Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 11 trang )

Ngày 25 tháng 9 năm 2014

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm

VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed
Trang nhất
Hỏi đáp

Ảnh đẹp
Liên hệ

Kỹ thuật nhiếp ảnh

Thiết bị nhiếp ảnh

Thuật ngữ

Thông tin thiết bị

Video

Giới thiệu

Kỹ thuật nhiếp ảnh Kỹ thuật bấm máy ảnh
Gửi bài viết qua email
In ra
Lưu bài viết này

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm


Đăng lúc: Thứ ba - 16/09/2014 05:03. Đã xem 1290 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Khái niệm ánh sáng

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm
Chụp cảnh đêm cho phép bạn thưởng thức các phong cách biểu đạt khác nhau bằng cách thay đổi các thiết lập
của máy ảnh. Ví dụ, có thể chụp “các vệt sáng” khi để mở cửa trập một lúc lâu. Trong bài viết này, tôi sẽ giải
thích các kỹ thuật chụp vệt sáng của xe cột thật đẹp

Tốc Độ Cửa Trập Quyết Định Chiều Dài của Các Vệt Sáng
/>
1/11


Ngày 25 tháng 9 năm 2014

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm

Chụp cảnh đêm cho phép bạn thưởng thức các phong cách biểu đạt khác nhau bằng cách thay đổi các thiết lập
của máy ảnh. Với cửa trập được để mở trong thời gian dài, bạn có thể chụp được ánh sáng từ xe cộ và xe lửa
thành những vệt nhiều màu sắc, thường được gọi là ‘các vệt sáng’. Thiết lập thời lượng tốc độ cửa trập quyết
định việc liệu các vệt sáng đã tạo ra có giúp nhấn mạnh tác phẩm nhiếp ảnh của bạn không. Nếu tốc độ cửa trập
quá cao, các vệt sáng có thể quá ngắn. Để chụp được đèn chẳng hạn như của những chiếc xe chạy ngang qua
bạn, chọn một độ nhạy sáng ISO thấp và tốc độ cửa trập thấp giúp bạn tạo ra một tấm ảnh các vệt sáng linh
động. Cụ thể là, bạn nên chọn một địa điểm trên cao nhìn ra một xa lộ hay cao tốc có lượng giao thông lớn.

Các Chức Năng Của Máy Ảnh Cần Sử Dụng

Tốc Độ Cửa Trập
Các vệt sáng được tạo ra sẽ ngắn khi tốc độ cửa trập cao, và dài ra khi tốc độ cửa trập thấp.


Kỹ Thuật Chụp Vệt Sáng: Thời Gian Phơi Sáng Lâu
Điều thú vị về chụp các vệt sáng là bạn có thể biểu diễn sự chuyển động của ánh sáng trong một tấm ảnh duy
nhất. Bên cạnh đèn của xe cộ, các vệt sáng cũng được tạo ra bởi xe lửa, máy bay và tàu thuyền. Trong phần sau
đây, tôi sẽ giới thiệu các kỹ thuật chụp những tấm ảnh hấp dẫn có vệt sáng của xe. Trước tiên, hãy chọn một nơi
có lượng xe cộ lớn, và đặt máy ảnh lên chân máy ở một địa điểm cho phép bạn quan sát con đường, chẳng hạn
như vỉa hè hoặc một điểm trên cao. Hoặc chọn chế độ Shutter-priority AE hoặc Manual Exposure làm chế độ
chụp, cài đặt tốc độ cửa trập ở khoảng 15 giây, và chọn một độ nhạy sáng ISO thấp từ ISO 100 đến 200. Đối
với thiết lập cân bằng trắng, nên dùng tùy chọn [Daylight (Ban Ngày)], vì nó giúp tái tạo màu sắc đèn đường đẹp
đẽ.

/>
2/11


Ngày 25 tháng 9 năm 2014

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm

EOS 5D Mark II/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 17mm/ Manual exposure (25 giây, f/11)/ ISO 100/ WB:
Daylight
Để chụp một tấm ảnh linh động gồm đèn của những chiếc xe đang chuyển động từ một vị trí trông ra xa lộ, tôi
khép khẩu và chọn một tốc độ cửa trập thấp.

Các Vệt Sáng ở Các Tốc Độ Cửa Trập Khác Nhau

1/4 giây
Ở 1/4 giây, mỗi chiếc xe vẫn có thể phân biệt được, và ảnh thể hiện ít sự chuyển động.

/>
3/11



Ngày 25 tháng 9 năm 2014

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm

2 giây
Ở 2 giây, các vệt sáng trở nên rõ rệt, nhưng chúng vẫn không liên tục.

