Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tổng Quan Chung Về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Đống Đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.91 KB, 32 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

MỤC LỤC

SVTH: Hoàng Thị Giang

1

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ hiện nay, một trong
những yêu cầu đặt ra đối với các nước là phải đảm bảo nguồn lực tài chính đủ
mạnh để chủ động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững,
từ đó góp phần nâng cao vị thế của nước mình trên trường quốc tế. Để đáp
ứng được yêu cầu đó, mỗi nước cần quản lý thật tốt nền tài chính quốc gia,
đảm bảo luồng vốn trong nền kinh tế được lưu thông, đáp ứng tốt nhất nhu
cầu về vốn của mọi thành phần kinh tế nước mình. Ngân hàng với vai trò
trung gian tài chính đã và đang đảm nhận tốt yêu cầu đó. Thông qua hoạt
động của mình, ngân hàng sẽ huy động vốn từ nơi thừa để cung cấp cho nơi
thiếu vốn. Vì vậy, những thành tựu của toàn hệ thống ngân hàng đã góp phần
không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước, trong đó phải kể đến sự đóng
góp của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNo & PTNT
Đống Đa nói riêng.
Trong quá trình thực tập tại NHNo & PTNT Chi nhánh Đống Đa, được
sự giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn, ban lãnh đạo NHNo & PTNT Chi
nhánh Đống Đa cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh đã tạo điều
kiện cho em thực tập và giúp em hoàn thành bài báo cáo tổng hợp này. Trong


quá trình thực hiện, bài viết của em còn nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong
được sự góp ý của các thầy cô và các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh
NHNo & PTNT Đống Đa để em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Hoàng Thị Giang

2

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.l Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam
Năm 1988 ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập theo
nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có ngân hàng
phát triển nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn. Trong 20 năm qua NHNo & PTNT Việt Nam đã có những tên gọi sau:
+ Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam từ ngày 26/3/1988
+ Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam từ ngày 14/11/1990
+ NHNo & PTNT Việt Nam từ ngày 15/11/1996
NHNo & PTNT hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là doanh
nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và
chịu sự quản lý trực tiếp của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài chức

năng của một ngân hàng thương mại, NHNo & PTNT được xác định thêm
nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn qua việc mở rộng đầu
tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông,
lâm nghiệp, thuỷ hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Cho đến nay, sau 20 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, trong chiến lược phát triển của mình NHNo &
PTNT xác định sẽ trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt
động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống ngân hàng xác định những mục tiêu
lớn phải ưu tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài
chính nông thôn, luôn là người bạn đồng hành, thuỷ chung, tin cậy của 10
triệu hộ gia đình; xúc tiến cổ phần hoá các công ty trực thuộc, tiến tới cổ phần
SVTH: Hoàng Thị Giang

3

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

hoá NHNo & PTNT theo định hướng và lộ trình thích hợp, đẩy mạnh tái cơ
cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo
tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hoá sản
phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao,
đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu- văn hoá
Agribank.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo & PTNT Vịêt Nam- chi
nhánh Đống Đa
Chi nhánh NHNo & PTNT quận Đống Đa là chi nhánh cấp hai của

NHNo & PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế trên địa bàn quận và góp phần mở rộng quy mô hoạt động
của ngân hàng thành phố, trụ sở chính đặt tại 154 Tôn Đức Thắng. Từ ngày
01/04/2008 chi nhánh ngân hàng chuyển sang mô hình ngân hàng cấp một
trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, trụ sở chính đặt tại 3/37 Đê La Thành,
Đống Đa, Hà Nội.
1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh
Đống Đa
Ban Giám Đốc: 01 Giám Đốc, 02 Phó Giám Đốc.
Các phòng ban:
- Phòng hành chính nhân sự
- Phòng kế hoạch kinh doanh
- Phòng kế toán ngân quỹ
- Phòng kiểm soát
Phòng giao dịch:
- Số 23: 154 Tôn Đức Thắng
- Số 24: Số 01 Nguyên Hồng
- Số 25: 158 Thái Thịnh
Việc sắp xếp các phòng ban như sau:
- Ban lãnh đạo: 03 đồng chí, chiếm 9,1%
SVTH: Hoàng Thị Giang

4

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

- Phòng kế hoạch kinh doanh: 10 đồng chí, chiếm 30,3%

- Phòng kế toán – ngân quỹ: 11 đồng chí, chiếm 33,3%
- Phòng giao dịch: 09 đồng chí, chiếm 27,3%.
Có thể thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh tương đối đơn giản, ít
các phòng ban, nghiệp vụ. Việc sắp xếp cán bộ tương đối hợp lý, tạo điều
kiện cho cán bộ phát huy được năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận
khách hàng.
Nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
- Ban lãnh đạo: Giám đốc và Phó giám đốc có nhiệm vụ:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành công việc hoạt động
kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của ngành, ngân hàng thành phố ngân hàng cấp uỷ quyền cơ sở
+ Kịp thời phổ biến và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, thông
tư, chỉ thị, nghị định của ngành đến với cán bộ công nhân viên.
+ Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống của cán
bộ công nhân viên trong chi nhánh.
- Phòng kế hoạch kinh doanh:
+ Xây dựng chiến lược khách hàng, đề xuất chính sách và có kế hoạch
từng bước mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên
địa bàn.
+ Tiếp nhận, thẩm định và trực tiếp cho vay các dự án và chương trình
vay vốn của các doanh nghiệp theo các quy định của Ngân hàng TW, cũng
như của ngân hàng cấp trên.
+ Thường xuyên kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp vay vốn, phân loại nợ… để tìm biện pháp đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn.
+ Lập báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của ban lãnh đạo chi nhánh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được ban lãnh đạo chi nhánh giao.
- Phòng kế toán – ngân quỹ:

