Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phân tích sinh kế nông hộ nuôi tôm biển huyện Cù Lao Dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.55 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ TUẤN ANH

PHÂN TÍCH SINH KẾ NÔNG HỘ NUÔI TÔM BIỂN
Ở HUYỆN CÙ LAO DUNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ TUẤN ANH

PHÂN TÍCH SINH KẾ NÔNG HỘ NUÔI TÔM BIỂN
Ở HUYỆN CÙ LAO DUNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. TRƯƠNG HOÀNG MINH

2015



PHÂN TÍCH SINH KẾ
NÔNG HỘ NUÔI TÔM BIỂN Ở HUYỆN CÙ LAO DUNG
Lê Tuấn Anh và Trương Hoàng Minh
Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ
Email:

ABSTRACT
This study was conducted in Cu Lao Dung district from July to December
2015 in order to analyze marine shrimp farmers livelihood. There were 30 tiger
shrimp and 120 white leg shrimp farmers were interviewed through prepared
questionnaires. Collected information comprise (1) technical and financial aspects of
farming system and (2) the targets assessed 5 livelihood capitals. The results showed
that the total water surface area spent for white leg shrimp culture is 0.63±0.56
ha/household and for tiger shrimp is 0.62±0.41 ha/household. The average of shrimp
stocking density for white leg shrimp (WLS) is significantly higher (84.5
individual/m2) than that of tiger shrimp (TS) (27.9 individual/m2) (P<0.05). The
average yield of WLS farms is significantly higher (8.61 tons/ha/crop) than that of TS
farms (4.18 tons/ha/crop) (P<0.05). The total cost production of WLS is 618±251
VND million/ha/crop and 460±230 VND million/ha/crop for TS farms. The profits of
WLS and TS farms show no significant difference, including 270±457 and 195±318
VND million/ha/crop. The results from assessing 5 livelihood capitals (based on
band score 5) show that natural capital has the highest score at 3.68 followed by
physical capital with 3.30 while the other three capitals including social, human and
financial capital are 2.74, 2.71 and 2.32 respectively. Some of the many factors
impacted to profit were analysed and discussed in this study.
Keywords: capital livelihood, profit, tiger shrimp, white leg shrimp
Title: An analysis of marine shrimp farmers livelihood in Cu Lao Dung district
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 12/2015 tại huyện Cù
Lao Dung, nhằm phân tích sinh kế nông hộ nuôi tôm biển. Có 30 hộ nuôi tôm sú

(TS) và 120 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) được phỏng vấn thông qua bảng câu
hỏi soạn sẵn. Các thông tin được thu thập bao gồm (1) khía cạnh kỹ thuật và tài chính
của mô hình nuôi và (2) các chỉ tiêu đánh giá 5 nguồn lực sinh kế. Tổng diện tích mặt
nước thả nuôi của mô hình nuôi TTCT là 0,63±0,56 ha/hộ và TS là 0,62±0,41 ha/hộ.
Mật độ nuôi TTCT trung bình (TB) (84,5 con/m2) cao hơn mật độ nuôi TS TB (27,9
con/m2) (P<0,05). Năng suất TB của mô hình nuôi TTCT (8,61 tấn/ha/vụ) cao hơn
năng suất TB của mô hình nuôi TS (4,18 tấn/ha/vụ) (P<0,05). Mô hình nuôi TTCT
và TS có tổng chi phí sản xuất lần lượt là 618±251 và 460±230 tr.đ/ha/vụ, đạt lợi
nhuận tương ứng là 270±457 và 195±318 tr.đ/ha/vụ. Kết quả từ việc đánh giá năm
nguồn lực sinh kế (dựa trên thang điểm 5) cho thấy nguồn lực tự nhiên có điểm cao
1


nhất (3,68 điểm); tiếp theo là nguồn lực vật chất với 3,30 điểm; nguồn lực xã hội,
nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính có số điểm lần lượt là 2,74; 2,71 và 2,32. Các
yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi cũng được phân tích và thảo luận
trong nghiên cứu này.
Từ khoá: nguồn lực sinh kế, lợi nhuận, tôm sú, tôm thẻ chân trắng
1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, huyện Cù Lao, tỉnh Sóc Trăng đang phát triển
mạnh nghề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), đặc biệt là nuôi tôm biển, mang lại nhiều lợi
ích kinh tế cho người nuôi tôm nói riêng và địa phương nói chung. Theo báo cáo của
Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện Cù Lao Dung (CLD) (2014), tính đến cuối tháng
7/2013, toàn huyện thả nuôi được 2.414,9 ha tôm cá các loại, trong đó diện tích nuôi
tôm sú (TS) và tôm thẻ chân trắng (TTCT) là 961,9 ha. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
nên nghề nuôi tôm biển phát triển ồ ạt, quá trình phát triển đã bộc lộ những vấn đề
bất cập cần sớm được giải quyết, đó là là việc nuôi tự phát, không có quy hoạch, kỹ
thuật nuôi hạn chế, thị trường bấp bênh, thời tiết bất thường, dịch bệnh,…đã làm cho
các hộ nuôi gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sinh kế. Từ những vấn đề trên,

nghiên cứu “Phân tích sinh kế nông hộ nuôi tôm biển ở huyện Cù Lao Dung”
nhằm được thực hiện nhằm cung cấp các thông tin hữu ích về thực trạng sinh kế
nông hộ nuôi tôm biển ở huyện CLD cho các nhà quản lý và những nghiên cứu tiếp
theo, từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm biển đồng thời
đề xuất giải pháp góp phần cải thiện hiệu quả của mô hình nuôi tôm và nâng cao thu
nhập cho nông hộ nuôi TS và TTCT trong thời gian tới.
1.2 Nội dung nghiên cứu
i.
ii.
iii.
iv.

Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi TS và TTCT;
Phân tích năm nguồn lực sinh kế nông hộ nuôi TS và TTCT ở huyện CLD;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi TS và TTCT;
Đề xuất một số giải pháp phát triển nghề nuôi tôm biển ở huyện CLD.

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07 – 12 năm 2015 ở xã An Thạnh Đông
(ATĐ), An Thạnh 2 (AT2), An Thạnh 3 (AT3), An Thạnh Nam (ATN) và Đại Ân,
thuộc huyện CLD, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi TS và 120 hộ nuôi
TTCT bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Số liệu sơ cấp được thu thập gồm: các thông số
kỹ thuật của mô hình (diện tích nuôi, mật độ thả, thời gian nuôi,…); các thông số tài
chính của mô hình (tổng chi phí, lợi nhuận,… ) và các tiêu chí đánh giá nguồn lực
sinh kế của nông hộ. Bên cạnh đó, số liệu thứ cấp được thu từ các báo cáo của
UBND huyện CLD, các bài đăng trên tạp chí khoa học, các luận văn cao học có
thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2



Nguồn lực sinh kế của nông hộ được phân chia thành năm loại khác nhau,
bao gồm: tự nhiên, vật chất, nhân lực, xã hội và tài chính trong đó mỗi nguồn lực
sinh kế gồm nhiều chỉ tiêu đánh giá (DFID, 1999). Ví dụ, trong nghiên cứu này
nguồn nhân lực của nông hộ bao gồm các chỉ tiêu đánh giá như Tình trạng sức khoẻ
của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ. Nghiên
cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để định lượng các tiêu chí đánh giá các nguồn
lực sinh kế (Thang đo Likert 5 mức độ được phát triển và giới thiệu bởi Rennis
Likert vào năm 1932). Các chỉ tiêu đánh giá năm nguồn lực sinh kế được định lượng
qua thang đo Likert 5 mức độ với mức độ đánh giá tăng dần từ 1 đến 5: 1=rất thấp,
2=thấp, 3=khá, 4=tốt, 5=rất tốt.
Số liệu sau khi thu thập được nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm
Excel và SPSS for Windows với các phương pháp: phương pháp thống kê mô tả (giá
trị trung bình, độ lệch chuẩn,…) để mô tả các thông tin kỹ thuật và tài chính; phương
pháp kiểm định thống kê Independent T-test để so sánh sự khác biệt về giá trị trung
bình của các chỉ tiêu kỹ thuật và tài chính giữa các mô hình nuôi; phương pháp hồi
qui đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi và
phương pháp phân tích ma trận SWOT để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất của mô hình nuôi tôm và sinh kế nông hộ nuôi TS và TTCT.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi TS và TTCT
3.1.1. Khía cạnh kỹ thuật
Thời gian nuôi TS trung bình (TB) là 102 ngày/vụ đạt kích cỡ TB 57,2
con/kg. Thời gian nuôi TTCT TB là 72 ngày/vụ đạt kích cỡ TB 81,5 con/kg. Kích cỡ
TS thu hoạch lớn hơn TTCT vì thời gian nuôi TB của TS dài hơn 30 ngày so với
TTCT (P<0,05). TTCT là đối tượng nuôi ở giai đoạn nhỏ có tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn TS nên thời gian nuôi TTCT ngắn hơn TS. Đây là một ưu điểm của TTCT
để thu hút người nuôi, hạn chế rủi ro, nuôi nhiều vụ trong năm và nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Năng suất TB của mô hình nuôi TS là 4,18 tấn/ha/vụ, tương đương với kết

quả nghiên cứu của Phùng Thị Hồng Gấm và ctv. (2014), năng suất TS TB 4,22
tấn/ha/vụ. Năng suất TB của mô hình TTCT là 8,61 tấn/ha/vụ, thấp hơn kết quả
nghiên cứu của Trương Tấn Nguyên (2013), năng suất TTCT TB là 12,9 tấn/ha/vụ.
Năng suất nuôi TTCT thấp vì nghề nuôi TTCT mới phát triển vài năm gần đây,
người dân chưa có kinh nghiệm nhiều, ngại nuôi với mật độ cao. Năng suất TTCT
cao hơn gấp đôi năng suất TS (P<0,05) do TTCT được thả nuôi với mật độ TB (84,5
con/m2) cao hơn nhiều so với TS (27,9 con/m2) (P<0,05) và tỷ lệ sống TTCT
(72,9%) cao hơn TS (67,3%). Mật độ thả nuôi TB trong nghiên cứu này cao hơn so
với nghiên cứu của Trương Tấn Nguyên (2013) là 80,7 con/m2 (TTCT) và 26,5
con/m2 (TS).

