Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG PHÍA NAM ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC, TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 61 trang )

SỞ XÂY DỰNG VĨNH PHÚC
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, Tel: 0211.3842179 - Fax: 0211.3720217

THUYẾT MINH
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG PHÍA NAM ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC,
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

VĨNH PHÚC, THÁNG 05 NĂM 2014

THUYẾT MINH


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG PHÍA NAM ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC,
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN: KS. PHẠM HỒNG SINH - VIỆN TRƯỞNG
CHỦ NHIỆM ĐỒ ÁN: PGS.TS.KTS. TRẦN TRỌNG HANH
QUẢN LÝ KỸ THUẬT: KTS. ĐÀM TỐ VĂN
CHỦ TRÌ: KTS. NGUYỄN NGỌC TÚ
THAM GIA THỰC HIỆN: KTS. NGUYỄN ĐẮC TUẤN
KTS. BÙI MẠNH TÙNG
KTS. NGUYỄN QUỐC BÌNH
KS. NGUYỄN TRUNG KIÊN
KS. BÙI ANH TUẤN
KS. NGUYỄN VĂN QUÝ
KS. TRẦN NGỌC BÉ
KS. TRẦN THỊ HOÀN
KS. NGUYỄN THẾ HÙNG
KS. NGUYỄN HOÀI THANH


KS. NGUYỄN TIẾN LÂM

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................6
1.1. Lý do và sự cần thiết phải lập quy hoạch ............................................................. 6
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

-2-


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

1.2. Quan điểm, mục tiêu .............................................................................................. 6
1.2.1. Quan điểm..............................................................................................................6
1.2.2. Mục tiêu .................................................................................................................7
1.3. Các căn cứ lập quy hoạch ......................................................................................7
1.3.1. Các cơ sở pháp lý ..................................................................................................7
1.3.2. Các nguồn tài liệu, số liệu .....................................................................................8
1.3.3. Các cơ sở bản đồ ....................................................................................................9
1.3.4. Nhiệm vụ lập quy hoạch ........................................................................................9
1.4. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch .........................................................................9
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG ................11
2.1. Các điều kiện tự nhiên .........................................................................................11
2.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................11
2.1.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................................ 12
2.1.3. Địa chất ................................................................................................................12
2.1.4. Thủy văn ..............................................................................................................12
2.1.5. Cảnh quan ............................................................................................................12
2.1.6. Đánh giá các điều kiện tự nhiên ..........................................................................13
2.2. Hiện trạng phát triển vùng ..................................................................................13

2.2.1. Kinh tế xã hội ......................................................................................................13
2.2.2. Dân số và lao động .............................................................................................. 14
2.2.4. Sử dụng đất đai ....................................................................................................16
2.2.5. Cơ sở hạ tầng xã hội ............................................................................................ 16
2.2.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật .........................................................................................19
2.3. Rà soát, cập nhật và đánh giá các quy hoạch và dự án đầu tư liên quan .......26
2.3.1. Các quy hoạch cấp cao ........................................................................................26
2.3.2. Các đồ án, dự án lớn thuộc phạm vi lập quy hoạch.............................................27
2.4. Đánh giá tổng hợp các điều kiện và nguồn lực phát triển vùng .......................27
2.4.1. Đánh giá tổng hợp đất đai....................................................................................27
2.4.2. Đánh giá SWOT’S ............................................................................................... 28
2.4.3. Những vấn đề trọng tâm cần tập trung giải quyết ...............................................29
III. CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG ................................................................ 29
3.1. Tầm nhìn và mục tiêu phát triển đến 2050 ........................................................29
3.2. Tính chất ................................................................................................................29
3.3. Các dự báo phát triển vùng đến năm 2030 ........................................................29
3.3.1. Kinh tế - xã hội ....................................................................................................29
3.3.2. Dân số và lao động .............................................................................................. 30
3.3.3. Đô thị hoá ............................................................................................................30
3.3.4. Nhu cầu sử dụng đất đai ......................................................................................31
3.3.5. Áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy phạm trong đồ án quy hoạch xây
dựng vùng ......................................................................................................................31
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ................................................31
4.1. Cơ cấu quy hoạch vùng ........................................................................................31
4.1.1 Nguyên tắc chung .................................................................................................31
4.1.2. Các phương án cơ cấu .........................................................................................32
4.1.3. So sánh và lựa chọn phương án ...........................................................................33
4.2. Phân vùng kinh tế - lãnh thổ và định hướng tổ chức không gian ....................34
4.2.1. Phân vùng kinh tế lãnh thổ ...............................................................................34
4.2.2. Định hướng phát triển không gian .......................................................................35

Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

-3-


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

4.3. Định hướng phân bố và phát triển các ngành và lĩnh vực chủ yếu .................36
4.3.1. Công nghiệp.........................................................................................................36
4.3.2. Các khu du lịch và nghỉ dưỡng ............................................................................36
4.3.3. Các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp ...................................................................36
4.3.4. Vùng an ninh, quốc phòng...................................................................................37
4.3.5. Hệ thống các đô thị .............................................................................................. 37
4.3.6. Hệ thống các điểm dân cư nông thôn ..................................................................38
4.4. Định hướng quy hoạch sử dụng đất ....................................................................38
4.4.1. Tổng mặt bằng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 ........................................38
4.4.2. Tổng mặt bằng quy hoạch sử dụng đất tiểu vùng I .............................................39
4.4.3. Tổng mặt bằng quy hoạch sử dụng đất tiểu vùng II ............................................40
4.4.4. Tổng mặt bằng quy hoạch sử dụng đất tiểu vùng III...........................................41
4.5. Định hướng tổ chức không gian - kiến trúc cảnh quan ....................................42
4.5.1. Phân vùng kiến trúc cảnh quan ............................................................................42
4.5.2. Bố cục không gian, kiến trúc và cảnh quan .........................................................42
4.5.3. Thiết kế kiến trúc cảnh quan ...............................................................................43
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XÃ HỘI ..........................................44
5.1. Nhà ở ......................................................................................................................44
5.1.1. Chỉ tiêu đến năm 2030 .........................................................................................44
5.1.2. Tổng nhu cầu nhà ở khu vực đô thị .....................................................................44
5.1.3. Tổng nhu cầu nhà ở khu vực nông thôn .............................................................. 44
5.2. Hệ thông các trung tâm dịch vụ tổng hợp .......................................................... 44
5.3. Hệ thống các công trình phục vụ liên điểm dân cư ...........................................44

5.3.1. Y tế ......................................................................................................................44
5.3.2. Các cơ sở giáo dục và đào tạo .............................................................................44
5.3.3. Trung tâm Thương mại ........................................................................................44
5.3.4. Trung tâm Văn hóa .............................................................................................. 44
5.3.5. Cây xanh – TDTT ................................................................................................ 44
VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT .....................45
6.1. Giao thông .............................................................................................................45
6.1.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ đến năm 2030 ......................45
6.1.2. Quy hoạch hệ thống giao thông đường sắt .......................................................... 46
6.1.3. Quy hoạch hệ thống giao thông đường thủy ........................................................46
6.1.4. Quy hoạch hệ thống giao thông công cộng ............................................................. 46
6.1.5. Quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ ......................................................................46
6.1.6. Khái toán kinh phí ................................................................................................ 47
6.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất đai và thuỷ lợi .................................................................47
6.2.1. Quy hoạch chiều cao ........................................................................................... 47
6.2.2. Quy hoạch thoát nước mưa..................................................................................47
6.2.3. Giải pháp tiêu quy hoạch .....................................................................................48
6.2.4. Giải pháp tiêu ......................................................................................................48
6.2.5. Tổng hợp quy hoạch tiêu sông Phan- Cà Lồ .......................................................49
6.2.4. Khái toán kinh phí ............................................................................................... 49
6.3. Cấp nước ...............................................................................................................50
6.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng ............................................................................................. 50
6.3.2. Khái toán kinh phí ............................................................................................... 51
6.4. Cấp điện .................................................................................................................52
6.4.1. Nhu cầu phụ tải ....................................................................................................52
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

