Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Phát triển thị trường xuất khẩu chè đen tại công ty mẹ tổng công ty chè việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.68 KB, 110 trang )

PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hội nhập là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền
kinh tế ngày càng trở thành một xu hướng quan trọng trong quá trình phát triển của
mỗi quốc gia. Là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, bên cạnh
những tiềm năng sẵn có Việt Nam càng có nhiều lợi thế đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu nông sản. Chính vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của
Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này được khẳng định trong văn kiện đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII và trong nghị quyết 01 NQ/TW của Bộ Chính trị với
mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH hướng về xuất khẩu.
Trong những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm thì xuất khẩu chè đặc biệt mặt
hàng đen là một trong những ngành được đánh giá có khả năng phát triển và sẽ nâng cao
được hiệu quả trong tương lai. Việc đẩy mạnh xuất khẩu chè không chỉ thu được ngoại tệ
mà còn còn góp phần phát triển ngành chè, tạo công ăn việc làm cho dân địa phương,
xoá đói giảm nghèo ở các vùng trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Hiện nay, trên 80% khối lượng chè đen sản xuất ra trong nước dùng để xuất
khẩu đóng góp một phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chè Việt
Nam. Tuy nhiên giá cả chè đen xuất khẩu còn rất thấp so với giá trên thị trường thế
giới, chất lượng còn kém, thị phần xuất khẩu chè đen ở các thị trường trên thế giới
còn nhỏ bé. Nguyên nhân là hầu như các doanh nghiệp xuất khẩu chè đen mới chỉ
chú ý đến mở rộng thị trường xuất khẩu mà chưa đẩy mạnh xuất khẩu theo chiều
sâu. Trước tình hình đó việc phát triển thị trường xuất khẩu luôn là mục tiêu quan
trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, thị phần càng lớn
thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp càng lớn sẽ làm tăng lợi nhuận
và vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Với vai trò là một doanh nghiệp xuất khẩu lớn trong ngành chè Việt Nam,
Công ty mẹ - Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) đang nỗ lực trong việc phát
triển thị trường xuất khẩu chè nói chung và chè đen nói riêng. Tuy nhiên, còn gặp
nhiều khó khăn và thách thức. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Phát triển thị trường xuất khẩu chè đen tại Công ty mẹ - Tổng công
ty chè Việt Nam”.



1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu chè đen của Vinatea,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu chè đen tại
Vinatea trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiển về xuất khẩu và phát triển thị trường
xuất khẩu chè hiện nay.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phát triển
thị trường xuất khẩu chè đen tại Vinatea.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu chè đen tại
Vinatea.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề kinh tế tổ chức liên quan đến phát triển
thị trường xuất khẩu chè đen.
- Chủ thể nghiên cứu: là các tác nhân tham gia thị trường cung ứng, xuất
khẩu chè đen và các tác nhân nhập khẩu chè đen của Vinatea.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình thị trường xuất khẩu chè đen
của Tổng công ty, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu
chè đen của Vinatea.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Vinatea
- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập qua 3 năm từ 2007- 2009.
+ Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu năm 2009 cho đánh giá thực trạng và dự

kiến, dự báo số liệu đến năm 2012 trong đề xuất phương hướng và giải pháp.
+ Thời gian thực tập từ 01/2010 đến 05/2010.

2


PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm, phân loại, vai trò của thị trường xuất khẩu
a) Khái niệm xuất khẩu
Khi nói về hoạt động xuất khẩu có rất nhiều quan niệm khác nhau:
Theo các nhà kinh doanh quốc tế “Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa
và dịch vụ từ quốc gia này đến quốc gia khác để bán”.
Theo quan niệm của kinh tế học “Xuất khẩu là hoạt động hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất trong nước và bán sang nước ngoài”. Hoạt động mua bán và trao
đổi hàng hóa bao gồm hàng hóa vô hình và hàng hóa hữu hình từ nước này sang
nước khác, các quốc gia này đều khai thác lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của
mình để tạo ra những sản phẩm khác biệt, giá thành thấp và chất lượng tốt và sau đó
tiến hành trao đổi trên thị trường.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất
hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển và diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi
điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy
móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm
mục đích đem lại lợi ích cho quốc gia tham gia. Chính vì vậy, để một quốc gia phát
triển và có vị thế trên thị trường thì phải tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
b) Khái niệm thị trường xuất khẩu
Thị trường là một phạm trù khách quan không thể thiếu trong nền kinh tế
hàng hóa. Ban đầu, thị trường được xem xét dưới quan niệm của các nhà kinh tế cổ
điển là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi và mua bán hàng hóa. Nó được gắn với một

không gian, thời gian và địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, do sự phát triển của sản xuất mà
quá trình lưu thông hàng hóa, các mối quan hệ mua bán được tiến hành đa dạng, phong
phú nhưng cũng rất phức tạp, dẫn đến quan niệm về thị trường cũng được mở rộng hơn.
Các nhà kinh tế học quan niệm về thị trường không còn bị giới hạn về thời gian, địa điểm
mà họ cho rằng: “Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu hay nó là một quá trình mà
người mua, người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa để
trao đổi với nhau”.

3


Thị trường của doanh nghiệp thông thường được phân thành thị trường đầu
vào và thị trường đầu ra. Thị trường đầu vào liên quan đến khả năng và các yếu tố
ảnh hưởng đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi
đó, thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì thị trường đầu ra chính là
thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu được định nghĩa như sau: Thị trường xuất
khẩu bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn nằm ngoài biên giới quốc gia cùng có
một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để
thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.
c) Phân loại thị trường xuất khẩu
Đối với doanh nghiệp việc phân loại thị trường xuất khẩu là rất cần thiết.
Nó giúp cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn tốt hơn các phương thức kinh
doanh đối với từng thị trường cụ thể. Có một số tiêu thức giúp cho phân loại thị
trường xuất khẩu như sau:
- Căn cứ vào mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng, có thị
trường xuất khẩu trực tiếp và thị trường xuất khẩu gián tiếp.
Thị trường xuất khẩu trực tiếp là thị trường mà doanh nghiệp trực tiếp tiến
hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào thị trường mà không qua trung gian
xuất nhập khẩu.

Thị trường xuất khẩu gián tiếp xuất hiện khi doanh nghiệp không có quyền
hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp mà phải thông qua các trung gian như
đại lý xuất khẩu, hãng xuất khẩu trong nước hay nước ngoài...
- Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ với khách hàng có thị trường
truyền thống và thị trường xuất khẩu mới.
Thị trường xuất khẩu truyền thống là thị trường mà doanh nghiệp đã có quan
hệ làm ăn trong một thời gian lâu dài và khá ổn dịnh.
Thị trường mới là thị trường doanh nghiệp mới thiết lập mối quan hệ làm ăn
và có nhiều tiềm năng phát triển.
- Căn cứ vào mặt hàng xuất khẩu có: thị trường xuất khẩu hàng may mặc, thị
trường xuất khẩu hàng nông sản, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ,...
Việc phân chia theo mặt hàng chỉ có ý nghĩa trong phân tích kinh tế và các
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhiều mặt hàng.