3


Hệ số tiêu hao thức ăn (FCR) TB của mô hình nuôi TS và TTCT lần lượt là
1,32 và 1,13 (P<0,05), thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Võ Tuấn Kiệt (2014)
là 1,69 (TS) và 1,20 (TTCT). Nguyên nhân do giá bán tôm giảm và giá thức ăn tăng
nên các hộ nuôi tôm quản lý tốt thức ăn thừa và giảm lượng thức ăn nhằm giảm chi
phí thức ăn nên FCR thấp. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2008), FCR cao hơn 1,5 thường là do tôm chậm lớn
hoặc tỷ lệ sống thấp.
Bảng 1: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi TS và TTCT
Nội dung
Thời gian nuôi (ngày/vụ)
Mật độ thả (con/m2)
Kích cở thu hoạch (con/kg)
Năng suất (tấn/ha/vụ)
FCR
Tỷ lệ sống (%)


TS (n=30)
102±39,3a
27,9±10,1a
57,2±63,6
4,18±2,56a
1,32±0,216a
67,3±31,9

TTCT (n=120)
72±14,9b
84,5±24,0b
81,5±38,6
8,61±4,60b
1,13±0,122b
72,9±25,7

Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

3.2.2 Khía cạnh tài chính
Tổng chi phí bình quân nuôi TTCT là 618 triệu đồng/ha/vụ, thấp hơn so với
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Sỹ Minh (2012) là 792 tr.đ/ha/vụ. Tổng chi phí bình
quân nuôi TS là 460 tr.đ/ha/vụ, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lâm Văn
Tùng (2011) là 429 tr.đ/ha/vụ. Nuôi TTCT có chi phí đầu tư cao hơn nuôi TS
(P<0,05) do mật độ thả nuôi cao, sử dụng lượng thức ăn nhiều hơn nên chi phí thức
ăn cao hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình TTCT (270 tr.đ/ha/vụ) mang lại lợi
nhuận cao hơn đáng kể so với mô hình TS (195 tr.đ/ha/vụ) và tính rủi ro của mô hình
TTCT (27,5% hộ lỗ) thấp hơn TS (36,7% hộ lỗ). Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận thì đầu
tư ở mô hình TTCT sinh lời nhiều hơn so với TS. Khi đầu tư 1 đồng nuôi TTCT thì
thu lãi được 0,47 đồng, trong khi nuôi TS chỉ thu được 0,379 đồng. Mô hình TTCT
mới được phát triển trong vài năm gần đây nhưng kết quả lợi nhuận đã cho thấy đây

là mô hình nuôi có triển vọng phát triển.
Bảng 2: Các thông số tài chính của mô hình nuôi TS và TTCT
Nội dung
Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ)
Thu nhập (triệu đồng/ha/vụ)
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)
Tỷ suất lợi nhuận (lần)
Tỷ lệ hộ lỗ (%)

TS (n=30)

TTCT (n=120)

460±230a
655±440
195±318
0,379±0,884
36,7

618±251b
887±537
270±457
0,470±0,791
27,5

Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

4



3.2 Phân tích năm nguồn lực sinh kế nông hộ nuôi TS và TTCT ở huyện CLD
Sử dụng điểm TB của năm nguồn lực sinh kế (Bảng 3) để vẻ biểu đồ mạng
nhện (Hình 1), kết quả cho thấy địa bàn nghiên cứu có điều kiện tự nhiên thích hợp
để phát triển nghề nuôi TS và TTCT nhưng còn gặp khó khăn về tài chính.
Bảng 3: Điểm TB của năm nguồn lực sinh kế
Nguồn lực
Nguồn lực con người
Nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực xã hội
Nguồn lực vật chất
Nguồn lực tài chính

Điểm trung bình
2,71±0,764
3,68±0,636
2,74±1,65
3,30±0,881
2,32±0,384

Nguồn nhân lực
4
3
2
Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tự nhiên

1
0


Nguồn lực vật chất

Nguồn lực xã hội

Hình 1: Năm nguồn lực sinh kế
3.2.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của nông hộ nuôi TS và TTCT ở huyện CLD trong nghiên
cứu này được thể hiện qua tình trạng sức khoẻ của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ
hộ, kinh nghiệm nuôi của chủ hộ. Bên cạnh đó, tuổi của chủ hộ cũng đánh giá nguồn
nhân lực. Trình độ học vấn của chủ hộ và kinh nghiệm nuôi của chủ hộ được đánh
giá qua thang điểm 5 (Bảng 4).
Bảng 4: Định lượng các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực
Điểm
1
2
3
4
5

Trình độ học vấn của chủ hộ
Mù chữ
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Trung cấp/Cao đẳng/Đại học

