Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh vĩnh phúc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.89 KB, 13 trang )

Thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
Vũ Quỳnh Lê
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Chủ nghĩa xã
hội khoa học; Mã số: 60 22 85 Người hướng dẫn: TS. Mẫn Văn Mai Năm bảo vệ:
2010
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta

hiện nay. Phân tích thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
qua 10 năm triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Xác định một số yêu
cầu và giải pháp cơ bản nhằm thực hiện dân chủ tốt hơn ở nông thôn tỉnh
Vĩnh Phúc hiện nay.
Keywords: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Dân chủ; Nông thôn; Vĩnh Phúc

Content
1. Lý do chọn đề tài

Dân chủ vốn là nhu cầu khách quan, là khát vọng giải phóng, hướng tới tự
do và làm chủ của con người, là một giá trị cao đẹp của nhân loại từ bao đời nay.
Lịch sử phát triển của dân chủ là lịch sử đấu tranh cho quyền sống, quyền mưu cầu
tự do và hạnh phúc của con người, từng bước xây dựng một nền dân chủ theo lý
tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người, đưa con người từ nô lệ lên làm chủ,
từ thụ động đến sáng tạo. Dân chủ hoá đang là vấn đề có tính chất “toàn cầu” trong
thế giới đương đại. Ở Việt Nam hiện nay, dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta,
vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Quá trình đổi mới đất
nước cho đến nay xét đến cùng cũng là hướng tới để thực hiện nền dân chủ mới nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hướng tới xây dựng và hoàn thiện xã hội mới ở Việt
Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thực tiễn đổi mới đất nước những năm qua đã chỉ rõ, dân chủ hoá các lĩnh
vực của đời sống xã hội để từng bước xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã
trở thành một động lực to lớn, quyết định trực tiếp đến sự thắng lợi của sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội



chủ nghĩa và dân chủ hoá xã hội là hai nội dung của một quá tr ình thống nhất. Đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị phản ánh mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị,
trong đó kinh tế là cơ sở, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Do vậy, việc
đảm bảo quyền làm dân chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống là đảm
bảo để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước.
Nhân dân ta xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từ một xã hội vốn là
thuộc địa nửa phong kiến, chưa trải qua chế độ dân chủ tư sản, với đa số dân cư
sinh sống ở nông thôn. Việc giải quyết những vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn luôn là một nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước trong giai
đoạn hiện nay. Những vấn đề trên đã được đề cập trong các Văn kiện Đại hội VI,
VII, VIII, IX, X dưới những góc độ khác nhau. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 5 - Ban
chấp hành TW Đảng khoá VII đã xác định nội dung, phương hướng tiếp tục đổi
mới kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó thực hành dân chủ, đổi mới hệ thống chính
trị được xem là điều kiện quan trọng đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới và
phát triển nông thôn nước ta hiện nay. Phát huy tinh thần ấy, Hội nghị lần thứ 4
Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã xác định những chủ trương, giải pháp lớn
nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá và dân chủ hoá ở nông
thôn. Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW khoá Đảng khoá IX tập trung chỉ đạo
việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt là hệ thống chính trị cơ
sở ở nông thôn (xã) nhằm đảm bảo phát huy tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân,
củng cố mối quan hệ chặt chẽ, máu thịt giữa Đảng - chính quyền và nhân dân trực
tiếp từ cơ sở.
Với những quan điểm chỉ đạo đó, những năm qua việc thực hành dân chủ ở
nông thôn đã có những chuyển biến tích cực. Quyền lực chính trị của cộng đồng
dân cư nông thôn đang từng bước được bảo đảm, xã hội nông thôn thực sự đang
chuyển mình theo hướng dân chủ và tiến bộ. Nhờ vậy, sự nghiệp CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới đạt được những thành tựu to lớn. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện dân chủ ở thôn nước ta