-4-



Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

6.4.2. Giải pháp..............................................................................................................52
6.4.3. Khái toán kinh phí ............................................................................................... 53
6.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường .............................................................. 53
6.5.1. Thoát nước thải ....................................................................................................53
6.5.2. Quy hoạch quản lý chất thải rắn ..........................................................................55
6.5.3. Quy hoạch quản lý nghĩa trang ............................................................................56
6.5.4. Khái toán kinh phí ............................................................................................... 56
VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ...................................................56
7.1. Hiện trạng môi trường .........................................................................................56
7.2. Dự báo tác động và diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy
hoạch vùng....................................................................................................................58
7.3. Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ............................ 58
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ...................................................................................59
8.1. Các Chương trình, dự án thực hiện quy hoạch .................................................59
8.1.1. Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển vùng............................................59
8.1.2. Chương trình xây dựng nông thôn mới. .............................................................. 59
8.1.3. Chương trình Bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí
hậu .................................................................................................................................59
8.2. Các dự án ưu tiên..................................................................................................59
8.3. Các giải pháp về nguồn lực ..................................................................................59
8.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện .........................................................................60
IX. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ...................................................................................61
9.1. Kết luận .................................................................................................................61
9.2. Kiến nghị ...............................................................................................................61

THUYẾT MINH
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG PHÍA NAM ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC, TỈNH
VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

-5-


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do và sự cần thiết phải lập quy hoạch
1. Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 03/12/2012 của Ban chấp hành
Đảng bộ khóa XV về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030;
2. Cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2358/QĐ-UBND
ngày 20/09/2012, trong đó đã xác định vùng phía Nam là một trong bốn vùng kinh tế lãnh thổ của tỉnh Vĩnh Phúc gồm: Vùng kinh tế đô thị Vĩnh Phúc; Vùng kinh tế lâm
nghiệp - sinh thái - du lịch - dịch vụ phía Bắc; vùng kinh tế nông nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp - thương mại phía Nam và vùng kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ phía
Tây;
3. Làm cơ sở để thực hiện lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển đô thị theo
Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số
108/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 và tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng nông
thôn mới đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành tại Quyết định số 19/2011/QĐUBND ngày 20/04/2011;
4. Vùng kinh tế - lãnh thổ phía Nam là một vùng có vị trí đặc biệt quan trọng đối
với việc phát triển bền vững đối với tỉnh Vĩnh Phúc, với chức năng và vai trò là: Vùng
kinh tế nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại của Tỉnh.
Việc lập quy hoạch xây dựng vùng này là nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế
của vùng trong mối quan hệ chung với các bộ phận lãnh thổ của tỉnh Vĩnh Phúc, làm
cơ sở để thu hút đầu tư, quản lý xây dựng theo quy hoạch và bảo vệ môi trường; từng
bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giảm thiểu sự phát triển

chênh lệch giữa các vùng.
5. Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003 và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày
24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng là phù hợp và cần thiết.
1.2. Quan điểm, mục tiêu
1.2.1. Quan điểm
1- Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam phải tuân thủ các chủ trương, đường lối
và chính sách của Đảng và Nhà nước; chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh
Vĩnh Phúc; phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
2- Xây dựng và phát triển vùng trở thành một vùng kinh tế - lãnh thổ với chức
năng chính là: Nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại trong sự phân công
lao động với các vùng khác;
3- Phát triển bền vững trên cơ sở củng cố cơ sở kinh tế - kỹ thuật vững chắc,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư và bảo vệ môi trường thiên nhiên, giữ
gìn cân bằng sinh thái;
4- Gắn kết vùng với các vùng khác của Tỉnh, đặc biệt là đô thị Vĩnh Phúc và các
địa phương khác trong vùng Thủ đô, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ;
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

-6-


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

5- Đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và tính hiệu quả trong việc tổ chức thực
hiện và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
1.2.2. Mục tiêu
1- Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô
thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
2- Xây dựng vùng trở thành một trong bốn trung tâm kinh tế của Tỉnh, làm cơ sở
để tổ chức hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng
liên điểm dân cư, gắn liền với việc bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng sinh thái
trên địa bàn Tỉnh;
3- Xác lập cơ sở để thu hút đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
1.3. Các căn cứ lập quy hoạch
1.3.1. Các cơ sở pháp lý
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 của Quốc hội;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 của Quốc hội;
- Luật Đất đai năm số 13/2003/QH11 của Quốc hội;
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội;
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc
hội;
- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH11 ngày 29/06/2001 của Quốc hội;
- Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây
dựng;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Vĩnh
Phúc;
- Quyết định số 113/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/01/2012 về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030;
- Thông tư 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án
quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban
hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 03/12/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ khóa
XV về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
- Nghị quyết số 82/NQ-HĐND ngày 21/12/2012 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về
Chương trình xây dựng nghị quyết HĐND tỉnh năm 2013;
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

-7-


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

- Văn bản số 39-CTr/TU ngày 04/01/2013 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về Chương
trình công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2013;
- Quyết định số 4107/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 31/12/2010 về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 4108/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 31/12/2010 về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 4100/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 30/12/2010 về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Lạc đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 890/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 cho các
huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn Tỉnh;

- Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 20/09/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050;
- Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
việc phê duyệt Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Văn bản số 1661/UBND-CN1 ngày 05/04/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
việc đồng ý chủ trương giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây
dựng các vùng kinh tế - lãnh thổ trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2015 trong năm 2013.
- Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 17/5/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán kinh phí lập Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô
thị Vĩnh Phúc theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050.
- Thông báo số 34/TB-UBND ngày 14/3/2014 về Kết luận của Chủ tịch UBND
tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thông báo số 1387-TB/TU ngày 8/5/2014 về kết luận của Ban thường vụ Tỉnh
uỷ tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thông báo số 258/TB-SXD ngày 19/02/2014 về kết luận của Giám đốc Sở Xây
dựng Vĩnh Phúc.
1.3.2. Các nguồn tài liệu, số liệu
- Các nguồn tài liệu, số liệu kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc từ Cổng thông tin điện
tử tỉnh Vĩnh Phúc, Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các thông tin về quy hoạch xây dựng, do chủ đầu tư và các ngành chức năng
liên quan cung cấp;
- Cơ sở thiết kế quy hoạch theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện
hành và các văn bản quy định liên quan.
- Hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050;
- Các đồ án, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2009 đến 2012.
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

-8-


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

1.3.3. Các cơ sở bản đồ
- Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc ban hành năm 2009;
- Bản đồ hiện trạng địa hình tỷ lệ 1/2000 tỉnh Vĩnh Phúc đo vẽ năm 2005 do Sở
Tài nguyên và Môi trường cung cấp.
1.3.4. Nhiệm vụ lập quy hoạch
Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được lập trên cơ sở Nhiệm vụ Quy hoạch
xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1202
/QĐ-UBND ngày 17/5/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch 22.806,48 ha. Chiếm 18,41 % diện tích
đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó: Diện tích thuộc phạm vi quy hoạch chung đô thị Vĩnh
Phúc là: 3.416 ha; diện tích lập quy hoạch mới là: 19.390,48 ha. Nằm trên 03 đơn vị
hành chính cấp huyện.Bao gồm:
+ Diện tích của huyện Vĩnh Tường (29/29 đơn vị hành chính cấp xã) 14.401,55
ha
+ Một phần diện tích của huyện Yên Lạc (13/17 đơn vị hành chính cấp xã)
7.817,95 ha
+ Một phần diện tích của huyện Bình Xuyên (02/13 đơn vị hành chính cấp xã)
586,98 ha.
TT

I
1
2
3
4
5
6
7
8

Bảng thống kê diện tích phạm vi lập quy hoạch theo các đơn vị hành chính
Huyện, thị xã
Xã, phường, thị trấn
Diện tích quy
Ghi chú
hoạch (ha)
Huyện Vĩnh Tường
14.401,55
Thị trấn Vĩnh Tường
330,44
Xã Kim Xá
917,37
Xã Yên Bình
641,30
Một phần diện
tích đã nằm vào
Xã Chấn Hưng
532,46
QHC ĐT VP
Xã Nghĩa Hưng

467,81
TT. Thổ Tang
526,72
Xã Vĩnh Sơn
325,22
Xã Bình Dương
760,12

9

Xã Yên Lập

580,43

10

Xã Đại Đồng

516,49

11

Xã Tân Tiến

299,30

22

Xã Vân Xuân


333,42

12

Xã Việt Xuân

277,47

13

Xã Bồ Sao

260,48

14

Xã Lũng Hòa

626,59

15

Xã Cao Đại

591,19

Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

-9-



Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc
16

Xã Tân Cương

232,29

17

Xã Phú Thịnh

203,76

18

Xã Thượng Trưng

599,55

19

Xã Vũ Di

370,10

20

Xã Lý Nhân


287,37

21

Xã Tuân Chính

655,42

23

Xã Tam Phúc

319,83

24

Thị trấn Tứ Trưng

501,79

25

Xã Ngũ Kiên

488,67

26

Xã An Tường


539,16

27

Xã Vĩnh Thịnh

1.028,84

28

Xã Phú Đa

643,23

29
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

III
1

Xã Vĩnh Ninh

471,13
7.817,95
67,52
785,10
403,82
702,56
930,21
627,20
483,44
544,75
322,22
865,93
896,99
516,68
359.43
432.35
586,98
440,05

2
IV

Huyện Yên Lạc
TT. Yên Lạc
Xã Yên Đồng

Xã Tề Lỗ
Xã Đồng Văn
Xã Tam Hồng
Xã Nguyệt Đức
Xã Văn Tiến
Xã Yên Phương
Xã Hồng Phương
Xã Liên Châu
Xã Đại Tự
Xã Hồng Châu
Xã Trung Hà
Xã Trung Kiên
Huyện Bình Xuyên
Xã Phú Xuân
TT. Thanh Lãng
Tổng

146,93
22.806,48

Một phần diện
tích đã nằm vào
QHC ĐT VP

Một phần diện
tích đã nằm vào
QHC ĐT VP

Phía Bắc giáp với các xã huyện Lập Thạch, huyện Tam Dương và ranh giới quy
hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc;

- Phía Nam giáp thành phố Hà Nội;
- Phía Đông giáp thành phố Hà Nội;
- Phía Tây giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.

Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

- 10 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

Bản đồ hành chính vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc ( nguồn bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh
Phúc)

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG
2.1. Các điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
- Nằm phía Nam đô thị Vĩnh Phúc là cửa ngõ phía nam của đô thị Vĩnh Phúc.
- Nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

- 11 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

- Nằm liền kề với thủ đô Hà Nội, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ và các đầu mối
giao thông của Quốc gia, tỉnh:Cách thủ đô Hà Nội: 20 km; cách TP Việt Trì: 10 km;
cách sân bay Quốc tế Nội Bài: 30km;
- Nằm trên hành lang kinh tế: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng –

Quảng Ninh.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Với vị trí nằm ở phía Nam đô thị Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ
nên địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ
Tây sang Đông thuộc nhóm địa hình đồng bằng tích tụ phù sa sông. Được thể hiện
qua dòng chảy nước mặt đổ về sông Hồng, sông Phan, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ.
Vùng phía Nam có hệ thống đê nhân tạo, có sự phân hóa rõ rệt giữa khu vực
ngoài đê trước đây hàng năm còn ngập nước lũ, với các bãi bồi rộng lớn phân bố ở hai
bên bờ sông hoặc giữa long sông (bãi giữa) và khu vực trong đê không bị ngập nước lũ
mà chỉ bị úng nước mưa, một khu vực mang sắc thái địa hình nhân sinh đậm nét.
Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn vùng không lớn. Vùng đồng bằng chiếm
phần lớn toàn bộ diện tích vùng phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc có độ cao từ 6,5 – 15,5m so
với mặt nước biển và một số vùng trũng ven đê tả sông Hồng.
Cao độ cao nhất tại xã Kim Xá huyện Vĩnh Tường là 15,5m cao độ thấp nhất tại
xã Trung Hà huyện Yên Lạc là 6,5m.
2.1.3. Địa chất
Phần lớn diện tích nằm trên vùng đất có cấu tạo địa tầng rất cổ, khoảng từ 200350 triệu năm. Cấu tạo địa tầng vững vàng, ổn định.
2.1.4. Thủy văn
- Nước mặt: Trữ lượng nước lớn, phân bố trên toàn vùng bởi 4 con sông chính là:
Sông Hồng, sông Phan, sông Cà Lồ, sông Phó Đáy và một số các ao hồ với mật độ dày
đặc trên địa bàn toàn vùng.
- Nước ngầm: Theo đánh giá sơ bộ của Sở Tài nguyên môi trường của tỉnh Vĩnh
Phúc, trữ lượng nước lớn tuy nhiên chất lượng không cao.
2.1.5. Cảnh quan
1. Đánh giá chung
Là vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng, vùng đồng bằng cảnh quan thiên nhiên
mang đặc điểm của đồng bằng châu thổ sông Hồng đất đai bằng phẳng, mầu mỡ thuận
lợi cho canh tác nông nghiệp.
Vùng phía Nam có mạng lưới sông ngòi, hồ đầm dày đặc nhưng không có điểm
nổi bật về cảnh quan, du lịch. Các sông đi qua đơn thuần phục cho tưới tiêu sản xuất

nông nghiệp và phục vụ tiêu thoát nước cho Vĩnh Phúc và cho vùng phía Nam, chưa
tận dụng để khai thác có hiệu quả cho mục đích đem lại nguồn lợi cho địa phương
cũng như của tỉnh.
Các hồ đầm nhiều nhưng vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ vốn có, chưa được khai
thác triệt để cũng chưa được quản lý tốt để xảy ra tình trạng lán chiếm mặt nước. Hiện
nay tại Vĩnh Tường đã có quy hoạch khu du lịch sinh thái đầm Rưng, nhưng mới chỉ
được phê duyệt quy hoạch, chưa được thực hiện. Nói chung cảnh quan thiên nhiên khu
vực này phong phú và đa dạng nhưng chưa được quy hoạch và đầu tư khai thác có
hiệu quả.
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

- 12 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

2. Các vùng cảnh quan nổi trội
Vùng phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng đã giúp hình thành
nên những làng quê trù phú, thanh bình, đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với
những nét đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Nhưng trong công cuộc phát triển đô thị hóa
hiện đại hóa đã chia cảnh quan nhân tạo của vung phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc thành hai
hình thái là:
- Cảnh quan đô thị: Là những dãy nhà mặt phố bám theo các trục đường tỉnh lộ
và quốc lộ, cùng với đó là các khu cây xanh công viên vui chới giải trí phục vụ cục bộ
trong khu vực. Điển hình nhu các đô thị là: Các thị trấn hiện có: Vĩnh Tường, Thổ
Tang, Tứ trưng; xã đang QH nâng cấp thành đô thị loại V : Thượng Trưng, Tam Hồng;
khu đô thị đang xây dựng: Khu nhà ở và thương mại Phúc Sơn
- Cảnh quan nông thôn: Đặc điểm nổi bật là những làng xóm tập trung chủ yếu là
các nhà 1 đến 2 tầng kết hợp cùng với vườn ao truồng tạo nên một nét đặc trung của
làng quê vùng phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.6. Đánh giá các điều kiện tự nhiên
1- Khai thác và sử dụng tối ưu các lợi thế về vị trí, nguồn lực để phát triển nông
nghiệp ngoại thành chất lượng cao gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp – làng nghề,
du lịch sinh thái và văn hóa;
2- Xây dựng hoàn chỉnh phát triển hệ thống phân bố dân cư đô thị và nông thôn;
3- Xây dựng hạ tầng cơ sở đồng bộ tạo sự gắn kết chặt chẽ với đô thị Vĩnh Phúc
và các vùng xung quanh đảm bảo hài hòa;
4- Có giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
toàn cầu;
5- Xác lập cơ sở quản lý và phát triển vùng theo quy hoạch và kế hoạch.
2.2. Hiện trạng phát triển vùng
2.2.1. Kinh tế xã hội
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc
(nguồn niên giám thống kê các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên năm 2011- 2012)
TT
I
1
2
3
II
1
2
3
III
IV

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu
Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 (tỷ đồng)
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và Xây dựng

Dịch vụ
Cơ cấu kinh tế (%)
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và Xây dựng
Dịch vụ
Tăng trưởng bình quân năm (%)
Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng)

2010
5.229,69
1.380,64
2.304,72
1.544,33
100,00
26,4
44,07
29,53
25,3
26,6

2011
5.492,70
1.400,64
2.465,39
1.626,39
100,00
25,5
44,89
29,61
21,8

34,7

2012
6.123,56
1.475,78
2.806,42
1.841,36
100,00
24,1
45,83
30,07
23,4
40,1

Bảng so sánh các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu vùng phía Nam với mức trung bình cả tỉnh
(nguồn niên giám thống kê các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên năm 2011- 2012)
TT
I
1
2
3

Các chỉ tiêu so sánh năm 2012
Cơ cấu kinh tế (%)
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và Xây dựng
Dịch vụ

Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc


Vùng phía
Nam
100,00
24,1
45,83
30,07

Tỉnh Vĩnh
Phúc
100,00
5,90
83,53
10,57

- 13 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc
Tăng trưởng bình quân năm (%)
Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng)

II
III

23,4
40,1

2,29
51,40


2.2.2. Dân số và lao động
1. Dân số:
- Tổng dân số 318.210 người trong trong đó: (Dân số thuộc đô thị Vĩnh Phúc là
48.705 người; còn lại là 269.505 người), mật độ dân số trung bình 1.395 người/km2.
Bảng thống kê tổng hợp dân số và mật độ dân số vùng phía Nam đô thị Vĩnh
Phúc(nguồn niên giám thống kê các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên năm 20112012)
Huyện

TT

Diện tích
(km2)

Dân số
(người)

Mật độ dân số
(người/km2)

1

Huyện Vĩnh Tường

119,54

172.888

1.406

2


Một phần huyện Yên Lạc

68,50

90.617

1.402

3

Một phần huyện Bình Xuyên

5,86

6.000

1.023

193,90

269.505

1.395

Tổng

- Mật độ dân số: Cao nhất 1.406người/km2 tại khu vực huyện Vĩnh Tường, trung
bình 1.402 người/km2 tại huyện Yên Lạc và thấp nhất: 1.023 người /km2 tại huyện
Bình Xuyên.

