Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

sự kì diệu của côn trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 22 trang )

SỰ KÌ DIỆU CỦA THẾ GIỚI CÔN TRÙNG
I.Đặt vấn đề
Côn trùng hay sâu bọ là một lớp sinh vật thuộc về ngành động vật không xương sống. Chúng
có vỏ ngoài bằng kitin, cơ thể có ba phần đầu ngực bụng, ba cặp chân, có mắt kép và một cặp
râu.Côn trùng là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh, gồm hơn một triệu loài được mô
tả .Số loài sinh tồn được cho là từ 6-10 triệu loài.Và đại diện cho hơn 90% dạng sống của csc
loài sinh vật sống khác nhau trên trái đất.Côn trùng có thể sống được ở hầu hết mọi môi
trường sống trên trái đất( đất, nước , một số ít sống ở đại dương nơi mà động vật giáp sát
chiếm ưu thế..)

Vai trò :
Côn trùng có vai trò hết sức to lớn đối với đời sống con người và sự sống trên hành tinh
Hơn 90% các loài côn trùng đều có ích chỉ có mười phần trăm là gây hại.
*Có lợi:
-Đối với con người: Đem lại nhiều ích lợi cho con người( thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu,
có vai trò to lớn đối với nông nghiệp...)
Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ong, bướm, kiến,…). Các loài côn trùng
khi lấy mật và phấn hoa đã vô tình tiến hành giao phấn. Ngày nay, một loạt các vấn đề về môi
trường đã làm giảm các quần thể “nhà giao phấn” này. Số lượng các loài côn trùng được nuôi
với mục đích làm vật trung gian quản lý việc thụ phấn cho thực vật đang trong thời kỳ phát
triển thịnh vượng.
Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ. Ong mật đã được con
người nuôi từ hàng ngàn năm nay để lấy mật. Tơ tằm đã có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử loài
người. Ấu trùng maggot được sử dụng để chữa trị vết thương, ngăn chặn sự hoại tử do chúng
ăn các phần thối rữa. Phương pháp điều trị hiện đại này đã được sử dụng ở một vài bệnh viện
trên thế giới.
Nhiều nơi trên thế giới, côn trùng được sử dụng làm thức ăn cho con người trong khi nó lại là
đồ kiêng kị với vùng khác. Thực ra đây cũng là một nguồn protein trong dinh dưỡng của loài
người. Người ta không thể ước tính được có bao nhiêu loài côn trùng đã nằm trong thực đơn
của con người nhưng nó đã có mặt trong rất nhiều thức ăn, đặc biệt trong ngũ cốc.
Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những loài ăn xác thối, ăn các xác động vật


chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng.
Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng như bọ hung là thần linh.


Một con bọ rùa ở giai đọan trưởng thành, đại diện cho loài côn trùng biến thái hoàn toàn. Cả
thành trùng lẫn ấu trùng bọ rùa đều ăn rệp vừng và là thiên địch tự nhiên có vai trò quan trọng
trong việc kiểm soát số lượng rệp hại cây. Hầu hết chúng ta đều không ý thức được rằng, lợi
ích lớn nhất của côn trùng chính là loài ăn côn trùng. Nhiều loài côn trùng như châu chấu có
thể sinh sản nhanh đến nỗi mà chúng có thể bao phủ trái đất chỉ trong một mùa sinh sản. Tuy
nhiên có hàng trăm loài côn trùng khác ăn trứng của châu chấu, một số khác thì ăn cả những
con trưởng thành. Vai trò này trong sinh thái thường được cho là của các loài chim, nhưng
chính côn trùng, mặc dù không thực sự quyến rũ như những loài lông vũ kia mới chính là
những con vật có vai trò quan trọng hơn.

-Đối với tự nhiên: Là thành phần chủ chốt trong chuỗi vòng tuần hoàn sự sống, thiếu nó sự
sống không thể tồn tại.Côn trùng có chức năng là nguồn thức ăn cho sinh vật khác, phân giải
vật chất hữu cơ( xác động thực vật, tàn dư) khép kín vòng tuần hoàn.
Có hại:
Bên cạnh những lợi ích to lớn, thì cũng phả kể đến tác hại của côn trùng, trong lĩnh vực nông
nghiệp, sâu bọ là mối đe dọa tới năng suaart, chât lượng nông sản, đối với lâm nghiệp cũng
gây tổn thất nặng nề cho cây rừng, vd sâu róm hại thông, các loài xén tóc...Đối với con
người: làm hỏng nhiều vận dụng gia đình( mối mọt) là vector truyền bệnh của nhiều loại
bệnh vd: muỗi anophen, muỗi vằn, ruồi châu Phi....

II.PHÂN TÍCH NỘI DUNG
Côn trùng một loài động vật nhỏ bé về kích thước tuy nhiên lại ẩn chứa rất nhiều điều kì diệu
bất ngờ.
1/Hình thái và Phát triển
Kích thước côn trùng dao động khoảng từ trên dưới 1 mm tới khoảng 180 mm về chiều dài. Côn
trùng có cơ thể phân đốt và được bảo vệ bởi một bộ xương ngoài, một lớp cứng được cấu

tạo chủ yếu bởi kitin. Cơ thể được chia thành đầu, ngực và bụng. Trên đầu có một cặp râu là cơ
quan cảm giác, một cặp mắt kép và 2 mắt đơn (ở giai đoạn sâu non có thể là 6 mắt đơn) và một
miệng. Ngực có 6 chân (mỗi đốt một cặp chân) và 2-4 cánh (ở các loài có cánh). Bụng có cơ
quan bài tiết và cơ quan sinh sản. Côn trùng có một hệ tiêu hoá hoàn chỉnh, gồm một ống liên
tục từ miệng tới hậu môn, khác với nhiều loài động vật chân khớp đơn giản khác có hệ tiêu
hoá chưa hoàn chỉnh. Cơ quan bài tiết gồm các ống Malpigi, với chức năng thải các chất thải
chứa N, ruột sau làm nhiệm vụ điều hoà áp suất thẩm thấu, đoạn cuối ruột sau có khả năng tái
hấp thu nước cùng với muối Na và Ka .Vì vậy, côn trùng thường không bài tiết nước ra cùng
với phân, thực tế thì chúng cho phép dự trữ nước trong cơ thể. Quá trình tái hấp thu này giúp
chúng có thể chịu đựng được với điều kiện môi trường khô và nóng.
Hầu hết côn trùng có hai cặp cánh liên kết với đốt ngực 2 và 3. Côn trùng là động vật không
xương sống duy nhất có cánh và là sinh vật biết bay sớm nhất trong lịch sử tiến hóa của giới
động vật cách đây hơn 350 triệu năm và chính điều này đóng một vai trò quan trọng trong sự


