Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận môn lịch sử báo chí thế giới sự hình thành và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.4 KB, 19 trang )

Mục lục
Mục lục........................................................................................................................................................1
1.Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................................................................3
1.1.Sự thành lập của tờ báo.....................................................................................................................3
1.2.Thời gia đình Chandler.......................................................................................................................4
1.3.Thời hiện đại......................................................................................................................................6
1.4.Dưới sự điều hành của Sam Zell........................................................................................................7
2.Những nét nổi bật.....................................................................................................................................8
3.Thành tựu...............................................................................................................................................10
4.Lượng phát hành năm năm từ 2006-2011..............................................................................................13
5.Các sự kiện đặc biệt................................................................................................................................18

1


Thời báo Los Angeles.
Thể loại: Nhật báo.
Chủ sở hữu: Công ty Tribune.
Nhà xuất bản: Eddey W. Hartenstein.
Tổng biên tập: Eddy W. Hartenstein.
Ngày thành lập: 4/12/1881.
Ngôn ngữ: Tiếng Anh.
Trụ sở chính: 202 W. 1st St. Los
Angeles, CA 90012.
Website chính thức: www.latimes.com

Mặt trước Thời báo Los Angeles

2



Los Angeles Times (Tạm dịch: Thời báo Los Angeles) xuất bản lần đầu tiên tại
Los Angeles, bang California. Thành lập vào năm 1881, tờ báo được mua lại bởi
Harrison Gray Otis và nhanh chóng đạt thành công. Gia đình Chandler bắt đầu tiếp
quản tờ báo, từ người con rể của Otis - ông Harry Chandler, mở ra kỷ nguyên phát
triển rực rỡ của lượng phát hành. Dưới sự quản lý của thế hệ thứ tư, ông Otis
Chandler, tờ báo đã đạt đến sự cân bằng và tính toàn diện cao trong làng báo. Sau
gia đình Chandler, Thời báo Los Angeles được mua lại bởi công ty Tribune, chủ sở
hữu tờ Chicago Tribune. Tờ báo đã phải đấu tranh, cố gắng giành lại vị thế đã mất.
Thời báo Los Angeles đã dành 37 giải Pulitzer, đặc biệt trong đó bao gồm 4 giải về
vẽ tranh biếm họa và hai giải ở hạng mục bản tin nóng về vụ nổi loạn năm 1965 ở
Watts và 1992 ở Los Angeles. Năm 2004, tờ báo đã giành 5 giải Pultizer, đứng thứ
hai trong các tờ báo giành được nhiều giải nhất mọi thời đại.

1. Lịch sử hình thành và phát triển.
1.1. Sự thành lập của tờ báo.
Tờ Los Angeles Times được xuất bản lần đầu tiên vào ngày 4/12/1881, lấy tên
là Los Angeles Daily Times (Tạm dịch: Thời báo hàng ngày Los Angeles), nhưng
sau đó nó đã được nhà in của tờ báo – công ty The Mirror tiếp quản vì người chủ
sở hữu đầu tiên của tờ báo không thể chi trả các khoản nợ. Harrison Gray Otis
trước đây là một sĩ quan quân đội. Ông sớm gia nhập tờ báo với tư cách là một
phóng viên và sau này trở thành biên tập viên. Otis rất thành công trong việc kinh
doanh. Năm 1884, ông mua lại tờ báo và nhà in để thành lập công ty Times-Mirror.
Năm 1886, Otis đã mua nốt nửa số cố phần còn lại của người cộng sự, sở hữu hoàn
toàn tờ báo.
Chính sách biên tập của Otis dựa trên sự thúc đẩy cộng đồng, ca ngợi những
phẩm chất tốt đẹp của Los Angeles, chú trọng việc phát triển thành phố. Để đạt
3


được kết quả, tờ báo đã ủng hộ hỗ trợ mở rộng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt

bằng cách mua lại nguồn nước từ thung lũng Owens, việc làm này đã được hình
tượng hóa trong bộ phim Chinatown của Roman Polanski. Otis rất trung thành với
Đảng Cộng Hòa, điều này đã được phản ánh trong những bài viết và các bản tin
của tờ báo. Nhà sử học Andrew Rolle đã gọi Otis là “người có sức mạnh lớn nhất ở
Los Angeles chỉ đứng sau chính phủ”.
Những nỗ lực của Thời báo Los Angeles chống lại các công đoàn địa phương
đã dẫn đến việc trụ sở của tờ báo bị đánh bom vào ngày 1/10/1910, làm 21 người
thiệt mạng. Hai người lãnh đạo công đoàn James và Joseph McNamara bị buộc tội
giết người. Liên đoàn Lao động Mỹ đã thuê vị luật sư lừng danh Clarence Darrow
để bào chữa cho hai anh em nhà McNamara nhưng cuối cùng họ vẫn bị buộc tội.
Sau đó, tòa soạn được dời đến tòa nhà Times, trung tâm thành phố Los Angeles.
1.2. Thời gia đình Chandler.
Sau khi Otis mất vào năm 1927, con rể của ông - Harry Chandler đã trở thành
tổng biên tập của Thời báo Los Angeles. Năm 1944, Harry Chandler đã rất thành
công với việc đưa tin trong thời hậu chiến nhờ sự giúp đỡ của con trai ông,
Norman Chandler. Vợ của Norman, Dorothy Buffum Chandler, tốt nghiệp đại học
Stanford, đã rất nỗ lực và dẫn đầu trong cuộc đấu tranh ủng hộ xây dựng Trung
tâm âm nhạc Los Angeles. Ngày nay, phòng hòa nhạc chính của trung tâm này
được đặt theo tên bà để tưởng nhớ về công lao của Dorothy. Các thành viên của gia
đình đều được chôn cất tại nghĩa trang Hollywood Forever gần xưởng phim
Paramount.
Vào giữa những năm 1940, Thời báo Los Angeles dẫn đầu trong doanh số phát
hành ở khu vực thành thị. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nó xuất bản tờ The Mirror
(Tạm dịch: Chiếc Gương), một tờ báo khổ nhỏ để cạnh tranh với Hearst của báo
Herald Expess (Tạm dịch: Người đưa tin tốc hành). Năm 1954, The Mirror gia
4


nhập The Los Angeles Daily News và ngừng phát hành vào năm 1962 khi tờ báo
Herald Express sáp nhập với tờ Los Angeles Examiner.

Otis Chandler, thế hệ thứ tư của gia đình đã điều hành tờ báo từ năm 1960 đến
1980. Ông luôn tìm kiếm sự hợp pháp và sự công nhận đối với tờ báo của gia đình,
điều thường bị lãng quên ở các thành phố miền Đông bắc nước Mỹ bởi khoảng
cách về địa lý và văn hóa. Ông đã tìm cách làm lại tờ báo theo mô hình báo chí
được tôn trọng nhất ở Mỹ mà tiêu biểu là tờ The New York Times và The
Washington Post. Otis Chandler tin rằng “tin tức là nhịp tim của doanh nghiệp”, vì
vậy ông đã mở rộng số lượng tin và tăng tiền chi trả cho các phóng viên để thu
thập các bản tin trong nước và quốc tế. Năm 1962, tờ báo hợp tác cùng với tờ
Washington Post thành lập trung tâm dịch vụ tin tức Los Angeles Times –
Washington Post, cung cấp các bài báo từ cả hai tờ cho nhiều tổ chức khác.
Trong những năm 1960, tờ báo giành bốn giải Pulitzer, nhiều hơn chín thập kỷ
trước cộng lại.
Năm 1989, đối thủ cuối cùng trên thị trường nhật báo ở Los Angeles, tờ Los
Angeles Herald Examiner ngừng xuất bản, Los Angeles giờ đây trở thành thành
phố chỉ có một tờ nhật báo. Tuy nhiên, trong khu ngoại ô ở thung lũng San
Fernando, Thời báo Los Angeles vẫn phải cạnh tranh với tờ Valley News and
Greensheet. Tờ này đã đổi tên thành The Daily News of Los Angeles (Tạm dịch:
Tin tức hàng ngày Los Angeles) để cạnh tranh với Thời báo Los Angeles. Thời báo
Los Angeles có phiên bản ở hạt Orange, có nhà in và đội ngũ phóng viên riêng,
cạnh tranh với tờ Santa Ana. Tờ La Opinión, nhật báo tiếng Tây Ban Nha, trước
đây thuộc quyền sở hữu của Thời báo Los Angeles trong những năm 1990, cũng có
lượng phát hành khá lớn.

