Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Một Số Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nghiệp Vụ Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.34 KB, 41 trang )

Mục Lục
2.2. Thực trạng chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở GD Ngân Hàng Ngoại
Thương Việt Nam :...........................................................................................20


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

NHTMCP

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phân

NHNT

Ngân Hàng Ngoại Thương

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

DNNN



Doanh nghiệp nhà nước

DS

Doanh số

HSC

Hội Sở Chính

TDCT

Tín Dụng Chứng Từ

TMQT

Thương Mại Quốc Tế

NHTM

Ngân Hàng Thương Mại

XK

Xuất Khẩu

NK

Nhập Khẩu


L/C

Letter of Credit

VCB H.O

Vietcombank Head Office

SGD

Sở Giao Dịch

PGD

Phòng Giao Dịch


Mở đầu
Cả nước ta đang chuyển mình trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị
trường, từng bước tiến hành công cuộc đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Song song với sự phát triển không
ngừng của nền kinh tế, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng phải
từng ngày từng giờ thay da đổi thịt cho phù hợp với yêu cầu của tiến trình phát
triển đầy khắc nghiệt đó. Một thực tế không thể phủ nhận là cùng với xu hướng
toàn cầu hoá nền kinh tế, hoạt động thương mại trong nước và quốc tế ngày càng
được mở rộng, đi cùng với đó là những rủi ro tăng theo cấp số nhân.
Trong bối cảnh đó, nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng ra đời như một
phương tiện phòng ngừa rủi ro góp phần không nhỏ vào việc thông suốt quá trình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bằng cách đảm bảo tư cách của các bên

trong quan hệ hợp đồng, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá
trình hội nhập khu vực và thế giới. Không những thế còn có ý nghĩa quan trọng
trong nâng cao vai trò, uy tín của hệ thống ngân hàng, khẳng định vị thế cũng như
khả năng thích nghi phát triển của các nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng đòi hỏi khách
quan của nền kinh tế.
Thực tiễn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho thấy, so với các nghiệp
vụ mang tính truyền thống của ngân hàng thì nghiệp vụ bảo lãnh là nghiệp vụ còn
khá mới mẻ, các cán bộ nghiệp vụ còn thiếu kinh nghiệm, quy trình tiến hành còn
chưa hoàn thiện, việc ra những quyết định bảo lãnh còn mang tính kinh nghiệm. Sự
phát triển của nghiệp vụ này trong những năm qua chưa đáp ứng hết những đòi hỏi
bức bách của nền kinh tế. Đôi lúc, Ngân hàng Ngoại thương cũng phải gánh chịu
những rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ này. Do vậy, một trong những mục tiêu, định
hướng nghiệp vụ bảo lãnh của ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam nói riêng đó là rút kinh nghiệm từ thực tế, không ngừng chấn
chỉnh, ổn định, nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh, từ đó có thể hoàn thiện và
1


phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng lên ngang tầm với yêu cầu của nền
kinh tế đang không ngừng phát triển.
Xuất phát từ những nhận thức trên và qua thời gian thực tập, đi sâu nghiên
cứu chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Phòng bảo lãnh thuộc Sở giao dịch, Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài :
“Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại SGD Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam”.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chuyên
đề được trình bày theo ba chương.
Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ Bảo Lãnh Ngân Hàng.
Chương 2: Thực trạng chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở GD Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam

2


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1. Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh ngân hàng
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng :
Sự ra đời của nghiệp vụ bảo lãnh không đồng thời với sự ra đời của ngân hàng.
Nhưng quá trình tồn tại và phát triển của ngân hàng cùng với sự phát triển của
thương mại quốc tế và nhu cầu về một đối tác đáng tin cậy bảo đảm cho các
thương vụ mới làm nảy sinh nghiệp vụ bảo lãnh như một loại hình nghiệp vụ mới
của ngân hàng hiện đại.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, các hoạt động thương mại trong nước cũng
như quốc tế cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Một giao dịch thương mại có
thể giải thích đơn thuần: người bán sẽ cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người mua
và người mua trả tiền cho khối lượng hàng hoá, dịch vụ nhận được, nhưng những
phát sinh từ đó lại vô cùng phức tạp, đặc biệt trong thương mại quốc tế. Hoạt động
thương mại quốc tế với sự vô giới hạn về không gian và thời gian đã kéo theo cả
những vấn đề từ sự khác biệt về thể chế chính trị, hệ thống pháp lý, quy chế mậu
dịch, điều kiện thanh toán, điều kiện thị trường, tình hình tài chính. Chính những
sự khác biệt này kéo theo những rủi ro không lường trước được đã là tiền đề ban
đầu đòi hỏi sự xuất hiện nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.
* Khái niệm nghiệp vụ bảo lãnh (Bank Guarantee)
Tuy chưa có một định nghĩa chính thức và thống nhất mang tính quốc tế cho
nghiệp vụ bảo lãnh. Mỗi nước có một khái niệm khác nhau song về bản chất là
giống nhau.
Nghiệp vụ bảo lãnh theo khoản 12, điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng và gần

đây nhất theo QĐ 283/2000/QĐ- NHNN ngày 25/8/2000, được quan niệm như
sau:
“Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên
bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách
hàng phải nhận nợ và hoàn trả các tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”.
Như vậy, quan hệ bảo lãnh là một quan hệ hợp đồng gồm ba chủ thể tham gia:
3


Bên bảo lãnh thường là các tổ chức tín dụng bao gồm :
+ Ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển,
ngân hàng liên doanh, ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng
+ Các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế được thực hiện bảo
lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh khác mà bên nhận bảo
lãnh là các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Bên được bảo lãnh là các khách hàng bao gồm :
+ Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp của
các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
+ Các ngân hàng hay chính các tổ chức tín dụng
+ Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh
Bên nhận bảo lãnh là các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có quyền thụ
hưởng các cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
* Nghiệp vụ bảo lãnh mang tính độc lập
Đây là đặc điểm nổi bật của nghiệp vụ này. Bảo lãnh thể hiện tính độc lập
về quyền lợi và nghĩa vụ tài chính của từng bên đối với các hợp đồng. Người thụ
hưởng hoàn toàn có quyền yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thanh toán khi đã xuất trình

đầy đủ các chứng từ và giấy tờ yêu cầu liên quan trong thư bảo lãnh mà ngân hàng
không thể dựa vào bất kỳ kháng nghị nào có từ quan hệ hợp đồng cơ sở. Điều này
cũng là hệ quả của đặc điểm nghiệp vụ bảo lãnh mang tính chất chứng từ. Trách
nhiệm thanh toán của ngân hàng ở đây hoàn toàn độc lập với mối quan hệ giữa
ngân hàng phát hành và người được bảo lãnh.

2

Ngân hàng bảo lãnh
(Bank)

Người yêu cầu bảo lãnh
(applicant)

14

3
Người nhận bảo lãnh
(beneficiary)


(1) Hợp đồng cơ sở giữa người yêu cầu bảo lãnh và người thụ hưởng cùng
những điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ độc lập với ngân hàng bảo lãnh.
(2) Hợp đồng bảo lãnh giữa ngân hàng và người yêu cầu tương tự như vậy
cũng độc lập với người thụ hưởng.
(3) Thư bảo lãnh giữa ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng độc lập với
người yêu cầu bảo lãnh hay người được bảo lãnh.
1.1.2. Chức năng của bảo lãnh Ngân Hàng :
1.1.2.1 Chức năng là công cụ đảm bảo :
Trong các hoạt động kinh tế, rủi ro là một yếu tố tiềm ẩn và có thể xảy ra bất