- Biến động dân số:
Bảng tỷ lệ tăng dân số vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc(nguồn niên giám thống kê các
huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên năm 2011- 2012)
Tỷ lệ tăng tự
TT
Đơn vị hành chính
Tỷ lệ sinh (%)
Tỷ lệ chết (%)
nhiên (%)
1
2
3
4
5

Vĩnh Tường
Yên Lạc
Bình Xuyên
Vùng phía Nam
Tỉnh Vĩnh Phúc

1,98
2,79
2,31
2,36
1,9

0,52
0,5
0,51

0,51
0,73

1,46
2,29
1,8
1,85
1,17

Tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình Vùng phía Nam là 1,85% cao hơn mức trung bình
cả tỉnh là 1,17%
- Tỷ lệ giới tính: Nam 155.066 người, chiếm 48,73%; nữ 163.144 người, chiếm
51,27%.
- Dân số đô thị 27.187 người, chiếm 8,54% tổng dân số; dân số nông thôn
291.023 người, chiếm 91,46%.
2. Lao động:
- Số người trong độ tuổi lao động: 176.444 người, chiếm 55,44% tổng dân số
(trong đó Vĩnh Tường 116.548 người, Yên Lạc 56.896 người, Khu vực huyện Bình
Xuyên khoảng 5.000 người).
- Tổng số lao động: 149.977 người, chiếm 47,13% tổng dân số, thấp hơn so với
trung bình cả tỉnh là 61%.
Bảng thống kê số lao động trong các ngành kinh tế Nam đô thị Vĩnh Phúc(nguồn niên
giám thống kê các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên năm 2011- 2012)
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

- 14 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc


TT
1
2
3
4

Đơn vị hành chính
Vĩnh Tường
Yên Lạc
Bình Xuyên
Vùng phía Nam

Nông, lâm
nghiệp và thuỷ
sản (người)
75.756
38.698
1.590
116.044

Công nghiệp
và Xây dựng
(người)
23.309
9.664
750
33.723

Dịch vụ
(người)


Tổng (người)

17.483
8.534
660
26.677

116.548
56.896
3.000
176.444

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 19,1% (Không có số liệu theo từng huyện, lấy theo
mức trung bình toàn tỉnh)
- Tỷ lệ thất nghiệp: 2,9% (cao hơn mức trung bình toàn tỉnh là 1,0%)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc và các huyện 2012)

2.2.3. Hệ thống các đô thị và điểm dân cư nông thôn

Sơ đồ hiện trạng đô thị và điểm dân cư nông thôn trên toàn vùng

1. Hệ thống các đô thị thuộc vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc tính đến năm 2013
Gồm 05 đô thị loại V, tổng dân số đô thị 27.187 người.

TT

Bảng thống kê hệ thống đô thị vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc.
Năm
Loại

Dân số
Cấp quản lý
Tên đô thị
thành
đô
Tính chất
(người)
hành chính
lập
thị

Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

Đơn vị trực
thuộc

- 15 -

Diện
tích
(km2)


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc
1

2

3


1996

4.842

Thị trấn Tứ
Trưng

2009

6.883

V

Đô thị thuộc
huyện (cấp xã)

Tổng
hợp,
huyện lỵ

Huyện Vĩnh
Tường

3,30

V

Đô thị thuộc
huyện (cấp xã)


DV-TM
du lịch

Huyện Vĩnh
Tường

5,01

Đô thị thuộc
huyện (cấp xã)

Thị trấn Thổ
Tang

2007

15.462

V

Một phần thị
trấn Yên Lạc

1997

0

V

Một phần thị

trấn Thanh
Lãng
Tổng

2007

0

V

4

5

Thị trấn Vĩnh
Tường

Dịch vụ,
Huyện Vĩnh
thương
Tường
mại
Tổng
Đô thị thuộc
Huyện Yên
hợp,
huyện (cấp xã)
Lạc
huyện lỵ
Làng

Đô thị thuộc
Huyện Bình
nghề DVhuyện (cấp xã)
Xuyên
TM

5,26

0,67

1,46

27.187

2. Hệ thống các điểm dân cư nông thôn
Toàn vùng có 42 xã, tổng dân số nông thôn 291.023 người.
Bảng thống kê hệ thống các điểm dân cư nông thôn vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc.
Tổng số
TT
Huyện
Gồm các xã
Dân số

1
Huyện Vĩnh
Xã Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng,
26
175.375
Tường
Nghĩa Hưng, Yên Lập, Việt Xuân, Bồ

Sao, Đại Đồng, Tân Tiến, Lũng Hòa,
Cao Đại, Vĩnh Sơn, Bình Dương, Tân
Cương, Phú Thịnh, Thượng Trưng, Vũ
Di, Lý Nhân, Tuân Chính, Vân Xuân,
Tam Phúc, Ngũ Kiên, An Tường, Vĩnh
thịnh, Phú Đa, Vĩnh Ninh, Thượng
Trưng
2

Huyện Yên Lạc

Xã Tam Hồng, Liên Châu, Yên Đồng,
Đại Tự, Hồng Châu, Yên Phương, Tề
Lỗ, Nguyệt Đức, Hồng Phương, Trung
Hà, Trung Kiên, Văn Tiến.

12

109.648

3

Một phần huyện
Bình Xuyên
Tổng

Xã Phú Xuân.

8


6.000

42

240.254

2.2.4. Sử dụng đất đai
- Đất nông nghiệp diện tích 15.648,75 ha (chiếm 68,62%);
- Đất phi nông nghiệp diện tích 7.128,96 ha (chiếm 31,26%);
- Đất chưa sử dụng diện tích 28,77 ha (chiếm 0,12%).
Bảng hiện trạng sử dụng đất đai vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc năm 2012 (Nguồn: Sở Tài
nguyên và môi trường; cùng với Viện quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc Tổng Hợp) Đơn vị : ha
DIỆN TÍCH (HA)
STT

TỔNG

Tên Xã

Vĩnh
Tường

Yên Lạc

Bình
Xuyên

Diện tích

TỶ LỆ


Tổng Diện Tích Tự Nhiên

14.401,55

7.817,95

586,98

22.806,48

100,00

Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

- 16 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc
(HA)
I

Đất nông nghiệp

10.004,07

5.174,08

470,60


15.648,75

68,62

1
2
3

Đất sản xuất nông nghiệp
Đất Lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản

8.099,81
0,00
1.904,26

4.269,28
0,00
904,80

452,64
0,00
17,96

12.821,73
0,00
2.827,02

56,22
0,00

12,40

II

Đất phi nông nghiệp

4.383,53

2.629,05

116,38

7.128,96

31,26

1
1.1
1.2
2

Đất ở
Đất ở nông thôn
Đất ở đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan,công trình
sự nghiệp
Đất quốc phòng, an ninh
Đất SX kinh doanh phi nông
nghiệp

Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối mặt nước
chuyên dùng

1.676,00
1.504,36
171,64
1.899,10

1.139,94
1.139,94
0,00
1.112,93

30,06
30,06
0,00
62,78

2.846,00
2.674,36
171,64
3.074,81

12,48

1.654,01

999,67


59,39

2.713,07

12,16

0,70

0,00

12,86

232,93

112,56

3,39

348,88

23,71
82,53

18,47
46,35

1,53
3,24


43,71
132,12

0,19
0,58

702,19

311,36

18,77

1.032,32

4,53

13,95

14,82

0,00

28,77

0,12

2.1
2.2
2.3
3

4
5
III

Đất chưa sử dụng

13,48

2.2.5. Cơ sở hạ tầng xã hội
1. Nhà ở.
- Bình quân nhân khẩu: 3,79 người/hộ
- Tổng diện tích nhà ở: 2.709.599 m2 sàn.
- Bình quân diện tích nhà ở: 17,5 m2 sàn/người (thấp hơn chỉ tiêu trung bình cả
tỉnh là 18,4 m2/người).
- Nhà kiên cố 29.610 căn, nhà bán kiên cố 2.658 căn, nhà ở thiếu kiên cố 726
căn, nhà ở đơn sơ 274 căn.
2. Hệ thống các công trình phục vụ công cộng
Bao gồm các công trình về giáo dục, y tế, văn hoá, cây xanh, thể dục thể thao,
thương mại, dịch vụ công cộng, ngân hàng, bưu điện, quản lý hành chính được tổ chức
thành 2 cấp:
- Trung tâm huyện: Thị trấn huyện lỵ (Vĩnh Tường),
- Trung tâm cấp cơ sở: Tại các xã.
a) Y tế:
- Tổng số: 610 giường bệnh
- Tỷ lệ giường bệnh/dân số: 16,6 giường bệnh/1 vạn dân (thấp hơn chỉ tiêu trung
bình cả tỉnh là 43,6 giường bệnh/1 vạn dân).
Bảng tổng hợp số lượng giường bệnh trên toàn vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc (
Nguồn niên giám thống kê 2012)
Đơn vị : giường
TT

Tên huyện
Số lượng
Ghi chú
(giường bệnh)
I
Huyện Vĩnh Tường
1 01 Bệnh viện đa khoa
170
2 03 Phòng khám khu vực - 29 trạm y tế xã, thị trấn
290
II Huyện Yên Lạc
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc
- 17 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

III
1

14 trạm y tế xã, thị trấn
Khu vực huyện Bình Xuyên
01 trạm y tế
Tổng

140
10
610

b) Giáo dục đào tạo

Tổng diện tích đất giáo dục 72,28 ha ( 57.383 học sinh, sinh viên), bao gồm:
- Giáo dục mầm non: Hiện có 49 trường mầm non, trong đó huyện Vĩnh Tường:
31 trường; huyện Yên Lạc: 21 trường; khu vực huyện Bình Xuyên: 1 trường.
- Giáo dục phổ thông:
+ Bậc Tiểu học: 50 trường tiểu học, trong đó huyện Vĩnh Tường: 34 trường;
huyện Yên Lạc: 16 trường.
+ Bậc THCS: 41 trường, trong đó huyện Vĩnh Tường: 30 trường; huyện Yên
Lạc: 11 trường.
+ Bậc PTTH: 9 trường, trong đó huyện Vĩnh Tường: 07 trường; huyện Yên Lạc:
02 trường.
- Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề: Có 01 trung tâm dạy nghề tại thị trấn Thổ
Tang: Diện tích 0,9ha, số sinh viên khoảng 300 sinh viên.
(Nguồn: Các số liệu về đất giáo dục lấy từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc)

c) Văn hoá - thông tin
- Nhà văn hoá:
+ Cấp huyện: Có 01 nhà văn hoá huyện Vĩnh Tường.
+ Cấp xã: 12/40 xã, thị trấn có nhà văn hoá xã, trong đó: Huyện Vĩnh Tường là
7/29 xã, thị trấn; huyện Yên Lạc là 5/17 xã, thị trấn.
- Thư viện:
Cấp huyện: Có 01 thư viện huyện Vĩnh Tường.
- Di tích lịch sử:
+ Vĩnh Tường: Có trên 45 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó
có 27 đình, 11 chùa, 5 đền, miếu 02 miếu. Có 15 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng
trong đó có 04 chùa, 10 đình, 01 di tích lưu niệm bác hồ tại xã Bình Dương được xếp
hạng cấp quốc gia.
+ Yên Lạc: Có trên 75 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó có
39 đình, 23 chùa, 10 đền, 02 miếu, 01 nhà thờ họ. Có 11 di tích lịch sử văn hóa được
xếp hạng trong đó có 03 chùa, 04 đình, 03 đền, 01 di tích khảo cổ học được xếp hạng
cấp quốc gia.

- Phát thanh và truyền hình:
Hệ thống đài phát thanh cấp huyện tại Yên Lạc và Vĩnh Tường; cấp xã có đạt
100%, trong đó:
+ Yên Lạc : Mạng lưới phát thanh và truyền hình đã phủ sóng 14/14 xã, thị trấn.
Tuy nhiên, diện phủ sóng truyền thanh đạt khoảng 100%.
+ Vĩnh Tường : Mạng lưới phát thanh và truyền hình đã phủ sóng 14/14 xã, thị
trấn. Tuy nhiên, diện phủ sóng truyền thanh đạt khoảng 100%.
- Thể dục thể thao:
+ Hệ thống cơ sở vật chất do Sở TDTT quản lý: Không có
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

- 18 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

+ Hệ thống cơ sở vật chất do huyện quản lý: Gồm huyện Vĩnh Tường trung tâm
TDTT.
- Thương mại:
+ Chợ cấp huyện: Có 02 chợ tại thị trấn Vĩnh Tường và thị trấn Thổ Tang.
+ Trung tâm thương mại: Hiện chưa có tụ điểm thương mại quy mô rõ rệt, chủ
yếu tập trung tại trung tâm các thị trấn; còn lại là các hộ gia đình mở xung quanh các
chợ nông thôn, tại trung tâm các xã, thị trấn.
3. Cây xanh, công viên, vườn hoa: Chưa được đầu tư xây dựng.
4. Cơ quan hành chính sự nghiệp:
- Cấp huyện:
+ Huyện Vĩnh Tường: Cơ bản đầy đủ cơ sở vật chất, một số cơ quan cần đầu tư
xây mới và mở rộng để đảm bảo diện tích.
+ Một phần huyện Yên Lạc và Bình Xuyên: Trung tâm hành chính cấp huyện
không nằm trong phạm vi lập quy hoạch.

- Cấp xã: Tất cả các xã đều cơ bản đầy đủ các phòng ban chức năng; tuy nhiên
một số xã quy mô và cơ sở vật chất còn thiếu cần tiếp tục đầu tư nâng cấp.
2.2.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
2.2.6.1. Giao thông
1) Giao thông đối ngoại.
Trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch tiểu vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc có 2
tuyến đường bộ quốc gia chạy qua đó là Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C và 1 tuyến đường sắt
chạy qua đó là tuyến đường sắt Hà nội – Lào Cai. Ngoài ra còn có các đường tỉnh lộ
303;304; 305; 305C ( tỉnh lộ 311 cũ); và 309. Các tuyến đường đê gồm Đê tả sông Phó
Đáy, Đê tả sông Hồng ( đê trung ương), tuyến đường đê Bối sông Hồng.
a) Giao thông đường bộ:
+ Quốc lộ 2: Đây là tuyến đường có tầm quan trọng cả về kinh tế, quốc phòng và
giao lưu văn hóa xã hội. Hiện tại tuyến đường có mặt cắt trung bình 12m (lòng đường
11m và lề đường mỗi bên là 0,5m).Trong đó đoạn đi qua phạm vi nghiên cứu qui
hoạch có chiều dài khoảng 4.47km. Hiện tại, tại đang có dự án xây dựng cầu Việt Trì
mới có đường dẫn lên cầu được bắt đầu từ xã Việt Xuân huyện Vĩnh Tường nên trên
đoạn này Quốc lộ 2 đã được nắn chuyển sang vị trí mới. Dự án cầu Việt Trì mới đang
được thi công có điểm đầu thuộc địa phận xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường tại lý
trình Km0+00 (lý trình Dự án) cách QL2 hiện tại về bên phải khoảng 1,1km (tương
ứng khoảng lý trình Km50+200 QL2); điểm cuối là tuyến vượt sông Lô bằng cầu Việt
Trì mới(về phía thượng lưu cầu Việt Trì hiện tại khoảng 270m.. Do vậy, tuyến đường
QL2 này rất quan trọng cho việc vận tải hàng hóa của tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, tuyến
đường QL2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên chạy qua khu vực nghiên cứu có MCN
23.5m ( Lòng đường 2x10.5m; phân cách 1.0m; lề mỗi bên 0.75m).
+ Quốc lộ 2C: Đoạn đi qua khu vực đang nghiên cứu có chiều dài 10,12 km nối
Sơn Tây (Hà Nội) với Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Đây là tuyến đường giao lưu về
kinh tế và giao lưu văn hóa xã hội. Hiện tại, mặt cắt ngang đoạn từ đường tránh QL2
đến QL2 có Bnền là 37.5m ( Bmặt= 2x7.0m; Bhè= 2x 7.0m; DPC= 9.5m). Trên đoạn
QL2C qua các xã Đồng Văn , Bình Dương có Bnền= 12.0m (trong đó lòng đường
10.5m; lề đường mỗi bên là 0.75m). Phần mặt cắt đường Quốc lộ 2C nắn chuyển đến

Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

- 19 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

cầu Vĩnh Thịnh có Bnền= 17.5m (lòng đường 16,5m; lề đường mỗi bên là 0, 5m).
Phần QL2C cũ từ vị trí nắn chuyển đến bến phà Vĩnh Thịnh có Bnền=8.0m ( lòng
đường 7.0m, lề mỗi bên 0.5m). Hiện tại Bộ Giao thông đang triển khai dự án xây dựng
cầu Vĩnh Thịnh nối Quốc lộ 2C bắc qua sông Hồng với mặt cắt 16,5m với 4 làn (lòng
đường 15.0m lề trên cầu mỗi bên 0,5m và giải phân cách 0,5m).
Bảng hiện trạng các đường quốc lộ đi qua vùng phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc
STT Tên đường
Km
MCN
1
2

3
4

Đường quốc lộ 2
Đường QL2C đoạn từ đường tránh
QL2 đến QL2
Đường QL 2C đoạn qua Đồng Văn,
Bình Dương
Đường quốc lộ 2C đoạn nắn chuyển
đến cầu Vĩnh Thịnh
QL2C cũ từ vị trí nắn chuyển đến bến

phà Vĩnh Thịnh

10,05 Bmặt= 11m; Blề= 2x0.5m
0.425 Bmặt=2x7.0m;Bhè= 2x7.0m; DPC=9.5m;
Blề=2x0.75m
6.4
Bmặt=10.5m; Blề=2x0.75m.
4.84

Bmặt= 10.5m;Bhè=2x 3.0m; Blề=2x 0.75m

8.48

Bmặt=7.0m; Blề=2x0. 5m

+ ĐT 309:chiều dài 5,15km với lộ giới 33m (trong đó: Bmặt= 10.0m, Blề= 2x
0.5m, hành lang giao thông 2x11.0m ) chạy theo hướng Bắc – Nam, chạy qua xã Chấn
Hưng và xã Kim xá huyện Vĩnh Tường, hiện tại tuyến đường đã để theo lộ giới đường
cấp 3 đồng bằng .Bề mặt đoạn tuyến đi qua khu vực trải bê tông nhựa . Chất lượng
tuyến hiện tại đang cần phải nâng cấp.
+ ĐT 304: Dài 17,0km với lộ giới 31m ( Bmặt= 8.0m; Blề= 2x 0.5m; hành lang
giao thông 2x 11.0m) chạy theo hướng Bắc – Nam giữa phạm vi nghiên cứu quy
hoạch, chạy qua xã Yên lập, Tân Tiến, thị trấn Thổ Tang, Thượng trưng, thị trấn Vĩnh
Tường, thị trấn Tứ Trưng huyện Vĩnh Tường và xã Yên Đồng, Tam Hồng, huyện Yên
lạc , hiện tại tuyến đường đã để theo lộ giới đường cấp 3 đồng bằng và tuyến đường
chạy qua các xã huyện Vĩnh tường hiện đã được nâng cấp lên đường cấp 3 đô thị với
chiều dài 10,24km có mặt cắt đường 27,0m (Vỉa hè 5m mỗi bên, lòng đường 2x7.5m
và giải phân cách 2m). Riêng mặt cắt ngang qua thị trấn Thổ Tang trung bình 13.5m
(lòng đường 7.5m, vỉa hè mỗi bên 3.0m). Mặt cắt ngang qua xã Thổ Tang đoạn gần xã
Tân Tiến có mặt cắt 16.5m ( lòng đường 10.5m; hè mỗi bên 3.0m). Bề mặt đoạn tuyến

đi qua khu vực trải nhựa, chất lượng tuyến tương đối ổn định.
+ ĐT 305: Dài 3,08km với lộ giới 30m (Bmặt= 6.0m;Blề= 2x 1.0m; hành lang
giao thông 2x 11.0m) chạy theo hướng Bắc – Nam, chạy qua xã Tam Hồng và xã Yên
Phương huyện Yên Lạc, hiện tại tuyến đường đã để theo lộ giới đường cấp 3 đồng
bằng. Bề mặt đoạn tuyến đi qua khu vực trải bê tông nhựa, chất lượng tuyến tương đối
ổn định.
+ ĐT 303: Dài 4,69km với lộ giới 30m (Bmặt= 6.0m; Blề= 2x 1.0m; hành lang
giao thông 2x 11.0m) chạy theo hướng Bắc – Nam và Đông Tây, nằm ở phía Đông
khu vực nghiên cứu, chạy qua xã thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên và xã
Nguyệt Đức huyện Yên Lạc, hiện tại tuyến đường đã để theo lộ giới đường cấp 3 đồng
bằng. Bề mặt đoạn tuyến đi qua khu vực trải bê tông nhựa với chất lượng tương đối ổn
định.
+ ĐT 305C ( tỉnh lộ 311cũ): Dài 0,696km với lộ giới 33m chạy theo hướng Bắc
– Nam, nằm ở phía Tây Bắc khu vực nghiên cứu, chạy qua xã Việt Xuân, huyện Vĩnh
Tường, hiện tại tuyến đường đã để theo lộ giới đường cấp 3 đồng bằng. Bề mặt đoạn
tuyến đi qua khu vực trải bê tông nhựa với chất lượng tương đối ổn định.
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

- 20 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

+ Tuyến đường Đê tả sông Phó Đáy: Dài 9,82km với lộ giới 46m (Bmặt= 5.0m;
Blề= 2x0.5m; Btaluy= 2x 15.0m, hành lang đê 2x 5.0m) chạy theo hướng Bắc – Nam,
nằm ở phía Tây Bắc khu vực nghiên cứu, điểm đầu tuyến bắt đầu từ Quốc lộ 2A chạy
qua xã Việt Xuân, Yên Lập và xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, hiện tại tuyến đê đã để
theo lộ giới đường đê cấp 3. Bề mặt trải bê tông chất lượng xuống cấp, cần nâng cấp
cải tạo.
+ Tuyến đường đê tả sông Hồng (đê trung ương): Dài 26,73km với lộ giới

73,5m (Bmặt= 2x10.5m; giải phân cách 1.5m;Blề= 2x0.5m; Btaluy= 2x15.0m; hành
lang đê 2x 5.0m) chạy theo hướng phía Nam khu vực nghiên cứu, điểm đầu tuyến bắt
đầu từ Quốc lộ 2A chạy qua xã Bồ Sao, Cao Đại, Tân Cương, Phú Thịnh, Lý Nhân,
Tuân Chính, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa, Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường và xã Đại
Tự, Liên Châu, Hồng Châu, Hồng Phương, Yên Phương, Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc
hiện tại tuyến đê đang thi công xây dựng nâng cấp với mặt cắt đường giao thông là
23,5m (lề đường 0,5m mỗi bên, lòng đường 2x 10.5m và phân cách là 1,5m). Bề mặt
đường làm bằng bê tông.
Bảng hiện trạng các đường tỉnh lộ đi qua vùng phía Nam tỉnh Vĩnh PhúcĐơn vị: km
STT Tên đường
Chiều dài (Km)
1
Đường tỉnh 303
6,8
2
Đường tỉnh 304
6,7
3
Đường tỉnh 305
3,8
4
Đường tỉnh 309
6,6
5
Đường tỉnh 305C
0,6
Tổng
88,93

b) Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai: Đây là tuyến đường sắt đơn

khổ 1000mm, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa đường dài..
Tuyến đường chạy qua các xã Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Yên Lập, Việt Xuân với
chiều dài 2,855km, chạy song song với đường Quốc Lộ 2, hiện tại trong khu vực có 2
ga tàu là ga Hướng Lại (xã Chấn Hưng) và Ga Bạch Hạc (xã Việt Xuân), các ga đã
xuống cấp, lượng hành khách qua ga rất hạn chế chủ yếu là vận chuyển hàng hóa, vật
liệu xây dựng và phân bón…vv.
c) Đường sông: Do khu vực nghiên cứu gần ngã 3 của con sông lớn, vì vậy trong
khu vực nghiên cứu giáp với 2 con sông lớn đó là sông Hồng với chiều dài 28,2km và
sông Lô.
- Cầu: trong khu vực nghiên cứu có cầu Vĩnh Thịnh vừa khánh thành nằm trên
Quốc lộ 2C bắc qua sông Hồng là huyết mạch giao thông nằm trên tuyến đường vành
đai 5 thuộc Vùng Thủ đô Hà Nội.. Với tổng chiều dài toàn dự án là 5.487m (trong đó
phần cầu dài 4.480m), Vĩnh Thịnh được coi là cây cầu bê tông cốt thép và bê tông cốt
thép dự ứng lực dài nhất vượt sông Hồng được xây dựng. Điểm đầu dự án tại nút giao
QL32 với tuyến tránh Sơn Tây. Điểm cuối vượt qua đê tả sông Hồng khoảng 200m và
kết nối với QL2C. Cầu vượt sông Hồng tại vị trí cách bến phà Vĩnh Thịnh khoảng
150m phía hạ lưu, Tải trọng xe thiết kế của cầu Vĩnh Thịnh là HL93.
- Bến phà: Hầu hết các bến phà và bến đò hiện có đều có chất lượng kém, và đã
được sử dụng lâu năm.
Bảng các bến phà và bến đò
TT
1