cũng còn một số yếu kém, khuyết điểm cần khắc phục. Biểu hiện là trong thực tế,
nhiều lúc, nhiều nơi, dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm nghiêm
trọng; trình độ ý thức, năng lực thực hành dân chủ của nhân dân ta cũng như cán bộ
các cấp còn nhiều yếu kém; hệ thống luật pháp, thiết chế, thể chế dân chủ chưa
hoàn thiện với nhiều mức độ khác nhau. Tỉnh Vĩnh Phúc, một t ỉnh mới được tái
thành lập từ năm 1997, tính đến năm 2010 tỉnh có tới 137 xã, phường, thị trấn, đa số
dân cư sống ở nông thôn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc thành phố
Hà Nội, đang diễn ra những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội trong quá trình CNH,
HĐH, việc thực hiện dân chủ cũng không nằm ngoài thực trạng đó.
Thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc
nói riêng đặc biệt là dân chủ ở cấp xã đang là một vấn đề bức xúc trong quá trình
phát triển của đất nước hiện nay. Vì thế, việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực
tiễn tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm phát huy ưu điểm, ra sức khắc phục
những thiếu sót trong quá trình xây dựng và thực thi dân chủ trong cuộc sống là
một việc làm cấp bách và thường xuyên. Với ý nghĩa đó và phù hợp với phạm vi
của luận văn thạc sĩ, tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh
Phúc hiện nay ” để nghiên cứu.

2

ĩ
rrr* 1_

1

' 1___1_ •

'


ĩ

1•

-* Ạ -* Ạ i > •

- Tình hình nghiên cứu có liên quan đen đề tài.
Cho đến nay, dân chủ vẫn là một vấn đề nằm ở trung tâm cuộc đấu tranh tư
tưởng lý luận trên thế giới. Dân chủ vẫn là vấn đề luôn có tính thời sự bức xúc
trong cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động ở các quốc gia, dân tộc,
hướng tới phát triển và tiến bộ xã hội.
Ở Việt Nam, dân chủ và dân chủ hoá đã trở thành một trong những nội dung
cơ bản được đề cập trong các văn kiện của Đảng và nhà nước, đặc biệt thể hiện rõ
trong từng thời kỳ đổi mới.


Những thành tựu nghiên cứu lý luận về dân chủ được thể hiện ở những công
trình của nhiều tác giả và tập thể tác giả. Các công trình này đã tập trung vào việc
khẳng định những giá trị nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Qua đó:
* Chỉ rõ sự khác nhau về bản chất của dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa, đánh giá một cách khách quan những thành quả, những tiến bộ mà chủ
nghĩa tư bản đã tạo dựng được trong tiến trình xây dựng chế độ chính trị tư sản
cũng như chỉ ra những hạn chế do bản chất giai cấp tư sản của nền dân chủ ở các
nước tư bản phát triển quy định. Có thể nói tới một số công trình tiêu biểu trong
hướng nghiên cứu này.
+ “ Cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị

nước ta” (Đề tài cấp nhà nước KX.05.05 do PGSTS Hoàng Chí Bảo chủ trì đề tài) ;
+ “Dân chủ hoá trong thờ kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam”, Luận án phó tiến

sĩ khoa học Triết học, 1991, tác giả Hồ Tấn Sáng; “Vận dụng tư tưởng và phương pháp

dân chủ Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam”, Luận án tiến sĩ Triết học, 2003, tác giả Phạm Văn Bính...
+ “Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa” nhà xuất bản Sự thật, H, 1991,
Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo; “Dân chủ - di sản văn hoá Hồ Chí Minh”, Nxb Sự thật, Hà
nội 1997, tác giả Nguyễn Khắc Mai; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do
dân, vì dân” Nxb CTQG, H, 1998, tác giả Nguyễn Đình Lộc; “Chính trị của chủ nghĩa
tư bản - hiện tại và tương lai” Nxb CTQG, HN, 2002, tác giả Nguyễn Đăng Thành;
“Góp phần nhận thức thế giới đương đại” Nxb CTQG, H, 2003, tác giả GS. Nguyễn

