A: LỜI NÓI ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử dân tộc Việt nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã giành được những
thắng lợi, những thành tựu của cách mạng luôn gắn liền với quá trình sáng tạo
trong hoàn cảnh cụ thể của thời đại, trên cơ sở thực tiễn Việt Nam.
Nhìn vào lịch sử loài người, ai cũng thấy xã hội ngày càng tiến bộ từ thấp
tới cao, từ thô sơ, đơn giản đến phức tạp. Nhưng muốn hiểu được nguồn gốc
phát triển của xã hội thì chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, căn
nguyên kinh tế của nó; nghĩa là phải tìm hiểu xem xã hội tiến hành sản xuât
như thế nào và quá trình phát triển của nó theo dòng lịch sử ra sao? Để làm rõ
vấn đề này chúng ta nghiên cứu sơ qua quan điểm chủ nghĩa Mác- Ănghen
mà ở đây chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất.
Trong bất kỳ một phương thức sản xuất nào quan hệ sản xuất cũng phải phù
hợp với lực lượng sản xuất.Sự tác động qua lại và mối quan hệ giũa chúng
phải hài hòa và chặt chẽ.Tuy nhiên, trong hai yếu tố này thì lực lượng sản
xuất luôn quyết định đến quan hệ san xuất. Do đó, muốn phương thức sản
xuất có hiệu quả thì phải có quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình
độ của luc lượng sản xuất.
Những đóng góp, bổ sung và phát triển cũng như sự vận dụng sáng tạo,
những quy luật của học thuyết Mác- Lênin vào quá trình phát triển nền kinh tế
đất nước. Sự vận dụng quy luật phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất để phát triển nền kinh tế nói chungvà nền sản xuất nói riêng. Đã đạt
được những kết quả to lớn.Đây là sự đòi hỏi phải có những sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước và của mọi người nhất là khi trên thế giới một nền kinh tế
mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ.Tư duy, nhận thức của loài người
họ đều thốngnhất rằng thực chất của triết học đó là sự thốngnhất biện chứng
giữa quan hệ sản xuất với lực lượngsản xuất như thống nhất giữa hai mặt đối
1
lập tạo nênchỉnh thể của nền sản xuất xã hội.Sự tác động qua lạibiện chứng
giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sảnxuất được Mác - Ănghen khái quát
thành qui luậtvề sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sảnxuất.Quy
luât đó cho chúng ta nhận thức được rằng nền kinh tế không dừng lại ở một
nền sản xuất thủ công, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu mà ngày nay khoa
học đã đạt tới đỉnh cao trí tuệ nhân loại và trong tương lai sẽ còn hơn thế
nữa.Đồng thời, nền kinh tế ấy trước hết thể hiện trình độ mới lực lượng sản
xuất.Một trình độ có đặc trưng cơ bản là tri thức đóng vai trò số một.Vì vậy,
sự vận dụng quy luật này vào nước ta là rất cần thiết và cấp bách.
Việt Nam vẫn đang là một trong những nghèo và kém phát triển so với khu
vực và trên thế giới. Mặt khác, chúng ta đang trên con đường tiến hành công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước chính vì thế Việt Nam phải phát triển kinh
tế xã hội để đưa nền kinh tế nước ta bắt kịp và phát triển cùng thế giới.
Góp phần vào chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra mỗi cá nhân sinh
viên nói chung và tôi nói riêng có được một nhận thức về xã hội. Đồng thời
mở mang được nhiều lĩnh vực kinh tế, thấy được vị trí, ý nghĩa của nó nên em
chọn đề tài “ mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất và sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc phát triển kinh tế ở
nước ta hiện nay”. Trong bài tiểu luận này do trình độ kiến thức còn chưa sâu
và đây là bài tiểu luận khoa học đầu tiên nên sẽ có nhiều vấn đề thiếu sót, vì
vậy em mong được sự giúp đỡ của thầy cô bộ môn và các bạn để bài tiểu luận
của em được thành công!
Em xin chân thành cảm ơn.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1: Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất. Đồng thời, làm nêu rõ rang mối quan hệ biện chứng giữa chúng
và sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.
2.1: Nhiệm vụ nghiên cứu
2
Khái quát hóa Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mối quan hệ biện
chứng và sự vận dụng của Đảng ta trong việc nhất quán thực hiện đổi mới
trong giai đoạn hiện nay
2.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1: Đối tượng nghiên cứu
Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ san xuất
3.2: Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận được nghiên cứu trong suốt quá trình học môn các chuyên đề triết
học. Nội dung nghiên cứu về vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất. Sự vận dụng sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới ngày nay.
3.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử về lý luận lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Phương pháp chung:
Phương pháp cụ thể: Lược thuật tiểu luận
4.
Kết cấu của bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận
1: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1.1: Khái niệm về lực lượng sản xuất.
1.2: Khái niệm về quan hệ sản xuất
2: Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
2.1: Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
2.1: Tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng
sản xuất.
Chương II: Vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới công nghiệp hóa
– hiện đại hóa đât nước hiện nay
3
B: Nội Dung
Chương I: Cơ sở lý luận
1.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Phương thức sản xuất là cách thức mà con người tiến hành sản xuất trong
một giai đoạn lịch sử nhất định. Cách thức này một mặt biểu hiện trong việc
sử dụng công cụ lao động nhất định(sản xuất bằng cái gì). Mặt khác, biểu hiện
trong việc tổ chức hoạt động sản xuất với những quan hệ sản xuất nhất định.
Phương thức sản xuất do hai mặt kết hợp thành là lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất. Trong đó lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là
hình thức của phương thức sản xuất.
