Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu phương pháp lọc nhiễu ảnh và ứng dụng cho ảnh tài liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
======

LÊ TRUNG THỨC

NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP LỌC NHIỄU ẢNH
VÀ ỨNG DỤNG CHO ẢNH TÀI LIỆU

Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60 48 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ MÁY TÍNH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ QUỐC TẠO

HÀ NỘI, 2015


1

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sỹ em đã nhận đƣợc rất nhiều
sự khích lệ, động viên, giúp đỡ từ phía thầy cô, cha mẹ và bạn bè xung quanh.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy ở Viện Công nghệ thông tin đã truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho chúng em.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy giáo, PGS.TS Ngô
Quốc Tạo, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
Cảm ơn đề tài: “ Hệ thống đeo tay hỗ trợ đọc sách tiếng Việt dành cho
người khiếm thị” Mã số VAST01.07/15-16 hỗ trợ trong thực hiện luận văn.
Em đã cố gắng học tập và hoàn thành luận văn thạc sỹ nhƣng có thể


luận văn thạc sỹ vẫn còn có những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp
ý, chỉ bảo của các thầy cô và các bạn để luận văn thạc sỹ hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày ….. tháng…. năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Trung Thức


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi c ng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày ….. tháng…. năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Trung Thức


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 2
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
CHƢƠNG I – KHÁI QUÁT VỀ XỬ LÝ ẢNH VÀ LỌC NHIỄU ẢNH ....... 9
1.1 Giới thiệu về xử lý ảnh.......................................................................... 9

1.2 Những vấn đề cơ bản trong hệ thống xử lý ảnh .................................. 10
1.2.1 Những khái niệm cơ bản ............................................................ 10
1.2.1.1 Điểm ảnh (Picture Element) ............................................... 10
1.2.1.2 Độ phân giải của ảnh .......................................................... 10
1.2.1.3 Mức xám của ảnh ................................................................ 11
1.2.1.4 Ảnh số ................................................................................. 12
1.2.1.5 Quan hệ giữa các điểm ảnh ................................................. 12
1.2.2 Thu nhận ảnh.............................................................................. 14
1.2.3 Tiền xử lý (Image Processing) ................................................... 15
1.2.4 Những vấn đề khác trong xử lý ảnh ........................................... 16
1.2.4.1 Biến đổi ảnh (Image Transform) ........................................ 16
1.2.4.2 Nén ảnh ............................................................................... 16
1.2.4.3 Các định dạng cơ bản trong xử lý ảnh ................................ 16
1.3 Bài toán lọc nhiễu ảnh ......................................................................... 17
1.3.1 Bài toán ...................................................................................... 17
1.3.2 Giới thiệu về nhiễu ảnh .............................................................. 18
1.3.2.1 Một mô hình của quá trình suy thoái .................................. 18
1.3.2.2 Nhiễu ................................................................................... 19
1.3.3 Khái niệm lọc nhiễu ảnh ............................................................ 24
CHƢƠNG 2 – CÁC KỸ THUẬT LỌC NHIỄU ẢNH .................................. 26
2.1 Kỹ thuật lọc trung bình ....................................................................... 26
2.2 Kỹ thuật lọc thích nghi ........................................................................ 28
2.3 Kỹ thuật lọc cấp độ thấp ..................................................................... 29


4

2.4 Kỹ thuật lọc theo thứ tự ...................................................................... 30
2.5 Kỹ thuật lọc nghịch đảo ...................................................................... 31
2.6 Kỹ thuật lọc Band Reject .................................................................... 34

2.7 Sử dụng bộ lọc Notch.......................................................................... 35
2.8 Lựa chọn công cụ, ngôn ngữ lập trình ................................................ 36
CHƢƠNG 3 – BÀI TOÁN LỌC NHIỄU CHO ẢNH TÀI LIỆU .................. 41
3.1 Bài toán ............................................................................................... 41
3.2 Thử nghiệm chƣơng trình lọc nhiễu muối tiêu và Gauss.................... 41
3.2.1 Lọc cấp độ thấp .......................................................................... 41
3.2.2 Lọc trung bình ............................................................................ 42
3.2.3 Lọc theo thứ tự ........................................................................... 44
3.3 Chƣơng trình lọc nhiễu ảnh................................................................. 45
3.3.1 Giao diện chính của chƣơng trình .............................................. 45
3.3.2 Các đoạn mã lệnh ....................................................................... 45
3.4 Kết quả thử nghiệm chƣơng trình lọc nhiễu ảnh ................................ 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 57


5

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Lân cận các điểm ảnh của tọa độ (x,y)
Hình 1.2 Ảnh gốc
Hình 1.3 Thêm nhiễu muối, tiêu
Hình 1.4 Nhiễu Gauss
Hình 1.5 Nhiễu đốm
Hình 1.6 Tài liệu bị hỏng bởi nhiễu chu kì
Hình 2.1 Xóa muối-hạt tiêu với hàm medfilt
Hình 2.2 Lấy trung bình 3*3
Hình 2.3 Lấy trung bình 5*5
Hình 2.4 Lọc nghịch đảo

