Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sự khác biệt tâm lý giữa nam và nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 13 trang )

Học phần: TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH

Giảng viên: NGUYỄN THỊ TỨ

Lớp: TLH giới tính ca 1

Nhóm: 7
____
Nội dung đề tài số 7:

KHÁC BIỆT VỀ TÂM LÝ (NHẬN THỨC, XÚC CẢM – TÌNH CẢM, HÀNH VI, KHẢ NĂNG GIAO
TIẾP) GIỮA NAM VÀ NỮ.

1. Nhận thức

-

Nam giới thiên về lý luận, phân tích – Coi việc làm quan trọng hơn lời nói. Còn người nữ
thì hướng về trực giác và thực tế – Coi lời nói là quan trọng.[3]
Ví dụ: Trong tình yêu, người phụ nữ thường thích sự lãng mạn, những lời nói ngọt ngào
nhưng đàn ông thường rất ngại khi phải nói những lời “có cánh” và bị cho là khá khô khan.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bất hòa trong mối quan hệ nam nữ.


-

Nam có khuynh hướng xử
lý tốt hơn ở bán cầu não
trái trong khi nữ giới
thường xử lý đồng đều ở
cả hai bán cầu. Điều này


giải thích vì sao nam giới
mạnh hơn với các hoạt

động xảy ra ở bán cầu não trái và họ giải quyết mọi vấn đề nhanh gọn, dứt khoát ở tầm “vĩ
mô” trong khi phụ nữ đi sâu vào chi tiết, “đẩy đưa” và chủ động cảm xúc của mình hơn
trong giao tiếp.[4]
Ví dụ:
+ Khi lái xe ô tô, nam giới có khả năng phối hợp chuyển động tay, mắt, quay góc và giữ tốc
độ ổn định tốt hơn so với nữ giới. Đồng thời, khi gặp tình huống bất ngờ, nguy hiểm, họ
cũng thường xử lý nhanh chóng và dứt khoát hơn.

+

Trong

khi

trình

bày

một

vấn

đề,

phụ

nữ


thường nói
một

cách

chi tiết, cụ
thể

trong

khi đàn ông thường chú trọng đến nội dung chính, khái quát, ngắn gọn nhất. Vì vậy, ta
thường cảm thấy phụ nữ có vẻ nói nhiều hơn đàn ông.


-

Hai khu vực trên não phụ trách ngôn ngữ ở nam hẹp hơn so với nữ. Đó là đáp án cho câu
hỏi vì sao phụ nữ thường tỏ ra là chuyên gia trong việc sử dụng từ ngữ. Thêm vào đó, nam
thường tư duy, xử lý ngôn ngữ chỉ bằng bán cầu não trái trong khi nữ có khả năng giải
quyết tốt ở cả hai bán cầu.[4]
Ví dụ: Khi học một ngôn ngữ mới, nữ giới thường là người thể hiện tốt hơn nam giới. Nữ
giới thường sử dụng cả hai bán cầu não trong việc mã hóa và nhớ. Trong khi nam giới chỉ
xử lí bằng bán cầu não trái nên họ cần thêm lời nhắc của giáo viên chẳng hạn như chú ý các
từ vựng hay lắng nghe.

-

Về khả năng học tập: Não bộ
con người có một bộ phận

được gọi là IPL (inferiorparietal lobule) chuyên trách
khả năng toán học. Bộ phận này ở nam giới thường có kích thước lớn hơn so với ở nữ giới,


do đó trong thực tế, các học sinh nam thường trội hơn học sinh nữ về khả năng học các
môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa.[5]
-

Khả năng toán học. Bắt đầu từ tuổi thanh niên, nam giới thể hiện sự ưu việt (tuy nhỏ) trong
các test lý luận số học.[1]

-

Khả năng nói. Nữ
giới có khả năng nói
tốt hơn nam giới. Bé
gái hấp thụ ngôn ngữ
và phát triển khả
năng nói sớm hơn bé
trai. Đồng thời bé gái
thể hiện sự ưu việt

(tuy nhỏ) trong các test đọc hiểu so với bé trai xuyên suốt thời thơ ấu và thanh niên
(Halpern, 1997; Hedges và Nowell, 1995). Sự khác biệt này có cơ sở sinh học là sự khác
biệt trong cấu trúc, vị trí và chức năng vùng ngôn ngữ nói trên bán cầu não của hai giới. [1]
Ví dụ: Trong các công việc như tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng, nhà tuyển dụng
thường chọn nữ giới vì họ có chất giọng ngọt ngào, truyền cảm và khả năng trình bày vấn
đề một cách chi tiết, cụ thể.



