Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Kế hoạch Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2016 2020 tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.38 KB, 12 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DỰ THẢO

KẾ HOẠCH
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số …../QĐ-UBND
ngày
/ / 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ HOẠCH
Ngày nay nhu cầu sử dụng năng lượng của xã hội ngày càng gia tăng trong
khi các nguồn cung cấp năng lượng như than, dầu mỏ đang dần cạn kiệt; đồng
thời chi phí sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
giao thông vận tải vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu giá thành sản
phẩm của các cơ quan, doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình. Vì vậy thực hiện sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là điều cần thiết trong việc giảm giá thành,
tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Quốc hội đã ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số
50/2010/QH12 ngày 17/6/2010. Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2011/NĐCP ngày 29/3/2011 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập
thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó, Bộ Công
Thương, Giao thông - Vận tải đã ban hành các Thông tư, Quyết định để thực
hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Văn bản số


112/BCT-TCNL ngày 06/01/2016 của Bộ Công Thương về việc xây dựng Kế
hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2016-2020 của tỉnh.
Để thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả, đồng thời giúp cho cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân áp dụng tốt
các giải pháp tiết kiệm năng lượng thì cần thiết phải ban hành kế hoạch sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu chung
a) Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả và Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Triển khai đồng bộ các hoạt động của Kế hoạch, chủ yếu tập trung vào các
lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công trình xây dựng sử
dụng nhiều năng lượng, chiếu sáng công cộng, sản xuất nông nghiệp, hộ gia
đình, hoạt động gia đình… nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân
1


về sự cần thiết và lợi ích trong việc thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.
b) Đưa Kế hoạch tiết kiệm năng lượng thành hoạt động thường xuyên trong
đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần sử dụng các nguồn tài nguyên năng
lượng hợp lý, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và góp phần phát
triển kinh tế - xã hội bền vững.
c) Chi phí sử dụng năng lượng của các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân
ngày càng hợp lý hơn; giảm tỷ lệ chi phí năng lượng trong cơ cấu giá thành sản
phẩm, giúp tăng tính cạnh tranh sản phẩm.
2. Các mục tiêu cụ thể:
a) Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong hoạt động sử dụng năng

lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và
cộng đồng xã hội; xây dựng ý thức, thói quen thực hiện sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.
c) Phấn đấu tiết kiệm 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn
2016 - 2020 so với dự báo nhu cầu năng lượng theo Quy hoạch phát triển điện
lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 được Bộ Công
Thương phê duyệt.
d) Xây dựng các mô hình điển hình về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tòa nhà, giao thông vận tải (từ 2-4 mô
hình/năm).
e) Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ quản lý năng lượng cho cán bộ kỹ
thuật thuộc các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
g) Thực hiện việc quản lý bắt buộc theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả đối với 100% các tòa nhà
xây dựng mới hoặc cải tạo có quy mô thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn.
h) Phát triển hệ thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu vận tải với chất
lượng ngày càng cao, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ mới, sử dụng năng lượng tái tạo thay thế nhiên liệu
truyền thống trong giao thông vận tải.
i) Tiết kiệm trong phát điện, truyền tải, phân phối và sử dụng điện:
- Đẩy mạnh việc thực hiện tiết kiệm điện trong các khâu truyền tải, phân
phối, kinh doanh và sử dụng điện “Phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống còn
thấp hơn 4,95% vào năm 2020” (năm 2015 là 9,03%).
- Tiết kiệm 10 ÷ 15% sản lượng điện so với dự báo tại các cơ quan, công sở
Nhà nước trên địa bàn.
- Từng bước tổ chức hệ thống chiếu sáng đô thị đảm bảo hiện đại văn minh,
hiệu quả nhằm giảm khoảng 40% tổng mức tiêu thụ điện năng so với dự báo.
Đến năm 2020 hoàn thành việc thay thế đèn cao áp công suất lớn bằng đèn Led
tiết kiệm điện tại các tuyến phố trên địa bàn thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn

2


và một số tuyến phố chính tại trung tâm các huyện; đầu tư ứng dụng, lắp đặt
thiết bị điều khiển hiện đại, tiết kiệm điện cho hệ thống chiếu sáng công cộng.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả
a) Hằng năm xây dựng kế hoạch, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch về
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của địa phương, đơn vị.
b) Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích nghiên cứu, sẳn xuất và
sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao
năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ các sở, ngành, địa phương.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm
trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp
luật.
2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, thúc đẩy
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, tiêu dùng và sinh hoạt.
Xây dựng các chuyên đề, chuyên mục về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả đăng tải định kỳ trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Bình và
các phương tiện truyền thông địa phương, trang thông tin điện tử Sở Công
Thương, Công ty Điện lực Quảng Bình.
b) Phát hành tờ rơi, tờ dán, sổ tay, sách hướng dẫn về các sản phẩm, thiết
bị, công nghệ, giải pháp tiết kiệm năng lượng đến các sở, cơ quan, đơn vị, các
cơ sở giáo dục - đào tạo, dạy nghề và người dân trên địa bàn tỉnh.
c) Quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại các hội chợ,
triểm lãm, hội nghị, hội thẻo về năng lượng và các phương tiện thông tin đại
chúng.

d) Bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo nâng cao kiến thức về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp.
đ) Khen thưởng, tuyên dương các địa phương, đơn vị và cá nhân có thành
tích trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình, khu
vực nông thôn
a) Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, vận động người dân sử dụng các sản
phẩm tiết kiệm năng lượng trong gia đình.
b) Xây dựng mô hình trình diễn và tổ chức các cuộc thi “Hộ gia đình,
trường học sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.
c) Phát triển thí điểm mô hình sử dụng khí sinh khối biomass/biogas trong
chăn nuôi quy mô hộ gia đình và trang trại; sử dụng năng lượng tái tạo tại các
thôn, bản không kéo được điện lưới quốc gia.
4. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà và cơ
quan, công sở
3


a) Hỗ trợ kiểm toán năng lượng để đánh giá thực trạng, từ đó xây dựng
định mức tiêu hao năng lượng cho tòa nhà, cơ quan, công sở.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng định mức sử dụng
năng lượng và việc thực hiện mua sắm các trang thiết bị yêu cầu dán nhãn năng
lượng theo quy định.
c) Hỗ trợ kiểm toán năng lượng để đánh giá thực trạng, từ đó xây dựng
định mức tiêu hao năng lượng cho tòa nhà, cơ quan, công sở.
d) Tư vấn, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cuộc vận động
thực hiện “Công trình xanh”, cuộc thi “Tòa nhà tiết kiệm năng lượng”.
5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất và
dịch vụ
a) Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu

quả cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật; tư vấn xây dựng và áp dụng hệ thống
quản lý năng lượng cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, doanh nghiệp
vừa và nhỏ tiêu thụ nhiều năng lượng.
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình dán nhãn và tiêu chuẩn
hiệu suất năng theo quy định đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh
doanh sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
c) Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầu tư nâng cấp, cải tiến,
hợp lý hóa dây chuyền sản xuất sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và
năng lượng tái tạo.
d) Triển khai các hoạt động hỗ trợ kiểm toán, đánh giá tiềm năng tiết kiệm
năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều năng lượng từ đó
áp dụng các giải pháp phù hợp để phát huy hiệu quả sử dụng năng lượng.
6. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao
thông vận tải
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức sử dụng phương tiện
công cộng thay cho phương tiện cá nhân; phổ biến, tuyên truyền kỹ năng lái xe
tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện môi trường.
b) Xây dựng suất tiêu hao nhiên liệu đối với một số loại phương tiện vận tải
công cộng và mô hình quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp vận tải.
c) Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong công tác quy hoạch,
lập dự án, thiết kế và thi công công trình giao thông.
d) Triển khai ứng dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế nhiên liệu
truyền thống cho các phương tiện, thiết bị vận tải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
7. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp
a) Vận hành, khai thác hợp lý các trạm bơm, cấp thoát nước của hệ thống
thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
b) Khuyến khích sản xuất, sử dụng nguồn năng lượng từ phụ phẩm nông
nghiệp.

