Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu năng lực trí tuệ và thể lực của sinh viên trường CĐSP bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VÀ THỂ LỰC
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CĐSP BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VÀ THỂ LỰC
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CĐSP BẮC NINH

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH. Tạ Thúy Lan

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN


Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn
chân thành đến GS.TSKH.Tạ Thúy Lan, cô đã dạy bảo, hƣớng dẫn và tận tình
giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong Ban
chủ nhiệm khoa Sinh học – tổ bộ môn Sinh lý ngƣời và động vật, phòng Sau
đại học trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em
sinh viên trƣờng CĐSP Bắc Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện đề tài tại trƣờng.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn quan tâm giúp đỡ
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hằng


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
AQ

BMI
Cs
CDC

:
:
:
:

CĐSP :
GTST :
EQ :
ĐHSP:
ĐHQG:
HSSH :
IQ
:
Nxb :
SD :
Tr
:
WHO :

Adversity Quotient (chỉ số vƣợt khó)
Body mass index (chỉ số khối cơ thể)
Cộng sự
Centers for Disease Control and Preveention (Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa dịch bệnh)
Cao đẳng sƣ phạm
Giá trị sinh học

Emotion Quotient (chỉ số cảm xúc)
Đại học sƣ phạm
Đại học Quốc gia
Hằng số sinh học
Intelligenece Quotient (chỉ số thông minh)
Nhà xuất bản
Standard Diviation ( độ lệch chuẩn )
Trang
World Health Organization (tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu......................................................... 2
5. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................... 4
1.1.Thể lực của sinh viên .................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển .................................................. 4
1.1.2. Một số chỉ số hình thái - thể lực.............................................................. 6
1.2. Các nghiên cứu về năng lực trí tuệ........................................................... 13
1.2.1. Khái niệm về trí tuệ ............................................................................... 13
1.2.2. Chỉ số thông minh ................................................................................. 15
1.2.3. Một số công trình nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam ................................. 17
1.3. Trạng thái cảm xúc ................................................................................... 18
1.3.1. Khái niệm cảm xúc ................................................................................ 18
1.3.2. Các nghiên cứu về trạng thái cảm xúc.................................................. 20

1.4. Chỉ số vƣợt khó ........................................................................................ 21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 24
2.1.Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.2.1. Phương pháp xác định các chỉ số thể lực ............................................. 24
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số trí tuệ .......................................... 25
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trạng thái cảm xúc ....................................... 27
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu chỉ số vượt khó............................................. 28
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 32
3.1. Một số chỉ số hình thái thể lực của sinh viên ........................................... 32
3.1.1. Chiều cao đứng của sinh viên ............................................................... 32
3.1.2. Cân nặng của sinh viên ......................................................................... 34


3.1.3. Vòng ngực trung bình của sinh viên ..................................................... 37
3.1.4. Chỉ số pignet của sinh viên ................................................................... 39
3.1.5. Chỉ số khối cơ thể (BMI) của sinh viên ................................................. 42
3.2. Năng lực trí tuệ của sinh viên .................................................................. 45
3.2.1 Chỉ số IQ của sinh viên theo tuổi và theo giới tính ............................... 45
3.2.2. Phân bố sinh viên theo mức trí tuệ ....................................................... 47
3.3. Trạng thái cảm xúc của sinh viên............................................................. 49
3.3.1. Trạng thái cảm xúc của sinh viên theo tuổi và theo giới tính ............... 49
3.3.2. Trạng thái cảm xúc về sức khỏe của sinh viên theo giới tính ............... 50
3.3.3. Cảm xúc về tính tích cực của sinh viên theo tuổi và giới tính .............. 52
3.3.4. Cảm xúc về tâm trạng của sinh viên ..................................................... 53
3.4. Khả năng vƣợt khó của sinh viên ............................................................ 55
3.4.1. Chỉ số vượt khó của sinh viên theo tuổi và theo giới tính..................... 55
3.4.2. Khả năng kiểm soát của sinh viên ......................................................... 57
3.4.3. Khả năng xử lý tình huống của sinh viên ............................................. 58

3.4.4. Khả năng chịu đựng của sinh viên ....................................................... 60
3.4.5. Khả năng nhẫn nại của sinh viên .......................................................... 62
3.5. Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ và một số chỉ tiêu thần kinh của sinh
viên .................................................................................................................. 63
3.5.1. Mối liên quan giữa IQ và EQ................................................................ 64
3.5.2. Mối liên quan giữa IQ và AQ................................................................ 65
3.5.3. Mối liên quan giữa AQ và EQ............................................................... 65
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 70