SVTH: Hoàng Thị Giang

5


Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

+ Giúp Giám đốc thực hiện chế độ kế hoạch kế toán, quản lý tài chính,
kinh doanh dịch vụ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và
pháp luật hiện hành
+ Thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân quỹ:
• Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
• Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài
chính, quỹ tiến lương đối với các chi nhánh trên địa bàn, trình chi nhánh ngân
hàng chi nhánh cấp trên phê duyệt.
• Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dụng theo quy định của Ngân hàng
nông nghiệp trên địa bàn
• Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các
báo cáo theo quy định…
• Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định
• Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định.
• Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
• Quản lý, sử dụng tiết kiệm thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp
vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
• Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
+ Thực hiện nghiệp vụ dịch vụ
+ Thực hiện nghiệp vụ điện toán.
- Phòng hành chính nhân sự:
+ Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc vế pháp lý có liên quan đến toàn bộ
hoạt động của chi nhánh.

+ Thực hiện việc quản lý nhân sự, đào tạo công tác hành chính, thi đua
khen thưởng, thông tin tiếp thị, quản trị của chi nhánh.
+ Thực hiện nghiệp vụ hành chính nhân sự
+ Thực hiện nghiệp vụ Marketing

SVTH: Hoàng Thị Giang

6

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Thực hiện các nhiệm vụ theo quy
định của của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam vế tổ chức và hoạt động của
bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ.
- Phòng giao dịch:
+ Huy động vốn: Huy động vốn trong nước cả nội và ngoại tệ của mọi tổ
chức dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định về hình thức
huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
+ Cho vay: Được phép cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá do Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa phát hành theo quy định của chi nhánh
trong từng thời kỳ. Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi theo Hợp đồng tín dụng.
Các hình thức cho vay khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam và của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa.
+ Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng.
+ Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền, thực hiện thu chi
tiền mặt và các dịch vụ Ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam và của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Đống Đa.

+ Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ, phiếu
trắng các loại hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt trang thiết bị làm việc.
+ Tuyên truyền giải thích các quy định về huy động vốn thủ tục cho vay
và các dịch vụ Ngân hàng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa,
tiếp thu đóng góp ý kiến của khách hàng về hoạt động Ngân hàng, phản ánh
kịp thời với đơn vị trực tiếp quản lý.
+ Tổng hợp báo cáo, thống kê theo quy định của Giám đốc chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp Đống Đa giao.

SVTH: Hoàng Thị Giang

7

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNO
& PTNT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.
2.1. Các hoạt động chính của NHNo & PTNT Đống Đa
Cũng như nhiều ngân hàng khác, NHNo & PTNT Đống Đa hoạt động
kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ với một số chức năng và nhiệm vụ cơ
bản sau đây:
+ Huy động tiền gửi và cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng tiền
Việt Nam và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế và dân cư.
+ Cho vay tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Cho vay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên thuộc doanh nghiệp

Nhà nước.
+ Thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, thanh toán xuất nhập khẩu với
các nước có chung biên giới.
+ Cho vay, cầm cố, thế chấp các giấy tờ có giá.
+ Làm dịch vụ kiều hối và kinh doanh ngoại tệ.
+ Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh.
+ Thanh toán chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền điện tử.
+ Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT chi nhánh
Đống Đa (2006-2008)
2.2.1 Kết quả kinh doanh năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ trong
năm 2007
2.2.1.1 Kết quả kinh doanh năm 2006
2.2.1.1.1. Nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn: 358.578 triệu đồng
+ Nguồn vốn nội tệ: 276.805 triệu đồng
+ Nguồn vốn ngoại tệ: 81.773 triệu đồng
Cơ cấu nguồn huy động:
SVTH: Hoàng Thị Giang

8

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

-Theo thời hạn huy động:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: 64.541 triệu đồng
+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng: 54.538 triệu đồng

+ Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng: 235.850 triệu đồng
- Phân theo tính chất nguồn huy động:
+ Tiền gửi dân cư: 262.360 triệu đồng
Trong đó: Ngoại tệ quy đổi VNĐ: 77.621 triệu đồng
+ Tiền gửi tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội: 92.569 triệu đồng
Trong đó: Tiền gửi ngoại tệ quy đổi VNĐ: 4.099 triệu đồng
+ Tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dụng: 0
2.2.1.1.2 Dư nợ:
- Tổng dư nợ: 114.990 triệu đồng
+ Dư nợ nội tệ: 109.534 triệu đồng
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi VNĐ: 5.456 triệu đồng
- Phân theo thời gian cho vay:
+ Dư nợ ngắn hạn: 65.187 triệu đồng (chiếm 56.69% tổng dư nợ)
+ Dư nợ trung và dài hạn: 49.803 triệu đồng (chiếm 43.31% tổng dư nợ)
- Phân theo thành phần kinh tế:
+ Doanh nghiệp Nhà nước:
• Số doanh nghiệp Nhà nước đang có quan hệ với ngân hàng NHNo &
PTNT Đống Đa: 4 doanh nghiệp, dư nợ doanh nghiệp Nhà nước: 12.240 triệu
đồng
+ Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh:
• Số doanh nghiệp ngoài Quốc doanh đang có quan hệ với ngân hàng: 26,
dư nợ: 83.788 triệu đồng
+ Hợp tác xã:
• Số hợp tác xã có quan hệ với ngân hàng: 02, dư nợ hợp tác xã: 1.728
triệu đồng
+ Hộ gia đình, cá nhân: 17.234 triệu đồng
SVTH: Hoàng Thị Giang

