Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Hình tượng Lâu Đài trong tác phẩm Lâu Đài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.74 KB, 17 trang )

Đại học Văn Hiến
Khoa KHXH & NV
Nghành Văn Học

Bộ môn : Văn học phương Tây II
Đề tài :

Nhân vật K trong tác phẩm lâu đài
của Franz Kafka


Nhân vật K trong tác phẩm Lâu đài của Franz Kafka
Đặc điểm nhân vật K trong Lâu đài
Đặc điểm lí lịch nhân vật K :
-Kiểu nhân vật trong các tác phẩm của Kafka đều bị tỉnh lược tên gọi, lí lịch.
Nhân vật vô danh kiểu Kafka là những nhân vật trong các tình huống bi đát,
cố vùng vẫy để thoát ra nhưng không được, vẫn mang trong nó những độc
thoại nội tâm đầy ray rứt, nỗi cô đơn tột cùng.
- Nhân vật K là nhân vật không có lí lịch cá nhân, không thể hiện rõ được
hình hài mạo diện cũng như tất cả những mối quan hệ khác, mọi thứ đều mờ
ảo và không rõ ràng. Nhân vật K được miêu tả không nhiều về quá khứ,
những dự định tương lại mà chủ yếu khắc họa những điều ở hiện tại, luôn có ý
chí, quyết tâm trong công việc, suy nghĩ…


Nhân vật K trong tác phẩm Lâu đài của Franz Kafka
Đặc điểm nhân vật K trong Lâu đài
Đặc điểm lí lịch nhân vật K :
- Nhân vật trong tác phẩm của Kafka luôn bị trần trụi giữ đời thường, có
người thân thít mà vẫn như không, xứ sở quê hương dù có vẻ hiện đại nhưng
vẫn ở một thế giới nào xa lạ, u mờ dù họ dã cố gắng tìm cách hòa nhập nhưng


vẫn thất bại trong vô vọng.
- Câu chuyện mở màng với mọi sự bình dị, chỉ ngoại trừ một nhân vật không
có tên hay nói đúng hơn là được kêu với ký hiệu là chữ K. K sống tạm tại
làng, hoàn cảnh của K thì cả làng không ai biết. K hỏi han, tìm cách tiếp xúc
với Lâu Đài. Là người đạc điền, K được nhận kí hợp đồng để làm việc tại Lâu
Đài. Tuy nhiên, trong suốt thời gian sau mặc dù kiên định đến đâu, K vẫn
không được phép bang qua cửa tàu Lâu Đài để yết kiến chủ nhân của nó.


Nhân vật K trong tác phẩm Lâu đài của Franz Kafka
Đặc điểm nghề nghiệp nhân vật K
Nhân vật K. được thư mời đến làm nhiệm vụ người đạc điền cho Lâu Đài, K nói đã nhận
được hợp đồng để làm việc tại Lâu Đài và thư mời làm người đạc điền cũng chẳng dứt khoát
có hay không; muốn liên lạc với ngài Chánh Văn Phòng Klamm phải qua các văn phòng
thuộc quyền, nào ngài Trưởng Thôn, nào ngài Thư Ký Chánh Văn Phòng trẻ tuổi nghiêm
nghị quan cách, nào những Thư Ký Phòng 1 Phòng 2… ; nào Liên lạc viên; mà nơi nào cũng
tràn ngập hồ sơ với biên bản; trở ngại khó khăn do phải lục lại hồ sơ, có thể thư mời ấy đã lỗi
thời và bị hoãn lại; do thất lạc bởi sự làm việc chểnh mảng mà K. không được báo tin, nên
đến Lâu Đài muộn màng. Vậy mà K. cũng được cung cấp hai người giúp việc được phái đến
từ Lâu Đài, hai kẻ này như những phần tử nhốn nháo theo phò tá trong khi K. chưa hề chính
thức làm việc đạc điền. Vì không truy ra văn bản chính thức mời K. và văn bản hoãn việc
thâu dụng đạc điền; K. được Trưởng thôn sắp xếp cho việc dọn dẹp tại một trường học.
Tuy nhiên, suốt thời gian sau, mặc dù kiên định đến đâu, K vẫn không được phép băng qua
cửa tòa Lâu Đài để yết kiến chủ nhân của nó.


