Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Chuyên đề hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh quận 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.49 KB, 50 trang )

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á.
I.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông
Á.
Ngày 1/7/1992, Ngân Hàng Đông Á chính thức hoạt động với mức vốn điều lệ
ban đầu là 20 tỷ đồng.
Tháng 7/2003, Ngân Hàng đông Á đã tiến hành tăng vốn điều lệ lên 253 tỷ đồng,
trong đó 35% thuộc vốn sở hữu nhà nước , 65% thuộc tổ chức của công đoàn và tư
nhân .Cổ đông lớn của Ngân Hàng là Ban Quản Trị Tài Chính Thành Ủy, Công ty vàng
bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ).
Qua hơn 11 năm hoạt động, Ngân Hàng đông Á đã khẳng định vị trí của mình
trong hệ thống các Ngân Hàng Thương Mại của Việt Nam. Với chỉ một trụ sở chính năm
1992, hiện nay Ngân Hàng đông Á đã có 01 hội sở, 29 chi nhánh và điểm giao dịch tại
các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, 2 công ty trực thuộc là Công Ty Kiều Hối Đông Á
và Công Ty Chứng Khoán Đông Á.
Ngân Hàng Đông Á cũng là ngân hàng tiên phong trong thực hiện chủ trương lành
mạnh hoá hệ thống ngân hàng của nhà nước khi tiến hành mua lại Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Tứ Giác Long Xuyên(năm 2001) và sát nhập Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Nông Thôn Tân Hiệp (năm 2003).
Với phương châm:” Thành công của khách hàng là thành công của Ngân
Hàng”.Ngân Hàng chúng tôi luôn luôn cố gắng đáp ứng cao nhất các yêu cầu của khách
hàng. Vì thế, Ngân Hàng Đông Á càng nhận được sự tin tưởng của khách hàng trong việc
thực hiện các giao dịch tài chính, đặc biệt Đông Á được Ngân Hàng Nhà Nước và các Tổ
Chức Quốc Tế, chọn làm đối tác trong việc thực hiện các dự án tài trợ tài chính tại Việt
Nam( Hợp Tác Phát Triển Quốc Tế của Thụy điển_SIDA, Quỹ Phát Triển Nông Thôn
_RDF, Ngân Hàng Hợp Tác Quốc Tế của Nhật Bản_JBIC)
Năm 1992:
Ngày 1/7/1992, Ngân HàngĐông Á chính thức hoạt động với trụ sở đầu tiên đặt
tại 60-62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. Phú Nhuận , TP.HCM( nay là Nguyễn Văn Trỗi)
Nguồn vốn điều lệ ban đầu: 20 tỷ đồng.
Tổng số cán bộ nhân viên: 56 người.


Năm 1993:
Thành lập 3 chi nhánh: Q.1, Hậu Giang(TP.HCM) và Hà Nội
Tổng số CBNV: 100 người.
Chính thức triển khai thêm dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi
lương hộ.


Là Ngân Hàng đầu tiên thực hiện tín dụng trả góp chợ( đối tượng là tiểu thương
mua bán tại chợ).
Năm 1994:
Vốn điều lệ : 30 tỷ đồng
Tổng số CBNV:140 người
Thành lập chi bộ Đảng, Công đoàn ,Chi đoàn thanh niên.
Năm 1995:
Vốn điều lệ: 49,6 tỷ đồng
Thành lập Phòng giao dịch Q.11 và 2 điểm giao dịch tại NhaTrang và đà nẵng.
Là đối tác duy nhất của Tổ Chức Hợp Tác Quốc Tế của Thụy điển_SIDA để tài
trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, với tổng số vốn là 1 triệu USD.
Năm 1996:
Vốn điều lệ: 75 tỷ đồng
Thành lập chi nhánh Cần Thơ và điểm giao dịch Hải Phòng.
Tổng số CBNV: 225 người.
Năm 1997:
Vốn điều lệ: 85 tỷ đồng
Thành lập chi nhánh daklak, phòng giao dịch Tân Bình và điểm giao dịch Kiên
Giang
Tổng số CBNV: 245 người.
Năm1998:
Tổng số CBNV: 254 người
Là một trong hai Ngân Hàng Cổ Phần tại Việt Nam nhận vốn tài trợ từ Quỹ Phát

Triển
Nông Thôn của Ngân Hàng Thế Giới _RDF.
Năm 1999:
Tổng số CBNV: 281 người
Thành lập điểm giao dịch Bạc Liêu
Năm 2000:
Vốn điều lệ: 97,4 tỷ đồng
Thành lập điểm giao dịch Tiền Giang
Tổng số CBNV: 295 người


Tháng 9, trở thành thành viên chính thức của mạng thanh toán toàn cầu_ SWIFT.
Năm 2001:
Vốn điều lệ: 120 tỷ đồng
Thành lập Công Ty Kiều Hối đông Á
Thành lập chi nhánh An Giang, sau khi mua lại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Tứ Giác Long Xuyên và chi nhánh Bạc Liêu
Xây dựng thành công tiêu chuẩn hệ thống quản ly chất lượng ISO 9001: 2000 vào
hoạt động ngân hàng.
Năm 2002:
Vốn điều lệ là 200 tỷ đồng
Nhận chuyển giao đội bóng CA.TPHCM và góp vốn lập ra Công Ty Cổ Phần Thể
Thao đông Á(CLB Bóng đá Ngân Hàng đông Á)
Thành lập Trung Tâm Thẻ Thanh Toán Ngân Hàng Đông Á.
Thành lập chi nhánh Q.5, Phòng Giao Dịch Cộng Hòa và nâng cấp 02 phòng giao
dịch thành chi nhánh Q.11, chi nhánh Tân Bình tại TP.HCM
Là một trong 2 Ngân Hàng Cổ Phần nhận vốn tài trợ từ ngân hàng hợp tác Quốc
Tế của Nhật Bản_JBIC
Các tập thể thanh toán quốc tế, kinh doanh đầu tư, kế toán và chi nhánh Hậu
Giang được nhận bằng khen của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam vì đã góp

phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2001.
Năm 2003:
Tháng 7, nâng vốn điều lệ lên 253 tỷ đồng
Thành lập phòng Giao Dịch 3 Tháng 2, Chi nhánh Gò Vấp, Chi nhánh Phú Nhuận,
Chi nhánh Q.10 tại TP.HCM, Chi nhánh Bạch Mai tại Hà Nội, Công Ty Kiều Hối Đông
Á khai trương chi nhánh tại Huế, Trà Vinh ,Cà Mau và Q.5(TP.HCM)
Được bảo lãnh của USAID_ Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ_ Cho khách hàng
vay tiền tại Ngân Hàng Đông A.
Ngân Hàng Nhà Nước chấp thuận cho Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nông
Thôn Tân Hiệp sáp nhập vào Ngân Hàng Đông Á.
Thương hiệu Ngân Hàng Đông Á đoạt giải thưởng :
2003. Đoạt giải thưởng” Chất Lượng Việt Nam 2003”.