4


- Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu của chính phủ: thị trường hạn ngạch
và thị trường phi hạn ngạch.
Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng, chất lượng hàng hoá xuất
nhập khẩu với mục đích bảo vệ sản xuất trong nước. Đối với thị trường có hạn
ngạch doanh nghiệp cần phải xin hoặc mua hạn ngạch, xuất hàng theo hạn ngạch
được cấp. Đối với thị trường phi hạn ngạch doanh nghiệp không bị giới hạn về số
lượng hàng xuất, doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hoá với số lượng tuỳ theo khả
năng của mình và nhu cầu của người mua.
- Căn cứ vào mức độ quan trọng của thị trường: thị trường xuất khẩu chính
và thị trường xuất khẩu phụ.
Thị trường chính là thị trường mà kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp
sang đó chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nếu trong kinh doanh xuất khẩu doanh nghiệp chỉ
dựa chủ yếu vào một thị trường thì rủi ro sẽ cao hơn là xuất khẩu sang nhiều thị

trường. Do đó, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá thị
trường trong đó có thị trường xuất khẩu chính và thị trường xuất khẩu phụ.
- Căn cứ vào vị trí địa lý: thị trường được phân chia theo khu vực và theo
nước. Việc phân chia này phụ thuộc vào đặc tính của từng thị trường. Phân chia thị
trường theo lãnh thổ, khu vực là rất quan trọng ví nó liên quan đến việc để ra các
chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào hình thức sản xuất hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu hàng
gia công và thị trường xuất khẩu hàng tư doanh.
Thị trường xuất khẩu hàng gia công là trường hợp hàng xuất đi dưới dạng
hàng gia công. Doanh nghiệp xuất là bên nhận gia công, khách hàng là bên đặt gia
công. Doanh nghiệp sẽ nhận toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu cùng các tài liệu kỹ
thuật từ đối tác rồi tiến hành theo yêu cầu đã ký kết. Sau đó, doanh nghiệp giao
thành phẩm cho bên đặt và nhận tiền thù lao gia công.
Thị trường xuất khẩu hàng tự doanh: mặt hàng xuất khẩu do doanh nghiệp tự
sản xuất hoặc tự thu mua rồi xuất ra thị trường.
Ngoài ra còn có thể phân loại thị trường theo tính cạnh tranh của doanh
nghiệp có thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh
tranh không hoàn hảo.

5


d) Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm trong quá trình
kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó là mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp mong muốn
xâm nhập và chiếm lĩnh lấy. Thị trường xuất khẩu là một bộ phận trong thị trường
nói chung của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất
khẩu, thị trường xuất khẩu giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của
doanh nghiệp và được thể hiện như sau:
Thứ nhất, thị trường xuất khẩu ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh

nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành kinh doanh đều có mục tiêu là
lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp buộc phải thực hiện tốt vấn đề
tiêu thụ sản phẩm mà trong đó thị trường là yếu tố then chốt. Do vậy, thị trường
xuất khẩu sẽ có ảnh hưởng quan trọng, thậm chí là quyết định đến các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thứ hai, thị trường xuất khẩu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch
vụ . Vì vậy, khi nhìn vào thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ta có thể thấy tình
hình phát triển, mức độ tham gia vào thị trường quốc tế của doanh nghiệp cũng như
quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng phát triển trong thời gian tới.
Thứ ba, thị trường xuất khẩu trực tiếp điều tiết, hướng dẫn việc sản xuất
kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu.
Để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải giải
quyết tốt mục tiêu: thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để từ đó tăng khả
năng tiêu thụ sản phẩm. Việc quyết định cung ứng sản phẩm gì, bằng phương thức
nào, cho ai là do nhu cầu của thị trường quyết định.
Chính sách khách hàng trên thị trường xuất khẩu sẽ định hướng cho chính
sách về sản phẩm xuất khẩu, chính sách giá cả, những hoạt động xúc tiến,... Từ đó
doanh nghiệp sẽ phải xây dựng kế hoạch sản xuất, thu mua hàng của mình cho phù hợp
và đề ra các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh
nghiệp. Như vậy, thị trường quyết định đến từng quyết định kinh doanh của doanh
nghiệp và các doanh nghiệp muốn thành công đều phải thích ứng tốt với thị trường.
Thứ tư, thị trường xuất khẩu là nơi kiểm tra đánh giá các chương trình kế
hoạch quyết định kinh doanh của doanh nghiệp: thông qua tình hình tiêu thụ sản

6


phẩm, khả năng cạnh tranh và vị trí của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu doanh
nghiệp sẽ đánh giá được mức độ thành công của các chiến lược kinh doanh từ đó

đưa ra những phương hướng phát triển cho tương lai.
2.1.1.2 Sự cần thiết phải phát triển thị trường xuất khẩu
a) Khái niệm phát triển thị trường xuất khẩu
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để tồn tại và phát triển được bền vững,
mọi doanh nghiệp không chỉ kinh doanh dựa trên thị trường hiện có mà cần phải xâm
nhập vào thị trường mới. Do vậy, doanh nghiệp cần phải phát triển thị trường.
Trước đây, quan niệm phát triển thị trường tức là phát triển thị trường theo
chiều rộng, có nghĩa là đem sản phẩm hiện có của doanh nghiệp vào thị trường mới.
Ngày nay, trong điều kiện cơ chế thị trường, quan niệm phát triển thị trường được
hiểu theo nghĩa phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Nên phát triển thị trường
doanh nghiệp được hiểu là việc khai thác tốt thị trường hiện tại, đưa những sản
phẩm hiện tại của doanh nghiệp vào tiêu thụ ở những thị trường mới và nghiên cứu,
dự đoán thị trường rồi đưa ra những sản phẩm mới để đáp ứng được cả nhu cầu hiện
tại lẫn thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp cần xâm nhập.
b) Sự cần thiết phải phát triển thị trường xuất khẩu
Thời kỳ nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế kế hoặc hóa tập trung,
quan liêu bao cấp mọi kế hoạch của nền kinh tế đều do nhà nước điều hành và quyết
định, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu
không phải lo về thị trường tiêu thụ. Từ khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị
trường thì mỗi doanh nghiệp độc lập trong sản xuất kinh doanh, tự tìm thị trường
cho các sản phẩm của mình.
Ngày nay, do sự phát triển của các cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm cho
nền kinh tế thị trường ngày càng năng động và cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Các
doanh nghiệp bị cuốn vào trong vòng quay không ngừng của sự phát triển, mà ở đó,
bất cứ doanh nghiệp nào không theo kịp sự thay đổi của thị trường đều có thể bị đào
thải. Các doanh nghiệp không thể dừng lại hay bằng lòng với thành quả hiện tại mà
cần tìm kiếm, thâm nhập và phát triển thị trường, nó được xem là yếu tố quyết định
đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên thị
trường theo đuổi rất nhiều mục tiêu tuỳ theo từng thời điểm và vị trí cạnh tranh của