1.1: Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là mối quan hẹ giữa con người với tự nhiên, là kết quả của
năng lực thực tiễn của con người lực lượng sản xuất là kết quả cái đã đạt được
bởi con người là sản phẩm của hoạt động đã qua của con người, chứ không
phải là những cái tự nhiên có sẵn.
Các yếu tố hợp thành lực lượng sản xuất thường xuyên có quan hệ
chặt chẽ với nhau . Trong sự phát triển của hệ thống công cụ lao động và
trìnhđộ khoa học-kĩ thuật , kĩ năng lao động của con người đóng vai trò
quyết định. Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất
xã hội. Lênin viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại
làcông nhân, là người lao động”. Người lao động là yếu tố đầu tiên chủ yếu
của mọi quá trình sản xuất bao gồm các nhân tố, nhu cầu sinh sống tự nhiên
của con người. Nhu cầu thúc đẩy hoạt động, sức lao động của người lao động
là những sức thần kinh, sức cơ bắp mà con người vận dụng để sử dụng, điều
khiển công cụ lao động kinh nghiệm và kỹ năng lao động, môi trường, sự
thành thạo it hay nhiều trong việc sử dụng công cụ, khả năng cải tiến công cụ.
Toàn bộ những nhân tố ấy kết hợp trong người lao động làm thành yếu tố
người lao động.
+ Tư liệu sản xuất bao gồm: Tư liệu sản xuất và đối tượng lao động
4
- Đối tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên, mà chỉ có
một bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất. Con người không
chỉtìm trong giới tự nhiên những đối tượng lao động có sẵn, mà còn sáng tạo
ra bản thân đối tượng lao động.
-Tư liệu lao động là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt
giữa mình với đối tượng lao động, chúng dẫn chuyền sự tác động của con
người vào đối tượng lao động. Đối tượng lao động và tư liệu lao động là
những yếu tố vật chất của quá trình lao động sản xuất hợp thành tư liệu sản
xuất. Đối với mỗi thế hệ mới những tư liệu lao động do thế hệ trước để lại trở
thành điểm xuất phát cho thế hệ tương lai. Vì vậy những tư liệu laođộng đó là
cơ sở sự kế tục của lịch sử. Tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng tích cực
cải biến đối tượng lao động, khi chúng kết hợp với đời sống. Tưliệu lao động
dù có ý nghĩa lớn lao đến đâu, nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng
không thể phát huy được tác dụng, không thể trở thành lực lượng sản xuất của
xã hội.
C – Mác viết: “những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng
sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu
lao động nào”
Ngày nay, Do khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp mà thành phần
con người cấu thành lực lượng sản xuất cũng thay đổi. Người lao động trong
lực lượng sản xuất không chỉ gồm người lao động chân tay mà còn cả kĩ thuật
viên, kĩ sư và cán bộ khoa học phục vụ trực tiếp quá trình sản xuất.
Các yếu tố hợp thành lực lượng sản xuất thường xuyên có quan hệ
chặt chẽ với nhau.Và chỉ có ở trong sự kết hợp đó chúng mới là lực lượng sản
xuất. Trong sự phát triển của hệ thống công cụ lao động và
trìnhđộ khoa học-kĩ thuật, kĩ năng lao động của con người đóng vai trò
quyết định. Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất
xã hội. Lênin viết : “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại
làcông nhân, là người lao động “.
5
1.2: Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình
sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Đó là quan hệ tất yếu khách quan
được hình thành trong quá trình sản xuất của cá nhân với nhau.Quan hệ sản
xuất xã hội là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất
và tái sản xuất xã hội: Sản xuất - phân phối - trao đổi -tiêu dùng. Quan hệ sản
xuất bao gồm quan hệ kinh tế - xã hội và quan hệkinh tế tổ chức.Quan hệ sản
xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xãhội, nó tồn tại khách quan, độc
lập với ý thức của con người. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản của
một hình thái kinh tế xã hội .Một kiểu quan hệ sản xuất tiêu biểu cho bản chất
kinh tế xã hội nhất định.
+ Quan hệ sản xuất bao gồm:
- Quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu một tư liệu sản xuất;
- Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức và phân công lao động
xã hội;
* Quan hệ giữa người với người trong việc phân phối sản phẩm sản
phẩm.Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất tức là quan hệGiữa người đối với tư
liệu sản xuất, nói cách khác tưLiệu sản xuất thuộc về ai.
* Chế độ tổ chức và quản lý sản xuất, kinh doanh,tức là quan hệ giữa người
với người trong sản xuất và trao đổi của cải vật chất như phân công
chuyênMôn hoá và hợp tác hoá lao động quan hệ giữa ngườiquản lý với công
nhân.
*chế độ phân phối sản xuất, sản phẩm tức là quan hệ chặt chẽ với nhau và
cùng một mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất để
làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng, thúc đẩyTái sản xuất mở rộng,
nâng cao phúc lợi người laođộng. Đóng góp ngày càng nhiều cho nhà nước xã
hội chủ nghĩa
Ba mặt của quan hệ sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó quan
hệ về sở hữu tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với những mặt khác
6
trong hệ thống sản xuất, xã hội con người sở hữu tư liệu sản xuất quyết định
quá trình tổ chức phân công lao động phân phối sản phẩm xã hội vì lợi ích của
mình, con người không sở hữu thì phuc tùng sự phân công nói trên.