SAO VÀNG ĐẤT VIỆT

Năm 2004:
Tháng 1, ra mắt hệ thống giao dịch tự động ATM và Thẻ đa Năng Đông Á.


Tháng 7, sáp nhập Ngân Hàng Nông Thôn Tân Hiệp, nâng vốn điều lệ lên 257 tỷ
đồng và thành lập 3 chi nhánh tại Kiên Giang.
Khai trương loạt 5 chi nhánh mới tại Hà Nội ( Chi nhánh Kim Liên ), tại đà Nẵng
(Chi Nhánh Ngũ Hành Sơn), tại Bình Dương( Chi nhánh Thuận An) và tại Cần Thơ (Chi
nhánh Ninh Kiều, Chi nhánh Xuân Khánh).
Tháng 10, phục vụ các dịch vụ cộng thêm của Thẻ Đông Á: sử dụng S_Fone trả
góp –không tính lãi, mua máy tính trả góp giá ưu đãi, thanh toán tiền điện tự động.
Tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng
Theo công văn 1642/ NHNN của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Giấy Chứng
Nhận của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM số 059011, Ngân Hàng Đông Á tiến hành
tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, kể từ ngày 9/11/2004.

Mức vốn điều lệ tăng thêm là 47 tỷ đồng.Đây là lần tăng vốn điều lệ thứ 14 của
Ngân Hàng Đông Á nhằm mở rộng qui mô của Ngân Hàng Đông Á đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng.


I.2 Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tại hội sở:

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Ban Giám đốc

Ban tư vấn

Cty trực thuộc

Các bộ phận tại
hội sở

Điểm giao
dịch

Các chi nhánh
cấp 1

Điểm giao
dịch


Sở giao dịch

Các chi nhánh
cấp 2

Các chi nhánh
cấp 3

Văn phòng dại
diện


SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Ban tư vấn

Phòng
kinh
doanh

Phòng
tính
dụng

Phòng
NC –
PT


I.3 Lĩnh vực hoạt động:

Phòng
thanh
toán
quốc
tế

Phòng
quan
hệ
khách
hàng

Phòng
kế
toán

Văn
phòng
ban
Tổng
Giám
Đốc

Phòng
nhân sự
đào tạo

-Huy động vốn: khai thác nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong và ngòai

nước của mọi đối tượng.
Tiết kiệm an cư Đông Á:
Là hình thức tiết kiệm gửi góp một số tiền nhất định bằng đồng Việt Nam theo
định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm để có một số tiền lớn hơn nhằm thực hiện
các kế hoạch cho tương lai.
Tiện ích:
Chỉ định người thụ hưởng toàn bộ vốn và lãi tích luỹ của sổ tiết kiệm và được
quyền thay đổi tối đa 02 lần
Chuyển nhượng sổ tiềt kiệm cho người khác. Người nhận chuyển nhượng tiếp tục
gửi tiền và được hưởng mọi quyền lợi khác theo quy định. Sổ tiết kiệm được chuyển tối
đa bốn lần trong suốt thời hạn gửi
Lựa chọn các phương thức gửi tiền như: tiền mặt, chuyển khoản uỷ quyền thu
trực tiếp trên số dư tài khoản cá nhân hoặc thẻ thanh toán Đông Á
Được uỷ quyền nhờ người khác gửi hộ hoặc rút tiền hộ
Dùng sổ tiềt kiệm tích luỹ để cầm cố vay vốn hoặc bảo lãnh cho người thứ ba vay
vốn tại Ngân Hàng Đông Á.
-Cho vay:
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
Cho vay đối tương doanh nghiệp nhằm vào các mục đích sau: thanh tóan tiền
hàng hóa nhập khẩu, mua nguyên liệu sản xuất, mua hàng hóa xuất khẩu, bổ sung vốn
lưu động, tài trợ xây dựng, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.


Cho vay tiêu dùng: mua sắm trang thiết bị, vật dụng tiện nghi sinh họat gia đình,
phương tiện đi lại, chi phí học tập, du lịch chữa bệnh, sửa chữa nhà.
Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.
Cho vay nông thôn
Cho vay trả góp
Cho vay các loại khác.
-Kinh doanh ngọai tệ, vàng bạc đá quý

-Cấp giấy phép mang ngọai tệ ra nước ngòai
-Đầu tư liên doanh ,liên kết
-Dịch vụ thanh tóan quốc tế
-Dịch vụ thanh tóan không dùng tiền mặt( chuyển khỏan séc,thẻ…)
-Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị
-Dịch vụ quản lý hộ tài sản
-Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước
-Dịch vụ chi phiếu kiều hối và chuyển tiền nhanh
-Kinh doanh kho vận
-Các dịch vụ ngân quỹ( thu chi hộ, kiểm đếm hộ…)
-Kinh doanh các dịch vụ khác khi được ngân hàng nhà nước hoặc cơ quan có thẩm
quyền cho phép.
I.4 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại Cổ
Phần Đông Á:
Năm 2004 tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 7,7% cao hơn mức tăng của năm
2003. cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịchtheo hướng tích cực, từng bước gắn với thị
trường trong nước và quốc tế. Cơ cấu các ngành dịch vụ bắt đầu có sư thay đổi theo
hướng gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, Ngân Hàng, Bảo
Hiểm… Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều tiến bộ, từng bước thích nghi với quá trình
hội nhập và tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tăng 28,9% so với năm 2003.
Hoạt động thị trường tài chính tiền tệ của cả nước trong năm qua cũng đạt được
nhiều kết quả khả quan. Tổng nguồn vốn huy động tăng 22,4% và tổng dư nợ cho vay
tăng 26,9% so với năm 2003. Sức cạnh tranh , năng lực tài chính , trình độ công nghệ,
quy mô vốn của các tổ chức tín dụng Việt Nam được tăng lên một bước.
Tuy nhiên, hoạt động Ngân Hàng năm 2004 cũng phải đối phó với nhiều khó
khăn, thách thức. Sự gia tăng đột biến của chỉ số giá trong năm 2004 cộng với giá vàng
tiếp tục tăng mạnh là yếu tố tác động mạnh đến tâm lý của người gởi tiền, tạo ra sức ép
đối với lãi suất huy động của các Ngân Hàng Thương Mại.