7


doanh nghiệp trên thương trường. Song mục tiêu cơ bản và lâu dài của doanh
nghiệp vẫn là lợi nhuận, thế lực và an toàn. Ba mục tiêu này được thực hiện thông
qua khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường, thị trường càng
lớn thì khối lượng hàng hoá được tiêu thụ càng lớn. Việc phát triển thị trường xuất
khẩu giúp cho doanh nghiệp tăng thị phần, tăng doanh số bán, lợi nhuận và đặc biệt
là tăng uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường tạo điều kiện cho sự phát
triển trong tương lai. Do vậy phát triển thị trường là yếu tố quan trọng để doanh
nghiệp đạt được thành công trong kinh doanh, tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh
hấp dẫn mà thị trường đem lại.
Có thể thấy được phát triển là quy luật của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội,
chỉ có phát triển thì doanh nghiệp mới tồn tại vững chắc, phù hợp với xu thế chung
của thời đại. Phát triển thị trường chính là mục tiêu, chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự
phát triển của các doanh nghiệp.
2.1.1.2 Phương hướng và công tác phát triển thị trường xuất khẩu
a) Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu
Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động xuất khẩu đều mong muốn phát
triển được thị trường để đạt được mục tiêu như lợi nhuận, thế lực và an toàn…Để
thực hiện điều đó doanh nghiệp luôn có những phương hướng phát triển thị trường
phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Sau đây là hai phương hướng mà doanh nghiệp có thể tiến hành để phát triển thị trường.
Thứ nhất, phát triển thị trường theo chiều rộng
Phát triển thị trường theo chiều rộng có nghĩa là doanh nghiệp cố gắng mở
rộng phạm vi thị trường, tăng thị phần sản phẩm bằng các khách hàng mới. Phương
thức này thường được sử dụng khi thị trường hiện tại đang có xu hướng bão hòa
hoặc sức cạnh tranh còn thấp hoặc có những rào cản về chính trị, luật pháp quá lớn
hoặc doanh nghiệp có đủ tiềm lực để mở rộng thêm thị trường mới, tăng doanh thu,

lợi nhuận. Nên có thể hiểu phát triển thị trường xuất khẩu theo 3 tiêu thức sau:
Xét về mặt địa lý: Là làm cho quy mô thị trường của doanh nghiệp được mở
rộng, tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp tại các địa bàn mới bằng các sản phẩm
mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp đưa các sản phẩm của mình
sang các quốc gia khác, châu lục khác để tăng them lượng khách hàng mới và tăng
doanh thu bán. Tuy nhiên để đảm bảo cho thành công khi sang các lảnh thổ mới doanh

8


nghiệp cần tiến hành tốt công tác nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm để có thể
chào bán những sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn của từng thị trường.
Xét về mặt sản phẩm: Doanh nghiệp thường đưa ra những sản phẩm mới có
tính năng phù hợp với khách hàng ở thị trường mới thoả mãn được tốt nhất nhu cầu
của họ. Các doanh nghiệp khi mở rộng thị trường thường áp dụng chính sách đa
dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.
Xét về mặt khách hàng: Doanh nghiệp kích thích, khuyến khích các nhóm
khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm của mình, đó có thể là khách hàng của đối thủ
cạnh tranh, có thể là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Muốn thực hiện được
điều đó, doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của khách
hàng và hành vi mua hàng của họ, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có đề ra các
chiến lược cho khách hàng hiệu quả nhất.
Thứ hai, phát triển thị trường theo chiều sâu:
Phát triển thị trường theo chiều sâu là việc doanh doanh nghiệp cố gắng tăng
khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại. Doanh nghiệp sử
dụng hướng này nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường hiện tại khi tiềm năng
của thị trường hiện tại còn rộng lớn, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp có
thể tăng cao hoặc sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại là khá lớn
hoặc sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Phát triển thị trường theo
chiều sâu cũng được hiểu theo 3 tiêu thức sau:

Xét về mặt địa lý: theo hướng phát triển này thì địa bàn kinh doanh của
doanh nghiệp không đổi, giới hạn địa lý không được mở rộng. Để phát triển thị
trường về mặt địa lý, doanh nghiệp cần cố gắng bán thêm hàng hoá vào thị trường
hiện tại bằng việc sử dụng hữu hiệu các công cụ marketing, lôi khéo khách hàng
chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, các khách hàng của đối thủ cạnh tranh và
có thể tiến tới độc chiếm thị trường.
Xét về mặt sản phẩm: Doanh nghiệp khi phát triển thị trường theo chiều sâu
thường cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc đa dạng hoá
sản phẩm và tăng cường các dịch vụ kèm theo. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm
sẽ làm tăng độ tin cây của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Điều
này giúp cho doanh nghiệp không chỉ giử được khách hàng truyền thống mà còn thu
hút được nhiều khách hàng mới.

9


Xét về mặt khách hàng: khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới bao gồm
khách hàng hiện tại, khách hàng của đối thủ cạnh tranh và khách hàng chưa sử dụng
sản phẩm của doanh nghiệp. Để tăng thị phần của mình, trước hết, doanh nghiệp
cần phải giữ truyền thống, phải có chính sách đãi ngộ họ biến họ trở thành khách
hàng thường xuyên và trung thành của mình.
b) Nội dung công tác phát triển thị trường xuất khẩu
Công tác phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp được thực hiện
theo quy trình sau:
Nghiên cứu
thị trường



Lập

chiến
lược
phát
triển
thị
trường

Thực hiện
chiến lược
phát triển thị
trường

Kiểm
tra,
đánh giá kết
quả thực hiện
chiến lược

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là điều kiện cần thiết để phát triển kinh doanh đúng
hướng, là xuất phát điểm để mọi doanh nghiệp xác định và xây dựng các chiến lược,
kế hoạch kinh doanh, nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm
mà doanh nghiệp kinh doanh. Mặt khác, do chu kỳ sống của sản phẩm cũng như
nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi nên để thành công lâu dài doanh nghiệp phải
nhạy bén nắm bắt nhu cầu mới của khách hàng trên thị trường. Vì vậy, nghiên cứu
thị trường tức là nghiên cứu các yếu tố trên để biết rõ thuận lợi và khó khăn cho
việc tiếp cận. Quá trình nghiên cứu thị trường được tiến hành theo trình tự sau:
+ Phát hiện vấn đề và xác định mục đích nghiên cứu.
+ Thu thập thông tin: Thu thập tại bàn và điều tra thị trường: thu thập tại

bàn là hình thức thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn như tạp chí, Internet...
Điều tra thị trường tức là doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, dự hội chợ, chào
hàng, bán hàng trực tiếp,...
+ Xử lý thông tin: Dựa trên những thông tin đã thu thập được doanh nghiệp
cần phân tích, xử lý và lấy những thông tin cần thiết.
+ Phân tích đánh giá thị trường: Đó chính là việc dựa vào thông tin thị trường đã
được xữ lý để xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với kế hoạch, mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp. Sự phân tích đánh giá này phải dựa trên cơ sở nguồn lực của

10


doanh nghiệp hiện có. Để thực hiện phân tích, đánh giá thị trường doanh nghiệp thường
sử dụng ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội , nguy cơ)
+ Dự báo thị trường: Trên cơ sở phân tích thị trường doanh nghiệp có thể
đưa ra các dự báo về thị trường như tổng mức nhu cầu của thị trường, cơ cấu sản
phẩm trong tương lai, biến động của thị trường trong tương lai,...


