể tích trong vòng 30 giây, lấy ra rửa sạch 3 lần bằng PBS
rồi cắt nhỏ thành các mẩu da kích thước 0,1mm.
• Bước 4: Cấy mẫu da. Các mẫu da được cấy trong chai nuôi cấy với mật
độ một mẩu da 0,1mm cho diện tích 2,5cm2. Cho môi trường nuôi cấy
nguyên bào sợi vào chai rồi đặt vào tủ ấm 370C với 95% thể tích khí
trời và 5% thể tích CO2. Tiến hành bổ sung môi trường nuôi cấy sau
24h và sau 48h tiếp theo. Thay môi trường sau 4 ngày, theo dõi tế bào


-


mọc và di cư ra khỏi mẫu da. Khi nguyên bào sợi phát triển và nhân lên
đạt > 50% diện tích che phủ đáy chai nuôi cấy thì tiến hành tách tế bào.
• Bước 5: Tách nguyên bào sợi. Lấy bỏ mẫu da và rửa tế bào PBS
(phosphate Buffered Salines), thêm dung dịch có 0,05% trypsin và
0,35mM EDTA trong PBS rồi đặt chai nuôi cấy vào tủ ấm 370 trong 5
phút. Sau đó kiểm tra mức độ tế bào tách khỏi đáy chai, khi các tế bào
co tròn thì cho thêm môi trường nuôi cấy vào và lấy hỗn dịch nuôi cấy
đó tiến hành ly tâm với tốc độ 1200v/phút, sau đó bỏ dịch nổi và thu lấy
tế bào. Các tế bào này được đưa vào chai nuôi cấy với mật độ 5 × 103 tế
bào/cm2.
• Bước 6: Nhân rộng nguyên bào sợi. Sau một thời gian các tế bào nhân
lên trong đĩa nuôi cấy sẽ được cấy chuyển sang các chai khác với mật
độ 5000 tế bào/cm2, quy trình cấy chuyển cần theo dõi chặt chẽ tình
trạng ô nhiễm, mật độ tế bào, pH môi trường. Các tế bào nuôi cấy và
nhân rộng trong môi trường nuôi cấy và đặt trong tủ ấm CO2, cần thay
môi trường nuôi cấy cho tế bào sau 3 - 4 ngày.
• Bước 7: Thu hoạch nguyên bào sợi. Lựa chọn thế hệ tế bào từ P5-P10,
các tế bào đó phải sống và phát triển bình thường. Kiểm tra vi khuẩn và
nấm trước khi thu hoạch. Tiến hành thu tế bào từ chai nuôi cấy bằng
cách dùng trypsin và ly tâm.
• Bước 8: Chuẩn bị giá đỡ tế bào. Giá đỡ tế bào có thể là collagen, các
màng sinh học hay tổng hợp. Tại viện bỏng sử dụng tấm vật liệu điều trị
vết thương là TegadermR. Giá đỡ được cắt tròn có diện tích đĩa nuôi cấy
(75cm2) khử trùng giá đỡ và đặt vào đĩa nuôi cấy, sau đó cho môi
trường nuôi cấy vào sao cho láng ngập đều giá đỡ.
• Bước 9: Cấy tế bào lên giá đỡ. Đếm tế bào và tính mật độ tế bào rồi
dàn đều hỗn dịch tế bào vừa thu được lên giá đỡ đã chuẩn bị. Đặt đĩa
nuôi cấy có giá đỡ và tế bào vào tủ nuôi cấy 370C có 5% CO2 trong
khoảng 1h rồi bổ sung môi trường nuôi cấy cho đủ 5ml.
• Bước 10: Theo dõi và đánh giá tấm tế bào nuôi cấy Các nguyên bào sợi

sẽ nhân lên và phát triển trên giá đỡ trong môi trường nuôi cấy. Theo
dõi mật độ tế bào đủ lớn và không có tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm
nấm thì tiến hành ghép tấm tế bào nuôi cấy đó lên vết thương, vết bỏng
đã được chuẩn bị. Thông thường thời gian từ khi lấy mẫu da đến khi có
thể ghép tấm nguyên bào sợi nuôi cấy lên vết bỏng khoảng 2 tuần.
Công nghệ nuôi cấy tế bào sừng da tự thân trong điều trị bỏng:


