Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một vài suy nghĩ về con đường đổi mới đào tạo nguồn nhân lực y tế ngành YDược khu vực miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.67 KB, 5 trang )

Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ NGÀNH Y-DƯỢC KHU VỰC MIỀN
NÚI PHÍA BĂC
PGS. TS. Nguyễn Minh Xuân
Phòng SĐH & QLKH, Đại học Thăng Long
Tóm tắt: Có thể nói thực trạng kinh tế, dân trí vùng miền núi phía Bắc (MNPB) chậm
phát triển chưa tương xứng vị trí địa – chính trị. Nhu cầu hình thành Trung tâm đào tạo y tế
mạnh đang rất cấp bách ở Tây Bắc. Bài báo đề cập chủ yếu Bài toán đổi mới NLYT MNPB,
làm rõ triết lý Giáo dục - Đào tạo: đi từ nền GD trang bị kiến thức chuyên môn sang nền GD
chỉ dạy kiến thức chuyên môn Cơ bản ở mức tối thiểu. Đồng thời với bài toán này có Bài toán
về nhân lực y tế và Bài toán về chất lượng NLYT. Bài báo chỉ rõ hướng đi của đổi mới thể
hiện ở tiêu chí: Vì miền núi, của miền núi và cho miền núi. Đồng thời bài báo cũng đưa ra
một số kiến nghị quan trọng.
1. Đặt vấn đề:
Cách đây 60 năm Tố Hữu nói hộ nhớ lời giã biệt - tình cảm của đồng bào miền núi với
những người miền xuôi khi trở về Thủ đô:
..Nhà cao còn nhớ núi đồi,
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng..
Lời nhắc nhở đó đến nay vẫn đau đáu, sâu lắng trong lòng chúng ta khi ranh giới cách
biệt mức sống và chăm sóc y tế (YT) vẫn hiện hữu bề bộn và chưa mấy cải thiện.
Miền núi phía Bắc (MNPB) Việt Nam gồm 15 tỉnh, với diện tích 95000km2, dân số
11,4 triệu người, gồm 30 tộc người thiểu số, đa sắc tộc. Đây là vùng có nhiều chính sách TW
hỗ trợ song vẫn nghèo, sức ép dân số cao, môi trường suy thoái, sức ép cao bên ngoài về địa
chính trị, giao thương. Bất cập về YT: tồn tại sự dịch chuyển lớn về NLYT: các cán bộ YT
cứ ra trường được phân công lên Miền núi, sau một thời gian lại tràn về thành phố đồng
bằng.. Nhân lực cán bộ quản lý Y tế còn thiếu và yếu (từ ĐH trở lên) lại vừa thừa. Hạn chế về
trình độ cán bộ y tế (CBYT) tuyến cơ sở (CS); Nhân lực y tế (NLYT) thiếu ở tất cả các tuyến
CS còn nhiều bất cập, bất cập tại các cơ sở khám chữa bệnh, quá tải kéo dài, CS hạ tầng.
CBYT trình độ cao: tại các tuyến lại càng thiếu và yếu. Cơ sở hạ tầng YT xuống cấp, nhiều


nơi chưa có hạ tầng YT. Hơn nữa mô hình, mạng lưới YT còn nhiều bất cập. Các chỉ số sức
khoẻ cơ bản thấp. Một tồn tại về đào tạo (ĐT) NLYT là tuy có xu hướng hội nhập, song vùng
Tây Bắc chưa có trường nghành Y-Dược.
Có thể nói thực trạng kinh tế, dân trí MNPB chậm phát triển chưa tương xứng vị trí địa
– chính trị rất quan trọng: Đại đa số bác sĩ là chuyên tu, tại chức. Nhu cầu hình thành Trung
tâm ĐT YT mạnh đang rất cấp bách ở Tây Bắc, Việt Bắc. Năm 2001 Đề án Chính phủ về
phát triển ngành YT đã có, song sự đầu tư còn nhỏ giọt, manh mún. Nếu không bắt đầu đổi
mới ĐT NLYT thì MNPB sẽ hạn chế và tụt hậu nhiều hơn.
2. Bài toán đổi mới NLYT MNPB
Để giải quyết vấn đề đổi mới NLYT MNPB cần xây dựng bài toán này thật tường
minh với các điều kiện biên đầy đủ nhất có thể.
Trường Đại học Thăng Long