-

Khả năng thị giác/không gian. Nam giới có trình diễn tốt hơn nữ trong các test thị
giác/không gian. Đó là các test tìm ra sự tương ứng giữa các thông tin hình ảnh hoặc nói
cách khác là quay vật thể bằng trí tưởng tượng. Sự ưu việt của nam giới trong test này
không lớn mặc dù được phát hiện khi còn nhỏ tuổi và tồn tại suốt đời. (Kerns và Beren
baum, 1991; Voyer, Voyer và Bryden, 1995).[1]
Ví dụ: nam giới thường có khả năng đọc bản đồ tốt hơn nữ giới. Họ thường rất nhanh và
nhạy bén trong việc định hướng không gian, tìm đường. Chính vì vậy, trong các hoạt động
như leo núi, đi rừng, lái tàu biển nam giới thưởng nắm vị trí dẫn đầu, làm đội trưởng,
thuyền trưởng.


2. Xúc cảm – tình cảm
Bảng 1:[6]
Nam
Nữ
- Thường che giấu, không để lộ cảm tình hay
- Không che giấu cảm tình hay cảm xúc nhưng
cảm xúc, ngoại trừ khi giận dữ hay bực bội
thường biểu lộ ra một cách dễ dàng
- Xúc cảm bộc lộ một cách nhanh và mạnh,
- Xúc cảm phản ứng chậm nhưng kéo dài hơn
nhưng mau dứt, “mau nóng mau nguội”
nam.
Ví dụ: Trong cuộc cãi vả, nam giới thường
Ví dụ: Ngược lại, phụ nữ có phần điềm tĩnh
nóng tính, dễ mất kiểm soát trong lời nói và
hơn nhưng cảm xúc tiêu cực lại kéo dài hơn,
hành động. Tuy nhiên, khi sự việc kết thúc,

thường để bụng, và hay nhắc lại chuyện đã
họ sẽ rất mau quên.
qua.
- Sống theo lý trí nhiều hơn nên thường bị cho - Thường sống nhiều về tình cảm và cảm xúc,
rằng khô khan, “không tình cảm”.
thường dễ buồn dễ khóc

-

Khả
năng
biểu
cảm

nhạy
cảm.
Nữ
giới
biểu
cảm
hơn nam giới. Bé gái 2 tuổi dùng Khả năng biểu cảm và nhạy cảm nhiều hơn bé trai cùng
tuổi (Cervantes và Callanan, 1998). Bố mẹ nói chuyện với con gái về chủ đề tình cảm
nhiều hơn (Kuebli, Buttler và Fivush, 1995; Reese và Fivush, 1993). Có lẽ sự hỗ trợ xã hội
này giải thích cho việc phụ nữ cho rằng tình cảm của họ sâu sắc, mạnh mẽ hơn cũng như
dễ dàng thể hiện tình cảm hơn nam giới (Diener, Sandvik và Larson, 1985; Fuch và
Thelen, 1988; Saarni, 1993).[1]
Ví dụ: khi gặp một tình huống đau buồn, đột ngột (như mất người thân), người phụ nữ


thường bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ và công khai hơn nam giới (khóc, kêu gào, ngất xỉu….).

Trong khi đó, người đàn ông thường tỏ ra bình tĩnh, trầm lặng, cố gắng kìm nén. Họ
thường chỉ bộc lộ ở một góc khuất, không ai nhìn thấy.1

-

Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa hai giới trong tính đồng cảm. Mặc dù phụ nữ vẫn
cho rằng mình biết chăm sóc và thương người hơn nam giới, nhưng trong những tình
huống tự nhiên thì nam giới tỏ ra không kém phụ nữ trong việc chăm sóc những người thân
thích lớn tuổi và các con vật nuôi (Melson, Peet và Sparks, 1991).[1]

-

Theo nghiên cứu đăng trên chuyên san PLoS ONE, phái nam có khuynh hướng lấn át và
chi phối hơn (mạnh mẽ và dễ gây hấn), cũng như ổn định về mặt tâm lý. Ngược lại, nữ lại
tỏ ra nhạy cảm, ấm áp hơn (ân cần, chu đáo với người khác) và hay lo lắng. “Về khía cạnh
tâm lý, đàn ông và đàn bà hầu như là hai loài khác nhau,” theo nhà đồng nghiên cứu Paul
Irwing của Đại học Manchester (Anh).[7]

-

Cơ chế vận hành cảm xúc có thể coi là điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa hai nửa thế giới. Ở
phụ nữ, hệ thống limbic (limbic system) trong não lớn hơn so với nam giới, cho phép phái
nữ có khả năng vượt trội trong việc biểu lộ, dự đoán cảm xúc của người khác. Trong khi
đó, đàn ông tỏ ra khá vụng về trong việc bộc lộ cũng như hiểu được tâm ý, cảm xúc của
những người tiếp xúc. Họ có xu hướng ưa thích những lời nói thẳng thắn, trực tiếp, không
vòng vo trong giao tiếp.[5]


-


Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ có xu hướng là người chăm sóc con cái, trẻ em trong gia
đình. Ngược lại, hệ thống limbic lớn cũng có rất nhiều nhược điểm. Điển hình là việc gia
tăng mức độ trầm cảm của nữ giới, đặc biệt trong thời kỳ thay đổi nội tiết tố nữ trong chu
kỳ kinh nguyệt và sau khi sinh con.[5]

