Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện tại Công ty TNHH Bá Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 85 trang )

I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang trở nên hết sức cấp bách, không
chỉ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế thế giới, mà còn đe dọa trực tiếp hoà bình,
an ninh quốc tế. Nguồn năng lượng hoá thạch, món quà cực kỳ quý báu của
thiên nhiên ban tặng con người đang cạn kiệt.
Các số liệu tìm kiếm, thăm dò và nhận định về trữ lượng dầu toàn cầu
của Văn phòng Tổ chức kiểm soát năng lượng Anh (EWG) tại Đức cho biết,
dưới lòng đất chỉ còn có khoảng 1.255 tỉ thùng, đủ để cho con người sử dụng
trong 42 năm tới. Với tốc độ khai thác như hiện nay, trong vòng 30 năm nữa
nguồn dầu lửa dưới lòng đất không còn nhiều và 50 - 60 năm nữa sẽ hoàn
toàn cạn kiệt. Theo đó, thế giới sẽ chỉ sản xuất được 39 triệu thùng dầu/ngày
vào năm 2030 so với con số 81 triệu thùng/ngày như hiện nay.
Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu dầu
lửa thế giới sẽ tăng đến 116 triệu thùng/ngày vào năm 2030 so với 86 triệu
thùng/ngày như hiện nay. Tức là vào thời điểm đó, thế giới chỉ được cung cấp
chưa đến 1/3 nhu cầu dầu lửa. Than đá và khí đốt cũng ở tình trạng tương tự.
Theo ước tính của các chuyên gia, trữ lượng than đá và khí đốt tự nhiên chỉ
còn khoảng 909 tỉ tấn và sẽ cạn kiệt trong 155 năm nữa.
Năng lượng chỉ có hạn, con người càng ngày càng sinh ra nhiều, nhu
cầu năng lượng ngày càng lớn, nếu không sử dụng tiết kiệm và nghiên cứu
các giải pháp năng lượng mới, thì khủng hoảng năng lượng sẽ xảy ra.
Ngày 14 tháng 4 năm 2006, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số
79/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng

1


lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm từng bước đạt được mục tiêu tiết kiệm 58% tổng mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2015, giảm một phần mức đầu tư
phát triển hệ thống cung ứng năng lượng, mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội;
đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên


năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả bao gồm các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy, tuyên truyền cộng
đồng, các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và các biện pháp quản lý
bắt buộc nhằm thực hiện đồng bộ các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong toàn xã hội. Chương trình được thực hiện từ năm 2006
đến năm 2015, chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn I (2006-2010): Triển khai tích cực toàn bộ nội dung của
Chương trình.
- Giai đoạn II (2011-2015): Triển khai theo chiều sâu và diện rộng
các nội dung của Chương trình, trên cơ sở tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm
kết quả đạt được từ giai đoạn I.
Mục tiêu của chương trình là tiết kiệm từ 3% đến 5% tổng mức tiêu
thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn 2006-2010 và từ 5% đến 8% tổng
mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn 2011-2015 so với dự báo hiện nay về
phát triển năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội theo phương án phát triển
bình thường.
Để góp phần nghiên cứu, tìm giải pháp tiết kiệm năng lượng, trong
khóa cao học này em chọn đề tài: “ Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng
lượng điện tại Công ty TNHH Bá Hải”. Đó là lý do em chọn đề tài này.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tình trạng sử dụng năng lượng điện của
Công ty TNHH Bá Hải, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý hiệu quả nhất nhằm
giảm chi phí năng lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát, đánh giá tình trạng sử dụng, tiêu thụ điện tại Công ty
TNHH Bá Hải hiện nay. Xác định các nguyên nhân tồn tại.
- Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng liên quan đến khâu
thiết kế, lắp đặt các hệ thống lạnh, gây ảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng,
đánh giá hiệu quả đạt được.
- Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng liên quan đến việc sử
dụng và vận hành hệ thống, đánh giá hiệu quả của các giải pháp này, lập các
qui trình vận hành, sử dụng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm năng
lượng.
- Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng liên quan đến việc
bảo dưỡng các hệ thống thiết bị lạnh, đánh giá hiệu quả của giải pháp, tổng
hợp các qui trình bảo dưỡng các thiết bị.
- Kiến nghị và đề xuất các giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
cho các nhà máy chế biến thủy sản trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng,
giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện, các
thiết bị trong qui trình công nghệ chế biến thủy sản của Công ty.