- Thực tế lịch sử cho thấy rõ bất cứ một cuộc cáchmạng xã hội nào đều mang
một mục đích kinh tế lànhằm bảo đảm cho lực lượng sản xuất có điều kiệntiếp
tục phát triển thuận lợi và đời sống vật chất của con người cũng được cải
thiện. Đó là tính lịch sử tựnhiên của các quá trình chuyển biến giữa các
hìnhthái kinh tế - xã hội trong quá khứ và cũng là tínhlịch sử tự nhiên của thời
kỳ quá độ từ hình thái kinhtế - xã hội tư bản chủnghĩa sang hình thái kinh tế xãhội cộng sản chủ nghĩa.
- và xét riêng trong phạm vi một quan hệ sản xuấtnhất định thì tính chất của
sở hữu cũng quyết địnhtính chất của quản lý và phân phối. Mặt khác trongmỗi
hình thái kinh tế - xã hội nhất định quan hệ sảnxuất thống trị bao giờ cũng giữ
vai trò chi phối cácquan hệ sản xuất khác ít nhiều cải biến chúng đểChẳng
những chúng khong đối lập mà còn phục vụ đắc
Lực cho sự tồn tại và phát triển của chế độ kinh tế - Xã hội mới.Chủ nghĩa
mác - lênin chưa bao giờ coi hình tháiKinh tế - xã hội nào đã tồn tại kể từ
trước đến nay làChuẩn nhất.Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội cùngVới một
quan hệ sản xuất thống trị, điển hình còn tồn tại những quan hệ sản xuất phụ
thuộc, lỗi thời như làtàn dư của xã hội cũ.Ngay ở cả các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển nhất cũng không chỉ có một quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa thuần nhất.Tất cả các tình hình trên đều bắt nguồn từ phát triển không
đều về lực lượng sản xuất không những giữa các nước khác nhau mà còn giữa
các vùng và các ngành khác nhau của một nước. Việc chuyển từ quan hệ sản
xuất lỗi thời lên cao hơn như c.mác nhận xét: "không bao giờ xuất hiện trước
khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi..."
phải có một thời kỳ lịch sử tương đối lâu dài mới có thể tạora điều kiện vật
chất trên.
7
Trong lịch sử có hai hình thức sở hữu cơ bản đó là: Sở hữu tư nhân và sở
hữu xã hội. Những hình thức sở hữu đó là những quan hệ kinh tế hiện thực
giữa người với người trong xã hội. Đương nhiên để cho tư liệu sản xuất không
trở thành “vô chủ” phải có chính sách và cơ chế rõ ràng để xác định chủ thểsở
hữu và sử dụng đối với những tư liệu sản xuất nhất định.
Trong sự tác động lẫn nhau của các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất, quan
hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối có vai trò quan trọng.Những quan
này có thể góp phần củng cố quan hệ sở hữu và cũng có thể làm biến dạng
quan hệ sở hữu.Các hệ thống quan hệ sản xuất ở mỗi giai đoạn lịch sửđều tồn
tại trong một phương thức sản xuất nhất định.Hệ thống quan hệ sản xuất
thống trị mỗi hình thái kinh tế xã hội ấy.Vì vậy khi nghiên cứu, xem xét tính
chất của một hình thái xã hội thì không thể nào nhìn ở trình độ của lực lượng
sản xuất mà còn phải xem xét đến tính chất của các quan hệ sản xuất.Quan hệ
kinh tế tổ chức xuất hiện trong quá trình tổ chức sản xuất.Nó vừa biểu hiện
quan hệ giữa người với người , vừa biểu hiện trạng thái tựnhiên kĩ thuật của
nền sản xuất . Quan hệ kinh tế tổ chức phản ánh trình độphân công lao động
xã hội , chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất. Nó do tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất qui định.
2: Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức
sản xuất , chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn
nhau hình thành quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người , quy luật
về sự phù hợp quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất. Quy luật này vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của quan hệsản
xuất và phát triển của lực lượng sản xuất . Đến lượt mình , quan hệ sản xuất
tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất . Quy luật về sự phù hợp của
quanhệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật
cơbản của sự phát triển xã hội loài người .Sự tác động của nó trong lịch sử
8
làmcho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế xã hội thấp lên hình thái kinh tế xã
hội cao hơn.
Tính chất của lực lượng sản xuất là tổ chức của tư liệu lao động và của lao
động, đó là tính chất cá thể hay tính chất xã hội nói chung. Còn trình độ của
lực lượng sản xuất là sự phát triển của công cụ lao động, của kỹ thuật kinh
nghiệm và kỹ năng biểu hiện thông qua quy mô cơ cấu sản xuất, phân công
lao động. Tổ chức của một sản xuất lien hệ chặt chẽ với trình độ của lực
lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất càng cao thì phân công lao
động xã hội càng sâu sắc, do đó tính chất xã hội của nó càng cao.
Như vậy, tất cả chúng ta đều biết việc đẩy quan hệ sản xuất lên quá xa so
vớitính chất và trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất là một hiện tượng
tương đối phổ biến ở nhiềunước xây dựng xã hội chủ nghĩa.nguồn gốc của
tưtưởng sai lầm này là bệnh chủ quan, duy ý chí, muốncó nhanh chủ nghĩa xã
hội thuần nhất bất chấp quiluật khách quan. về mặt phương pháp luận, đó là
chủnghĩa duy vật siêu hình, quá lạm dụng mối quan hệ tácđộng ngược lại của
quan hệ sản xuất đối với sự pháttriển của lực lượng sản xuất. sự lạm dụng này
biểuhiện ở "nhà nước chuyên chính vô sản có khả năngchủ động tạo ra quan
hệ sản xuất mới để mở đường
cho sự phát triển của lực lượng sản xuất".nhưng khi thực hiện người ta đã
quên rằng sự "chủđộng" không đồng nghĩa với sự chủ quan tuỳ tiện, con
người không thể tự do tạo ra bất cứ hình thức nàocủa quan hệ sản xuất mà
mình muốn có. ngược lạiquan hệ sản xuất luôn luôn bị qui định một
cáchnghiêm ngặt bởi trạng thái của lực lượng sản xuất,bởi quan hệ sản xuất
với tính chất và trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất. quan hệ sản xuất
chỉ cóthể mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển khi
mànó được hoàn thiện tất cả về nội dung của nó,nhằm giải quyết kịp thời
những mâu thuẫn giữa quanhệ sản xuất và lực lượng sản xuất
2.1: Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
9
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi
quan hệ sản xuất phù hợp với nó. Lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ
sản xuât là hình thức trong phát triển sản xuất. Nội dung quyết định hình thức.
