Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Khoa luan tư tưởng hồ CHÍ MINH về PHÁT TRIỂN một nền NÔNG NGHIỆP TOÀN DIỆN ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.18 KB, 40 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU:
I.

Lý do chọn đề tài:
Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn hiện nay

là công việc hết sức cần thiết và cập nhật.
Một trong những tư tưởng lớn, quan trọng hình thành và phát triển từ khi Hồ
Chí Minh tìm đường cứu nước là tư tưởng kinh tế của Người. Trong kho tàng
lý luận và thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã để lại nhiều bài nói, bài viết
ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ hiểu. Quan điểm kinh tế của Người thường gắn
chặt với hòan cảnh lịch sử của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử. Người chỉ
viết những gì đất nước cần, cách mạng cần, nhân dân cần. Vì vậy khi nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải gắn chặt với hoàn cảnh lịch sử khi Người nêu
ra những quan điểm, những tư tưởng đó, đồng thời phải xuất phát từ chính
điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước để thấy rõ sự vĩ đại của những tư tưởng
của Người.
Hiện nay Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trinh đổi mới, xây dựng và phát triển kinh
tế là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; trên cơ sở tăng trưởng kinh tế tạo nền tảng
vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội, văn hóa; gắn tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ và công bằng xã hội. Đó cũng chính là tiền đề cần thiết cho sự phát
triển bền vững.
Vấn đề nông nghiệp là một mảng đề tài lớn, quan trọng Tư tưởng Hồ Chí
Minh
II.

Tình hình nghiên cứu đề tài:

Với khóa luận này, tác giả đã
III.



Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

IV.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

V.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:


Dựa vào đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy
Tuyên Quang về phát triển kinh tế miền núi nói chung, và nông nghiệp,
nông thôn nói riêng.
VI.

Đóng góp mới về khoa học của đề tài:

VII. Lời cảm ơn:
Chương 1:
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN MỘT NỀN NÔNG
NGHIỆP TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM.

1.1 Cơ sở hình thành:
1.1.1 Cơ sở lý luận.
CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh nói chung và quan điểm của Hồ Chí Minh
nói riêng được hình thành và phát triển trong điều kiện chủ nghĩa Mác-Leenin
đã trở thành hệ tư tưởng thống trị trong phong trào công nhân, trên thế giới

cách mạng vô sản đã thắng lợi ở nước Nga (10.1917), mở ra thời đại giải
phóng các dân tộc thuộc địa khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc, và trong
điều kiện đất nước Việt Nam mất nước, sau thắng lợi của cách mạng tháng
Tám năm 1945, lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
xâm lược lâu dài, gian khổ, nhằm gianh lại độc lập hoàn toàn, thống nhất trọn
vẹn, đồng thời, từng bước xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ
nghĩa xã hội.
Quan điểm về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử của Chủ nghĩa MácLênin: Con người cần phải có ăn, mặc, ở và sinh hoạt trước khi nghĩ đến
những vấn đề xa hơn như làm chính trị, làm văn hóa, khoa học và nghệ thuật.
Trong lễ an táng C.Mác, Ph.Ăngghen đã đọc:” Giống như Darwin đã tìm ra
quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của
lịch sử loài người, cái sự thật giản đơn mà đã bị những lớp tư tưởng phủ kín
2


cho đến ngày nay là: con người trước hết cần phải ăn, mặc, ở đã rồi mới có
thể làm chình trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo…và vậy, việc sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và do đó, mỗi giai đoạn phát triển
kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại, tạo thành một cơ sở trên
đó người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ
thuật, và thậm chí cả những quan điểm tôn giáo của những người nhất định, vì
vậy phải xuất phát từ cơ sở đó mà giải thích những cái này, chứ không phải
ngược lại, như từ trước đến nay người ta đã làm”1.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn.
Quan điểm, tư tưởng của một bậc vĩ nhân bao giơ cũng hình thành và phát
triển trong một điều kiện lịch sử nhất định. Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh
về kinh tế nói chung và quan điểm của Người về phát triển một nền nông
nghiệp toàn diện nói riêng cũng vậy.
Lí do 1: …NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN NÓI CHUNG VÀ

NÔNG DÂN NÓI RIÊNG.
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh mà trọng tâm là nâng cao đời sống nhân dân
đã được thực tế kiểm nghiệm trên đất nước ta. Đã có nhiều nghiên cứu trình
bày về tư tưởng này nhưng có một số chỉ liệt kê các bài nói, bài viết quan hệ
với tư tưởng mà chưa làm rõ được bối cảnh xuất hiện tư tưởng. Có thể nói
không có quan điển tư tưởng chung chung, thiếu căn cứ. Đặc biệt Hồ Chí
Minh thực tiễn đến mức cụ thể từng tư tưởng. Do đó tư tưởng của Người ai
cũng có thể đọc được, hiểu được. Tư tưởng nâng cao đời sống của nhân dân
nói riêng chính là nguồn gốc, là xuất phát để Hồ Chí Minh xây dựng quan
điểm của Người về phát triển kinh tế nói chung và phát triển một nền nông
nghiệp toàn diện nói riêng. Người nói: “Tất cả đường lối, phương châm, chính
sách…của Đảng đều chỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân nói chung, của
nông dân nói riêng”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chủ nghĩa xã hội là cái gì?
Là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”.

1

C.Mác-Ăghen, Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội 1983, tập 5, tr 611.

3


Nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp chưa phát triển, năng suất thấp,
nhiều khi không đủ lương thực cho nhu cầu của nhân dân. Muốn cải thiện đời
sống trước hết phải ăn no. muốn ăn no phải có lương thực. Muốn có lương
thực phải trồng lúa và nếu lúa chưa đủ thì trồng cây hoa màu. Chúng ta có thể
thấy Người rất quan tâm đến vấn đề này. Người nói: “Chúng ta tranh được tự
do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm
gì”. Vì thế, Người đôn đốc các địa phương phải lo đủ lương thực. Về Nghệ
An-nơi thường thiếu lương thực, Trung ương hỗ trợ, Người nhắc nhở: “Nghệ

An có thể bằng cách này hay cách khác, vừa vỡ hoang tăng vụ, vừa làm xem
thế này thế khác để có hai ngàn mẫu tây rộng, tăng thêm chín ngàn tấn lương
thực, đỡ để Trung ương phả hỗ trợ”1.
Nhưng nâng cap đời sống nhân dân không có nghĩa là đủ về lương thực. Phải
làm sao cho bữa ăn của người nông dân ngoài về lương thực còn đủ chất dinh
dưỡng. Khái niệm ăn no ngày nay phải hiểu là bữa ăn đủ chất dinh dưỡng.
Bữa ăn ngoài co cơm ra phải có thịt, cá, có hoa quả. Nước ta dù có nhiều
thành tựu trong đổi mới, đời sống nhân dân đã được cải thiện nhiều, nhưng số
trẻ em suy dinh dưỡng vẫn chiếm tỷ lệ vào loại cao trên thế giới. Phấn đấu để
ăn no theo nghĩa đầy đủ chất dinh dưỡng còn là cả một quá trình. Vì thế
những nhắc nhở của Hồ Chí Minh về chăn nuôi trâu, bò, gà, lợn, dê, cũng như
chú trọng thả cá ở vùng chiêm trũng hoặc nơi có nhiều ao hồ, đẩy mạnh trồng
lạc, trồng vừng là thể hiện sự suy nghĩ chu đáo của Người.
Nâng cao đời sống nhân dân nói chung, nông dân nói riêng, không thể không
nói đến chỗ ở. Hồ Chí Minh nói nhiều đến trồng cây lấy gỗ vì vấn đề ở của
nông dân nông thôn rất bức xúc. Người nói: “Nông dân của ta, nhà ở của
đồng bào phần nhiều đang ọp ẹp, tối tăm, chẳng ra sao, chẳng có hàng lối
gì…Dân sinh là câis gì? Là cái ăn, cái mặc, cái ở. Ba cái đó đều quan trọng.
Ăn, mình tăng gia sản xuất được. Mặc, mình tăng gia sản xuất được. Chứ còn
nhà ở thì sao? Muốn làm nhà thì phải có cái gì? Gỗ. Muốn có gỗ thì phải
trồng cây”2
1
2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, tập 10, tr 444.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr 446.