Hình 2.5 Giảm bán kính lọc
Hình 2.6 “phân chia hạn chế” : chọn ngưỡng giá trị d
Hình 3.1(a) Lấy trung bình 3*3
Hình 3.1(b) Lấy trung bình 5*5
Hình 3.2 Xóa muối-hạt tiêu với hàm medfilt
Hình 3.3 Giao diện chính của chương trình lọc nhiễu ảnh
Hình 3.4 Thư mục khi chọn ảnh đầu vào
Hình 3.5 Ảnh sau khi làm hư hại Gauss
Hình 3.6 Lọc trung bình mặt nạ 3x3 loại bỏ nhiễu Gauss
Hình 3.7 Lọc trung bình mặt nạ 5x5 loại bỏ nhiễu Gauss
Hình 3.8 Lọc tương thích mặt nạ 5x5 loại bỏ nhiễu Gauss
Hình 3.9 Lọc tương thích mặt nạ 7x7 loại bỏ nhiễu Gauss
Hình 3.10 Lọc tương thích mặt nạ 9x9 loại bỏ nhiễu Gauss
Hình 3.11Ảnh sau khi làm hư hại muối - tiêu
Hình 3.12 Lọc trung bình loại bỏ nhiễu muối - tiêu
Hình 3.13 Lọc cấp độ thấp mặt nạ 3x3 loại bỏ nhiễu muối - tiêu
Hình 3.14 Lọc cấp độ thấp mặt nạ 5x5 loại bỏ nhiễu muối - tiêu
Hình 3.15 Lọc theo thứ tự mặt nạ 3x3 loại bỏ nhiễu muối - tiêu
Hình 3.16 Lọc theo thứ tự mặt nạ 5x5 loại bỏ nhiễu muối - tiêu

12
20
20
21
22
24
28
30
30
32

33
34
41
42
43
45
50
50
50
51
51
51
52
52
52
53
53
53
54


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây công nghệ thông tin phát triển với tốc độ
nhanh chóng cả về phần cứng và phần mềm. Sự phát triển của công nghệ
thông tin đã thúc đẩy sự phát triển của nhiêu lĩnh vực xã hội khác nhƣ: y học,
giáo dục, giải trí, kinh tế vv…Sự phát triển của phần cứng cả về phƣơng diện
thu nhận, hiển thị, cùng với tốc độ xử lý đã mở ra nhiều hƣớng mới cho sự

phát triển phần mềm, đặc biệt là lĩnh vực xử lý ảnh c ng nhƣ công nghệ thực
tại ảo đã ra đời và thâm nhập mạnh mẽ vào đời sống của con ngƣời.
Ảnh thu đƣợc sau qua trình thu nhận ảnh hoặc các phép biến đổi không
tránh khỏi nhiễu hoặc khuyết thiếu. Sự sai sót này một phần bởi các thiết bị
quang học và điện tử, phần khác bởi bản thân các phép biến đổi không phải là
toàn ánh, nên có sự ánh xạ thiếu hụt đến những điểm trên ảnh kết quả.Việc
khắc phục các nhƣợc điểm này luôn là vấn đề đặt ra cho các hệ thống xử lý
ảnh.
Các hệ xử lý ảnh trong quá trình phân tích ảnh, tăng cƣờng ảnh để nâng
cao chất lƣợng ảnh. Do các nguyên nhân khác nhau có thể do chất lƣợng thiết
bị thu nhận ảnh, do nguồn sáng hay do nhiễu, ảnh có thể bị suy biến, do vậy
cần phải tăng cƣờng và khôi phục lại ảnh để làm nổi bật một số đặc tính chính
của ảnh, hay làm cho ảnh gần giống nhất với trạng thái gốc, trạng thái trƣớc
khi ảnh bị biến dạng
Xuất phát trong hoàn cảnh đó “Nghiên cứu phương pháp lọc nhiễu ảnh
và ứng dụng cho ảnh tài liệu” đƣợc em chọn làm đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là:
- Nghiên cứu về nhiễu ảnh, một số phƣơng pháp lọc nhiễu ảnh


7

- Sử dụng một ngôn ngữ để triển khai xây dựng chƣơng trình mô phỏng
một số phƣơng pháp lọc nhiễu ảnh
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu khái quát về xử lý ảnh
Tìm hiểu các phƣơng pháp lọc nhiễu ảnh
Chọn ra phƣơng pháp lọc hợp lý cho ảnh cụ thể.
Xây dựng chƣơng trình ứng dụng lọc nhiễu cho ảnh phong cảnh, ảnh

tài liệu...
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng:
- Ảnh nhiễu
- Các kỹ thuật lập trình
Phạm vi nghiên cứu:
- Tìm hiểu về các loại nhiễu ảnh: Nhiễu muối - tiêu, nhiễu gauss, nhiễu
đốm …
- Tìm hiểu về các phƣơng pháp lọc nhiễu ảnh: Lọc trung bình, lọc thích
nghi …
- Xây dựng chƣơng trình ứng dụng của các phƣơng pháp trên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu, phân tích, suy luận, tổng hợp, đánh giá. Từ đó đề xuất
nghiên cứu và tìm hiểu: “Nghiên cứu phương pháp lọc nhiễu ảnh và ứng
dụng cho ảnh tài liệu”
6. Kết quả đạt đƣợc
Trên cơ sở các kiến thức đã thu thập và nghiên cứu: Xây dựng đƣợc
ứng dụng thực tế lọc nhiễu cho ảnh phong cảnh, ảnh tài liệu…


8

NỘI DUNG
Chƣơng 1: Khái quát về xử lý ảnh và lọc nhiễu ảnh
1.1 Giới thiệu về xử lý ảnh
1.2 Các vấn đề cơ bản trong hệ thống xử lý ảnh
1.3 Bài toán lọc nhiễu ảnh
Chƣơng 2: Các kỹ thuật lọc nhiễu ảnh
2.1 Kỹ thuật lọc trung bình
2.2 Kỹ thuật lọc thích nghi