3


- Phạm vi nghiên cứu: Nhà máy Công ty TNHH Bá Hải.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu về dây chuyền thiết bị, sản xuất, năng lượng.
- Khảo sát, thống kê, phân tích đánh giá.
- Tính toán lý thuyết.
- So sánh đối chiếu thực tế.
6. Dự kiến những đóng góp mới
- Góp phần tiết kiệm năng lượng, giảm giá thành và tăng tính cạnh

tranh của các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của nước ta.
- Góp phần vào chương trình tiết kiệm năng lượng Quốc gia, giảm ô
nhiễm môi trường.

4


II. Phần nội dung
Chương 1
TỔNG QUAN, THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
1.1. Tổng quan về nhà máy
Công ty TNHH Bá Hải được thành lập vào tháng 5 năm 2005 tại xã
An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Năm 2007 Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy hải sản
tại lô A13 Khu Công nghiệp An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Năm 2009 Công ty TNHH Bá Hải đầu tư thành lập công ty con lấy tên
là Công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên tại Lô A9-A11 Khu công nghiệp
Hòa Hiệp.
Tháng 1 năm 2012 sáp nhập Công ty TNHH MTV Thủy Sản Phú Yên
vào Công ty TNHH Bá Hải và chuyển trụ sở chính về Khu công nghiệp Hòa
Hiệp huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên.
Thông tin chính thức Công ty TNHH Bá Hải hiện nay:
TT

Kết quả

Thông tin chung
Tên doanh nghiệp


Công ty TNHH Bá Hải

2

Địa chỉ

Lô A9-A11, Khu công nghiệp
Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa,
tỉnh Phú Yên.

3

Số nhân viên

500 người

4

Số ngày làm việc trong năm

330 ngày

5

Số giờ hoạt động (giờ/ngày)

10

6


Nguyên liệu

Tôm, Cá ngừ, Ghẹ lột, cá các

1

5


loại.
7

Sản phẩm chính

Chế biến đông lạnh (Tôm, cá
các loại, Ghẹ lột)

8

Năng suất sản xuất trung bình trong
1 ngày trong năm 2013

22 tấn /ngày

9

Điện năng tiêu thụ trung bình trong
1 ngày trong năm 2013

10 (kWh/ngày)


10

Tổng chi phí tiêu thụ điện năm 2013 Trên 4 tỷ đồng
Đây là nhà máy duy nhất tại Phú Yên chế biến các mặt hàng thuỷ sản

đông lạnh với trang thiết bị hiện đại như: Thiết bị cấp đông nhanh IQF, hầm
đông và tủ đông công suất 50 tấn/ngày, kho lạnh với sức chứa 1.200 tấn sản
phẩm, dây chuyền chế biến cá ngừ xông hơi,...

Hình 1.1: Tổng quan về Công ty

6


1.2. Qui trình chế biến thủy sản
1.2.1. Vai trò của nhà máy chế biến thủy sản
Hiện Việt Nam có khoảng 17 triệu ha nước ngọt và nước lợ, trong đó
có khoảng 3.260 km bờ biển, tạo thành một vùng đặc quyền kinh tế rộng
khoảng 1 triệu km2. Những năm qua ngành thủy sản có bước phát triển nhanh,
ổn định, từng bước vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp đáng kể
cho nền kinh tế quốc dân.
Đến nay tổng sản lượng thủy sản đạt xấp xỉ 6 triệu tấn, tổng số lao
động đang làm việc trong ngành thủy sản khoảng trên 4,5 triệu người. Thủy
hải sản đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực đưa Việt
Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất
khẩu thủy sản.
1.2.2. Qui trình công nghệ chung và các hệ thống thiết bị sử dụng
1.2.2.1. Qui trình công nghệ chung
Công nghệ chế biến thủy hải sản hiện nay chủ yếu mang tính thủ

công. Quy trình xử lý sử dụng một số máy móc thiết bị ở một vài công đoạn
như cấp đông trong tủ cấp đông, kho cấp đông (đối với sản phẩm đông lạnh),
đóng hộp và tiệt trùng (sản phẩm đồ hộp), sấy, cán, xé (sản phẩm khô), bao
gói hút chân không, …
Nguyên liệu thủy sản sau khi được tiếp nhận vào nhà máy, tùy vào
yêu cầu của sản phẩm, của khách hàng mà các thao tác kỹ thuật của công
đoạn xử lý là khác nhau. Xử lý nhằm loại bỏ những phần có giá trị thấp,
những phần không ăn được, tạo ra các dạng của sản phẩm, …