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 24
Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số Pignet................................................ 25
Bảng 2.3. Phân loại mức trí tuệ theo chỉ số IQ ............................................... 27
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá về trí tuệ cảm xúc. ......................................... 28
Bảng 3.1. Chiều cao đứng của sinh viên theo tuổi và theo giới tính .............. 32
Bảng 3.2. Cân nặng của sinh viên theo tuổi và theo giới tính ........................ 35
Bảng 3.3. Vòng ngực trung bình của sinh viên theo tuổi và theo giới tính. ... 37
Bảng 3.4. Chỉ số pignet của sinh viên theo giới tính và theo độ tuổi ............. 40
Bảng 3.5. Phân loại thể lực của sinh viên theo độ tuổi và giới tính ............... 41
Bảng 3.6. Chỉ số khối cơ thể của sinh viên theo độ tuổi và theo giới tính ..... 42
Bảng 3.7. Tỉ lệ sinh viên theo mức dinh dƣỡng .............................................. 44
Bảng 3.8. Chỉ số IQ trung bình của sinh viên theo tuổi và theo giới tính ..... 45
Bảng 3.9. Bảng tỉ lệ sinh viên theo mức trí tuệ và theo lớp tuổi. ................... 48
Bảng 3.10. Điểm trạng thái cảm xúc của sinh viên theo tuổi và theo giới tính49
Bảng 3.11. Điểm cảm xúc về sức khỏe (Chỉ số C) ......................................... 51
Bảng 3.12. Điểm cảm xúc về tính tích cực (Chỉ số A) ................................... 52
Bảng 3.13. Điểm cảm xúc về tâm trạng (Chỉ số H) ........................................ 54
Bảng 3.14. Chỉ số AQ theo giới tính ............................................................... 56

Bảng 3.15. Khả năng kiểm soát của sinh viên theo tuổi và theo giới tính...... 57
Bảng 3.16. Khả năng xử lý tình huống của sinh viên theo độ tuổi và theo giới
tính ................................................................................................................... 58
Bảng 3.17. Khả năng chịu đựng của sinh viên theo tuổi và theo giới tính .... 60
Bảng 3.18. Khả năng nhẫn nại của sinh viên theo tuổi và theo giới tính ...... 62
Bảng 3.19. Hệ số tƣơng quan giữa các chỉ số nghiên cứu .............................. 64


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của sinh viên theo tuổi và theo
giới tính ........................................................................................................... 33
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn mức tăng chiều cao đứng của sinh viên............. 33
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn cân nặng của sinh viên theo tuổi và giới tính .... 36
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn mức tăng cân nặng của sinh viên theo tuổi ....... 36
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn vòng ngực trung bình của sinh viên theo tuổi ... 38
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn mức tăng vòng ngực trung bình của sinh viên .. 38
Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn chỉ số pignet của sinh viên theo tuổi và giới tính40
Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn phân loại sinh viên theo thể lực ......................... 41
Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn BMI của sinh viên theo tuổi và theo giới tính ... 43
Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn mức tăng BMI của sinh viên theo giới tính ..... 43
Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn phân loại sinh viên theo các mức dinh dƣỡng . 44
Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn chỉ số IQ của sinh viên theo tuổi và theo giới
tính ................................................................................................................... 46
Hình 3.13. Biểu đồ biểu diễn phân bố sinh viên theo mức trí tuệ .................. 48
Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn mức tăng EQ của sinh viên .............................. 50
Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn mức tăng chỉ số C của sinh viên ...................... 51
Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn mức tăng chỉ số A của sinh viên ...................... 53
Hình 3.17. Biểu đồ biểu diễn mức tăng chỉ số H của sinh viên ...................... 54
Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn mức tăng chỉ số AQ của sinh viên ................... 56
Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn mức tăng chỉ số C của sinh viên ...................... 58

Hình 3.20. Biểu đồ biểu diễn mức tăng chỉ số O của sinh viên ...................... 59
Hình 3.21. Biểu đồ biểu diễn mức tăng chỉ số R của sinh viên ...................... 61
Hình 3.22. Biểu đồ biểu diễn mức tăng chỉ số E của sinh viên ...................... 63
Hình 3.23. Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ tƣơng quan giữa IQ với EQ ........ 64
Hình 3.24. Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ tƣơng quan giữa IQ với AQ ........ 65
Hình 3.25. Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ tƣơng quan giữa AQ với EQ ....... 66


1
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Đất nƣớc ta đang tiến hành Công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong bối
cảnh chính trị - xã hội ổn định. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đòi
hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ khoa học công nghệ cao,
có sức khỏe tốt. Việc đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời đại là nhiệm
vụ của ngành giáo dục và của toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, điều
kiện sống của ngƣời Việt Nam có nhiều thay đổi đã ảnh hƣởng trực tiếp đến
phát triển trí tuệ và thể lực. Vì vậy, những nghiên cứu trong lĩnh vực này rất
quan trọng để đƣa ra các phƣơng pháp giáo dục đúng đắn nhằm nâng cao chất
lƣợng đào tạo con ngƣời Việt Nam, đào tạo một thế hệ trẻ có sức khỏe, có trí
tuệ và óc sáng tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Bắc Ninh có nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy
cấp học Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở. Để trở thành một ngƣời thầy
giáo, cô giáo đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội, sinh viên phải có năng lực trí
tuệ, thể chất và phẩm chất đạo đức tốt. Tuy nhiên, do đặc điểm sinh viên của
trƣờng đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc, có điều kiện về kinh tế - xã hội
khác nhau nên mặt bằng phát triển thể chất cũng không giống nhau. Chính vì
vậy, cần có những nghiên cứu về năng lực trí tuệ và thể lực của sinh viên làm
cơ sở cho giảng viên định hƣớng phƣơng pháp dạy học cho phù hợp.

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu năng lực trí
tuệ và thể lực của sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh”.