cứ lúc nào. Do đó, chức năng quan trọng nhất là cung cấp cho người nhận bảo lãnh
một sự đảm bảo chắc chắn với quyền lợi của họ. Bên nhận bảo lãnh sẽ nhận được
một khoản bồi hoàn tài chính cho những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của
bên được bảo lãnh gây ra. Trên thực tế khi đòi hỏi phải có hoạt động bảo lãnh,
người nhận bảo lãnh hoàn toàn không mong muốn bên được bảo lãnh vi phạm hợp
đồng để được nhận bồi hoàn từ bên bảo lãnh.
1.1.2.2 Chức năng là công cụ tài trợ :
Nhu cầu về vốn luôn là một vấn đề bức thiết đối với các chủ thể kinh tế. Đặc
biệt trong các hợp đồng xây dung hoặc mua bán có giá trị lớn, thời gian thực hiện
kéo dài thì vấn đề tìm nguồn tài trợ càng trở nên khó khăn đối với các nhà thầu xây
dung hoặc các thương nhân, nhất là trong trường hợp họ có thể gặp khó khăn trong
việc tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, và sẽ mất đi một cơ hội đầu
tư tốt nếu không thực hiện hợp đồng này. Khi đó bảo lãnh ngân hàng sẽ có chức
năng như một công cụ tài trợ. Việc ngân hàng phát hành bảo lãnh tiền ứng trước
( bảo lãnh hoàn thanh toán ) có thể giúp cho các nhà thầu, cho người mua có được
một khoản tiền ứng trước từ chủ đầu từ, từ người bán
1.1.3 Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng :
5


1.1.3.1 Đối với nền kinh tế :
Bảo lãnh ngân hàng hỗ trợ cho các DN, tổ chức tiếp cận được với nguồn vốn
phù hợp hay thực hiện giao dịch dễ dàng. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng giúp việc
thi công các công trình lớn, quan trọng của đất nước nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Bảo lãnh vay vốn giúp cho những đơn vị thiếu vốn tiếp cận được với nguồn vốn
phù hợp, chi phí thấp. Mỗi loại bảo lãnh đều có mục đích hỗ trợ hoạt động của các
DN dễ dàng, thuận lợi hơn, qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.1.3.2 Đối với Ngân Hàng :
Hoạt động bảo lãnh trước hết giúp cho các ngân hàng thương mai tăng
nguồn thu, bù đắp chi phí dựa trên khả năng đánh giá tín dụng đối với khách hàng

mà không cần trực tiếp cung cấp vốn. Ngân Hàng sẽ nhận được một khoản phí cho
việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh, phí bảo lãnh được tính theo tỷ lệ phân trằm trên số
tiền bảo lãnh. Chi phí phát hành thư bảo lãnh tương đối thấp, ngân hàng hầu như
không phảI trích lập dự trữ bắt buộc. Ngoài ra, ngân hàng thường biết rõ về tình
hình tài chính của khách hàng vì vậy chi phí thẩm định bảo lãnh thường thấp/
Ngoài phí, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải ký quỹ, tạo nguồn tiền
thanh toán cho ngân hàng với mức lãi suất rất thấp. Tuỳ theo rủi ro của khoản bảo
lãnh và đối tượng khách hàng mà tỷ lệ ký quỹ thay đổi từ 0 – 100% ( những khách
hàng mới giao dịch lần đầu với ngân hàng hoặc có tình hình tài chính không lành
mạnh thường phải bắt buộc ký quỹ 100% )…
1.1.3.3 Đối với bên được bảo lãnh :
Hoạt động bảo lãnh của NHTM hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp và cá
nhân hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ có hoạt động bảo lãnh, nhiều doanh
nghiệp đã giải quyết được tình trạng thiếu vốn (bảo lãnh vay vốn), có được khoản
vốn cần thiết phục vụ dự án đầu tư kinh doanh của mình, có điều kiện mở rộng sản
xuất, gia tăng chất lượng sản phẩm để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Hoạt
động bảo lãnh còn góp phần quan trọng đảm bảo cho khả năng kinh doanh của
doanh nghiệp với phía đối tác giúp các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh
doanh. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp bắt buộc phải có bảo lãnh mới có
thể hoạt động như bảo lãnh dự thầu. Nhờ có bảo lãnh ngân hàng, các doanh nghiệp
sẽ có nhiều thuận lợi khi đấu thầu, thực hiện giao dịch hay ký kết hợp đồng.
1.1.3.4 Đối với bên nhận bảo lãnh :