15 giây
Tất cả các vệt sáng được nối với nhau, tăng thêm vẻ hiện thực cao cho ảnh.
Chụp cảnh đêm cho phép bạn thưởng thức các kiểu biểu đạt khác nhau bằng cách thay đổi thiết lập của máy
ảnh. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu các kỹ thuật về cách chụp 'các tia sáng' bằng cách sử dụng giá trị khẩu
độ, cũng như các cách thể hiện 'màu sắc' bằng cách sử dụng cân bằng trắng. (Người trình bày: Takuya Iwasaki)

/>
4/11


Ngày 25 tháng 9 năm 2014

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm

Khép Khẩu
Chụp ‘các tia sáng’ trong ảnh đêm là một kỹ thuật thú vị, được thực hiện bằng cách điều chỉnh giá trị khẩu độ.
Các tia sáng xuất hiện khi khép khẩu. Đối với các nguồn sáng ở gần bạn, chẳng hạn như đèn đường, việc khép
khẩu một mức nhất định sẽ giúp tạo ra các tác phẩm hấp dẫn hơn.

Các Tính Năng Của Máy Ảnh Cần Sử Dụng


Giá Trị Khẩu Độ
Các tia sáng từ đèn đường xuất hiện rõ nét khi khép khẩu.

Kỹ Thuật Chụp Tia Sáng: Sử Dụng Khẩu Độ
/>
5/11


Ngày 25 tháng 9 năm 2014

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm

Các tia sáng xuất hiện thế nào trong ảnh là phụ thuộc vào số lá khẩu trong ống kính cũng như giá trị khẩu độ.
Nếu bạn muốn tạo ra các tia sáng, hãy khép khẩu càng nhiều càng tốt. Có thể có được kết quả tốt nhất trong
khoảng f/8 và f/11, mặc dù hiệu ứng có thay đổi tùy vào các ống kính khác nhau. Lưu ý rằng, khép khẩu quá
mức sẽ tạo ra tia sáng quá dài, điều này có thể làm ảnh hưởng đến bố cục. Mặt khác, khẩu độ mở gần hết sẽ làm
cho ảnh thiếu tác động. Ngoài ra, hiệu ứng sẽ là không đáng kể nếu nguồn sáng ở quá xa. Hình dạng của các tia
sáng thay đổi tùy theo số lá khẩu, do đó sẽ rất thú vị khi so sánh các ảnh được chụp bằng các ống kính khác
nhau.

EOS 5D Mark II/EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 47mm/ Manual exposure (15 giây, f/8)/ ISO 200/ WB:
White fluorescent light
Các tia sáng từ đèn đường ở cả tông màu ấm lẫn tông màu lạnh làm tăng vẻ đẹp cho ảnh.

Các Tia Sáng Được Tạo Ra Dùng Số Lá Khẩu Khác Nhau

Trái: 8 Lá, Phải: 9 Lá
Các ống kính hoặc có số lá khẩu chẵn hoặc số lá khẩu lẻ. Đối với loại chẵn, số tia sáng được tạo ra là bằng số lá
khẩu, trong khi số tia sáng bằng gấp đôi số lá khẩu trong trường hợp là loại lẻ.


/>
6/11


Ngày 25 tháng 9 năm 2014

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm

Các Tia Sáng Được Tạo Ra ở Các Giá Trị Khẩu Độ Khác Nhau

Trái: f/4, Phải: f/11
Ở khẩu độ tối đa f/4, các tia sáng ngắn và tròn. Ngược lại, các tia sáng mạnh được tạo ra khi khép khẩu xuống
f/11.

Chọn Cân Bằng Trắng cho Ảnh Của Bạn
Trong chụp cảnh đêm, không có ánh nắng và đối tượng được chiếu sáng bằng các loại nguồn sáng khác nhau,
không có màu trắng chính xác. Nói cách khác, bạn có hể biểu đạt ‘màu sắc’ bằng cân bằng trắng bạn thích. Các
tùy chọn [Daylight (Ánh sáng ban ngày)] và [White fluorescent light (Ánh sáng đèn huỳnh quang trắng)] là các tùy
chọn được sử dụng thường xuyên nhất, vì chúng tạo ra màu sắc gần với những gì chúng ta nhìn thấy. Nếu bạn
muốn so sánh các hiệu ứng dùng các thiết lập cân bằng trắng khác nhau, hãy cài đặt chất lượng ghi ảnh thành
RAW trước khi chụp. Bằng cách đó, bạn có thể tự do thay đổi thiết lập trong quá trình phát triển ảnh RAW.

Chức Năng Của Máy Ảnh Cần Sử Dụng

Cân Bằng Trắng
Nói chung, việc chọn một thiết lập nhiệt độ màu cao hơn sẽ thay đổi màu của cảnh đêm từ tông màu ngả xanh
sang ngả đỏ.