4



Lí do 2: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TOÀN DIỆN SẼ LÀM CHO NỀN
NÔNG NHIỆP PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ.
Phát triển nông nghiệp toàn diện là giải pháp quan trọng để phát triển bản
thân nền nông nghiệp Việt Nam.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả lâm, ngư nghiệp. Trong từng ngành
này lại có sự phân chia chi tiết hơn. Sự phát triển của từng bộ phận trong nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp cũng như sự phát triển của ba bộ phận trong
ngành nông nghiệp sẽ làm cho toàn ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Trong nông nghiệp, việc cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi cũng sẽ thúc đẩy
cả hai ngành cùng phát triển: nhiều lúa và hoa màu sẽ có nhiều thức ăn để
phát triển chăn nuôi. Chăn nuôi phát triển sẽ có nhiều phân bón để đẩy mạnh
trồng trọt. Đến thăm tỉnh Hòa Bình, Người nói: “Muốn lúa tốt, hoa màu tốt
cần nhiều phân…Muốn có nhiều phân chuồng, phải nuôi nhiều trâu, bò, lợn”1.
Theo nghĩa rộng, nông nghiệp còn bao gồm cả những ngành nuôi trồng thủy,
hải sản. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về các ngành kinh tế này. Phát triển
mạnh các ngành đó sẽ làm cho nền nông nghiệp Việt Nam trở thành một
ngành kinh tế mạnh.
Nông nghiệp toàn diện còn bao gồm các ngành nghề phụ và ngành nghề
truyền thống ở nông thôn. Hồ Chí Minh nhắc nhiều đến phát triển nghề phụ ở
nông thôn vì vai trò rất lớn của vấn đề náy. Do đặc điểm của nghề nông mang
tính thời vụ, có nhiều ngành nông nhàn và do đất đai của Việt Nam quá ít
(khảo sát ở tỉnh Bắc Ninh thấy làng Vân Hà bình quân 0,6 sào Bắc bộ/người,
Đa Hội 400m2 /người, Phong Khê 360m2/ người…) nên có nhiều lao động dư
thừa. Để đảm bảo cuộc sống ổn định, người Việt Nam buộc pjair tìm ra nghề
phụ để tận dụng nguồn lao động để tăng thêm thu nhập. Những nghề phụ dần
dần phát triển thành nghề chính ở các làng nghề nhưng vẫn tồn tại song song
với nghề nông. Có thể khái quát ngành nghề thành các loại:
- Loại ngành nghề sản xuất công cụ lao động phục vụ trực tiếp cho nông
nghiệp (như làm cày bừa, máy tuốt lúa…) và chề biến sản phẩm cảu
nông nghiệp (như làm bún bánh từ gạo,, ngô, chế biến chè).

1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, tr 240.

5


- Loại ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng thông thường hoặc cao cấp để
phục vụ sinh hoạt cho người dân như đồ gỗ, quạt giấy, chạm khảm, đồ
gốm, đồ dệt, may mặc…
- Loại ngành nghề cung câos nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như
nghề làm giấy, dệt tơ lụa, dệt vải, thép xây dựng…
Trong ba loại trên, loại 1 có vai trò trực tiếp tác động vào phát triển nông
nghiệp. Các loai sau tuy không tác động trực tiếp nhưng tận dụng được nguồn
lao động dư thừa và tay nghề cổ truyền khéo léo của nông dân, tạo nên thu
nhập cao, giải quyết việc làm tại địa phương nông thôn, khiến cho nông
nghiệp có điều kiện phát triển. Thực tế cho thấy đất đai, năng suất cây trồng
vật nuôi ở những vùng làng nghề không những không bị giảm sút mà còn cao
hơn những vùng khác do ở đây có những điều kiện về vốn và các điều kiện
cần thiết cho thâm canh.
Việc đẩy mạnh ngành nghề bổ sung cho nông nghiệp làm cho nền nông
nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì các
lý do sau đây:
- Có ngành nghề buộc những người nông dân phải tổ chức sản xuất một
cách khoa học dựa trên sự phân công, hợp tác. Việc người nông dân
quen với lối làm ăn công nghiệp rất có lợi cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển ngành nghề sẽ giải quyết được việc làm tại chỗ, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Các ngành nghề sẽ thu hút lực lượng lao động rất lớn: chỉ một xã ở Đa Hội có

nghề rèn một ngày thu hút 1000 lao động ở các làng xung quanh, làng Đồng
Kỵ (Bắc Ninh) thu hút một ngày 3000 lao động ở các xã bên cạnh đều làm đồ
gỗ, làng gốm Bát Tràng một ngày cũng thu hút 2000-3000 lao động. Từ đó
lao động thủ công và lao đọng dịch vụ tăng, lao động nông nghiệp giảm.
- Phát triển ngành nghề sẽ có điều kiện phát triển nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới.
Khi có ngành nghề, nhu cầu địa bàn có bộ mặt hiện đại văn minh để thu hút
khách hàng trở thành bức xúc. Ngành nghề lại tạo ra nguồn vốn để giải quyết
6


nhu cầu ấy. Đến làng Đồng Kỵ với nghề chạm khắc gỗ, làng Ninh Hiệp với
nghề chế biến dược liệu, làng Bát Tràng với nghề gốm sứ, chúng ta sẽ thấy
mô hình phố làng mà nguồn vốn chủ yếu là do thu nhập từ ngành nghề tạo
nên. Kết cấu hạ tầng với điện, đường, trường, trạm sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho nông nghiệp phát triển.
Lí do 3: SẼ GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN.
Hồ Chí Minh cho rằng: “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền
kinh tế. Nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho
nhân dân: đủ nguyên liệu (như bông, mía, chè…) cho nhà máy đủ nông sản
(như lạc, đỗ, đay…)để xuất khẩu đổi lấy máy móc”.
Như vậy, nông nghiệp toàn diện sẽ:
- Cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy. Những nguyên liệu mà người đã đề
cập đến đến phần trên bao gồm sản phẩm của các cây công nghiệp: bông, mía,
chè, lạc, vừng, tơ tằm…Cũng phải kể cả sản phẩm của ngành chăn nuôi cho
chế biến thực phẩm, hoa màu của các ngành chế biến hoa màu.
- Có hàng hóa nông sản đổi lấy máy móc cho ngành công nghiệp non trẻ của
đất nước. Người nói: “ngày nay, nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần
nhiều máy móc và nguyên liệu. Các nước anh em giúp đỡ ta nhiều, nhưng ta
cũng không phải mua một số ở nước khác. Muốn mua thì phải có ngoại tệ,

hoặc lấy nông sản mà đổi, ví dụ lấy lạc đều đổi lấy gang”1.
Nông nghiệp phát triển toàn diện sẽ trở thành thị trường để phát triển nền kinh
tế hàng hóa; “ Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu, đồng thời là
một nguồn xuất hẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện
nay”2.
Từ các lý do trên, Hồ Chí Minh coi nông nghiệp là cơ sở để phát triển nông
nghiệp: “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy
việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông
nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp
nguyên liệu cho, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công
nghiệp làm ra”.
1
2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr 525.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr 14.