5


1.3. Thời hiện đại
Số lượng phát hành của Thời báo Los Angeles đã giảm kể từ giữa những năm
1990, nó không thể đạt tới mức một triệu bản, lượng mà có thể dễ dàng đạt được
trong những thập kỷ trước. Một phần của lý do khiến cho lượng phát hàng giảm

mạnh như vậy là do sự kéo dài của việc thuê những biên tập viên làm ngắn hạn. Họ
được chỉ định bởi tổng biên tập Mark Willes, người đứng ra quản lý tờ báo sau khi
Otis Chandler ngày càng trở nên buông thả và bỏ bê công việc vào năm 1995.
Willes, trước đây là chủ tịch của General Mills – một trong những công ty thực
phẩm lớn nhất thế giới, bị trỉ trích do sự thiếu hiểu biết trong việc quản lý tài chính
của tờ báo và đội ngũ phóng viên. Ông bị các phóng viên và biên tập viên đặt cho
biệt danh là “Thuyền trưởng nhăn nhó”.
Lý do khác đối với sự sụt giảm lượng phát hành là do giá thành in ấn tăng cao.
Càng ngày càng nhiều độc giả thích đọc báo trực tuyến thay vì đọc bản in. Một vài
độc giả cho rằng Thời báo Los Angeles hoặc là quá cấp tiến hoặc là quá bảo thủ.
Năm 2000, công ty Times – Mirror được mua lại bởi Công ty Tribune ở
Chicago, đặt dấu chấm hết cho một trong những tờ nhật báo ở Mỹ điều hành bởi
gia đình. (Các thí dụ khác: Thời báo New York, Thời báo Seattle,…). John Carroll,
cựu biên tập viên của tờ Baltimore Sun được bổ nhiệm làm tổng biên tập để khôi
phục lại danh tiếng cho tờ báo. Trong thời gian công tác của mình, ông đã sa thải
hơn 200 nhân viên nhưng điều đó vẫn là không đủ đối với công ty mẹ Tribune.
Mặc dù tờ báo đã đạt lợi nhuận hơn 20% nhưng ban giám đốc của công ty Tribune
vẫn không hài lòng về khoản lãi thu lại và đến năm 2005, John Carroll bị thôi việc.
Dean Baquet thay thế vị trí của John Carroll. Banquet là người Mỹ gốc Phi đầu
tiên được giữ chức vụ quan trọng trong một tờ nhật báo tầm cỡ như vậy. Sau đó,
Banquet phải tự từ chức do không đạt được mục tiêu mà ban giám đốc công ty
Tribune đề ra. Tương tự như Banquet là Jeffrey Johnson và sau đó chức tổng biên
6


tập được giao cho James O’Shea từ tờ Chicago Tribune. Dưới sự lãnh đạo của
Carroll và Banquet, Thời báo Los Angeles đã giành được 13 giải Pulitzers, nhiều
hơn bất kỳ một tờ báo nào ngoại trừ Thời báo New York.
Nội dung và hình thức trình bày của tờ báo đã được thay đổi nhiều lần với nỗ
lực để tăng lượng phát hành. Năm 2000, sự thay đổi chủ yếu là ở mục bản tin,

những tin có liên quan được đặt gần nhau hơn và đổi mục “Địa phương” thành
mục “California”, với lượng thông tin bao quát hơn. Năm 2005, chuyên mục “Ý
kiến” chủ nhật được đổi tên thành “Hiện hành” với một sự thay đổi căn bản trong
cách trình bày và cách chia cột. Thời báo Los Angeles còn hợp tác với hãng truyền
hình Los Angeles KTLA để hướng những người xem tin tức buổi tối đọc báo nhiều
hơn.
Đầu năm 2006, tờ báo đóng cửa nhà máy in của mình tại thung lũng San
Fernando, ngừng xuất bản ở hạt Olympic và hạt Orange. Cũng trong năm 2006,
Thời báo Los Angeles công bố lượng phát hành của mình là 851.841 nghìn bản,
giảm 5,4% so với năm 2005. Đây là lượng phát hành giảm nhiều nhất trong nhóm
mười tờ báo lớn nhất nước Mỹ. Mặc dù lượng phát hành gần đây giảm nhưng
nhiều tập đoàn truyền thông vẫn ca ngợi nỗ lực của tờ báo trong việc giảm sự phụ
thuộc vào nguồn vốn khác, tăng tính độc lập trong lượng phát hành. Thí dụ như
việc tờ báo bớt phụ thuộc vào khoản thu bằng việc bán báo cho khách sạn để phát
miễn phí cho khách, tăng cường doanh thu từ việc tự bán báo cho chính độc giả
muốn đọc ở các sạp báo, giao báo tận nhà,…
1.4. Dưới sự điều hành của Sam Zell.
Ngày 2/4/2007, công ty Tribune tuyên bố chấp nhận lời đề nghị của Sam Zell
mua lại Chicago Tribune, Thời báo Los Angeles và các chi nhánh khác. Zell thông
báo kế hoạch mua lại các công ty con và bán đi câu lạc bộ bóng chày Chicago.
Theo bản báo cáo của tờ báo ngày 3/7/2008, công ty dự định sa thải 250 nhân viên
7