Kỹ Thuật Chọn Màu


/>
7/11


Ngày 25 tháng 9 năm 2014

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm

EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 47mm/ Manual exposure (3,2 giây, f/9)/ ISO 200/ WB:
White fluorescent light
Ở đây, tôi muốn tạo ra một tấm ảnh cây cầu hình học, cùng với khu vịnh bằng tông màu lạnh. Để tăng màu xanh,
tôi đặt cân bằng trắng thành [White fluorescent light (Ánh sáng đèn huỳnh quang trắng)].
Trong chụp cảnh đêm, không có quy tắc về việc sử dụng thiết lập cân bằng trắng cụ thể. Cân bằng trắng là một
chức năng nhằm để tái tạo chính xác màu sáng vào ban ngày hoặc dưới ánh đèn ở một địa điểm trong nhà. Khi
không có ánh nắng vào ban đêm, bạn có thể sử dụng cân bằng trắng để quyết định màu của toàn bộ ảnh bằng
cách tạo ra hiện tượng đổ màu một cách có chủ đích. Các thiết lập cân bằng trắng thường được sử dụng nhất
trong chụp cảnh đêm là [Daylight (Ánh sáng ban ngày)] và [White fluorescent light (Ánh sáng đèn huỳnh quang
trắng)], vì cả hai đều tái tạo cảnh đêm ở những màu sắc gần với những gì mắt chúng ta nhìn thấy. Đối với các máy
ảnh cao cấp, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ màu theo cách thủ công (đo bằng đơn vị Kelvin). Giảm giá trị Kelvin
sẽ tăng tông màu xanh, trong khi tăng giá trị này sẽ mang lại tông màu đỏ mạnh hơn.

Đổ màu ở các thiết lập cân bằng trắng khác nhau trong chụp cảnh đêm
1.
2.
3.
4.
5.

2,500K
2,800K

4,000K (White fluorescent light)
5,500K (Daylight)
10,000K

Màu Sắc ở Các Thiết Lập Cân Bằng Trắng Khác Nhau

/>
8/11


Ngày 25 tháng 9 năm 2014

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm

WB: Preset (2,800K)
Khi chọn một nhiệt độ màu thấp hơn thiết lập [White fluorescent light (Ánh sáng đèn huỳnh quang trắng)], đèn
LED màu trắng sẽ có màu xanh dương, và toàn bộ ảnh được tái tạo ở tông màu xanh lạnh.

WB: White Fluorescent Light
Màu xanh mạnh, trong khi màu hồng của tòa tháp cũng được tái tạo sống động. Bên cạnh tông màu lạnh, ảnh này
mang lại ấn tượng nhân tạo phần nào.

/>
9/11


Ngày 25 tháng 9 năm 2014

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm


WB: Daylight
Toàn bộ ảnh được tái tạo ở màu cam. Chi tiết của bầu trời lúc chạng vạng cũng sáng, mang lại ấn tượng ấm cho
ảnh.

Tác giả bài viết: Takuya Iwasaki
Thích

Chia sẻ

266

Chia sẻ

0

Từ khóa:
vua nhiếp ảnh, vua máy ảnh, kỹ thuật chụp ảnh, dslr, máy ảnh số, Kỹ thuật chụp ảnh bình minh, hoàng hôn, biển,
nắng gắt, cầu vồng, mưa, ánh sáng, khung ngắm, af, lấy nét, tự động, focus, bố cục ảnh, đam mê, chân dung,
khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng ISO, mưa sao băng, panorama, thời trang, giờ vàng, ảnh cưới, người mẫu, khói,
chân dung, trẻ em, không gian, trải nghiệm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5
Những tin mới hơn
21 lưu ý trước khi nhận lời làm vợ nhiếp ảnh gia (24/09/2014)
Những tin cũ hơn
Cách phơi sáng dài (15/09/2014)
Nhiếp ảnh Việt Nam bế tắc sáng tạo (04/09/2014)
Những khuynh hướng nhiếp ảnh hiện đại (02/09/2014)

Lời khuyên giúp nhiếp ảnh của bạn tốt hơn (31/08/2014)
Những suy nghĩ sai lầm về nghề nhiếp ảnh (25/08/2014)
Sự thật về nghề nhiếp ảnh (23/08/2014)
/>
10/11


Ngày 25 tháng 9 năm 2014

Kỹ thuật phơi sáng dài ban đêm

Vui buồn nghề nhiếp ảnh (20/08/2014)
Chụp ảnh cưới nên chọn nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp (17/08/2014)
Nhiếp Ảnh Thời Trang (16/08/2014)
Mẹo chụp và xử lý hậu kỳ ảnh toàn cảnh Panorama (15/08/2014)
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc
Tên của bạn

Email

N

i
d

an toàn:
u
n

g

Gửi bình luận

Cách chụp ảnh
DSLR

Hà nội

Hướng dẫn chụp ảnh
Chụp ảnh cưới kỹ xảo máy ảnh số
Canon 60D

Sài Gòn xưa

RESET

máy ảnh compact máy ảnh

Vua Nhiếp Ảnh là trang web của Phạm Hải Đăng
Xem bản: Desktop | Mobile
54 nghìn
Thích
Chia sẻ

/>
11/11




×