Lực lượng sản xuất: là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong
quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nó bao gồm người lao động với một thể
lực, tri thức, kỹ năng lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công
cụ lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong
quá trình sản xuất, sức lao động của con người kết hợp với tư liệu sản xuất,
trước hết là công cụ lao động, tạo thành lực lượng sản xuất.
- Quan hệ sản xuất: là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất vật chất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt:
quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất,
quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra.
+ Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, vì:
- Lực lượng sản xuất là yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất, là nội dung
của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là yếu tố phụ thuộc vào lực
lượng sản xuất, nó là hình thức xã hội của sản xuất nên có tính chất tương đối
ổn định, có xu hướng lạc hậu hơn so với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Lực lượng sản xuất phát triển làm cho quan hệ sản xuất hình thành, biến đổi,
phát triển cho phù hợp với nó. Sự phù hợp của lực lượng sản xuất với quan hệ
sản xuất là động lực làm cho lực lượng sản xuất phát triển.
- Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ được giải
quyết bằng cách thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù
hợp với lực lượng sản xuất. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, mâu thuẫn
này được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là cách mạng
xã hội.
10
-Lực lượng sản xuất quyết định sự phân công lao động xã hội do đó quyết
định giữa các tập đoàn người về mặt sở hữu tư liệu sản xuất thông qua quyết
định quá trình tổ chức lao động xã hội và phân phối sản phẩm.
Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi và phát triển đều do lực
lượng sản xuất quyết định. Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng
nhọc và đạt hiệu quảcao hơn, con người luôn luôn tìm cách cải tiến, hoàn
thiện công cụ lao động mới tinh xảo hơn.Cùng với sự phát triển của công cụ
lao động thì kinhnghiệm sản xuất, thói quen lao động, kĩ năng sản xuất, kiến
thức khoa học của con người cũng tiến bộ. Lực lượng sản xuất trở thành yếu
tố cách mạng nhất.Còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, có
khuynh hướng lạc hậu hơn là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng
sản xuất lànội dung của phương thức sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình
thái xã hội của nó. Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì hình
thức phụthuộc nội dung, nội dung quyết định hình thức, nội dung thay đổi
trước, sau đó hình thức mới biến đổi theo.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng
hình thành và biến đổi phù hợp với tính chất và trình độ của của lực lượng
sản xuất. Sự phù hợp đó là động lực sản xuất phát triển mạnh mẽ. Khi lực
lượng sản xuất phát triển lên một trình độ mới , quan hệ sản xuất cũ không
còn phù hợp nũa nên buộc phải thay thế bằng mối quan hệ mới phù hợp với
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển.
2.2: Tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuât.
Quan hệ sản xuất không chịu sự tác động của lực lượng sản xuất một cách
thụ động mà còn tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng
có tình độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ
11
của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã
hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ,…
Trước hêt,Sự hình thành, biến đổi, phát triển của quan hệ sản xuất phụ
thuộcvào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.Nhưng quan hệ sản xuất
làhình thức xã hội mà lực lượng sản xuất dựa vào đó để phát triển, nó tác
động trở lại đối với lực lượng sản xuất.quan hệ sản xuất là mặt không thể
thiếu của phát triển sản xuất lực lượng sản xuất không thể tồn tại, phát triển ở
bên ngoài quan hệ sản xuất, nó là hình thức tất nhiên của phương thức sản
xuất. Quan hệ sản xuất có thể tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm lực lượng sản
xuất.
Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất thì nó trở thành động lực cơ bản thúc đẩy mở đường cho lực lượng sản
xuất phát triển. Ngược lại quan hệ sản xuất lỗi thời không còn phù hợp với
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất , bộc lộ mâu thuẫn gay gắt với lực
lượng sản xuất thì trở thành chướng ngại kìm hãm sự phát triển của lực lượng
sản xuất . Song sự tác dụng kìm hãm đó chỉ là tạm thời , theo tính chất tất yếu
khách quan thì nó sẽ bị thay thế bằng kiểu quan hệ sản xuất mới phùhợp với
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất . Sở dĩ quan hệ sản xuất có tác
động mạnh mẽ đối với lực lượng sản xuất vì nó quy định mục đích của sản
xuất , quy định hệ thống của tổ chức , quản lý xã hội , quy định phương thức
phân phối của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng . Do đó nó ảnh
hưởng đến thái độ của lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội (con người ) , nó
tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế việc cải tiến công cụ lao
động , áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất , hợp tác và
phân công lao động . Mỗi kiểu quan hệ sản xuất là một hệthống , một chỉnh
thể hữu cơ gồm ba mặt: Quan hệ sở hữu , quan hệ quản lývà quan hệ phân
phối . Chỉ trong chỉnh thể đó quan hệ sản xuất mới trởthành động lực thúc đẩy
hành động nhằm phát triển sản xuất.Không những thế, khi quan hệ sản xuất
không phù hợp với lực lượng sản xuất thì trở thành xiềng xích trói buộc đối
12
với lực lượng sản xuất làm cho chúng không phát huy được tác dụng. Sự phù
hợp của quan hệ sản xuât với lực lượng sản xuất có thể xay ra theo 2 xu
hướng là vượt quá hoặc lạc hậu so với lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất xác định mục đich xã hội của nền sản xuất nào, tổ chức sản
xuất được tiến hành vì lợi ích của tập đoàn nào, tổ chức sản xuất vì lợi ich nào
và phân phối sản phẩm có lợi cho ai. Nhưng thế có nghĩa là mọi mặt của quan
hệ sản xuất đều ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lực lượng sản xuất trực
tiếp.
