Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Nguồn gốc của bảng chữ cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.48 KB, 6 trang )

20/05/2011 | 4 bình luận

Nguồn gốc của bảng chữ cái
Chúng ta nhìn thấy nó mỗi ngày trên dấu hiệu, biển quảng cáo, bao bì, sách, tạp chí, trong thực tế bạn đang nhìn nó ngay lúc đọc bài viết này.





Tìm hiểu về International Typographic Style
Kandinsky, Wassili 1866 – 1944
Phác thảo hay không phác thảo
Bảng chữ cái phổ biến nhất là bảng chữ cái Latin. Một kiểu chữ phát minh tương đối gần đây, nhưng để nghiên cứu lại nguồn gốc của bảng chữ cái, chúng ta cần quay lại thời gian
xa hơn, từ khi loài người có nền văn minh của mình.
Robert Bringhurst đã viết về chữ viết như là hình thức vững chắc của ngôn ngữ. Tuy nhiên chữ viết có nhiều hơn thế, và nguồn gốc của nó, sự tiến hóa cuả nó, và cách thức nó tạo
nên nền văn minh thực sự là một câu truyện tuyệt vời.
Đó là câu chuyện kéo dài khoảng 5000 năm. Chúng ta sẽ đi du lịch một khoảng cách rộng lớn, có thể gặp hoàng đế, công chúa, qua đồng bằng, sa mạc, và đi thuyền trên những đại
dương.
Chúng ta bắt đầu nơi có nền khởi nguồn nền văn minh, vòng qua thời trung cổ, rồi tới thời Phục Hưng, khi đi như vậy, bảng chữ cái của chúng ta có nguồn gốc và tại sao nó phát
triển và tại sao chữ có hình dáng vậy, ví dụ như chữ A.

Người Sumer
Cuneiform (chữ hình nêm) là một trong những hình thức diễn tả bằng chữ viết được biết tới sớm nhất, khoảng thế kỷ 30 trước công nguyên.
Người sumer bắt đầu thử nghiệm với chữ ở gần thiên niên kỷ thứ tư trước Công nguyên, ở Lưỡng Hà giữa sông Tigrin và Euphrates (gần Iraq) ngày nay). Giống như hầu hết hệ
thống chữ viết, Cuneiform ban đầu được viết bằng cách chạm khắc, sau đó mới bằng việc viết lên những cục đất sét mềm những chữ tượng hình – hình ảnh đại diện cho một từ.
Từ gia cầm, ban đầu tồn tại bằng hình ảnh như một con chim. Hình ảnh dưới đây thể hiện quá trình trừu tượng, hợp lý hoá này. Theo thời gian, những hình ảnh cần đại diện không
chỉ là sự vật mà có thể là âm thanh. Rõ ràng chữ đại diện cho âm thanh cần ít chữ hơn là chữ đại diện cho ý tưởng hay một điều gì đó.
Chúng ta sử dụng 26 chữ (trong khi người La Mã sử dụng chỉ 23 chữ tạo nên một bảng chữ cái xuất sắc nhất thế giới từng được biết tới). Trong khi người Trung Quốc, ví dụ, phải
học hàng nghìn ký tự để thể hiện.
Ban đầu chữ Cuneiform thậm chí có khoảng 1.500 chữ tượng hình. Một ngôn ngữ trong đó có hình ảnh, hoặc grapheme đại diện cho một điều hay một ý tưởng có những ưu điểm
của nó: người ta có thể nói bất cứ ngôn ngữ nào trong khi sử dụng một hình thức văn bản.


Vì vậy, một người Trung Quốc từ các tỉnh phía Nam có thể nói một ngôn ngữ hoàn toàn khác với đồng bào của mình ở Bắc Kinh, nhưng khi không hiểu nhau họ có thể đọc chữ
của nhau viết.

1.1 The pictographic origin of Cuneiform.

Hình 1.2 là ví dụ của chữ tượng hình Cuneiform, một trong những ví dụ sớm nhất của chữ viết mà chúng ta biết. Đây là một dạng chữ Cuneiform tồn tại thuần túy pictographic
(hình ảnh đại diện) sớm nhất còn các hình thức sau thì trừu tượng hơn.
Hơn nữa do không có hướng dẫn, quy định tiêu chuẩn nên các dấu hiệu thường xoay cho phù hợp với hướng của văn bản – một con chim vẫn là một con chim nếu bị quay 360.


1.2 Proto-Cuneiform. Chủ đề: Cuộc săn gấu.

Ngôn ngữ của người Sumer đã không được sử dụng khoảng 2000 năm trước Công Nguyên thì ảnh hưởng của chữ viết của nó (Cuneiform – Hình nêm) vẫn còn thấy được cho đến
ngày hôm nay. Các ngôn ngữ của người Sumer đã được thay thế chủ yếu bởi những người Akkadian xâm lăng, tuy nhiên chữ của họ lại được sử dụng.
Dạng chữ viết này sử dụng cho tới thế kỷ thứ 5. Hình 1.3 cho thấy các Cylinder Cyrus (khối đất sét có khắc chữ), kể lại sự sụp đổ của thành Babylon năm 539 trước Công Nguyên.