2
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là:
- Đánh giá năng lực trí tuệ và thể lực của sinh viên năm thứ nhất, năm
thứ hai và năm thứ ba ở trƣờng CĐSP Bắc Ninh.
- Xác định mối liên hệ giữa chỉ số IQ với một số chỉ tiêu về thể lực, với
trạng thái cảm xúc và với chỉ số vƣợt khó của sinh viên trƣờng CĐSP Bắc
Ninh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hình thái của sinh viên với các chỉ số: Chiều cao đứng,
cân nặng, vòng ngực trung bình chỉ số Pignet, BMI.
- Đánh giá năng lực trí tuệ qua chỉ số thông minh IQ của sinh viên và
sự phân bố sinh viên theo mức trí tuệ, theo tuổi và theo giới tính.
- Nghiên cứu trạng thái cảm xúc, chỉ số vƣợt khó của sinh viên theo
tuổi và theo giới tính.
4. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là 399 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba
thuộc nhóm tuổi từ 19 đến 21 của trƣờng CĐSP Bắc Ninh.
Các đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chọn một cách ngẫu nhiên, có sức khỏe
và trạng thái tâm sinh lý bình thƣờng và không có các bệnh mạn tính.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2014 đến tháng 10/2015.


3
Trong nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng các
phiếu với các câu hỏi đã đƣợc chuẩn hóa. Đồng thời, sử dụng phƣơng pháp đo

trực tiếp các chỉ số thể lực của sinh viên.
Số liệu đƣợc xử lý bằng toán thống kê, sử dụng các phần mềm tin học
Excel, Foxpro, Epi info 6.0.
5. Những đóng góp của đề tài
Đề tài đã cho thấy đƣợc đặc điểm về năng lực trí tuệ và thể lực của sinh
viên trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Bắc Ninh.


4
NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.Thể lực của sinh viên
1.1.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
Đặc điểm của cơ thể sống là sinh trƣởng và phát triển. Hai quá trình
này xảy ra liên tục từ lúc trứng mới thụ tinh cho đến lúc chết và gồm nhiều
giai đoạn khác nhau [42].
Sinh trƣởng là sự tăng kích thƣớc, khối lƣợng và làm biến đổi hình thái
của cá thể đặc trƣng cho giai đoạn chƣa trƣởng thành. Trong hai chỉ số tăng
kích thƣớc và tăng khối lƣợng thì tăng kích thƣớc diễn ra có tính quy luật hơn,
còn khối lƣợng cơ thể biến động tùy theo chế độ dinh dƣỡng.
Quá trình sinh trƣởng có thể diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào
từng thời kì. Nó xảy ra trong các bộ phận và các cơ quan không giống nhau.
Sinh trƣởng bao gồm 3 quá trình: sự phân bào, sự phân hóa các tế bào và sự
phân bố tế bào. Sự phân hóa xảy ra ngay trong quá trình phát triển phôi thai.
Đặc điểm của quá trình phân hóa là không đồng tốc và không đồng thì. Điều
này có nghĩa là cơ quan nào cần thiết trƣớc thì xuất hiện và hoàn thiện sớm.
Còn các cơ quan khác xuất hiện và hoàn thiện muộn hơn. Trong cùng một cơ
quan, bộ phận nào cần thiết hơn sẽ hoàn thiện sớm hơn và ngƣợc lại [4,42].
Phát triển là sự thay đổi về chất lƣợng và số lƣợng xảy ra bên trong cơ
thể, còn sinh trƣởng là sự biến đổi về lƣợng. Sinh trƣởng và phát triển có mối

liên quan mật thiết với nhau, luôn song song đồng hành để xác định tầm vóc
và thể lực.
Sự phát triển của con ngƣời là một quá trình diễn ra liên tục và gồm
nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn phát triển của cá thể đều chứa đựng các dấu


5
vết của giai đoạn trƣớc, những cái hiện có của giai đoạn này và mầm mống
của giai đoạn sau [75].
Phát triển là tổng hợp những biến đổi liên tục về chất lƣợng về mặt
hình thái và chức năng của các cơ quan. Sự phát triển đƣợc thể hiện qua yếu
tố: 1/ Tăng trƣởng của các cơ quan trong cơ thể; 2/ Phát triển các chức năng
của chúng; 3/ Phân hóa các cơ quan và tạo hình dáng đặc trƣng cho cơ thể.
Nhƣ vậy, trong phát triển có bao hàm cả sinh trƣởng.
Tuy nhiên, sinh trƣởng và phát triển không đồng nhất với nhau vì có
những lúc cơ thể sinh trƣởng chậm, phát triển nhanh nhƣ hiện tƣợng còi cọc ở
trẻ em, hay sinh trƣởng nhanh nhƣng phát triển chậm nhƣ hiện tƣợng trẻ lớn
nhƣng chƣa xuất hiện dậy thì.
Đặc trƣng của sự phát triển là những biến đổi về chất của cơ thể, là sự
xuất hiện những dấu hiệu và những thuộc tính đƣợc hình thành trong quá trình
tăng trƣởng. Quá trình sinh trƣởng có thể diễn ra một cách từ từ hay liên tục
nhƣng đồng thời cũng có những lúc nhảy vọt [75].
Sự sinh trƣởng là quá trình tăng liên tục khối lƣợng của cơ thể bằng
cách tăng số lƣợng tế bào, dẫn đến tăng khối lƣợng mô, cơ quan và toàn bộ cơ
thể. Kết quả, xuất hiện sự thay đổi về mặt kích thƣớc.
Hiện nay, khái niệm về tăng tốc sinh trƣởng đƣợc hiểu theo nghĩa rất
rộng. Sinh trƣởng không chỉ là sự tăng trƣởng thể lực mà hiện tƣợng mãn
kinh muộn cũng đƣợc gọi là tăng tốc sinh trƣởng. Tốc độ tăng trƣởng có thể
không đồng đều, lúc chậm, lúc nhanh, lúc rất nhanh. Sự tăng trƣởng mạnh
nhất chiều dài cơ thể là lúc thai nhi đạt 4 tháng tuổi và tuổi dậy thì [40].