7


Lý do thứ 4: XUẤT PHÁT TỪ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHONG PHÚ,
THUẬN LỢI CỦA ĐẤT NƯỚC TA.
Nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam (khóa III)0, Người nói rõ: “Ở các nước xứ rét, mỗi năm tuyết
giá dai dẳng, chỉ trồng trọt được một mùa. Khí hậu nước ta ấm áp cho phát
triển quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa. Như thế là thiên thời rất thuận
lợi. Vùng đồng bằng miền Bắc tuy ruộng ít, người nhiều; nhưng chúng ta
trồng xen, tăng vụ thì một mẫu đất có thể hóa ra hai. Miền ngược thì có nhiều
vùng đất rộng mênh mông và màu mỡ, tha hồ cho chúng ta vỡ hoang. Như thế
là địa lợi rất tốt”1. Như vậy là khi chủ trương phát triển nền nông nghiệp toàn

diện. Hồ Chí Minh đã nhìn rõ và xuất phát từ đặc điểm điều kiện thiên nhiên,
đất đai của đất nước chúng ta. Thực tế phát triển nông nghiệp hiện nay của
chúng ta đã chứng tỏ tư duy của Người là tư duy của một thiên tài, luôn tìm
thầy và tìm mọi cách huy động mọi tiềm năng mà đất nước có.
Ngoài bốn lý do nêu trên, tư tưởng phát triển nông nghiệp toàn diện của Hồ
Chí Minh con xuất phát từ ý chí tự lực cánh sinh mà Người rất kiên trì trong
suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Người luôn nhắc nhở “việc cải
thiện đời sống nhân dân cũng phải do nhân dân dần tự giúp mình là chính”2.
Phát triển nông nghiệp toàn diện có nghĩa là tận dụng mọi tiềm năng đất đai,
tận dụng mọi sức lao động có thể tận dụng được trong nông nghiệp, tận dụng
mọi sự sáng tạo của quần chúng để giải quyết những khó khăn về đới sống
của nhân dân ta, trước hết là nông dân, để nông nghiệp có thể hoàn thành vai
trò là cơ sở của công nghiệp.
Trong nông nghiệp có ngành trồng trọt với nhiều cây khác nhau bao gồm lúa,
hoa màu, rau quả. Nếu biết trồng xen canh, gối vụ thì vừa tận dụng được đất
đai mà còn làm cho năng suất từng loại cây trồng tăng lên. Trong trồng trọt
phải kể đến tiềm năng rất to lớn của Việt Nam về cây công nghiệp, về rau
quả. Với hàng triệu hécta đất đỏ bazan, đất đồi có thể trồng cao su, cà phê,
điều, chè, hồ tiêu…mà những sản phẩm xuất khẩu như cà phê, hạt điều đã
đứng hàng thứ hai trên thế giới và triển vọng sẽ còn rất lớn. Với đất đai đa
1
2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr 544.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, tr 150.

8


dạng, chúng ta cũng có tiềm năng lớn về rau, hoa quả mà hằng năm hiện đã

thu hàng chục triệu tấn.
Trong nông nghiệp không chỉ có trồng trọt mà còn có chăn nuôi. Sự phát triển
trồng trọt đa dạng vừa có lúa, vừa có màu thì sẽ đẩy mạnh được chăn nuôi.
Chăn nuôi phát triển thì lại có nhiều phân bón để đẩy mạnh trồng trọt. Sự phát
triển của cả trồng trọt và chăn nuôi sẽ làm nông nghiệp phát triển.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp. Nếu phát
triển cả nông, ngư nghiệp thì nông nghiệp Việt Nam sẽ trở thành ngành kinh
tế đóng góp to lớn cho nền kinh tế. Việt Nam lại có tiềm năng to lớn về lâm,
ngư nghiệp. Riêng ngư nghiệp (bao gồm cả nuôi trồng cá nước ngọt) chúng ta
có trữ lượng 4 triệu tấn cá biển một năm và có 2 triệu hécta mặt nước để nuôi
trồng; năm 2000 đã xuất khẩu trên 1,4 tỷ USD thủy, hải sản.
Nông nghiệp toàn diện còn bao gồm ngành nghề phụ và ngành nghề truyền
thống ở nông thôn. Việc phát triển ngành nghề bổ sung cho nông nghiệp sẽ
làm cho nền nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa với các lí do
sau:
+ Ngành nghề đòi hỏi cách quản lý theo lối công nghiệp: việc tổ chức
sản xuất chặt chẽ, khoa học dựa trên sự phân công hợp tác lao động phù hợp
với từng loại hình nghề nghiệp. Do đó người nông dân sẽ quen với lối làm ăn
tập công nghiệp rất có lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
+ Phát triển triển ngành nghề sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nông thôn theo hướng tăng dần công nghiệp, dịch vụ, giảm dần nông
nghiệp. Những số liệu điều tra cho thấy: ở những vùng nông thôn có ngành
nghề truyền thống thì thì tỷ trọng lao động làm nghề đều chiếm từ 60 đến
70% hoặc hơn nữa, lao đọng nông nghiệp chỉ còn trên dưới 20% thu nhập từ
nhành nghề, do vậy cũng rất cao.
+ Phát triển ngành nghề sẽ có điều kiện và sự thúc bách phải xây dựng
kết cấu hạ tầng ở nông thôn, tạo điêu kiện thuận lợi cho phát triển công
nghiệp trên địa bàn nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đến những làng


9


quê có làng nghề phát triển, chúng ta thấy mô hình phố-làng rất đẹp, biểu hiện
sự thành thị hóa ở đây mà Nhà nước không phải đầu tư nhiều.
1.2 Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp toàn
diện.
1.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nông nghiệp.

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VỊ TRÍ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG CƠ CẤU KINH TẾ QUỐC DÂN.
Theo Hồ Chí Minh, trong nền kinh tế mỗi quốc gia có ba bộ phận quan
trọng nhất là: nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Ba bộ phận này có
mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động lẫn nhau và chi phối lẫn nhau. Năm
1956 trong tạp chí “ Sinh hoạt thương nghiệp” số đặc biệt, Hồ Chí Minh
viết:” về nhiệm vụ thì phải hiểu rõ trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan
trọng: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ
mật thiết với nhau. Thương nghiệp là cái khâu giữa nông nghiệp và công
nghiệp”1. Cả ba lĩnh vực này đều quan trọng và không thể thiếu. Nhưng trong
điều kiện Việt Nam thì nông nghiệp luôn luôn là lĩnh vực chiếm vị trí quan
trọng nhất “ Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta
lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông
mong vao nông dân, trông cậy vào nông nghiệp phần lớn. Nông dân ta giàu
thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” 2. Như vậy là đối với
một nền nông nghiệp như Việt Nam, dù cơ cấu kinh tế thay đổi và phát triển
như thế nào cũng phải lấy nông nghiệp làm gốc. Nếu nông nghiệp phát triển,
lương thực, thực phẩm dồi dào, nông dân khá giả thì xã hội sẽ phồn vinh.
Ngược lại, nông nghiệp đình đốn, trì trệ thì các ngành khác cũng theo đó mà
suy giảm theo. Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh cách đây 40,50 năm đến nay
vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn. Khi sản xuất lương thực, thực phẩm tăng lên,

1
2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, tập 8, tr 174.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, tập 4, tr 215.