Lập chiến lược phát triển thị trường

Sau khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp tiến hành lập chiến lược phát
triển thị trường theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu.
- Chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu : Thường được các doanh nghiệp sử
dụng khi thị trường hiện tại có xu hướng bão hoà về sản phẩm của doanh nghiệp hoặc
doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính và uy tín trên thương trường.
- Chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu được doanh nghiệp sử dụng
khi thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại còn thấp do khách hàng chưa
thấy thoả mãn nhu cầu hoặc chưa thấy lợi ích của sản phẩm.
Tuỳ theo điều kiện của từng thị trường và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

mà doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường hay chiến lược phát
triển thị trường theo chiều sâu hoặc đồng thời phát triển thị trường theo cả chiều
rộng và chiều sâu. Chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp thể hiện qua
sơ đồ sau:
Thị trường
Sản phẩm
Sản phẩm hiện tại
Sản phẩm mới

Thị trường hiện tại

Thị trường mới

Thẩm thấu thị trường
Phát triển sản phẩm

Phát triển thị trường
Đa dạng hóa sản phẩm

Doanh nghiệp cần lập ra chiến lược phát triển thị trường từ ngắn hạn, trung
hạn đến dài hạn để thuận lợi cho việc phân bổ nguồn lực. Nội dung của chiến lược
phát triển thị trường phải phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, bao
gồm chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược với đối thủ cạnh tranh, chiến lược
phân phối sản phẩm, chất lượng giá cả, chiến lược quảng cáo khuyến trương sản
phẩm, chiến lược phát triển vốn, nguồn nhân lực.
 Thực hiện chiến lược phát triển thị trường.

11



Trên thực tế nhiều doanh nghiệp thường chỉ chú trọng đề ra các chiến lược
kinh doanh mà ít quan tâm tổ chức thực hiện chiến lược. Việc thực hiện chiến lược
khẳng định sự đúng đắn của việc lập chiến lược và đó là khâu thực hiện mục tiêu
của doanh nghiệp. Hoạt động thực hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh
nghiệp bao gồm các bước sau:
+ Xem xét lại mục tiêu, thực trạng thị trường, nguồn lực của doanh nghiệp và
chiến lược phát triển thị trường. Từ đó doanh nghiệp có thể có những điều chỉnh
cho phù hợp với thực tế.
+ Sau khi xác định sự đúng đắn của mục tiêu chiến lược doanh nghiệp thực
hiện phân phối nguồn lực hợp lý cho từng chiến lược bộ phận như chiến lược phát
triển sản phẩm, chiến lược khuyếch trương sản phẩm, chiến lược phát triển kênh
phân phối... Việc phân phối nguồn lực hiệu quả là cơ sở để thực hiện mục tiêu chiến
lược một cách hiệu quả nhất.
+ Sử dụng các chính sách, công cụ để thực hiện chiến lược phát triển thị
trường, thông thường doanh nghiệp sử dụng chính sách marketing hỗn hợp bao gồm
chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyếch trương sản phẩm.
Tóm lại, thực hiện chiến lược phát triển thị trường trước hết doanh nghiệp
phải huy động được nguồn lực doanh nghiệp bao gồm vốn và nguồn nhân lực, thứ
hai là sử dụng hài hoà các chính sách marketing - mix.
 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường.
Sau khi thực hiện chiến lược doanh nghiệp cần kiểm tra lại hệ thống mục
tiêu chiến lược để có những điều chỉnh thích hợp nếu cần thiết. Ngoài ra, cần có tiêu
chuẩn đánh giá kết quả phát triển thị trường như qui mô và sự tăng trưởng, sức hấp
dẫn của thị trường từ sức ép hay đe dọa khác nhau, vị trí của sản phẩm trên thị
trường,..Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá là xác định những kết quả thực hiện
được so với chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp và những hạn chế trong
thực hiện chiến lược từ đó tìm ra nguyên nhân và phương hướng phát triển cho những
chiến lược sau này.

12



2.1.3 Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu chè đen
2.1.3.1 Đặc điểm về chè đen
a) Quy trình sản xuất chế biến chè đen
Chè đen được chế biến theo quy trình công nghệ chế biến như sau:

Chè nguyên liệu

Làm héo



Bán thành phẩm

Sấy khô

Lên men

 Giai đoạn làm héo:
Mục đích của giai đoạn này là giảm bớt hàm lượng nước trong búp chè, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình vò. Khi làm héo, lượng nước của búp chè giảm đi
38 – 40%, làm cho búp chè dẻo dai hơn giúp cho quá trình vò đỡ giập nát. Khi
lượng nước giảm thì hàm lượng chất khô trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các
phản ứng sinh hóa và các quá trình biến đổi khác diễn ra dễ dàng hơn, nâng cao chất
lượng chè thành phẩm. Protein biến đổi sâu sắc để tạo thành các ãit amin hòa tan.
Một số chất khác như vitamin C, diệp lục, tinh bột giảm đi, cafein có tăng lên một
chút do axitamin hình thành cafein. Điều kiện cần thiết để làm héo tốt là: Ẩm độ
không khí: 60 – 70%, nhiệt độ không khí: 44 – 450C, thời gian héo: 3 – 4 giờ.
 Giai đoạn vò:

Các chất hòa tan trong nước có trong tế bào, đặc biệt là Catesin muốn thực hiện
được quá trình oxi hóa dưới tác dụng của các enzyn Polyphenoxlaza phải được tiếp cận
với oxygen, vậy cần phải phá vỡ vỏ và màng tế báo để chuyển các enzym làm cơ chất của
chúng ra bề mặt của lá. Ngoài ra, do quá trình vò, các chất hòa tan sẽ đi vào nước nóng tốt
và nhanh hơn khi pha chè, thể tích khối chè cũng giảm hẳn đi. Quá trình vò cần đạt được
độ giập của tế bào là 70 – 75%. Tùy theo quy mô sản xuất mà mỗi cối vò từ 120 – 160kg.
Vò 3 lần. Thời gian mỗi lần vò là 45 phút, độ nhiệt 22 – 240C, độ ẩm không khí 90 – 92%.
Quá trình phân loại giữa các lần vò nhằm mục đích tách phần chè nhỏ đủ độ
giập tế bào ra khổi khối chè vò, tạo điều kiện thông thông thoáng giamt nhiệt độ và
tạo ra các tính chất cơ lý mới để qua quá trình vò tiếp theo được thuận lợi.

13


Chè sau khi phân loại qua khỏi lưới sang đã đủ tiêu chuẩn vè kích thước và độ
giập tế bào sẽ được rải vào các khoang một lớp dày 4 -5cm và đưa sang quá trình lên men.
 Giai đoạn lên men:
Quá trình lên men là trung tâm của lưu trình chế biến chè đen, là quá trình
cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến phẩm chất chè thành phẩm. Chính nhờ quá trình
này mà nguyên liệu sau hai quá trình chuẩn bị sơ khởi là làm héo và vò, chịu những
chuyển hóa sâu sắc về mặt hóa học để tạo nên màu sắc, mùi vị, ngoại hình của chè
thành phẩm.
Các nhà khoa học chia quá trình lên men lá chè làm hai giai đoạn. Giai đoạn
một khi tế bào của là bị phá vỡ sau lần vò 1, giai đoạn hai này kéo dài từ 2 – 3 giờ.
Giai đoạn hai kể từ khi bắt đầu đưa chè vào phòng lên men chi đến khi quá trình lên
men kết thúc.
Để thuận lợi cho quá trình lên men thì các phòng vò và lên men đều phải duy
trì nhiệt độ trong giới hạn 24 – 26 0C và độ ẩm không khí phải đạt 95 – 98%; không
khí trong phòng vò và lên men cần điều chỉnh để đảm bào cứ 7 – 100kg chè vò có
khoảng 1m3 không khí sạch mát.