3. Hành vi
-

Xét về bản chất, có quan niệm rằng “đàn ông hung hăng hơn” còn phụ nữ lại có tính nhẫn
nhịn và dịu dàng hơn. Khi phản ứng với stress, nam giới có khuynh hướng bùng nổ dữ dội
hơn trong khi phụ nữ thì nhẹ nhàng và điềm tĩnh hơn. Nguyên nhân xuất phát từ hormone
trong cơ thể. Hormone oxytocin, có tác dụng làm khoan khoái, dễ chịu, xoa dịu cảm xúc…
sẽ phóng thích trong quá trình chúng ta bị stress. Tuy nhiên, hormone estrogen ở nữ có
khuynh hướng sẵn sàng tiếp nhận oxytocin và giúp nó phát huy tác dụng còn hormone
testosterone của nam lại tăng cao trong quá trình xảy ra stress, lấn áp oxytocin, làm giảm
bớt tác dụng của oxytocin.[4]


-

Nữ giới có khả năng đảm nhiệm nhiều công việc một lúc tốt hơn hẳn so với nam giới.
Trước mỗi tình huống, nhiệm vụ, nam giới tiếp cận vấn đề bằng cách định hướng các công
việc phải làm theo thứ tự lần lượt. Trong khi đó, phụ nữ có thể xử lý nhiều công đoạn của
một nhiệm vụ hoặc nhiều công việc cùng một lúc.[5]



-

Sự phục tùng: ngay ở giai đoạn tiểu học, bé gái đã có tính phục tùng những đòi hỏi của bố

mẹ, thầy cô và những người có quyến lực cao hơn bé trai (Feingold, 1994; Maccoby, 1990).
Khi muốn người khác phục tùng mình, các bé gái thường dùng cách đề nghị tinh tế và lịch
sự trong khi các bé trai thường dùng những chiến lược bạo lực hoặc yêu cầu thẳng thừng
(Cowan và Avants, 1988; Maccoby, 1990).[1]

4. Khả năng giao tiếp
-

Các kết quả nghiên cứu về tâm lý học giới tính cho thấy, giữa nam và nữ có nhiều khác biệt
về di truyền, ảnh hưởng của cha mẹ, ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa – xã hội. Giữa hai
phái nam và nữ có những cách cảm nhận và hành động khác biệt nhất định. Từ đó dẫn đến
những khác biệt trong đặc điểm giao tiếp:[2]
Nam

Nữ

- Thường có phong cách giao tiếp mạnh mẽ và
- Đòi hỏi sự nhẹ nhàng, tế nhị
trực tiếp
- Việc giao tiếp với nam giới có thể diễn ra với - Thường tỏ ra ngập ngừng, thiếu dứt khoát
nhịp độ nhanh, với những thỏa thuận, quyết


định rõ ràng, dứt khoát
- Khi nói, thường dùng ngôn từ để diễn đạt tư
tưởng và chia sẻ thông tin.

- Thường dùng ngôn từ để diễn đạt cảm xúc

- Thường ít nói vì không có nhu cầu biểu lộ ra - Thường nói nhiều vì muốn bày tỏ điều mình

những gì mình đang suy nghĩ. Hầu hết không suy nghĩ bằng lời nói. Cần nói và mong được
cần nói mà cũng không thích nghe.
lắng nghe.
- Khi nghe, nam giới thường chỉ nghe để tiếp - Nữ giới không chỉ nghe lời nói và cách nói
thu tin tức hay dữ kiện chứ ít để ý đến cảm mà còn để ý đến những yếu tố liên quan đến
xúc.
cảm xúc
-

Về khả năng giao tiếp, nam giới thường kém hơn nữ giới trong việc xây dựng mối quan hệ,
nhất là khi phải đưa ra giải pháp, giải thích vấn đề và phải giao tiếp phi ngôn ngữ như dùng
cảm xúc, sự chia sẻ… Nam giới khó có thể chịu được cảnh lằng nhằng, ỉ ôi nên thường nôn
nóng muốn kết thúc càng sớm càng tốt. Đó là lý do vì sao nam giới thường kiệm lời và dễ
rơi vào trạng thái cô độc. Mối quan hệ giữa nam với nam thường khác so với giữa nữ với
nữ. Các nhà nghiên cứu cho biết mỗi ngày nữ giới có khả năng nói khoảng 10.000 từ, trong
khi đó nam giới nói ít hơn. [4]


5. Nguồn tham khảo:
1. TLH phát triển từ thanh niên đến tuổi già - Nguyễn Văn Đồng
2. Sách: Kỹ năng giao tiếp ứng xử (Lại Thế Luyện. Nxb Tổng hợp Tp.HCM)
3. Sự khác biệt giữa nam và nữ – Web: tinmung.net
4. Sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ – Web: www.khoe24h.vn
5. Bộ não đàn ông và phụ nữ khác nhau như thế nào – Web: sinhtracvantay.vn
6. Khác biệt giữa Nam và Nữ trong vấn đề đối thoại – Web: www.vietchristian.com
7. Khác biệt tính cách giữa nam và nữ – Web: thanhnien.vn




×