Trong bối cảnh chung của hệ thống Ngân Hàng Việt Nam, hoạt động của Ngân Hàng
Đông Á trong năm qua đạt được kết quả khả quan. Hầu hết các loại hình dịch vụ đều đạt
mức tăng trưởng cao và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt , Ngân Hàng Đông Á đã
triển khai rất thành công việc phát hành thẻ đa năng Đông á và các dịch vụ kèm theo cho
chủ thẻ. Đồng thời, đã triển khai được 80% dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin, làm
cơ sở cho việc triển khai các dịch vụ Ngân Hàng hiện đại trong các năm tới.
Năm 2005 , kinh tế nước t a lại đứng trước những vận hội, thách thức mới và sẽ có
những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ. Để thực hiện
thành công chiến lược phát triển 10 năm (2000-2010) trong điều kiện cạnh tranh ngày
càng gay gắt, Ngân Hàng Đông Á sẽ tiếp tục hoàn thiện chất lượng dịch vụ hiện có, mở
rộng quy mô hoạt động và triển khai thêm nhiều dịch vụ mới. Để thực hiện mục tiêu này,
trong năm 2005 , Hội đồng quản trị Ngân Hàng Đông Á sẽ tập trungvào mật số việc trọng
tâm như sau:
1. Hoàn tất dự án tái cấu trúc tổ chức và tập trung đào tạo nguồn nhân lực
để thích ứng với việc triển khai dự án đổi mới công nghệ thông tin.
2.Tiếp tục nghiên cứu và triển khai một số dịch vụ Ngân Hàng hiện đại
3.xây dựng một số trụ sở làm việc và tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt
động nhằm triển khai nhanh chóng và đồng loạt các dịch vụ. Đồng thời
tăng cường quảng bá hình ảnh Ngân Hàng đông Á.
4.tiếp tục tăng vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính và khả năng
cạnh tranh của Ngân Hàng Đông Á.
I.5 Hoạt động của ngân hàng Đông Á năm 2004:
Những sự kiện nổi bật của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á năm
2004:
06/01/2004: Khai trương chi nhánh Thủ Đức – TP.HCM
15/01/2004: Khai trương chi nhánh Buôn Hồ – Tỉnh DakLak
05/03/2004: Chính thức triển khai hệ thống ATM Đông Á
10/04/2004 :Khai trương chi nhánh Lý Tự Trọng – tỉnh bạc Liêu
29/04/2004: Khai trương chi nhánh Bình Tây – TP.HCM
06/05/2004: Triển khai chương trình thẻ liên kết với Manulife

01/07/2004: Kỷ niệm 12 năm thành lập Ngân Hàng Đông Á
27/07/2004: Khai trương chi nhánh Kiên Giang
27/07/2004: Khai trương chi nhánh Tân Hiệp – Tỉnh Kiên Giang
27/07/2004: Khai trương Phòng giao dịch Kinh B – Tỉnh Kiên Giang
09/08/2004: Khai trương chi nhánh Kim Liên – Hà Nội


11/08/2004: Khai trương chi nhánh Thuận An – Tỉnh Bình Dương
03/09/2004: Khai trương chi nhánh Ninh Kiều – Tỉnh Cần Thơ
03/09/2004: Khai trương chi nhánh Xuân Khánh – Tỉnh Cần Thơ
04/09/2004: Khai trương chi nhánh Ngũ Hành Sơn
26/10/2004: Triển khai thanh toán tiền điện tự động qua thẻ ATM
18/10/2004: Triển khai chương trình điện thoại trao tay S-Fone
29/10/2004: Khai trương chi nhánh Phú Mỹ Hưng _ TP.HCM
19/11/2004: Tăng vốn điều lệ của Ngân Hàng Đông Á lên 300 tỷ
21/12/2004: Tăng vốn điều lệ của Ngân Hàng Đông Á lên 350 tỷ.

Nguồn vốn hoạt động:
Số dư các loại tiền gửi (kể cả tiền gửi của tổ chức tín dụng và ký quỹ thanh toán) :
5.616 tỷ đồng tăng 40% so với cùng kỳ.
Số dư huy động bình quân hàng tháng đạt 4.703 tỷ đồng, tăng 41,4% so với năm
2003 và đạt 100,2% so với mục tiêu đề ra.
Để đạt được kết quả huy động vốn khá tốt như trên, bên cạnh việc duy trì nhiều
hình thức huy động đa dạng, Ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng
địa bàn và mở rông thêm nhiều chi nhánh mới.
Trong năm, Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ hai đợt từ 253 tỷ đồng lên 350 tỷ đồng.
Tổng vốn tự có ( gồm vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ) tại thời điểm
31/12/2004 là 397,6 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn của Ngân hàng tại thời điểm cuối năm là :6.444,7 tỷ đồng,tăng
39% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tăng nguồn vốn huy động qua tiền gửi của khách

hàng.
Tín dụng:
Hoạt động tín dụng của ngân hàng Đông Á trong năm qua có mức tăng trưởng
trong phạm vi giới hạn do ngân hàng Trung Ương đề ra( 25%). Ngân hàng đã tập trung
một phần nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng.
Dư nợ tính đến ngày 31/12/2004 đạt 4.562 tỷ đồng.
Dư nợ bình quân hàng tháng đạt 3.880 tỷ đồng, tăng 24,6% và đạt 103% so với
mục tiêu đề ra.
Do kiềm chế tốc độ tăng dư nợ nên Ngân hàng đã ưu tiên cấp tín dụng cho khách
hàng có uy tín trong thanh toán. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát nên chỉ
chiếm 0,49% tổng dư nợ tại thời điểm cuối năm.


Kinh doanh ngoại tệ:
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân Hàng Đông Á trong năm qua luôn đáp
ứng đủ nhu cầu của khách hàng trong thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối.
Doanh số mua các loại ngoại tệ quy ra USD trong năm qua đạt 872,2 triệu USD.
Thanh toán quốc tế :
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2004 đạt mức tăng trưởng 30
% và là năm có mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 8 năm qua.
Với chính sách ưu tiên tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng nên
dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đông Á trong năm qua đã đạt mức tăng trưởng
cao.
Doanh số thanh toán quốc tế đạt 1.015 triệu USD, tăng 45,4% so với cùng kỳ và
đạt 135% so với kế họach đề ra.
Với những kết quả đạt được, trong năm qua Ngân hàng Đông Á đã được City
Group ( tập đoàn ngân hàng của Mỹ) đánh giá là ngân hàng đứng đầu TP.HCM có doanh
số thanh toán quốc tế cao.