 Giai đoạn sấy:
Mục đích của gia đoạn này là dùng nhiệt độ cao để đình chỉ các quá trình
hoạt động của men nhằm cố định phẩm chất chè, làm cho lượng nước còn lại
khoảng 7 – 9% theo yêu cầu thương phẩm trên thị trường. Yêu cầu độ sấy 95 –
1050C, thời gian sấy 30 – 40 phút. Sau giai đoạn sấy là hoàn thành quá trình chế
biến thành phẩm, qua hệ thống phân loại, phân cấp đóng bao và đưa ra thị trường
tiêu thụ. Trong quá trình chế biến sợi chè nguyên vò xoăn lại gọi là chè truyền
thống (OTD), còn sợi chè cắt thành từng mảnh nhỏ gọi là chè CTC.
b) Đặc điểm sản phẩm chè đen
Chè là sản phẩm đồ uống có giá trị mà từ lâu con người đã biết chế biến và
sử dụng như chè đen, chè xanh, chè đỏ, chè vàng, chè ô long, chè pao chung và các
loại chè hương hoa… Chè Việt Nam cũng rất đa dạng. Chè nội tiêu chủ yếu là chè
xanh, chè ướp hương như Thanh tâm, Thanh hương, Hồng đào…và chè ướp hoa
như chè nhài, chè sói, chè sen. Chè xuất khẩu chủ yếu là chè đen. Chè đen là một
loại chè mà trong quá trình chế biến đã sử dụng tối đa hoạt tính của hệ enzim (men)
có trong lá chè tươi, để tạo nên các tính chất đặc trưng của sản phẩm. Khi dùng chè

14


đen thường chỉ pha một lần, có nước màu đỏ tươi trong sáng, vị chát dịu hậu ngọt,
hương thơm tự nhiên của hoa quả chín. Hiện nay nước ta chủ yếu áp dụng hai côn
nghệ chế biến chè đen là OTD (phương pháp truyền thống) và CTC (phương pháp hiện
đại). Vì vậy, chè đen có một số chỉ tiêu cảm quan sau:
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu cảm quan của chè đen OTD
Loại
chè
OP
FBOP
P

PS
BPS

Tên chỉ tiêu
Ngoại hình
Màu nước
Xoăn, tương đối đều, đen tự Đỏ nâu, sáng,
nhiên, thoáng tuyết
rõ viền vàng
Nhỏ, mảnh gẫy của OP và P, Đỏ nâu đậm, có
tương đối đều, có tuyết
viền vàng
Tương đối xoăn, tương đối Đỏ nâu sáng,
đều, đen, ngắn hơn OP
có viền vàng
Tương đối đều, đen hơi nâu,
Đỏ nâu
hơi thô, thoáng cậng nâu
Tương đối đều, mảnh gẫy của
Đỏ nâu hơi
PS, đen hơi nâu
nhạt

F

Nhỏ đều, đen hơi nâu

D

Nhỏ, mịn, sạch


Đỏ nâu đậm
Đỏ nâu hơi tối

Mùi
Thơm
đượm
Thơm
đượm
Thơm
dịu
Thơm
vừa
Thơm
nhẹ
Thơm
nhẹ
Thơm
nhẹ

Vị
Đậm dịu, có
hậu
Đậm có hậu
Đậm, dịu
Đậm, vừa
ít đậm
Đậm,hơi
chát
Chát,hơi gắt


(Nguồn: Phòng Kinh doanh, Vinatea)
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu cảm quan của chè đen CTC
Loại
chè
BOP
BP
OF
PF
D

Ngoại hình
Đen hơi nâu, nhỏ lọt lưới
10-14 đều, sạch
Đen hơi nâu, nhỏ lọt lưới
14-24 đều, sạch
Đen nâu, nhỏ đều lọt lưới
24-40, sạch
Đen nâu, nhỏ đều lọt lưới
40-50, sạch
Nâu đen. Nhỏ min lọt lưới
50, sạch

Tên chỉ tiêu
Màu nước
Đỏ nâu, có viền
vàng
Đỏ nâu đậm, có
viền vàng
Đỏ nâu đậm

Đỏ nâu đậm

Mùi
Thơm đượm
đặc trưng
Thơm đượm
đặc trưng
Thơm đượm
đặc trưng
Thơm đượm
đặc trưng

Vị
Đậm có
hậu
Đậm có
hậu
Đậm
Đậm

Đậm hơn
gắt
(Nguồn: Phòng Kinh doanh, Vinatea)

Đỏ nâu hơi tối

15

Thơm nhẹ



Chè đen được phân ra thành nhiều loại tùy vào công nghệ chế biến nên có những
đặc điểm rất đặc trưng như sau:
Về nội chất chè đen: Có nước pha màu đỏ tươi trong sáng, vị chát dịu hậu
ngọt, hương thơm tự nhiên của hoa tươi quả chín.
Về ngoại hình: Màu đen tự nhiên, tuỳ theo thị hiếu mà có thể phân thành
các mặt hàng sau:
- Đối với chè đen CTC: Là loại chè dạng nghiền nhỏ vo viên, gồm các loại:
BOP, BP, OF, PF, D.
- Đối với chè đen OTD:
+ Chè cánh: OP, P, PS.
+ Chè mảnh: BOP, BPS, BP
+ Chè vụn: F, D.
+ Trong đó: OP, FBOP, P là mặt hàng cao cấp (BOP+ BP+ F1= FBOP).. PS,
BPS, F, D là mặt hàng thấp cấp.
2.1.3.2 Đặc điểm thị trường chè thế giới
Thứ nhất, tính ổn định và tính ít co giãn về mặt cung cầu.
Sản phẩm chè là sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu cơ bản của cuộc
sống con người. Tuy nhiên, không phải vì sản phẩm trên thị trường nhiều và rẻ mà
người tiêu dùng cần nhiều sản phẩm hơn mà do giới hạn về sinh lý mà mỗi người
chỉ có thể tiêu thụ mỗi loại với số lượng nhất định, cũng không phải có nhu cầu tiêu
dùng lớn và giá đắt mà người sản xuất khi muốn đều có thể cung ứng ngay một khối
lượng lớn cho thị trường. Bởi vì những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, sản xuất
chè đòi hỏi phải có thời gian mà thời gian sản xuất lại tùy thuộc vào đặc điểm kinh
tế kỹ thuật của sản phẩm.
Cho nên xét về khía cạnh cung cầu của sản phẩm chè cho thị trường, nó
tương đối ít co giãn. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu để góp phần ổn định và phát triển
thị trường chè, một mặt phải nghiên cứu được nhu cầu để đẩy mạnh sản xuất, tăng
cung, đáp ứng được nhu cầu một cách chủ động. Mặt khác, phải chủ động điều hòa
cung cầu một khi có sự biến động lớn trên thị trường.