vào ngày quốc tế lao động và cắt giảm 15% số trang báo. Điều này bao gồm việc
cắt giảm 17% số nhân viên nằm trong kế hoạch giảm chi phí của công ty. Kể từ khi
Zell mua lại Tập đoàn Tribune, tờ báo phải vật lộn để đối phó với nhiều khoản nợ
lớn. Những thay đổi và việc cắt giảm nhân sự gây nhiều tranh cãi và bị chỉ trích
nặng nề.
Tham khảo:

- New world encyclopedia article/Los Angeles Times. Ngày 7/10/2008.
www.newworldencyclopedia.org/entry/Los_Angeles_Times
- Los Angeles Almanac/Media/Newspaper/LosAngeles Times.
www.Laalmanac.com/media/
- Los Angeles Times TV/History.
www.Los-angeles-times.co.tv
- Los Angeles Times/About us/History/The Times’ 128-yeah history.
/>
2. Những nét nổi bật.
Về nội dung, một trong những cột báo nổi tiếng nhất của tờ báo này là Column
One (Tạm dịch: Cột một). Cột này xuất hiện hàng ngày ở phía bên trái trang nhất
của tờ báo. Được lập ra vào tháng 9/1968, đây là nơi để đăng những tin lạ lùng và
gây sự chú ý. Trong phần giới thiệu của truyện “How far can a piano fly?” (Tạm
dịch: Một chiếc piano có thể bay bao xa?), Patt Morrison viết: mục đích của cột
này là để gợi lên sự tò mò của độc giả.
Thời báo Los Angeles cũng bắt tay vào điều tra, nghiên cứu và mổ xẻ những vụ
bê bối hoặc những góc khuất của xã hội. Thí dụ, loạt bài vào tháng 12/2004 về
8


trung tâm y tế King Dew che dấu quá khứ đầy tai tiếng của mình đã mang về một
giải Pulitzer.Gần đây nhất, nhà báo Steve Lopez viết một phóng sự năm phần về
con người và tính nhân đạo đối với sự suy thoái của Los Angeles.
Ngoài phạm vi thành phố Los Angeles, Thời báo Los Angeles còn cạnh tranh
với nhiều nhật báo nhỏ hơn ở các thành phố phía nam California. Thí dụ như tờ
The Long Beach Press Telegram, The Daily Breeze (Vịnh Phía Nam), The Ventura
County Star, The San Grabiel Valley Tribune và The Pasadena Star News.
Trong những năm 1990, Thời báo Los Angeles đã nỗ lực xuất bản những
chuyên san khác nhau để phục vụ cho những vùng xa xôi. Các chuyên san của hạt
Ventura, của hạt Inland Empire, hạt San Diego, chuyên san “National Edition”

phân phối cho Washington D.C và chuyên san cho Vịnh San Francisco. Phiên bản
“National Edition” bị ngừng xuất bản vào tháng 12/2004. Trong số này thì chỉ còn
các tờ ở hạt Ventura và hạt Inland Empire hiện vẫn còn ra báo, mặc dù những vùng
lân cận như Bakersfield, Las Vegas, Barstow và Needles vẫn bán Thời báo Los
Angeles tại nhiều sạp báo.
Một vài chuyên san này đã được gia nhập nhóm Our Times (Tạm dịch: Thời đại
của chúng tôi), đây là nhóm những tờ báo cộng đồng bao gồm cả dịch vụ giao tại
nhà, cả bày bán tại các sạp báo ở hệ thống tàu điện ngầm của Los Angeles. Hậu
duệ của nhóm Our Times là nhóm Times Community Newspaper (Tạm dịch: Cộng
đồng báo chí thời đại) hiện vẫn đang hoạt động rất tích cực.
Tham khảo:
- New world encyclopedia/Features.
www.newworldencyclopedia.org/entry/Los_Angeles_Times

9


3. Thành tựu
Kể từ năm 1942 đến nay, Thời báo Los Angeles
đã dành được 41 giải Pulitzer – giải báo chí uy tín
nhất trên thế giới, sáu trong số đó là huy chương
vàng giải Public service (Tạm dịch: Phục vụ cộng
đồng).
Pulitzer là giải thưởng báo chí cao quý nhất được
sáng lập bởi Joseph Pulitzer. Ông là người
Hungary nhưng sinh sống và làm việc tại Mỹ.
Joseph Pulitzer là một nhà báo tài năng, đầy đam
mê nhiệt huyết với nghề, ông vô cùng căm ghét sự
dối trá của chính quyền. Ông có công lớn thúc đẩy
sự phát triển của hai tờ báo New York World và St.