Tên bến
Bến đò Trung Kiên

Tên sông
Sông Hồng

Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc


Huyện
Yên Lạc

- 21 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Bến đò Hồng Châu
Bến đò Đại Tự
Bến đò Vĩnh Ninh1
Bến đò Vĩnh Ninh2
Bến đò Vĩnh Thịnh1
Bến đò Vĩnh Thịnh2
Bến phà Vĩnh Thịnh
Bến đò Cao Đại
Bến đò Việt Xuân

Sông Hồng
Sông Hồng

Sông Hồng
Sông Hồng
Sông Hồng
Sông Hồng
Sông Hồng trên tuyến QL2C
Sông Hồng
Sông Phó Đáy

Yên Lạc
Yên Lạc
Vĩnh Tường
Vĩnh Tường
Vĩnh Tường
Vĩnh Tường
Vĩnh Tường
Vĩnh Tường
Vĩnh Tường

- Bến cảng: Hiện tại trong khu vực nghiên cứu không có cảng đường sông với
công suất lớn, chỉ có các cảng nhỏ lẻ khai thác cát sỏi, vật liệu xây dựng phục vụ cho
địa bàn trong tỉnh.
2. Giao thông đối nội:
- Tuyến đường Đê bối sông Hồng: Với chiều dài 26,73m, lộ giới 35,0m chạy bao
phía ngoài đê tả sông Hồng, điểm đầu tuyến bắt đầu từ xã Cao Đại chạy qua Phú
Thịnh, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường và xã Đại Tự,
Liên Châu, Hồng Châu, Hồng Phương, Trung Hà, Trung Kiên, huyện Yên Lạc, hiện
tại tuyến đê đã để theo lộ giới đường đê cấp 4.
- Đường trục xã: Chạy nối giữa các xã trong huyện Vĩnh Tường và huyện Yên
Lạc với mặt cắt trung bình từ 5m đến 6m . Tổng chiều dài các tuyến liên xã khoảng
123,211km. Kết cấu mặt đường chủ yếu là cấp phối đồi, đá dăm, một số đoạn đã được

đổ BTXM hoặc BTN; nói chung chất lượng đường xấu chưa đáp ứng được nhu cầu
vận tải.
3. Giao thông vận tải công cộng:
- Bến xe: Có 03 bến xe ô tô khách gồm: bến xe Vĩnh Tường cũ thuộc xã Yên
Lập, Bến xe thuộc thị trấn Thổ Tang, bến xe thuộc thị trấn Vĩnh Tường. Nhưng hầu
hết các bến xe đều xuống cấp và ít sử dụng: Tại khu vực nghiên cứu có các tuyến xe
buýt với đầu tuyến là Bến xe mới Thành phố Vĩnh Yên và cuối tuyến là các xã: Cao
Đại, Vũ Di,Tứ Trưng huyện Vĩnh Tường , Nguyệt Đức, Đại Tự huyện Yên Lạc
- Thời gian tuyến: Giờ cao điểm 6h đến 7h30’ và từ 4h30’ đến 5h30’: 10’/lượt;
giờ trung bình: 30’/lượt; VP04: Vĩnh Yên – Vĩnh Tường; VP05: Vĩnh Yên – Yên Lạc
– Vĩnh Thịnh; VP08: Vũ Di – KCN Bá Thiện – ĐHSP II - Thanh Tước; VP09: UBND
xã Kim Xá- Phường Hùng Vương thị xã Phúc Yên. Lưu thông qua các Quốc Lộ và
tỉnh lộ.
2.2.6.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất đai và thuỷ lợi
1. Cao độ nền
- Cao độ địa hình huyện vĩnh Tường từ 8.00 m-14.80 m, khu vực huyện Yên Lạc
từ 6.50 m-12.00m, khu vực huyện Bình Xuyên từ 7.50m-9.80m: Khu vực dân cư:
9.80m - 14.80m; khu vực công nghiệp: 11.00m - 12.70m; khu vực đô thị: 10.04m –
12.58m; khu vực nông nghiệp: 8.60m - 11.30m; khu vực ven sông Hồng: 6.00m 15.5m; khu vực ven sông Phó Đáy: 10.70m - 13.80m; khu Vực ven sông Phan: 7.70m
- 12.30m; khu Vực ngập úng: 6.50m - 9.50m.
2. Thoát nước mặt: Vùng phía nam tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong lưu vực sông
Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Phan sông Cà Lồ
* Phân vùng thoát nước
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

- 22 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc


- Căn cứ vào đặc điểm địa hình, đặc điểm sông ngòi, hướng dốc, nơi nhận nước
và hiện trạng công trình thoát nước hiện có, tiểu vùng chia làm 2 lưu vực thoát nước
chính: Lưu vực trong đê tả sông Hồng và sông Phó Đáy và lưu vực ngoài đê.
- Lưu vực ngoài đê có hai hướng thoát nước chính:
+ Lưu vực 1 gồm toàn bộ diện tích ngoài đê tả sông Phó Đáy, gồm các xã: Kim
Xá, Yên Lập, Việt Xuân. Tổng diện tích cần tiêu là 420,6ha.
+ Lưu vực 2 gồm toàn bộ diện tích ngoài đê tả sông Hồng, gồm các xã: Đại, Phú
Thịnh, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa (huyện Vĩnh Tường), xã Đại Tự,
Hồng Châu, Hồng Phương, Trung Kiên, Trung Hà (huyện Yên Lạc). Tổng diện tích
cần tiêu là 4995,1ha.
- Lưu vực trong đê: Toàn bộ huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc, huyện Bình
Xuyên chảy vào hệ thống kênh tiêu ra sông Phan, sông Cà Lô, Kênh tiêu Nam. Chia
làm 3 lưu vực chính:
+ Lưu vực sông Phan: Gồm huyện Vĩnh Tường và một phần huyện Yên Lạc,
tổng diện tích tự nhiên 14275,14ha.
+ Lưu vực xung quanh Vĩnh Yên: gồm các xã Tam Hồng, Yên Phương, Nguyệt
Đức, tổng diện tích tự nhiên 1129,57ha.
+ Lưu vực sông Cà Lồ: gồm các xã Văn Tiến, Phú Xuân, tổng diện tích tự nhiên
1158,11ha.
* Phân vùng ngập lụt
- Lưu vực nghiên cứu được chắn bởi đê tả sông Hồng và đê tả sông Phó Đáy, do
vậy vùng đất bãi ngoài đê sông Hồng và đê sông Phó Đáy vào mùa mưa có nguy cơ
ngập lụt cao. Đặc biệt vùng bãi sông Hồng còn có đê Bối, khi xảy ra mưa lớn đê tổ bối
bị vỡ, phần ngập lụt xâm lấn vào sâu đê trung ương càng nghiêm trọng.
- Dọc theo sông Phan vào mùa mưa, do lượng nước mưa lớn dòng chảy tiêu thoát
không kịp đã gây ngập úng dải đất thấp trũng ven sông.
- Ngoài ra tại các khu đầm hồ trũng vào mùa mưa, lượng mưa lớn cũng gây ngập
úng cục bộ.
- Phần diện tích ngập sâu trên 1,5m là 2281,62ha, phần diện tích ngập dưới 1,5m
là 1565,57ha.