231


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Trước tiên vẫn cần một sự khẳng định đó là tại sao cần đổi mới – làm rõ triết lý về
đổi mới. Từ các đặc điểm của ngành y tế: Lợi thế kinh tế thị trường không phù hợp do thông
tin ko đối xứng..; Nhiều độc quyền, rủi ro.. động chạm đến sinh mạng con người..; Nghề đặc
biệt, cao quý như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu; NLYT cần đầu tư lớn của chính phủ;
Các đặc điểm MNPB cần đổi mới công tác ĐT NLYT cho thấy:
Những năm vừa qua có nhiều cuộc đổi mới, tuy nhiên còn nhiều vấn đề hạn chế, trong
đó có sự nghèo đói. Thách thức nhiều, trong đó có nguồn nhân lực y tế (NLYT). Từ trước đến
nay có nhiều vấn đề cần bàn và lúc này là dịp để thấy được bức tranh chung và riêng của
NLYT từ: Dạy – học cần đổi mới những vấn đề gì ? Đào tạo và sử dụng, hướng mở, liên
thông, hướng mạnh cần chú ý gì ? Tiếp cận chuẩn mực chung ASEAN cần rút gọn khoảng
cách như thế nào?…
Các giải pháp nhọc nhằn, tiến triển chậm, tuy có hơn 150 trường ĐT CBYT cho thấy

triết lý về đổi mới vẫn còn có điều chưa ổn trong nhận thức và hành động, đó là:
- Nhận thức được các động lực thúc đẩy phát triển NLYT MNPB: song phải “nhặt
từng viên gạch”;
- Giải pháp còn luẩn quẩn (tăng quy mô bù chi) nên cần có GP hợp lý;
- Hợp tác quốc tế đang đặt ra bài toán thách thức (ta không xuất khẩu được các cử
nhân YT ra nước ngoài;
- Đào tạo và hành nghề chưa cân xứng từ đó Luật khám chữa bệnh chưa giải quyết
được nhiều vấn đề về xã hội một cách hợp lý;
Nội dung đột phá của đổi mới công tác ĐT NLYT chính là làm rõ triết lý Giáo dục Đào tạo: Nên đi từ nền GD trang bị kiến thức chuyên môn sang nền GD chỉ dạy kiến thức
chuyên môn Cơ bản ở mức tối thiểu. Đặc biệt cần:
- Đổi mới chương trình, giáo trình, thày – và cách giảng;
- Chuyển từ kiểm tra kiến thức sang bồi dưỡng năng lực;
- Đổi mới căn bản, đồng bộ, phân phối nguồn lực hợp lý;
- Đổi mới còn thể hiện ở tìm chuẩn đầu ra và tìm cách hội nhập quốc tế.
Vấn đề thứ hai là: Yêu cầu đổi mới là gì ?:
Cần có các tiêu chí năng lực đầu ra để có thể đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội;
Cần chiến lược đào tạo phù hợp xu thế hội nhập ASEAN;
Từ đó làm rõ:
+ Nhận thức đúng đắn và đồng thuận được với Trung ương;
+ Có sự đổi mới về đội ngũ giáo viên (tiếng Anh, sử dụng thiết bị y tế mới..)
+ Đổi mới Thời gian, chương trình, nhân lực dạy, lương bổng, logic đào tạo các
trình độ TS, ThS, BS Chuyên khoa,
+ Tạo nguồn nhân lực (kiến thức, sức khỏe..) đi đào tạo.
Vấn đề thứ ba: Quan hệ của đổi mới công tác ĐT NLYT với đổi mới cơ bản, toàn
diện GD ĐT theo NQ 29 BCH TW
Trường Đại học Thăng Long