10


khi xã hội đảm bảo được an ninh lương thực thì mọi lĩnh vực khác cũng trở
nên ổn định.
Trong cơ cấu kinh tế kinh tế quốc dân, nông nghiệp không chỉ cung cấp lương
thực, thực phẩm để nuôi toàn xã hội mà nông nghiệp còn là nguồn cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và một phần hàng hóa cho xuất khẩu.
Từ năm 1955, khi bắt tay vào công cuộc khôi phục nền kinh tế, Hồ Chí Minh
đã chỉ ra vai trò to lớn của nền nông nghiệp. Người viết “để đẩy mạnh việc
củng cố miền Bắc, làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà…
Chính phủ sẽ thi hành kế hoạch khôi phục kinh tế năm 1956 bao gồm nông
nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, nhưng sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu.

VỀ VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP.
Phải nói rằng, trong tư duy Hồ Chí Minh, nông nghiệp có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế cũng như việc nâng cao đời sống của
nhân dân Việt Nam. Tư tưởng này thể hiện nhất quán trong các bài nói, bài
viết của Người về phương hướng phát triển kinh tế của đất nước khi Người
nhắc nhở cán bộ và nhân dân ta mọi ngành và mọi địa phương. Có thể chứng
minh nhận định này qua những dẫn chứng sau đây:
Ngay sau ngày đất nước giành được độc lập trong "Thư gửi điền chủ
nông gia Việt Nam",ngày 11.4.1946, Người nêu rõ: " Việt Nam là một nước

sống về nông nghiệp. Nền kinh tế nước ta lấy canh nông làm gốc. Trong công
cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào
nông nghiệp một phần lớn.
Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh" 1.
Trong bức thư này, Người nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp và nông dân.
Người đã gắn sự giàu có, thịnh vượng của nông dân, nông nghiệp với sự giàu
có, thịnh vượng của đất nước, và như vậy, cũng có thể hiểu, Người đã coi

1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, tập 4, tr 215.

11


nông nghiệp và nông dân là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên sự giàu có
của đất nước ta.
Thậm chí, Người còn đặt vấn đề "công cuộc phát triển nông nghiệp,
nền tảng để phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa"1. Từ đó Người đòi hỏi các
ngành phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trọng tâm. Sở dĩ, Hồ Chí Minh coi
trọng vai trò của nông nghiệp là vì một nền nông nghiệp phát triển sẽ làm cho
đời sống của nông dân Việt Nam nói riêng, nhân dân Việt nam nói chung sẽ
được nâng cao, làm cho nông nghiệp, nông thôn trở thành thị trường rộng lớn
của công nghiệp, giúp khai thác được moị tiềm năng lao động, đất đai của đất
nước, giúp tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp có một vị trí hết sức
quan trọng đối với xã hội. Phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội
nguồn của moị vấn đề xã hội. Vị trí của nông nghiệp được đề cao do vần đề
cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia. Vì lương thực, thực phẩm là tư liệu
thỏa mãn nhu cầu cơ bản hàng đầu của con người, đó là vấn đề ăn, mặc.

Nhưng đối với nước ta là một nước nông nghiệp, Bác Hồ cho rằng "nghề
nông là gốc". Trong "Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam đăng trên báo
"Cứu quốc", số 229, ngày 1.1.1946, Bác viết "Việt Nam là một nước sống về
nông nghiệp. Nền kinh
tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính
phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn"2.
Khi nghiên cứu những quan điểm của Hồ Chí Minh về nông nghiệp,
chúng ta thấy Bác luôn luôn nhấn mạnh đến nông nghiệp với nhiều từ khác
nhau: nông nghiệp là gốc, nông nghiệp là chính, nông nghiệp là mặt trận
chính, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông nghiệp là mặt trận cơ bản,
nông nghiệp là việc quan trọng nhất…
Đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, phát triển sản xuất lương thực, thực
phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhân dân ta sau cách mạng tháng
Tám.
Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN ,2001,
tr 92-93.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr 215.
1

12


Sau khi lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ nhận
thức rất rõ vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với sự thành bại của chiến
tranh. Nông nghiệp và nông thôn lúc bấy giờ có thể nó là toàn bộ hậu phương
của chiến tranh. Bác Hồ đã nhiều lần nói đến câu châm ngôn Hán- Việt "thực
túc thì binh cường". Ngay khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bắt đầu
nổ ra, Bác Hồ đã nhận định để kháng chiến chóng thành công thì phải thì phải
tích cực phát triển nông nghiệp làm cơ sở, làm hậu phương cho tiền tuyến lớn.

Từ năm 1949, Bác viết " Mặt trận kinh tế gồm có công nghệ, buôn bán, nông
nghiệp. Ngành nào cũng quan trọng. Nhưng lúc nào, quan trọng nhất là nông
nghiệp, vì "có thực mới vực được đạo".
Có đủ cơm ăn áo mặc cho bộ đội và nhân dân, thì kháng chiến mới mau
thành công"1.
Năm 1967, Bác lại viết:" quân và dân ta phải ăn no để đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược. Vì vậy, sản xuất lương thực thực phẳm là rất quan trọng" 2. Như
vậy, bất kỳ một chiến lược gia hoặc một nhà quân sự tài ba nào khác, Hồ Chí
Minh nhận thức rất rõ vai trò to lớn của hậu phương. Hậu phương là chỗ dựa
của tiền phương, là nơi quyết định sự thành bại của mọi cuộc chiến tranh.
Trong hậu phương thì nhân tố quyết định là vấn đề quân lương. Khi quân đội
được cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm thì sức mạnh được nâng lên rất
nhiều. Đó là nhân tố quyết định sự thành bại nơi chiến trường. Vì vậy, khi có
dịp tiếp xuc với cán bộ, quần chúng ở nông thôn, Bác luôn luôn nhắc nhở đến
việc phải đặc biệt coi trọng sản xuất nông nghiệp, phải tận dụng mọi nguồn
lực cho phát triển nông nghiệp. Theo Bác, nếu như sản xuất nông nghiệp phát
triển, lương thực, thực phẩm dồi dào thì cuộc kháng chiến chống Pháp cũng
như chống Mỹ sau này cũng mau chóng đi tới thắng lợi.
Trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp không chỉ cung cấp
lương thực, thực phẩm để nuôi toàn xã hội mà nông nghiệp còn là nguồn cung
cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và một phần hàng hóa cho xuất
khẩu. Từ năm 1955, sau khi bắt tay vào công cuộc đấu tranh thống nhất đất
nước, Chính phủ sẽ thi hành kế hoạch khôi phục kinh tế năm 1956 bao gồm
1
2

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr 687.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, tr 217.