Thoát nước: Hiện nay thoát nước mặt vùng Phía nam phụ thuộc vào hệ thống
sông, kênh mương thoát, trạm bơm thoát nước trong vùng.
Đối vói các khu đô thị mới, khu công nghiệp trong vùng đều được đầu tư mạng
lưới thoát nước đồng bộ tuy nhiên đều đấu nối thoát ra khu vực lại phụ thuộc vào sự
điều thiết của các trạm bơm thoát nước thủy lợi.
Với khu vực nông thôn trong khu dân cư thoát nước ra rãnh và thoát theo độ
dốc địa hình còn khu vực ngoài dân cư chủ yếu dựa vào địa hình tự nhiên sau đó thoát
ra ao, hồ, đầm dồi ra các sông.
2.2.6.3. Cấp nước
- Nguồn nước
+ Nước ngầm: Vùng tỉnh phía Nam là nơi tập trung chủ yếu nguồn nước ngầm
của tỉnh. Chất lượng nước ngầm nhìn chung tốt, còn một số nơi có dấu hiệu bị ô nhiễm
một vài chỉ tiêu như sắt, mangan khá cao cần phải xử lý.
+ Nước mặt :Trữ lượng nước của các sông trong vùng.
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

- 23 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

Sông Hồng : chảy qua ranh giới phía nam của tỉnh với chiều dài là 45 km. Lưu
lựng bình quân lớn nhất 5090m m3/s, lưu lượng bình quân nhỏ nhất 200-300 m3/s, lưu
lượng trung bình nhiều năm 3560 m3/s.
Sông Phan : nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài tổng cộng là 82 km,
lưu lượng bình quân lớn nhất 220 m3/s, lưu lượng bình quân nhỏ nhất 0,64 m3/s.
Sông Phó Đáy : nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài tổng cộng là 41,5
km, lưu lượng bình quân lớn nhất 883 m3/s, lưu lượng bình quân nhỏ nhất 3,2 m3/s,
lưu lượng bình quân nhiều năm 24,5 m3/s.
Sông Lô : nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài tổng cộng là 35 km, lưu

lượng bình quân lớn nhất 762 m3/s
- Các công trình cấp nước hiện nay.
Huyện Vĩnh Tường có 129.951 người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ
sinh (chiếm 79,81%).
Trên địa bàn huyện Yên Lạc có 111.831 người dân nông thôn được sử dụng
nước hợp vệ sinh (chiếm tỷ lệ 85,76%).
Bảng hệ thống nhà máy nước trên địa bàn vùng phía Nam ( Nguồn: Trung
SH&VSMT nông thôn )
Công suất thiết
STT
Nhà máy nước
kế (m3/ngđ)
1
Nhà máy cấp nước Vĩnh Tường
2000
2
Dự án cấp nước xã Tân Cương Huyện Vĩnh Tường.
750
3
Công trình cấp nước văn phòng UBND huyện Vĩnh Tường
100
4
Trạm xử lý nước sạch TT Thổ Tang.
200
5
Nhà máy cấp nước Yên Lạc
3000
6
Dự án cấp nước xã Trung Hà huyện Yên Lạc
1200

7
Dự án cấp nước xã Trung Kiên huyện Yên Lạc
1400
8
Công trình CN khu dân cư tập trung liên xã Ngũ Kiên- Tứ 2500
Trưng
9
Công trình CN khu dân cư tập trung liên 12 xã Cao 15000
Đại,Lũng Hòa,Việt Xuân, Bồ Sao,Nghĩa Hưng, Tân
Tiến,Đại Đồng, Phú Thịnh, Thượng Trưng, Lý Nhân,Tuân
Chính,Yên Lâp.
10
Công trình CN khu dân cư tập trung liên xã Vĩnh Ninh, An 3200
Tường, Vĩnh Thịnh.

tâm Nước
Công suất sử
dụng (m3/ngđ)
2000
750
50
200
3000
1200
1400
2500
15000

3200


2.2.6.4. Cấp điện
- Nguồn điện.: Nguồn điện cấp cho tiểu vùng phía Nam được cung cấp điện từ hệ
thống điện quốc gia thông qua trạm 110kV Vĩnh Yên(E4.3) và trạm 110kV Vĩnh
Tường(E25.5); trạm 110kV Vĩnh Yên đặt huyện Bình Xuyên.
- Lưới điện : Lưới điện cao thế gồm 220KV Việt Trì - Sóc Sơn và lưới điện
110KV Việt Trì; lưới điện trung thế huyện tiểu vùng phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc hiện
nay bao gồm ba cấp điện áp là 35,22 và 10kV; lưới 35kV chủ yếu cấp điện cho trạm
trung gian Tam Hồng, Ngũ Kiên phụ tải các xã Đồng Văn, Yên Đồng, Tề Lỗ, Tam
Hồng, Minh Tân, Bình Định, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Đại Đồng, Tân Tiến, Yên Lập,
Việt Xuân, Bồ Sao; lưới 22kV và 10kV : Lưới 22kV cấp điện cho các xã Đồng Văn,
Tề Lỗ, thị trấn Vĩnh Tường, Thổ Tang và các xã khác. Lưới 10kV cấp điện cho hầu hết
các xã còn lại trong tiểu vùng phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc; lưới điện hạ thế vùng phía
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

- 24 -


Quy hoạch xây dựng vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

Nam tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu dùng cấp điện áp 380/220V, 3 pha 4 dây. Toàn vùng hiện
có khoảng 995 km đường dây hạ thế.
2.2.6.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
1. Thoát nước thải
- Hiện tại trên địa bàn không có trạm xử lý nước thải tập trung, tại một số xã trên
địa bàn có xây dựng trạm xử lý nước thải với quy mô nhỏ: Công trình xử lý nước thải
khu dân cư tập trung xã Liên Châu, Yên Lạc, công suất Q= 400m3/ngđ; công trình xử
lý nước thải khu dân cư tập trung xã Nguyệt Đức, Yên Lạc, công suất Q= 480m3/ngđ;
công trình xử lý nước thải khu dân cư tập trung xã Thượng Trung, Vĩnh Tường, công
suất Q= 270m3/ngđ; công trình xử lý nước thải cụm làng nghề Yên Đồng, Yên Lạc;
công trình xử lý nước thải khu dân cư tập trung xã Lũng Hòa, Vĩnh Tường.

- Hệ thống thoát nước nước hiện có của các đô thị trong phạm vi nghiên cứu quy
hoạch đều là hệ thống thoát nước chung (thoát chung cả nước mưa và nước thải).
- Nước thải sinh hoạt: Tại khu vực đô thị hầu thị hầu hết nước thải sinh hoạt dân
cư được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung và đưa
ra các sông hồ tự nhiên; tại khu vực nông thôn chỉ khoảng 70% hộ dân có xí vệ sinh tự
hoại, đặc biệt nước thải của gia cầm, gia súc thải trực tiếp ra môi trường gây mất vệ
sinh và ô nhiễm trường; nước thải sản xuất: của các hộ gia đình chăn nuôi và làng
nghề hầu hết mới chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại hoặc hầm biogas, chưa được
thu gom xử lý tập trung, mức độ ô nhiễm trong nước thải còn khá cao.
Tại các làng nghề trọng điểm, đã có các dự án quy hoạch xây dựng các trạm xử
lý nước thải làng nghề, nhằm làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại các
làng nghề
- Tại các cụm kinh tế, cụm công nghiệp trên lưu vực nghiên cứu chưa có trạm xử
lý nước thải tập trung, nước thải các nhà máy được xử lý sơ bộ trước khi xả thải vào hệ
thống thoát nước chung.
- Tại lưu vực nghiên cứu có 01 bệnh viện, nước thải được xử lý sơ bộ tại trạm xử
lý riêng trước khi xả ra mạng lưới thoát nước.
2. Thu gom quản lý chất thải rắn
Khối lượng rác thải: Tổng số điểm thu gom trên toàn vùng là 126 điểm.Việc thu
gom do đội vệ sinh môi trường của các khu dân cư đảm nhận 70% còn lại trên đại bàn
các khu dân cư đạt 50%
Bảng khối lượng thu gom rác thải trên toàn vùng
STT
1
2
3
4

Loại rác thải
Rác thải sinh hoạt

Rác thải công nghiệp
Rác thải y tế
Tổng

Đơn vị: Tấn/ Ngày
Vĩnh Tường (Tấn/ngày) Yên Lạc (Tấn/ngày)
122,41
91,44
34,8
8,97
0,32
0,21
157,52
100,62

3. Nghĩa trang nghĩa địa:
Hầu hết các khu nghĩa địa mai táng cho các đô thị cũng như các khu vực nông
thôn trên địa địa bàn các xã thuộc vùng phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đã có nghĩa
trang tập trung nhưng còn nhỏ lẻ và phân tán theo từng khu vực, gây ảnh hưởng đến
môi trường sống của các khu vực lân cận. Tổng diện tích 132,12ha.
Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

- 25 -


×