Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sự khác biệt giữ lý thuyết và thực tế viết tít trên báo hiên nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.7 KB, 11 trang )

Đề bài: Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế viết tít trên báo hiện
nay.
Bài làm
1. Lý thuyết về nội dung và những yêu cầu về tít trên báo chí
Trong các giáo trình giảng dạy về báo chí thường đưa ra khái niệm, nội
dung và yêu cầu về tít trên báo chí như sau:
Tít (Đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này
với bài báo khác, giúp người đọc dễ dàng xác định mức độ quan trọng của
thông tin và chọn đọc.
Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một
tin ngắn hay một phóng sự. Tít cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao
độc giả phải quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu tít hay,
độc giả có thể sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu tít hỏng, toàn bộ bài báo công phu
rất có thể sẽ bị bỏ qua.
* Chức năng chủ yếu của tít:
• Thu hút sự chú ý vào trang giấy
• Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt
• Giúp độc giả lựa chọn bài
• Khiến độc giả muốn đọc
• Tổ chức trang
• Sắp xếp thông tin
* Thủ thuật đặt tít:
- Dùng thủ pháp khác thường: “Kỵ sĩ trên mái nhà”
- Thủ pháp nghịch lý: “Những xác chết biết nói”
- Thủ pháp trích dẫn: trích dẫn lời của các nhân vật phỏng vấn hoặc
các nhân vật có uy tín xuất hiện trong bài viết.
- Thủ pháp chơi chữ: “Thanh Hóa: đầu tư từ đâu?”
- Thủ pháp nói bóng gió: “Vành móng ngựa…”
- Thủ pháp nhân cách hóa: lấy đồ vật hay khái niệm để thay thế con
người, nói về con người.
- Thủ pháp nhại lại: nhại khéo lại tên sách, tên phim, tên bài hát thành


ngữ tục ngữ,…
* Một tít cần đảm bảo 4 yêu cầu sau:
- Trung thực
- Hẫp dẫn
- Chính xác
- Trình bày đẹp
Tính trung thực
- Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và phải
phù hợp với ảnh và (hoặc) đồ họa kèm bài.
- Bài viết về vấn đề gì và mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng
từ mào đầu (vấn đề chính của câu chuyện) để viết tít nhưng không đơn thuần
sao chép lại mào đầu.
- Đây là một câu chuyện vui, buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng? Câu
chuyện về một cá nhân hay là tin về một chính sách của chính phủ? Đây là
tin thời sự hay một bài? Hãy cố gắng viết tít đúng với sắc thái của câu
chuyện và tính chất của bài viết.
- Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng
nội dung ảnh và đồ họa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh
kèm bài vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh trước
tiên khi đọc trang báo. Sau đó họ đọc tít và rồi mới bắt đầu đọc bài báo.
- Nếu bài có tít phụ thì tít phụ phải phù hợp với tít chính và cùng sắc thái
với tít chính, dù nội dung của tít chính và phụ hoàn toàn khác nhau.
Tính hấp dẫn
- Tít phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy hãy dùng
ngôn từ sắc sảo và hấp dẫn.
- Lựa chọn từ ngữ cho tít là vấn đề đóng vai trò quyết định trong việc thu
hút độc giả đọc bài viết đó. Vì số lượng từ dành cho tít không nhiều, phải
đảm bảo từng từ đều đáng giá. Khi bạn đọc bài viết, hãy viết ra những từ có
thể dùng cho tít.
- Vì chỗ trên trang báo dành cho tít rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ.

Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ. Các nhà báo cũng thường có xu
hướng dùng những từ bóng bảy để gây ấn tượng cho độc giả. Cần tránh dùng
từ bóng bảy khi có thể dùng từ đơn giản mà hiệu quả vẫn vậy. Trên thực tế,
hầu hết độc giả là những người bình thường và bận rộn, họ muốn đọc ngôn
từ đơn giản, dễ hiểu và không phải mất thời gian để nghĩ về chúng.
- Tránh dùng các câu sáo rỗng. Nên nhớ độc giả không hề quan tâm tới
trình độ sử dụng ngôn ngữ của phóng viên mà họ quan tâm tới bản thân tin
tức.
- Tránh chơi chữ, vì nó có thể phản tác dụng, đặc biệt đối với các đầu đề
tin (đối với bài, hoặc một số phóng sự đặc biệt thì có thể chơi chữ). Nhưng
nếu muốn chơi chữ thì phải đảm bảo dùng đúng cách.
- Hãy độc đáo khi dùng từ. Có một số từ thường được báo chí sử dụng quá
nhiều trong tít. Nên tránh dùng những từ như vậy thì tít sẽ độc đáo hơn.
- Nên tránh dùng các từ viết tắt và nhiều dấu chấm, phẩy trong tít vì trông
rối mắt và khó hiểu.
- Dùng động từ chủ động thay vì bị động. Điều này giúp tít ngắn gọn hơn
và mạnh hơn.
- Viết đơn giản và đảm bảo rằng tít có nghĩa rõ ràng. Tránh đưa những
thông tin phức tạp và các con số không cần thiết vào tít.
- Nhờ đồng nghiệp góp ý kiến và nghiêm túc tiếp thu ý kiến của họ. Nếu
họ thấy rằng tít bài rất hay nhưng chẳng có nghĩa gì thì nhiều khả năng độc
giả cũng cảm thấy như vậy.
Tính chính xác
- Tít phải chính xác. Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung, chính tả,
ngữ pháp… Nếu tít của bài báo sai, độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo
cũng sai.
- Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác.
Ngày tháng, số liệu, sự kiện… phải chính xác tuyệt đối như thông tin nêu
trong bài.
- Kiểm tra và kiểm tra lại tất cả, kể cả chính tả, đặc biệt là họ tên. Khi đã