Đức Bình - GS, TS Lê Hữu Nghĩa - GS, TS Trần Hữu Tiến (đồng chủ biên);.
+ “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp thực hiện quyền lực ở nước ta”. Tạp
chí cộng sản số 4/1990 - Đào Trí Úc; “Từ học thuyết chuyên chính vô sản của chủ

nghĩa Mác - Lênin đến đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay ", Tạp chí triết
học, số2, 1993, tác giả Phạm Ngọc Quang.
*

Nêu rõ những thành tựu và những hạn chế, thậm chí là những sai lầm trong nhận
thức và khuyết tật trong xây dựng và thực hiện nền dân chủ XHCN ở các nước


XHCN nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong thực tế. Hướng nghiên cứu này
được thể hiện ở các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
+ “Dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay”, Luận án phó
tiến sĩ khoa học triết học, Lê Thanh Thập; “Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ

sở nông thôn ngoại thành Hà Nội (cấp xã) trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến
sĩ, 1993, tác giả Lưu Minh Trị, “Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện quy chế dân


chủ cơ sở”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004, “ Dân chủ cơ sở và vấn đề thực hiện dân chủ ở
nông thôn nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, 2007, tác giả Nguyễn Thị
Tâm;.

+ “Dân chủ và tập trung dân chủ - Lý luận và thực tiễn”, Nxb Khoa học xã hội, H,
2001, tác giả Nguyễn Tiến Phồn; ...
+ “Dân chủ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam”, Tập chí Thông tin lý luận số
7/1989, tác giả Hoàng Chí Bảo; “Dân chủ hoá nông thôn vi sự phát triển bền vững”, Tạp
chí Khoa học và Tổ quốc, số 9, 2005, Thạc sĩ Nguyễn Minh Tuấn,.
*

Bổ sung những nhận thức mới và đề xuất những cách làm mới để xây dựng và
thực hiện dân chủ phù hợp với đặc điểm lịch sử, truyền thống của dân tộc, đặc
điểm của thời kỳ quá độ cũng như đặc thù của từng cấp độ, vùng miền, nhóm dân
cư.. .ở nước ta. Điều này được thể hiện ở các công trình sau đây:
+ Trong chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước giai đoạn 1991-1995 mang
mã số KX.05 về “ Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta” có
đề tài: “Đặc điểm nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị”, mã
số KX.05.06; (do PGS, Vũ Hữu Ngoạn chủ nhiệm đề tài)
+ “ Nâng cao trình độ văn hoá dân chủ của nhân dân trong quá trình xây

dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Phó tiến sĩ khoa
học triết học, 1994, tác giả Mẫn Văn Mai; “Lệ làng truyền thống với việc hình thành ý

thức pháp luật cho nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Luận án Tiến sĩ triết học,
2002, tác giả Nguyễn Văn Long; “Vấn đề dân chủ trên lĩnh vực chính trị ở nông thôn

Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay” (Qua khảo sát vùng nông thôn đồng bằng
sông Cửu Long), Luận án Tiến sĩ triết học, 1999, Đào Bá Phương.



+ “Thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb
CTQG, HN, 2000, tác giả Dương Xuân Ngọc chủ biên; “Dân chủ và thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở”, Nxb CTQG, HN, 2003, TS Lương Gia Ban chủ biên, “Dân chủ ở xã
từ góc nhìn pháp lý”, Nxb Công an nhân dân, 2004, tác giả Thạc sĩ Nguyễn Minh