4


c) Tư vấn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản và
làng nghề áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
8. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công
cộng
a) Áp dụng các giải pháp quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật và từng bước cải tạo,
thay thế hệ thống chiếu sáng đô thị hiện đại, đảm bảo mỹ quan, tiết kiệm.
b) Xây dựng và nhân rộng các mô hình thí điểm về chiếu sáng công cộng
hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mặt trời.
9. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý và kinh
doanh điện
a) Điều tiết nhu cầu sử dụng điện phù hợp với khả năng cung cấp, lựa chọn
phương thức vận hành kinh tế các đường dây đảm bảo linh hoạt, giảm tổn thất..
b) Tuyên truyền, vận động sử dụng điện tiết kiệm. Hướng dẫn khách hàng
sử dụng điện theo biểu đồ phụ tải tối ưu để hệ thống điện vận hành đạt hiệu quả.
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về tăng cường vai trò quản lý Nhà nước
a) Kiện toàn Ban chỉ đạo Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả của tỉnh, đảm bảo đủ về số lượng và có sự tham gia đại diện của các sở,
ngành, đơn vị liên quan. Ban chỉ đạo Kế hoạch tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực
hiện và điều phối toàn bộ hoạt động Kế hoạch trong giai đoạn 2016 - 2020. Đôn
đốc các thành viên thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động; chỉ đạo, kiểm tra
các địa phương và đơn vị thực hiện đúng các nội dung Kế hoạch.
b) Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các sở, ngành và các địa phương trong
triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; tăng cường phối hợp kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, nhất là đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và
các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; liên hệ, giải đáp kịp thời các

khó khăn, vướng mắc và tư vấn, hỗ trợ hiệu quả các giải pháp tiết kiệm năng
lượng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh..
c) Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực triển khai
thực hiện các đề tài, đề án, nội dung của Kế hoạch cho các cán bộ ở các sở,
ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh.
d) Thực hiện đầu tư có chọn lọc trong việc tăng cường năng lực cho các
đơn vị triển khai Kế hoạch, nhằm đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn
nhân lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh
nghiệp, tư vấn, thử nghiệm, kiểm toán năng lượng, xây dựng hệ thống quản lý
năng lượng và các hoạt động tư vấn khác trên địa bàn tỉnh.
2. Về tài chính
a) Huy động và phối hợp sử dụng hiệu quả các nguồn vốn; tạo môi trường
thuận lợi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế.
b) Hàng năm cân đối bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh đáp ứng đủ và
kịp thời để triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch.
5


c) Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn kinh phí từ Trung ương; vận động, tìm kiếm
các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
d) Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao.
3. Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả
a) Chú trọng tăng thời lượng phát sóng, đưa tin bài trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Bình và các truyền thanh địa phương về lĩnh vực
tiết kiệm năng lượng; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như phóng sự,
phim tài liệu, video - clip, mục hỏi đáp... để thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của
người dân, doanh nghiệp.
b) Thực hiện tốt các Kế hoạch, nội dung phối hợp giữa các cơ quan như:
UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Phụ
nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên tỉnh và Công ty Điện lực Quảng Bình trong việc tuyên

truyền, phổ biến tiết kiệm năng lượng tới đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh
viên, khách hàng mua điện và toàn thể người dân trên địa bàn.
c) Thường xuyên tổ chức và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông nhằm
thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của người dân và cộng đồng như: Chương trình
thi đua Hộ gia đình tiết kiệm điện, Trường Tiểu học Chung tay tiết kiệm điện, sự
kiện Giờ Trái đất hàng năm...
4. Về khoa học và công nghệ
a) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia và thực hiện các đề
tài, dự án về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về sản xuất sản phẩm tiết
kiệm năng lượng, về áp dụng sản xuất sạch hơn, ứng dụng các dạng năng lượng
không gây ô nhiễm môi trường, năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
b) Xây dựng các mô hình công nghệ mới sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả trong sản xuất và sinh hoạt; tổ chức nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
5. Về quan hệ hợp tác
a) Tăng cường hợp tác quốc tế và trong nước trong lĩnh vực đào tạo nhằm
tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả của tỉnh.
b) Tranh thủ kinh nghiệm chuyên môn, các hỗ trợ kỹ thuật và triển khai
chính sách của các chương trình quốc tế về tiết kiệm năng lượng đang triển khai
tại Việt Nam,
c) Tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới trong lĩnh
vực liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nghiên cứu, tổ
chức ứng dụng trên địa bàn tỉnh.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Nhu cầu kinh phí
Nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch được huy động từ các nguồn: Kinh
phí ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương), nguồn
kính phí tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, nguồn kinh phí đối ứng từ
các doanh nghiệp và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác theo quy định.
6