Louis Post Dispatch. Pulitzer là người đầu tiên
khởi xướng việc dạy chuyên ngành báo chí tại
trường đại học.
Năm 1904, trong bản di chúc của mình, ông đã sáng lập giải Pulitzer. Lúc này
Pulitzer giành phần thưởng cho bốn giải báo chí, bốn giải viết kịch và thư, một học
bổng trong nước và bốn học bổng nước ngoài. Cơ cấu giải thưởng được thay đổi
vào năm 1997, kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Joseph Pulitzer, cho đến nay cơ cấu
vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi ở một vài hạng mục.
Pubilc Service được coi là giải thưởng danh giá nhất của Plulitzer. Nó được trao
cho những tờ báo có cống hiến to lớn cho cộng đồng. Chiếc huy chương vàng này
đã trở thành biểu tượng cho giải Pulitzer kể từ năm 1918, năm đầu tiên bắt đầu trao
giải. Chiếc huy chương được đúc bằng vàng 24 carat, một mặt khắc hình Benjamin

10


Franklin, mặt kia khắc hình người công nhân đang in báo. Giải Public Service
được trao cho tờ báo, không trao cho cá nhân.
Năm 2011, Thời báo Los Angeles nhận giải Public Service (Tạm dịch: Phục vụ
cộng đồng) vì phát hiện ra vụ tham nhũng của các quan chức thành phố Bell, bang
California. Các ông này đã bòn rút kho bạc của chính phủ để trả lương cao cho bản
thân, kết quả là họ bị bắt giữ và đưa đi cải tạo.
Năm 2005, Thời báo Los Angeles giành giải Public Service cho hàng loạt bài
nghiên cứu, phơi bày những vấn đề về y tế và sự phân biệt chủng tộc vô cùng bất
công tại một bệnh viện công lập.
Năm 2004, Tờ báo nhận giải Breaking News Reporting (Tạm dịch: Tin tức mới) vì
đã đưa đến cho độc giả những tin tức nóng hổi và cập nhật nhất về vụ cháy rừng
khủng khiếp hủy hoại cả một cùng dân cư miền nam nước Mỹ.
Năm 1998, giành giải Breaking News Reporting khi đưa tin về một vụ cướp ngân
hàng bất thành và tiếp sau đó là vụ nổ súng với cảnh sát ở phía bắc Hollywood.

Năm 1995, tờ báo được trao giải Spot News Reporting (Tạm dịch: Điểm tin nóng)
vì các bản tin cập nhật cảnh hỗn loạn và tàn phá nặng nề do hậu quả của trận động
đất ở Northridge vào ngày 17/1/1994.
Năm 1993, giải Spot News Reporting về những hiểm họa, sự tàn phá sau ngày thứ
hai của cuộc bạo loạn tại Los Angeles.
Năm 1984, Huy chương vàng cho giải Public Service về cuộc điều tra chuyên sâu
sự phát triển của cộng đồng Latino bởi một nhóm phóng viên và biên tập viên.
Năm 1969, Huy chương vàng giải Public Service. Tờ báo đã lật tẩy những việc làm
sai trái trong Hội đồng Chính phủ thành phố Los Angeles. Kết quả là nhiều thành
viên buộc phải từ chức, bị kết án hình sự và tạo nên một cuộc cải cách rộng rãi
trong Hội đồng.
11


Năm 1960, giải Public Service cho việc khám phá ra những con đường huyết mạch
vận chuyển ma túy vào Mỹ. Từ đây mở ra cuộc đàm phán giữa Mỹ và Mexico
trong việc ngăn chặn dòng chảy của ma túy vào miền Nam Caifornia và biên giới
các bang khác.
Năm 1942, giải Public Service cho chiến dịch vận động thành công để bảo vệ
quyền tự do báo chí Mỹ được ghi trong Hiến pháp.
Ngoài ra, giải Pulitzer được trao cho cá nhân là các phóng viên, biên tập viên
của Thời báo Los Angeles cho những bài báo xuất sắc của họ. Tiêu biểu như:
Barbara Davidson, Kim Murphy, Nancy Cleeland, Dan Niel, Philip P.Kerby,…
trong nhiều hạng mục trao giải như phóng sự, ký sự, ảnh nổi bật, tranh biếm họa,
bài phê bình, bài phân tích và nhiều hạng mục khác. Đội ngũ phóng viên và biên
tập viên của Thời Báo Los Angeles đã cống hiến rất tích cực cho tờ báo và cho
cộng đồng.
Giải thưởng gần đây nhất của phóng viên Thời báo Los Angeles là vào năm nay,
thuộc về Barbara Davidson cho hạng mục Feature Photography (Tạm dịch: Ảnh
nổi bật). Tác phẩm của cô là những câu chuyện vô cùng thương tâm về các nạn