7


Đối với sản phẩm đông lạnh, thì bán thành phẩm sau xử lý được đưa
đi cấp đông ở nhiệt độ (- 40 ÷ - 45)oC và trữ đông ở (-18 ÷ - 25)oC.
Đối với sản phẩm thủy sản khô, thì bán thành phẩm sau xử lý được
đưa đi phơi khô hoặc sấy khô và bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc lạnh.
Đối với sản phẩm thủy sản đóng hộp, thì bán thành phẩm sau xử lý
được đưa đi đóng hộp, tiệt trùng ở nhiệt độ (114 ÷ 121)oC tùy vào kích cỡ của
hộp khác nhau và bảo quản ở nhiệt độ thường.
Đối với sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng, thì bán thành phẩm sau
xử lý được đưa đi chế biến tùy vào đặc điểm của sản phẩm và bảo quản ở
nhiệt độ -18oC.
1.2.2.2. Các hệ thống thiết bị sử dụng
Hệ thống thiết bị thường sử dụng trong ngành chế biến thủy sản như
sau: Hệ thống máy nén lạnh công nghiệp, hệ thống động cơ bơm, hệ thống
thiết bị chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí,…
1.3. Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ năng lượng
1.3.1. Thực trạng sản xuất
Nhà máy chủ yếu thu mua chế biến các loại sản phẩm đông lạnh như:
Tôm thẻ, cá ngừ đại dương, ghẹ lột và các sản phẩm khác. Sản phẩm được

tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

8


Nguyên liệu
Nước

Hàng luộc
Sơ chế

Làm sạch

Các loại cá, mực,
tôm,...

Hàng tươi

Luộc

Cấp đông

Sơ chế

Tinh chế

Trữ đông

Tinh
chế

Cấp
đông

Cấp đông

Đóng gói

Đóng
gói

Nhập kho

Nhập
kho

Hình 1.2: Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến thủy sản chung
Theo từ nguồn kinh doanh Công ty TNHH Bá Hải ta thu thập được số
liệu sản lượng sản phẩm theo từng tháng trong năm 2013, ta có bảng tổng hợp
như sau:

9


Hình 1.3: Quy trình sản xuất chế biến cá ngừ

Hình 1.4: Bảo quản sản phẩm cá ngừ

10



Bảng 1.1: Bảng sản lượng sản phẩm theo từng tháng năm 2013
SLSP năm 2013
STT
Tháng
Ghi chú
(ĐVT: Tấn)
1
489,491
1
2
478,490
2
3
692,324
3
4
713,360
4
5
516,212
5
6
748,098
6
7
504,784
7
8
556,952
8

9
689,270
9
10
659,508
10
11
629,156
11
12
705,318
12
13
Tổng cộng
7.382,963
Nguồn: Từ Phòng Kế toán công ty TNHH Bá Hải, năm 2013
Từ bảng tổng hợp số liệu trên, để dễ quan sát ta xây dựng bằng đồ thị

Hình 1.5: Biểu đồ sản lượng sản phẩm năm 2013

11


Nhận xét: Qua việc xây dựng biểu đồ ta có nhận xét sau:
Qua biểu đồ (hình 1.5) ta thấy tổng sản lượng sản phẩm theo từng
tháng trong năm 2013, ta thấy tình hình sản xuất của công ty có sự dao động
lớn là do ảnh hưởng nguyên liệu đầu vào, do hợp đồng mua bán giữa các đối
tác. Sản lượng sản phẩm trung bình 615,247 tấn, trong đó có 5 tháng (tháng
thứ 1,2, 5,7,8) có sản lượng sản phẩm đạt dưới mức trung bình, có 7 tháng (
tháng thứ 3,4,6,9,10,11,12) có sản lượng sản phẩm đạt trên mức trung bình.