Sự sinh trƣởng của cơ thể mang tính chất quy luật. Sự tăng trƣởng cũng
không giống nhau ở các mô, cơ quan. Ở ngƣời, thân và chi sinh trƣởng nhanh


6
hơn phần đầu. Vì vậy, tỉ lệ giữa các phần của cơ thể cũng thay đổi trong quá
trình sinh trƣởng.
Nhƣ vậy, yếu tố sinh trƣởng và hiện tƣợng tâm lý có liên quan mật thiết
với nhau. Sự hiểu biết về vấn đề này là cơ sở để nhà trƣờng, gia đình tổ chức
công tác giáo dục, lao động và nghỉ ngơi hợp lý nhằm nâng cao khả năng phát
triển toàn diện thể lực và trí tuệ của trẻ em.
1.1.2. Một số chỉ số hình thái - thể lực
1.1.2.1. Một số vấn đề chung về hình thái – thể lực
Các chỉ số hình thái thể lực của con ngƣời phản ánh mức độ phát triển
tổng hợp của các cơ quan trong cơ thể. Do vậy, để đánh giá sự phát triển thể
lực của con ngƣời không thể chỉ dựa vào một chỉ số riêng biệt mà phải cho
thấy đƣợc các mối quan hệ giữa chúng. Các chỉ số để đánh giá sự phát triển
thể lực là các số đo khối lƣợng và kích thƣớc của cơ thể. Loại chỉ số đơn giản
nhất đƣợc xác định dựa vào chiều cao, cân nặng nhƣ chỉ số Bruck, chỉ số
Broca, chỉ số Kaup, chỉ số khối cơ thể (BMI)…. Các chỉ số phức tạp hơn dựa
vào nhiều chỉ số hơn (chiều cao, cân nặng, vòng ngực…) nhƣ chỉ số Pignet,
chỉ số Vervack…
Theo Nguyễn Văn Hoài [23], chiều cao là chỉ số quan trọng nhất để
đánh giá thể lực, thể hiện đặc điểm lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và điều kiện
sống. Chiều cao đứng là một trong những kích thƣớc đƣợc đề cập và đƣợc đo
đạc trong hầu hết các công trình điều tra cơ bản về hình thái, nhân chủng, sinh
lý và bệnh lý... Chiều cao đứng nói lên tầm vóc của một ngƣời, nên có thể
dựa vào nó để đánh giá sức lớn của trẻ em, so sánh chiều cao đứng với các
kích thƣớc khác trong cơ thể, phối hợp với các kích thƣớc khác để xây dựng
các chỉ số thể lực.



7
Cũng nhƣ chiều cao đứng, cân nặng là số đo thƣờng đƣợc sử dụng
trong các nghiên cứu cơ bản về hình thái ngƣời. Tuy nhiên, độ chính xác của
chỉ số này không cao lắm do nó dễ thay đổi tuỳ thuộc vào thời điểm nghiên
cứu (buổi sáng cân nhẹ hơn). Hiện nay, cân nặng đƣợc coi là tiêu chuẩn thứ
hai không thể thiếu đƣợc để đánh giá sức khỏe của con ngƣời. So với chiều
cao, cân nặng ít phụ thuộc vào yếu tố di truyền hơn mà có liên quan chủ yếu
đến chế độ dinh dƣỡng. Thông thƣờng, ở cùng một lứa tuổi trẻ cao thƣờng có
cân nặng nhiều hơn. Cũng giống nhƣ chiều cao, cân nặng cũng là một chỉ số
đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu [8, 9, 10, 13, 14, 48, 49].
Vào cuối thể kỉ XIX, vòng ngực trở thành chỉ số đánh giá thể chất quan
trọng sau hai chỉ tiêu là chiều cao và cân nặng. Vòng ngực của nữ phát triển
nhiều nhất ở lứa tuổi 16 – 25 còn của nam từ 26 – 40 tuổi. Sau đó vòng ngực
giảm dần theo độ tuổi.
Từ các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực có thể tính đƣợc các chỉ
số Pignet, BMI. Từ chỉ số pignet có thể đánh giá thể lực theo thang phân loại
của Nguyễn Quang Quyền [61]. Những ngƣời có chỉ số pignet càng nhỏ thì cơ
thể phát triển càng tốt. Theo cách tính này thì chỉ số pignet có lợi cho ngƣời
béo và thiệt cho ngƣời cao.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) đƣợc tính từ hai chỉ số cân nặng và chiều cao.
Đây là chỉ số phản ánh mức độ dinh dƣỡng của một ngƣời nào đó phát triển
bình thƣờng hay thừa cân, béo phì hay quá gầy.
Các công trình nghiên cứu [13, 14, 31, 49] cho thấy, có sự khác biệt về
thể lực giữa trẻ em nông thôn và thành phố, giữa nam và nữ. Sự phát triển của
con ngƣời phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và là kết quả của sự tác động qua lại