13



nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, nhưng sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu.
Yêu cầu của sản xuất nông nghiệp năm 1956 là:" bước đầu giải quyết
vấn đề lương thực, cung cấp nguyên liệu, vật liệu để khôi phục tiểu thương
nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và cung cấp lâm thổ sản để mở rộng
buôn bán với nước ngoài"1. Như vậy, không chỉ trong chiến tranh mà trong
thời kỳ đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, nông nghiệp vẫn còn được coi như
một mặt trận chủ yếu, mặt trận hàng đầu. Ở đây, nông nghiệp được coi là nền
tảng của toàn bộ cơ
cấu nền kinh tế quốc dân. Nền nông nghiệp phát triển thì trước hết có lương
thực, thực phẩm nuôi sống cả xã hội. Nông nghiệp phát triển, nông dân sẽ có
nhiều sản phẩm hàng hóa để đưa ra thị trường. Ở đây, vai trò của thương
nghiệp sẽ được phát huy. Theo Bác, thương nghiệp chính là cầu nối giữa nông
nghiệp và công nghiệp. Khi nông nghiệp phát triển và có nhiều sản phẩm dôi
ra thì thương nghiệp sẽ phát triển. Trao đổi hàng hóa giữa công nghiệp và
nông nghiệp tăng lên. Công nghiệp được cung cấp nguyên liệu để sản xuất.
Khi công nghiệp phát triển thì trao đổi giữa công nghiệp và nông nghiệp tăng
lên và như vậy là thương nghiệp lại được đưa lên một bước cao hơn. Người
chỉ rõ:"thương
nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân, thương nghiệp lại đưa
nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu thụ"2.
Bác cũng đã nhấn mạnh đến việc sử dụng nguyên liệu sản xuất tư nông
nghiệp để đổi lấy ngoại tệ. Bác viết:" trong việc xây dựng ta cố gắng, các bạn
hết lòng giúp đỡ, ta còn phải mua hàng của các nước khác. Muốn buôn bán
với các nước ấy, ta chưa có máy móc, đồ kĩ nghệ, ta chỉ có nông, hải sản. Cán
bộ, đảng viên ta phải giúp chính phủ mua và xung phong bán. Mua của người
khác mà mình không xung phong bán là không tốt" 3. Để phát triển nền kinh tế
quốc dân một cách toàn diện phải chú ý đến tất cả các ngành, các lĩnh vực,


Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 91.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 174.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 421, 422.
1
2

14


nhưng theo Bác, các ngành, các lĩnh vực phải coi trọng phục vụ nông nghiệp
và nông thôn làm nhiệm vụ trọng tâm.
Sau khi công cuộc khôi phục kinh tế kết thúc thành công, sản xuất trở lại
bình thường, đời sống nhân dân bước đầu ổn định. Đất nước ta bắt đầu bước
vào giai đoạn thực hiện các kế hoạch dài hạn, tiến hánh công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa nhằm đưa nước ta từng bước lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí
Minh lại nhắc nhở:" nước ta là một nước nông nghiệp giống như Trung Quốc,
Triều Tiên, Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy
việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính"1.
Chúng ta biết rằng vào thời điểm Người nhắc nhở những điều này
(19.7.1960, khi Người về nói chuyện với nhân dân Thanh Hóa) thì toàn Đảng
ta và nhân dân ta đang hoàn tất những nội dung của đường lối xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa, để đến tháng 9.1960 sẽ thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ III của Đảng, chúng ta mới thấy hết tầm nhin của Hồ Chí Minh về vị
trí của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Ngay trong bài nói chuyện tại Hội nghị Trung ương 7 (khóa III), hội nghị
chuyên đề bàn về phát triển công nghiệp, Hồ Chí Minh lại bàn về nông
nghiệp, nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp. Người nói:" Việt Nam ta có câu

tục ngữ "có thực mới vực được đạo". Trung Quốc có câu tục ngữ "dân dĩ thực
vi thiên".
Hai câu ấy tuy đơn giản, nhưng rất đúng lẽ.
Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải quyết
tốt vần đề ăn (rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác). Muốn giải quyết tốt
vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đủ lương thực. Mà lương thực là do
nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là cực kỳ quan
trọng"2.
Không phải ngẫu nhiên mà trong hội nghị của Trung ương Đảng bàn về
vấn đề công nghiệp, về công nghiệp hóa, ngay trong đoạn mở đầu lời nói của
mình, Người lại nói đến vị trí quan trọng của nông nghiệp, và đặc biệt trong
1
2

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 180.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 543-544.

15


hội nghị cán bộ Trung ương về xã tham gia cải tiến quản lý hợp tác xã nông
nghiẹp trong năm 1963, Hồ Chí Minh đã nêu luận điểm mang tính tổng kết
tầm quan trọng cuả nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta: có gì sung sướng
bằng được góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển nông nghiệp, nền tảng
để phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa".
Khi coi nông nghiệp có vai trò nền tảng để phát triển kinh tế xã hội chủ
nghĩa, Hồ Chí Minh đã thể hiện phẩm chất một nhà lãnh đạo hiểu sâu sắc thực
tiễn đất nước mình, nhuần nhuyễn lý luận và thực tiễn, không câu nệ như
những lý thuyết gia thông thường.
Những điều trên đây cho thấy, trước mỗi giai đoạn của lịch sử phát

triển đất nước, Hồ Chí Minh đều có những chỉ dẫn định hướng, trong đó nhấn
mạnh vai trò cực kỳ quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tề nước ta.
Vậy tại sao Hồ Chí Minh lại coi trọng nền nông nghiệp trong nền kinh
tế Việt Nam như vậy? Qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh cũng như
qua những hoạt động thực tiễn của Người, chúng ta thấy sở dĩ Người coi
trọng nông nghiệp như vậy bởi những lý do sau đây:
Một là, nông nghiệp nông nghiệp Việt Nam cung cấp lương thực, thực phẩm,
do đó có vai trò quyết định giải quyết vấn đề ăn, một vấn đề bức xúc của đời
sống nhân dân ở những nước có nền kinh tế lạc hậu. Với Hồ Chí Minh, đảm
bảo cho người dân được ăn no là quan trọng nhất bởi nói nâng cao đời sống
của người dân ở một nước có nền kinh tế lạc hậu, thì trước hết phải lo cho
người dân được ăn no. Người nói:” quan trọng nhất trong đời sống nhân dân
là vấn đề ăn”1, “có thực mới vực được đạo”2, đó là duy vật, đó là gốc của chủ
nghĩa Mác-Lênin. Người lại nói :”Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sách
của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, rét, dốt,
bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được”3.
Là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị thực dân Pháp đô hộ hàng trăm năm,
người dân Việt Nam đã từng sống ở mức tận cùng của sự đói khổ. Nạn đói
năm 1945 làm chết hai triệu người là nỡi ám ảnh của mội nguời dân Việt Nan,
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, tr 352.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 420.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr 572.
1
2

16


cũng là nỗi la hagf ngày của người lãnh đạo. Vì thề, vừa giành được độc lập,

Người đã nói:”Chúng ta tranh được độc lập, tự do rồi mà dân ta cứ chết đói,
chết rét, thì tự do độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ đến giá trị của tự
do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”1.
Với một nước kinh tế chưa phát triển, nông nghiệp lạc hậu, năng suất lao
động thấp, vấn đề lương tực không chỉ được đặt ra sau khi nước nhà mới
giành được độc lập mà còn luôn là nỗi lo của từng gia đình, của toàn xã hội
cho đến tận bây giờ. Nông dân ta có câu:” tháng tám chưa qua, tháng ba đã
đến”,”tháng tám đói qua, tháng ba đói chết” để nói lên rằng, nạn đói như
“người bạn đồng hành” của người nông dân Việt Nam.
Hai là, nông nghiệp có vai trò phát triển các ngành kinh tế của đất nước, trước
hết là công nghiệp. Người nhiều lần nhắc đến vai trò của nông nghiệp đối với
công nghiệp. Năm 1956, trong Lời kêu gọi đồng bào nông dân thi đua sản
xuất và tiết kiệm, nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch khôi phục kinh tế sau
chiến tranh, Người đã viết:” Sản xuất nông nghiệp… giải quyết vấn đề lương
thực, cung cấp nguyên liệu, vật liệu để khôi phục tiểu công nghiệp, thủ công
nghiệp, công nghiệp và cung cấp lâm thổ sản để mở rộng quan hệ buôn bán
với các nước ngoài”2. Khi bước vào xây dựng kế hoạnh 5 năm lần thứ nhất,
Người lại nói:” Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung
phải lấy việc phát triển kinh tế làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông
nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp
nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công
nghiệp làm ra”3. Từ đó Người luôn luôn coi trọng nông nghiệp, công nghiệp
là hai chân của nền kinh tế, có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu
công nghiệp, nông nghiệp không phát triển cân đối thì nền kinh tế không phát
triển được:” Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của con người. Hia
chân có mạnh thì đi mới vững chắc. Nông nghiệp không phát triển thì công
nghiệp cũng không phát triển được. Ngược lại, không có công nghiệp thì

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr 152.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 91.