Tế bào sừng cũng là loại tế bào được sử dụng nhiều trong điều trị vết
thương, vết bỏng sâu diện rộng (do thiếu nguồn da ghép tự thân) và phục
vụ nhiều nghiên cứu khác. Tế bào sừng là tế bào thuộc biểu bì có tính
sinh miễn dịch thải ghép cho nên phải sử dụng tế bào của da tự thân.
Hiện nay, có thể thu nhận tế bào sừng từ nhiều nguồn tế bào khác nhau (ví
dụ từ mảnh da, vùng tế bào ở chân lông, vùng phồng của nang lông,…).
Kỹ thuật nuôi cấy tế bào sừng biểu bì (một số bước có thể thay đổi tùy
thuộc vào phương pháp và môi trường nuôi tế bào sừng):
+ Bước 1: Chọn, sàng lọc người cho mẫu da
+ Bước 2: Lấy mẫu da và bảo quản mẫu da
+ Bước 3: Xử lý mẫu da
+ Bước 4: Tách biểu bì đơn
+ Bước 5: Nhân rộng tế bào sừng biểu bì.
Công nghệ nuôi cấy tế bào sừng khá phức tạp, một trong những ứng dụng
quan trọng của nó là góp phần điều trị để cứu sống những bệnh nhân bỏng
sâu diện tích lớn thiếu nguồn da ghép tự thân. Tuy nhiên, trước đây các tế
bào biểu mô được nuôi cấy trong môi trường có huyết thanh, cần có chi phí
rất cao, quy trình nuôi cấy phức tạp. Vì thế, các bác sĩ Viện bỏng Quốc gia
đã thử nghiệm phương pháp phân lập và nuôi cấy tế bào sừng trong môi
trường không huyết thanh với mục tiêu tạo tấm tế bào sừng tự thân nuôi cấy
để điều trị bỏng. Đây là biện pháp đơn giản, rẻ tiền hơn rất nhiều so với
phương pháp khác.

+ Sử dụng tế bào gốc trong công nghệ nuôi cấy tế bào ứng dụng trong
điều trị bỏng: Tế bào gốc (stem cell) đã được nhắc đến nhiều trong những
năm gần đây. Công nghệ tế bào gốc ngày càng có nhiều ứng dụng trong y
học, như tạo ra được các vật liệu che phủ, vật liệu thay thế da khi da bị tổn
thương lớn. Việc sử dụng tế bào gốc từ dây rốn trẻ sơ sinh (bản quyền của
PGS.TS. Phan Toàn Thắng và cộng sự - Đại học quốc gia Singapore, là
người đầu tiên trên thế giới tìm ra công nghệ tách tế bào gốc từ cuống dây
rốn) đã mở ra một triển vọng to lớn về ứng dụng của công nghệ nuôi cấy tế
bào. Khác với các tế bào đã nói ở trên là những tế bào chuyên hóa cao, tế bào
gốc (mầm) dây rốn trẻ sơ sinh là những tế bào chưa phân hóa nhiều, có khả
năng biệt hóa rất cao, khả năng sinh sản phát triển mạnh, thời gian nuôi cấy
nhanh, có thể chủ động trong việc thu nhận sản phẩm ở nhiều giai đoạn,
nhiều thời kỳ khác nhau. Do đó khả năng thành công sẽ cao hơn khi áp dụng
trên lâm sàng. Từ các tế bào gốc dây rốn trẻ sơ sinh người ta có thể tạo ra các
sản phẩm để điều trị vết bỏng (tế bào sừng, nguyên bào sợi),… Hiện nay,