Tuấn ...
+ ”Dân chủ một đề tài thời đại”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 9, 1998, tác giả
Đỗ Tư; “Để thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, số 2, 1999, tác giả
Trần Quang Nhiếp; “Dân chủ cơ sở là điểm mấu chốt để thực hiện quyền dân chủ”, Tạp chí
Quản lý nhà nước, số 1, 1999, tác giả Lê Minh Châu;.
* Đặc biệt ba công trình nghiên cứu trong những năm gần đây đã công bố
dưới dạng chuyên khảo: “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay”; “Thực hiện Quy chế dân
chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay”; “Thế chế dân chủ và phát triển nông
thôn Việt Nam hiện nay” do Nxb CTQG, HN lần lượt xuất bản năm 2001. 2003. 2005

được tập thể các nhà khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực
hiện (TS Nguyễn Văn Sáu và GS Hồ Văn Thông đồng chủ biên) là những công
trình khoa học đi sâu nghiên cứu về đời sống cộng đồng làng, xã Việt Nam truyền
thống và hiện tại, vấn đề xây dựng chính quyền cấp xã, đưa ra những căn cứ lý
luận và thực tế cho việc xây dựng và tững bước hoàn thiện thể chế dân chủ ở cơ sở
nông thôn nước ta hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trên từ những hướng tiếp cận và phạm vi nghiên
cứu khác nhau đã cố gắng làm rõ bản chất, nội dung, tính chất cơ chế thực hiện dân
chủ XHCN cũng như vai trò của việc mở rộng quyền làm chủ của nhân dân đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, những công trình đó
chưa đi sâu về thực hiện dân chủ ở nông thôn, đối với nông dân, đặc biệt là ở cấp
xã. Một số công trình đã nghiên cứu vấn đề dân chủ ở cơ sở trên địa bàn nông
thôn, nhưng nông thôn Vĩnh Phúc - tỉnh đồng bằng, miền chuyển tiếp, cầu nối giữa

các tỉnh miền núi Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; chiếm
giữ vị thế quan trọng và là một trong tám vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của đất


nước - lại là địa bàn chưa được mấy quan tâm. Những công trình nghiên cứu một
cách có hệ thống về dân chủ ở cơ sở nông thôn vẫn chưa nhiều, thành tựu nghiên
cứu còn khá khiêm tốn. Việc đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện dân
chủ ở nông thôn đáp ứng nhu cầu dân chủ của nông dân thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đang hết sức cấp thiết.Với
đề tài này, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu
nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta nói chung và nông thôn tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng hiện nay có hiệu quả và chất lượng tốt hơn.
3 - Đối tượng phạm vi nghiến cứu của để tài
-

Đối tượng nghiên cứu
Ở Việt Nam, nông thôn gắn liền với nông nghiệp và nông dân, đó là cả một
địa bàn rộng lớn. Mặc dù nghiên cứu vấn dân chủ ở nông thôn nhưng tác giả sẽ tập
trung chủ yếu vào nghiên cứu vấn đề thực hiện dân chủ ở loại hình cơ sở xã trên địa
bàn nông thôn Việt Nam nói chung, nông thôn Vĩnh Phúc nói riêng.

-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tác giả giới hạn một số xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc làm điểm nghiên cứu, khảo
sát đề tài Thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh vĩnh Phúc. Sở dĩ tác giả lựa chọn vấn đề
dân chủ ở xã mà không phải phường - thị trấn vì xã là nơi tập trung chủ yếu của cư
dân nông thôn, chiếm khoảng 80% dân số, 70 % lao động xã hội và khoảng 85%
trong tổng số các đơn vị hành chính cấp cơ sở ở Vĩnh Phúc: có đặc điểm chung là
nơi vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu của xã hội cũ,

cũng như tâm lý, thói

quen

của

thời
cơ chế tập trung bao cấp; đồng thời cũng là nơi lưu giữ đượcnhiềutruyền thống tốt
đẹp
có thể kế thừa trong quá trình mở rộng dân chủ hiện nay.
Cùng với những số liệu, những kết quả nghiên cứu kế thừa từ những công
trình khoa học mà các tác giả khác đã công bố, tác giả luận văn tiến hành khảo sát


trực tiếp việc thực hiện dân chủ ở các xã thuộc t ỉnh Vĩnh Phúc từ khi Quy chế dân
chủ cở sở của TW Đảng ban hành năm 1998 đến nay.