8

giữa cơ thể với môi trƣờng. Chính vì vậy, môi trƣờng sống là một trong số
những yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng trực tiếp đến thể lực của con ngƣời.
1.1.2.2. Một số công trình nghiên cứu về chỉ số hình thái – thể lực
Trên thế giới, việc nghiên cứu hình thái thể lực đã đƣợc tiến hành từ khi
con ngƣời biết đo chiều cao của mình. Cho đến đầu thế kỷ XX, việc nghiên
cứu thể lực mới trở thành môn khoa học với đầy đủ ý nghĩa và tính chính xác.
Ngƣời đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại là nhà nhân trắc học ngƣời
Đức Rudolf Martin. Ông đã có hai tác phẩm nổi tiếng là “Giáo trình về nhân
trắc học” và “Kim chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê”. Trong tác phẩm
của mình, ông đã đề xuất một số dụng cụ và phƣơng pháp đo đạc kích thƣớc
cơ thể vẫn đƣợc sử dụng đến ngày nay [23].
Từ đó đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
nhân trắc học của các tác giả ngƣời Đức, Pháp, Nga, Rumani... Các công trình
đề cập tới vấn đề tăng trƣởng các kích thƣớc tổng thể và sự phát triển cơ thể
của học sinh ở các lứa tuổi. Các nhà nghiên cứu ở Pháp là M. Sempe, G. P.
Dron đã cho ra đời tác phẩm "Tăng trƣởng phƣơng pháp và sự nối tiếp"
(1987). Đây là công trình mang tính hoàn chỉnh nhất trong lĩnh vực nhân trắc
học.
Năm 1977 Hiệp hội các nhà nghiên cứu tăng trƣởng học đã đƣợc thành
lập đánh dấu một bƣớc phát triển vƣợt bậc của lĩnh vực này trên thế giới.
Các chỉ số sinh học lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam do
Modiere thực hiện trên trẻ em vào năm 1875. Đến năm 1932, Huard P và
Bigot cho thấy nông dân Bắc Bộ có chiều cao trung bình 160 cm [49].


9
Công trình nghiên cứu về hình thái ngƣời đầu tiên ở Việt Nam là tác
phẩm “Hình thái học và giải phẫu học mỹ thuật” ra đời vào những năm 30 của
thể kỉ XX của Đỗ Xuân Hợp [49].
Từ năm 1954, có nhiều tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu về đặc điểm

hình thái, giải phẫu, sinh lý của ngƣời Việt Nam. Công trình “Hằng số sinh
học của ngƣời Việt Nam” do Giáo sƣ Nguyễn Tấn Trọng chủ biên [72] công
bố vào năm 1975 đã trình bày khá đầy đủ các chỉ số thể lực của ngƣời Việt
Nam ở các lứa tuổi. Đây là công trình nghiên cứu công phu và hoàn chỉnh về
các chỉ số sinh học, sinh lý, sinh hóa của ngƣời Việt Nam [60]. Trong nhiều
giáo trình, sách giáo khoa, các số liệu đƣợc lấy từ tài liệu này.
Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cộng sự đã nghiên cứu một số chỉ
tiêu sinh học của ngƣời Việt Nam từ 3 đến 110 tuổi [78]. Các tác giả đã cho
thấy, chiều cao đứng và khối lƣợng trung bình của ngƣời Việt Nam thấp hơn
so với ngƣời Châu Âu, Châu Mĩ ở mọi lứa tuổi và thời kì tăng trƣởng, phát
triển, thời điểm dậy thì cũng muộn hơn. Ở nữ chiều cao tăng nhanh nhất là
trong giai đoạn 12 – 13 tuổi, còn ở nam là 13 – 16 tuổi và đến năm 23 tuổi đạt
mức tối đa. Khối lƣợng cơ thể ở nữ tăng nhanh nhất lúc 13 tuổi và kết thúc
vào năm 19 tuổi, còn ở nam lúc 15 tuổi và ổn định năm 20 tuổi. Điều này
chứng tỏ, thời kì phát triển ổn định của nữ đến sớm hơn của nam.
Năm 1989, tác giả Thẩm Thị Hoàng Điệp và cộng sự [13] đã nghiên
cứu về sự phát triển chiều cao đứng, vòng đầu, vòng ngực của ngƣời Việt
Nam từ 1 đến 55 tuổi ở 8 tỉnh của cả nƣớc. Kết quả cho thấy, chiều cao đứng
của trẻ em ở lứa tuổi 16 đến 18 đều tăng so với những nghiên cứu của giai
đoạn trƣớc đó. Đối với nữ tăng từ 151,5 cm lên 152,73 cm, đối với nam tăng
từ 159,94 cm lên 162,15 cm. Vòng ngực của nam tăng từ 74,89 cm lên 77,9