2.3 Kỹ thuật lọc cấp độ thấp
2.4 Kỹ thuật lọc theo thứ tự
2.5 Kỹ thuật lọc nghịch đảo
2.6 Kỹ thuật lọc Band Reject
2.7 Sử dụng bộ lọc Notch
2.8 Lựu chọn công cụ, ngôn ngữ lập trình
Chƣơng 3: Bài toán lọc nhiễu cho ảnh tài liệu
3.1 Bài toán
3.2 Thử nghiệm chƣơng trình lọc nhiễu muối tiêu và Gauss
3.3 Chƣơng trình lọc nhiễu ảnh
3.4 Kết quả thử nghiệm chƣơng trình lọc nhiễu ảnh


9

CHƢƠNG I – KHÁI QUÁT VỀ XỬ LÝ ẢNH VÀ LỌC NHIỄU ẢNH
1.1 Giới thiệu về xử lý ảnh
Xử lý ảnh là một lĩnh vực đang đƣợc quan tâm nghiên cứu và có nhiều
ứng dụng quan trọng trong thực tế cùng với sự phát triển của công nghệ thông
tin, thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội khác phát triển. Mục đích chính của xử
lý ảnh có thể nêu ra nhƣ sau:


Xử lý ảnh ban đầu để có đƣợc ảnh mới theo một yêu cầu xác

định (Ví dụ nhƣ ảnh mờ, cần xử lý để đƣợc ảnh rõ hơn).


Phân tích ảnh để thu đƣợc các thông tin đặc trƣng giúp cho việc


phân loại, nhận biết ảnh (Ví dụ: phân tích ảnh vân tay để trích chọn đặc trƣng
vân tay, nhận dạng chữ viết, nhận dạng tài liệu...).


Hiểu ảnh đầu vào để có những mô tả về ảnh ở mức cao hơn, sâu

hơn (Ví dụ: từ ảnh một tai nạn giao thông, phác hoạ hiện trƣờng tai nạn).
Một ảnh trong thế giới thực đƣợc xem nhƣ là một hàm hai biến thực
a(x,y), với a là độ sáng của ảnh tại vị trí toạ độ thực (x,y). Một ảnh còn có thể
chứa những ảnh con gọi là các “vùng quan tâm” (ROI – Region Of Interest).
Các ROI này vẫn thƣờng đƣợc gọi tắt là các “vùng”. Khái niệm vùng phản
ánh một thực tế là trong ảnh thƣờng chứa nhiều đối tƣợng, mỗi đối tƣợng tạo
nên phần cơ sở của một vùng. Đối với một hệ xử lý ảnh cao cấp, chúng ta có
thể áp dụng nhiều phép toán cho từng vùng ảnh một, ví dụ nhƣ một vùng ảnh
này sẽ đƣợc áp dụng các phép toán loại bỏ hiệu ứng mờ do chuyển động,
trong khi một vùng ảnh khác sẽ đƣợc xử lý để nâng cao chất lƣợng màu sắc
của nó.
Các giá trị độ sáng của ảnh thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng số thực
hoặc số nguyên. Thông thƣờng, những giá trị sáng kiểu số nguyên là kết quả
của một quá trình lƣợng hoá chuyển một thang đo liên tục thành một số mức


10

rời rạc. Tuy nhiên trong nhiều quá trình hình thành ảnh, độ lớn của tín hiệu là
kết quả đếm số hạt photon ở từng thời điểm, do vậy độ lớn ấy dĩ nhiên đã
đƣợc lƣợng hoá sẵn. Còn trong một số quá trình tạo ảnh khác, ví dụ nhƣ tạo
ảnh siêu âm trong y khoa, phƣơng pháp đo đạc vật lý trực tiếp sẽ cho ra các
giá trị phức, mỗi giá trị phức này gồm một giá trị độ lớn kết hợp với một giá
trị pha, và cả hai đều ở dạng số thực.

1.2 Những vấn đề cơ bản trong hệ thống xử lý ảnh
1.2.1 Những khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Điểm ảnh (Picture Element)
Gốc của ảnh (ảnh tự nhiên) là ảnh liên tục về không gian và độ sáng.
Để xử lý bằng máy tính (số), ảnh cần phải đƣợc số hóa. Số hóa ảnh là sự biến
đổi gần đúng một ảnh liên tục thành một tập điểm phù hợp với ảnh thật về vị
trí (không gian) và độ sáng (mức xám). Khoảng cách giữa các điểm ảnh đó
đƣợc thiết lập sao cho mắt ngƣời không phân biệt đƣợc ranh giới giữa chúng.
Mỗi một điểm nhƣ vậy đƣợc gọi là điểm ảnh (PEL: Picture Element) hay gọi
tắt là Pixel. Trong khuân khổ ảnh hai chiều, mỗi pixel ứng với cặp tọa độ
(x,y).
Định nghĩa:
Điểm ảnh (Pixel) là một phần tử của ảnh số tại tọa độ (x,y) với độ xám
hoặc màu nhất định. Kích thƣớc và khoảng cách giữa các điểm ảnh đó đƣợc
chọn thích hợp sao cho mắt ngƣời cảm nhận sự liên tục về không gian và mức
xám (hoặc màu) của ảnh số gần nhƣ ảnh thật.Mỗi phần tử trong ma trận đƣợc
gọi là một phần tử ảnh.
1.2.1.2 Độ phân giải của ảnh
Định nghĩa: Độ phân giải (Resolution) của ảnh là mật độ điểm ảnh
đƣợc ấn định trên ảnh số đƣợc hiển thị.