nhân vô tội phải sống giữa các thành phố mà ở đó băng đảng xã hội đen hoành
hành và giết hại rất nhiều người. Những bức ảnh được Barbara chụp về người dân
đang sinh sống tại các thành phố thuộc bang California. Họ sống giữa một đất
nước phát triển nhất thế giới nhưng tính mạng thì bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn
dùng súng bất hợp pháp và các băng đảng buôn bán ma túy thanh toán lẫn nhau.
Loạt ảnh này đã gây chấn động toàn thể nước Mỹ, nơi mà việc sở hữu và dùng
súng trái phép vẫn nằm ngoài vòng kiểm soát của chính phủ.

12


Lee C.Bollinger – Giám đốc Đại học Columbia (bên trái) trao giải cho Barbara
Davidson (bên phải).

Tham khảo:
- Pulitzer Prize/History of the Pulitzer Prizes
www.pulitzer.org/historyofprizes
- Los Angeles Times/About us/Times’ Pulitzer Prizes
www.latimes.com/about/mediagroup/latimes/la-mediagrouppulitzers,0,1929905.htmlstory
- Pulitzer Prize/The Prizes/The Medal
www.pulitzer.org/theMedal

4. Lượng phát hành năm năm từ 2006-2011.
Dưới đây là bảng tổng kết lượng phát hành của Thời báo Los Angeles được
thống kê bởi Tổ chức kiểm toán báo chí thế giới (Audit Bureau of Circulation) đến
thời điểm 31/3/2011. Đây là thời gian cố định hàng năm để tổng hợp số lượng phát
hành từ các tờ báo.
Số liệu cho thấy lượng phát hành của Thời báo Los Angeles trong 5 năm trở lại
đây. Sam Zell tiếp quản tờ báo từ tháng 12/2007. Sau khi tiếp quản ông đã tiến
13



hành tư nhân hóa công ty Tribune, tăng khoản vay nợ lên gấp 3 lần, khiến cho tình
hình công ty càng trở nên tồi tệ. Những chính sách khắc nghiệt của ông trong việc
thay đổi nhân sự và cắt giảm các sản phẩm cũng không giúp cho tờ báo đạt doanh
số lớn hơn. Năm 2008, tờ báo nộp đơn xin phá sản. Đây được coi là khoảng thời
gian khá khó khăn đối với tờ báo. Năm 2009, nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng
nghiêm trọng, chính điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến lượng phát hành.

Bảng thống kê lượng phát hành Thời báo Los Angeles từ 2006-2011.
Năm
2006
2007

2008

2009

2010

2011

Tổng lượng phát hành báo

Tổng lượng phát hành báo

Thứ 2-Thứ 6 (Nghìn bản)

Chủ nhật (Nghìn bản)


851.841

1.231.318

815.723

1.173.096

(giảm 4,2%)

(giảm 4,7%)

773.884

1.101.981

(giảm 5,1%)

(giảm 6,1%)

723.181

1.091.388

(giảm 6,6%)

(giảm 7,5%)

616.601


941.914

(giảm 14,7%)

(giảm 7,6%)

605.243

948.889

(giảm 1,8%)

(tăng 0,7%)

(Nguồn: Tổ chức kiểm toán báo chí thế giới ngày 31/3/2011)
Bảng tổng kết trên cho thấy lượng phát hành giảm nhiều nhất là vào năm 2010,
giảm 14,7% so với năm 2009. Đó là do dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế tại
Mỹ năm 2009, gây ra nhiều biến động lớn đối với người dân Mỹ. Lúc này công ty
14


Tribune vẫn chưa bước ra khỏi giai đoạn khó khăn, các chính sách cắt giảm nhân
viên vẫn được áp dụng. Dựa vào bảng thống kê chi tiết này, ta có thể lập ra biểu đồ
sự phát triển của tờ nhật báo Thời báo Los Angeles trong 5 năm từ 2006-2011 để
có một cái nhìn rõ nét hơn về doanh số của tờ báo.