Quan hệ đối ngoại:

Tính đến thời điểm 31/12/2004, Ngân hàng Đông Á có 23 tài khoản tại các ngân
hàng ở nước ngoài.
Đồng thời Ngân hàng Đông Á đã thiết lập quan hệ đại lý với 2591 ngân hàng và
chi nhánh ngân hàng tại các quốc tế tại các quốc gia thuộc khắp các châu lục trên thế
giới.
Ngoài ra, Ngân hàng Đông Á vẫn duy trì mối quan hệ trong việc nhận các nguồn
vốn ủy thác từ các tổ chức tài chính thế giới ( JBIC,SIDA,RDF của WB ) để tài trợ cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Các dịch vụ khác:
Dịch vụ chuyển tiền:
Được sự hỗ trợ của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và việc chuyển
tiền qua thẻ thanh toán nên dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước của ngân hàng Đông
Á năm 2004 đạt mức tăng trưởng cao.
Doanh số chuyển tiền trong năm đạt 6740,5 tỷ đồng, tăng 23,5% và đạt 110,5%
so với mục tiêu đề ra. Số lượt chuyển tiền là 125.640 lượt, tăng 16.083 lượt so với năm
trước.
Chi trả kiều hối:


Doanh số chi trả kiều hối ( quy ra USD) cả năm của toàn ngân hàng đạt 622,4
triệu USD, tăng 21,8 % so với năm 2003 và đạt 119,7% so với mục tiêu đề ra.
Ngân hàng Đông Á hiện chi trả kiều hối cho 39 công ty kiều hối ở nước ngoài
thuộc các khu vực Châu Mỹ, Châu Au, Châu Uc … với doanh số đạt được, ngân hàng
Đông Á tiếp tục là đơn vị đứng đầu trong cả nước về chi trả kiều hối.
Tổng phí hoa hồng kiều hối thu được trong năm qua là một nguồn thu đáng kể
trong tổng thu nhập dịch vụ của toàn Ngân Hàng
Kinh doanh chứng khoán:
Tuy chỉ mới đi vào hoạt động hơn một năm nhưng công ty Chứng Khoán Đông Á
đã gặt hái những kết quả khá khả quan. Tổng doanh thu các dịch vụ nêu trên của công ty
trong năm qua là 3,36 tỷ đồng, thu nhập đạt được là 1,8 tỷ đồng.

Điểm nổi bật của công ty Chứng Khoán trong năm qua là thu hút được khách hàng
lớn mở tài khoản như quỹ Đầu Tư Chứng Khoán, quản lý 1700 tài khoản cổ đông của
các công ty có cổ phiếu niêm yết, ký kết và thực hiện hợp đồng tư vấn tài chính và cổ
phần hóa cho các đơn vị lớn.
Đặc biệt công ty đã trúng thầu và ứng dụng công nghệ hiện đại tổ chức thành công
đấu giá phát hành cổ phiếu qua mạng cho tổng Công Ty Bảo Hiểm Bảo Minh.
Từ thành công này, việc đấu giá của cổ phiếu qua mạng của công ty Chứng
Khoán Đông Á đã được Ủy ban chứng khoán và Trung Tâm giao dịch chứng khoán tham
khảo để xây dựng quy trình đấu giá qua Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Một số hoạt động của Ngân Hàng Đông Á đầu năm 2005:
Kết nối hệ thống ATM giữa Đông Á và Sài Gòn Công Thương:
Để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong sử dụng thẻ, Sài Gòn Công
Thương và Ngân Hàng Đông Á kết nối hệ thống ATM/POS để cho ra đời hệ thống
VNBC-Vietnam Bank Card. Hợp đồng kí kết được thực hiện vào ngày 28/01/2005 và hệ
thống chính thức được triển khai trên toàn quốc.
VNBC là hệ thống kết nối giao dịch thẻ giữa các ngân hàng nhằm phục vụ cho
khách hàng sử dụng thẻ thanh toán qua ATM/POS. VNBC hoạt động dựa trên nguyên tắc
kết nối hàng ngang giữa những hệ thống độc lập, công bằng vàphát triển bean vững. Các
ngân hàng cùng trọng tâm phục vụ khách hàng của mình và các ngân hàng liên kết hàng
đầu, luôn luôn sẵn sàn phục vụ 24/24 giờ. Phương châm hoạt động của VNBC là “Nhanh
chóng- Đa dạng- Chính xác-An toàn - Hiệu quả”.
Với việc hợp tác này, hệ thống VNBC có thể phục vụ khách hàng sử dụng thẻ tại
58 chi nhánh và điểm giao dịch, 100 ATM và hơn 400 điểm chấp nhận thanh toán trên
toàn quốc từ Hải Phòng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Daklak, Phan Thiết,
Bình Dương, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang ,Bạc Liêu. Tổng số thẻ đã phát hành của
VNBC la hơn 120.000 ngàn thẻ.


Theo đó, khách hàng sử dụng thẻ thanh toán của Sài Gòn Công Thương Ngân
Hàng (Saigon Bankcard) hoặc Ngân Hàng Đông Á (Dong A Unicard) đều có thể giao

dịch trên hệ thống ATM được kết nối – hệ thống VNBC. Các giao dịch thực hiện được là
rút tiền, gởi tiền vào taì khoản qua ATM, chuyển khoản, kiểm tra số dư, mua thẻ cào,…
trừ việc đổi số mật mã cá nhân – PIN (Chỉ thực hiện trên hệ thống của ngân hàng phát
hành ). Khi sử dụng thẻ ở hệ thống ATM kết nối, khách hàng đều được miễn phí, trừ giao
dịch rút tiền hoặc chuyển khoản vượt quá hạn mức quy định.
Các ngân hàng thành viên của hệ thống hợp tác chặc chẽ để tạo an toàn và nhanh
chóng cho khách hàng trong trường hợp thẻ bị giữ trong ATM, thẻ bị mất cắp, thẻ giả
mạo, … khi có sự cố phát sinh , ngân hàng thành viên sẽ hỗ trợ thông tin để giải quyết
nhanh chóng , chính xác và bảo mật cho khách hàng.
Phát biểu nhân ký kết, lãnh đạo 2 ngân hàng cho biết: “nay là nổ lực rất lớn của
các ngân hàng cổ phần. Do chi phí đầu tư lớn không ngân hàng nào đủ khả năng đầu tư
dàn trải, mà phải nghiên cứu để áp dụng kỹ thuật để kết nối hệ thống đơn lẻ của từng ngân
hàng . Đặc biệt, theo nguyên tắc hàng ngang nên khi hệ thống của một ngân hàng gặp sự
cố vẫn không ảnh hưởng đến giao dịch của khách hàng. Sắp tới hệ thống sẽ kết nạp thêm
những ngân hàng thành viên mới cũng theo nguyên tắc này. Chúng tôi sẵn sàn chia sẻ kỹ
thuật và kinh nghiệm của mình. Tất cả vì khách hàng “.
Chuyển tự động tiền lãi tiết kiệm VND vào thẻ:
Để gia tăng tiện ích thẻ đa năng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ,
Ngân hàng Đông Á triển khai một phương thức lãnh lãi tiết kiệm mới: chuyển lãi tiết
kiệm định kỳ tự động vào tài khoản thẻ.Chương trình được triển khai từ ngày 1/2/2005
ở các chi nhánh trên toàn quốc.
Nếu khách hàng đã gởi tiết kiệm VND có kỳ hạn lãnh lãi hàng tháng, hàng quý tại
ngân hàng Đông Á thì theo quy định của Ngân Hàng về việc lãnh lãi tiết kiệm định kỳ:
khách hàng phải mang CMND trực tiếp đến ngân hàng làm thủ tục rút tiền lãi và phải đến
vào ngày giờ ngân hàng làm việc, nếu không thì tiền lãi của quý khách được giữ lại tại
ngân hàng và số tiền lãi sẽ không sinh lời thêm trong thời gian khách hàng chưa đến
nhận.
Với tiện ích trên đây: đến ngày trả lãi tiết kiệm , Ngân Hàng Đông Á sẽ tự động
chuyển lãi tiết kiệm sang tài khoản thẻ khách hàng. Số tiền lãi chuyển qua thẻ sẽ được
hưởng lãi như số dư đang có trong tài khoản thẻ . Không cần đến quầy giao dịch của