Viện bỏng quốc gia đang hợp tác với PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng và các
đồng nghiệp Singapore để triển khai kỹ thuật này.
 Kết quả đạt được :
Thu nhận được nguyên bảo sợi, tế bào sừng, tế bào gốc da từ tế bào da.
Việc ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị bỏng cho tỷ lệ thành công
cao. “Nếu thành công, cấy ghép tấm nguyên bào sợi và tấm nguyên bào
sừng với nhau, sẽ tạo ra được da nhân tạo” . Ưu điểm của việc cấy ghép da
nhân tạo là khả năng làm lành vết thương nhanh, hạn chế sẹo lồi, sẹo co kéo,
hạn chế được những di chứng hoạt động bệnh lý, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Vì được nuôi cấy sẵn từ trước nên chỉ cần một hai ngày có thể đáp ứng được
việc ghép da cho người bệnh mà không phải chờ đến vài tuần.
2. Điều trị thoái hóa khớp [3]
 Khái niệm:


Bệnh thoái hóa khớp là một bệnh thường hay gặp ở những người già, theo
thời gian các lớp sụn ở các đầu khớp dần bị mòn, hệ thống dây chằng tại
vùng xương này trở lên lỏng lẻo. Đặc biệt là khớp đầu gối là khớp dễ bị thoái
hóa nhất. Điều này đã gây nhiều trở ngại, khó khăn cho người bệnh trong
cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay việc điều trị cho bệnh thoái hóa
khớp bằng công nghệ tế bào gốc đã tiến hành thành công ở Việt Nam.
Tế bào gốc sử dụng là tế bào gốc tự thân, có nghĩa là dùng chính tế bào
gốc của bệnh nhân, hoạt hóa bằng huyết tương của bệnh nhân và toàn bộ quy
trình xử lý trong hệ thống sạch với mức độ kiểm soát nhiễm. Do đó, các tai
biến, di chứng xảy ra là cực kỳ thấp. Hiệu quả điều trị dựa trên nguồn gốc
gây bệnh khác nhau mà khác nhau. Đối với những bệnh nhân mà xác định
được nhân tố rõ ràng, cắt đứt sự tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ thì hiệu quả
rõ rệt và kéo dài.
 Phương pháp can thiệp:
Công nghệ Tế bào gốc mô mỡ hiện đang dần được coi là một phương
pháp trong điều trị bệnh thoái hóa khớp, bởi tính hiệu quả của nó.
Quy trình cấy ghép tự thân tế bào gốc trưởng thành từ mô mỡ của VHSU
giúp điều trị cho bệnh nhân nhiều căn bệnh thoái hóa hay suy nhược. Sau đây
là 5 bước của quá trình điều trị trong việc thu nhân tế bào gốc từ mô mỡ của
bệnh nhân.[5]
- Bước 1 - Chuẩn bị: Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ và hút mỡ trong
phòng mổ. Các bác sĩ của chúng tôi sẽ tiến hành hút mỡ từ vùng đùi hay
vùng bụng của bệnh nhân. Thể tích mỡ thu nhận tùy thuộc vào từng bệnh
nhân điều trị, dao động từ 40-100ml.


- Bước 2 - Thu nhận tế bào gốc: Mô mỡ thu nhận được được chuyển vào
phòng thí nghiệm vô trùng. Tại đây, đội ngũ kĩ thuật viên sẽ thực hiện quy
trình tách chiết để loại bỏ mô mỡ thừa và máu, thu nhận lượng tế bào gốc từ