Nhân vật K trong tác phẩm Lâu đài của Franz Kafka
Ngoại hình của nhân vật K
Nhân vật trong sáng tác của Kafka đa số là nhân vật có hình dạng méo mó, kỳ quái và quái
dị. Thế giới nhân vật của Kafka hầu như có ngoại hình không giống người. Trong tác phẩm

lâu đài, nhân vật K ít khi được miêu tả khuôn mặt hay ngoại hình bên ngoài. Cùng với sự
miêu tả khác lạ, kỳ dị của ngoại hình nhân vật thì quá trình miêu tả y phục của nhân vật trong
tiểu thuyết không nằm nâng cao lên thành mức biểu tượng, có tính cách khái quát cho số
phận, cuộc đời nhân vật mà nó thể hiện chút ít phần nào đó của hoạt động tinh thần. Đồng
thời trong văn chương, y phục cũng là một vấn đề thể hiện thế giới nội tâm, tính cách cùng
với đó là sự đè nặng đặc điểm, dấu ấn lên nghề nghiệp của nhân vật. Kafka đã sử dụng biện
pháp mờ hóa nhân vật khiến cho hình ảnh của họ chỉ là những bóng dáng nhạt nhòa.


Nhân vật K trong tác phẩm Lâu đài của Franz Kafka
Đặc điểm khả năng, tính cách nhân vật K
Theo Đặng Anh Đào, ở Kafka, “nhân vật không có tình cách mà chỉ như sự lắp ghép của hai
mảnh đứt đoạn, không chắp nối lại được. Nhân vật có tính cách phải là nhân vật được tâm lý
hóa, nhân vật có lịch sử. Ở đây, nhân vật bị chặt cụt mất nhiều chiều, và dường như chỉ còn
lại một mảnh, rất đậm, rất sâu. Ngay ở hình tượng phi tâm lý hóa nhân lại làm nổi bật lên một
nét suy tưởng, ám ảnh mãnh liệt.”
Nhân vật K trong tác phẩm “ Lâu đài” đầy tự tin trong hành trình của mình tại vùng đất mới.
Anh thể hiện một thái độ không mệt mỏi để đi tìm câu trả lời cho công việc của mình:
“Trong trường hợp như vậy K cảm thấy các cánh cửa quanh đó không ngừng chuyển động,
mà chuyển động mạnh lên, mặc dù ở những nơi đó hồ sơ, tài liệu đã được giao. Có lẽ lúc đó
người ta nóng lòng nhìn chồng hồ sơ, tài liệu vẫn đứng đó không ai chạm tới một cách không
thể hiểu nổi” -> K trải qua cuộc đàm thoại vô nghĩa, mơ hồ, phi lý hết sức. Anh nhìn nhận
điểm phi lí như một điều hiển nhiên.
Nhân vật K là một người không có niềm vui, không ký ức, không hy vọng. Cuộc sống của
anh ta phẳng lặng, thiếu khả năng xoay sở trong những hoàn cảnh bi đát.


Nhân vật K trong mối quan hệ với gia đình, xã hội.
Tiếp xúc về mặt địa lí với lâu đài, K. đã bất lực. Tiếp xúc về mặt con người, K.
lại càng vô vọng hơn. Những người dân trong làng “không cần khách” ,

không chấp nhận K. như một phần tử trong làng và đẩy anh ra bên ngoài cuộc
sống vốn có của nó.
Bộ máy trong lâu đài hoạt động theo tầng lớp một cách phức tạp đến nỗi K.
chẳng thể nào tiếp xúc với ai để hỏi cho rõ về trường hợp của mình. Các viên
chức, thư ký, liên lạc đều nhằm đích là chống lại K. Ngẫu nhiên, Lâu đài viết
thư nhận K làm đạc điền, rồi có thư khen thưởng K về công việc tuy thật ra K
chưa hề biết công việc đạc điền. Qua những cuộc tiếp xúc của K với nhân viên
Lâu đài, ta thấy K bị lừa. Đại diện lớn nhất của lâu đài mà K. từng tiếp xúc (qua
một lỗ thủng nhỏ) là ngài Klamm thì huyền ảo tới mức, ngay cả chân dung của
ngài cũng mỗi người mô tả một khác.


Nhân vật K trong mối quan hệ với gia đình, xã hội.

K. không phải là viên chức của lâu đài, cũng không thuộc về ngôi
làng. K. “chẳng là gì cả” , tuy thế. K. “cũng là một cái gì đó: một
kẻ thừa, xa lạ và có mặt trên đƣờng ở khắp nơi, và liên tục gây nên
sự phiền phức cho người khác” .
K sống trong nỗi bất an khi K luôn luôn phải ngủ với vợ chưa cưới
dưới sự theo dõi của hai tên giúp việc – mật thám (Lâu đài).K xa
lạ với xã hội và với chính bản thân mình trong một thế giới phi lý
và thù địch.


Hình tượng nhân vật hỗn tạp và hình tượng lâu đàimột dạng mê cung
Hình tượng nhân vật hỗn tạp
• Những nhân vật được kết hợp từ người - đồ vật. Họ là những
nhân vật bị đồng hóa dần dần thành những con rối - người dưới
sự thống trị của tòa lâu đài. Họ chính là những người trong
làng.