Sự tác động của quan hệ này trong lịch sử đã xác định vai trò quy định của
phát triển sản xuất trong sự hình thành và phát triển của những cấu trúc xã hội
nhất định.
Chương II: Sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn đổi mới hiện nay
1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU
THÀNH PHẦN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA.
Sau khi giành được chính quyền từ tay đế quốc Pháp nền kinh tế nước ta đi
lên theo nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, nền sản xuất nhỏ trình độ khoa
học kém phát triển, quan hệ giữa lực lượng sản xuất với trình độ sản xuất rời
rạc, tẻ nhạt. Đánh thắng đế quốc pháp thì giặc mỹ lại xâm chiếm đánh phá
nước ta.Thế rồi non sông về một mối cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội với một
lực lượng sản xuất lớn và tiềm năng mọi mặt còn non trẻ đòi hỏi nước ta phải
có một chế độ kinh tế phù hợp với nước nhà và do đó nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần ra đời. Nhìn thẳng vào sự thật chúng ta thấy rằng, trong thời
gian qua do quá cường điệu vai trò của quan hệ sản xuất do quan niệm không
đúng về mối quan hệ giữa sở hữu và quan hệ khác, do quên mất điều cơ bản
là nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội từ một xã hội tiền tư bản chủ nghĩa.
Đồng nhất chế độ công hữu với chủ nghĩa xãhội lẫn lộn đồng nhất giữa hợp
tác hoá và tập thể hoá. Không thấy rõ các bước đi có tính qui luật trên con
đường tiến lên cnxh nên đã tiến hành ngay cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối
với nền kinh tế quốc dânvà xét về thực chất là theo đường lối "đẩy mạnh cải
13
tạo xã hội chủ nghĩa, đưa quan hệ sản xuất đi trước mở đường cho lực lượng
sản xuất phát triển. Thiết lập chế độ công hữu thuần nhất giữa hai hình thức
sở hữu toàn dân và tập thể".quan niệm cho rằng có thể đưa quan hệ sản xuất
đi trước để tạo địa bàn rộngrãi, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển đã bị
bác bỏ. sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội này đã mâu thuẫn với
những cái phân tích trên. trên con đường tìm tòi lối thoát của mình từ trong
lòng nền xã hội đã nảy sinh những hiện tượng trái với ý muốn chủ quan của
chúng ta có nhiều hiện tượng tiêu cựcnổi lên trong đời sống kinh tế như quản
lý kém, tham ô,... nhưng thực ra mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển lực lượng
sản xuất với những hình thức kinh tế - xãhội xa lạ được áp đặt một cách chủ
quan kinh tế thích hợp cần thiết cho lực lượng sản xuất mới nảy sinh vàphát
triển. khắc phục những hiện tượng tiêu cực trênlà cần thiết về mặt này trên
thực tế chúng ta chưa làm hết nhiệm vụ mình phải làm. phải giải quyết đúng
đắn giữa mâu thuẫn lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất từ đó khắc phục
những khó khăn và tiêu cực của nền kinh tế. thiết lập quan hệ sản xuất mới
với những hình thức và bước đi phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất luôn luôn thúc đâỷ sản xuất phát triển với hiệu quả kinh tế cao. trên
cơ sở củng cố những đỉnh cao kinh tế trong tay nhà nướccách mạng. cho phép
phục hồi và phát triển chủ nghĩa tư bản và buôn bán tự do rộng rãi có lợi cho
sự phát triển sản xuất. quan điểm đổi mới từ đại hội vi cũng đãkhẳng định
không nhưng khôi phục thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cả thế
mà phải phát triển chúng rộng rãi theo chính sách của đảng và nhà nước.
nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được vai trò của thành phần kinh tế
nhà nước trong thời kỳ quá độ. để thực hiện vai trò này một mặt nó phảithông
qua sự nêu gương về các mặt năng suất, chất lượng và hiệu quả. thực hiện đầy
đủ đối với nhà nước. đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá
thể thực hiện chính sách khuyến khích phát triển. tuy nhiên với thành phần
kinh tế này phải có những biện pháp để cho quan hệ sản xuất thực hiện phù
14
hợpvới tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ
quá độ. vì như thế mới thực sự thúc đẩy sự phát triển của lực lượng lao động.