hàng chục đến hàng tram triệu tế bào.
- Bước 3 - Thu nhận huyết tương giàu tiểu cầu: Song song với việc thu
nhận mỡ, bệnh nhân cũng được lấy khoảng 24ml máu. Sau khi chuyển về
phòng thí nghiệm, máu sẽ được ly tâm để thu nhận huyết tương và lớp tiểu
cầu, rồi hoạt hóa để tiểu cầu giải phóng ra cái nhân tố tăng trưởng (GFs –
Growth Factors) giúp hoạt hóa và đẩy mạnh sự tân tạo khi tế bào gốc được
đưa vào cơ thể.
- Bước 4 - Hoạt hóa ánh sáng: Hỗn hợp huyết tương giàu tiểu cầu và tế bào
gốc sẽ được hoạt hóa ánh sáng 20 phút. Dưới tác dụng của bước song thích
hợp, tế bào gốc sẽ được kích thích giải phóng các nhân tố tăng trưởng GFs,
các cytokine, kích thích thích sự tăng sinh của tế bào gốc. Hoạt hóa ánh sáng
cũng giúp ức chế các yếu tố gây viêm và kích thích các yếu tố chống viêm.
Vì vậy giúp giảm đau cho bệnh nhân khi tiêm tế bào gốc.
- Bước 5 - Cấy ghép tế bào gốc: Hỗn hợp huyết tương giàu tiểu cầu và tế
bào gốc sẽ được tiêm trực tiếp vào khớp gối của bệnh nhân (đối với bệnh
thoái hóa khớp gối), tiêm vào vết loét hoặc cho truyền nhỏ giọt tĩnh mạch.
Kỹ thuật đưa tế bào gốc vào khớp gối có hai cách:
+ Tiêm trực tiếp tế bào gốc vào trong khớp, như thế, tế bào gốc sẽ tự thực
hiện vai trò của nó một cách tự nhiên mà không cần sự can thiệp khác.
+ Cách thứ hai là tạo ra các giá thể tổng hợp để tế bào gốc bám vào,
nhằm tạo ra cấu trúc không gian ba chiều phù hợp với hình dạng và kích
thước tổn thương sụn khớp giúp người bệnh giảm đau, khôi phục khớp gối.
 Kết quả đạt được:
Tế bào gốc sau khi đưa vào cơ thể sẽ di chuyển đến vị trí tổn thương, biệt
hóa và điều hòa miễn dịch. Quá trình này cần thời gian, còn tùy thuộc vào
bệnh và cơ thể của mỗi bệnh nhân. Đối với bệnh thoái hóa khớp gối hay điều
trị các vết loét, hiệu quả thấy được sau 5 – 7 ngày  Giải quyết đc tận gốc
tổn thương sụn khớp, đơn giản, an toàn cho bệnh nhân.
Cho đến nay, trên thế giới chưa báo cáo tác dụng phụ nào nguy hiểm hay
những phản ứng bất thường nào liên quan đến quy trình cấy ghép tế bào gốc.

Tuy nhiên cũng không thể khẳng định hoàn toàn là không có tác dụng phụ.
Nếu có thì chỉ là một số phản ứng nhẹ sau khi tiêm tế bào gốc.

3. Điều trị ung thư máu [4]
 Khái niệm:







Ung thư máu (bệnh máu trắng) là bệnh trong đó tủy và hệ bạch huyết bị
rối loạn và tạo ra những bạch cầu ác tính. Chúng tăng sinh ngoài tầm kiểm
soát và nhu cầu của cơ thể, lấn át các tế bào khác trong máu khiến cho máu
không hoàn thành được các nhiệm vụ thường lệ.
Cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu là phương pháp lấy tế bào tạo
máu gốc khỏe mạnh để truyền vào trong cơ thể. Các tế bào gốc khỏe mạnh
có thể được lấy từ trong máu, tủy xương và máu dây rốn lưu trữ. [1]
 Các loại cấy ghép tế bào gốc
Có hai loại cấy ghép tế bào gốc chính:
• Cấy ghép tế bào gốc tự thân: tức là lấy tế bào gốc từ trong máu của bệnh
nhân, sau đó đông lạnh và lưu trữ cho đến khi cần sử dụng. Sau khi bệnh
nhân ung thư máu được hóa trị hoặc xạ trị liều cao để tiêu diệt hết các tế
bào ung thư thì các tế bào gốc tự thân sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh
để tiếp tục khởi động cơ chế phân chia tế bào, giúp tăng trưởng và phát
triển các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
• Cấy ghép tế bào gốc đồng loại: ở trường hợp này, tế bào gốc được lấy từ
một người hiến tặng khỏe mạnh và phù hợp. Người hiến tặng có thể là
người ’ang hoặc thành viên trong gia đình (anh chị em ruột) hoặc những