thành công của chúng. Các côn trùng có cánh, và những côn trùng không cánh thứ sinh đã tạo nên
nhóm có cánh (Pterygola). Cơ chế bay của côn trùng cho đến nay vẫn chưa được tìm hiểu một cách
đầy đủ, người ta cho rằng nó phụ thuộc rất lớn vào khối không khí nhiễu loạn do cánh tạo ra. Ở
những côn trùng nguyên thuỷ lại dựa chủ yếu vào tác động của hệ cơ lên cánh và cấu trúc của cánh.
Ở những bộ tiến hoá hơn như Neopeta, cánh thường gập lại trên lưng khi chúng nghỉ ngơi. Ở những
côn trùng này, cánh được hoạt động bởi các cơ bay gián tiếp mà giúp cánh vận động bằng cách ép
mạnh lên thành ngực. Những cơ này có thể co lại khi bị căng ra mà không cần sự điều khiển hệ thần
kinh, điều này cho phép chúng tạo ra tần số co giãn cơ tương đối cao.
Côn trùng sử dụng cơ quan hô hấp khí quản để vận chuyển ôxy vào trong cơ thể. Các ống khí này
mở ra ở bề mặt cơ thể và được gọi là lỗ thở (mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở ở 2 bên), từ đây không khí được
dẫn vào hệ thống khí quản. Không khí đi vào các mô thông qua các nhánh khí quản. Vòng tuần
hoàn của côn trùng, cũng như tất cả các chân khớp khác là một hệ hở Tim bơm dịch huyết vào động
mạch qua xoang tim

Mô hình giải phẫu côn trùng

Mô hình giải phẫu côn trùng A- Đầu B- Ngực (Thorax) C- Bụng (Abdomen) 1. Râu (antenna) 2. Mắt
đơn dưới (lower ocelli) 3. Mắt đơn trên (upper ocelli) 4. Mắt kép (compound eye) 5. Não bộ (brain) 6.
Ngực trước (prothorax) 7. Động mạch lưng (dorsal artery) 8. Các ống khí (tracheal tubes) 9. Ngực
giữa (mesothorax) 10. Ngực sau (metathorax) 11. Cánh trước (first wing) 12. Cánh sau (second wing)
13. Ruột giữa (dạ dày) (mid-gut, stomach) 14. Tim (heart) 15. Buồng trứng (ovary) 16. Ruột sau
(hind-gut) 17. Hậu môn (anus) 18. Âm đạo (vagina) 19. Chuỗi hạch thần kinh bụng (nerve chord)
20.Ống manpilgi 21. Gối (pillow) 22. Vuốt (claws) 23. Cổ chân (tarsus) 24. Ống chân (tibia) 25.
Xương đùi (femur) 26. Đốt chuyển (trochanter) 27. Ruột trước (fore-gut) 28. Hạch thần kinh ngực
(thoracic ganglion) 29. Khớp háng (coxa) 30. Tuyến nước bọt (salivary gland) 31. Hạch thần kinh
dưới hầu (subesophageal ganglion) 32. Các phần phụ miệng (mouthparts)


A.Một số đặc điểm cấu tạo bên ngoài cơ thể côn trùng
1.Bộ phận đầu: Đầu là phần trước nhất của cơ thể côn trùng, trên đó mang 1 đôi râu 1
đôi mắt kép, 2-3 mắt đơn và bộ phận miệng. Do đó đầu được xem là trung tâm của cảm
giác và ăn
Các kiểu đầu của côn trùng:
-Đầu miệng: Để thích nghi với những hình thức sinh sống khác nhau cụ thể khác nhau,
cụ thể là cách lấy thức ăn vị trí của bộ phận miệng có sụ thay đổi khiến hình dạng của bộ
phận đầu của bộ phận đầu cũng biến đổi thành 3 kiểu:
.Đầu miệng dưới:Là kiểu đầu phổ biến nhất với miệng nằm ở dưới của đầu( châu chấu,
cào cào, dế, xén tóc...)

Hình ảnh xén tóc cây
.Đầu miệng trước: miệng nhô hẳn ra phía trước đầu nên trục mắt-miệng gần như song
song với trục cơ thể.Nhờ miệng nằm ở phía trên cho nên rất thuận lợi cho các loài mọt, bọ
vòi voi đục sâu vào thân cây, quả.
.Đầu miệng sau:Phần lớn côn trùng chích hút nhực cây như ve rầy rệp, bọ xít có kiểu đầu
và trục mắt-miệng với trục dọc cơ thể là một góc nhọn do miệng biến thành ngòi châm
kéo dài về phía sau đầu.Nhờ cách sắp xếp này miệng luôn được cơ thể che chở đồng thời

dễ dàng tiếp xú với thức ăn khi côn trùng đậu trên cây.


Hình ảnh ve sầu
-Những biến đổi của miệng côn trùng

• Miệng gậm hút : Có thể xem đây là bước chuyển từ kiểu miệng gậm nhai ăn thức








ăn rắn sang kiểu ăn thức ăn nửa rắn nửa lỏng.ở kiểu miệng này râu hàm dưới và
râu môi dưới gần như tiêu biến vì ít tác dụng.(nhóm ong lớn..)
Miệng dũa hút: Miệng của chúng có một vòi hút hơi ngắn hơi cúp về phía sau do
môi trên, một phần hàm dưới tạo thành,trong vòi có 3 ngòi châm là đôi hàm dưới
và hàm trên bên trái biến đổi thành, còn hàm treenbeen phải đã thoái hóa.khi ăn
các ngòi châm này lieentujc co duỗi dũa rách biểu bì làm dịch cây tiết ra sau đó
hút vào cơ thể. Đây là kiểu của bọ trĩ
Miệng cứa liếm: Ở đây đôi hàm trên và đôi hàm dưới biến đổi thành các ngòi
châm sắc nhọn, chuyển động theo chiều ngang để cứa rách da trâu bò( mòng trâu)
Miệng liếm hút: Đây là kiểu miệng của nhóm ruồi, ở kiểu miệng này đôi hàm
trên và đôi hàm dưới đã hoàn toàn hoái hóa, trong lúc đó môi dưới khá phát triển,
kéo dài thành một chiếc vòi thô ngắn có thể co duỗi linh hoạt
Miệng hút: Đây là kiểu miệng điển hình của loài ngài bướm. Ở kiểu miệng này
môi trên môi dưới và đôi hàm trên đẫ thoái hóa, còn đôi hàm dưới lại kéo thành
vòi phía trong có rãnh hút thức ăn, khi ăn vòi vươn ra ngoài, cử động linh hoạt để

kiếm thức ăn.
Miệng chích hút: Là kiểu biến đổi theo hướng thành những ngòi châm dài, nhọn
để chích sâu vào mô động thực vật, đồng thời xoan gmieejng và cuống họng biến
đổi thành một dạng bơm hút để hút được thức ăn lỏng từ trong đó.