232



Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Thế nào là Đổi mới Cơ bản Toàn diện: Điều này đã thể hiện trong NQ TW, mục 2;
Trong 7 quan điểm của NQTW2 và đều được kế thừa trong nghị quyết về đổi mới
giáo dục đại học và ngành YTế; Có những nội dung mới cần được đưa vào:
+ Từ trang bị kiến thức Y tế sang phát triển năng lực nâng cao;
+ Quan điểm về số lượng, chất lượng cũng đã có những thay đổi phù hợp thực tiễn;
+ Chuyển hóa nhận thức về Hệ thống mở là như thế nào?, đó là: linh hoạt trong thay
đổi cơ chế; tự chủ, liên thông (gần đây BGD có thay đổi quan điểm về vấn đề này);
+ Đáp ứng nhu cầu Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
+ Tiêu chí đánh giá: do cơ sở đào tạo, cơ sở tuyển dụng, nhà nước,
Vấn đề thứ tư: Mục tiêu đổi mới: Có thể nêu lên các mục tiêu không mấy dễ dàng sau:
+ Phát triển toàn diện năng lực con người;
+ Xây dựng nền giáo dục mở - thực học;
+ Mục tiêu cụ thể, đó là: Phát triển Nhân lực trình độ cao, từng bước hội nhập;
+ Các nhiệm vụ và giải pháp: Xây dựng hệ thống cơ sở Đảng đáp ứng; Đổi mới đồng
bộ năng lực kiến thức và hành động; Đánh giá NLYT theo chuẩn; Đổi mới Hệ thống đánh giá
thi cử (kể cả kiểm định chất lượng đầu ra, giấy phép hành nghê); Hoàn thiện HTGD QG theo
hướng mở (không còn là học một lần cho suốt đời => tăng cường ĐT cơ bản); Đổi mới
chương trình QLGD: Tăng cường Quyền tự chủ cho các trường ĐH; Nâng cao đầu tư trọng
tâm, trọng điểm; Nâng cao chất lượng hoạt động KHCN và cuối cùng là chủ động hội nhập
quốc tế.
Các nguyên nhân hạn chế cơ bản đến đội ngũ nhân lực đào tạo là: GD & ĐT hiện vẫn
chưa là Quốc sách hàng đầu; Niềm tin chưa được củng cố trong thực tiễn. Từ đó thấy rõ các
mặt cần khắc phục của công tác đào tạo NLYT:
- Cơ sở vật chất y tế còn nghèo nàn và lạc hậu;
- GD&ĐT dừng quá lâu ở một nền GD chú trọng tạo nền kiến thức chuyên môn,
quá tải, kiến thức là cái đã biết nên vẫn bị lạc hậu;
- Hệ thống môn chính, môn phụ được tiến hành đơn giản;
- Có quá nhiều cơ sở đào tạo đại học;

- Điểm tuyển sinh các trường YD quá thấp dẫn đến chất lượng đầu vào thấp;
- Dạy và học không gắn với thực tiễn.
Các vấn đề trọng tâm:
- ĐM CB TD là như thế nào? Lý thuyết và chiến lược? hiên nay ta đang cố gắng lý
thuyết hóa công cuộc ĐM GD và ĐMGDYT.
- Học theo môn và tích hợp hay riêng biệt cần có các NC chuyên sâu;
- Tăng cường hợp tác quốc tế để có con đường ĐTYT một cách khoa học, hiện đại.

Trường Đại học Thăng Long

233


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Từ đó cách tiếp cận trên cho thấy xuất hiện các “bài toán con” trong bài toán đổi mới
ĐT NLYT MNPB
Bài toán 1: về nhân lực y tế (NLYT):
Tạo nguồn, CLGD, ĐT theo địa chỉ (cơ sở cử tuyển đã và đang động chạm đến
nhiều vấn đề nhậy cảm của xã hội); Kết hợp ĐT & sử dụng; Cơ sở Khám chữa bệnh thu hút
CBYT về công tác MN, đội ngũ tốt nghiệp ĐHY, song không sử dụng được họ.
Bài toán 2: về chất lượng:
Hiện nay chưa có chuẩn, cơ sở vật chất lạc hậu, đổi mới chương trình đào tạo
theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực và các vấn đề:
- Xúc tiến đào tạo (ĐT) liên ngành, xuyên ngành (Phân tích, lãnh đạo, truyền thông).
- Đào tạo bổ sung, định hướng cộng đồng dẫn đến việc ĐT, ĐT lại, ĐT liên tục; Cần
cải tiến PP ĐT;
- Đánh giá thông qua năng lực; Khai thác sức mạnh công nghệ thông tin;
- Kiểm định chất lượng & hợp tác quản trị;
Vấn đề thứ năm: Hướng đi nào cho đổi mới giáo dục ngành Y-Dược ?