9


Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

• Số hộ sản xuất có dư nợ: 34 hộ, dư nợ: 8.377 triệu đồng
• Cá nhân vay tiêu dùng: 237 triệu người, dư nợ: 8.857 triệu đồng
+ Nợ xấu: 0,25% tổng dư nợ. Nợ xấu phát sinh là do khách hàng tiêu
dùng và một số hộ sản xuất chậm trễ trong việc trả nợ vay.
2.2.1.1.3 Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác:
+ Bảo lãnh:
* Số món: 214 món
* Số dư: 26.015 triệu đồng
* Thu phí bảo lãnh: 388 triệu đồng
+ Thanh toán quốc tế:
• Mở thanh toán L/C:
Mở L/C: 40 món, trị giá 4.737803 USD, 400.189 EUR, 1.688.000 JPY
Thanh toán L/C: 43 món, trị giá 5.281.107 USD, 411.464 EUR
• Thanh toán TTR: 142 món, trị giá 3.363.618 USD, 153.236 EUR,
7.075 GBP, 12.246.277 JPY, 599.685 CNY, 8.720CHF
• Thu phí: 302 triệu đồng
Thu dịch vụ Western Union: 36 triệu đồng
Phát hành thẻ ATM: 841 thẻ; thẻ tín dụng 20 thẻ _ thu phí 14
triệu đồng
Thu kinh doanh ngoại tệ: 33 triệu đồng
Thu phí chuyển tiền trong nước: 165 triệu đồng
Thu phí tín dụng và dịch vụ khác: 100 triệu đồng
2.2.1.1.4 Kết quả tài chính:
- Tổng thu: 82.286 triệu đồng
Trong đó: + Thu lãi cho vay: 12.757 triệu đồng (chiếm 15,5% tổng thu)

+ Thu dịch vụ: 1.041 triệu đồng (chiếm 1,2% tổng thu)
- Tổng chi: 74.683 triệu đồng
Trong đó: + Chi hoạt động huy động vốn: 66.231 triệu đồng (chiếm
88,7% tổng chi)
SVTH: Hoàng Thị Giang

10

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

- Chênh lệch thu nhập – chi phí: 7.603 triệu đồng
- Lãi suất bình quân đầu vào - đầu ra: 0,6%/tháng - 1,0%/tháng.
- Hệ số tiền lương đạt được: 2,24
2.2.1.2 Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2006.
2.2.1.2.1 Các biện pháp tạo nguồn lực trong kinh doanh:
- Tạo nguồn nhân lực: Cán bộ biên chế 28 người giảm 01 người so với
đầu năm, hợp đồng 05 người. Bố trí và sắp xếp hợp lý cán bộ các phòng chức
năng đúng người, đúng việc. Cử cán bộ tham gia đầy đủ các chương trình đào
tạo nghiệp vụ của ngân hàng cấp trên để nâng cao nhận thức và trình độ
nghiệp vụ.
- Ứng dụng công nghệ: Việc áp dụng công nghệ mới đã đáp ứng rất hiệu
quả cho việc phục vụ các nhu cầu của khách hàng nhanh chóng và tiện lợi,
quản lý dữ liệu chính xác. Hầu hết các cán bộ đều có trình độ tin học, sử dụng
thành thạo các nghiệp vụ trên máy vi tính.
- Nâng cao năng lực tài chính:
+ tập trung lành mạnh tài chính: Trong năm, chi nhánh đã tập trung đôn
đốc thu hồi các khoản nợ rủi ro, nợ xấu, nợ tiềm ẩn và chú trọng nâng cao

chất lượng tín dụng để hạn chế rủi ro.
+ Tạo chênh lệch lãi suất tối thiểu 0,4%: Các cán bộ ngân hàng đã chủ
động tìm kiếm huy động các nguồn vốn rẻ, lãi suất thấp. Áp dụng hợp lý và
điều chỉnh linh hoạt lãi suất cho vay phù hợp với từng loại khách hàng và quy
định lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam để đạt hiệu quả trong
kinh doanh.
+ Thực hiện tốt các biện pháp tăng thu tiết kiệm chi: Tập trung phát triển
các khách hàng có quan hệ dịch vụ tín dụng quốc tế, bảo lãnh để tăng thu dịch
vụ, năm 2006 thu dịch vụ tăng 29% so với năm 2005. Ngoài ra, trong năm chi
nhánh thực hiện tiết kiệm các khoản chi phí quản lý và chi khác.

SVTH: Hoàng Thị Giang

11

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

2.2.1.2.2. Tạo động lực cho hoạt động kinh doanh:
- Thực hiện xoá bao cấp trong điều hành: đã có sự thay đổi trong việc
nhận thức bỏ cơ chế xin cho, nâng quyền chủ động và nâng cao tính chủ động
trong toàn chi nhánh.
- Thực hiện biện pháp khoán tài chính đến nhóm và người lao động, kết
quả trả lương cho người lao động đã được thực hiện và có sự bình đẳng.
2.2.1.2.3 Đánh giá việc phát triển thị trường và thị phần:
- Từ đầu năm 2006 ngân hàng đã phát triển thêm được 1.745 khách hàng,
doanh số hoạt động (nguồn vốn, dư nợ, bảo lãnh, dịch vụ, thanh toán quốc
tế…) đểu tăng so với năm trước.