16


Thứ hai, thị trường chè có tính thời vụ rỏ rệt.
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, nhất là đối với
ngành trồng trọt, chính vì vậy, cung cầu sản phẩm chè trên thị trường không cân
bằng về thời gian và không gian. Tại mùa vụ thu hoạch khối lượng cung vượt quá
cầu và giá thường giảm nhiều, thậm chí có lúc giảm hơn giá vốn sản xuất. Ngược
lại, vào thời điểm chè đốn, người sản xuấ bán ra ít, khối lượng cung nhỏ hơn cầu
dẫn đến giá tăng lên. Vì vậy, để hạn chế sự biến động của thị trường sản phẩm chè
theo thời vụ thì:
Về phía người sản xuất: phải tạo được các giống trái vụ, thay đổi cơ chế mùa
vụ để thay đổi động thái cung, đáp ứng tốt hơn, kinh tế hơn thị trường.
Về phía người kinh doanh: phải biết phát triển công nghiệp chế biến, dự trữ
hoặc nhập khẩu để điều hòa cung cầu.
Về phía Nhà nước: cần có những chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu và
các chính sách bảo hộ.
Thứ ba, việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chè gắn chặt với việc
khai thác và sử dụng lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu và
những điều kiện sản xuất khác.
Nhu cầu về sản phẩm chè của con người rất đa dạng cả về số lượng và chủng
loại, nhưng xét trên góc độ thị trường thì người ta chỉ chấp nhận mức giá tối thiều
nhất hợp lý. Trong khi đó, xét về khía cạnh cung, mỗi loại sản phẩm chè chỉ có thể
phát triển khi phù hợp với các điều kiện tự nhiên. Cho nên mỗi vùng, mỗi quốc gia
chỉ có thể sản xuất và đem ra thị trường những sản phẩm mà họ có ưu thế hay lợi
thế so sánh thực sự. Khi có cùng một loại sản phẩm, muốn cạnh tranh thắng thế trên
thị trường con đường duy nhất là các cơ sở sản xuất, các quốc gia phải biết tận dụng
lợi thế của mình về đất đai, thời tiết khí hậu, lao động cũng như phải biết tận dụng
những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất để nâng

cao năng suất cây trồng, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm là điều
kiện đảm bảo cho sự thành công trên thị trường.
Thứ tư, Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè có cường độ cạnh tranh tương đối hoàn hảo.

17


Xét về hình thái thị trường, thị trường sản phẩm chè là một thị trường tương
đối hoàn hảo, ở đó người sản xuất chỉ cung ứng ra thị trường một lượng chè rất nhỏ
so với lượng cung của xã hội, họ chỉ là một trong số hàng vạn, thậm chí hàng triệu
người sản xuất mà thôi. Do không thể độc quyền về giá cả mà buộc phải chấp nhận
mức giá hình thành khách quan trên thị trường. Họ tham gia hay rút lui khỏi thị
trường cũng không ảnh hưởng đến mức giá đã hình thành. Đồng thời, họ cũng
không có vị trí biệt lập trên thị trường bởi người mua có thể lựa chọn loại sản phẩm
thích hợp mà có thể không cần biết người sản xuất ra nó là ai và nó sản xuất ra ở
đâu. Đối với loại sản phẩm chè xuất khẩu, thị trường trong nước chỉ là trung gian,
thị trường thế giới là thị trường tiêu thụ cuối cùng. Vì vậy, giá thị trường quốc tế
quyết định giá thị trường trong nước.
Thứ năm, thị trường tiêu thụ sản phẩm chè bị chia cắt do hàng rào thuế quan
và chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước.
Trên thị trường tiêu thụ sản phẩm chè cũng như nhiều nông sản khác trên thế
giới do nhiều yếu tố về kinh tế và chính trị chi phối, nhiều nước đã đưa ra một hệ
thống chính sách bảo hộ mậu dịch khắt khe đối với nhiều loại nông phẩm nhằm bảo
vệ lợi ích cho người nông dân, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nông dân với
Chính phủ. Đặc biệt, đối với nhiều nước phát triển, họ dùng “con bài” nông phẩm
như là một thứ vũ khí lợi hại để khuất phục các nước lạc hậu. Do chính sách này,
khả năng mở rộng thị trường của các nước phát triển là hết sức khó khăn.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình thị trường chè đen thế giới
2.2.1.1 Các nước nhập khẩu chè đen trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có trên khoảng 140 nước nhập khẩu chè. Tuy nhiên thị
trường chè không biến động mạnh như cà phê song những biến động của nó cũng
khiến các nhà sản xuất – xuất khẩu chè phải lo ngại. Thương mại chè thế giới bị ảnh
hưởng bởi rất nhiều thay đổi, do nhiều nước nhập khẩu chè đứng trước những cuộc
suy thoái kinh tế, khủng hoảng chính trị liên tục.

18


Do sự khác nhau về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo và tập quán
sinh hoạt ở các nước nên nhu cầu và sở thích tiêu dùng cũng khác nhau về số lượng
cũng như về chủng loại chè. Hiện nay việc tiêu dùng chè đen trên thế giới đã trở nên
rất phổ biến. Anh, Mỹ, Nga, Pakistan…là những thị trường lớn nhập khẩu chè nói
chung và chè đen nói riêng. Hằng năm Nga, Anh nhập từ 150 đến 200 ngàn tấn, còn
Pakisran và Mỹ nhập khoảng 100 đến 150 ngàn tấn. Khu vực các nước phát triển
nhập khẩu chè nhiều hơn các nước đang phát triển.
Nhật Bản là nước có truyền thống uống chè hàng ngàn năm, chè trong tâm
thức của người Nhật Bản không chỉ là một loại đồ uống có lợi cho sức khỏe mà hơn
nữa uống trà đã trở thành nghệ thuật. Mặc dù Nhật là nước sản xuất chè đứng thứ 6
trên thế giới, song cũng là nước nhập khẩu chè tương đối lớn vì sản xuất chè trong
nước không đủ tiêu dùng. Đây là một thị trường lớn song cũng đòi hỏi khắt khe về
chất lượng. Ngày nay, tiêu thụ chè đen đã trở nên phổ biến hơn tại Nhật Bản trong
tuy vẫn ít hơn so với chè xanh và cà phê. Vì vậy, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu
chè đen tương đối lớn. Nhật Bản đứng thứ năm thế giới về nhập khẩu chè với số
lượng 47.341 tấn, đạt kim ngạch nhập khẩu 180,465 triệu USD trong năm 2007,
chiếm 4,7% kim ngạch nhập khẩu chè trên toàn thế giới. Nhật Bản chủ yếu nhập
chè đen rời HS 090240 để chế biến và bán lẻ tại Nhật Bản sau khi đóng hộp hoặc
đóng trong chai PET.
Các nước phát triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán uống cafe, coca cola nên
coi trọng các loại chè có màu nước đỏ tươi sáng, vị nồng mạnh đậm đà, ngọt mát,

hàm lượng chất tan không quá 32%. Do nhịp sống xã hội khẩn trương nên họ ưa
thích các loại chè tan nhanh tiện lợi như chè mảnh sản xuất theo công nghệ CTC,
chè bột, túy nhúng, chè tan. Vì vậy những năm gần đây nhu cầu chè đen mảnh CTC
đã tăng rất nhanh ở các nước này.
Các nước Đông Âu, Nga và Trung Đông do tập quán uống chè nóng pha với
nước sôi hoặc cho chè vào nước đun sôi nên người tiêu dùng khu vực này quan tâm
nhiều hơn đến chè đen được sản xuất theo quy trình Orthodox. Các nước nhập chè đen