Tổng kinh phí triển khai Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 là 8.320 triệu
đồng.
2. Nguồn vốn
- Ngân sách TW, tỉnh:
6.250 triệu đồng.
- Nguồn khác (các tổ chức, doanh nghiệp): 2.070 triệu đồng.
(Diễn giải chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
3. Bố trí và sử dụng kinh phí
a) Kinh phí từ ngân sách Trung ương và tỉnh cấp cho việc xây dựng các văn
bản quy định về tăng cường chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tuyên truyền, phổ biến thông tin, vận động
cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả; điều tra, khảo sát, thu thập thông tin xây dựng Cơ sở dữ liệu năng lượng
của tỉnh; hỗ trợ thực hiện kiểm toán năng lượng, xây dựng mô hình quản lý năng
lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng; xây dựng và thực hiện các mô hình thí
điểm về tiết kiệm năng lượng, năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
b) Kinh phí tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dùng để thực
hiện các chuyên đề, dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được các
bên thống nhất.
c) Kinh phí của doanh nghiệp tham gia Kế hoạch dùng để thực hiện các
chuyên đề, giải pháp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện
các dự án đầu tư ứng dụng, đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị có hiệu suất
năng lượng cao hoặc tạo ra sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
đ) Việc sử dụng các nguồn kinh phí phải phù hợp với các quy định của
pháp luật hiện hành.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
a) Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu quả của tỉnh; có trách nhiệm tham mưu giúp Ban chỉ đạo tỉnh tổ
chức thực hiện Kế hoạch; xây dựng kế hoạch triển khai theo các nội dung của
Chương trình; tổng hợp các báo cáo định kỳ (6 tháng, năm) và theo yêu cầu với
Bộ Công Thương và UBND tỉnh; tổng hợp các vướng mắc báo cáo Ban chỉ đạo
Chương trình và Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
b) Là cơ quan đầu mối hướng dẫn các văn bản pháp lý có liên quan đến các
đơn vị thực hiện Kế hoạch; nghiên cứu, đề xuất giải pháp huy động các nguồn
vốn hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch (ngoài nguồn vốn ngân sách); trao
đổi, hợp tác với các trường Đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu, chuyên gia có
sáng kiến, giải pháp tiết kiệm năng lượng để tuyên truyền, triển khai ứng dụng,
nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh.
c) Chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh Quảng
Bình nghiên cứu, xây dựng các đề tài, dự án, mô hình về tiết kiệm năng lượng
và triển khai ứng dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch, thực hiện
kiểm toán năng lượng, áp dụng mô hình quản lý năng lượng tại các cơ sở công
7


nghiệp, công sở, công trình tòa nhà và các cơ sở tiêu thụ năng lượng khác; tư
vấn, hỗ trợ thông tin, kỹ thuật trong việc thực hiện nâng cấp, cải tiến, hợp lý hóa
dây chuyền công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức liên quan thực hiện tiết
kiệm năng lượng trong hoạt động xây dựng, cụ thể như:
a) Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng. Kiểm tra, hướng dẫn và xử lý
kịp thời vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo
thẩm quyền.
b) Phổ biến, hướng dẫn quy chuẩn, tiêu chuẩn, giải pháp trong xây dựng
các tòa nhà đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tổ chức

cá nhân hoạt động xây dựng và các đơn vị quản lý tòa nhà.
3. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức liên quan thực hiện tiết
kiệm năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải, cụ thể như:
a) Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong quy hoạch, phát triển
hệ thống giao thông vận tải. Nghiên cứu, hợp lý hóa mạng lưới giao thông tỉnh
nhằm tối ưu hóa năng lực giao thông vận tải, hạn chế phương tiện cá nhân, tăng
cường phương tiện vận tải hành khách công cộng.
b) Tăng cường tuyên truyền, thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học là nhiên
liệu thay thế cho một số phương tiện giao thông vận tải.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thực hiện các giải pháp sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp, cụ thể như:
a) Tổ chức quy hoạch hệ thống thủy lợi hợp lý, tối ưu hóa hệ thống hồ
chứa, tận dụng dòng chảy tự nhiên; chỉ đạo các đơn vị khai thác công trình thủy
lợi vận hành, khai thác hợp lý công suất máy bơm nhằm mục đích cấp, thoát
nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
b) Vận động các hộ gia đình ở nông thôn thực hiện mô hình gia đình sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả lồng ghép với việc triển khai Chương
trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
c) Tư vấn, hỗ trợ triển khai sử dụng khí sinh học (Biogas) để phục vụ sinh
hoạt và phát điện tại các trang trại chăn nuôi, cơ sở chế biến nông sản trên địa
bàn nông thôn.
d) Tổ chức đào tạo, tập huấn các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn và thủy lợi.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Thẩm định, đề xuất, tham mưu với Chủ tịch UBND tỉnh ưu tiên chấp
thuận, tiếp nhận các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng
vào địa bàn tỉnh.
8