11

Theo định nghĩa, khoảng cách giữa các điểm ảnh phải đƣợc chọn sao
cho mắt ngƣời vẫn thấy đƣợc sự liên tục của ảnh. Việc lựa chọn khoảng cách
thích hợp tạo nên một mật độ phân bố, đó chính là độ phân giải và đƣợc phân
bố theo trục x và y trong không gian hai chiều..
Ví dụ: Độ phân giải của ảnh trên màn hình CGA (Color Grraphic
Adaptor) là một lƣới điểm theo chiều ngang màn hình: 320 điểm chiều dọc *

200 điểm ảnh (320*200). Rõ ràng cùng màn hình CGA 12” ta nhận thấy mịn
hơn màn hình CGA 17” độ phân giải 320*200. Lý do: cùng một mật độ (độ
phân giải) nhƣng diện tích màn hình rộng hơn thì độ mịn (liên tục của các
điểm ảnh) kém hơn.
1.2.1.3 Mức xám của ảnh
Một điểm ảnh (Pixel) có hai đặc trƣng cơ bản là vị trí (x,y) của điểm
ảnh và độ xám của nó. Dƣới đây chúng ta xem xét một số khái niệm và thuật
ngữ thƣờng dùng trong xử lý ảnh.
a) Định nghĩa: Mức xám của điểm ảnh là cƣờng độ sáng của nó đƣợc
gán bằng giá trị số tại điểm đó
b) Các thang giá trị mức xám thông thƣờng: 16, 32, 64, 128, 256
(Mức 256 là mức phổ dụng. Lý do từ kỹ thuật máy tính dùng 1 byte (8 bit) để
biểu diễn mức xám: Mức xám dùng 1 byte để biểu diễn 28 = 256 mức, tức là
từ 0 đến 255)
c) Ảnh đen trắng: là ảnh có 2 màu đen, trắng (không chứa màu khác)
với mức xám ở các điểm ảnh có thể khác nhau.
d) Ảnh nhị phân: ảnh chỉ có 2 mức đen trắng phân biệt tức dùng 1 bit
mô tả 21 mức khác nhau. Nói cách khác mỗi điểm ảnh của ảnh nhị phân chỉ có
thể là 0 hoặc 1.


12

e) Ảnh màu: trong khuân khổ lý thuyết 3 màu (Red, Blue, Green) để
tạo nên thế giới màu, ngƣới ta thƣờng dùng 3 byte để mô tả mức màu, khi đó
các giá trị màu 28*3=224 triệu màu.
1.2.1.4 Ảnh số
Định nghĩa: Ảnh số là tập hợp các điểm ảnh với mức xám phù hợp
dùng để mô tả ảnh gần với ảnh thật.
1.2.1.5 Quan hệ giữa các điểm ảnh

Một ảnh số giả sử đƣợc biểu diễn bằng hàm f(x,y). Tập con các điểm
ảnh là S; cặp điểm ảnh có quan hệ với nhau là p,q. Để thể hiện quan hệ giữa
các điểm ảnh chúng ta có một số khái niệm sau:
a) Các lân cận của điểm ảnh (Image Neighbors)
Giả sử có điểm ảnh p tại tọa độ (x,y). p có 4 điểm lân cận gần nhất theo
chiều đứng và ngang (có thể coi lân cận 4 hƣớng chính : Đông, Tây, Nam,
Bắc).
{(x-1,y);(x,y-1);(x,y+1);(x+1,y)} = N4(p)
Trong đó: số 1 là giá trị logic; N4(p) là 4 điểm lân cận của p

Hình 1.1 Lân cận các điểm ảnh của tọa độ (x,y)
Các lân cận chéo: Các điểm lân cận chéoNp(p) (có thể coi lân cận chéo
là 4 hƣớng: Đông-Nam, Đông-Bắc, Tây-Nam, Tây-Bắc)
Np(p) = {(x+1,y+1);(x+1,y-1);(x-1,y+1);(x-1,y-1)}


13

Tập kết hợp: N8(p) = N4(p) +Np(p) là tập hợp 8 lân cận của điểm ảnh p
Chú ý: Nếu (x,y) nằm ở biên (mép) ảnh; một số điểm sẽ nằm ngoài ảnh.
b) Các mối liên kết điểm ảnh
Các mối liên kết đƣợc sử dụng để xác định giới hạn (Boundaries) của
đối tƣợng vật thể hoặc xác định vùng trong một ảnh. Một liên kết đƣợc đặc
trƣng bởi tính liền kề giữa các điểm và mức xám của chúng.
Giả sử V là tập các giá trị mức xám. Một tập có các giá trị cƣờng độ
sáng từ thang mức xám từ 32 đến 64 đƣợc mô tả nhƣ sau:
V = {32,33,…,63,64}.
Có 3 loại liên kết.
Liên kết 4: Hai điểm ảnh p và q đƣợc nói là liên kết 4 với các giá
trị cƣờng độ sáng V nếu q nằm trong một các lân cận của p, tức q thuộc N4(p)