2.Bộ phận ngực côn trùng
Ngực là phần thứ 2 của cơ thể côn trùng, gồm 3 đốt là đốt ngự trước, đốt ngực giữa đốy
ngực sau.mỗi đốt ngực đều có một đôi chân mang tên tương ứng là đôi chân ngực trước,
đôi chân ngực giữa và đôi chân ngực sau.
-Các phần phụ của ngực côn trùng
Chân ngực: là cơ quan vận động chính của côn trùng, chân ngực côn trùng gồm 5 đốt:
-Đốt chậu: Là đốt đầu tiên thường có hình chóp cụt, đính với thể tại một chỗ lõm bằng da
mềm gọi là ổ chậu , nhờ đó chân côn trùng có thể chuyển động dễ dàng về mọi phía
-Đốt chuyền là đốt thứ 2 thường ngắn nhỏ ,khớp như bản lề
-Đốt đùi là đốt lớn nhất , đốt đùi rất dài và mập
-Đốt ống là đốt thứ tư, tuy rất dài mảnh nhưng lại rất vững chắc
=> Những cấu tạo này có chức năng tự vệ ở côn trùng


Các kiểu chân côn trùng: chân bò, chân chạy, chân bơi, chân đào bới, chân bắt mồi,
chân kẹp leo, chân giác bám, chân lấy phấn
Cánh côn trùng
Nhờ có cánh côn trùng có nhiều lợi thế khi di chuyển, phát tán mở rộng địa bàn phân bố
của chúng, dễ dàng tìm kiếm được thức ăn, đối tượng ghép đôi cũng như lẩn tránh kẻ thù.
Ngoài chức năng chủ yếu là bay, cánh còn có một số vai trò đặc biệt khác như làm tấm
áo giáp bảo vệ phía lưng, là cơ quan phát âm thanh, là túi dự trữ không khí của niềng
niếng sống dưới nước, là công cụ điều tiết nhiệt độ , độ ẩm trong tổ của các loài ong
mật..có thể thấy đôi cánh đã góp phần tạo ra lợi thế vượt trội cho côn trùng, giúp
côn trùng trở thành nhũng sinh vật thành công nhất trong tự nhiên.
Các dạng cánh côn trùng: cánh da, cánh cứng, cánh nửa cứng, cánh màng...


B. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA CÔN TRÙNG
Da côn trùng do lớp phôi ngoài hình thành, đó là một lớp vỏ tương đối cứng, ngoài chức năng
bao bọc bảo vệ còn giữ cho cơ thẻ có cấu tạo vũng chắc, đồng thòi làm chỗ bám cho cơ thịt
bên trong.tuy vậy đây không phải là một lớp vỏ cứng và độ cứng đồng nhất ,mà tùy theo vị
trí và bộ phận cơ thể , có chỗ là tấm cứng ống cứng có chỗ là da mềm, nư bộ áo giáp ngày
xưa


-Cấu tạo da côn trùng gồm 3 lớp: biểu bì, nội bì, màng đáy
Biểu bì hay cuticun là sản phẩm tiết của lớp tế bào nội bì nên không có cấu tạo tế bào, song
đây là lớp cứng nhất vũng chãi nhất của da côn trùng. Biểu bì lại gồm 3 lớp:
+biểu bì ngoài:Là lớp cứng nhất của da, lớp này có chứa kitin kết họp với loại protein hóa
cứng theo cấu trúc dạng lưới
+biểu bì trong: là lớp dày nhất của biểu bì, không cứng như biểu bì ngoài mà có tính mềm
dẻo và đàn hồi. Với cấu tạo kiểu này biểu bì da côn trùng không chỉ có độ cứng cần thiết
mà còn có mềm dẻo và đàn hồi tốt , có lợi cho đời sống của chúng
Nội bì: là một lớp tế bào đơn thường có dạng hình trụ, đây là lớp có vai trò quyết định sức
sống và các chức năng của da côn trùng, chúng tiết da dịch để côn trùng có thể lột xác đồng
thời hấp thu lại một số chất đã phân giải để tái tạo kiểu biểu bì mới, ngoài ra lớp nội bì cũng
là nơi sản sinh ra các chất hàn gắn các vết thương trên da côn trùng.
Màng đáy: là lớp nằm sâu nhất trong da, có cấu trúc không định hình.

 Với cấu tạo da này của côn trùng, có thể thấy cấu tạo da đã tiến hóa khá cao để
phù hợp thích nghi.
-Vật phụ của da côn trùng
Da côn trùng không hoàn toàn nhẵn bóng , mà trên đó có rất nhiều vật phụ như vẩy gai cựa,u
lồi. Những vật phụ có thể có hoặc không có cấu tạo tế bào. Loại có cấu tạo 1 tế bào thường là
lông và vảy, loại cấu tạo nhiều tế bào thường là gai và cựa( thường là vũ khí tụ vệ của nhiều
loài côn trùng)



cơ thể bọ nẹt với nhiều gai nhọn độc

Các tuyến da côn trùng: Tuyến là tổ chức sản sinh ra các chất tiết cần thiết cho đời sống của
sinh vật.Tùy theo chủng loại và chức năng, các tuyến của da có cấu tạo và kích thước rất khác
nhau. Một số tuyến ngoại tiết và nội tiết chính ở côn trùng:
+Tuyến nước bọt
+Tuyến sáp:
+Tuyến độc và tuyến hôi : hai lại này tiết ra dich độc và dịch mùi hôi nhằm gây thương tích
và xua đuổi kẻ thù .

+tuyến thơm: giúp côn trùng hấp dẫn đối tượng khác giới thu hút bạn tình


-MÀU SẮC DA CÔN TRÙNG: Màu sắc da của côn trùng rất đa dạng và phong phú, đó là
kết quả của sự tác động giữa sóng ánh sáng và các hoạt chất hóa học và cấu trúc của da, một
sooa săc tố chính thường thấy ở côn trùng Melanin, carotenoids, pteridin...
So với lớp động vật khác, lớp côn trùng có sự đa dạng về màu sắc và kỳ thú, điều này
chứng tỏ màu sắc đóng màu sắc giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa của
chúng, phần lớn côn trùng có màu sắc dễ lẫn với môi trường giúp chúng ít bị kẻ thù phát
hiện, ở mưc độ cao hơn, hình thái cơ thể cũng biến đổi rất tinh vi khiến chúng giống với
những vật thể như cành củi khô, chiếc lá...thuận lợi cho việc ngụy trang.

Con bọ que ngụy trang giống cành củi khô
- HỆ CƠ CỦA CÔN TRÙNG
Côn trùng là lớp động vật ưa hoạt động và có khả năng hoạt động rất mạnh mẽ. Điều này cho
thấy hệ cơ của chúng rất phát triển, vd ở ong ruồi là 200-300 lần/phút. Đặc biệt là một số loài
muỗi có thể vẫy cánh đến 100 lần/phút, chuồn chuồn ngô là 96km/h.



Con bọ hung có khả năng nâng được đồ vật nặng gấp 820 lần trọng lượng cơ thể nó

ghopper là con sâu bọ thuộc họ ve sầu nhảy (ấu trùng sinh sản bọt). Loài ve sầu này chỉ dài
6mm, nhưng có thể phóng mình xa tới 70cm vào không trung. Bạn có thể hình dung tỉ lệ này như sau:
một người bình thường có khả năng như Froghopper sẽ nhảy cao tới 210 mét.