Biểu đồ lượng phát hành của Thời báo Los Angeles từ 2006-2011.

Chú thích:
- Đơn vị: nghìn bản. (200000: 200 nghìn bản).

- Nguồn: Tổ chức kiểm toán báo chí thế giới (Audit Bureau of Circulation).
- Số liệu tổng kết từ ngày 31/3/2011.
Biểu đồ chỉ ra lượng phát hành của Thời báo Los Angeles bản in có chiều
hướng giảm. Các tờ báo ra ngày chủ nhật trước đây có doanh thu cao, nay cũng chỉ
đạt mức dưới 1 triệu bản. Theo các chuyên gia kinh tế thì đây là xu thế chung của
nhật báo bản in. Ngày nay người ta có xu hướng đọc báo trực tuyến, có thể đọc
15


bằng máy tính hoặc điện thoại di động, tính tiện ích rất cao, đọc ở mọi lúc mọi nơi
và giá thành cũng không quá đắt. Các tờ báo ngày nay không nằm ngoài hướng đi
đó, họ tăng cường số hóa tờ báo của mình để phù hợp với thị hiếu của độc giả.
Do lượng người mua báo giảm nên giá thành tờ báo tăng lên từ 50 xu lên 75 xu,
điều này cũng được cho là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng phát
hành. Tuy nhiên, lượng phát hành của Thời báo Los Angeles luôn nằm trong nhóm
10 tờ nhật báo có lượng phát hành lớn nhất nước Mỹ. Thí dụ năm 2011, lượng phát
hành báo từ thứ 2-thứ 6 đứng thứ 4 và lượng phát hành báo chủ nhật đứng thứ 2
chỉ sau Thời báo New York.
Nhìn chung, lượng phát hành của Thời báo Los Angeles đi xuống không nằm
ngoài xu thế của thời đại. Cũng chịu chung số phận với tờ Thời báo Los Angeles là
các tờ nhật báo hàng đầu nước Mỹ như Thời báo New York (New York Times),
Thị trường phố Wall (Wall Street Journal), Nước Mỹ ngày nay (USA Today),... Họ
đều là những “ông lớn” trong nền báo chí Mỹ nhưng vẫn phải chịu cảnh lượng phát
hành sụt giảm mạnh. Xu thế này dẫn đễn việc ngày càng có nhiều các cơ quan báo
chí nhỏ bị mất đi và sự bành chướng của các tập đoàn báo chí lớn. Thí dụ tại Mỹ
có các tập đoàn báo chí phát triển trên mọi lĩnh vực: báo in, báo phát thanh, truyền
hình, báo mạng điện tử, truyền thông, tạp chí,...đó là tập đoàn Tribune, Garnett,
Murdoch và nhiều tập đoàn khác.
Tính tích cực của việc ra đời nhiều tập đoàn báo chí đó là chất lượng thông tin
sẽ ngày càng được nâng cao, bảo đảm độ nhanh, chính xác, tính toàn cầu hóa thông

tin. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động báo chí hiện đại, đáp ứng nhu
cầu công việc. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp, vừa am hiểu
chuyên môn vừa thành thạo trong nghiệp vụ.
Bên cạnh ưu điểm thì xu hướng này cũng mang đến không ít khó khăn cho các
cơ quan báo chí nhỏ. Đó là sự phân bố thông tin không đồng đều. Các tập đoàn lớn
16


sẽ luôn độc quyền về thông tin và những cơ quan khác muốn khai thác thông tin ấy
sẽ phải trả giá cao. Sự độc quyền về thông tin sẽ gây nên tình trạng thông tin mà
các tập đoàn báo chí lớn cung cấp sẽ bị lệch lạc, thiên về hướng có lợi cho tập đoàn
của họ. Thí dụ như khi đưa tin về chính trị, thượng nghị sỹ nào được tập đoàn
“chống lưng” thì đương nhiên thông tin đưa về thượng nghị sỹ đó bao giờ cũng
trong sạch và được “kiểm duyệt” chặt chẽ, nghiêm trọng hơn là thông tin có thể bị
đưa sai lệch. Dần dần các hãng truyền thông lớn sẽ lũng đoạn cả thế giới, bóp
nghẹt các cơ quan truyền thông nhỏ hơn.
Tham khảo:
-

Los Angeles Times posts increase in individually paid copies Daily and
Sunday, takes downs other paid circulation. Tác giả: David Garcia. 8/5/2006.