1.3.2. Thực trạng tiêu thụ năng lượng
Thực trạng tiêu thụ năng lượng cho các nhà máy chế biến thủy sản nói
chung và công ty TNHH Bá Hải nói riêng, năng lượng chính cung cấp cho
nhà máy hoạt động thường có 4 dạng năng lượng như: Năng lượng điện, dầu
DO, củi và nước.
Do tính chất đặc thù của nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh, năng
lượng được sử dụng chủ yếu là điện. Điện năng cung cấp cho hệ thống lạnh
công nghiệp, máy bơm, dây chuyền sản xuất, thiết bị văn phòng, chiếu sáng,...
Bên cạnh đó nhà máy còn sử dụng dầu DO chạy máy phát điện dự phòng, củi
đốt lò hơi, nước sạch phục vụ chế biến.
1.3.2.1. Thực trạng hệ thống điện
Hệ thống điện của Công ty TNHH Bá Hải được mua trực tiếp từ Công
ty Điện lực huyện Đông Hòa thông qua đường dây 22kV/380V, nhà máy sử
dụng trạm biến áp công suất 560kVA được cung cấp từ đường dây
22kV/380V dùng để cung cấp điện cho toàn bộ nhu cầu của nhà máy từ văn
phòng, dây chuyền sản xuất, máy lạnh, hệ thống bơm nước, xử lý nước thải
và khu vực lò hơi, … lượng điện năng công ty sử dụng trong năm 2013 là
3.496.034 kWh (điện tiêu thụ trung bình mỗi tháng khoản 300.000 kWh) với

12


số tiền 4.043.284.799 đồng (tiền điện bình trung mỗi tháng khoản
330.000.000 đồng)
Ngoài ra nhà máy còn trang bị máy phát điện dự phòng 250 kVA (sử
dụng nhiên liệu dầu DO) để cung cấp điện cho nhà máy khi mất điện lưới.
Nhà máy chưa có cán bộ quản lý năng lượng cụ thể, chưa kiểm soát
được năng lượng tiêu thụ của nhà máy.
Nhà máy chưa có lắp đồng hồ theo dõi điện năng tiêu thụ cho từng
khu vực, điều này sẽ làm cho nhà máy không thể biết được điện năng tiêu thụ

của nhà máy mình có hợp lý chưa, lãng phí chỗ nào, để có giải pháp khắc
phục.

Hình 1.6: Sơ đồ cung cấp điện cho toàn nhà máy

13


Bảng 1.2: Bảng giá điện cho công ty 3 giá
Đơn giá (VNĐ/kWh)
Loại
Mục đích
3 giá
năng
ĐVT
Một
sử dụng
Cao
Bình
Thấp Trung
lượng
giá
điểm thường điểm bình
Cung cấp
cho các thiết
Điện bị tiêu thụ
kWh
2.542
1.406
897

1.615
năng điện cho
toàn nhà
máy
Nguồn: Từ Phòng Kế toán công ty TNHH Bá Hải, năm 2013
Tổng hợp điện tiêu thụ từng tháng năm 2013 từ nguồn công ty ta có
bảng số liệu như sau:

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Bảng 1.3: Bảng tổng hợp tiêu thụ điện năng năm 3013
Điện năng
Tiền điện
Ghi
Tháng
tiêu thụ (kWh)
(VNĐ)

chú
1
244.932
263.744.715
2
260.961
289.629.541
3
283.884
329.360.706
4
291.554
350.420.163
5
294.326
347.416.559
6
304.140
357.946.646
7
292.771
348.065.189
8
307.008
363.172.255
9
335.762
397.406.554
10
277.463

319.591.794
11
309.420
345.463.058
12
293.813
331.067.619
Tổng cộng
3.496.034
4.043.284.799
Nguồn: Từ Phòng Kế toán công ty TNHH Bá Hải, năm 2013
Qua việc thu thập số liệu từ Công ty, xây dựng bằng biểu đồ đồ thị

tiêu thụ điện theo từng tháng 2013 ta thấy:

14


- Điện năng tiêu thụ giữa các tháng năm 2013 không đều nhau, cao
nhất là khoảng 335.762 kWh và thấp nhất là khoảng 244.932 kWh, trung bình
291.336 kWh sự chênh lệch này chủ yếu là do tình hình sản xuất của nhà
máy, cách vận hành nhà máy,…

Hình 1.7: Biểu đổ tiêu thụ điện năng năm 2013
1.3.2.2. Suất tiêu hao điện năng
Suất tiêu hao điện năng của nhà máy được xây dựng dựa trên cơ sở:
Số điện năng tiêu thụ từng tháng (kWh) trên số lượng sản phẩm thành phẩm
từng tháng (kg SP). Từ bảng số liệu điện năng tiêu thụ (bảng 1.3) và bảng số
liệu sản phẩm (bảng 1.1) ta xây dựng bảng suất tiêu hao điện năng như sau:


15


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Bảng 1.4 : Suất tiêu hao điện năng
Suất tiêu hao năng lượng
Tháng
năm 2013 (kWh/kgSP)
1
0,50
2
0,55
3
0,41
4
0,41

5
0,57
6
0,41
7
0,58
8
0,55
9
0,49
10
0,42
11
0,49
12
0,42
Suất tiêu hao
0,48
Trung bình

Ghi chú

Suất tiêu hao điện năng của nhà máy không đều: Mức tiêu hao điện
năng cao nhất 0,58 kWh/kgSP (tháng thứ 7), mức thấp nhất 0,407 kWh/kgSP
(tháng thứ 6), trung bình khoản 0,48 kWh/kgSP; trong đó có 5 tháng (tháng
thứ 3,4,6,10,12) có suất tiêu hao điện năng đạt dưới mức trung bình và có 7
tháng (tháng thứ 1,2,5,7,8,9,11) có suất tiêu hao điện năng đạt trên mức trung
bình. Điều này cho thấy việc quản lý, theo dõi hệ thống điện và vận hành hệ
thống chưa tốt nên để xảy ra lãng phí năng lượng khá lớn.


16


Hình 1.8: Suất tiêu hao điện năng năm 2013
1.3.2.3. Thực trạng thiết bị sử dụng tiêu thụ năng lượng điện
Qua quá trình khảo sát thực tế những thiết bị sử dụng tiêu thụ điện
năng ta có bảng tổng hợp số liệu về toàn nhà máy sau (bảng 1.7), để cho dễ
trong quá trình đánh giá, phân tích ta phân ra từng nhóm sau: Hệ thống chiếu
sáng, hệ thống quạt, thiết bị văn phòng, hệ thống bơm, hệ thống máy điều
hòa không khí, hệ thống máy nén lạnh và thiết bị khác.
1.3.2.3.1. Hệ thống thiết bị chiếu sáng
Nhà máy chủ yếu sử dụng đèn huỳnh quang T10/40W dài 1,2m để
chiếu sáng sản xuất, văn phòng làm việc, căn tin, sinh hoạt; các loại bóng đèn
tròn, bóng cao áp vẫn sử dụng nhưng với số lượng không đáng kể, tổng công
suất hệ thống chiếu sáng khoản 29,3kW (chiếm tỷ lệ 4% tổng số công suất lắt
đặt trong toàn nhà máy).

17


Hình 1.9: Hệ thống chiếu sáng trong nhà xưởng

Hình 1.10: Hệ thống chiếu sáng khu vực hành lang

18


Do đó ta thấy khả năng tiết kiệm năng lượng điện trong hệ thống chiếu
sáng là có thể làm được, giải pháp là thay của các loại bóng đèn cùng độ sáng
nhưng khác nhau về công suất. Chúng tôi nhận thấy rằng nên: Thay bóng đèn

thay bóng đèn T10/40W bằng bóng đèn T8/36W

STT
1
2
3
4
5
6

Bảng 1.5: Bảng tổng hợp thiết bị chiếu sáng
Công
Tổng
Số
Loại đèn
ĐVT
suất
công
lượng
(W)
suất (W)
Bóng
Đèn T10 dài 120cm
230
40
9.200
Bóng
Đèn tròn
20
100

2.000
Bóng
Chấn lưu điện từ
230
20
4.600
Bóng
Đèn cao áp nhà máy
8
450
3.600
Bóng
Đèn cao áp cảng cá
22
450
9.900
Tổng cộng
29.300
Nguồn từ khảo sát thực tế tại công ty TNHH Bá Hải, năm 2013
1.3.2.3.2. Hệ thống máy nén lạnh
Hiện nay hầu hết các máy lạnh tại Việt Nam chủ yếu đều sử dụng máy

nén pittông của các hãng MYCOM (Nhật), Copeland (Mỹ), Bitzer (Đức).
Nhà máy sử dụng hệ thống lạnh dùng để cung cấp nhiệt lạnh cho khâu
chế biến như tủ đông, kho lạnh, cấp đông IQF, hầm đá, ... với tổng công suất
454,7 kW (chiếm 63% tổng công suất lắp đặt toàn nhà máy). Hầu như hệ
thống máy nén lạnh sử dụng điện rất lớn, tiêu tốn khá nhiều năng lượng điện.
Do đó chúng ta cần tìm các giải pháp để phân tích đánh giá quá trình sử dụng
và tiết kiệm năng lượng hệ thống này.