Kinh nghiệm nuôi của chủ hộ
1-3 năm
4-6 năm
7-9 năm

10-12 năm
13-15 năm
5


Kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả của mô hình nuôi do chủ hộ có kinh nghiệm sẽ có biện pháp
chăm sóc, quản lý ao nuôi tốt hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm nuôi TS
TB (7,9 năm) cao hơn đáng kể so với TTCT (3,9 năm) (P<0,05). Nghề nuôi TS đã có
từ rất lâu nên có đến 30% chủ hộ có kinh nghiệm trên 10 năm. TTCT được nuôi
những năm gần đây nên kinh nghiệm nuôi TTCT khá thấp, 74,2% chủ hộ có kinh
nghiệm nuôi dưới 5 năm. Trình độ học vấn của các chủ hộ nuôi tôm còn khá thấp
(2,97 điểm), trình độ tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ rất cao (73,3%) và chỉ
có 4,6% chủ hộ có trình độ trung cấp/cao đẳng/đại học.
Độ tuổi của chủ hộ từ 31-50 tuổi chiếm tỷ lệ cao (60%) và chỉ có 6% chủ hộ
có độ tuổi từ 61-70 tuổi. Đây là một lợi thế lớn vì chủ hộ ở độ tuổi từ 31-50 tuổi vừa
có kinh nghiệm vừa có sức khoẻ nên đa số chủ hộ sẽ có những quyết định đúng đắn
trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi TB của chủ hộ nuôi TTCT là 44,1
tuổi tương đương với TS là 45,8 tuổi (Bảng 5).
Bảng 5: Độ tuổi và kinh nghiệm nuôi của các chủ hộ nuôi TS và TTCT
Hạng mục

Nhóm

TS (n=30)

TTCT (n=120)

≤5 năm
5-10 năm

≥10 năm

45,8±11,4
33,3%
36,7%
30,0%
7,9±5,0a

44,1±10,7
74,2%
14,2%
11,7%
3,9±4,1b

Tuổi
Kinh nghiệm nuôi

Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

3.2.2 Nguồn lực xã hội
Nguồn lực xã hội của nông hộ nuôi TS và TTCT ở huyện CLD trong nghiên
cứu này được thể hiện qua các tiêu chí trong Bảng 6. Hộ có tham gia các HTX nuôi
tôm (32,7%) chiếm tỷ lệ thấp hơn đáng kể so với hộ chưa có tham gia (67,3%) (Bảng
7). Khi tham gia vào các HTX nuôi tôm, nông hộ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin
về tình hình sản xuất, những diễn biến thị trường, tình hình trong xã,… qua đó phần
nào giúp nông hộ nắm bắt được những thông tin hữu ích. Trong tổng số 101 hộ chưa
tham gia các HTX nuôi tôm thì có 64 hộ (42,7%) không biết đến các HTX nuôi tôm
nên chưa tham gia và có 37 hộ (24,7%) hộ đánh giá các HTX nuôi tôm không mang
lại lợi ích nên không tham gia, do các HTX nuôi tôm ở huyện CLD khi vào hoạt
động thì không có vốn, không có kế hoạch sản xuất nên không có hướng đi, không có

bộ máy chuyên môn nên còn gặp nhiều khó khăn nên mức độ lợi ích khi tham gia các
HTX nuôi tôm được nông hộ đánh giá ở mức thấp.
Bảng 6: Các tiêu chí đánh giá nguồn lực xã hội
Các tiêu chí
Mức độ tham gia các HTX nuôi tôm của nông hộ
Mức độ thường xuyên tiếp xúc trao đổi với cán bộ chuyên môn hay kỹ sư
Sự đa dạng của nguồn thu thập thông tin kỹ thuật nuôi tôm

Điểm TB
2,01±0,839
1,57±0,727
4,63±0,523
6


Nông hộ tiếp cận nguồn cung cấp thông tin về kỹ thuật nuôi tôm rất đa dạng
(4,63 điểm), hộ nuôi tôm tiếp cận thông tin về kỹ thuật nuôi từ bạn bè láng giềng
chiếm tỷ lệ cao nhất (54%), kế đến là tự tích luỹ kinh nghiệm bản thân (26%), cán bộ
chuyên môn hay kỹ sư (16%), các nguồn khác (sách, báo, tham gia các lớp tập huấn
kỹ thuật) chiếm tỷ lệ ít (4%). Điều này thể hiện tinh thần đoàn kết chia sẽ kỹ thuật
nuôi trong huyện cao và vai trò quan trọng của các cán bộ chuyên môn hay kỹ sư,
nhưng mức độ thường xuyên tiếp xúc trao đổi với cán bộ chuyên môn hay các kỹ sư
được nông hộ đánh giá ở mức thấp (2,89 điểm), do nông hộ chỉ tiếp xúc trao đổi với
các kỹ sư của các công ty thuốc, thức ăn, con giống và không được sự hỗ trợ của các
cán bộ chuyên môn của địa phương.
Bảng 7: Tình hình tham gia các HTX nuôi tôm của nông hộ
Nội dung
Hộ có tham gia
Hộ chưa tham gia
Hộ chưa tham gia vì chưa biết đến HTX nuôi tôm

Hộ chưa tham gia vì HTX nuôi tôm không mang lại lợi ích

Số hộ
49
101
64
37

Tỷ lệ (%)
32,7
67,3
42,7
24,7

3.3.3 Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính của nông hộ được đánh giá qua các tiêu chí trong Bảng 8.
Bảng 8: Các tiêu chí đánh giá nguồn lực tài chính
Các tiêu chí
Tính đa dạng nguồn thu nhập của nông hộ
Khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng
Sự đa dạng của người tiêu dùng