2.PHƯƠNG THỨC SINH SẢN VÀ SỨC SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
A.PHƯƠNG THỨC SINH SẢN
Trước những thách thức của cuộc sống đầy khó khăn ngày nay, côn trùng loài mà đang là
thức ăn cho rất nhiều động vật như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú hay động vật nguyên
sinh, nấm, vi khuẩn và virus thậm chí cả loài người. Để sinh tồn côn trùng đã có những
phương thúc sinh sản để tạo và duy trì nòi giống cho mình. Các phương thúc sinh sản của
chúng phù hợp với yêu cầu phát triển của loài đòng thời cân bằng được với hoàn cảnh
sống. Điều này được thể hiện ở việc côn trùng có phương thức sinh sản rất đa dangjmaf
không động vật nào được.

a. Sinh sản hữu tính

Phương thức sinh sản chủ yếu của côn trùng, là sự kết hợp giữa cá thể đực và cá
thể cái riêng biệt như phần lớn các loài trong tự nhiên. Đây cũng là phương thức
sinh sản tiến hóa nhất trong tự nhiên con cái được sinh ra mang tính trạng của cả
bố và mẹ.
Tuy nhiên mọi chuyện không quá được thuận lợi như vậy việc sing sống trong
khoảng không gian quá rộng lớn và là thức ăn của quá nhiều loài nên khiến cho
việc gặp gỡ và giao phối gặp nhiều khó khăn nên một bộ phận côn trùng đã cải tiến
hình thức sinh sản hữu tính thông thường thành một cơ thể lưỡng tính để thuận
tiện hơn.



Ví dụ: loài rệp sáp lông hại cam quýt Icerya purchasi những con rệp cái là lưỡng
tính và trong quần thể rất hiếm khi gặp con đực. Và điều thú vị là côn tùng nếu đã
có những con nữ ái nam như vậy thì cũng sẽ có những chàng trai nam ái nữ như
loài ngài đá Perla marginata. Những con đực của loài này sẽ làm nhiệm vụ duy trì
nòi giống cho loài của mình.
b. Sinh sản đơn tính
Là hình thức sinh sản không cần con đực hay chính xác hơn là không cần đến tinh
trùng mà các “bà mẹ” vẫn có khả năng sinh sản. Đay cũng là một hình thức vượt
qua trở ngại về quá trình gặp gỡ của cá thể đực và cá thể cái. Do cần thích nghi với
môi trường nên đã có các hình thức sinh sản đơn tính khác nhau như:
• Sinh sản đơn tính bắt buộc
Ví dụ ở sâu kèn, vòi voi và bọ que hình thức này là bát buộc do quần thể không
có hoặc rất hiếm con đực và cá thể con sinh ra cững toàn cái. Do vậy mà kieur
sinh sản này còn có tên sinh sản bát buộc toàn cái.
• Sinh sản đơn tính tự chọn:
- Sinh sản đơn tính tự chọn toàn đực: một số loài rệp phấn, bọ trĩ... đặc biệt là
ong mật . ngoài sinh sản hữu tính tạo ong cái và ong thợ chúng còn sinh sản
đơn tính tạo ong đực (trứng không được thụ tinh)
- Sinh sản đơn tính tự chọn toàn cái: hình thức này điển hình cho loài rệp sáp
nâu mềm hại cam quýt coccus hesperridum tứng được thụ tinh sẽ tạo rệp
đực và rệp cái neus không thụ tinh sẽ cho toàn rệp cái.
• Sinh sản đơn tính chu kỳ: gồm cả sinh sản vô tính và hữu tính xen kẽ nhau và có
tính chu kỳ. Điển hình là họ rệp muội sống ở vùng ôn đới. Trong mùa xuân và
hè, điều kiện thuận lợi chúng sinh sản đơn tính tạo con cái đến mùa thu con đực
xuất hiện và cùng con cái sinh sản hữu tính. Khi sinh sản hữu tính thì chúng đẻ
trứng để chonhs chọi qua mùa đông khắc nghiệt.


B. KHẢ NĂNG TÌM KIẾM ĐỐI TƯỢNG VÀ GHÉP ĐÔI
- Côn trùng thì khoảng cách là bao la và đầy rẫy bất tắc này thực sự là trở ngại nghê gớm

khi chúng muốn tìm đến bên nhau.
Khi nhắc đến thế giới côn trùng người ta không thể không nhắc đến một đặc điểm hết
sức thú vị đó là kiểu tổ chức xã hội chặt chẽ điều khó tin diễn ra trong đời sống của các
nhóm côn trùng xã hội như ong, mối và kiến. Trong các bầy đàn sống thành xã hội này,
mọi hoạt động, chức năng xây tổ, kiếm ăn sinh sản, chăm sóc con cái, bảo vệ bầy đàn được
phân công chặt chẽ cho từng nhóm cá thể riêng biệt. Đặc biệt, trong hoạt động sinh sản chỉ
có một số rất ít cá thể cái được gọi là chúa và cá thể đực được gọi là vua đảm nhiệm chức
năng duy trì nòi giống mầ thôi. Như vậy “chợ tình” của những loài này chỉ có sự tham gia
của ông chúa bà hoàng mà thôi, và những ông chúa bà hoàng này đều có một vài hoặc
thậm chí một mẹ sinh ra. Điều này sảy ra điển hình nhất ở loài ong mật thuộc giống Apis
một loài côn trùng xuất hiện mang đặc tính rất khác. Vào mùa sinh sản hàng ngàn con ong
đực từ nhiều bầy đàn khác nhau, sinh sống trong một vùng khá rộng lớn nhờ vào khả
năng khứu giác tuyệt vời đã tìm đến nhau để chuẩn bị cho một trợ tình đầy cám dỗ. Đó là
khoảng trời thoáng đãng nhưng không quá lộng gió cách mặt đất 10-15 m nơi những con
ong đực náo nứ bay lượn không biết mệt mỏi tỏa vào không khí những chất pheromon
sinh dục để mời gọi bạn tình. Pheromon là thông điệp giới tính mà hàng ngàn hàng vạn
côn trùng đực và cái tìm đến với nhau dù cách nhau hàng ngàn, hàng vạn dặm trong
những phiên chợ tình để duy trì nòi giống. Loại chất này đã làm cho bao cá thể khác giới
ngây ngất say đắm, nó xứng đáng được mệnh danh là hương thơm tình yêu.
Với hàng ngàn con ong thì mùi hấp dẫ sinh dục do chúng tỏa ra sẽ có sức lôi cuốn các
con ong chúa mạnh đến chừng nào. Và không giống với ong đực các con ong chúa tìm đến


