Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Bài giảng nguyên lý kế toán chương 2 cân đối tổng hợp (đh hoa sen)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 65 trang )

CHƯƠNG 2
CÂN ĐỐI - TỔNG HỢP

1


Mục tiêu,
chiến lược

Đầu tư ngắn hạn

Đầu tư dài hạn

Hoạt động của
doanh nghiệp

Tài sản

Vốn nợ và vốn chủ

SXKD
Kết quả lãi/lỗ
2

Huy động
nguồn vốn
ngắn và dài hạn


Phương trình kế toán:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn


hay: Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
hay: Tài sản NH + Tài sản DH = Nợ PT + VCSH

3


Câu hỏi thảo luận
Đầu năm tổng TS của DN là 700 triệu đồng và tổng
nợ phải trả là 500 triệu đồng.
1. Nếu trong năm TS tăng 150 triệu đồng, tổng nợ
phải trả giảm 80 triệu đồng thì vốn chủ sở hữu cuối
năm là bao nhiêu?
2. Nếu trong năm Nợ phải trả tăng 100 triệu đồng,
vốn CSH giảm 70 triệu đồng thì TS cuối năm của
DN là bao nhi ê u?
3. Nếu trong năm TS của DN giảm 90 triệu đồng và
vốn CSH tăng lên 110 triệu đồng thì nợ phải trả cuối
năm là bao nhiêu?
4


Cân đối
Là sự cân bằng về lượng khi so sánh 2 mặt đối lập của cùng một
đối tượng:
Vd 1: Bảng CĐKT:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Vd 2: Nguyên vật liệu hay hàng hóa:
Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ = Tồn cuối kỳ + Xuất trong kỳ
Vd 3: Thu nhập & Chi phí:
- Thu nhập > Chi phí  Lời:

Thu nhập – Chi phí = + (Lời),
hay
Thu nhập = Lời + Chi phí
- Thu nhập < Chi phí  Lỗ
Thu nhập – chi phí = - (Lỗ),
hay
Thu nhập + Lỗ = Chi phí

5


Sự thay đổi tình hình tài chính
• Sự thay đổi tình hình tài chính là sự vận động của các nguồn
lực kinh tế mà doanh nghiệp đang sử dụng và nguồn hình
thành của các nguồn lực đó.

6

Nguồn: />

Sự thay đổi tình hình tài chính
Công ty A được thành lập với nguồn vốn ban đầu là 1.000
triệu dưới dạng tiền. Nguồn vốn trên được hình thành từ 500 triệu
đi vay và 500 triệu chủ nhân bỏ vốn.
Trong tháng 1:
• Công ty chi 300 triệu mua hàng và bán hết thu được tiền là 400
triệu.
• Công ty vay thêm 200 triệu tiền và dùng mua 1 thiết bị.

7


Nguồn: />

Sự thay đổi tình hình tài chính
Tình hình tài chính:
Tài sản
Tài sản
Tiền 1.000
? Tiền 1.100
? Thiết bị 200
Nguồn vốn
Vay 500
Chủ 500

8

?
?

Nguồn vốn
Vay 700
Chủ 600

Nguồn: />

Sự thay đổi tình hình tài chính

Kết quả kinh doanh:
–Doanh thu: 400
–Chi phí: 300

–Lợi nhuận: 100
- Làm tăng vốn chủ sở hữu

9

Nguồn: />

Sự thay đổi tình hình tài chính

Lưu chuyển tiền:
–Thu tiền bán hàng: 400
–Chi tiền mua hàng: (300)
Tiền tăng từ HĐKD 100
–Chi mua thiết bị: (200)
Tiền giảm do HĐĐT: (200)
–Thu đi vay: 200
Tiền tăng từ HĐTC: 200

10

 Vay để đầu tư

Nguồn: />

Sự thay đổi tình hình tài chính






11

Các thông tin bổ sung
•Cách thức tính toán các số liệu
•Chi tiết các số liệu
•Các vấn đề cần lưu ý khác

Nguồn: />

Bài tập thảo luận
Vào ngày 1.1.201x, cửa hàng thực phẩm SafeFood của
ông Huy có các nguồn lực kinh tế như sau:
• Tiền mặt: 100 triệu
• Thực phẩm trong kho: 300 triệu
Ông Huy đã bỏ ra số tiền là 250 triệu để kinh doanh, vay
của ngân hàng 150 triệu. Trong tháng 1, ông Huy bán hết
số thực phẩm trên thu được 400 triệu, số tiền này ông đã
sử dụng như sau:
• Trả lương cho nhân viên bán hàng tháng 1 là 30 triệu
• Trả tiền thuê cửa hàng và các vật dụng là 20 triệu
• Trả tiền lãi vay ngân hàng 2 triệu.
• Mua thực phẩm để tiếp tục kinh doanh trong tháng 2 là
330 triệu.
12

Nguồn: />

Bài tập thảo luận
Yêu cầu 1
• So sánh số tổng cộng nguồn lực kinh tế và số tổng cộng

nguồn hình thành nguồn lực ngày 1.1.201x.