10
cm, của nữ tăng từ 75,42 cm lên 79,09 cm. Nhƣ vậy, chiều cao đứng của nam
ở giai đoạn 16 đến 18 tuổi vƣợt hơn hẳn so với của nữ.
Từ năm 1980 đến 1900, Thẩm Thị Hoàng Điệp [13] tiếp tục nghiên cứu
dọc về chỉ số thể lực của 101 học sinh Hà Nội từ 6 đến 17 tuổi. Tác giả đã đƣa
ra kết luận, chiều cao đứng của các em học sinh nam phát triển mạnh nhất từ
năm 13 đến 15 tuổi và của học sinh nữ từ lúc 11 đến 12 tuổi. Đối với chỉ tiêu

cân nặng, học sinh nam phát triển mạnh nhất năm 15 tuổi và học sinh nữ là
năm 13 tuổi. Tác giả cũng thấy sự gia tăng về chiều cao và cân nặng của học
sinh so với các giai đoạn trƣớc. Quy luật phát triển theo giai đoạn chỉ phù hợp
với quy luật phát triển của chiều cao, còn quy luật phát triển kích thƣớc các
vòng gần giống quy luật phát triển cân nặng.
Năm 1991, Đào Huy Khuê [31] đã nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thƣớc về
sự tăng trƣởng và phát triển cơ thể học sinh từ 6 đến 17 tuổi ở quận Hà Đông.
Tác giả cho thấy, hầu nhƣ các chỉ số sinh học đều tăng dần theo độ tuổi nhƣng
nhịp độ tăng trƣởng không đồng đều. Tốc độ tăng trƣởng các chỉ số lớn của
nam thƣờng ở lứa tuổi 14 đến 16, ở nữ là 11 đến 15 tuổi.
Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng [67] cho thấy, môi trƣờng khô và
nóng ẩm có ảnh hƣởng đến một số chỉ số sinh lý ở ngƣời. Ông đã nghiên cứu
các đối tƣợng ở Hà Tĩnh và kết quả cho thấy, khí hậu khắc nghiệt đã bƣớc đầu
làm phát sinh những biến đổi về cấu trúc hình thái. Các chỉ số về chiều cao,
cân nặng, vòng đầu, vòng ngực, chỉ số Pignet của ngƣời dân Hà Tĩnh hầu nhƣ
nhỏ hơn so với những ngƣời dân sống ở vùng khác của Việt Nam. Tác giả cho
rằng, đây là đặc trƣng cho sự thích nghi với khí hậu khô và nóng ẩm.
Năm 1994, Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vƣơng và cộng sự đã tiến hành
điều tra một số chỉ số nhân trắc trên 1409 ngƣời trƣởng thành, bình thƣờng có


11
độ tuổi từ 16 trở lên tại xã Thƣợng Đình và Định Công, Hà Nội. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, chiều cao của nam cao hơn nữ rõ rệt ở các độ tuổi và ở
mỗi giới đều có xu hƣớng tăng. Cân nặng và vòng ngực của nam đều lớn hơn
của nữ ở các độ tuổi nhƣng các chỉ số Pignet, BMI của nữ tốt hơn do lợi thế
về chiều cao thấp hơn. Tác giả đã kết luận, các chỉ số thể lực sẽ tiếp tục tăng
đến năm 20 tuổi ở nữ và 22 tuổi ở nam [54].
Từ năm 1991 đến 1995, Trần Văn Dần và cộng sự [8] đã tiến hành
nghiên cứu trên một số học sinh trên địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái

Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với số liệu trong cuốn “Hằng số sinh
học của ngƣời Việt Nam” [72] thì sự phát triển chiều cao của trẻ em trong độ
tuổi từ 8 đến 14 tốt hơn, đặc biệt là ở khu vực thành phố.
Năm 1998, Tạ Thúy Lan và Đàm Phƣợng Sào [43] đã nghiên cứu sự
phát triển thể lực của học sinh từ 6 đến 14 tuổi ở Vân Canh tỉnh Hà Tây. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao và cân nặng của trẻ tăng dần theo độ tuổi.
Từ năm 1999 đến 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu trên học sinh Hà
Nội từ 6 đến 17 tuổi. Tác giả đã cho thấy, các chỉ số hình thái bao gồm chiều
cao đứng, cân nặng và vòng ngực trung bình của học sinh lớn hơn so với các
nghiên cứu của các tác giả những thập niên 80 trở về trƣớc và của học sinh Hà
Nội lớn hơn so với các học sinh Thái Bình, Hà Tây và ngoại thành Hải Phòng.
Kết quả này chứng tỏ, điều kiện sống đã có ảnh hƣởng nhất định đến các chỉ
số hình thái thể lực của học sinh [49].
Kết quả nghiên cứu trong cuốn “Các giá trị sinh học của ngƣời Việt
Nam bình thƣờng thập kỉ 90 thế kỉ XX” [60] đã cho thấy, ở các lứa tuổi từ 7
đến 15 có sự khác biệt rõ về các chỉ số hình thái, nhân trắc giữa nam và nữ.