chợ tình trong hoàn cảnh “một thân gái dặm trường”. Đó là quãng đường đầy rủi ro với
các con ong chúa tơ nên dù là chốn thiên đường chúng cũng chỉ nán lại 20-30 phút. Và
thật kinh ngác trong thời gian đó chúng đã giao phối với khoảng 10-17 con ong đực khác
nhau. Quả là một kỷ lục về sự lăng nhăng. Tuy nhiên, thì khó có thể trách thói trăng hoa vô
độ của nó vì nếu biết rằng đây là chuyến bay trang mật duy nhất trong đời của con ong
chúa. Khi từ chuyến trăng mật trở về thì các “bà chúa” sẽ chuyên tâm vào việc sinh nở và
kéo dài khoảng 3-5 năm cho đến hết đời. Điều kỳ lạ ở đây là để bảo quản tinh trùng trong

khoảng thời gian dài như vậy, thì con người thông minh như chúng ta phải nhờ đến kỹ
thuật siêu lạnh của Nitơ lỏng nhưng với các con ong chúa thì mọi chuyện lại thật đơn
giản. Toàn bộ lượng tinh trùng tích góp trong chuyến bay trăng mật sẽ được lưu giữ trong
một cấu tạo đặc biệt là túi nhận tinh và được duy trì sức sống nhờ một chất dịch lỏng
được tiết ra từ tuyến túi nhận tinh.
Và nhờ sự giao phối với nhiều con ong đực nên
nguồn gen khá đa dạng và chính điều đó làm cho sức sống của loài ong luôn được duy trì
và hoàn thiện.
Đâu chỉ mùi thơm của tình yêu đã đưa các loài côn trùng đến với nhau, chúng còn đến
với nhau qua những bản tình ca bất tận. Vào những ngày hè oi ả chắc không ai không biết
đến bản giao hưởng lúc trầm lúc bổng của những chú ve sầu. Chúng kêu từ ban ngày đến
ban đêm, từ ngày này qua ngày khác bằng tất cả sức lực mình có đến khi sức cùng lực kiệt.
Ve sầu loài côn trùng có vòng đời khá dài. Ít ai có thể biết vòng đời cảu giai đoạn ấu trùng
kéo dài tới hàng chục năm và 17 năm đối với loài ve sầu Magicicada Septemdecim ở Bắc
Mỹ. Nhưng thời kỳ trưởng thành của chúng lại chỉ diễn ra trong một mùa hè ngắn ngủi vì
vậy chúng phải cháy hết mình cho việc yêu đương sinh sản là chuyện đương nhiên.
Trong tất cả âm thanh do côn trùng phát ra thì tiếng “gáy” của chàng dế đực được cho là
hay nhất. Tiếng dế trong đêm dường như chứa đựng những cung bậc “tình cảm” khác
nhau không phải lúc nào cũng rộn ràng hối hả mà cũng có lúc thủ thỉ nỉ non. Và không
phải lúc nào cũng tràn ngập vui vẻ mà cũng có lúc thật ảo não thê lương. Đến mùa sinh
sản, để lôi kéo được bạn tình chúng đã phải phát ra tiếng kêu hàng giờ liền. Nhưng những
con cái cũng kén chọn, chúng chỉ thích những chàng trai có tiếng kêu giòn giã và vang xa.
Chính vì vậy mà có những con dế đực cần cù kêu ra rả hàng giờ mà vẫn hoàn toàn vô vọng.
Nhưng những tiếng kêu này cũng là “chữ tài liền với chữ tai một vần” . Những bản tình ca
mỗi khi đã cất lên thì các nàng dế không cầm lòng nhưng trong hạnh phúc thì tai họa cũng
dình dập chúng. Những loài sát thủ đã lần theo âm thanh để tiêu diệt các chàng, nàng dế
đang say sưa tâm tình của bọn cóc nhái, chuột chũi.
Côn trùng loài sinh vật không nhìn giỏi nhưng thị giác cũng đóng góp không nhỏ trong
hoạt động sinh sản của loài côn trùng. Một số loài bướm, chuột chũi, cánh cứng dùng màu
sắc sặc sỡ để như một tín hiệu giao tiếp và hấp dẫn bạn tình. Song loài đom đóm đã dùng

ánh sáng của cơ thể phát ra để hấp dãn bạn tình trong đêm tối. Vào những đêm mùa hè tại
những miền quê , chác nhiều người đã nhìn thấy những con đom đóm lập lòe trong những
hàng cây bụi cỏ. Đó là chúng đã sử dụng thứ ngôn ngữ thị giác để lôi cuốn bạn tình thay
thế cho pheromon sinh sục thường thấy ở những con côn trung khác.


Nếu so về độ dài chân cẳng thì không một loài sâu bọ nào có thể vượt qua họ muỗi sếu
(Tipulidae) nhưng họ muỗi này không nổi tiếng với đôi chân dài mà chúng nổi tiếng với
những hành vi ghép đôi kỳ lạ. Loài muỗi sếu Tipula Oleracea, con đực có tập tính giao phối
nhiều lần, trong khi con cái chỉ cặp đôi một lần trong đời. Khi muỗi đực và muỗi cái tiếp
xúc nhau con đực bị cuốn hút bởi đôi chân của con cái, chúng tìm cách túm chặt đôi chân
con cái đầy phấn khích. Và thật kỳ lạ là chúng không hề thay đổi phản ứng khi con cái còn
một chiếc chân nhưng lại tỏ ra hờ hững và lạnh nhạt khi con cái không còn chiếc chân
nào. Sau khi được con đực tỏ tình bằng cách túm chân, nếu ưng thuận chúng sẽ nằm im và
giương cao một hoặc bài chân, còn nếu từ chối nó sẽ nằm bất động giữ chặt chân và vũng
vẫy để bay đi nơi khác. Động tác giương cao chân của con cái sẽ kích thích con đực nằm
chồm lên lưng con cái cùng một hướng và ép chặt nó xuống giá thể. Sau khi ép chặt con
cái, con đực lại bị kích thích bởi chiếc đầu của con cái. Nó vươn mình lên phía trước để
tiếp cận đầu con cái và liếm lên phần sau đầu của bạn tình chỉ sau khi dành được “nụ hôn”
con đực mới giao phối với con cái.
C. GHÉP ĐÔI VÀ GIAO PHỐI
Cuộc chiến giành quyền làm chồng và không một ai muốn làm khán giả. Nếu tập hợp
thành “chợ tình” để khuếch đại sự chú ý lôi cuốn bạn tình cho mỗi thành viên hợp tác với
nhau cùng chia sẻ thì khi sự ghép đôi xuất hiện sự hợp tác này chính thức “ra đi”. Thay vì
hợp tác chúng cạnh tranh hết sức mình và quyết liệt để giành quyền làm chồng và truyền
lại dòng giống của mình cho thế hệ sau. Đó là cuộc chiến không khoan nhựng và đâu ai
muốn trở thành khán giả.
Trong tự nhiên, không khó để bắt gặp những con đực có kích thước vượt trội hơn hẳn
những con cái, không tự nhiên gì mà tạo hóa tạo ra câu tạo hình thái như vậy mà tất cả
đều có những nguyên do. Những chiếc càng chắc khỏe với hai gai ở loài dế, những chiếc