Ngân Hàng làm thủ tục trực tiếp, khách hàng có thể rút tiền lãi tiết kiệm từ thẻ của mình
tại bất cứ nơi nào có hệ thống máy rút tiền POS hoặc ATM (ATM máy giao dịch tự động)
của ngân hàng.
Với thẻ của mình khách hàng có thể rút tiền 24/24 giờ kể cà ngày nghỉ, lễ , tết tại
hệ thống POS và ATM nói trên. Đây là tiên ích mới của thẻ, ngoài những tiện ích như rút
tiền và gởi tiền, chuyển khoản, thanh toán hàng hoá dịch vụ, mua thẻ cào ĐTDĐ, Internet,


cấp thẻ phụ cho người thân, thấu chi qua thẻ, thanh toán tự động tiền điện, điện thoại, phí
bảo hiểm manulife…


CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ĐÔNG Á.
II.1 Các hình thức cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Đông Á:
1.1 Cho vay tiêu dùng:
Là hình thức vay nhằm đáp ứng nhu cầu:


Mua sắm trang thiết bị, vật dụng ,tiện nghi sinh hoạt.



Chi phí học tập, du lịch chữa bệnh, sữa chữa nhà.
Đối tượng vay vốn:
Đối với trường hợp vay tín chấp:

Cán bộ- công nhân viên chức hiện đang công tác tại cơ quan hành chánh sự
nghiệp, công ty xí nghiệp quốc doanh, công an , quân đội, bệnh viện công,

trường học công.
Đối với trường hợp cho vay có thế chấp tài sản:
Công nhân Việt Nam tuổi từ 18 trở lên.
Điều kiện vay:
Đối với trường hợp vay tín chấp:


Có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với Ngân Hàng Đông Á.



Thâm niên làm việc liên tục tại đơn vị trên 02 năm



Hiện là biên chế, hợp đồng lao động dài hạn, không thời hạn , có thời hạn (
thời hạn hợp đồng lao động tối thiểu bằng thời hạn đăng kí vay.



Đơn vị công tác của người vay có kí hợp đồng liên kết với ngân hàng
Đông Á thực hiện chương trình vay trả góp và cam kết bảo lãnh cho người
vay của đơn vị



Số tiền trả hàng tháng không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng của người
vay




Tối thiểu một lần giải ngân là 03 người vay tại đơn vị

Đối với trường hợp vay tín chấp:


Có CMND , hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với Ngân Hàng Đông Á



Giấy xác nhận thu nhập hợp đồng lao động đối với người vay là công
nhân viên không đủ điều kiện vay tín chấp.




Tài sản đảm bảo cho khoản cho khoản vay như bất động sản, động sản,
sổ tiết kiệm hoặc tài sản của bên thứ ba bảo lãnh .

Loại tiền vay: VNĐ
Số tiền vay:


Tối đa là 20.000.000 đồng



Hoặc tối đa 95% số dư sổ tiết kiệm gởi tại Ngân Hàng Đông Á

Phương thức trả vốn và lãi;

Khách hàng trả góp hàng tháng, mức góp cố định ( bao gồm vốn và lãi)
được tính trước và thể hiện trong hợp tín dụng
Thủ tục vay:
Đối với trường hợp vay tín chấp:
Hợp đồng liên kết, Giấy đề nghị vay vốn, Giấy phân công nộp tiền ( theo
mẫu của Ngân Hàng Đông Á.
Bảng lương quyết định bổ nhiệm của thủ trưởng đơn vị ( người kí hợp
đồng liên kết )
Đối với trường hợp vay thế chấp :
Giấy đề nghị vay vốn ( theo mẫu của Ngân Hàng Đông Á).
Các chứng tứ chứng minh thu nhập.
Các chúng từ chứng minh tài sản thế chấp cầm cố.
1.2 Vay sản xuất kinh doanh cá nhân:
Làhình thức vay nhằm đáp ứng nhu cầu:
-

Phát triển kinh doanh mở rộng thị trường

-

Phát triển sản phẩm

-

Đầu tư thiết bị sản xuất

-

Mua nguyên vật liệu tư liệu sản xuất


Đối tượng vay:
Cá nhân có cơ sở sản xuất kinh doanh, tiểu thương,hộ kinh tế gia đình,doanh
nghiệp tư nhân.
Điều kiện vay :
-

Có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với ngân hàng Đông Á

-

Có tư cách pháp nhân , giấy phép kinh doanh còn hiệu lực hoặc
hợp đồng kinh tế hay xác nhận của địa phương.


-

Phương án sản xuất kinh doanh khả thi

-

Có tài sản đảm bảo cho khoản vay như bất động sản , động sản,
chứng từ có giá hoặc tài sản của bên thứ ba bảo lãnh

Loại tiền vay: VNĐ.
Phương thức trả vốn và lãi:
Khách hàng vay trả vốn vay 1 lần khi đáo hạn .
Số tiền vay:
-

Tối đa 70% vốn cho phương án sản xuất kinh doanh


-

Hoặc tối đa 90% số dư sổ tiết kiệm gửi tại Ngân Hàng Đông Á

Thủ tục vay:
Giấy đề nghị vay vốn ( theo mẫu của Ngân Hàng Đông Á)
Phương án kinh doanh, kế hoạch trả nợ
Giấy tờ tuỳ thân ( CMND, hộ khẩu)
Giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế các tháng gần nhất hoặc hợp đồng kinh tế
hay giấy xác nhận của địa phương.
Các chứng từ về tài sản thế chấp cầm cố.
1.3 Vay xây dựng và sữa chữa nhà:
Ngân hàng Đông Á hỗ trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu xây dựng sữa chữa
nâng cấp nhà, sữa chữa nhỏ trang trí nội thất
Các điều kiện sau:
-

Trên 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự

-

Có khẩu thướng trú cùng địa bàn chi nhánh Ngân Hàng Đông Á.