Điểm trung bình
2,05±0,982
2,15±0,974
2,76±1,35

Bên cạnh thu nhập chính từ hoạt động nuôi tôm, các nông hộ cũng có các thu
nhập phụ từ trồng mía, nuôi cua, trồng rau màu… Tính đa dạng nguồn thu nhập của
nông hộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay có vai trò quan trọng, những nông

hộ đa dạng hoá nguồn thu nhập phần nào sẽ ít bị tổn thương trước những biến động
như thiên tai làm giảm năng suất, mất mùa hay biến động về giá cả thị trường…
Nông hộ chỉ có một nguồn thu nhập từ hoạt động nuôi tôm chiếm tỷ lệ lớn (68%),
chiếm tỷ lệ kế đến là hai nguồn thu nhập (26,7%) và ba nguồn thu nhập chiếm tỷ lệ
rất ít (5,3%).
Phần lớn nông hộ chỉ có một nguồn thu nhập từ hoạt động nuôi tôm nên phải
đối mặt với nhiều rủi ro như thời tiết bất thường, giá bán tôm sụt giảm, chi phí đầu
vào tăng, dịch bệnh…đe doạ giảm năng suất và mất mùa dẫn đến thua lỗ trong khi
các nguồn sinh kế phụ chỉ có số ít hộ tham gia và mang lại thu nhập không đáng kể.
Do đó vốn vay ngân có vai trò rất quan trọng nhưng khả năng tiếp cận vốn vay ngân
hàng chỉ ở mức thấp (2,15 điểm). Có 48% nông hộ có nhu cầu vay tiền để nuôi tôm
đều gặp nhiều khó khăn nên không vay được, cụ thể như ngân hàng chỉ cho vay vốn
để trồng trọt hay điều kiện vay vốn là phải có sổ đỏ hay hộ nghèo. Chính vì thế còn
nhiều hộ rơi vào vòng lẩn quẩn thiếu vốn đầu tư→sản xuất không hiệu quả→năng
7


suất thấp→thu nhập thấp→thiếu vốn đầu tư. Nhu cầu thị trường về tôm cao nhưng
người tiêu dùng thì không đa dạng (2,76 điểm) vì qua kết quả khảo sát, 100% hộ nuôi
tôm ở Cù Lao Dung đều bán tôm cho thương lái ở trong và ngoài địa phương. Việc
bán cho thương lái có thuận lợi là thương lái chịu trách nhiệm thu hoạch tôm và việc
thanh toán bằng tiền mặt cũng dễ dàng, nhưng thương lái thì ép giá bán tôm làm
giảm lợi nhuận của các hộ nuôi tôm.
Bảng 9: Tình hình vay vốn ngân hàng
Nội dung
Số hộ vay
Số hộ chưa vay
 Không có nhu cầu vay
 Có nhu cầu vay nhưng không vay được


Số hộ
33
117
45
72

Tỷ lệ (%)
22
78
30
48

3.3.4 Nguồn lực vật chất
Nguồn lực vật chất của nông hộ được thể hiện trong nghiên cứu thông qua
đánh giá về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (Bảng 10).
Bảng 10: Chỉ tiêu chí đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Các tiêu chí

Điểm trung bình

Hệ thống kênh rạch
Hệ thống giao thông
Hệ thống điện

4,07±0,661
3,49±0,721
2,34±0,767

Hệ thống kênh rạch ở mức tốt (4,07 điểm) do CLD có vị trí gần cửa biển nên
kênh rạch thông thương và được chính quyền địa phương nạo vét thường xuyên .

Đường xá phục vụ nhu cầu vận chuyển và đi lại có tầm quan trọng đối với đời sống
và sản xuất của nông hộ. Giá bán tôm chênh lệch nhau giữa nơi có đường xá đi lại
thuận tiện với những nơi đi lại khó khăn. Việc vận chuyển các yếu tố đầu vào phục
vụ sản xuất của những hộ có điều kiện giao thông không thuận tiện gặp nhiều khó
khăn và tốn nhiều chi phí, do đó việc phát triển đường xá phục vụ nhu cầu vận
chuyển và đi lại là thật sự cần thiết. Hệ thống giao thông ở mức khá (3,49 điểm) do
có 25,3% hộ nuôi đánh giá không thuận tiện.
Bảng 11: Tình hình sử dụng điện
Tình hình
Hộ có điện
 Hộ có đủ điện phục vụ sản xuất
 Hộ chưa có đủ điện phục vụ sản xuất
Hộ chưa có điện

Số hộ
137
68
69
13

Tỷ lệ (%)
91,3%
45,3%
46%
8,7%

Hệ thống điện chỉ ở mức thấp (2,34 điểm) do có 46% hộ nuôi thiếu điện và
8,7% hộ nuôi không có điện để sản xuất. Tình trạng mất điện xảy ra thường xuyên,
điện sử dụng để nuôi tôm bị hạn chế, nhiều hộ nuôi tôm phải sử dụng máy phát điện,
làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Khi nông hộ không có điện, ngoài không thể