sừng hươu (ở loài bọ sừng hươu Lucanidae) do đôi hàm trên biến đổi thành, hay ở một số
loài cánh cứng (như bọ tê giác Dynastidae) từ giữa mặt lưng ngực mọc lên 1 chiếc sừng
lớn, dài hợp sức với một chiếc sừng khác để tạo một chiếc kìm khủy khống kẹp chặt đối
thủ và lẳng đi xa...Những thứ “vũ khí” tạo hóa ban cho đấng mày râu để thể hiện sức mạnh
giành dật bạn tình ngoài các mánh khóe khôn ngoan mà những con đực không được to
lớn lắm đã làm để thể hiện sức mạnh trong cuộc tranh giành tình bạn.
Cuộc chiến của “những người đàn ông” là cuộc chiến không hồi kết, khi có được bạn tình
rồi nhưng với bản tính chiếm hữu cao của người đàn ông chúng phải kèm chặt những bà
vợ đỏng đảnh của mình để tránh sa vào tay kẻ khác, để có được hành vi phức tạp này
chúng phải có cấu tạo đặc biệt của cơ quan sinh dục đực và tập tính “có một không hai” ở
loài chuồn chuồn. Chuồn chuồn cái, cơ quan sinh dục ngoài được phân bố ở đốt thứ tám và
thứ chín tức là ở phía cuối bụng giống như ở mọi côn trùng khác. Nhưng ở chuồn chuồn
đực thì cơ quan sinh dục lại hết sức kỳ lạ khi phân thành hai bộ phận và lại được phân bố
ở hai nơi khác nhau trên cơ thể. Ngoài lỗ sinh dục “truyền thống” có ở giữa đốt bụng thứ 9
và 10 như những loài côn trùng khác thì ở mặt bụng của đốt bụng thứ 2 tức gần với ngực
chúng có cơ quan sinh dục thứ hai. Trong hai bộ phận này, chỉ có lỗ sinh dục ở phía cuối


bụng được xem là chính thức do được nối thông với cơ quan sinh dục bên trong nhưng oái
oăm thay cơ quan giao phối tức dương cụ không nằm ở đấy mà lại di chuyển lên đốt bụng
thứ hai ở phần ngực. Bộ phận sinh dục này là một xoang đóng mở được, trong đó có một
dương cụ phân đốt có thể cử động linh hoạt, nối liền với túi đựng tinh. Do cấu tạo rắc rối
như vậy nên trước mỗi lần giao phối chuồn chuồn đực phải gấp bụng về phía trước sao
cho lỗ sinh dục phía mút bụng tiếp xúc với khoang sinh dục ở đốt thứ hai để “nạp” tinh
trùng vào túi đựng tinh ở đó. Sau đó con chuồn chuồn tiếp cận con cái, dùng các đôi chân
vồ nó trước khi sử dụng đôi phiến hình lá ở hai bên cơ quan sinh dục ngoài ở hai phía mút
bụng tức là ở hai bên âm cụ để giữ chặt lấy cổ người tình. Lúc này thì con cái phải ôm lấy
phần cuối bụng của con đực đồng thời uốn cong người về phía trước, chủ động áp sát lỗ
sinh ducjcuar nó vào xoang miệng sinh dục của con đực ở đốt bụng thứ hai để giao phối.
Sau khi giao phối thì đức ông chồng không ngừng giám sát vợ của mình khi nó đang đẻ

trứng. Điều nực cười là khi canh giữ bạn tình một cách nghiêm ngặt để không lọt vào tay
kẻ khác nhưng nó lại sẵn sàng giao phối với con cái khác lọt vào mắt nó nơi nó đang canh
giữ bạn tình của mình đẻ trứng. Hành vi nói trên cho thấy những con chuồn chuồn đực
không tiếc gì thời gian và sinh lực để giành quyền làm chồng và làm bố.

Với côn trùng, kiểu ghép đôi một con đực chung đụng với nhiều con cái hoặc một con cái
dan díu với nhiều con đực là rất phổ biến điều này theo quan điểm di truyền học thì việc tạo


nguồn gen đa dạng trong một quần thể sẽ có ý nghĩa tích cực. Nhưng những con đực có thể
“lăng nhăng” với nhiều con cái nhưng những con cái lại không được phép như vậy. Sự “ích
kỷ” muốn giành quyền làm bố mà chúng đã trang bị cho mình nhuwnhx khả năng kì lạ
không chỉ giàng được quyền làm bố mà chúng còn ngăn chặn được nhuwnhx con đực khác
giao phối với bạn tình của chúng, điều đe dọa đến quyền làm bố của chúng.
Một số loài côn trùng đực, sau khi giao phối với bạn tình thì tuyến sinh dục phụ của chúng
tiết ra một chất keo đặc biệt có tác dụng trám kín lỗ sinh dục của con cái khiến nó không thể
giao phối với con đực khác như ở muỗi vằn đực tiết chất keo làm cho muỗi vằn cái loài aedes
aegypty trở nên lãnh cảm với những con đực khác. Hay ở một số loài côn trùng khác thì
chúng giở trò “câu giờ” với những con cái một biện pháp khá dẽ chịu và không kém phần
hiệu quả. Thông thường thì thời gian trung bình để tinh trùng di chuyển hết vào túi nhận tinh
của con cái mất khoảng 10-15 phút nhưng để đảm bảo “chắc ăn” thì phần lớn côn trngf đều
có thời gian giao phối kéo dài hơn thế chẳng hạn với ruồi nhà thì thời gian giao phối kéo dài
khoảng 1 tiếng, với ngài, bướm, bọ xít thì thời gian ân ái của chúng khoảng 1 đêm.nhưng
đáng nể là loài “bọ tình yêu” ở florida chúng có thể chìm đắm bên nhau khoảng 56 tiếng
đồng hồ. Thời gian giao phối kéo dài thì nguy cơ bị kẻ thù săn bát là rất cao song để được
làm bố chúng chấp nhận rủi ro này. Riêng với bọ ngựa đực thì rủi ro này lại đến từ chính bạn
tình của chúng và xảy ra hết sức bi thảm. Bọ ngựa nhóm côn trùng săn mồi hung tợn, đặc biệt
là các con cái vì chúng cần nhiều thức ăn hơn nên trong khi giao phối với con đực, nếu quá
đó chúng sẽ không ngần ngại “ xơi tái’ người tình đang giao phối với chúng để bổ sung dinh
dưỡng và điều kỳ lạ là cái chết của con bọ ngựa đực khoonglamf gián đoạn đến quá trình ân