Hy lạp
Chữ của các vị thần
Người Ai Cập đã phát triển một hệ thống tương tự của chữ tượng hình, mà nhiều người chúng ta thấy quen thuộc. Chữ tượng hình ban đầu cũng như Cuneiform, dùng hình ảnh đại
diện, nhưng sau đó một vài hình ảnh trừu tượng hơn để thể hiện âm thanh.
Nhìn vào các hình thức khác nhau của chữ tượng hình Ai cập, chúng ta thấy hiểu hơn cách mà các hình ảnh đại diện trở nên trừu tượng hơn.
Trong khi bạn có thể quen với hình thức chữ tượng hình Ai Cập được khắc vào đá, chúng được tạo ra bằng một số hình thức và phong cách – tất cả chịu ảnh hưởng của môi trường
mà chúng được viết, mục đích của chúng được viết và dự tính người có thể đọc.


2.1 Egyptian hieroglyphs.

Các chữ tượng hình Ai Cập đã phát triển thành một phong cách được gọi là chữ Thảo, tự do hơn, viết nhanh hơn và có nhiều chữ ghép.

2.2 Hieratic script, 12th Dynasty


Một hình thức về sau phổ biến, đại diện cho hình thức trừu tượng nhất của chữ tượng hình Ai Cập. Mặc dù được viết chủ yếu bằng mực trên giấy cói, ví dụ nổi tiếng nhất được tìm
thấy trên đá Granit là Rosetta Stone.
The Rosetta Stone (196BC) được tìm thấy bởi các học giả đi du lịch tới Ai Cập với Napoleon năm 1799, nó là rất quan trọng vì là chìa khóa để giải mã chữ tượng hình Ai Cập cổ
đại. Nó được viết bằng hai ngôn ngữ, ba kiểu chữ, hai hình thức của Ai Cập (hieroglyphic & demotic), với một bản dịch tiếng Hy lạp.

2.3 Demotic script, 3rd century BC

Câu chuyện về bảng chữ cái vẫn tiếp tục ở Ai Cập trong thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, nhưng người Ai Cập không phải là tác giả của nó.

B ảng ch ữ cái đầu tiên
Wadi el-Hol
Cho đến khi phát hiện hai chữ khắc (graffiti) tại Wadi el-Hol, Ai Cập, vào năm 1999, nói chung rằng sự khởi đầu của chữ cái có thể được truy nguồn từ khoảng 1600-1500 trước
Công nguyên thuộc về người Phoenicia, một dân tộc sống trên bờ biển của Lebanon và Israel ngày nay.
Tuy nhiên việc phát hiện năm 1999 cho thấy, sớm hơn cả bảng chữ cái Do thái được phát triển tại quê hương giữa Syria với Plestine là được phát triển bởi những ngươì nói tiếng
Do Thái sống tại Ai Cập.


Điều này củng cố giả thuyết có mối quan hệ giữa các chữ viết của Ai Cập, ảnh hưởng của những người Do Thái hay những bảng chữ cái đầu tiên của người Do Thái. Hơn nữa, nó
đẩy ngược lại nguồn gốc của bảng chữ cái từ năm 1900 và 1800 trước Công nguyên.
Trong tấm hình Inscription 1 tại Wadi el-Hol dưới đây, các dấu hiệu đánh dấu màu đỏ là một đầu bò (aleph) – nguồn gốc của các A la tinh, và một chữ với lịch sử lâu dài, chữ hình
nêm của người Sumer cũng sử dụng đầu bò như một dấu hiệu.

3.1 Inscription 1 from Wadi el-Hol. Viết từ phải qua trái.

Khoảng năm 1600 trước Công nguyên ở giữa hai hệ thống văn bản bị chi phối bởi thời gian, chữ hình nêm và chữ tượng hình Ai Cập, chúng ta thấy sự xuất hiện của hệ thống chữ
cái khác như là những chữ Ugaritic (thế kỷ 14 trước Công nguyên), những chữ mà được phát triển tới ngày hôm nay từ Syria.
Các chữ Ugaritic sử dụng hơn 30 dấu hiệu Cuneiform (chữ hình nêm) đơn giản hóa. Và như vậy, bắt đầu câu chuyện của bảng chữ cái.