viết xong tít và kiểm tra lại mọi thứ cẩn thận, hãy kiểm tra thêm một lần nữa
cũng không thừa.
Hình thức đẹp
- Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít trên trang báo, không
được nén hoặc dãn chữ. Tít trông phải đẹp mắt và hợp với các tít khác trên
trang báo và các tít phụ.
- Cần biết tít của bạn sẽ được dành bao nhiêu chỗ trên trang báo và hãy
viết tít vừa vặn với khoảng trống đó. Đừng co hoặc kéo dãn chữ trên tít cho
vừa với khoảng trống và phải biết rõ chỗ ngắt dòng là ở đâu (đối với đầu đề
dài 2, 3 dòng), vì đôi khi ngắt dòng không đúng từ sẽ làm tít rất khó đọc.
- Hãy xem xét tới phần trình bày của bài báo/trang báo, nên làm việc
trước với biên tập viên dàn trang để viết tít bài báo của bạn hợp với các đầu
đề khác, các đầu đề phụ và ảnh.
2. Thực tế viết tít trên báo chí hiện nay
+ Tính hấp dẫn
Trong khi tiếp nhận một tác phẩm báo chí, độc giả thường nhìn lướt qua
hình ảnh (nếu có) rồi đến tít báo. Tít báo rất quan trọng trong việc cuốn hút
độc giả để họ tiếp tục đọc bài báo đó. Chính vì thế mà tít cần phải hấp dẫn.
Ví dụ một số tít báo về việc lai dắt cụ rùa để chữa bệnh:
Rùa Hồ Gươm trốn thoát vì lưới 'hàng chợ' (Vnexpress)
Vì sao cụ rùa “trốn thoát”? (Vietnamnet)
Nhìn chung, trên các báo hiện nay, tính hấp dẫn trong tít báo cơ bản được
đáp ứng, nhưng chủ yếu vẫn mang tính gợi sự tò mò đơn thuần đối với độc
giả. Những tít mang tính hấp dẫn thường thấy trên báo hiện nay thường được
sử dụng các biện pháp như: các biến thể của thành ngữ, tục ngữ, sử dụng dấu
ngoặc kép để nhấn mạnh hoặc trích dẫn, dấu chấm lửng…
Ví dụ: Thứ trưởng Lê Tiến Thọ: Đây là một đề án... "nhạy cảm"
(Vietnamnet)
+ Tính trung thực
Hiện tại, tính trung thực của các tít báo hiện nay không được tốt. Thường

thì các tít báo nói quá hoặc đề cập chỉ một phần nhỏ nội dung trong tác
phẩm. Mang tính gợi sự tò mò, giật gân, câu khách hơn là thể hiện nội dung
của tác phẩm:
Ví dụ: Phóng sự Nữ “bưởng trưởng” bãi vàng 21 tuổi (VTCNews)
Tít này mang tính hấp dẫn cao, vì bưởng trưởng tại các bãi vàng thường là
đàn ông, thường là những tay giang hồ có số má. Do đó khi có một người
phụ nữ làm bưởng trưởng thì đây là một điều đặc biệt. Tuy nhiên nội dung
bài viết thì hầu như không giống với những gì mà tít đưa ra. Khi đọc tít
người đọc sẽ nghĩ ngay đến đây là một phóng sự chân dung về cô gái này.
Nhưng trong bài viết thì phần đầu giới thiệu về trẻ em lao động tại bãi vàng,
phần giữa đề cập một vài chi tiết đến cô gái này, phần cuối là tác hại của
việc khái thác vàng tràn lan, ảnh hưởng đến sinh thái, môi trường. Thực tế
thì độc giả đã bị hụt hẫng và có cảm giác bị lừa khi đọc bài viết này. Và đây
cũng là hiện tượng khá phổ biến.
Ví dụ : 15 tuổi nghiện… thuốc tránh thai (Vietnamnet)
Thực sự đây là một cái tít rất hấp dẫn. Nhưng nội dung trong bài thì khác
hẳn. Đây là việc các thiếu nữ sử dụng thuốc tránh thai để trị mụn, chứ không
hề liên quan đến việc nghiện như tít đã đưa.
+ Tính chính xác
Trên báo hiện nay chúng ta có thể thấy nhiều tít viết không chính xác,
không liên quan đến nội dung của bài viết.
Ví dụ: Những "hot boys", "hot girls" tại Oscar 2009 (Vietnamnet)
Hot boy và hot girl là những từ tiếng anh được sử dụng rất phổ biến trên
các trang báo, có nghĩa là những chàng trai, cô gái nổi tiếng trong một lĩnh
vực nào đó, thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều người. Hot boys
và hot girls trong tít bài báo này dùng để chỉ những nghệ sĩ nổi tiếng đến
dự lễ trao giải Oscar 2009. Ở đây tác giả chưa dùng đúng từ bởi lẽ hot
boys, hot girls ở dạng số nhiều, đã là những chàng trai, cô gái. Vì vậy việc
xuất hiện từ “những” ở đầu câu là hoàn toàn sai.
+ Tít báo theo lối mòn

Thực tế khi khảo sát các tít trên báo hiện nay ta có thể thấy một hiện
tượng đó là một số tít thường gần giống nhau.
Ví dụ: Bé 8 tuổi bỗng dưng bị siết cổ
Bỗng dưng…bị thôi việc
(Vietnamnet)
Nhà văn Lê Anh Hoài – Tay chơi thứ thiệt!
Đỗ Chu – Một tài năng chín sớm
(Thể thao & Văn hóa)
Những cái tít này thường theo một khuôn mẫu nào đó, nếu như để riêng
thì độc giả sẽ không có cảm giác gì, nhưng nếu đặt gần nhau thì sẽ có cảm

×