ái của chúng. Vì vậy để được làm bố thì con bọ ngựa đực nguyện hy sinh thân mình và mỉm
cười nơi chín suối vì đong dõi của nó sắp được sinh ra trên thế giới này.
Trong thế giới loài người, những người con trai thường tỏ ra ga lăng lấy lòng phụ nữ bằng
vật chất quà cáp hay đơn giản đưa bạn gái đi ăn uống . nhưng có lẽ số ít những chàng tai này
biết được từ 300 triệu năm trước loài vật 6 chân nhỏ bé này cũng đã biết lấy lòng những cô
bạn gái của mình bằng thức ăn và chiến thuật tấn công của côn trùng đực mang tên “ đến với
trái tim thông qua dạ dày”. Có những món quà từ chính cây nhà lá vườn của nhũng con đực
như loài gián nauphoeta cinera, những con cái bị hấp dẫn bởi phero mon của con đực nhưng
chưa sẵn sàng giao phối thì ngay lập tức con đực sẽ giương đôi cánh của mình lên để lộ phần
lưng, nơi tiết ra một chất keo đặc biệt mà gián cái thích ăn, chất dịch này hông chỉ giàu dinh
Dưỡng mà còn chứa chất kích dục sau khi ăn con cái trở nên hưng phấn và chhur động tiếp
cận con đực. Ở những con đực giống cánh dài panorpar đã lấy lòng con cái bằng cách mớm
cho con cái những giọt keo nước bọt rất giàu dinh dưỡng trong quá tringf giao phối. Với
nhuwnhx loài không có thứ cây nhà lá vườn” như dịch keo, nước bọt... thì những thứ chhungs
mang đến cho bạn gái là những con mồi ngoài tự nhiên mà chúng bỏ bao tâm huyết để bắt
điển hình xảy ra ở loài bắt mồi như ruồi ăn sâu ( Asilidae ), ruồi nhảy múa ( Empididae )....
Không chỉ đa dạng về số lượng loài, hình thái, cách hấp dẫn bạn tình mà các tư thế sinh
hoạt tình dục trong thế giới động vật bậc thấp cũng rất đa dạng, chúng dã sánh tạo ra nhiều
kiểu yêu đươnh khác nhau. Theo Richards,1927, đã hệ thống các hình thức ghép đôi ở côn
trùng có 7 kiểu chính. Và mỗi kiểu là hình thức thể hiện đặc biệt của từng loài.


D: SINH ĐẺ VÀ CHĂM SÓC CON CÁI
Khi nghiên cứu hoạt đọng sinh đẻ ở côn trùng, các nhà côn trùng học đã không khỏi ngạc
nhiên bởi lớp động vật này hông chỉ đa dạng về vị trí đẻ mà cả cách thúc sinh đẻ cũng đa
dạng không kém. Trong hàng nghìn loài côn trùng không loài nào giống loài nào trong việc
sinh đẻ. Có loài đẻ trúng trên giá thể, có loài đẻ trứng thành từng ổ và được con mẹ lấy lá đậy
kín hoặc phủ lông để bảo vệ, có loài thì đẻ trứng trong bọc kín, có loài lại đẻ trứng trog đất,
mô động vật, mô thực vật đang sống, có loài đẻ trứng ngay trên lưng bạn tình và có loài đẻ
trứng trên xác chết hay chất hữu cơ đang phân giải.... mọi kiểu đẻ trúng đều có ý nghĩa chuẩn

bị thức ăn, nơi ở cũng như khả năng trốn chạy kẻ thù tốt nhất cho đàn con tương lai.
Nhưng mọi việc thì đều không như mong muốn vì có những nơi con mẹ không thể tieps
cận được như tổ kiến, tổ mối, trong lòng những chiếc bẫy của cây bắt ruồi... không thể bỏ
cuộc hay phó mặc cho cuộc đời tất cả cũng vì tình yêu đối với đàn con, những bà mẹ đã phải
đấu tranh khốc liệt đẻ có được những chỗ đẻ trứng lý tưởng để đảm bảo nhu cầu về thức ăn
và an toàn cho đàn con. Không chờ đợi đến lúc được làm mẹ cuộc chiến này ở 1 số loài diễn
ra từ khá sớm, từ khi còn là 1 “ bé gái” như loài rệp bướu pemphigus betea. Việc đẻ trứng
với nhóm côn trùng ăn thực vật có vẻ khá đơn giản trừ 1 số oài như rầy nâu, rầy xanh, ve sầu
là phải đẻ trúng trong mô thực vật. Riêng với loài muỗi thì có vất vả hơn 1 chút là chúng phải
khéo léo dùng chiếc ống đẻ truwngd hình lưỡi kiếm của mình để tách đôi chiều dày phiens lá
để đẻ trứng vào trong. Sự cực nhọc này là chưa thấm vào đâu với loài châu chấu, vào mùa
sinh đẻ, những con châu chấu phải tìm đến những vùng đất khô ráo rồi dùng mút bụng nơi có
phần da hóa cứng sắc nhọn như mũi khoan khoan vào đất khoảng 2-4 cm tùy loài để đẻ trứng
vào trong rồi lấp đất lại. Rõ ràng công việc sinh đẻ không hề dễ dàng với những bà mẹ như
châu chấu nhưng cũng không thấm vào đâu so với loài ong ký sinh khi phải tìm kiếm vật chủ
nằm sâu trong thân cây. Con ong phải đi tìm vật chủ thông qua mùi hương và tiếng động
trong thân cây để tìm vị trí chính xác của vật chủ. Sau đó chúng phải dồn mọi sức lực vào


chiếc ống đẻ trứng dài, mảnh và sắc ngọt, cần mẫn hàng giờ đồng hồ đẻ dùi qua thân cây cho
đến khi chích được vào người của vật chủ để đẻ vào đó 1 quả trứng. Một công việc hó khăn
và đầy rẫy nguy hiểm vì con ong với chiếc vòi đẻ trứng trong thân cây là lúc nó rất dễ bị kẻ
thù tấn công.
Không giống như những động vật bậc cao con cái được sinh ra và lớn lên trong sự đùm
bọc của bố mẹ, những con côn trùng từ khi mới lọt lòng hoặc mới nỏ chúng đã phải tự thân
vận động để tồn tại. Đương nhiên là chúng cũng được những bà mẹ chu đáo lựa chọn nơi và
phương thức sinh sản thích hợp để thuận lợi cho cuộc sống tự lập này. “ anh em” đùm bọc
cũng là 1 trong nhũng phưng thúc để lẩn tránh kẻ thù. Những con sâu non dẽ tập chung thành
1 ụi lớn nới nhũng hình ảnh quái dị đẻ khiến kẻ săn mồi phải hoảng sợ và bỏ đi nơi khác như
bọ nẹt, sâu róm, hay bọ xít..... tuy vậy hiện tượng đơn lẻ vẫn có và chúng xảy ra ở loài bát