3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 180.
1
2

17


nông nghiệp cũng khó khăn. Công nghiệp và nông nghiệp quan hệ với nhau tấ
khăng khít”1.
Có điều đáng lưu ý là nói đến vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tề, Hồ
Chí Minh đã gắn nông nghiệp với nông thôn. Với Người nông nghiệp, nông
dân, nông thôn là một. Điều này không có gì là lạ bởi nông dân sống ở nông
thôn và nông nghiệp là nghề chính của họ. Người nói:” Nông đan giàu có sẽ
mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất ra. Đồng thời sẽ cung cấp đầy
đủ lương thực cho công nghiệp và thành thị. Như thế là nông dân giàu có giúp
cho công nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển sẽ giúp nông nghiệp phát
triển mạnh mẽ hơn nữa”2. Thực tiễn phát triển kinh tế trong những năm đổi
mới ở Việt Nam vừa qua càng minh chứng cho nhận định trên của Người.
Cùng với những chính sách đổi mới, mở cửa, nền kinh tế,( bao gồm cả lâm,
ngư nghiệp) đã đảm bảo lương thực đủ ăn cho hơn 80 triệu dân Việt Nam, lại
còn xuất khẩu nhiều tỷ đôla hàng nông sản. Trong số hơn 10 mặt hàng chủ
lực, ngành nông nghiệp chiếm trên một nửa. Nếu như chúng ta có sự đầu tư
thỏa đáng hơn nữa cho nông nghiệp, cùng với việc đẩy mạnh cơ cấu nông
nghiệp theo hướng tăng mạnh kinh tế hàng hóa thì nông nghiệp sẽ còn đóng
góp nhiều cho nền kinh tế của đất nước.
Ba là, Hồ Chí Minh coi trọng nông nghiệp còn xuất phát từ tư tưởng tự lực
cánh sinh mà suốt đời Người quán triệt và nhắc nhở mọi người. Theo Người
muốn giành độc lập tự do cho dân tộc phải tự lực cánh sinh, nay muốn phấn
đấu giành no ấm, hạnh phúc cũng phải tự lực cánh sinh. Người nhắc nhở::

Việc cải thiện đời sống cho nhân dân cũng phải do nhân dân tự giáp lấy mình
là chính”3. Khi có sự giúp sức của các nước xã hội chủ nghĩa, Người cũng
luôn nhắc nhở không được ỷ lại. Người nói:” Các nước bạn giúp đỡ ta cũng
như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của
ta, phát triển khả năng của ta. Song nhân dân và cán bộ ta tuyệt đối chớ vì bạn
ta giúp nhiều mà đâm ra ỷ lại” 4. Côi trọng nông nghiệp, phát triển mạnh nông
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 619.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 405-406.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 150.
4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 30.
1
2

18


nghiệp là thể hiện tư tưởng tựu lực cánh sinh rõ rệt nhất vì nông nghiệp là
ngành kinh tế khai thác nhiều nhất nội lực Việt Nam để phát triển.
Nguồn nội lực thứ nhất,, gồm 7 triệu hécta đất trồng trọt, trong đó có 4,2 triệu
hécta đất trồng lúa nước, một loại đất hiếm quý mà không phải nước nào cũng
có. Trong 7 triệu hécta đất trồng trọt đó có một diện tích đất rộng lớn thích
hợp cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới mà thị trường thế giới ưa chuộng
như; cà phê, cao so, đào lộn hột, hồ tiêu… và nhiều diện tích đất trồng cây ăn
rau quả xuất khẩu. Thứ hai, nước ta lại có hơn ba nghìn cây số bờ biển, một
điều kiện kinh tế thuận lợi không phải nước nào cũng có được để mở rộng và
phát triển kinh tế biển. Chúng ta lại có trên 30 triệu lao động ở khu vực nông
thôn cùng một lượng vốn nhất định trong tay họ. Đây là nguồn nội lực lớn,
nếu phát huy được sẽ mang lại hiệu quả cao. Chỉ mới thay đổi cơ chế kinh tế

và mở rộng nền kinh tế, do đó cũng chỉ mới phát huy được một phần nội lực.
Chúng ta đã gặt hái được nhiều kết quả đầy ấn tượng: Việt Nam trở thành
nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Nếu như tăng cường đầu tư thêm
về vốn, kỹ thuật, công nghệ và cán bộ kỹ thuật tăng thêm sức cạnh tranh, mở
rộng thị trường…thì chắc chắn chúng ta còn thhu được kết quả khả quan hơn
nữa.
1.2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển một nền nông nghiệp
toàn diện ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh rất coi trọng nông nghiệp. Ngay sau khi đất nước giành độc lập,
Người đã viết “ Việt Nam là một nước nông nghiệp.Nền kinh tế của ta lấy
canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông
mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn.
Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”1.
Từ đó, Người khẳng định “muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói
chung phải lấy phát triển nông nghiệp lám gốc, làm chính” 2. Có lúc Nguời đã
đặt vấn đề “công cuộc phát triển nông nghiệp, nền tảng để phát triển kinh tế
xã hội chủ nghĩa”3. Với Hồ Chí Minh, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr 215.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 180.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, tr 612.
1
2

19


phải là một nền nông nghiệp toàn diện và chính nền nông nghiệp toàn diện lại
phản ánh một nền nông nghiệp phát triển. Khi về thăm và nói chuyện với
đồng bào Hưng Yên, Người nói: “Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thóc là

chính, đồng thời phải coi trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn
nuôi, thả cá và nghề phụ”1. Về thăm Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An,
Người cũng nhắc: “Trung ương thường nói nông nghiệp phải toàn diện. Mình
không những cốt gạo, ngô, khoai, sắn, bông mà còn cốt các thứ khác nữa. Cho
nên phải toàn diện”2.
Khi về thăm các đồng bào dân tộc tỉnh Tuyên Quang, Người phê bình đồng
bào Tuyên Quang có “khuyết điểm là không toàn diện, không chú trọng đầy
đủ về cây công nghiệp và hoa màu” 3. Với đồng bào tỉnh Bắc Giang, Người
cũng nhắc nhở “chúng ta phải phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và
vững chắc”4. Khi thăm nhân dân xã Địa Nghĩa (Hà Đông), Người đã chỉ ra
“sản xuất chưa toàn diện. Coi trọng sản xuất lúa là tốt nhưng còn xem nhẹ hoa
màu và cây công nghiệp5. Người khen nhân dân Thanh Hóa có nền “nông
nghiệp đã bắt đầu phát triển toàn diện”6. Với nông dân miền núi, Người cũng
nói: “Sản xuất phải toàn diện, trồng cây lương thực và cây công nghiệp, phát
triển chăn nuôi, phát triển nghề rừng, chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi vì miền
núi có nhiều khả năng chăn nuôi”7.
Qua các tác phẩm, bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh cho thấy một quan niệm
về một nền nông nghiệp toàn diện theo Người là:
1.2.2.1

Trồng trọt.