-

Có quyền sở hữu căn nhà , khu đất dự kiến xây dựng, sữa chữa
trang trí nội thất

-


Có giấy phép xây dựng sữa chữa nhà

-

Có sẵn một phần tiền cho những dự định trên

-

Có nguồn thu nhập ổn định với số tiền tích luỹ đủ để trả nợ định kỳ
cho ngân hàng

-

Có tài sản thế chấp : bằng chính căn nhà dự tính xây dựng , sữa
chữa hoặc bằng tài sản khác

-

Có tài sản cầm cố như: Sổ tiết kiệm , thẻ tiết kiệm , cổ phiếu , tín
phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước


-

Hoặc do bên thứ ba có tài sản đứng ra bảo lãnh…

Mức cho vay



Tối đa 70% giá trị dự toán của công trình



Tối đa 70% trị giá tài sản thế chấp



Tối đa 90% trị giá tài sản cầm cố.

Loại tiền vay:
Viêt Nam đồng hoặc vàng 999.9
Phương thức trả nợ :
Ngân hàng sẽ thoả thuận kỳ hạn trả nợ căn cứ vào phương án và khả năng của
khách hàng
Nếu vay vàng khi trả khách hàng có thể trả trực tiếp bằng vàng hoặc quy ra tiền
mặt theo giá tại thời điểm trả.
Thủ tục :
Giấy đề nghị vay vốn
Phương án vay vốn kế hoạch trả nợ
Các chứng từ chứng minh thu nhập như giấy xác nhận thu nhập hoặc giấy phép
kinh doanh..
Các chứng từ về tài sản thế chấp và cầm cố
Giấy tờ tuỳ thân như CMND và hộ khẩu …
1.4 Cho vay ngắn hạn đối với khách hàng là doanh nghiệp:
Ngân hàng Đông Á cho các doanh nghiệp vay nhằm vào các mục đích sau:
-

Thanh toán tiền hàng hóa nhập khẩu, mua nguyên liệu sản xuất ,
mua hàng hoá xuất khẩu


-

Bổ sung vốn lưu động.

-

Tài trợ xây dựng

-

Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Các nguồn vốn quốc tế uỷ thác cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đông
Á:
-

Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế Thụy Điển-SIDA

-

Quỹ phát triển nông thông của Ngân Hàng Thế Giới –RDF

-

Ngân hàng hợp tác Quốc Tế Nhật Bản –JBICL


Lãi suất cho vay linh hoạt được quy định theo từng thời điểm của Ngân Hàng
Đông Á

Khách hàng có thể vay bằng :
-

Tiền đồng Việt Nam.

-

Đồng Việt Nam đảm bảo bằng ngoại tệ.

-

Ngoại tệ ( đô la Mỹ, đô la Úc…)

-

Vàng.

Mức vay được xác định theo các căn cứ sau:
Nhu cầu vay vốn thực tế của khách hàng thông qua đánh giá của Đông Á
Trị giá tài sản thế chấp , cầm cố ( khách hàng được vay tối đa 80% trị giá tài sản
thế chấp ,cầm cố và 95% trị giá sổ tiết kiệm gửi tại Đông Á).
Tổng dư nợ vay của một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân
Hàng Đông Á, trừ trường hợp đối với các khoản vay từ các nguồn uỷ thác của chính phủ,
các tổ chức.
Các phương thức vay;
Vay món :
Mỗi lần vay Đông Á cùng khách hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí
hợp đồng tín dụng . Khách hàng thanh toán lãi hàng tháng và vốn khi đáo hạn
Cho vay theo hạn mức tín dụng :
Đông Á cùng khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì

trong một thời gian nhất định . Khách hàng thanh toán lãi hàng tháng thanh toán vốn theo
các kỳ hạn khác nhau được quy định trên phụ lục hợp đồng hạn mức
Cho vay theo dự án đầu tư:
Đông Á cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất
, kinh doanh ,dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
II.2 Đối tượng khách hàng và điều kiện vay vốn:
2.1 Đối tượng khách hàng:
Khách hàng vay ngân hàng đông Á bao gồm:
Các cá nhân và pháp nhân Việt Nam
Bao gồm:
Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh.
Cá nhân


Hộ gia đình
Doanh nghiệp tư nhân
Các tổ chức có đủ diều kiện sau:
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó.
Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Các cá nhân và pháp nhân nước ngoài
2.2 Điều kiện vay vốn:
Ngân hàng Đông Á xem xét và quyết định cho vay cho khách hàng có đủ điều
kiện sau:
Khách hàng là cá nhân hoặc pháp nhân Việt Nam, có các yếu tố sau:
 Pháp nhân phải được thành lập vàhoạt động theo pháp luật Việt Nam
 Cá nhân, đại diện của hộ gia đình, đại diện của tổ hợp tác và chủ doanh nghiệp

tư nhân phải là người đủ 18 tuổi, không bị các bệnh tâm thần và mắc các bệnh
khác mà không thể nhận thức hoặc làm chủ hành vi của mình, không bị toà án
tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
 Ngoài các điều kiện được nêu tại điểm 2, thành viên hợp danh của công ty hợp
danh phải có chứng chỉ hành nghề. Nếu phạm vi hoạt động của công ty thuộc
các ngành nghề kinh doanh buộc phải có chứng hành nghề theo qui định của
nhà nước.
Các cá nhân và pháp nhân nước ngoài:
 Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo qui định
của pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công
dân.
 Nếu pháp luật nước ngoài đó được bộ luật dân sự Việt Nam, các văn bản pháp
luật khác Việt Nam quy định hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
tham gia quy định
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và cam kết sử dụng vốn vay đúng mục
đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
 Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả.
 Cam kết hòan trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.