19


gồm có UAE, Irắc, Iran, Thổ Nhỉ Kỳ, Ai Cập, Nam Phi, Liby, Tunisia. Các nước này
chủ yếu nhập khẩu chè đen sản xuất theo quy trình OTD.
2.2.1.2 Các nước xuất khẩu chè đen trên thế giới
Hằng năm, hơn 45% sản lượng chè thế giới được dành cho xuất khẩu. Xuất
khẩu chè đã chiếm một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của nhiều nước, đặc
biệt trong vấn đề an toàn lương thực. Trong những năm gần đây trên thị trường chè
thế giới, cung có xu hướng tăng nhanh hơn cầu. Năm 1996, sản lượng xuất nhập
khẩu chè có phần tương đương nhau nhưng hiện nay xuất khẩu chè đã lớn hơn nhập
khẩu. Xu hướng này diễn ra trong bối cảnh sản phẩm chè phải cạnh tranh rất nhiều
đồ uống khác nhau.
Trong những năm gần đây giá chè thế giới có nhiều biến động chủ yếu do
quan hệ cung cầu chi phối. Năm 2009 giá chè thế giới tăng gấp đôi, lập kỷ lục cao
của nhiều năm nay do hạn hán ở Ấn Độ, Sri Lanka và Kenya, trong khi nhu cầu
tăng mạnh. Từ mức giá chè đen trung bình 2,38 USD/ kg năm 2008, giá chè hảo
hạng BP1s của Kenya đã tăng lên 2,74 USD/kg vào đầu năm 2009 và cứ tiếp tục
tăng. Sản lượng của Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, đã giảm 9%
xuống còn 278 triệu kg trong 11 tháng đầu năm 2009. Sri Lanka là nước xuất khẩu
chè lớn thứ 4 trên thế giới cũng giảm sản lượng một cách đáng kể với giảm 12% so
với năm 2008.

Nhu cầu chè cao ngay cả trong giai đoạn suy giảm kinh tế, nhất là các loại
chè chế biến. Giá chè xuất khẩu tăng đã không ảnh hưởng đến tiêu thụ ở các nước
phát triển. Tuy nhiên tình trạng thiếu cung chè sẽ trở nên trầm trọng ở nhiều nước
xuất khẩu chè.
2.2.2 Tình hình xuất khẩu chè đen ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình sản xuất chế biến chè đen ở Việt Nam
 Tình hình sản xuất chè nguyên liệu
Chè là một cây công nghiệp dài ngày, xuất hiện ở Việt Nam từ lâu. Trước
đây, nhân dân chỉ trồng trong vườn nhà làm bóng mát và lấy búp dùng làm giải

20


nhiệt. Hiện nay, gần một nửa tỉnh thành trồng chè nhưng phát triển mạnh nhất ở
các tỉnh Lâm Đồng Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lâm
Đồng. Chính vì vậy, diện tích chè tăng hằng năm, điều đó thể hiện qua bảng số
liệu sau đây:
Bảng 2.3: Diện tích chè cả nước và một số vùng trọng điểm từ 1995-2009
(ĐVT:Nghìn ha)
Vùng chè

Năm

Tốc độ tăng
19952000

2000 2009

123,74 127,43 129,08 131,48 130,09


6,30

5,37

61,48

86,74

89,33

90,48

92,17

883,94

6,33

5,00

3,97

5,22

7,36

7,58

7,68


7,82

7,549

6,30

5,00

14,48

19,03
0

26,85

27,65

28,0

28,53

27,53

-17.3

149.6

1995

2000


Cả nước

66,7

887,7

Trung du
MNPB

46,69

Bắc Trung
Bộ
Tây Nguyên

2005

2006

2007

2008

2009

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009)
thống kê n
Tính từ năm 1995 diện tích trồng chè trong cả nước là 66,7 ha nhưng đến
năm 2000 tăng lên 87,7 ha. Bình quân giai đoạn 1995 – 2000 tăng 6,3%. Năm 2009,

diện tích chè toàn quốc là 130,098 ha. Trong đó diện tích chè kinh doanh là 117,345
ha, các tỉnh có nhiều chè nhất: Lâm Đồng: 25,344 ha, Thái Nguyên: 17,241 ha, Hà
Giang: 11,332 ha, Phú Thọ: 14,996 ha, Yên Bái: 12,639 ha,…. Bình quân giai đoạn
2009 – 2000 tăng 5,37%.
Cùng với diện tích bình quân qua các giai đoạn tăng đã làm cho năng suất và
sản lượng chè hằng năm tăng lên. Trong giai đoạn 1995 – 2000 sản lượng chè tăng
11,69%, năng suất tăng 4,2%. Nhưng đến giai đoạn 2000 – 2009 tăng 20,6%, năng
suất tăng 6,9%. Tuy nhiên năng suất vườn chè của nước ta còn thấp xa so với một
số nước trên thế giới như Kenyea, Ấn Độ, Nhật Bản,… Nguyên nhân chính là bà

21


con nông dân đang còn áp dụng những giống chè Trung du, chè Shan năng suất
thấp. Hơn nữa, việc chăm sóc của bà con chưa chưa đúng quy trình, phân hữu cơ ít
được sử dụng, không đủ dinh dưỡng cung cấp nên vườn chè cho năng suất thấp,
chất lượng nguyên liệu kém. Hệ thống thủy lợi còn kém, nhiều đồi chè không chủ
động tưới nước mà chủ yếu trông chờ vào lượng mưa tự nhiên nên vào những năm
khô hạn năng suất và sản lượng giảm sút. Ngoài ra, ở nước ta chủ yếu trồng bằng
hạt, tập quán trồng chè vườn không đảm bảo mật độ cây, ít nơi trồng cây che bóng,
thu hái chưa đảm bảo đúng kỷ thuật, vận chuyển và bảo quản chưa tốt nên năng suất
và chất lượng kém.
 Tình hình chế biến chè đen
Năm 2009 cả nước ta có 455 cơ sở chế biến có quy mô công nghiệp (sản
xuất từ 1000kg búp tươi/ ngày trở lên), có công suất thiết kế 4646 tấn/ ngày. Công
nghiệp chế biến chè đã có từ lâu (chế biến công nghiệp từ 1890) và phát triển sau
hòa bình lập lại với nhịp độ nhanh. Hiện nay, có nhiều nhà máy có dây chuyền thiết
bị chế biến đồng bộ, hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm chè đen có chất lượng cao
như Công ty chè Phú Bền, Phú Đa (Phú Thọ), công ty CP chè Mỹ Lâm (Tuyên
Quang), Công ty chè Thế Hệ Mới (Vĩnh Phúc), Công ty TNHH Hùng Cường (Hà

Giang), Công ty chè Văn Hưng (Yên Bái), Công ty ĐTPT chè Nghệ An (Tỉnh Nghệ
An), Công ty chè Minh Rồng (Lâm Đồng). Đã có nhiều đơn vị đăng ký thương hiệu
Chè Việt và có mặt trên nhiều thị trường trên thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng chè Việt Nam còn thấp so với mặt hàng bằng
chất lượng chè thế giới. Nhìn chung khâu chế biến còn chưa giữ gìn và phát huy tốt
nguyên liệu, các thông số kỹ thuật bị vi phạm ở nhiều công đoạn dẫn đến chất lượng
sản phẩm chè còn nhiều khuyết tật, số lượng chè trả lại còn cao. Các mặt hàng chè
đen OTD của hầu hết các đơn vị sản xuất trong cả nước trong những năm qua chưa
đáp ứng được đòi hỏi chất lượng của thị trường, giá bán thấp. So sánh với chất
lượng chè thế giới cho thấy chè xuất khẩu của nước ta còn bị khiếm khuyết sau:
- Khuyết điểm chung: lẫn loại, không đen, chất hòa tan không cao.
+ Chè cánh: kém xoăn, lộ cãng nâu, nước không sang
+ Chè mảnh: nhẹ, lộ râu xơ, nước tối