b) Phối hợp với Sở Tài chính cân đối kế hoạch đảm bảo các nguồn lực vốn
ngân sách tỉnh cho hoạt động của Kế hoạch. Kêu gọi nguồn đầu tư tài trợ từ Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, từ các dự án nước ngoài về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả cho tỉnh.
6. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan tham mưu
UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch hàng năm;
hướng dẫn các đơn vị quản lý và sử dụng nguồn vốn của Kế hoạch theo quy
định của Pháp luật.
b) Phối hợp với Sở Công Thương, Công ty Điện lực tỉnh hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện hàng năm của các cơ quan Nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập theo Thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT/BTC-BCT
ngày 01/6/2009 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành, các tổ chức liên
quan thẩm định, ưu tiên các đề tài, dự án nghiên cứu thúc đẩy ứng dụng năng
lượng mới, năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên
địa bàn tỉnh.
b) Thẩm định, lựa chọn áp dụng quy trình và mô hình quản lý sản xuất tiên
tiến, giải pháp công nghệ phù hợp và máy móc thiết bị có hiệu suất năng lượng
cao đối với các dự án đầu tư trên địa bàn theo phân cấp.
8. Công ty Điện lực Quảng Bình
Phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức có liên quan thực hiện phát điện,
truyền tải, phân phối sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, cụ thể như:
a) Xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện quản lý nhu cầu điện năng phù
hợp với các khả năng cung cấp (giờ cao điểm, thấp điểm); đáp ứng đầy đủ điện
năng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt.
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp (quản lý, kiểm tra, nghiên cứu ứng

dụng kỹ thuật, cải tạo, nâng cấp đồng bộ lưới điện và hệ thống lưới điện tự
dùng...) nhằm giảm tổn thất điện trong khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh
điện.
c) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện
tiết kiệm; hướng dẫn khách hàng sử dụng điện theo biểu đồ phụ tải tối ưu để hệ
thống điện vận hành đạt hiệu quả.
d) Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn,
tay nghề cho cán bộ công nhân viên tham gia quản lý vận hành lưới điện.
đ) Phối hợp với Sở Công Thương trong việc triển khai các chương trình hỗ
trợ kiểm toán năng lượng, xây dựng hệ thống quản lý năng lượng, thực hiện các
giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các khách hàng sử dụng điện trên địa bàn.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường công tác thông
tin, tuyên truyền về các chính sách, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả.
9


b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng
cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giới thiệu, quảng bá
các sản phẩm tiết kiệm năng lượng điện.
10. Các Sở, ngành, đơn vị liên quan
Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp triển khai thực hiện các nôi dung Kế
hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu ảu tại Mục II nêu trên.
11. UBND các huyện, thị xã và thành phố Đồng Hới
Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong công tác triển khai, kiểm tra,
giám sát thực hiện Kế hoạch. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Kế
hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn gắn liền với
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20162020; tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, phát động các phong trào tiết
kiệm năng lượng trên địa bàn; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm)

và theo yêu cầu của UBND tỉnh.
12. Các đơn vị quản lý chiếu sáng công cộng
Xây dựng kế hoạch và giải pháp thực hiện tiết kiệm điện trong hệ thống
chiếu sáng như: chế độ vận hành, đầu tư mới, thay thế bóng đèn và thiết bị chiếu
sáng tiết kiệm điện, có hiệu suất cao, nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến
điều khiển hệ thống chiếu sáng.
13. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ
chức hội trong tỉnh
Quan tâm phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác tuyên
truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các tổ chức thành viên, hội viên và
quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn
2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để
tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Xuân Quang

10


11


12




×