 Chấp nhận các quy định về đảm bảo tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
 Chấp nhận các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và
hướng dẫn của Ngân Hàng Nhà Nước .
Một số quy định chung:
Hình thức hợp đồng tín dụng
Ngân hàng sẽ thỏa thuận với khách hàng về việc lâp hợp đồng tín dụng, tùy theo
yêu cầu của khách hàng mà hợp đồng tín dụng được lập theo một trong những

hình thức sau:
a. Hợp đồng vay tiền đồng Việt Nam ngắn hạn
b. Hợp đồng vay ngoại tệ ngắn hạn
c. Hợp đồng vay vàng dài hạn
d. Hợp đồng vay tiền đồng Việt Nam đảm bảo bằng ngoại tệ ngắn hạn
e. Hợp đồng vay luân chuyển bằng tiền đồng Việt Nam
f. Hợp đồng vay luân chuyển bằng ngoại tệ
g. Hợp đồng vay tiền VNĐ (vàng) dùng cho trường hợp cầm cố thẻ tiền gửi tài
khoản tại Ngân Hàng Đông Á
h. Hợp đồng vay tiền theo định mức và phụ lục đính kèm
i. Các hình thức hợp đồng khác phù hợp với luật pháp và nội dung của quy định
này
Phụ lục hợp đồng tín dụng
Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng nếu phát sinh những vấn đề chưa
được quy định trong hợp đồng hoặc cần phải cụ thể hóa, điều chỉnh bổ sung điều
khỏan của hợp đồng tín dụng hoặc sửa đổi điều khoản hợp đồng đã ký thì những
thỏa thuận phải được thể hiện bằng phụ lục hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng
này là một phần không thể tách rời hợp đồng tín dụng liên quan đã ký
Thẩm quyền ký duyệt hồ sơ vay và gia hạn nợ.
Tổng giám đốc ký duyệt cho vay và gia hạn nợ căn cứ theo quy chế ban tổng
giám đốc đã được Hội Đồng Quản Trị Thông qua và đang có hiệu lực tại thời
điểm ký duyệt cho vay.
Các phó tổng giám đốc, giám đốc tín dụng, phó giám đốc tín dụng, giám đốc chi
nhánh, trưởng phòng giao dịch,… có thẩm quyền ký duyệt cho vay và gia hạn nợ
theo hạn mức ủy quyền của tổng giám đốc tại từng thời điểm.
Chuyển nợ quá hạn.


Tất cả các khoản nợ vay khi đến hạn trả nợ mà không được xét duyệt gia hạn nợ
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì phải chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ

qúa hạn theo định của Ngân Hàng Nhà Nước.
Thẩm quyền xét giảm miễn lãi
Tổng giám đốc thực hiện xét giảm miễn lãi cho khách hàng căn cứ vào quy chế
miễn giảm lãi của Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị ban hành đang có hiệu lực thi
hành
Cho vay không có tài sản đảm bảo
Đối tượng cho vay không có tài sản đảm bảo:
Ngân hàng cho vay tín chấp hoặc tín chấp một phần trên cơ sở lựa chọn khách
hàng có uy tín và có khả năng thanh toán đảm bảo nợ vay, bao gồm:
a. Các cá nhân, hộ gia đình vay số tiền nhỏ nhằm mục đích sản xuất kinh doanh,
làm dịch vụ kinh tế gia đình và tiêu dùng sinh hoạt với mức dư nợ theo quy
định của tổng giám đốc vào từng thời điểm duyệt vay.
b. Các cá nhân, doanh nghiệp vay vốn nhằm mục đích sản xuất kinh doanh, làm
dịch vụ theo những hình thức vay vốn mà Đông Á có qui định tài trợ.
Điều kiện xét duyệt cho vay không có tài sản đảm bảo
-

Có tư cách pháp nhân, thể nhân. Nếu là doanh nghiệp thì phải được
thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

-

Có tín nhiệm với Ngân Hàng Đông Á trong việc sử dụng vốn vay và
trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.

-

Có dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có
khả năng hoàn trả nợ vay


-

Có khả năng tài chính và các nguồn thu hợp pháp có khả năng thu
được trong thời hạn vay vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ .

-

Cam kết khả năng thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản theo yêu
cầu của Ngân Hàng Đông Á nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết
trong hoạt động tín dụng.

-

Có sự bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội theo quyết
định của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước hoặc các cơ quan theo quy
định của Ngân Hàng Đông Á.

-

Có giao dịch tín dụng hoặc thanh toán xuất nhập khẩu với Ngân Hàng
Đông Á, có uy tín thanh toán, có uy tín trên thị trường, không có nợ
quá hạn tại các ngân hàng khác.


-

Đối với doanh nghiệp phải áp dụng chế độ kế toán tài chính rõ ràng
theo quy định của pháp luật. Tình hình tài chính lành mạnh kết quả sản
xuất kinh doanh có lãi 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay.


Thẩm quyền quyết định cho vay không có tài sản đảm bảo:
Tổng giám đốc có quyền được duyệt cho vay không có tài sản đảm bảo
Các cá nhân được tổng giám đốc ủy quyền ký duyệt cho vay không có tài sản đảm
bảo
Các cá nhân được tổng giám đốc ủy quyền ký duyệt cho vay không có tài sản
đảm bảo
Các bước thực hiện:
Giống như các bước thực hiện trong quy trình cho vay ngắn hạn trừ phần thẩm
định – công chức – và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố.
Những điểm cần lưu ý trong cho vay tín chấp:
Nhân viên tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng thông
qua các giao dịch của khách hàng tại ngân hàng (giao dịch thanh toán quốc tế, luân
chuyển qua tài khoản tài khỏan tiền gởi …)
Nhân viên tín dụng phải tái thẩm định định kỳ (6 tháng) và kiểm tra đột xuất tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Trong đó đặc biệt chú trọng
đến việc sử dụng vốn và nguồn vốn trả nợ của khách hàng
Yêu cầu khách hàng gừi báo cáo tài chính đầy đủ và kịp thời theo quy định của
Ngân hàng .
Trước khi cho vay, lập văn bản thỏa thuận theo đó khách hàng đồng ý đưa tài sản
để đảm bảo cho khoản vay khi ngân hàng yêu cầu.
Hồ sơ vay vốn.
* Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm:
Giấy đề nghị vay vốn : do khách hàng tự lập hoặc sử dụng các biểu mẫu sau:


Tổ chức kinh tế: BM-TD-28



Dân cư: BM-TD-07




Đối với trường hợp cầm cố thẻ tiết kiệm Ngân Hàng Đông Á : BMTD-28

* Hồ sơ pháp lý của khách hàng bao hồm:
A. Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế:


Giấy phép thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư
và các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 (ngoại trừ một số
ngành được nhà nước bắt buộc phải có giấy phép thành lập)




Giấy đăng ký kinh doanh



Giấy phép đầu tư ( đối với công ty đầu tư nước ngoài)



Quyết định thành lập công ty con của các tổng công ty, cơ quan chủ quản



Chứng chỉ hành nghề đối với các ngành nghề sau : dịch vụ pháp lý, dịch
vụ khám chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm, dịch vụ và kinh doanh

thuốc thú y, thiết kế công trình , môi giới chứng khoán.