Liên kết 8: Hai điểm ảnh nằm trong một các lân cận 8 của p, tức
q thuộc N8(p)
Liên kết m (liên kết hỗn hợp): Hai điểm ảnh p và q với các giá trị
cƣờng độ sáng V đƣợc nói là liên kết m nếu.
1.q thuộc N4(p) hoặc
2.q thuộc Np(p)
c) Đo khoảng cách giữa các điểm ảnh
Định nghĩa: Khoảng cách D(p,q) giữa hai điểm ảnh p tọa độ (x,y), q
tọa độ (s,t) là hàm khoảng cách (Distance) hoặc Metric nếu:
1. D(p,q) ≥ 0 (Với D(p,q)=0 nếu và chỉ nếu p=q)
2. D(p,q) = D(q,p)
3. D(p,z) ≤ D(p,q) + D(q,z); z là một điểm ảnh khác.
Khoảng cách Euclide: Khoảng cách Euclide giữa hai điểm ảnh p(x,y)
và q(s,t) đƣợc định nghĩa nhƣ sau:


14

De(p,q) = [(x-s)2 + (y-t)2]1/2
Khoảng cách khối: Khoảng cách D4(p,q) đƣợc gọi là khoảng cách khối
đồ thị (City-Block Distance) và đƣợc xác định nhƣ sau:
D4(p,q) = |x-s| + |y-t|
Giá trị khoảng cách giữa các điểm ảnh r: giá trị bán kính r giữa điểm
ảnh từ tâm điểm ảnh đến tâm điểm ảnh q khác. Ví dụ: Màn hình CGA 12”
(12”*2,54cm = 30,48cm = 304,8mm) độ phân giải 320*200; tỷ lên 4/3 (chiều
dài/chiều rộng). Theo định lý Pitago về tam giác vuông, đƣờng chéo sẽ lấy tỷ
lệ 5 phần (5/4/3: đƣờng chéo/chiều dài/chiều rộng màn hình); khi đó độ dài
thật là (305/244/183) chiều rộng màn hình 183mm tƣơng ứng với màn hình
CGA 200 điểm ảnh theo chiều dọc. Nhƣ vậy, khoảng cách điểm ảnh lân cận
của CGA 12” là 1mm.

Khoảng cách D8(p,q) còn gọi là khoảng cách bàn cờ (Chess-Board
Distance) giữa điểm ảnh (p,q) đƣợc xác định nhƣ sau:
D8(p,q) = max (|x-s|, |y-t|)
1.2.2 Thu nhận ảnh
Các thiết bị thu nhận ảnh bao gồm camera, scanner các thiết bị thu nhận
này có thể cho ảnh đen trắng
Các thiết bị thu nhận ảnh có 2 loại chính ứng với 2 loại ảnh thông dụng
Raster, Vector.
Các thiết bị thu nhận ảnh thông thƣờng Raster là camera, các thiết bị
thu nhận ảnh thông thƣờng Vector là sensor hoặc bàn số hóa Digitalizer hoặc
đƣợc chuyển đổi từ ảnh Raster.
Nhìn chung các hệ thống thu nhận ảnh thực hiện 1 quá trình
- Cảm biến: biến đổi năng lƣợng quang học thành năng lƣợng điện
- Tổng hợp năng lƣợng điện thành ảnh


15

1.2.3 Tiền xử lý (Image Processing)
Sau bộ thu nhận, ảnh có thể nhiễu độ tƣơng phản thấp nên cần đƣa vào
bộ tiền xử lý để nâng cao chất lƣợng. Chức năng chính của bộ tiền xử lý là lọc
nhiễu, nâng độ tƣơng phản để làm ảnh rõ hơn, nét hơn.
Mục đích của các công việc này là làm cho chất lƣợng ảnh trở lên tốt
hơn chuẩn bị cho các bƣớc xử lý tiếp theo.
Khử nhiễu: Nhiễu đƣợc chia thành hai loại là nhiễu hệ thống và nhiễu
ngẫu nhiên. Đặc trƣng của nhiễu hệ thống là tính tuần hoàn. Do vậy, có thể
khử nhiễu hệ thống bằng việc sử dụng phép biến đổi Fourie và loại bỏ các
đỉnh điểm. Đối với nhiễu ngẫu nhiên, trƣờng hợp đơn giản là các vết bẩn
tƣơng ứng với các điểm sáng hay tối thì có thể khử bằng phƣơng pháp nội
suy, lọc trung vị và lọc trung bình.

Chỉnh độ tƣơng phản: Công việc cụ thể là chỉnh sửa tính không đồng
đều của thiết bị thu nhận hoặc độ tƣơng phản giữa các vùng ảnh.
Nâng cao chất lƣợng ảnh: Nâng cao chất lƣợng ảnh nhằm hoàn thiện
một số đặc tính của ảnh nhƣ:
- Lọc nhiễu hay làm trơn ảnh
- Tăng độ tƣơng phản, điều chỉnh mức xám của ảnh
- Làm nổi biên ảnh
Các thuật toán triển khai việc nâng cao chất lƣợng ảnh hầu hết dựa trên
các kỹ thuật trong miền điểm, không gian và tần số. Toán tử điểm là phép
biến đổi đối với từng điểm ảnh đang xét, không liên quan đến các điểm lân
cận khác trong khi đó toán tử không gian sử dụng các điểm lân cận để quy
chiếu đến điểm đang xét, một số phép biến đổi có tính toán phức tạp đƣợc
chuyển sang miền tần số để thực hiện, kết quả cuối cùng đƣợc chuyển trở lại
miền không gian nhờ các biến đổi ngƣợc