12
Năm 2006, trung tâm tâm lý học và sinh lý lứa tuổi thuộc Viện chiến
lƣợc và chƣơng trình giáo dục [68] đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số sinh lý
của học sinh từ lứa tuổi từ 8 đến 22. Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của
học sinh nam và nữ mọi lứa tuổi từ 11 đến 15 cho thấy, có sự phân hóa sâu
sắc ngay trong nhóm cùng độ tuổi. Bên cạnh trẻ phát triển bình thƣờng có một
số trƣờng hợp có dấu hiệu béo phì, đặc biệt là các trẻ ở thành phố lớn. Tác giả
cũng lƣu ý đến BMI của trẻ em vùng nông thôn thể hiện tình trạng dinh
dƣỡng còn hạn chế.
Năm 2012, Mai Văn Hƣng, Ngô Thị Phƣơng Thanh và Hà Thị Phƣơng
đã tiến hành nghiên cứu trên 968 học sinh có độ tuổi từ 12 đến 15 của 5
trƣởng THCS thuộc các quận Hai Bà Trƣng, Cầu Giấy và các huyện Sóc Sơn,

Đông Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao đứng, cân nặng, vòng
ngực trung bình của học sinh Hà Nội cao hơn so với Hằng số sinh học 75 và
các nghiên cứu trƣớc đây. Chỉ số Pignet của cả hai giới đều giảm dần khi tuổi
tăng. Chỉ số Pignet của học sinh vùng nội thành cũng tốt hơn vùng nông thôn.
BMI của học sinh thuộc các vùng sinh thái khác nhau cũng có sự khác biệt rõ
rệt [26].
Năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc đã tiến hành nghiên cứu trên 3691
học sinh (1845 nam, 1846 nữ) của trƣờng THCS và THPT ở lứa tuổi từ 11
đến 17 thuộc các dân tộc Kinh, Mƣờng, Sán Dìu miền núi tỉnh Vĩnh Phúc và
Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao đứng, cân nặng và vòng
ngực trung bình của học sinh đều cao hơn giá trị tƣơng ứng trong Hằng số
sinh học 75 và những nghiên cứu trƣớc đây [58,59].
Các công trình nghiên cứu về các chỉ số hình thái – thể lực ở Việt Nam
tƣơng đối phong phú. Các nghiên cứu gần đây trên học sinh, sinh viên, thanh
thiếu niên Việt Nam đều cho thấy có sự tăng lên đáng kể của các chỉ số này so


13
với các số liệu đã công bố trƣớc đó. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nền
kinh tế nƣớc ta ngày càng phát triển, mức sống đƣợc nâng cao chắc chắn đã
ảnh hƣởng tốt đến tầm vóc và sức khỏe của ngƣời Việt Nam. Học sinh ở
thành phố luôn có các chỉ số nhân trắc tốt hơn so với vùng nông thôn, nguyên
nhân là sự chênh lêch về chất lƣợng cuộc sống. Ngoài ra, các yếu tố về khí
hậu, các nhóm dân tộc cũng ảnh hƣởng đến các chỉ số này.
1.2. Các nghiên cứu về năng lực trí tuệ
1.2.1. Khái niệm về trí tuệ
Trí tuệ, tiếng Latinh nghĩa là hiểu biết, thông tuệ. Theo từ điển tiếng
Việt, trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Trí
tuệ là khả năng hoạt động trí óc đặc trƣng của con ngƣời [55].
Trí tuệ là một phẩm chất quan trọng trong hoạt động của con ngƣời, có

liên quan đến cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, trên thế giới có nhiều nhà khoa
học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm đến vấn đề này. Hiện nay có 3
khuynh hƣớng chính về khái niệm trí tuệ.
Khuynh hƣớng thứ nhất coi trí tuệ là năng lực nhận thức, năng lực học
tập của cá nhân thể hiện qua khả năng lao động và học tập. Con ngƣời phải
không ngừng học tập để hoàn thiện nhân cách và khẳng định vị trí trong xã
hội. Theo nhà tâm lý học ngƣời Nga B.G.Ananhiev, trí tuệ là một đặc điểm
tâm lý phức tạp của con ngƣời mà kết quả công việc và học tập phụ thuộc vào
nó [25]. Điều này thể hiện qua mối liên hệ chặt chẽ giữa trí tuệ và kết quả học
tập. Trên thực tế, mối liên hệ này không đồng nhất. Có những học sinh có chỉ
số cao về trí tuệ nhƣng kết quả học tâp yếu. Điều này đƣợc lí giải là do thiếu
động cơ học tập [34].


14
Khuynh hƣớng thứ hai, coi trí tuệ là khả năng phát triển tƣ duy trừu
tƣợng. Theo L.Terman, chức năng của trí tuệ là sử dụng một cách có hiệu quả
các khái niệm, các thao tác tƣ duy nhƣ phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát
hóa, trừu tƣợng hóa [48]. Điều này có nghĩa, trí tuệ là sự kết hợp giữa tƣ duy
cụ thể và tƣ duy trừu tƣợng để đƣa ra câu trả lời thích hợp.
Khuynh hƣớng thứ ba, coi trí tuệ là năng lực thích ứng, thích nghi của
mỗi cá nhân. Quan điểm này khá phổ biến và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tán
thành. Đại diện cho khuynh hƣớng này là Stern [46] đã coi trí tuệ là năng lực
thích ứng chung của con ngƣời với điều kiện và nhiệm vụ mới trong cuộc
sống. Theo H.Gardner, trí tuệ dạng năng lực thích ứng gồm 7 loại khác nhau:
năng lực toán học –logic học, năng lực ngôn ngữ, năng lực âm nhạc, năng lực
định hƣớng trong không gian, năng lực cảm giác - vận động cơ thể, năng lực
liên nhân cách và năng lực nội tâm [16]. Piaget J [47] coi trí tuệ là một hình
thái nhất định của sự cân bằng, hình thành trên cơ sở tri giác và kĩ xảo. Bản
chất của trí tuệ bộc lộ giữa cơ thể với môi trƣờng và đây là một hoạt động