www.latimes.com/services/newspaper/mediacenter/releases/la-mediacenter-20060508,0,6312116.story
-

Average Circulation at the Top 25 U.S. Sunday Newspaper. Ngày 31/3/2011.
Average Circulation at the Top 25 U.S. Daily Newspaper. Ngày 31/3/2011.
Bởi Audit Bureau of Circulation.

accessabc.wordpress.com/2011/05/03/fas-fax-top-25-charts-for-u-s-newspapers-2/

-

Facts about the Times/Circulation.2009

www.latimes.com/about/mediagroup/latimes/circulation/
-

Circulation data a mixed bag for U.S.newspaper. Tác giả: Walter Hamilton
and Shanli. Ngày 4/5/2011.

www.latimes.com/business/la-fi-newspaper-circulation-20110504,0,6865292.story
- Top 25 Sunday Newspaper in New FAS-FAX. Bởi: Editor & Publisher. Ngày
28/4/2008.
17


www.toledotalk.com/cgi-bin/tt.pl/article/19375
- 23 of Top 25 Newspaper Post Circulation Declines. Tác giả: Nicholas Carlson.
Ngày 27/4/2009.
www.businessinsider.com/23-of-top-25-newspapers-post-circulation-declines2009-4
- U.S.newspapers Circulation Slides. Tác giả: staff and wire reports. Ngày
27/4/2010.
articles.latimes.com/2010/apr/27/business/la-fi-newspaper-20100427

5. Các sự kiện đặc biệt.
Giải thưởng sách
Từ năm 1980, Thời báo Los Angeles bắt đầu trao giải Robert Kirsch hằng năm cho
các cuốn sách hay. Các hạng mục được trao giải đó là tiểu sử, tiểu thuyết, trinh
thám/kinh dị, thơ, khoa học công nghệ, tác phẩm đầu tay, thời sự, lịch sử và tiểu
thuyết cho giới trẻ. Năm nay là năm thứ 31 giải này được tổ chức với nhiều tác

phẩm thu hút độc giả.
Lễ hội sách
Lễ hội sách thường niên của Thời báo Los Angeles hợp tác với đại học California,
Los Angeles được tổ chức bắt đầu từ năm 1996. Tại lễ hội có các buổi thảo luận
chuyên đề, triển lãm trưng bày các cuốn sách mới hoặc sách hay nổi bật của nhiều
tác giả. Lễ hội diễn ra vào hai ngày cuối tháng tư mỗi năm.
Liên hoan phim
Tờ báo cũng tổ chưc một liên hoan phim của riêng mình, mang tên Film
Independent Spirit Awards. Sự kiện này diễn ra vào cuối tháng 6 hàng năm. Năm
2011, liên hoan được tổ chức vào ngày 16-26,với hơn 70 đề cử cho 14 hạng mục.
18


Các hạng mục tiêu biểu như: đạo diễn xuất sắc nhất, nam diễn viên chính xuất sắc
nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, cảnh quay đẹp nhất, phim nước ngoài hay
nhất, phim tài liệu hay nhất,…Tại giải năm nay có sự góp mặt của nhiều bộ phim
gây tiếng vang lớn như Black Swan, Winter’s Bone với nhiều nữ diễn viên gạo cội
được đề cử như Nicole Kidman, Natalie Portman cùng các nam diễn viên, đạo diễn
và các đoàn làm phim lớn. Đây là một giải thưởng danh giá dành cho các nghệ sĩ
và được các nhà chuyên môn đánh giá cao.
Tham khảo:
- Los Angeles film festival
/>- Film Independent Spirit Awards/Nominees
/>
Thời báo Los Angeles đã trải qua 130 năm lịch sử hình thành và phát triển.
Những đóng góp của tờ báo và đội ngũ phóng viên, biên tập viên đem lại cho cộng
đồng là không hề nhỏ. Với những nỗ lực của mình, tờ báo ngày càng nâng cao chất
lượng tin tức, đảm báo tính chính xác, nhanh nhạy và hữu ích của thông tin. Thời
báo Los Angeles luôn khẳng định được tiếng nói của mình, sức mạnh của quyền
lực thứ tư vào công cuộc cải tạo xã hội, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng một

xã hội tươi đẹp hơn, nâng cao giá trị con người. Trong tiến trình phát triển của báo
chí nói chung và báo in nói riêng, Los Angeles Times sẽ luôn là một trụ cột vững
chắc cho nền báo chí Mỹ.

19



×