- cơ chế tín dụng: khung lãi suất cho vay cao hơn so với mặt bằng chung
lãi suất cho vay của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh trong kinh doanh, mở rộng tín dụng.
- Tiềm năng kinh tế của địa phương và môi trường kinh doanh: nằm trên
địa bàn thủ đô, tiềm năng kinh tế lớn nhưng kinh doanh gặp nhiều khó khăn
do có nhiều ngân hàng cùng cạnh tranh trên địa bàn.
2.2.1.2.4. Thực hiện công tác quản lý điều hành:
- Triển khai học tập và phổ biến kịp thời tới từng Cán bộ tín dụng các
văn bản chế độ mới của Nhà nước và của ngành liên quan đến công tác tín
dụng, thanh toán quốc tế, chấp hành nghiêm chỉnh và vận dụng hiệu quả cơ
chế chính sách vào thực tiễn kinh doanh.
- Tuân thủ các quyết định. kế hoạch cũng như chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.
- Chú trọng công tác kiểm tra, thẩm định trước, trong và sau khi cho vay
qua đó hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
- Tập trung chỉ đạo phân tích nợ quá hạn, tổ chức thực hiện thu hồi kịp
thời nợ đến hạn, quá hạn và nợ xử lý rủi ro.
2.2.1.3 Mục tiêu phấn đầu trong năm 2007:
Mục tiêu của NHNo & PTNT Hà Nội cũng chính là mục tiêu của NHNo
& PTNT Đống Đa trong năm 2007:
SVTH: Hoàng Thị Giang

12

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

- Tăng cường nguồn vốn tối thiểu: 20% tương đương 430 tỷ đồng
Trong đó: Tỷ lệ tiền gửi dân cư trên tổng nguồn vốn 20,32% tương

đương 320 tỷ đồng
- Tăng trưởng dư nợ tối đa: 14,78% tương đương 132 tỷ đồng
Trong đó: tỷ trọng dư nợ vay trung dài hạn trên tổng dư nợ: 43,18%
tương đương 57 tỷ đồng
- Chỉ tiêu thu dịch vụ: 1,2 tỷ đồng
- Chỉ tiêu nợ xấu: không quá 2,5%
- Thu nợ xử lý rủi ro: 400 triệu đồng
- Lương V1+V2: 560 trđ/33 người
- Quyết toán năm đạt được: 11.140 triệu đồng
2.2.2. Kết quả kinh doanh năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm
2008.
2.2.2.1 Tình hình kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng
Năm 2007 mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức như
dịch bệnh, những biến động về giá cả thị trường ở trong nước và thế giới, giá
vàng, giá dầu lửa biến động liên tục… dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng tăng trên
12%, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Nhưng nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển vượt bậc.
2.2.2.2 Kết quả kinh doanh năm 2007
2.2.2.2.1 Nguồn vốn
- Tổng nguồn vốn: 418 tỷ đồng
Trong đó:
+ Nguồn vốn nội tệ: 334 tỷ đồng
+ Nguồn ngoại tệ quy đổi VND: 84 tỷ đồng
-

Cơ cầu nguồn vốn huy động

+ Phân theo thời hạn huy động
• Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng: 195 tỷ đồng
• Tiền gửi có kỳ hạn >12 tháng đến 24 tháng: 49 tỷ đồng

SVTH: Hoàng Thị Giang

13

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

• tiền gửi có kỳ hạn > 24 tháng: 174 tỷ đồng
+ Phân theo tính chất nguồn vốn huy động
• Tiền gửi dân cư: 279 tỷ đồng
Trong đó ngoại tệ quy đổi: 76 tỷ đồng
• Tiền gửi tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội: 139 tỷ đồng
Trong đó ngoại tệ quy đổi VND: 8 tỷ đồng
• Tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dụng: 0
2.2.2.2.2 Dư nợ
- Tồng dư nợ: 190.181 triệu đồng
Trong đó:
+ Dư nợ nội tệ: 177.979 triệu đồng
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi VND: 12.202 triệu đồng
- Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay
+ Dư nợ ngắn hạn: 130.791 triệu đồng, chiếm 68,77% tổng dư nợ, tăng
100,64% so với thời điểm 31/12/2006
+ Dư nợ trung dài hạn: 59.390 triệu đồng, chiếm 31,23% tổng dư nợ,
tăng 19,25% so với thời điểm 31/12/2006.
- Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế
+ Doanh nghiệp Nhà nước: 4.896 triệu đồng
Số doanh nghiệp Nhà nước đang có quan hệ vay vốn tại NHNo & PTNT
Đống Đa 2 doanh nghiệp, giảm 2 doanh nghiệp so với năm 2006.

+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 162.214 triệu đồng
Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang có quan hệ vay vốn tại NHNo &
PTNT Đống Đa là 24 doanh nghiệp, giảm 02 doanh nghiệp so với năm 2006.
+ Hợp tác xã: 1.837 triệu đồng
Số hợp tác xã vay vốn tại NHNo & PTNT Đống Đa là 02 đơn vị, giữ
nguyên so với năm 2006.
+ Hộ gia đình, cá nhân: 21.197 triệu đồng
SVTH: Hoàng Thị Giang

14

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trong đó:
Số hộ gia đình: 33 hộ, với dư nợ 11.047 triệu đồng, chiếm 5,08% tổng
dư nợ.
Số cá nhân vay tiêu dùng: 156 nguời, với dư nợ 10.150 triệu đồng,
chiếm 5,34% tổng dư nợ.
- Nợ xấu:
+ Nợ xấu: 172 triệu đồng
+ Nợ xấu phát sinh: 65 triệu đồng
+ nguyên nhân: Nợ xấu phát sinh là do khách hàng tiêu dùng và một số
hộ sản xuất chậm trễ trong việc trả nợ vay.
2.2.2.2.3 Các hoạt động tín dụng khác
+ Hoạt động bảo lãnh:
• Số món phát hành trong năm: 459 món
• Số dư bảo lãnh: 92.032 triệu đồng