Giấy chứng nhận đăng ký thuế



Điều lệ công ty đối với loại hình là công ty : trách nhiệm hữu hạn, cổ phần,
hợp danh.



Quyết định bổ nhiệm giám đốc



Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng của người có thẩm quyền ( nếu có bắt
buộc đối với doanh nghiệp nhà nước).



Chứng chỉ hành nghề đối với các thành viên hợp danh

B. Doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (giấy xác nhận
kinh doanh), chứng chỉ hành nghề…Bản sao CMND, hộ khẩu.
*Phương án sản xuất kinh doanh và cá nhân và các tài liệu liên quan đến phương
án (các hợp đồng kinh tế, L/C xuất nhập , đơn đặt hàng…)
*Bản photo, các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp cầm cố đảm bảo cho món

vay
* Giấy tờ khác:
- Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế
Biên bản họp hội đồng thành viên,hội đồng quản trị, quyết định của chủ sở hữu về
việc vay vốn tại ngân hàng Đông Á và sử dụng tài sản đảm bảo (nếu trong điều lệ
công ty không có quy định về thẩm quyền vay vốn )
Báo cáo tài chính.
-Đối với khách hàng cá nhân
Biên lai nộp thuế kinh doanh
Chứng từ thuyết minh mục đích sử dụng vốn (hợp đồng mua bán, hóa đơn bán
hàng …)
Lãi suất cho vay:
Theo quy định về lãi suất cho vay ngắn do tổng giám đốc ban hành tại từng thời
điểm có căn cứ vào lãi suất cho vay cùng thời hạn của thống đốc Ngân Hàng Nhà
Nước


Nếu lãi suất cho vay tính theo tháng thì một tháng có 30 ngày. Nếu lãi suất cho
vay tính theo năm thì một năm có 360 ngày.
II.3 Quy trình cấp tín dụng:
1 Hướng dẫn thủ tục cho khách hàng:
Khách hàng có nhu cầu vay vốn liên hệ với bộ phận tín dụng tại hội sở, các chi
nhánh phòng giao dịch,…. Để được hướng dẫn thủ tục.
Nhân viên tín dụng được phân cônng sẽ hướng dẫn thủ tục, điều kiện và giấy tơ
cần thiết về việc vay vốn..Nhân viên tín dụng sử dụng biểu mẫu “Phiếu tiếp nhận hồ sơ
vay, bảo lãnh (BM-TD-35), đánh vào mục khách cần nộp, ký tên và giao cho khách hàng.
Trong trường hợp cần thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng sổ tiết kiệm EAB,vàng,
bạc, ngọai tệ để vay vốn hoặc ký quỹ 100% tiền trên tài khỏan thì nhân viên tín dụng tiếp
nhận và giải quyết hồ sơ ngay, không sử dụng biểu mẫu tín dụng BM-TD-35.
2.Tiếp nhận hồ sơ vay:

Khi khách hàng gởi hồ sơ, nhân viên tín dụng nhận và kiểm tra đối chiếu với
(Phiếu tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh):
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì đề nghị khách hàng bổ sung.
Nếu hồ sơ đầy đủ thì nhân viên tín dụng ghi ngày và kí nhận vào”Phiếu tiếp nhận
hồ sơ vay bảo lãnh”, lập thêm 01 liên BM-TD-35giống như bản cũ hoặc photo gởi lại cho
khách hàng, lãnh đạo tín dụng sẽ phân công thẩm định cho nhân viên tín dụng.
3.Thẩm định hồ sơ vay:
Thẩm định hồ sơ pháp lý:
Thẩm định các hồ sơ pháp lý.
Xác định khách hàng đang kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, việc sử dụng
vốn phải đáp ứng cho họat động kinh doanh như đã đăng trong giấy phép kinh doanh.
Kiểm tra người đại diện kí kết và thực hiện hồ sơ có phải là người đại diện theo
pháp luật doanh nghiệp như Chủ tịch hội đồng quản trị, Gíam đốc, người đứng tên trong
giấy phép kinh doanh (chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh).
Nếu là người được ủy quyền thì phải có văn bản xác định thẩm quyền của những
người này (như là biên bản họp của sáng lập viên xác định thẩm quyền của người đại diện
kí kết thực hiện hợp đồng vay vốn và hợp đồng cầm cố tài sản thế chấp).
Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng:
Căn cứ vào báo cáo tàichính của gần nhất của khách hàng, nhân viên tín dụng
phân tích tình hình tài chính của khách hàng thông qua một số mục tiêu cơ bản sau:
Doanh thu, doanh thu xuất khẩu.
Lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận ròng.


Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Hiệu quả sử dụng vốn =
Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
Hệ số khả năng thanh tóan hiện thời =
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Tỷ lệ nợ =

Chỉ số này <70% thì có thể chấp nhận tài trợ
Tổng các khỏan phải thu, các khỏan phải trả (chi tiết từng khỏan -ếu cần thiết).
Nợ ngắn hạn dài hạn (chi tiết các khỏan nợ tại tổ chức tín dụng, các cá nhân)
Các chỉ tiêu khác.
Thông tin về quan hệ với các tổ chức tín dụng khác, lấy từ trung tâm thông tin tín
dụng của ngân hàng nhà nước
Đối với khách hàng là cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, các nhân viên tín dụng xem
xét các biên lai đóng thuế hàng tháng để ước lượng doanh thu và lãi ròng.
c. Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Kiểm tra mặt hàng kinh doanh của khách hàng có phù hợp với giấy đăng ký kinh
doanh hay không
Dựa trên phương án sản xuất kinh doanh do khách hàng xây dựng để đánh giá tính
khả thi của phương án.Việc đánh giá nhằm ước lượng sự hợp lý của các chỉ tiêu sau:
Gía bán
Gía mua
Các lọai chi phí: quản lý, giao nhận, vận chuyển, kho bãi, khấu hao….
Các mức giá được tham khảo ở thị trường từ các doanh nghiệp có kinh doanh các
mặt hàng tương tự.
Xem xét tình hình tiêu thụ trước đây và hiện tại của đơn vị. Mức độ phổ biến của
hàng hóa đó trên thị trường.
Trường hợp tài trợ thì nhân viên tín dụng lập phiếu kiểm tra thư tín dụng, mẫu
BM-TD-24 đính kèm thư tín dụng xuất khẩu chuyển cho phòng thanh tóan
Thẩm định tài sản thế chấp,cầm cố:
Thẩm định tài sản thế chấp cầm cố là khâu quan trọng đưa đến quyết định nên hay
không nên cho khách hàng vay
Đốivới những khách hàng có hồ sơ phát sinh giao dịch thường xuyên và liên tục
(hàng tuần) thì việc thẩm định không nhất thiết phải thực hiện cho mỗi lần.



×