16

1.2.4 Những vấn đề khác trong xử lý ảnh
1.2.4.1 Biến đổi ảnh (Image Transform)
Trong xử lý ảnh, do số điểm ảnh lớn, các tính toán nhiều (độ phức tạp
tính toán cao) đòi hỏi dung lƣợng bộ nhớ lớn, thời gian tính toán lâu.Các
phƣơng pháp khoa học kinh điển áp dụng cho xử lý ảnh hầu hết khó khả thi.
Vì vậy, chúng ta sử dụng các phép toán tƣơng đƣơng hoặc biến đổi ảnh sang
miền xử lý khác để dễ tính toán.
Sau khi xử lý xong, chúng ta dùng biến đổi ngƣợc để đƣa ảnh về miền
xác định ban đầu. Các phép biến đổi thƣờng gặp trong xử lý ảnh gồm:
- Biến đổi Fourier, Cosin, Sin,
- Biến đổi (mô tả) ảnh bằng tích chập, tích Kronecker,
- Các biến đổi khác nhƣ KL (Karhumen Loeve), Hadamard…

Một số các công cụ sác xuất thông kê c ng đƣợc sử dụng trong xử lý
ảnh.
1.2.4.2 Nén ảnh
Ảnh dù ở dạng nào vẫn chiếm không gian nhớ rất lớn. Vì vậy, khi mô
tả ảnh có thể sử dụng kỹ thuật nén ảnh để thu gọn dung lƣợng nhớ dành cho
ảnh. Các giai đoạn nén ảnh có thể chia ra thành 2 thế hệ là thế hệ 1và thế hệ 2.
Hiện nay, các chuẩn nén ảnh MPEG đƣợc dùng với ảnh đang khá phổ biến.
Một số phƣơng pháp, thuật toán nén đƣợc sử dụng rộng rãi là: Mã hóa loại dài
RLE, mã hóa Huffman, mã hóa LZW, mã hóa khối, phƣơng pháp Kim tự tháp
Laplace,…
1.2.4.3 Các định dạng cơ bản trong xử lý ảnh
Hình ảnh khi lƣu trữ dƣới dạng tệp tin sẽ đƣợc số hóa. Một số dạng ảnh
đã đƣợc chuẩn hóa nhƣ: ảnh GIF, BMP, PCX, IMG,…


17



Ảnh IMG: Là ảnh đen trắng, đƣợc nén theo từng dòng.

Mỗi dòng gồm các gói, các dòng giống nhau c ng nén thành một gói.


Ảnh PCX: Là một trong những định dạng ảnh cổ điển

nhất. Nó sử dụng phƣơng pháp mã loạt dài RLE (Run Length
Encoded) để nén dữ liệu ảnh. Quá trình nén và giải nén đƣợc thực
hiện trên từng dòng ảnh.



Ảnh TIFF: Là ảnh mà dữ liệu chứa trong tệp thƣờng đƣợc

tổ chức thành các nhóm dòng (cột) quét của dữ liệu ảnh.


Ảnh GIF: Dạng ảnh GIF cho chất lƣợng cao, độ phân giải

đồ họa cao và cho phép hiển thị trên hầu hết các phần cứng.
Tuy các định dạng này khác nhau, song chúng đều tuân theo một cấu
trúc chung nhất là gồm 3 phần:


Dữ liệu nén (Data Compression): Số liệu ảnh đƣợc mã hóa

bởi kiểu mã hóa chỉ ra trong phần Header.


Bảng màu (Palette Color): Bảng màu cho biết số màu dùng

trong ảnh và sử dụng trong việc hiển thị màu của ảnh. Ảnh đen trắng
không nhất thiết phải có bảng màu.
1.3 Bài toán lọc nhiễu ảnh
1.3.1 Bài toán
Ảnh gốc ban đầu có thể do sự thay đổi độ nhạy của đầu dò, do sự biến
đổi của môi trƣờng, do sai số lƣợng tử hóa hay sai số truyền.v.v..
Nhiễu ảnh sẽ làm chi tiết của quang cảnh trong ảnh sẽ không thích hợp.
Bài toán đặt ra là làm thế nào để loại bỏ đƣợc nhiễu trong ảnh?



18

1.3.2 Giới thiệu về nhiễu ảnh
1.3.2.1 Một mô hình của quá trình suy thoái
Trong một không gian miền ta có một bức ảnh f(x, y) và một không
gian lọc h(x, y) thu lại hình ảnh bị nhiễu, ta giả dụ rằng nếu h(x, y) bao gồm
một dòng đơn nhất, kết quả thu đƣợc là sự chuyển động nhòe theo phƣơng
hƣớng của dòng đó ta có thể viết
g (x, y) = f (x, y) * h (x, y)
Trong đó * là không gian lọc. Tuy nhiên đó chƣa phải tất cả chúng ta
cần cân nhắc thêm sự nhiễu đƣợc mô hình hóa nhƣ một chức năng của cuộn
lại (sự thu nhận hình ảnh). Nếu