19


Hình 1.11: Hệ thống thiết bị máy nén lạnh công nghiệp
1.3.2.3.3. Thiết bị hệ thống bơm
Thiết bị bơm sử dụng nhằm mục đích hoạt động chung cho toàn nhà
máy bao gồm các công dụng như: Bơm nước giếng, bơm nước sản xuất, bơm
áp lực, bơm sụt khí, bơm chìm hố gom, bơm chìm điều hòa, bơm tank lắng,
bơm Ebara, bơm khí và bơm nước phục vụ cho hệ thống giải nhiệt hệ thống
lạnh. Tổng công suất lắp đặt là 57,9 kW (chiếm tỷ lệ 8% tổng công suất lắp
đặt toàn nhà máy).

Hình 1.12: Hệ thống thiết bị động cơ bơm

20


1.3.2.3.3. Thiết bị văn phòng
Thiết bị văn phòng bao gồm các thiết bị như: Máy vi tính, máy in,
máy coppy, máy nước nóng, Tủ lạnh, … . Tổng công suất lắp đặt là 24,5 kW
(chiếm tỷ lệ 3% tổng công suất lắp đặt toàn nhà máy).
1.3.2.3.4. Hệ thống quạt
Thiết bị quạt chủ yếu sử dụng trong hệ thống dàn lạnh và giải nhiệt
dàn nóng hệ thống máy lạnh. Tổng công suất lắp đặt là 61,5 kW (chiếm tỷ lệ
8% tổng công suất lắp đặt toàn nhà máy).
1.3.2.3.5. Hệ thống điều hòa không khí
Hệ thống điều hòa không khí sử dụng cho văn phòng làm việc, trong
phân xưởng sản. Tổng công suất lắp đặt là 74 kW (chiếm tỷ lệ 10% tổng công
suất lắp đặt toàn nhà máy).
1.3.2.3.6. Hệ thống thiết bị khác

Hệ thống thiết bị khác sử dụng với mục đích phục vụ cho quá trình
sản xuất, gia công sản phẩm, bao gồm các thiết bị như: Máy cưa cá, máy bào
cá, máy đai thùng, hàn liên tục, hàn bán tự động, máy mạ băng, máy rửa cá,
… nhằm. Tổng công suất lắp đặt là 25,5 kW (chiếm tỷ lệ 4% tổng công suất
lắp đặt toàn nhà máy).
Bảng 1.6: Tổng hợp công suất lắp đặt hệ thống thiết bị

STT
1

Nhóm
Hệ thống chiếu sáng

21

Tổng
công suất
(kW)

Tỷ lệ

29,3

4%

Ghi chú


2


Hệ thống quạt

61,5

8%

3

Thiết bị văn phòng

24,5

3%

4

Hệ thống Bơm

57,9

8%

5

Hệ thống máy điều hòa KK

74,0

10%


6

Hệ thống máy nén lạnh

454,7

63%

7

Thiết bị khác

25,5

4%

8

Tổng cộng

727,4

100%

Hình 1.13: Biểu đồ phân bố tỷ lệ công suất lắt đặt theo nhóm hệ thống

22


1.3.3. Thực trạng tiêu thụ nguyên liệu khác

1.3.3.1. Hệ thống lò hơi
Hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản hiện nay sử dụng các lò đốt
dầu do Trung Quốc hoặc nội địa sản xuất. So với các loại nhiên liệu khác đốt
dầu hiệu quả kinh tế thấp nhất. Mặt khác các lò hơi này hoàn toàn không tận
dụng nhiệt thải từ các hệ thống khác để gia nhiệt sơ bộ nước của các lò hơi,
trong khi thực tế có thể tận dụng được rất nhiều nhiệt từ các hệ thống khác.
Chẳng hạn như nhiệt ngưng tụ của các máy lạnh, năng lượng mặt trời vv... Vì
vậy có thể thấy là lượng tiêu thụ dầu ở các nhà máy thủy sản vẫn còn lớn.
Hiện nay lượng củi đốt lò chưa được nhà máy theo dõi kiểm soát khi
nào thấy củi gần hết thì mua thêm.
Củi chưa được bảo quản tốt ẩm ướt ảnh hưởng đến hiệu suất cháy
nguyên liệu.
Các đường ống hơi chưa được bảo ôn triệt để, một số vị trí gần như
chưa bọc bảo ôn gây lãng phí năng lượng và ảnh hưởng đến môi trường làm
việc.
1.3.3.2. Dầu lạnh và môi chất lạnh
Dầu lạnh và môi chất lạnh: Lượng dầu lạnh và môi chất lạnh có thể
coi là tiêu thụ không đáng kể trong các nhà máy chế biến thủy sản. Môi chất
lạnh chỉ nạp một lần, trong quá trình vận hành khả năng rò rỉ mất mát ít xảy
ra, nên chí phí hằng năm không lớn. Riêng dầu lạnh định kỳ thay thế và xả bỏ
nên chi phí đáng kể và cần thiết thay thế để đảm bảo chế độ bôi trơn cho máy.