II: Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợpvới tính chất và trình độ
phát triển của lực lượngsản xuất trong quá trình công nghiệp hoá,
trongsự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
thuộc phạm trù của lực lượng sản xuất và vận động không ngoài biện chứng
nội tại của phương thứcsản xuất, vấn đề công nghiệp hoá gắn chặt với hiệnđại
hoá, trước hết phải được xem xét từ tư duy triết học. trước khi đi vào công
nghiệp hoá - hiện đại hoá vàmuốn thành công trên đất nước thì phải có tiềm
lựcvề kinh tế con người, trong đó lực lượng lao động là một yếu tố quan
trọng. ngoài ra phải có sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình
độ pháttriển lực lượng sản xuất đây mới là nhân tố cơ bản nhất. Đất nước ta
đang trong quá trình công nghiệp hoá
- hiện đại hoá với tiềm năng lao động lớn cần cù, thông minh, sáng tạo và
có kinh nghiệm lao độngnhưng công cụ của chúng ta còn thô sơ. nguy cơ
tụthậu của đất nước ngày càng được khắc phục. đảng ta đang triển khai mạnh
mẽ một số vấn đề của đất nước về công nghiệp hoá - hiện đại hoá trước hết
trên cơ sở một cơ cấu sở hữu hợp quy luật gắn liền với một cơ cấu các thành
phần kinh tế hợp qui luật, cũng như cơ cấu một xã hội hợp giai cấp. cùng với
thời cơ lớn,những thử thách ghê gớm phải vượt qua để hoàn thành sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước vì dân giàu nước mạnh công bằng văn
minh hãycòn phía trước mà nội dung cơ bản trong việc thực hiện là phải nhận
thức đúng đắn về qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ
phát triểncủa lực lượng sản xuất trong giai đoạn hiện nay của nước ta.
III. học thuyết mác về hình thái kinh tế - xã hộicơ sở lý luận của sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiệnđại hoá ở nước ta.
chúng ta đều biết rằng, từ trước đến nay, công nghiệp hoá - hiện đại hoá là
khuynh hướng phát triển tất yếu của các nước. đối với nước ta, từ một nền
kinhtế tiểu nông muốn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, nhanh chóng đạt tời
15
trình độ của một nước phát triển tất yếu phải đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hoá như là một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc. Đại hội đại biểu lần thứ
VIII của đảng đã khẳng định: "xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp
có cơsở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật
chất vàtinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã
hội công bằng văn minh". Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa
mác - lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại đã hình thành mối quan hệ khách
quan phổ biến: một mặt con người phải quan hệ với giới tự nhiên nhằm biến
đổi giới tự nhiên đó, quan hệ này được biểu hiện ở lực lượng sản xuất mặt
khác con người phải quan hệ với nhau để tiến hành sản xuất, quan hệ này
được biểu hiện ở quan hệ sản xuất. lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
làhai mặt đối lập nhau biện chứng của một thể thống nhất không thể tách rời.
tuy nhiên nếu lực lượng sản xuất là cái cấu thành của toàn bộ lịch sử nhân loại
thìquan hệ sản xuất là cải tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội, là cơ sở hiện
thực của hoạt động sản xuất tinh thần và những thiết chế tương ứng trong xã
hội. C.mác đã đưa ra kết luận rằng xã hội loài người phát triển trải qua nhiều
giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với mỗi giai đoạn của sự phát triển đó là một
hìnhthái kinh tế - xã hội nhất định - rằng tiến bộ xã hội làsự vận động theo
hướng tiến lên của các hình tháikinh tế - xã hội khác mà gốc rễ sâu xa của nó
là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. rằng sự vận động và phát
triển của các hình thái kinhtế - xã hội là do tác động của các qui luật khách
quan. mác và ănghen đã đưa ra nhiều lý luận, nhiều tư tưởng. Những lý luận
tư tưởng cơbản đó tronghọc thuyết mác về hình thái kinh tế - xã hội chính
làcơ sở lý luận cho phép chúng ta khẳng định sự nghiệpcông nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta hiện nay là phù hợp với qui luật khách quantrong quá trình phát
triển của dân tộc ta, của thờiđại. đối với nước ta để phù hợp với lực lượng sản
xuấtvà quan hệ sản xuất đảng ta đã nêu công nghiệp hoáphải đi đôi với hiện
16
đại hoá, kết hợp những bước tiếntuần tự về công nghệ với việc tranh thủ
những cơ hộiđi tắt, đón đầu, hình thành những mũi nhọn phát triểntheo trình
độ tiên tiến của khoa học công nghệ thếgiới. mặt khác chúng ta phải chú trọng
xây dựng vàphát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,vận hành theo
cơ chế thị trường, có sự điều tiết củanhà nước và theo định hướng xhcn. đây
là hai nhiệmvụ được thực hiện đồng thời. chúng luôn tác độngthúc đẩy hỗ trợ
lẫn nhau cùng phát triển. bởi lẽ "nếucông nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo nên
lực lượng sảnxuất cần thiết cho chế độ xã hội mới thì việc xây dựngnền kinh
tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệthống quan hệ sản xuất phù hợp
đưa nước ta tiến lên từng ngày như Đảng và Nhà nước ta mong muốn đã và
đang thực hiện
IV: Vận dụng của Đảng ta vào nền kinh tế tri thức
1. Nền kinh tế tri
1.1.
Khái niệm
thức
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri
thức với vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng
cao chất lượng cuộc sống.
Trong nền kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp, công nghiệp nhưng hai
nghành này chiếm tỷ trọng thấp. Cũng như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn
còn nông nghiệp nhưng nông nghiệp nhỏ bé. Trong nền kinh tế tri thức chiếm
đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất
của khoa học – công nghệ.
Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
Nền kinh tế tri thức đã bắt đàu hình thành hầu hết các quốc gia trên thế
giới trong đó nền kinh tế tri thức dựa trên những phát minh sáng chế ứng
dụng linh hoạt của tri thức.
Người ta ước tính vào khoảng năm 2030 các nước phát triển đều trở thành
các nền kinh tế tri thức
17
Vận dụng mối quan hệ biện chứng lực lượng sản xuất và quan hệ
2.
sản xuất phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
2.1.