• Sự kết hợp của những đặc điểm phi lý, quái đản đã làm biến
dạng bản chất, cắt dứt mối quan hệ giữa người và sự vật. Nhân
vật giờ đây đã mất hết giá trị sống dù vẫn đang tồn tại nhưng
không còn là người đúng nghĩa.


Hình tượng nhân vật hỗn tạp và hình tượng lâu đàimột dạng mê cung
Hình tượng nhân vật hỗn tạp
• Một con người - rối cần phải có người giật dây. Chính những kẻ
thống trị ẩn núp trong tòa lâu đài đã giật dây. Từng bước, từng
bước biến những người trong làng thành những kẻ người không
ra người, sống cho kẻ khác ngay trong chính nhân hình của
mình.
• Điều này cho thấy sự tàn bạo, nhẫn tâm của những kẻ thống trị
ở tòa lâu đài.




Thông qua kiểu nhân vật
người - rối, một dạng biến
dạng. Nhà văn Kafka muốn
vạch ra những điều bất
thường, đầy phi lý trong cuộc
sống.
Ảnh: con rối
Nguồn: />

Hình tượng lâu đài- một dạng mê cung






Có lúc lâu đài tồn tại trong làng nhưng cũng có lúc nhân vật K
có cảm giác rằng làng này chính là tòa lâu đài. Điều này làm
cho K - người đạc điền bối rối.
Từ lúc bước chân vào làng, K đã bị giam cầm, hoàn toàn bị
động trước các tìm huống xảy ra. K ở quán trọ bị làm phiền,
quấy rối, thậm chí bị tống khứ.


Ảnh :Mê cung ở Ribeauville (Pháp)
Nguồn: />







Lâu đài là thế lực vô hình xâm chiếm đời sống tinh thần của
những người trong làng.
Sức mạnh của lâu đài chính là sức mạnh quyền lực phi lý vô
hình, là thế lực tàn ác, nguy hiểm vây lấy đời sống của những
người trong làng. Và không bao giờ lâu đài buông tha cho họ.
Vào mê cung là bước vào chỗ không lối thoát. Kafka cho nhân
vật vào đây cũng là cho nhân vật vào chỗ chết.



Kết Luận
• Franz Kafka là một nhà văn có tiếng nói đại diện cho những con người
dưới đáy xã hội. Nếu trong các tiểu thuyết truyền thống, nhân vật được
khắc họa rõ nét, thì nhân vật trong sáng tác của Kafka được xây dựng rất
khác lạ.
• Trong tiểu thuyết Lâu đài, tên nhân vật K. chỉ có một kí tự hết sức ngắn
gọn và đơn giản, dường như biểu hiện cho sự trơ trọi, cô đơn trước cuộc
đời, không người thân thích, chỉ còn lại K. và đơn độc như chính cái tên
của anh ta. Diện mạo của nhân vật K. cũng không được khắc họa đầy đủ
và rõ nét. Anh ta làm nghề đạt điền, nhưng người đọc chưa tìm thấy được
cái công việc đạt điền cụ thể của anh ta là như thế nào. Nhân vật K.
dường như chỉ là một cái bóng vật vờ, một con số, một cái tên viết tắt như
khi ta nói đến một ông A. hoặc bà B. nào đó.


Kết Luận
• Tiểu thuyết "Lâu đài" là hình ảnh về một tổ chức quyền lực quan liêu
với những sợi dây vô hình đã trói buộc cuộc đời của từng con người.
Lâu đài là một mê cung của thế giới hành chính quyền lực vô hình:
không thể tiếp cận, không thể tìm gặp, nó tồn tại trong cụ thể; khắp
mọi nơi đều có nó mà vẫn như không có nó. Con đường dẫn K. vào
Lâu đài là một tiểu mê cung. K cố tìm hiểu sự thật về Lâu đài, nhưng
càng theo đuổi mục đích này, anh lại càng xa nó hơn.
• Tiểu thuyết Lâu đài đã phản ánh bộ máy chính quyền quan liêu của xã
hội đương thời, là hiện thân của một đế chế quyền lực tối cao và độc
đoán của xã hội đương thời và phản ánh thái độ của con người, chất
chứa những nghi ngờ, những băn khoăn đối với thế giới.


Tài liệu tham khảo









Sách: Franz Kafka (1926), Lâu Đài, Trương Đăng Dung dịch,
Nxb Văn Học, năm 2012.
Nguyễn Văn Dân (2002), Văn Học Phi Lý, Nxb Văn Hóa Thông
Tin.
/> />


×