• Số phí bào lãnh thu được: 1.510 triệu đồng
- Dịch vụ và các tiện ích đã thực hiện:
+ Hoạt động thanh toán trong nước
• Số món chuyển tiền đi: 9.629 món, với số tiền 2.993 triệu đồng
• Số món chuyển tiền đến: 10.413 món, với số tiền 1.123 triệu đồng
• Số phí thu được: 240 triệu đồng
+ Hoạt động chi trả WU
• Số món chi trả: 360 món, với số tiền chi trả: 306.858 USD
• Số phí thu được: 53 triệu đồng
+ Hoạt động phát hành thẻ
• Số thẻ đã phát hành: 963 thẻ
• Số phí thu được: 29 triệu đồng
+ Chuyển tiền thanh toán quốc tế
• Chuyển tiền TTR: 128 món, với số tiền quy đổi: 49.777 triệu đồng

SVTH: Hoàng Thị Giang

15

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

• Chuyển tiền biên mậu: 4 món, với số tiền quy đổi: 1.724 triệu đồng
• Nhờ thu:05 món, với số tiền quy đổi: 160.320 triệu đồng
• Thanh toán L/C: 51 món, với số tiền quy đổi: 106.940 triệu đồng
• Số phí thu được: 352 triệu đồng
+ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
• USD: 1.219.028

• EUR: 21.987
• Chênh lệch kinh doanh ngoại tệ đem lại: 48 triệu đồng
+ Các dịch vụ khác: Dịch vụ ngân quỹ, xác nhận số dư, cam kết tín dụng,

Tổng số phí thu được: 155 triệu đồng
2.2.2.2.4 Kết quả tài chính
- Tổng thu: 99.764 triệu đồng
Trong đó: Thu lãi từ hoạt động tín dụng: 14.642 triệu đồng
Thu dịch vụ: 2.387 triệu đồng
- Tổng chi:

92.312 triệu đồng

Trong đó: Chi về hoạt động huy động vốn: 83.615 triệu đồng
- Chênh lệch thu nhập – chi phí: 7.452 triệu đồng, giảm 153 triệu đồng so
với cùng kỳ, đạt 153,33% kế hoạch năm.
- Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra:
+ Lãi suất bình quân đầu vào: 0,63 %
+ Lãi suất bình quân đầu ra: 0,98 %
+ Chênh lệch lãi suất: 0,35% giảm 0,05% so với cùng kỳ
- Hệ số lương đạt được: 6,08
2.2.2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2007
2.2.2.3.1 Thực hiện nội dung đề án cơ cấu lại ngân hàng:

SVTH: Hoàng Thị Giang

16

Lớp: Tài chính 47A



Báo cáo thực tập tổng hợp

Trong năm 2007, Chi nhánh thực hiện chuyển trụ sở làm việc từ 154 Tôn
Đức Thắng Đống Đa đến 137 Đê La Thành Đống Đa Hà Nội đã góp phần
nâng cao được vị thế của chi nhánh trong con mắt nhìn nhận của khách hàng.
Đồng thời, Chi nhánh vẫn duy trì hoạt động của phòng giao dịch 23 tại
Tôn Đức Thắng- Hà Nội tạo điều kiện cho các khách hàng gửi tiền từ trước
đó đã giao dịch nhằm duy trì và phát triển nguồn vốn dân cư.
Đến tháng 12 năm 2007, nhằm nâng cấp hoạt động của các phòng giao
dịch trực thuộc Chi nhánh và sắp xếp lại tổ chức, Chi nhánh thực hiện sáp
nhập phòng giao dịch 26 vào 23.
2.2.2.3.2 Tạo nguồn lực trong kinh doanh:
- Tạo nguồn nhân lực:
+ Số cán bộ hợp đồng dài hạn tại chi nhánh là 28 người, không thay đổi
so với năm 2006. Tuy nhiên về cơ cấu có sự thay đổi: cán bộ lãnh đạo tăng
thêm 01 người, cán bộ tín dụng giảm 01 người.
+ Cán bộ tại chi nhánh đã có tinh thần trách nhiệm trong công việc được
giao, chủ động khai thác và giữ khách hàng, có tinh thần học hỏi để nắm bắt
nghiệp vụ mới phát sinh, đoàn kết xây dựng tập thể mới vững mạnh.
- Đánh giá đáp ứng công nghệ:
+ Cán bộ đã nắm bắt và sử dụng thành thạo hệ thống giao dịch mới, tạo
điều kiện phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn.
+ Về trang thiết bị tại chi nhánh: Đã được trang bị đầy đủ máy móc tin
học, tuy nhiên máy móc vẫn chưa đồng bộ, đôi khi xảy ra sự cố hỏng hóc gây
trở ngại trong giao dịch. Hệ thống máy ATM thường xuyên gặp trục trặc
- Nâng cao năng lực tài chính:
+ Tập trung lành mạnh tài chính
+ Tập trung huy động nguồn vốn với lãi suất không kỳ hạn, lãi suất tuần,
lãi suất ngắn hạn từ 3 tháng trở xuống, đã đạt được mức chênh lệch lãi suất


SVTH: Hoàng Thị Giang

17

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

đầu vào, đầu ra là 0,35%, phát triển các loại hình dịch vụ, đặc biệt là thanh
toán quốc tế và bảo lãnh. Tăng thu, giảm chi hợp lý.