Thứ nhất, nền nông nghiệp toàn diện trước hết phải là một nền nông nghiệp
có ngành trồng trọt phát triển, “trồng trọt phải chú ý toàn diện” 8. Với Người,
trồng trọt trước hết phải trồng cây lương thực, bởi vì “nông nghiệp là nguồn
cung cấp lương thực”9. Trong các cây lương thực, Người nói nhiều đến trồng
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 397.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 445.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 319.

4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 337.
5
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 405.
6
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 481.
7
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 418.
8
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 478.
9
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 14.
1
2

20


lúa “sản xuất thóc là chính”1. Người động viên đồng bào xã Đại Nghĩa “coi
trọng cây lúa là tốt”. Ngoài cây lúa, Người rất chú trọng đến các cây hoa màu
như ngô, khoai, sắn là nguồn chính sản xuất thức ăn cho chăn nuôi. Người nói
“phải hết sức phát triển hoa màu. Chỉ có thóc, không có hoa màu là không
được. Hoa màu không những là cây lương thực quý của người, mà còn dùng
để chăn nuôi. Xã Đại Nghĩa vì thiếu chú ý đến hoa màu cho nên chăn nuôi
kém”. Nói chuyện với đồng bào Nghệ An, Người nói rõ: “Lúa là chính nhưng
ngô, khoai sắn cũng phải có, cũng phải chú trọng. Nếu chỉ chú trọng lúa mà
không chăm nom ngô, khoai, sắn cũng không được”. Trong bài đăng trên báo
Nhân dân ngày 17.04.1962 với tiêu đề “Cần ra sức trồng nhiều hoa màu”,
Người viết “Ngô, khoai, sắn là những thứ lương thực rất cần thiết cho người
và gia súc. Nếu hoa màu thu hoạch kém thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhiều

việc”.
Với Hồ Chí Minh, trồng trọt còn bao gồm cả trồng cây công nghiệp. Người đã
giành nhiều thời gian đi thăm các địa phương, ở đâu khi nối đến phát triển
trồng trọt, ngoài cây lương thực là lúa và hoa màu, Ngườig đều nhắc đến phải
trồng cây công nghiệp “cây công nghiệp không đạt được kế hoạch thì ảnh
hưởng đến phát triển cây công nghiệp”2.
Trong các cây công nghiệp, Hồ Chí Minh đã nhăccs đến cây bông là cây cung
cấp nguyên liệu làm sợi để dệt vải…Nói chuyện với đồng bào tỉnh Nghệ An,
Người đặt vấn đề: “Đây một năm sản xuất bao nhiêu bông? Hai nghìn mẫu
tây được bao nhiêu tấn? 1000 tấn bông tuy là ít nhưng nếu chú trọng lương
thực mà không có bông thì tức là có ăn mà không có mặc” 3. Sau cây bông,
Người nói đến cây cà phê, cây lạc, cây vừng. Nói chuyện với cán bộ công dân
nông trường Đông Hiếu (Nghệ An) Người nhắc nhở: “Trồng cà phê, trồng lúa
nhưng đồng thời phải chú ý trồng lạc, trồng vừng vì lạc, vừng là thứ xuất
khẩu rất tốt để đổi lấy máy móc”4.
Trong cây công nghiệp, Người còn đòi hỏi phải trồng chè. Khi về thăm tỉnh
Hà Đông, nòi chuyện với nhân dân về phát triển nông nghiệp ở vùng đồi núi,
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 397.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 320.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 446.
4 4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 478.
1
2

21


Người đề cập đến trồng dâu, nuôi tằm, trồng mía, thuốc lá là nhhuwngx cây

có thể tận dụng đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao. Với cây dâu tằm, Người
nhắc nhiều nơi vì cây dâu giúp cho người dân thu hoạch tơ dệt lụa- một thứ
vải quý, ngoài ra tơ còn kéo sợi dệt lưới giúp cho phát triển nghề cá.
Trong trồng trọt, Hồ Chí Minh rất chú trọng trồng cây ăn quả. Đến thăm
những nơi có điều kiện như Hưng Yên, Hà Giang, đảo Cô Tô (Quảng Ninh),
Người đều nhắc nhở phải phát triển cây ăn quả.
Hồ Chí Minh là người quan tâm đến từng chi tiết của đời sống lao động. khi
về thăm nông trường Đông Hiếu (Nghệ An), Người nhắc công nhân phải
trồng lấy ớt để ăn.1
Trong trồng trọt, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải coi trọng trống cây lấy gỗ. Với
vùng đồng bằng, Người luôn động viên trồng cây để có gỗ làm nhà. Người
nêu rõ lợi ích của việc trồng cây: “Mỗi tết trồng được 15 triệu cây. Từ năm
1960 đến năm 1965…chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa,
vừa cây làm cột nhà. Và trong mười năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng
tươi đẹp, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn” 2. Ra đảo Cô Tô (Quảng
Ninh) Người còn nhắc phải trồng cây để ngăn gió. Người tính toán rất cụ thể:
“Nếu mỗi năm, mỗi người trồng 4 cây, trong 5 năm sẽ có đủ gỗ làm nhà, đóng
giường, bàn ghế, làm nông cụ”3. Nói chuyện với thanh niên trong buổi trồng
cây tại vườn hoa Thanh niên ở Hà Nội, Người cũng tính rõ hiệu quả kinh tế
của việc trồng cây: “Nếu mỗi cháu thanh niên một năm trồng 3 cây, chăm sóc
cho tốt thì 8 triệu thanh niên miền Bắc sẽ trồng được 24 triệu cây. Năm năm
liền các cháu sẽ trồng được 120 triệu cây. Hãy tính rẻ mỗi cây 3 đồng thôi,
sau năm năm sức lao động của các cháu bỏ ra sẽ thu được một số tiền rất lớn
là 360 triệu đồng, có thể xây dựng được 8 nhà máy cơ khí loại khá…” 4. Vì
thế, Người nhiều lần nhắc nhở mọi tầng lớp nhân dân trồng cây. Chính Người
đã phát động tết trồng cây và viết nhiều bài báo tuyên truyền cho phong trào
này, tạo nên một phong tục đẹp ở nước Việt Nam-phong tục Tết trồng cây.
Cũng từ phong trào này chúng ta thấy sự vĩ đại của Hồ Chí Minh: Những việc
1


Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, tr 559.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 407.
4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 678.
2
3

22


Người nêu ra tưởng là nhỏ, nhưng mang ý nghĩa lớn, vừa phát huy sức mạnh
của quần chúng, vừa huy động sức mạnh truyền thống của dân tộc ta- truyền
thồng người già trồng cây gây dựng cho hậu thế.
1.2.2.2

Chăn nuôi.