người không thuộc gia đình nhưng có tế bào gốc phù hợp hoặc có lưu
máu cuống rốn. Để xác định tế bào gốc của người hiến tặng có phù hợp
hay không thì người ta thường phải làm các xét nghiệm, như kiểm tra
kháng nguyên bạch cầu người (HLA) để so sánh máu và mẫu mô của
bệnh nhân và người hiến tặng.
+ Ưu điểm: của phương pháp cấy ghép tế bào gốc đồng loại là tế bào từ
người hiến tặng thường khỏe mạnh và không có tế bào ác tính.
+ Nhược điểm: tìm được người phù hợp là rất khó khăn.
Hiện nay chủ yếu bệnh nhân ung thư máu đều được cấy ghép tế bào gốc tự
thân. Tế bào gốc sẽ kích thích tăng trưởng tủy xương mới và khôi phục hoạt
động của hệ miễn dịch chống lại các tác nhân có hại cho sức khỏe.
 Phương pháp can thiệp:
Trước khi cấy ghép tế bào gốc, bệnh nhân cần phải điều trị bằng xạ trị liều
cao hoặc hóa trị để tiêu diệt thật nhiều các tế bào bạch cầu.
Những người tiến hành cấy ghép tế bào gốc đồng loại thì cần hóa trị hoặc xạ
trị toàn thân với liều thấp hơn trước khi cấy ghép.
Sau đó, bệnh nhân ung thư máu sẽ được cấy ghép qua đường truyền tĩnh
mạch.
Bệnh nhân ung thư máu sau khi được cấy ghép cần theo dõi công thức máu.
Sau đó, người ta có thể truyền thêm tế bào máu đỏ và tiểu cầu cho bệnh
nhân. Đôi khi, những phương pháp điều trị chuyên sâu trước khi cấy ghép tế
bào gốc có thể gây ra những tác dụng phụ như nhiễm trùng. Với trường hợp
này thì bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh cho người bệnh.


Kết quả đạt được:
Sau khi đi vào máu, các tế bào gốc sẽ nhanh chóng đi đến tủy xương và
bắt đầu tạo nên các tế bào máu mới. Quá trình phục hồi sau cấy ghép tế bào
gốc thường mất vài tháng và bệnh nhân cần theo dõi sát sao sức khỏe của
mình để có biện pháp ứng phó ngay khi có những biến chứng khó lường.



Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận
Mặc dù ra đời muộn nhưng kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật đã mở ra
nhiều hướng ứng dụng quan trọng trong đời sống của con người đặc biệt là
lĩnh vực Y học.


2.

Qua đề tài này, chúng tôi đã nghiên cứu làm rõ được ứng dụng của công
nghệ tế bào động vật trong điều trị bệnh nghiêm trọng, cụ thể là bỏng, thoái
hóa khớp và ung thư máu.
Bài làm bên cạnh những thành công vẫn còn những thiếu sót, mong Thầy
đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thiện hơn trong những đề tài sau.
Kiến nghị
- Chúng tôi mong muốn có một chuyên đề chuyên sâu về công nghệ tế bào
gốc, để hiểu sâu hơn về công nghệ này.
- Đây là thành tựu kĩ thuật Y học tiên tiến, cần được chú trọng phát triển
rộng rãi hơn để điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho người dân. Điều trị
bệnh bằng phương pháp này chi phí khá cao, đề nghị Bảo Hiểm Y tế sẽ hỗ
trợ chi trả một phần phí.
- Trẻ mới sinh, cần lưu trữ lại cuống rốn, đó là nơi chứa tế bào gốc vạn
năng, để thuận lợi trong điều trị bệnh sau này.
- Trong quá trình làm bài tập nhóm, đa số các bạn trong nhóm đều hoàn
thành nhiệm vụ được giao, trong đó bạn Thương hoạt động chưa tích cực.
Mong thầy đánh giá hợp lí sự tích cực của các bạn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Khuất Hữu Thanh, Cơ sở công nghệ tế bào động vật và ứng dụng, Nhà Xuất
Bản: Giáo dục Việt Nam – Hà Nội, 2010
[2]. Trần Quốc Dung, Giáo trình Công nghệ tế bào động vật, Nhà Xuất bản: Đại
học quốc gia Hà Nội, 2013
[3].
[4].
[5].
[6].



×