3.2 Abecedary from Ugarit


Proto Sinaitic
Đồng thời là chữ ugaritic ngắn được phát triển (một bảng chữ cái được chuyển thể từ chữ hình nêm), một hệ thống chữ cái đã xuất hiện, chịu ảnh hưởng bởi chữ tượng hình Ai
Cập.
Bảng chữ cái Proto SINAITIC, các phụ âm được hình tượng hóa, nhưng mỗi hình tượng đại diện cho một âm thanh hơn là một điều, hay một ý tưởng. Bảng chữ cái ProtoSINAITIC thực sự đánh dấu điểm khởi đầu, nguồn gốc của các bảng chữ cái hiện đại, từ tiếng Ả Rập, tiếng Do Thái tới tiếng Hy Lạp và tiếng Latin.


4.1 Proto Sinaitic script, c. 1500 BC.

Để ý tới sự khác biệt giữa dấu hiệu của Inscription 1 tại Wadi El-Hol (hình 3.1) và của proto-SINAITIC nguyên thủy (hình 4.1). Loại thứ hai chỉ một chút trừu tượng.
Lưu ý đặc biệt là A (aleph) – đầu bò, trong đó có một đường đơn giản (ít nét). Bạn cũng có thể thấy hình tượng đơn giản thể hiện một người đang cầu nguyện. Cắt đi phần dưới
thân và xoay lại bạn sẽ có nguồn gốc của chữ E Latin.

4.2 The evolution of E

Nhưng làm thế nào và tại sao những chữ tượng hình này phát triển thành một loạt các biểu tượng trừu tượng? Mark-Alain Ouaknin, trong Mysteries of the Alphabet cho thấy rằng
câu trả lời được tìm thấy trong quá trình chuyển từ tôn giáo đa thần tới Độc thần giáo:
Điều thứ hai trong mười điều răn: Ngươi không có thần nào khác trước ta. Người sẽ không làm cho ngươi có cùng bất kỳ hình ảnh hoặc chân dung bất kỳ nào được tạc/khắc ở
trên thiên đường hay dưới đất…”
Những điều này buộc người Samites, những người vẫn viết bằng ngôn ngữ tượng hình thoát ra khỏi phụ thuộc hình ảnh.
Tôi không bị thuyết phục bởi điều này. Cả hai chữ hình nêm của người Sumer và chữ tượng hình Ai Cập phát triển từ pictographs và nhiều dấu hiệu trừu tượng.
Cả hai nền văn minh vẫn Đa thần trong suốt những quá trình chuyển đổi. Vì vậy, tôi nghĩ thuyết độc thần và sự ngăn cấm tạc/khắc hình ảnh là không hợp lý.
Có lẽ trên thực tế, ngược lại thì đúng hơn: rằng việc sử dụng các chữ cái trừu tượng có thể là hình ảnh trừu tượng của Chúa – cấm lưu lại hình ảnh, nhưng được phép dùng các dấu
hiệu để lưu lại sự hiện diện.

Người Phoenicia
Người Purple
Trong khi các phát minh của chữ viết, bản thân chính nó không bao giờ có thể tiến triển mà không có những cấu trúc cao thì sự ra đời của bảng chữ cái hiện đại là một câu chuyện
hoàn toàn khác.
Bắt đầu từ chữ hình nêm, chúng ta có những cuộc phưu lưu tuyệt vời trong sử thi Gilgamesh và người đồng hành của ông, Enkidu. Nhưng hầu hết các bản đất sét được viết đều nói

về những điều có vẻ “trần tục” như; danh sách, thuế, giao dịch buôn bán.


6.1 Phoenician inscription, late 11th century BC.

Bảng chữ cái của người Phoenician có lẽ là phát triển nhanh chóng, dễ đọc cùng với những người thương gia đi tới các cảng biển của vùng Địa Trung Hải. Những người Phoenicia
làm thương nhân đã tạo thành một đế chế của họ tại dọc theo các bờ biển mà họ cập bến, Châu Phi, Tây Ban Nha và Sicily.
Carthage có lẽ nổi tiếng nhất trong các thuộc địa của ngươì Phoenician. Tại đây bằng cách sử dụng những con ốc mà có thể tìm thấy tại bờ biển Lebanon ngày nay, sau đó phơi ra
ánh sáng, lập tức vỏ của chúng chuyển qua màu tím xanh.
Họ lấy vỏ ốc màu này làm thuốc nhuộm. Và màu tím cùng trở thành đặc điểm của người Phoenicia, vậy nên họ được gọi là The Purple People.
Bảng chữ cái này đơn giản hiện đại và sử dụng tài tình của phụ âm, mà tại đó các di tích cuối cùng của chữ tượng hình đã bị xóa bỏ, nó như một “nhạc cụ” tuyệt vời; dễ dàng tìm
hiểu, dễ viết và thích ứng.
Sự thích nghi của nó là nền văn hóa mà chúng ta rất quen thuộc; Các xã hội người Hy lạp và La mã là cơ sở hình thành nền văn minh hiện đại phương Tây và Tuscans, ít được biết
tới hơn.

6.2 Phoenician alphabet



×