Theo Người, nền nông nghiệp toàn diện phải có ngành chăn nuôi phát triển.
Nói chuyện trong Hội nghị tổng kết phong trào sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp năm 1959, Người nhấn mạnh: “Về chăn nuôi phải chú ý phát triển
chăn nuôi càng nhiều càng tốt”1. Theo Người “phải phát triển mạnh chăn nuôi
để đảm bảo có thêm thịt ăn, thêm sức kéo, thêm phân bón”. Người nói rõ mối
quan hệ giữa chăn nuôi với trồng trọt: “Vì chăn nuôi kém nên phân bón ít, lại
vì phân bón ít mà sản lượng lúa và hoa màu giảm sút” 2. Trong chăn nuôi,
Người chú trọngvaf khuyến khích chăn nuôi trâu, bò, lợn vì “trâu, bò, lợn là
nguồn lợi lớn, lại là nguồn phân bón cho ruộng nương”. Ngoài ra, Người cũng
nhắc nhở “cần mở rộng hơn nữa việc chăn nuôi dê, thỏ, gà, vịt…” 3. Đi liền
với khuyến khích chăn nuôi, Người cũng nhắc nhở không nên lạm sát trâu bò
vì vừa làm giảm sức kéo, vừa lãng phí, gây ra những tệ nạn ăn uống lu bù.
Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, khi chúng ta mới bước vào công cuộc

xây dựng cơ sở kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đất nước còn nghèo, lại đang
chia cắt thì sự nhắc nhở của Người là hoàn toàn cần thiết.
1.2.2.3

Lâm nghiệp.

Nông nghiệp toàn diện, theo Người phải phát triển lâm nghiệp; trồng cây, gây
rừng, khai thác lâm, thổ sản có kế hoạch. Khi thăm các tỉnh đồng bào miền
núi như Tuyên Quang, Hà Giang, Người đều nhắc nhở phải bảo vệ rừng,
trồng cây gây rừng vì “cây và rừng là nguồn lợi lớn” 4. Với đồng bào tỉnh
Tuyên Quang, Người nói: “Đồng bào…phải chú ý bảo vệ rừng và trồng cây
gây rừng. Tục ngữ nói “rừng vàng, biển bạc”. Chúng ta chớ lãng phí vàng mà
phải bảo vệ vàng của chính chúng ta” 5. Người còn nói: “phá rừng thì dễ

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 63.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, tr 149.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 406.
4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, tr 149.
5
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 321.
1
2

23


nhưng để lại gây lại rừng thì phải mất hàng chục năm. Phá rừng nhiều như
vậy sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất rất nhiều”

Một điều lý thú là khi nói về trồng rừng, Người còn nhắc nhở phải “trồng cây
ăn quả và cây làm thuốc”1. Khí hậu và đất rừng của chúng ta có ưu thế là cung
cấp rất nhiều cây dược liệu quý, nếu như ta biết bảo vệ và nuôi trồng. Sự quan
tâm, chỉ đạo của Hồ Chí Minh thật là đúng đắn và sát thực.
Đi đôi với trồng rừng, bảo vệ rừng, Người cũng nhắc nhở đồng bào miền núi
cần biết khai thác lâm thổ sản và khi khai thác lâm thổ sản “phải có kế hạch
chu đáo, phải chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi như hiện nay”2.
1.2.2.4

Ngư nghiệp.

Nông nghiệp toàn diện, theo Người còn phải có ngành ngư nghiệp phát triển
và phải phát triển các ngành kinh tế gắn liền với biển.
Khi ra thăm và nói chuyện với nhân dân đảo Cô Tô, Người nhắc: “cần phải
đẩy mạnh nghề đánh cá, nghề làm muối, nuôi dưỡng và bảo vệ các thứ hải
sản, trân châu…”3 là những nghề gắn liền với kinh tế biểnmaf nước ta có
nhiều tiêm năng để phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Khi nói đến nghề cá,
một lần nữa, Hồ Chí Minh một lần nữa phải trồng dâu nuôi tằm, lấy tơ làm
lưới đánh cá.
Hồ Chí Minh không chỉ nhắc đến nghề cá với nông dân miền biển. Nước ta
vốn nằm trong lưu vực các dòng sông, người nông dân sống bằng cây lúa
nước, sự kết hợp trồng lúa và nuôi cá trong các ao hồ, trên sông và cả trên
ruộng theo phương thức kết hợp cũng là một cách nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống. Vì thế khi đi thăm các tỉnh đồng bằng như Hưng Yên, Hà
Đông, Hải Dương, Người đều nhắc cùng với trồng lúa, hoa màu chăn nuôi
cần phải thả cá. Người chỉ rõ “cần đẩy mạnh thả cá để cung cấp thêm thực
phẩm bổ sung cho thịt, cải thiện đời sống nhân dân. Nuôi cá cũng dễ. Có nước
và có công người thì cá phát triển” 4. Người còn dặn dò phải khoanh vùng giữ
cá.
1.2.2.5


Nghề phụ gia đình.

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 327.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 610.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 354.
4 4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 407.
1
2

24


Khi nói đến nông nghiệp toàn diện, ngoài nông, lâm, ngư nghiệp, Hồ Chí
Minh luôn nhắc nhở chú trọng phát triển nghề phụ gia đình. Hồ Chí Minh cho
rằng; “Miếng vườn của mỗi gia đình xã viên và các loại nghề phụ là nguồn lợi
để tăng thu nhập”1. Người nhắc nhở “phát triển thich đáng kinh tế phụ gia
đình xã viên”
Thông thường ở những vùng nông thôn, khi năng suất trong trồng trọt và chăn
nuôi đạt đến trình độ nhất định, có một số lao động dư thừa thì cần chuyển
sang làm nghề khác để có thêm thu nhập. Lao động nông nghiệp lại mang tính
thời vụ nên trong một năm có nhiều ngành nông nhàn, nông dân lúc này có
thể chuyển sang làm nghề phụ. Nắm chắc tình hình thực tế đó, Hồ Chí Minh
nhắc nhở đồng bào các địa phương, khai thác mảnh vườn, làm thêm nghề phụ
là hết sức phù hợp. Người Việt có bàn tay khéo léo và óc sáng tạo nên từ lâu
đã tao nên những ngành nghề mang tính truyền thống, các làng nghề xuất
hiện, tồn tại và phát triển ở các vùng đông dân như đồng bằng Bắc Bộ (Bắc
Ninh,, Hà Đông, Sơn Tây, Nam Định…) hoặc xung quanh Thành phố Hồ Chí

Minh (Sông Bé, Biên Hòa…) xung quanh cố đô Huế hoặc thành phố Đà nẵng.
Những làng nghề này phát triển song song với nghề nông, bổ sung hco nghề
nông trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống. Quán triệt tư tưởng
Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn đất nước, hiện nay chúng ta cần phải đẩy
mạnh việc khai thác những tiềm năng có sẵn trong nền nông nghiệp Việt
Nam.
Cần nhấn mạnh thêm rằng, Hồ Chí Minh quan niệm nền nông nghiệp toàn
diện không phải theo lối manh mún, tự cấp, tự túc, mà còn trên cơ sở có quy
hoạch của một nền sản xuất hàng hóa phát triển theo quy mô lớn, phù hợp với
sự nghiệp công nghiệp hóa. Khi nối chuyện với cán bộ xã Đại Nghĩa, Người
đã nhắc đến việc khoanh vùng nông nghiệp: “Trong kế hoạch 5 năm, có nói
phải chú ý đến nông nghiệp miền núi. Miền núi phải phát triển mạnh nông
nghiệp, tiến dần lên thành những vùng nông nghiệp mới.
Trong kế hoạch 5 năm có nói đến việc bắt đầu khoanh vùng nông nghiệp.
Như nơi nào sản xuất lúa nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sản xuất chè là
1

25


×