mồi vì chúng hoạt đọng rất nhanh nhẹn và có khả năng tự bảo vệ cho mình.
Côn trùng, loài động vật kì lạ chúng không có tập tính bảo vệ con cái thô sơ như ta nghĩ
chúng phân công chăm sóc con cái hết sức tinh vi và chặt chẽ. Việc chăm sóc con cái không
phải là việc riêng của bố mẹ mà là trách nhiệm của quần thể xảy ra ở nhóm côn trùng xã hội
như ong, kiến, mối. Tình mẫu tử là thiêng liêng thì tình phụ tự cũng không hề kém chút nào.
“gà trống nuôi con” là không nhiều trong xã hội và nó không là ngoại lệ với bất kỳ loài nào
và ở côn trùng cũng vậy rất hiếm nhưng không phải không cosvaf hầu hết những ông bố này
đều thuộc bộ cánh nửa cứng và 1 số họ như cà cuống, gọng vó, bọ xít dài... khi nhắc ới công
lao chăm sóc con cái của những ông bố có lẽ không thể không nhắc tới công lao của những
ông bố giống “bọ bèo Abedus”. Chúng có kích thước kha nhorchir to hơn chiếc móng tay xíu
nhưng là “tấm gương” của những ông bố hết lòng vì con cái. Những con đực “hi sinh” tấm
lưng của mình cho con cái đẻ trứng không chỉ để lẩn tránh kẻ thù mà những con đực còn
quyết định đến sự phất triển của phôi thai. Khi ngoi lên trên mặt nước để thở những ông bố
luôn lựa chọn tư thế thích hợp để toàn bộ ổ trứng được phơi ra ngoài khoomg khí trong chốc
lát còn khi lặn xuống chúng không chỉ nằm im mà dành ít nhaais 1/3 thời gian để bơm sục
nước quanh ổ trứng . là 1 ông bố toàn tâm toàn ý canh giữ cho đàn con thân yêu bọ bèo đực
đã chấp nhận há nhiều mất mát. Đầu tiên, chúng phải quên đi những trò bay nhảy thú vị ve
vãn con cái xunh quanh. Tiếp theo, chúng phải nhịn ăn trong suốt thời gian canh giữ cho đàn
con và cuối cùng khả năng cơ động của chúng bị hạn chế nên có thể trở thành miếng mồi
ngon cho kẻ thù.


Những ông bố bà mẹ 6 chân nhỏ bé, đặc biệt với những nhóm sống thành xã hội, việc
chăm sóc con cái rất đa dạng, tinh vi và hiệu quả, rất quan tâm đến sự sinh tồn của thế hẹ sau
thì 1 số loài lại có hành vi hy sinh con cái đến kỳ lạ. ở loài người, hành vi bố mẹ ăn thịt con
cái được coi là tội ác kinh tởm. người ta bảo “hổ dữ cũng không ăn thịt con” nhưng ở vào
hoàn cảnh của con kiến chúa, mối chúa thì hành vi ăn 1 ít trứng để có thể sinh tồn mà đẻ
thêm trứng thì được xem là 1 chiến lược sinh tồn đặc biệt của loài côn trùng này. Vì nếu
không có sự hy sinh đau lòng ấy thì không thể duy trì nòi giống cho đến ngày nay.
Vào mùa sinh sản các ông vua bà chúa trẻ phải ròi nơi chúng sinh ra đẻ đi xây tổ ấm mới.

Cuộc sống nhung lụa, cơm bưng nước rót của các công chúa hoàng tử nay không còn. Sau cái
chết của người tình sau cuộc yêu đương thì bà chúa trẻ sẽ phải sống cuộc sống “ đơn côi” 1
mình làm tổ, đào hang làm nơi trú ẩn để sinh đẻ mà không có thức ăn nước ống, bà công chúa
ngày nào phải sử dụng chính đôi cánh của mình để làm thức ăn nhưng cũng chả duy trì được
bao lâu, nguồn thức ăn cạn kiệt mà vẫn phải đẻ trứng không còn cách nào khác bà mẹ trẻ phải
“ nhắm mắt” nhấm nháp vài quả trứng mà chúng vừa rứt rột đẻ ra để láy sức cho kỳ sinh đẻ
tiếp theo. Tương tự như kiến, họ mối termitidae, cặp vua chúa trẻ cũng ra đi lập nghiệp với “
hai bàn tay trắng” và cũng lâm vào hoàn cảnh cay đắng như vậy , vì hoàn cảnh ép buộc bà
mối chúa trẻ cũng quay ra ăn 1 vài quả trứng để không bị chết đói mà đẻ trứng. Với chiến
lược lùi 1 bước tiến 2 bước chúng đã thành công với lứa sinh sản đầu tiên với 15- 50 trứng,
lứa này hầu hết là mối thợ để kịp phụng dưỡng bố mẹ chúng vượt qua cảnh đói khát. Nhờ sự
phụng dưỡng của những đứa con mà bà mối chúa đói khát ngày nào nay đã trở thành bà chúa
đẫy đà có thể đẻ hàng nghìn trứng mỗi ngày.
3. MỘT SỐ “ KỈ LỤC” VÀ NHỮNG ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA CÔN TRÙNG
Đôi mắt gớm ghiếc nhưng thật kì diệu của côn trùng, đôi mắt của chúng có khả năng thu
nhận và độ phân giải tinh vi hơn một chiếc máy ảnh kĩ thuật số nhiều lần


Hình dạng kỳ quái nhất - Rệp gai

Phá hoại ghê gớm nhất

Những thiệt hại về nhà cửa mà loài mối gây ra nếu đặt bên cạnh sự phá hoại củachâu chấu sa
mạc (Schistocerca gregaria) thì quả thực chẳng thấm vào đâu. Suốt nhiều thế kỷ nay, loài
châu chấu sa mạc đã trở thành mối đe dọa thường xuyên và cực kỳ nghiêm trọng đối với nền
nông nghiệp tại châu Phi, Trung Đông và châu Á. Chúng thường di chuyển thành từng đàn
cực lớn từ vùng này sang vùng khác và gặm nhấm hầu như mọi loại cây trồng của con người
từ rau, hoa, quả đến gạo, ngũ cốc… Trung bình mỗi bữa, những con côn trùng phàm ăn trên
có thể chén một lượng thực vật tương đương trọng lượng cơ thể chúng.



Sống thọ nhất

Nằm trong họ Mối (Termitidae), những con mối chúa xuất hiện từ cách đây hơn 200 triệu
năm được biết có thể sống tới 50 năm tuổi

III. TỔNG KẾT

Sau hàng triệu năm tiến hóa, côn trùng vẫn là loài chiếm số lượng lớn nhất trong hành tinh
chúng ta đang sống, côn trùng đối với con người vừa có ích vừa có hại, nhưng đối với hệ sinh
thái chúng vô cùng quan trọng không thể thiếu, nếu không sự sống sẽ bị diệt vong, cung bởi
chính vì vậy mà côn trùng là loại đa dạng rất, nhiều kiểu biến thái và sinh sản nhất.Chúng
mang theo sự bí ẩn và kì diệu của thiên nhiên.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình côn trùng đại cương – GS.TS Nguyễn Viết Tùng
2.Giáo trình côn trùng nông nghiệp nông nghiệp- PGS.TS Nguyễn Đức Khiêm
3.Giáo trình nông ngiệp phần A: côn trùng đại cương- PGS Nguyễn Thị Thu Cúc
4. Tài liệu hình ảnh, nguồn INTERNET


.



×