Yêu cầu 2
• Liệt kê các khoản tăng/giảm của nguồn lực kinh tế ngày
31.1.20x0 so với ngày 1.1.20x0 của cửa hàng, đối chiếu
với các khoản tăng lên của nguồn hình thành.

13

Nguồn: />

Bài tập thảo luận
Yêu cầu 3
• Tính lợi nhuận của cửa hàng trong tháng 1 bằng cách so
sánh giữa doanh thu bán hàng và chi phí để có được
doanh thu đó.
Yêu cầu 4
• Ông Huy dự kiến vay ngân hàng thêm 50 triệu để mua
một tủ trữ đông. Nếu là ngân hàng bạn có cho ông Huy
vay không? Tại sao?
Yêu cầu 5
• Liệt kê các khoản thu, chi trong tháng 1 của Cửa hàng.
Phân tích theo 3 hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài
chính.

14

Nguồn: />

Các báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính được lập để phản ảnh tình hình tài chính và
sự thay đổi tình hình tài chính

15


Tổng hợp
Là sàng lọc, lựa chọn và liên kết thông tin riêng lẻ
đã được hình thành trên sổ kế toán, để:
Hình thành nên thông tin tổng quát
Phản ánh tình hình hoạt động SX KD của đơn vị.

16


Báo cáo tài chính
• Hai câu hỏi đầu tiên mà bất kỳ ai muốn biết về
một doanh nghiệp hoặc một tổ chức để chuẩn bị
cho việc ra quyết định, là:
• - Tình hình tài chính vào một ngày cụ thể (thời
điểm)?
• - Kết quả hoạt động của một giai đoạn (thời kỳ)?

17


Báo cáo tài chính
Kế toán trả lời hai câu hỏi trên thơng qua số liệu của các
báo cáo sau đây:
- Bảng cân đối kế toán – chỉ ra hiện trạng tài chính vào

một ngày cụ thể (thời điểm)
- Báo cáo thu nhập – chỉ ra kết quả hoạt động của một
thời kỳ
- Báo cáo ngân lưu – chỉ ra các dòng tiền vào, dòng
tiền ra (dòng ngân lưu) của một thời kỳ

18


Báo cáo tài chính
Công ty ABCD
Bảng Cân Đối Kế Toán
Tại ngày 31/12/2015
Công ty ABCD
Báo Cáo Kết quả hoạt động KD
Năm 2015
Công ty ABCD
Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ
Năm 2015

19


NƠI NHẬN BCTC

20


1. Bảng cân đối kế toán
1.1 Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài


chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị
tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của
DN tại một thời điiểm nhất định.
1.2 Ý nghĩa:
• Bảng CĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản của DN
theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản đó.
Từ đó có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình
tài chính của DN.

21


1.3 Các thành phần của bảng CĐKT:
• Tài sản – là những nguồn lực của doanh nghiệp có được từ
một giao dịch trong quá khứ, mà từ đó kỳ vọng sẽ làm gia tăng
thêm hoặc sẽ mang lại cho doanh nghiệp những dòng ngân lưu
trong tương lai.
• Nợ phải trả – là nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp đối với bên
ngoài. Hoặc có thể nói, là các sản quyền trên tài sản doanh
nghiệp của các đối tượng bên ngoài
• Vốn chủ sở hữu – phần sản quyền còn lại sau khi trừ đi Nợ
phải trả. (Lưu ý: Vốn chủ sở hữu bao gồm Vốn góp ban đầu và
Lợi nhuận giữ lại, có được từ kết quả kinh doanh sau khi trừ cổ
tức)

22


1.4 Kết cấu:


Phần tài sản:
• A: Tài sản ngắn hạn
B: Tài sản dài hạn

23


Ngắn hạn và dài hạn
• Với quan điểm của kế toán:
Ngắn hạn là dưới 1 kỳ kế toán năm (hay dưới 1 niên độ kế
toán);
Dài hạn là trên kỳ kế toán năm(hay trên 1 niên độ kế toán);
- Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thể chuyển thành tiền
trong vòng 1 năm (Tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho)
- Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong vòng 1 năm
(vay ngắn hạn, khoản phải trả người bán, lương phải trả, thuế
phải trả, chi phí phát sinh phải trả)

24


1.4 Kết cấu:
• Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản
hiện có của DN tài thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu
nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN đối
với tài sản đang quản lý và sử dụng ở DN. Nguồn vốn
chia ra:
A: Nợ phải trả
B: Nguồn vốn chủ sở hữu

=> Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đều phản ánh
theo 3 cột: Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm)

25


×