8


sử dụng điện để nuôi tôm, mà còn mất đi cơ hội học hỏi thông tin kỹ thuật và nắm
bắt thông tin thị trường từ ti vi hay radio (vì chưa có điện nên có rất ít nông hộ sử
dụng máy phát điện để phát tivi hay radio vì tính bất tiện). Qua phân tích cho thấy
nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và đời sống nông hộ trên địa bàn nghiên cứu là rất
cần thiết, cần được nhanh chóng đáp ứng.
3.3.5 Nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực tự nhiên được đánh giá thông qua các chỉ têu trong Bảng 12.
Bảng 12: Các tiêu chí đánh giá nguồn lực tự nhiên
Các tiêu chí đánh giá nguồn lực tự nhiên
Lượng nước phục vụ nuôi tôm
Chất lượng đất
Điều kiện thời tiết

Điểm trung bình
4,33±0,652
3,64±0,822
3,06±0,853

Lượng nước phục vụ nuôi tôm (4,33 điểm) ở mức tốt do CLD có vị trí gần
cửa biển và sông ngòi chằng chịt. Chất lượng đất ở mức khá (3,64) do đất bị nhiễm
phèn nhẹ nhưng có thể cải tạo bằng vôi. Điều kiện thời tiết ở mức khá (3,06 điểm) do
những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt hơn trước gây ảnh hưởng đến hoạt động
nuôi tôm.
Bên cạnh đó hiện trạng sử dụng diện tích cũng đánh giá nguồn lực tự nhiên.
Tổng diện tích mặt nước thả nuôi trung bình của mô hình TS là 0,587 ha/hộ nhỏ hơn
TTCT là 0,608 ha/hộ. Ao nuôi TS có diện tích trung bình 0,354 ha/ao lớn hơn TTCT
là 0,329 ha/ao. Diện tích ao lắng trung bình của mô hình TS là 0,135 lớn hơn TTCT

là 0,071 ha/hộ (P<0,05). Mô hình TS và TTCT sử dụng 19,4% và 6,86% diện tích để
làm ao lắng (P<0,05). Kết quả khảo sát có 50,7% số hộ nuôi có sử dụng ao lắng để
trữ nước, lắng phù sa và xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi nhằm đảm báo có
nguồn nước tốt cho nuôi tôm, cho thấy trình độ kỹ thuật nuôi của người nuôi đã được
nâng cao bằng việc ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng nước
trong mô hình nuôi tôm. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì vai trò của
ao lắng càng quan trọng hơn trong việc ngăn ngừa mầm bệnh lây lan từ bên ngoài
vào ao nuôi (Burford et al. 2002). Việc sử dụng ao lắng đã góp phần nâng cao hiệu
quả nuôi và phòng ngừa dịch bệnh xảy ra.
Bảng 13: Hiện trạng sử dụng diện tích của mô hình nuôi TS và TTCT
Nội dung
Tổng diện tích mặt nước thả nuôi (ha/hộ)
Diện tích trung bình ao nuôi (ha/ao)
Diện tích ao lắng (ha/hộ)
Tỷ lệ diện tích ao lắng (%)

TS (n=30)

TTCT (n=120)

0,587±0,380
0,354±0,139
0,135±0,021a
19,4±3,07a

0,608±0,562
0,329±0,150
0,071±0,012b
6,86±0,798b


Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

9


3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi TS và
TTCT
Kết quả hồi qui được thể hiện ở Bảng 15. Kết quả cho thấy 73,1% sự thay đổi
lợi nhuận mô hình nuôi TS và 74,7% sự thay đổi lợi nhuận mô hình nuôi TTCT được
giải thích bởi các yếu tố đưa vào mô hình hồi qui. Lợi nhuận mô hình nuôi TS và
TTCT (triệu đồng/ha/vụ) tương quan thuận với kinh nghiệm nuôi của chủ hộ (năm),
năng suất (1.000 kg/ha/vụ), giá bán (1.000 đ/kg) và tương quan nghịch với mật độ
thả nuôi (con/m2). Phương trình hồi quy ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận mô hình nuôi TS (3) và TTCT (4) như sau:
Y = - 253,117 + 7,147 X1 - 5,113 X2 + 81,080 X3 + 1,421 X4 (1)
Y = - 920,304 + 9,553 X1 - 1,340 X2 + 67,789 X3 + 6,958 X4 (2)
Bảng 14 : Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
TS
Các biến độc lập
X1: Kinh nghiệm nuôi
X2: Mật độ thả nuôi
X3: Năng suất
X4: Giá bán

Hệ số hồi
qui (b)
7,147ln
-5,113ln
81,080*
1,421ln


Hệ số tương quan R2

TTCT
Mức ý
nghĩa (α)
0,340
0,186
0,000
0,073

Hệ số hồi
qui (b)
9,553ln
-1,340ln
67,789*
6,958*

0,731

*

Mức ý
nghĩa (α)
0,203
0,188
0,000
0,000

0,747


ln

Chú thích: ( ): có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ( ): không có ý nghĩa thống kê.