23


1.3.3.3. Tiêu thụ dầu DO
Dầu DO công ty sử dụng để chạy máy phát điện dự phòng khi hệ
thống điện lưới bị mất, tùy thuộc vào tình hình cung cấp hệ thống điện lưới
nên năng lượng này không theo dõi cụ thể được. Nên chi phí này rất nhỏ và
không ổn định so với tổng chi phí năng lượng nên ta không quan tâm đến việc

phân tích tìm các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho chi phí năng lượng dầu
DO.
1.4. Những hạn chế và nguyên nhân
1.4.1. Những hạn chế trong tiêu thụ năng lượng và nguyên nhân
- Sử dụng các công nghệ làm lạnh hiệu suất chưa cao.
- Không thường xuyên kiểm tra, vệ sinh định kỳ thiết bị trao đổi nhiệt
như bình ngưng, dàn ngưng, bình và dàn bay hơi,...
- Tăng sự xâm nhập nhiệt từ bên ngoài và các thiết bị tỏa nhiều nhiệt
bên trong kho lạnh, hệ thống lạnh: cách nhiệt, không đảm bảo độ kín cho kho
lạnh, cho đường ống, không che nắng cho dàn giải nhiệt, dùng đèn chiếu sáng
và động cơ quạt dàn lạnh hiệu suất chưa cao trong kho lạnh...
- Không sử dụng các công nghệ tích trữ lạnh.
- Sử dụng động cơ chưa có công suất phù hợp, hiệu suất chưa cao cho
từng thiết bị và bảo trì, bảo dưỡng không thường xuyên.
- Không sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện như biến tần, máy quản lý
điện năng cho các động cơ hoạt động trong tình trạng non tải hay tải thường
xuyên thay đổi như: quạt lò hơi, bơm nước lạnh, bơm nước giải nhiệt, máy
nén khí...
- Không hoặc ít tận dụng ánh sáng tự nhiên trong sản xuất và sinh
hoạt.

24


- Không sử dụng các bóng đèn có hiệu suất chiếu sáng cao như
Compaq, huỳnh quang T8.
- Bố trí bóng đèn, công tắc chưa hợp lý, đảm bảo nhu cầu chiếu sáng
và tiết kiệm năng lượng.
- Chưa tận dụng sản xuất trong giờ thấp điểm để giảm chi phí tiền điện
và giảm tải cho hệ thống điện.

- Chưa lắp đặt đồng hồ đo đếm cho các khu vực, chưa áp dụng định
mức tiêu thụ năng lượng cho các bộ phận sản xuất, không tăng cường ý thức
tiết kiệm năng lượng và chưa áp dụng chính sách thưởng phạt cho người lao
động.
1.4.2. Những hạn chế trong tiêu thụ các nguyên liệu khác và
nguyên nhân
Qua nghiên cứu thực trạng sử dụng dầu cho các lò hơi, dầu cho bôi
trơn máy nén lạnh, các loại nguyên liệu khác cho hệ thống, chúng tôi nhận
thấy:
- Hầu hết các nhà máy chưa áp dụng các giải pháp tận thu nhiệt năng
của các thiết bị trong hệ thống lạnh như của các máy nén lạnh, nhiệt khói thải
vv... để gia nhiệt nước lò hơi.
- Đơn vị chưa sử dụng năng lượng mặt trời gia nhiệt nước nên tiêu thụ
dầu rất nhiều, không hiệu quả.
- Hầu hết các lò đốt dầu, ít khi sử dụng than hoặc các loại nhiên liệu
khác.

25


×