Nền kinh tế tri thức nhìn từ góc độ lực lướng sản xuất
Cơ bắp đang từng bước được thay thế bằng lao động trí tuệ, những lao
động cơ bắp không mất đi. Lao động là hoạt động có ý thức của con người
nhằm tạo ra những giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.
Bởi vậy, ngay khi con người hoạt động sản xuất của họ đã có hai phần: lao
động cơ bắp và lao động trí tuệ. Cùng với sự phát triển của xã hội đặc biệt là
sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cũng như để sử dụng những thành
tựu do các cuộc cách mạng mang lại, năng lực trí tuệ của người lao động
không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ tao ra quá trình
sản xuất và được kết tinh ở những sản phẩm ngày càng tăng.
Như vậy, hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm không còn là công việc của
riêng người lao động mà là cả một bộ phận ngày càng tăng lên giữa những
người trực tiếp quản lý quá trình sản xuất, những kỹ sư, nhưng nhà công
nghệ.
Mặc dù tri thức đã trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu của sản xuất và
quyền sở hữu trí tuệ.Nhưng nguyên lý xét đến cùng, sở hữu về các tư liệu sản
xuất chủ yếu là cơ sở của quan hệ sản xuất cần giữ vai trò.
Trong nền kinh tế tri thức, mối tương quan giữa các yếu tố cơ bản cấu thành
tư liệu sản xuất có sự thay đổi.
Sự phát triển của sản xuất xã hội luôn diễn ra theo quy luật phủ định của
phủ định. Trước kia, người sản xuất với người quản lý là một, song cùng với
sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tách rời giữa người sản xuất và người
quản lý ngày một gia tăng sự khác biệt phát triển thành sự đối lập gay gắt.
Giờ đay, chính sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, ở trình độ trí tuệ hóa
cao quá trình sản xuất, đã và đang diễn ra sự xích lại gần giữa người lao động
và người quản lý. Trong nền kinh tế tri thức, không ít trường hợp người sản
18
xuất và người quản lý hội tụ trong một cá thể, mà ở đó mặt quản lý ngày càng
co ưu thế hơn mặt lao động trong việc tạo ra sản phẩm.
Những thay đổi đó làm cho những yếu tố tạo ra giá trị mới được kết tinh trong
sản phẩm thặng dư mà biểu hiện dưới hình thức giá trị là giá trị thặng dư cũng
không hoàn toàn như cũ.
Trí tuệ tự nó mang tính xã hội cao mà thậm chí còn mang tính nhân loại. Do
vậy, khi nói về những bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất trong nền kinh tế
trii thức, chúng ta thấy nổi lên một đặc điểm hết sức quan trọng là tính xã hội
hóa quốc tế hóa cao.
Những đăc diểm và tính chất mới đó của lực lượng sản xuất quyết định và
đòi hỏi nội dung mới có tính chất mới trong quan hệ sản xuất và cơ cấu của
nền kinh tế tương ứng.
2.2.
Nền kinh tế tri thức xét từ góc độ quan hệ sản xuất và cơ cấu kinh tế
Tri thức hiện nay được coi là nguồn lực kinh tế chủ yếu, các nhân tố truyền
thống của đât đai, lao động. Tuy nhiên.Tầm quan trọng của nó không còn
được như trước nữa. Một điều quan trọng hơn là rất nhiều tri thức đã tạo ra
cơ chế tăng dần, trong khi các yếu tố sản xuất truyền thống lại tuân theo quy
luật lợi nhuận giảm dần. Đó là một xu hướng thực tế, bởi chính công nghệ
thông tin – một bộ phận quan trọng, một nền kinh tế tri thức đã trở thành
phương tiện giải quyết các tiềm năng sáng tạo và tri thức tiềm ẩn trong mỗi
con người, thành công cụ khuyếch đại và mạnh của não giống như công nghệ
của cuộc cách mạng công nghiệp khuyếch đại sức mạnh cơ bắp
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành nhân tố sản xuất quan trọng hành
đầu trong lực lượng sản xuất, quyết định lợi thế so với một nước. Nên doanh
nghiệp nào nắm vững quyền sở hữu trí tuệ, ứng dụng công nghệ mới, sáng tạo
ra sản phẩm mới sẽ thu được tỉ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình.
Điều có phần quan trọng hơn là kinh tế tri thức, người lao động làm thuê
tức là người công nhân tri thức, lại là người sở hữu công cụ sản xuất trí tuệ
của bản thân họ. C.Mác đã có một phát kiến vĩ đại khi cho rằng, người công
19
nhân nhà máy không có và không thể sở hữu máy hơi nước và không thể lấy
máy hơi nước đi cùng với bạn mình. Khi họ chuyển từ công việc này sang
công viêc khác. Nhà tư bản cần sở hữu động cơ hơi nước và cần kiểm soát nó,
thế nhưng những đầu tư thực sự trong xã hội tri thức không phải vào máy móc
hay công cụ, mà chính là vào người công nhân tri thức, không có người công
nhân lao động đó thì cho dù máy móc hiện đại và tinh vi đến đâu thì không
thể hoạt động được.
Với tư cách là đối tượng sở hữu, tri thức là một sản phẩm có tính lũy tuyến
và rất khó kiểm soát, tri thức là một sản phẩm không bị cạn kiệt khi xây dựng
có thế vô số người sử dụng một tri thức mà không ai mất phần, tri thức có thể
thuộc quyến sở hữu của nhiều người, hơn nữa cang nhiều người sư dụng cang
tăng hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường, dòng tri thức chuyển hóa nhanh khắp thế
giới, lợi ích thu được từ tri thức không nhất thiết thuộc về nơi đã phát minh ra
chúng mà tùy thuộc vào tri thức và kỹ năng tổ chức sản xuất với tri phí thấp
nhất và gắn kết được toàn bộ các hoạt động của hệ thống tổ chức sản xuất.