Các biến độc lập có ý nghĩa thống kê được giải thích như sau:
Yếu tố năng suất, với α = 1%, khi các yếu tố khác không đổi, năng suất tăng 1
(1.000 kg/ha/vụ) thì lợi nhuận mô hình nuôi TS sẽ tăng thêm 81,080 tr.đ/ha/vụ và lợi
nhuận mô hình nuôi TTCT sẽ tăng thêm 67,789 tr.đ/ha/vụ. Kết quả cho thấy năng
suất càng lớn thì lợi nhuận thu được càng cao. Năng suất TS TB có sự dao động lớn
ở 4 xã từ 3,6 đến 6,3 tấn/ha/vụ, trong đó năng suất đạt thấp nhất ở ATN (3,6
tấn/ha/vụ) và cao nhất ở AT3 (6,3 tấn/ha/vụ) (Bảng 15). Do năng suất cao nhất nên
lợi nhuận mang lại cho nông hộ nuôi TS ở AT3 cao hơn 3 xã còn lại (472 tr.đ/ha/vụ).
Bảng 15: Năng suất và lợi nhuận nuôi TS của các xã nghiên cứu
Hạng mục
Năng suất (tấn/ha/vụ)
Lợi nhuận (tr.đ/ha/vụ)

Xã ATN

Xã Đại Ân

Xã AT2

Xã AT3

3,6 2,02
195 270

3,8  3,2

196  372

4,6 2,9
252  328

6,30,6
473  82

Yếu tố giá bán, khi các yếu tố khác không đổi, giá bán TTCT tăng 1 (1.000
đ/kg) thì lợi nhuận mô hình nuôi TTCT tăng 6,953 tr.đ/ha/vụ (với α=1%). Giá bán
càng cao thì lợi nhuận thu được càng tăng. Giá bán không có ý nghĩa thống kê trong
mô hình hồi qui các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi TS.

10


3.4 Phân tích ma trận SWOT nghề nuôi tôm của nông hộ ở huyện CLD
3.4.1 Sơ đồ ma trận SWOT
Cơ hội (O)

Thách thức (T)

O1: Tôm thương phẩm có giá T1: Giá bán tôm thương phẩm
trị kinh tế cao
không ổn định
O2: Nhu cầu thị trường cao

SWOT

Điểm mạnh (S)


T2: Giá thức ăn, thuốc và con
O3: Sự đa dạng về chủng loại giống tăng
và nhà cung ứng thức ăn, T3: Dịch bệnh
thuốc và con giống
T4: Thời tiết những năm gần
đây khắc nghiệt
Giải pháp kết hợp S - O

Giải pháp kết hợp S - T

S1: Điều kiện tự nhiên thuận S1,2,3,4+O1,2: Mở rộng quy mô S2+T3: Lựa chọn mật độ nuôi
lợi
sản xuất
phù hợp với thời điểm trong
năm và xử lý nước trước khi
S2: Nông hộ có kinh nghiệm
cấp vào ao nuôi
nuôi
S1,2,3,4+T1,2: Tối ưu hoá mật
độ và thời gian nuôi

S3: Tôm dễ nuôi
S4: Thời gian nuôi ngắn
Điểm yếu (W)

Giải pháp kết hợp W - O

Giải pháp kết hợp W - T


W1: Thiếu điện để nuôi tôm

W3,4+O1,2,3: Lựa chọn con W3+T3: Lựa chọn con giống
W2: Thiếu hiểu biết về kỹ giống đạt chất lượng tốt, cơ chất lượng đạt chất lượng tốt
sở nuôi có uy tín
thuật nuôi
W1,2,6+T3: Quy hoạch vùng
W
+O
:
Tối
ưu
hoá
mật
độ
nuôi tôm
4
1,2
W3: Chất lượng con giống
nuôi, thời gian nuôi; kiểm
ngày càng kém chất lượng
soát chặt chẽ lượng thức ăn
W : Chi phí đầu tư cao
4

W5: Khó tiếp cận vốn vay W4,5+O1,2: Hỗ trợ vốn vay
với lãi suất thấp
ngân hàng
W2+O1,2: Tăng cường tập
W6: Nuôi tự phát, lẻ tẻ

huấn kỹ thuật nuôi tôm

3.4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển nghề nuôi tôm biển ở huyện CLD từ ma
trận SWOT
Tối ưu hoá mật độ nuôi, thời gian nuôi đồng thời kiểm soát chặt chẽ lượng
thức ăn nhằm tăng năng suất, tiết kiệm chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận. Lựa chọn
mật độ nuôi phù hợp với thời điểm thả trong năm, tuỳ vào mùa vụ để lựa chọn mật
độ nuôi thích hợp để giảm tỉ lệ rủi ro do nguy cơ nhiễm bệnh cho tôm và xử lý nước
trước khi cấp vào ao nuôi để giúp tôm giảm nguy cơ bị lây bệnh. Kiểm soát môi
trường ao nuôi (theo dõi các chỉ tiêu biến động chất lượng và dinh dưỡng trong ao
nuôi), lựa chọn con giống đạt chất lượng tốt, cơ sở nuôi có uy tín để tôm tăng trưởng
nhanh, rút ngắn thời gian nuôi, làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tăng lợi nhuận. Cần
có những chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp và thường xuyên mở các lớp tập
huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi tôm để phát triển nghề nuôi tôm ở địa phương. Quy
11