- Môc ®Ých nhiồm vô nghian C0U

4

Môc ®Ých

4.1.

Trên cơ sở luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện dân chủ ở
nông thôn nước ta và cụ thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đã đề xuất
những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện dân chủ tốt hơn ở nông thôn t0nh Vĩnh
Phúc hiện nay.
Nhiồm vô


4.2.

§Ó ®Jt ®-ĩc môc tiau tran, ®Ò t^i tẺp trung gi^i quyÕt c4c nhiồm vô sau:
Mét lự, ph©n tích lý luận về thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay.
Hai lự, Phân tích thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc

qua 10 năm triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Ba lự, xác định một số yau cỌu và giải pháp cơ bản nhằm thực hiện dân chủ

tốt hơn ở nông thôn t0nhVĩnh Phúc hiện nay.
5

- Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

-

Cơ sở lý luận:
Luận văn được triển khai dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, nông dân, nông thôn; dựa trên quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát huy dân chủ XHCN, xây dựng
HTCT, giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đổi
mới CNH, HĐH đất nước.

-

Cơ sở thực tiễn:
Xuất phát từ điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội.ở nông thôn Vĩnh
Phúc đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ cùng với đất nước trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặt ra những yêu cầu mới về thực thi và

mở rộng dân chủ ở nông thôn.


Đồng thời, từ thực tiễn thực hiện dân chủ ở nông thôn Vĩnh Phúc những năm
qua, tác giả đi sâu luận chứng những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm
vụ của luận văn.
-

Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng tổng hợp những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú trọng sử dụng
phương pháp logíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp, kết hợp với phương pháp so
sánh và điều tra xã hội học để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu.
6

- Ý nghĩa của luận văn

-

Ý nghĩa lý luận:

Góp phần phát triển hướng nghiên cứu mới về lý luận và tổng kết thực tiễn
về dân chủ ở nước ta từ góc độ cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn.
Ý nghĩa thực tiễn:

-

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu
về dân chủ cơ sở, quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn trong các trường Đại học,
Cao đẳng và các trường Chính trị trong cả nước, và những ai quan tâm tới đề tài

nghiên cứu này.
Luận văn góp phần nhỏ bé vào việc đưa ra những luận cứ khoa học cung cấp
cho HTCT cơ sở trong việc nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ và đấu tranh
chống những tiêu cực, hạn chế đang cản trở việc thực thi và mở rộng dân chủ cho
nông dân ở vùng nông thôn t ỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và nông thôn cả nước nói
chung.
7

- Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
References
1.

Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN - khóa VIII (1998), Chỉ thị về xây dựng và
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, số 30 - CT/TW, ngày 18/12/1998.


2.

Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN - khóa IX (2001), Chỉ thị tiếp tục đẩy
mạnh xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, số 10 - CT/TW, ngày

18/3/2002.
3.

Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (2004), Thông báo kết luận của ban bí thư về

kết quả 6 năm thực hiện chỉ thị 30 - CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII và

tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
4.

Lương Gia Ban (chủ biên) (2003), Dân chủ và việc thực hiện dân chủ ở cơ sở,
Nxb CTQG, Hà Nội.

5.

Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2004), Hệ thống chính trị cơ sở nông thôn nước ta hiện
nay, Nxb CTQG, Hà Nội.