Tác động của kinh tế tri thức đối với tổ chức và quản lý rất rộng, trong đó nổi
bật nhất là chủ thể và đối tượng quản lý, ở đây là đại bộ phận là công nhân có
học vấn.Việc áp dụng các thành tựu khoa học – công nghê vào quản lý đòi hỏi
chủ thể quản lý nâng cao trình độ về nhiều mặt.
2.3.
Giải pháp chủ yếu cho chiến lược kinh tế tri thức của Đảng ta
Thứ nhất, phải đổi mới cơ chế quản lý, phát huy mọi khả năng sáng tạo của
người dân, tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phát huy
hết khả năng của mình đóng góp vào phát triển sản xuất.
Vai trò của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có ýe nghĩa quyết định
đối với phát triển khoa học công nghệ, hướng tới kinh tế tri thức.Phải tạo môi
trương cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, chống độc quyền. Phát huy tối đa
quyền chủ động sáng tạo của doanh nghiệp. Hiện nay, trong kinh tế thị trương
chế độ trách nhiệm không rõ, mất mát thua lỗ không ai chịu trách nhiệm.
20
Phải thực sự giải phóng mọi lực lượng sản xuất, phát huy mọi thành phần
kinh tế như các nghị quyết của Đảng đã đề ra. Hiện nay còn nhiều vướng mắc
lung túng trong chính sách, mà chủ yếu là do nhận thức về mối quan hệ giữa
cơ chế thị trường và sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa chưa được sáng tỏ. Nhiệm vụ trung tâm hiện nay là phát triển lực lượng
sản xuất, phải xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất sao cho thúc đẩy được
lực lượng sản xuất. Mọi người ai có khả năng góp phần vào sự phát triển sản
xuất thì phải được khuyến khích, phải thực sự khuyến khich mọi người làm
giàu, Nhà nước có chính sách điều tiết thu nhập chăm lo phúc lợi xã hội, tạo
công bằng xã hội, bảo vêj quyền lợi những người yếu thế
Thứ hai, là chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân
tài. Trong những năm tới phải tăng mạnh đâu tư để phát triển giáo dục và tiến
hành một cuộc cải cách giáo dục mới. Đây là yếu tố quyết định nhất thúc đẩy
nước ta đi vào kinh tế tri thức.Thực hiện phát triển phù hợp với xu thế thời đại
đang là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ngắn phải phổ cập
giáo dục trung học cơ sở toàn quốc, phổ cập trung học phổ thông trong các
thành thị, khu công nghiệp và vùng đông dân, tăng nhanh đào tạo đội ngũ cán
bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề, độ ngũ cán bộ quản lý và các
doanh gia. Tuyển chọn những thành viên ưu tú đưa đi đào tạo ở các nước tiên
tiến số lượng các cán bộ đều thuộc khoa học ky thuật.
Thứ ba, là tăng cương năng lực khoa học và côg nghệ quốc gia, thực hiện
tốt các chính sách, chủ trương đã nêu trong Nghị quyêt trung ương 2 về khoa
học – công nghệ mà nhất là:
-Phát triển, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài
-Phát huy sức sáng tạo trong khoa học; các chính sách đãi ngộ, tạo
điều kiện cho các cán bộ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghê, mở rộng
dân chủ trong khoa học.
-Các chính sách khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiêp phải ứng
dụng, đổi mới công nghệ, cơ chế quản lý kinh tế phải buộc các doanh nghiệp
21
cạnh tranh bình đẳng, phải lấy hiệu quả làm đầu, đồng thời có chính sách
khuyến khích.
22
C: Kết Luận
Đảng ta đã vận dụng sự phù hợp của mối quan hệ giữa lực lượng sảm xuất và
quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta
hiện nay và tương lai.Trênthực tế bất cứ ở đâu và vào lúc nào cũng không
thểcó được sự phù hợp tuyệt đối giữa quan hệ sản xuấtvới tính chất và trình
độ phát triển của lực lượngsản xuất.nhưng phải tuỳ theo tình hình thực tế
màchọn giải pháp phù hợp.
Chúng ta đều biết rằng từ trước tới nay công nghiệp hóa hiện đại hóa là
khuynh hướng tất yếu của các nước. Đối với nước ta từ một nền kinh tế tiểu
nông, muốn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ
của một nước phát triển thì tất yếu phải đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa như là: “Một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả lĩnh vực
của đời sống xã hội”.
Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa, kết hợp những bước tiến tuần
tự công nghiệp với viêc tranh thủ các cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những
mũi nhọn phát triển cho trình độ tiên tiến của khoa học theo trình độ của thế
giới. Mặt khác, chúng ta cũng cần phải chú trọng xây dựng nền kinh tế hang
hóa nhiều thành phần, và đặc biệt cần quan tâm đến kinh tế tri thức hiện nay.
Đây cũng là vấn đề mang tính quyết định đến quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đât nước.
23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN(NXB CHÍNH
2.
TRỊ QUỐC GIA)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN – TRƯỜNG
3.
4.
5.
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TẠP CHÍ TRIẾT HỌC – VIỆN TRIẾT HỌC
TẠP CHÍ CỘNG SẢN SỐ 13 THÁNG 6 NĂM 1996
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VĂN KIỆN ĐẠI HỘI VI CỦA ĐẢNG
24
MỤC LỤC
25