đại diện cho biến cố ngẫu nhiên xảy

ra ta có thể biểu diễn bức ảnh bị hƣ hại theo biểu thức sau:
g (x, y) = f (x, y) *h (x, y) +
Chúng ta có thể biểu diễn những hoạt động tƣơng tự trong miền tần số,
nơi sự nếp lại đƣợc thay thế bởi nhân và có sự bổ sung thêm bởi tính tuyến
tính của biến đổi Fourier
G (i, j) = F (i, j) H (I, j) +N (i, j)
Biểu diễn tổng thể một bức ảnh bị suy thoái F, H và N đƣợc biến đổi
tƣơng ứng là f, h và n, nếu chúng ta đã biết giá trị của H và N chúng ta có thể
khôi phục F bằng phƣơng trình
F (i, j) = (G (i, j) – N (i, j) ) / H (i, j)
Tuy nhiên nhƣ chúng ta đã biết đây là phƣơng pháp phi thực tiễn. Mặc
dù chúng ta đa biết một số thông tin thống kê và sự nhiễu nhƣng chúng ta
không biết các giá trị của (i, j) hoặc N(i, j) và bất kì giá trị nào khác. Mặt
khác sự chia nhỏ H(i, j) là một trở ngại lớn khi xuất hiện các giá trị gần bằng,
ngang bằng hoặc bằng 0.



19

1.3.2.2 Nhiễu
Chúng ta có thể xác định đƣợc bất kỳ sự suy thoái trong các tín hiệu
hình ảnh gây ra bởi sự xáo trộn bên ngoài. Nếu một hình ảnh đƣợc gửi điện tử
từ một nơi này tới nơi khác, thông qua truyền dẫn vệ tinh hoặc không dây,
hoặc thông qua cáp nối mạng, các sai sót trong các tín hiệu hình ảnh là không
tránh khỏi. Những lỗi này sẽ xuất hiện trên đầu ra hình ảnh theo nhiều cách
khác nhau tùy thuộc vào loại xáo trộn trong tín hiệu. Thông thƣờng chúng ta
cần biết những loại nhiễu trên hình ảnh để chúng ta có thể lựa chọn phƣơng
pháp thích hợp nhất để giảm các tác động. Khôi phục hình ảnh bị nhiễu là một
mảng quan trọng của phục hồi hình ảnh. Trong chƣơng này, chúng ta sẽ điều
tra một số trong các hình thức nhiễu tiêu chuẩn, và các phƣơng pháp loại bỏ
hoặc giảm thiểu các tác động của chúng trên hình ảnh.
a) Nhiễu muối, hạt tiêu
Nhiễu Muối, hạt tiêu còn đƣợc gọi là xung nhiễu, nhiễu ngắn hoặc
nhiễu nhị phân. Suy thoái này có thể đƣợc gây ra bởi độ tƣơng phản/phân giải
ảnh, các rối loạn đột ngột trong các tín hiệu hình ảnh gây ra sự xuất hiện ngẫu
nhiên, rải rác các điểm ảnh màu trắng hoặc đen (hoặc cả hai) trên hình ảnh[1],
[2].
Để chứng minh sự xuất hiện của nó, chúng ta sẽ rẽ tạo ra một hình ảnh
mảng xám bắt đầu với một hình ảnh màu: [3], [4], [8], [9]
>>tw=imread ('twins. tif');
>> t=rgb2gray (tw);
Để thêm nhiễu, chúng tôi sử dụng hàm imnoise trong MATLAB , trong
đó có một số các thông số khác nhau
Để thêm nhiễu muối - hạt tiêu: [3], [4], [8], [9]
>> t_sp=imnoise (t, 'salt & pepper');



20

Lƣợng nhiễu thêm vào đƣợc mặc định 10%, thêm nhiễu nhiều hơn hoặc
ít hơn chúng ta bao gồm tùy chọn tham số, là một giá trị giữa 0 và 1 cho thấy
các phần nhỏ của các điểm ảnh bị hỏng
ví dụ : >> imnoise (t, 'salt & pepper', 0. 2);
Chúng ta sẽ tạo ra một hình ảnh với 20% các điểm ảnh của nó bị hỏng
bởi nhiễu muối - hạt tiêu. Hình ảnh đƣợc thể hiện trong hình 1.2 và hình ảnh
bị nhiễu đƣợc hiển thị trong hình 1.3.

Hình 1. 2 Ảnh gốc

Hình 1. 3 Thêm nhiễu muối, tiêu


21

b) Nhiễu Gauss
Nhiễu Gauss là một hình thức lý tƣởng hoá của nhiễu trắng, bị gây ra
bởi sự biến động ngẫu nhiên trong tín hiệu. Chúng ta có thể quan sát nhiễu
trắng bằng cách xem truyền hình mà hơi sai /không điều chỉnh trên từng kênh
riêng cụ thể [1], [2]. Gauss nhiễu là nhiễu trắng đƣợc phân phối bình thƣờng.
Nếu hình ảnh đƣợc biểu diễn là I và nhiễu Gauss bởi N sau đó chúng ta có thể
mô hình hóa một hình ảnh nhiễu bằng cách đơn giản thêm hai: I+N.
Ở đây chúng ta có thể giả định I là một ma trận mà các phần tử là các
giá trị pixel của hình ảnh, và N là một ma trận mà các thành phần đƣợc phân
phối bình thƣờng. Nó có thể đƣợc chỉ ra rằng đây là một cách thích hợp mô
hình cho nhiễu. Hiệu ứng này lại có thể đƣợc chứng minh bởi hàm imnoise:

>> t_ga=inoise (t, 'Gauss');
Với nhiễu muối - tiêu, nhiễu Gauss các tham số c ng có thể tùy chọn
giá trị ý nghĩa và phƣơng sai của nhiễu. Các giá trị mặc định là 0 và 0. 01, kết
quả đƣợc thể hiện trong hình sau:

Hình 1.4 Nhiễu Gauss


22

c) Nhiễu đốm
Trong khi nhiễu Gauss có thể đƣợc mô hình hóa bởi các giá trị ngẫu
nhiên đƣợc thêm vào một hình ảnh; đốm nhiễu (hoặc chỉ đơn giản là đốm trên
ảnh) có thể đƣợc mô hình hóa bởi các giá trị nhân ngẫu nhiên với giá trị pixel,
do đó nó là c ng đƣợc gọi là nhân giống nhiễu [6]. Châm nhiễu là một vấn đề
lớn trong một số ứng dụng radar. Hàm imnoise có thể tạo đốm trên ảnh:
>> t_spk=imnoise (t, 'speckle');
và kết quả đƣợc thể hiện trong hình 1.5

Hình 1.5 Nhiễu đốm
Trong MATLAB , nhiễu đốm đƣợc thực hiện nhƣ I = (1+N); trong đó I
là ma trận hình ảnh, và N bao gồm các giá trị phân bố bình thƣờng có giá trị
0. Một tham số tùy chọn cho phƣơng sai của N có giá trị mặc định là 0.04
Mặc dù nhiễu Gauss và đốm nhiễu xuất hiện tƣơng tự một cách siêu
biệt, chúng đƣợc hình thành bởi hai phƣơng pháp hoàn toàn khác nhau.Chúng
ta sẽ thấy để loại bỏ chúng đòi hỏi các phƣơng pháp tiếp cận khác nhau.


23


d) Các tính chất của không gian và tần số nhiễu
Liên quan đến cuộc thảo luận của chúng tôi là tham số để xác định các
đặc điểm không gian của nhiễu, và nhiễu đƣợc tƣơng quan với hình ảnh. Tính
tần số thích hợp đề cập đến nội dung tần số của nhiễu trong ý nghĩa Fourier
(tức là nhƣ trái ngƣợc với quang phổ điện tử) [1] , [2], [6]. Ví dụ: Khi phổ
Fourier của nhiễu là hằng số, nhiễu thƣờng đƣợc gọi là trắng nhiễu. Thuật ngữ
này là một thực từ các tính chất vật lý của ánh sáng trắng, trong đó có gần nhƣ
tất cả các tần số trong quang phổ nhìn thấy đƣợc tỷ lệ ngang nhau. Từ các
cuộc thảo luận, nó không phải là khó khăn để cho thấy rằng phổ Fourier của
một hàm chứa tất cả các tần số tỷ lệ ngang nhau là một hằng số.
Với ngoại trừ nhiễu không gian định kỳ, chúng tôi giả định rằng nhiễu
là độc lập của các tọa độ không gian, và rằng nó chƣa đƣợc sửa chữa, với sự
tôn trọng tới hình ảnh (có nghĩa là không có sự tƣơng quan giữa các giá trị
Pixel và các giá trị của các thành phần nhiễu). Mặc dù những giả định này là
ít nhất một phần không hợp lệ trong một số ứng dụng (lƣợng tử giới hạn hình
ảnh, chẳng hạn nhƣ trong X-Quang và y học hạt nhân hình ảnh, là một ví dụ).
e) Nhiễu chu kỳ
Nếu tín hiệu hình ảnh là một sự xáo trộn mang tính định kỳ chứ không
phải là ngẫu nhiên, chúng ta có thể có đƣợc một hình ảnh bị hỏng bởi nhiễu
chu kỳ. Hậu quả là trên toàn bộ hình ảnh.
Không có một lựa chọn định kỳ, nhƣng nó là khá dễ dàng để tự tạo ra
bằng cách thêm vào một ma trận định kỳ (bằng cách sử dụng một hàm lƣợng
giác), hình ảnh của ở đây đƣợc biểu diễn bằng [7], [8], [9]:
s=size (t);
[x, y]=meshgrid (1 : s (1), 1 : s (2) );
p=sin (x/3+y/5) +1;
t_pn= (im2double (t) +p/2) /2;


24


và hình ảnh kết quả đƣợc hiển thị trong hình:

Hình 1.6 Tài liệu bị hỏng bởi nhiễu chu kì
Nhiễu muối-hạt tiêu, nhiễu Gauss và nhiễu đốm đều có thể đƣợc loại bỏ
bằng cách sử dụng kỹ thuật lọc không gian. Tuy nhiên nhiễu chu kỳ đòi hỏi
việc sử dụng các bộ lọc miền tần số. Nguyên nhân là trong khi các hình thức
khác của nhiễu có thể đƣợc mô hình hóa nhƣ sự giảm sút cục bộ, nhiễu chu kỳ
là một sự tác động toàn diện.
1.3.3 Khái niệm lọc nhiễu ảnh
Lọc nhiễu là một công đoạn tiền xử lý trong xử lý ảnh số, nhằm nâng
cao chất lƣợng ảnh cho mắt con ngƣời hoặc để phục vụ cho công đoạn sau, xử
lý tốt công đoạn này sẽ giúp cho các công đoạn sau tiến hành đƣợc dễ dàng
hơn [2], [6].
Có nhiều loại nhiễu khác nhau và c ng có nhiều phƣơng pháp lọc nhiễu
khác nhau.Tuy nhiên, tùy từng loại nhiễu mà ta nên sử dụng phƣơng pháp lọc
nhiễu nào cho phù hợp vì không phải một phƣơng pháp có thể lọc đƣợc hết tất
cả các loại nhiễu.


×