6. Nguyễn Cúc (2002), Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay -

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội X, Nxb CTQG, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy, Ban Chấp hành

Trung ương khóa X, Nxb CTQG, Hà Nội.
10. Trần Bạch Đằng (2003), Dân chủ ở cơ sở một sức mạh truyền thống của dân tộc

Việt Nam, Tạp chí cộng sản, số 35.
11. Vũ Văn Hiền (2004), Quy chế dân chủ ở cơ sở - Vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
CTQG, Hà Nội.
12. Đoàn Minh Huấn (2004), “Dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và quá trình mở

rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Tạp chí lý luận chính trị, HVCTQG, Hà
Nội, (số 8).
13. Mạnh Khương (2010), “Nông dân đẩy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh


giỏi”, Hội nông dân tỉnh Vĩnh Phúc, (29/3/2010).
14. Khiếu Linh (2009), “Thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở là động

lực phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc”, Báo điện tử Đảng Cộng sản,
(19/8/2009)
15. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.


16. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
17. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
18. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
19. C. Mác - Ăngghen (1995), toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội.
20. C. Mác - Ăngghen (1995), toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.
22. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội.
23. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội.
24. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội.
25. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội.
26. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội.
29. Đỗ Mười (1998), Phát huy dân chủ XHCN- Xây dựng nhà nước của dân, do dân,

vì dân trong sạch vững mạnh, Nxb CTQG, Hà Nội.
30. Mẫn Văn Mai (1994), “Nâng cao trình độ văn hoá dân chủ của nhân dân trong

quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Luận án
Phó tiến sĩ khoa học triết học. Học viện CT - HC Quốc gia Hồ Chí Minh.
31. Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo (1991), “Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa”,


Nxb Sự thật, Hà Nội.
32. Dương Xuân Ngọc - chủ biên (2000), Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã. Một số

vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội.
33. Phạm Quang Nghị (2002), “Phát huy quyền làm chủ của nhân dânxâydựnghệ

thống chính trị ở cơ sở vững mạnh”, Tạp chí Cộng sản, (số 21)
34. Trần Quang Nhiếp (2004), “Dân chủ cơ sở với phát triển cộngđồng”, Tạp chí

Cộng sản, (số 4).


35. Nguyễn Quốc Phẩm - chủ biên (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa

đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng các dân tộc thiểu số các tỉnh miền
bắc nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội.
36. Phạm Ngọc Quang (2004), “Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong quá trình đổi mới.

Thành tựu, vẫn đề và giải pháp”. Tạp chí lý luận chính trị, (số 3).
37. Nguyễn Văn Sáu - Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng

chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG Hà Nội.
38. Phan Xuân Sơn (2002), “Dân chủ và dân chủ cơ sở - Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn”, Tạp chí lý luận chính trị, (số 7).
39. Lưu Minh Trị (2004), “Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ

cơ sở”, Nxb CTQG, Hà Nội.
40. Nguyễn Thị Tâm (2007), “ Dân chủ ở cơ sở và vấn đề thực hiện dân chủ ở


nông thôn nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Chính trị học. Học viện CT - HC
Quốc gia Hồ Chí Minh.
41. Hiếu Tuyên (2009), “Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc sáng tạo, chủ động

trong các phong trào thi đua”, Báo điện tử Đảng Cộng sản, (1/12/2009).
42. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứXIII

(nhiệm kỳ 2001-2005)
43. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV

(nhiệm kỳ 2005-2010)
44. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2006), Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh, Báo cáo Kết quả

thực hiện QCDC ở cơ ở năm 2005; Phương hướng, nhiệm vụ năm 2006
45. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo Tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 29 - CT/TW

ngày 12/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường công tác kiểm tra
của Đảng. Ngày 9/03/2007.
46. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo tình hình thực hiện Quy chế dân chủ và công

tác dân vận của các cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc.


47. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo công tác MTTQ năm 2008, phương hướng

năm 2009. Ngày 11/12/2008.
48. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2008), Bài tham luận tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện

chỉ thị 30 - CT của Bộ Chính trị khóa (VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở.

49. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30 -

CT/TW của Bộ Chính trị khóa (VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ
ở cơ sở (1998-2008). Tháng 1/2009.
50. Phụ lục 1
51. Phụ lục 2: Nguồn: Sở nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc.



×