hoạch lại vùng nuôi tôm để hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp đầu tư và xoá bỏ
tình trang nuôi lẻ tẻ, tự phát.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Tổng diện tích mặt nước thả nuôi trung bình của mô hình TS là 0,587 ha/hộ
nhỏ hơn TTCT là 0,608 ha/hộ. Ao nuôi TS có diện tích trung bình 0,354 ha/ao lớn
hơn TTCT là 0,329 ha/ao. Thời gian nuôi TS trung bình (TB) là 102 ngày/vụ đạt kích
cỡ TB 57,2 con/kg. Thời gian nuôi TTCT TB là 72 ngày/vụ đạt kích cỡ TB 81,5
con/kg. Năng suất TB của TS đạt tấn/ha/vụ và TTCT là tấn/ha/vụ. Chi phí đầu tư cho
mô hình nuôi TS TB 460 triệu đồng/ha/vụ và TTCT là 618 triệu đồng/ha/vụ; thu
nhập bình quân nuôi TS là 655 triệu đồng/ha/vụ và TTCT là 887 triệu đồng/ha/vụ;
lợi nhuận TB nuôi TS là 195 triệu đồng/ha/vụ và TTCT là 270 triệu đồng/ha/vụ. Lợi
nhuận thu được từ mô hình nuôi TS và TTCT tăng lên khi kinh nghiệm nuôi của chủ

hộ, năng suất và giá bán tôm tăng lên.
Về nguồn lực tự nhiên: lượng nước phục vụ cho nuôi tôm ở mức tốt, đất
nhiểm phèn nhẹ nhưng thời tiết những năm gần đây khắc nghiệt hơn.
Về nguồn nhân lực: phần lớn chủ hộ nuôi tôm ở lứa tuổi vừa có sức khoẻ vừa
có kinh nghiệm và có rất ít chủ hộ quá tuổi lao động nhưng trình độ của phần lớn chủ
hộ còn thấp.
Về nguồn lực vật chất: phần lớn nông hộ đánh giá hệ thống kênh rạch ở mức
tốt, còn về điều kiện đường xá đi lại tuy không thuận lợi cũng không quá khó khăn
nhưng còn nhiều hộ nuôi tôm chưa có đủ điện để sản xuất và một phần hộ nuôi chưa
có điện.
Về nguồn lực xã hội: nông hộ tiếp cận nguồn cung cấp thông tin kỹ thuật rất
đa dạng nhưng nông hộ chưa tham gia các HTX nuôi tôm chiếm tỷ lệ hơn gấp đôi so
với nông hộ có tham gia và mức độ lợi ích khi tham gia các HTX nuôi tôm được
nông hộ đánh giá ở mức thấp.
Về nguồn lực tài chính: trong các nông hộ chưa vay vốn ngân hàng thì hộ có
nhu cầu vay nhưng không vay được chiếm tỷ lệ cao, chiếm 48% và số hộ nuôi tiếp
cận được vốn vay ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp (22%). Hoạt động tạo thu nhập của
nông hộ kém đa dạng, phần lớn nông hộ chỉ có duy nhất một hoạt động sinh kế chính
là nuôi TS và TTCT.
4.2 Đề xuất
Quy hoạch vùng nuôi tôm để hệ thống cơ sở hạ tầng ở địa bàn nghiên cứu
được đầu tư, nâng cấp đặc biệt là mở rộng mạng lưới điện đồng thời tăng cường tập
huấn kỹ thuật cho người nuôi TS và TTCT, giúp cải thiện hiệu quả của mô hình sản
xuất và nâng cao thu nhập cho nông hộ nuôi TS và TTCT ở huyện CLD.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Burford MA, Preston NP, Glibert M, Dennison WC, 2002. Tracing the fate of 15N –

enriched feed in an intensive shrimp system. Aquaculture 206: 199-216.
DFID. (1999). Sustainable Livelihood Guidance Sheet. DFID.
Lâm Văn Tùng, 2011. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của các hình thức tổ
chức nuôi tôm sú (Penaeus monodon) TC ở Bến Tre và Sóc Trăng. Luận văn
tốt nghiệp cao học, khoa Thuỷ sản, trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Sỹ Minh, 2012. Đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô hình nuôi tôm sú và
TTCT TC ở Kiên Giang, Só Trăng. Luận văn tốt nghiệp cao học, khoa Thuỷ
sản, trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương, Võ Nam Sơn và Võ Văn Bé, 2008. Phân tích các khía cạnh
kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh rải vụ
ở Sóc Trăng. Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Quyển 2, số chuyên
đề Thuỷ sản. ISSN: 1859-2333.
Phùng Thị Hồng Gấm, Võ Nam Sơn và Nguyễn Thanh Phương, 2014. Phân tích hiệu
quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh ở tỉnh Ninh
Thuận. Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề Thuỷ sản
(2014)(2): 37-4. ISSN: 1859-2333.
Trương Tấn Nguyên, 2013. Đặc điểm kỹ thuật và một số chỉ tiêu chất lượng nước
trong mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Sóc Trăng. Luận
văn Cao học ngành NTTS, Khoa Thuỷ Sản, Đại Học Cần Thơ.
Uỷ ban Nhân dân huyện Cù Lao Dung, 2013. Báo cáo sơ kết tình hình kinh tế - xã
hội tháng 7/2013.
Võ Tuấn Kiệt, 2014. Đánh giá sự chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm sú sang tôm thẻ
chân trắng thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Cao học ngành NTTS, Khoa
Thuỷ Sản, Đại Học Cần Thơ.

13




×