2.2.2.3.4. Tạo động lực cho hoạt động kinh doanh
- Thực hiện xoá bao cấp trong điều hành: Đã thay đổi hoàn toàn trong
việc nhận thức bỏ cơ chế xin cho, nâng quyền chủ động và nâng cao tính chủ
động trong toàn Chi nhánh.
- Tiếp tục thực hiện tốt biện pháp khoán tài chính đến nhóm người lao động,
kết quả trả lương cho người lao động đã được thực hiện và có sự bình đẳng.
- Chính sách khuyến khích với các cá nhân làm tốt, tạo động lực cho cán
bộ nhân viên…
- Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua tại địa phương phát động.
2.2.2.3.5 Đánh giá việc phát triển thị trường và thị phần:
- Từ đầu năm đã phát triển thêm được 1513 khách hàng, đưa tổng số
khách hàng hoạt động tại chi nhánh lên là 7.183 khách hàng. Doanh số hoạt
động (nguồn vốn, dư nợ, bảo lãnh, dịch vụ, thanh toán quốc tế…) đều tăng so
với năm trước.
- Tiềm năng kinh tế của địa phương và môi trường kinh doanh: nằm trên
địa bàn thủ đô, tiềm năng kinh tế lớn nhưng kinh doanh gặp nhiều khó khăn
do có nhiều ngân hàng cùng cạnh tranh trên địa bàn.

2.2.2.3.6. Thực hiện công tác quản lý điều hành:
- Triển khai học tập và phổ biến kịp thời tới từng cán bộ tín dụng các văn
bản chế độ mới của Nhà nước và của ngành liên quan đến công tác tín dụng,
thanh toán quốc tế, chấp hành nghiêm chỉnh và vận dụng hiệu quả cơ chế
chính sách vào thực tiễn kinh doanh.
- Tuân thủ các quyết định, kế hoạch cũng như chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.

SVTH: Hoàng Thị Giang

18

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

- Chú trọng công tác kiểm tra, thẩm định trước, trong và sau khi cho vay,
qua đó hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
- tập trung chỉ đạo phân tích nợ quá hạn, tổ chức thực hiện thu hồi kịp
thời nợ đến hạn, quá hạn và nợ xử lý rủi ro.
2.2.2.4. Phương hướng, mục tiêu phấn đấu trong năm 2008:
2.2.2.4.1 Mục tiêu phấn đấu
Mục tiêu chung của NHNo & PTNT Hà Nội cũng chính là mục tiêu của
NHNo & PTNT Quận Đống Đa trong năm 2008:
- Tăng trưởng nguồn vốn tối thiểu: 17% tương đương: 488 tỷ đồng
Trong đó: tiền gửi dân cư: 17% tương đương: 327 tỷ đồng
- Tăng trưởng dư nợ tối đa: 21% tương đương 230 tỷ đồng
Trong đó: Tỷ trọng dư nợ vay trung dài hạn/tổng dư nợ: 52% tương
đương 90 tỷ đồng
- Chỉ tiêu thu dịch vụ: 2,8 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2007

- Chỉ tiêu nợ xấu: Không quá 1,5%
- Thu nợ xử lý rủi ro: 1.000 triệu đồng
- Lương V1+V2: 1.800 triệu đồng/28 người
- Quyết toán năm kế hoạch đủ chi lương: 8.700 triệu đồng
- Quyết toán năm ước đạt: 11.152 triệu đồng
2.2.2.4.2. Những chương trình chính để hoàn thành các mục tiêu đề ra
cho năm 2008.
- Nguồn vốn:
+ Trong năm 2008 Chi nhánh củng cố, nâng cấp một bước hoạt động của
các phòng giao dịch, tổ chức tốt việc cho vay cầm cố chứng chỉ có giá.
+ Thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn:
* Tích cực huy động vốn từ các tổ chức kinh tế: tổ chức tốt khâu tiếp thị
khách hàng, thực hiện thu chi tại chỗ cho khách hàng lớn nhằm thu hút số dư
tiền gửi không kỳ hạn.

SVTH: Hoàng Thị Giang

19

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

* Đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới phong cách phục vụ khách hàng từ
khâu đầu tới khâu cuối. Thực hiện thật tốt giao dịch một cửa.
* Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn của dân cư. Thường xuyên
nắm bắt thị trường để mở ra các hình thức huy động mới có lãi suất và thời
hạn phù hợp trong từng thời kỳ cụ thể.
+ Thực hiện việc khuyến mại khách hàng thường xuyên bằng hiện vật và

bằng cả hình thức tăng thời gian giao dịch, thu chi tiết kiệm tại nhà, thông tin
tư vấn cho khách hàng.
+ Mở rộng quan hệ với chính quyền địa phương để vận động khách hàng
gửi tiền. Đi sâu khai thác dự án đầu tư để huy động vốn tạm thời nhàn rỗi.
- Về tín dụng:
+ Đặt chỉ tiêu chất lượng tín dụng là sự nghiệp tồn tại của Chi nhánh.
Thận trọng trong công tác thẩm định tín dụng trước, trong và sau khi cho vay,
thường xuyên nắm bắt các thông tin về khách hàng. Có biện pháp xử lý kiên
quyết dứt điểm khi khách hàng có biểu hiện chây ỳ.
+ Mở rộng tiếp thị để thu hút khách hàng thuộc tổng công ty các tập đoàn
kinh tế có tiềm lực tài chính, đặc biệt chú trọng mở rộng cho vay kinh tế
ngoài quốc doanh có dự án kinh tế khả thi, có tài sản đảm bảo.
+ Xử lý vấn đề lãi suất cho vay, thu dịch vụ một cách hợp lý, đảm bảo
mối quan hệ hai chiều với những khách hàng lớn có uy tín, đảm bảo đúng chế
độ trên cơ sở kinh doanh có lãi.
+ Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, xếp loại khách
hàng thường xuyên sáu tháng một lần. Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với
cán bộ làm công tác kinh doanh bằng biện pháp kiểm tra giám sát của lãnh
đạo phòng và Ban giám đốc chi nhánh
+ Tiến hành thường xuyên việc phân loại nợ theo đúng quy định.
+ Kiên quyết thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro.
- Thanh toán quốc tế:

SVTH: Hoàng Thị Giang

20

Lớp: Tài chính 47A



Báo cáo thực tập tổng hợp

+ Đẩy mạnh đa dạng các hình thức thanh toán quốc tế nhanh nhậy kịp
thời thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia các dịch vụ thanh toán
quốc tế tại chi nhánh
+ Mở rộng các hình thức thu đổi ngoại tệ
+ Triển khai mạnh mẽ dịch vụ chuyển tiền phi thương mại.
- Dịch vụ ngân hàng:
Xác định tăng thu dịch vụ chiếm 20% tổng thu của ngân hàng do đó phải
tăng thu dịch vụ bằng mọi biện pháp:
+ Thu dịch vụ thanh toán: Chuyển tiền trong nước được thực hiện tại các
điểm giao dịch của chi nhánh phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác.
+ Thu dịch vụ ngân quỹ: Mở rộng hình thức này bằng cách ký hợp đồng
với các doanh nghiệp có nguồn thu tiền mặt thường xuyên.
+ Tăng thu dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh thanh toán. Đây là thế mạnh của chi nhánh nên cần chú trọng
thực hiện tốt để đảm bảo nguồn thu nhập từ dịch vụ này.
+ Quảng cáo mở rộng để tăng thu từ dịch vụ Western Union.
+ Triển khai mạnh mẽ hình thức mở thẻ ATM, thẻ tín dụng và tiến hành
ký hợp đồng chi trả lương qua tài khoản đối với các khách hàng.
+ Nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho tất cả các cán bộ công nhân viên.
2.2.3 Kết quả kinh doanh năm 2008 và mục tiêu, giải pháp trọng tâm
trong năm 2009.
2.2.3.1 Tình hình kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng
Năm 2008, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động do cuộc khủng hoảng tài
chính tín dụng tại Mỹ và một số nền kinh tế lớn đã ảnh hưởng đến nền kinh tế
chung của toàn cầu, nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới bị phá sản…
Nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng phần nào từ cuộc khủng hoảng
trên, lạm phát tăng mạnh ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, chỉ số giá tiêu
dùng, ngoại tệ… biến động lớn. Để ổn định tình hình trên, Chính phủ đã đưa

SVTH: Hoàng Thị Giang

21

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

ra nhiều biện pháp mạnh để kiềm chế lạm phát, đặc biệt là chính sách tiền tệ
tuy phần nào ổn định được tình hình nhưng đến những tháng cuối năm nền
kinh tế nước ta lại phải đối mặt với nguy cơ suy giảm, lạm phát giảm, chỉ số
giá tăng trưởng âm…
Những tác động trên đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngành
Ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT Việt Nam nói riêng trong đó có Chi
nhánh NHNo & PTNT Đống Đa.
2.2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008
2.2.3.2.1 Nguồn vốn:
+ Tổng vốn huy động đến 31/12/2008 là 928 tỷ đồng đạt 168% so với kế
hoạch, tăng 510 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 221% vượt so với mục
tiêu Hội đồng quản trị đề ra.
Trong đó:
• Nội tệ: 829 tỷ đồng đạt 188% so với kế hoạch, tăng 495 tỷ đồng so với
năm 2007, tốc độ tăng 148%
• Ngoại tệ quy đổi VND: 99 tỷ đồng đạt 92% so với kế hoạch, tăng 15 tỷ
đồng so với năm 2007, tốc độ tăng đạt 17%.
+ Cơ cấu nguồn huy động phân theo tính chất nguồn huy động:
• tiền gửi dân cư: 378 tỷ đồng, chiếm 41% tổng nguồn vốn, tăng 99 tỷ
đồng (35%) so với năm 2007, đạt 113% so với kế hoạch.
Trong đó:

Nội tệ: 281 tỷ đồng tăng 78 tỷ đồng (38%) so với năm 2007,
đạt 106% so với kế hoạch.
Ngoại tệ quy đổi VND: 97 tỷ đồng, tăng 21 tỷ đồng (27%) so
với năm 2007, đạt 145% so với kế hoạch.
• Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: 498 tỷ đồng, chiếm 54% tổng nguồn
vốn, tăng 360 tỷ đồng (261%) so với năm 2007, đạt 229% so với kế hoạch.
• Tiền gửi các tổ chức tín dụng: 50 tỷ đồng, chiếm 5% tổng nguồn vốn,
tăng 101% so với năm 2007
SVTH: Hoàng Thị Giang