Hướng đi chính là sự cần thiết đặt ra tiêu chí: Vì miền núi, của miền núi và cho miền
núi. Tất cả chỉ và chỉ có 9 chữ trên.
Một số thành tựu ban đầu: Một trong những cơ sở đi đầu trong đổi mới ĐT NLYT
MNPB là trường ĐH KT-QTKD ĐHTN đang tích cực tìm kiếm: và đã có những kết quả ban
đầu với thành tựu: 26 công trình khoa học ngành YT nổi bật. Hơn nữa đến nay Nhà nước đầu
tư 121 triệu USD: là một cố gắng lớn của TW, Chính phủ; Bên cạnh đó việc liên kết với các
cơ sở YT quân dân y với vùng cao là quan trọng và rất hiệu quả.
3. Kết luận
Qua các nghiên cứu trên đây thấy được bức tranh chung nhiều màu sắc của ĐT NNL
YT KV MNPB; Các mâu thuẫn đặt ra nhu cầu tăng cường số lượng, chất lượng nguồn
NLYT; Các vấn đề đặt ra các giải pháp phù hợp vùng miền, nhu cầu xã hội. Mặt khác nhiều
thách thức tăng vọt khi ASEAN trở thành một khối, xử lý các vấn đề cần có tầm và nhiều cơ
quan đơn vị quan tâm. Việc lựa chọn đề tài, dự án và hướng đổi mới là đúng đắn. Đây là sự
tập hợp quần chúng, tập hợp trí tuệ Xã hội. Nhìn ra thế giới - ĐM GD Y tế, ta cũng không
phải là một ngoại lệ: Nước Mỹ từ 1917 gần đây mới tiếp tục khởi động trở lại. Giải quyết
hoàn thiện hệ thống Y tế các chuyên gia YT có một số lời khuyên: như xu thế hiện nay điều
tra khảo sát theo trình độ chuyên môn và dư luận xã hội để đánh giá thực trạng nền YT một
quốc gia và tìm đúng cái mô hình mình cần thì tập trung năng lực xã hội thiết kế ra mô hình
mới.
Trong khi đó Châu Á có đặc trưng lựa chọn các mô hình thành công từ các nước ÂuMỹ; Tây Âu có các nhóm chuyên gia thiết kế ra các chuẩn mực ĐT YT; Việt Nam có xu thế
theo các chuẩn mực một cách có lựa chọn, chuẩn mực hóa đừng có tự trói mình lại.
Trong sự “lột xác” này, khi có chủ trương của Đảng với sự tham gia của các ĐH thì
chắc chắn đúng hướng và sẽ thành công. Đảng chủ trương công bằng YT, nâng cao chất
Trường Đại học Thăng Long

234


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II


lượng DVYT. Để biến nhận thức thành hành động cần có sự chỉ đạo và phối hợp, xin đề xuất
một số kiến nghị: Phân cấp vai trò Nhà Nước, địa phương đơn vị .. trong việc đổi mới GD-ĐT
YTế; Đổi mới đào tạo nguồn NLYT: Có 3 vấn đề tự chủ: Lao động, Tài chính, Cơ chế (tự
chủ); Đồng thời các cơ sở GD&ĐT giúp đỡ ĐH Tây Bắc phát triển. Nghiên cứu đề xuất trên
cho mở trường, mở ngành Y ở ĐH Tây Bắc.
Làm được như vậy lòng chúng ta sẽ thanh thản hơn khi nghĩ về câu thơ của Tố Hữu,
xứng đáng với những gì mà đồng bào miền núi đã hy sinh cho đất nước này.
4. Tài liệu tham khảo
[1]. NGƯT TS Nguyễn Văn Bao. Trường ĐH Tây Bắc. Nhu cầu Đào tạo NLYT khu
vực Tây Bắc. Hội thảo “Đổi mới GD& ĐT khối ngành Y-Dược khu vực miền núi Phía Bắc:
Thực trạng và thách thức”. Thái Nguyên 16/5/2015.
[2]. GS TS Đào Văn Dũng. Ban TGTW. Báo cáo đề dẫn. Hội thảo Thái Nguyên
16/5/2015.
[3]. GS TS Lương Xuân Hiển. Trường ĐH Y Thái Bình. Một số vấn đề đặt ra với
công tác đổi mới GD&ĐT ngành Y-Dược. Hội thảo Thái Nguyên 16/5/2015.
[4]. PGS TS Nguyễn Văn Sơn. Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên. Đổi mới đào tạo
NLYT khu vực miền núi Phía Bắc, Hội thảo Thái Nguyên 16/5/2015.
DISCURSION ABOUT THE WAY TO INOVATION OF EDUCATION-TRANNING
OF MEDICATE PEPLE POWER FOR SPECIALIFICATION OF PHARMAMEDICATE OF NOTH MOUTAINS OF VIETNAM
Dr. CSc. Nguyen Minh Xuan
Department of Post Graduate & Science Research Management of TLU
Abstract: Economy, peple general knowledge of Noth moutains of Vietnam is still in
Slow drgree situation of development and non-resemble each other with Politic-Geografic
position. Needs to take form Center Medicate Eduacation is in crisis time in Noth moutains of
Viet Nam. The paper talks about problem of Inovation of Medicate Peple Power (MPP),
clearly takes methodologies of of eduacation – tranning: change of eduacation based on
giving of specialist knowledge (SK) to teaching major knowledges, wich respond to minimum
degree of SK. This problem has two smoller problems in his content: MPP and kwality of
MPP. The paper once more talks about the way to innovation is: for moutains, of moutains
and give to moutains. The paper in time takes important petition.


Trường Đại học Thăng Long

235



×