phức tạp của con ngƣời.
Bên cạnh thuật ngữ trí tuệ, còn có một số thuật ngữ, khái niệm khác có
liên quan nhƣ trí khôn, trí lực, trí thông minh…Trí khôn là khả năng suy nghĩ
và hiểu biết. Trí khôn là khả năng hành động thích nghi với những biến động
của hoàn cảnh thiên nhiên. Khi nghiên cứu về trí khôn, H.Gardner đƣa ra học
thuyết về nhiều dạng trí khôn.
Trí lực là khả năng quan sát, ghi nhớ, tƣởng tƣợng và tƣ duy của cá
nhân. Đặng Phƣơng Kiệt cho rằng, trí lực là khả năng phức hợp biết vận dụng
trải nghiệm, biết vƣợt qua đƣợc điều đƣợc tri giác cụ thể để hình dung ra biểu
tƣợng [32].


15
Trí thông minh có hai nghĩa. Một là có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp thu
nhanh; hai là nhanh trí và khôn khéo, tài tình trong cách ứng đáp và đối phó.
Nguyễn Kế Hào [20] cho rằng, trí thông minh là một phẩm chất tổng hợp của
trí tuệ nói riêng và là một phẩm chất của nhân cách nói chung. Cốt lõi của trí
thông minh là phẩm chất tƣ duy tích cực, độc lập, linh hoạt, sáng tạo trƣớc
những vấn đề thực tiễn và lí luận.
Nhìn chung, các quan điểm về trí tuệ không loại trừ nhau. Tất cả các
quan điểm này đều đồng nhất giữa trí tuệ và trí thông minh. Trên cơ sở phân
tích các khuynh hƣớng trên, Blaykhe V.M và Burlachuc L.Ph đã đƣa ra một
định nghĩa cho trí tuệ: “Trí tuệ là một cấu trúc tƣơng đối độc lập của các
thuộc tính nhận thức của nhân cách, đƣợc hình thành và thể hiện trong hành
động do những điều kiện lịch sử - văn hóa quy định và chủ yếu đảm bảo cho
sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục
đích hiện thực đó”.
1.2.2. Chỉ số thông minh
Thuật ngữ “trí thông minh” cũng đƣợc hiểu là trí tuệ nhƣng ở mức độ
cao hơn. Wechsler định nghĩa “thông minh là khả năng tổng hợp của mỗi con

ngƣời để hành động có mục đích, để suy nghĩ nhiều mặt và tác động có hiệu
quả vào môi trƣờng [84]. Năm 1912, W.Stern đã đƣa ra khái niệm “chỉ số
thông minh” (Intelligence Quotient) viết tắt là IQ. Đây là chỉ số đo mức độ
phát triển trí tuệ đặc trƣng của mỗi đứa trẻ đƣợc tính bằng công thức sau:
IQ =

MA
.100
CA

Trong đó: MA (Mental Age) – tuổi trí khôn đƣợc tính theo kết quả của bài
trắc nghiệm; CA (Chrorological Age) – tuổi thời gian tính theo ngày tháng
năm sinh.


16
Nhƣ vậy, IQ chỉ ra sự vƣợt lên trƣớc hay chậm lại của tuổi trí khôn
(MA) so với tuổi thời gian (CA). Giữa hai chỉ số này có mối liên quan tuyến
tính.
D. Wechsler không đồng ý với khái niệm IQ của W.Stern. Ông cho
rằng, sự phát triển trí tuệ diễn ra trong suốt đời ngƣời không đồng đều nên
một đại lƣợng nhƣ vậy không thể đánh giá hết đƣợc sự phát triển trí tuệ và
không phải là một chỉ số thông minh. Ông đƣa ra công thức tính IQ nhƣ sau:
IQ 

X X
.15  100
SD

Trong đó: X là điểm trắc nghiệm của cá nhân; X là trung bình điểm

trắc nghiệm của những ngƣời cùng độ tuổi; SD là độ lệch chuẩn.
Mỗi điểm trắc nghiệm sẽ có một giá trị IQ tƣơng ứng. Trên cơ sở điểm
IQ, D.Wechsler phân loại thành 7 mức trí tuệ.
Cách tính IQ mới khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm so với tính IQ cũ.
Nó loại trừ đƣợc khái niệm tuổi trí khôn hết sức mơ hồ, loại trừ đƣợc sự phụ
thuộc của trí khôn do công thức toán học đem lại khỏi khái niệm tuổi đời mà
vẫn phản ánh đƣợc sự phụ thuộc bản chất giữa 2 yếu tố.
Để đánh giá năng lực trí tuệ đã đƣợc sử dụng các loại test khác
nhau.Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn của Raven [82] đƣợc xây dựng vào
năm 1936. Sau khi xuất bản, Test Raven đã qua 2 lần chuẩn hóa vào năm
1954, 1956 và chính thức đƣợc UNESCO công nhận và sử dụng năm 1960
[80].
Hiện nay, test Raven đƣợc sử dụng rộng rãi trong sinh lý học và tâm lý
học để đo năng lực tƣ duy với các năng lực: hệ thống hóa, tƣ duy logic và


×