22


+ Chè vụn: lẫn tạp chất, vị nhạt, nước tối
- Khuyết tật: Về ngoại hình: còn lẫn nhiều loại và nhiều cẫng
Về nội chất: lộ ngốt và cao lửa.
2.2.2.2 Tình hình xuất khẩu chè đen ở Việt Nam
Trong hơn một thập kỷ qua, hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam tiếp tục ổn
định, phát triển với khối lượng, kim ngạch ngày càng tăng. Cơ cấu thị trường chè nhìn
chung là ổn định, xuất khẩu chè được coi là trong tâm trong ngành chè với khối lượng
thường xuyên chiếm hơn 60% sản lượng chè sản xuất ra.
Theo số liệu của Hiệp hội Chè Việt Nam, năm 2009 cả nước đã có 285
doanh nghiệp xuất khẩu sang 74 Quốc gia và vùng lãnh thổ được gần 130 ngàn tấn
đạt trị giá 172.362.454 USD với giá bình quân là 1.328 USD/tấn, so với năm 2008
số lượng tăng 37%, trị giá tăng 29%, đơn giá bình quân thấp hơn 68 USD/tấn. Việc
tăng quy mô và tốc độ xuất khẩu đã đưa Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới và xuất

khẩu chè đã góp phần thu về cho đát nước một lượng ngoại tệ khá lớn.
Trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng duy trì và mở rộng được
nhiều thị trường mới. Theo thống kê, hiện nay 15 thị trường nhập khẩu trên 1.400
tấn là: (1)Pakistan 29.632 tấn, (2)Nga 21.752 tấn, (3)Đài Loan 19.315 tấn, (4)India 8.114
tấn,(5)Trung Quốc 6.503 tấn,
Kỳ 4.872 tấn,
(12)

(9)

(15)

Indonesia 6.037 tấn,

Malaysia 3.666 tấn,

Ukraine 1.886 tấn,

tấn,

(6)

(13)

(10)

(7)

Afganistan 5.346 tấn,


Đức 2.479 tấn,

(11)

(8)

Hoa

Ba Lan 1.910 tấn,

Các tiểu vương quốc ả rập thống 1.773 tấn,

(14)

I Rắc 1.769

Hà Lan 1.400 tấn. Có thể nói rằng công tác thị trường của ngành chè đã đạt

được nhiều tiến bộ rõ rệt, một số sản phẩm bắt đầu chiếm lĩnh được thị trường một
cách vững chắc.
Mặc dù ngành chè Việt Nam đang được tăng về sản lượng xuất khẩu và kim
ngạch nhưng nhìn chung còn thấp, chưa ổn định và đang còn yếu kém về chất lượng
nên làm cho giá chè của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với sản phẩm cùng loại của
các nước trên thế giới. Đơn giá xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 55-70% so với giá
của nhiều nước tuỳ theo mặt hàng chè. Năm 2009, giá xuất khẩu chè ở các thị

23


trường có nhiều biến đổi, một số thị trường tăng mạnh về giá, mỗi tấn tăng thêm:

Irắc tăng (980 USD), Các tiểu vương quốc ả rập thống nhất (342 USD), Mỹ (300
USD), Ai Cập (248 USD), Ấn Độ (145 USD), Malaysia (100 USD),… Bên cạnh đó,
một số thị trường giảm giá, bình quân mỗi tấn mất đi: Anh (429 USD), Hà Lan
(300USD), Thổ và Syrian Arab (Rep) (250 USD), Saudi Arabia (220USD), Đức
(200 USD), Pakistan, Ba Lan, Chi Lê, Singapore (100 USD).
Hiện nay chè của Việt Nam vẫn chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng nguyên
liệu thô, khâu chế biến lại thiếu tiêu chuẩn, ăn bớt công đoạn nên giá trị xuất khẩu
thấp. Ngay cả trên những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Nga,
chè Việt Nam vẫn ít được người tiêu dùng biết đến do chủ yếu được nhập khẩu dưới
dạng nguyên liệu thô. Đây là một trong những lý do làm giá chè của ta luôn thấp
hơn so với các nước khác và chất lượng chè không được ổn định.
Trong cơ cấu xuất khẩu chè của Việt Nam, chè đen chiếm một tỷ trọng khá
lớn, trung bình hơn 66%. Còn lại là chè xanh 28%, chè hương nhài 3,6%, chè Ô
Long 1%, chè các loại. Điều này cho thấy chè đen là mặt hàng chủ lực của ngành
chè Việt Nam. Lượng xuất khẩu chè đen của Việt Nam là rất lớn, điều này có thể
giải thích là do nhu cầu tiêu thụ chè đen trên thế giới lớn và do mặt hàng này lại rất
phù hợp với sở thích của người Châu Âu và Trung Cận Đông. Tuy nhiên những
năm gần đây tỷ trọng chè đen xuất khẩu có xu hướng giảm nhẹ và giá bình quân
mỗi tấn năm 2009 là 1.274 USD giảm 60.5 USD so năm 2008.

24


PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Khái quát chung về Công ty mẹ - Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea).
3.1.1.1 Quá trình phát triển của Vinatea.
Tổng công ty chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Liên hiệp
các xí nghiệp công - nông nghiệp chè Việt Nam, theo quyết định số 90/TTg ngày

07/3/1994 và thông báo số 5820–CP/ĐMDN ngày 29/10/1995 của Chính phủ và
Quyêt định số 394 NN–TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ trưởng bộ NN&PTNT.
Trong quá trình hình thành và phát triển TCT chè Việt Nam là DN sản xuất và kinh
doanh chè lớn nhất của ngành chè Việt Nam.
Mặc dù mới chuyển sang hình thức Tổng công ty mẹ - con nhưng trên thực
tế TCT đã trải qua quá trình phát triển lâu dài với các hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh, và tổ chức quản lý khác nhau. Cụ thể TCT chè Việt Nam đã trải qua
các giai đoạn hình thành và phát triển như sau:
Giai đoạn từ năm 1974 – 1979. Năm 1974, Liên hiệp các xí nghiệp công –
nông nghiệp chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở sự hợp nhất của các nhà máy
chế biến chè của TW và một số nhà máy chế biến chè của địa phương ở Miền Bắc.
Liên hiệp chè được hình thành với nhiệm vụ trọng tâm là chế biến và xuất khẩu chè
theo kế hoạch của nhà nước giao cho.
Giai đoạn từ năm 1979 – 1986. Đứng trước thực trạng đó, năm 1979 Chính
phủ ra các Quyết đinh số 75 (tháng 3/1979) và Quyết định số 224 (tháng 6/3979) về
việc thống nhất quản lý ngành chè, đưa các vùng trồng chè gắn liền với các khu chế
biến, giao các nông trường chè của Bộ Nông nghiệp và của địa phương quản lý cho Bộ
Công nghiệp thực phẩm thống nhất quản lý (chịu sự quản lý thống nhất của TW). Trên
cơ sở đó, năm 1980, Liên hiệp các xí nghiệp công - nông nghiệp chè Việt Nam (Liên
Hiệp) được thành lập, đây là tiền thân của TCT chè Việt Nam sau này.
Trong giai đoạn đầu, Liên hiệp được tổ chức theo mô hình quản lý ngang dọc, tức
là có sự gắn kết giữa các xí nghiệp công – nông nghiệp, gắn kết giữa khâu sản xuất và

25


×