22

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

+ Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian huy động:
• Tiền gửi không kỳ hạn: 180 tỷ đồng
• Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng: 80 tỷ đồng
• Tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng: 21 tỷ đồng
• Tiền gửi trên 24 tháng: 642 tỷ đồng
2.2.3.2.2 Dư nợ cho vay và đầu tư vốn:
+ Tổng dư nợ: 332 tỷ đồng, tăng 142 tỷ đồng (75%) so với năm 2007, đạt
107% so với kế hoạch.
Trong đó:
• Nội tệ: 310 tỷ đồng, tăng 132 tỷ đồng (74%) so với năm 2007, đạt
117% so với kế hoạch
• Ngoại tệ quy đổi VND: 22 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng (45%) so với năm
2007, đạt 48% so với kế hoạch

+ Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian:
• Dư nợ ngắn hạn: 227 tỷ đồng, chiếm 68% tổng dư nợ, tăng 96 tỷ đồng
(42%) so với năm 2007 ( trong đó nội tệ 226,7 tỷ đồng, ngoại tệ quy đổi VND
0,3 tỷ đồng)
• Dư nợ trung dài hạn: 105 tỷ đồng, chiếm 32% tổng dư nợ, tăng 46 tỷ
đồng (78%) so với năm 2007 (trong đó nội tệ 83 tỷ đồng, ngoại tệ quy đổi
VND 22 tỷ đồng)
• Tỷ lệ cho vay trung dài hạn: 32%, đạt 100% so với kế hoạch
+ Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế:
• Doanh nghiệp Nhà nước: 53 tỷ đồng
• Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 235 tỷ đồng
• Hộ sản xuất, cá nhân: 44 tỷ đồng.
+ Phân loại dư nợ theo nhóm nợ
• Nợ đủ tiêu chuẩn: 251.392 triệu đồng
• Nợ cần chú ý: 74.971 triệu đồng
SVTH: Hoàng Thị Giang

23

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp

• Nợ dưới tiêu chuẩn: 6.651 triệu đồng
• Nợ nghi ngờ: 8 triệu đồng
• Nợ khó đòi: 130 triệu đồng
2.2.3.2.3.Các nghiệp vụ khác:
+ Bảo lãnh trong nước:
• Số món phát hành: 564 món

• Dư nợ bảo lãnh: 229.740 triệu đồng, thu phí: 3.354 triệu đồng
+ Dịch vụ thanh toán quốc tế:
• L/C: 40 món, trị giá 1.945.000 USD, 1.485.000 EUR, 4.712.000 JPY
• Thanh toán TTR: 270 món, trị giá 10.000.000 USD, 267.000 EUR
• Thanh toán biên mậu: 10 món, trị giá 1.285.000 CNY
• Thu phí: 560 triệu đồng
+ Dịch vụ chuyển tiền trong nước: 12.406 món, thu phí 524 triệu đồng
+ Dịch vụ Western: 397 món, thu phí 57 triệu đồng
+ Dịch vụ thẻ: phát hành 1.059 thẻ ATM
+ Kinh doanh ngoại tệ: Thu 3.334 triệu đồng
2.2.3.2.4 Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro:
+ Trích lập dự phòng:
• Nguồn dự phòng năm 2007: 1.041,9 triệu đồng (trong đó, dự phòng
chung 862,3 triệu đồng, dự phòng cụ thể 179,6 triệu đồng)
• Số trích lập năm 2008: 3.083,9 triệu đồng
• Nguồn dự phòng năm 2008: 4.125,8 triệu đồng (trong đó dự phòng
chung862,3 triệu đồng, dự phòng cụ thể 3.263,5 triệu đồng).
+ Xử lý rủi ro
• Số dư nợ xử lý rủi ro năm 2007: 9.187 triệu đồng
• Số xử lý rủi ro năm 2008: 0
• Số thu hồi nợ xử lý rủi ro năm 2008: 607 triệu đồng
+ Dư nợ xử lý rủi ro đến 31/12/2008: 8.580 triệu đồng
SVTH: Hoàng Thị Giang

24

Lớp: Tài chính 47A


Báo cáo thực tập tổng hợp


+ Tỷ lệ nợ xấu: 2%, tăng 1,9% so với năm 2007.
2.2.3.2.5 Kết quả tài chính:
+ Tổng thu: 107.952 triệu đồng, tăng 108% so với năm 2007. Trong đó:
• Thu lãi cho vay: 33.018 triệu đồng
• Thu phí thừa vốn: 61.939 triệu đồng
• Thu phí dịch vụ: 5.354 triệu đồng, chiếm 5% trên tổng thu ròng
+ Tổng chi: 97.600 triệu đồng tăng 108% so với kế hoạch, tăng 106% so
với năm 2007, trong đó:
• Trả lãi tiền gửi: 81.804 triệu đồng
• Chi lương: 2.514 triệu đồng
• Bốn khoản chi: 2.207 triệu đồng, chiếm 2,3% trong tổng chi
• Chi tài sản: 3.656 triệu đồng
+ Chênh lệch thu – chi chưa lương: 12.907 triệu đồng
+ Hệ số lương đạt 1,5 lần.
2.2.3.3 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong
năm 2008
2.2.3.3.1 Những mặt đựơc:
+ Điều hành hoạt động kinh doanh
• Thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh được giao, linh hoạt và kịp thời lãi
suất tiền gửi, tiền vay, cân bằng thu – chi, đảm bảo có lợi nhuận
• Quản lý tốt hạn mức dư nợ - dư có đảm bảo khả năng thanh khoản
• Thực hiện nghiêm túc các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
của Chính Phủ, của ngành
+ Nâng cao năng lực tài chính:
• Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, tích cực thu hồi các
khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn, nợ đã xử lý rủi ro…
• Phân loại và trích lập rủi ro đúng đối tượng, đảm bảo kế hoạch giao.

SVTH: Hoàng Thị Giang


25

Lớp: Tài chính 47A


×