6


Bảo lãnh ngân hàng đảm bảo khả năng được thanh toán cho bên nhận bảo lãnh,
trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết như đã quy
định trong hợp đồng. Bảo lãnh ngân hàng mang lại sự tin tưởng cho bên thứ ba,
hạn chế những tổn thất mà bên thứ ba có thể gặp phảI do thông tin không cân xứng

hay rủi ro đạo đức. Đồng thời trước khi phát hàng bảo lãnh, NH đã thẩm định
khách hàng kỹ lưỡng, bên thứ ba không cần thiết phải kiểm tra tình trạng khách
hàng. Bảo lãnh ngân hàng cũng đồng nghĩa với khách hàng được bảo lãnh sẽ phảI
chịu thêm sự ràng buộc, giám sát, đốc thúc của NH ngoài sự giám sát của bên thứ
ba, như vậy khả năng thực hiện được cam kết trong hợp đồng sẽ cao hơn. Bên thụ
hưởng sẽ yên tâm hơn trong giao dịch của mình, vì dù đối tác không thực hiện
đúng nghĩa vụ kinh tế thì ngân hàng sẽ đứng rat hay mặt khách hàng thực hiện
nghĩa vụ đó.
1.2. Nội dung nghiệp vụ bảo lãnh
1.2.1 Các hình thức bảo lãnh Ngân Hàng :
* Phân loại nghiệp vụ bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng rất đa dạng, tuỳ theo cách thức phát hành, theo phạm vi,
theo mục đích và nội dung của bảo lãnh mà có những loại hình khác nhau.
+ Theo phương thức phát hành bảo lãnh
-Bảo lãnh trực tiếp ( Direct Guarantee)
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh
chịu trách nhiệm bảo lãnh trực tiếp cho bên được bảo lãnh mà không cần thông qua
ngân hàng trung gian, người được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho
ngân hàng phát hành bảo lãnh. Ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh và trực
tiếp phát hành bảo lãnh gọi là ngân hàng phát hành bảo lãnh và ngân hàng có trụ sở
tại nước người thụ hưởng gọi là ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo có vai
trò là kiểm tra tính chính xác, tính chân thực của bảo lãnh như: chữ ký, mã SWIFT,
mã telex…khi nhận được thư bảo lãnh từ ngân hàng phát hành, sau đó thông báo
và chuyển nội dung thư bảo lãnh cho người thụ hưởng.
Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp:
Ngân hàng
phát hành

Ngân hàng
thông báo


Người được
bảo lãnh

Người nhận
bảo lãnh
7


- Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee)
Bảo lãnh gián tiếp hay còn gọi là bảo lãnh đối ứng (Counter Guarantee) là loại bảo
lãnh trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân
hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh. Bảo lãnh gián tiếp được thực
hiện thường do người thụ hưởng mong muốn thư bảo lãnh được một ngân hàng có
trụ sở tại nước mình phát hành (Local Bank) để thuận lợi trong giao dịch hoặc đòi
tiền sau này. Vì vậy, người được bảo lãnh phải yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
chỉ định một ngân hàng đóng trụ sở tại nước người thụ hưởng phát hành bảo lãnh.
Ngân hàng thứ nhất trong quan hệ trên gọi là Ngân hàng chỉ dẫn (Instructing
Bank), ngân hàng thứ hai gọi là Ngân hàng phát hành (Issuing Bank). Mối quan hệ
giữa hai ngân hàng này được thể hiện bằng văn bản của Ngân hàng chỉ dẫn đề nghị
Ngân hàng phát hành thực hiện việc phát hành bảo lãnh và văn bản của Ngân hàng
chỉ dẫn cam kết bồi hoàn cho Ngân hàng phát hành nếu Ngân hàng phát hành
thanh toán bảo lãnh việc này được thể hiện bằng một văn bản đối ứng.
Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp:
Ngân hàng
Chỉ dẫn

Ngân hàng
phát hành


Người được
Bảo lãnh

Người nhận
Bảo lãnh

- Đồng bảo lãnh (Syndicate Guarantee, Co-Guarantee)
Trong trường hợp những thương vụ lớn, khả năng rủi ro cao, một ngân hàng riêng
lẻ không thể thực hiện bảo lãnh hoặc vì những quy định hạn chế và mục tiêu phân
tán rủi ro của Chính phủ nước đó. Do vậy, các ngân hàng có thể thực hiện đồng
bảo lãnh cho một khoản bảo lãnh. Các ngân hàng thành viên tham gia đồng bảo
lãnh sẽ chọn một ngân hàng đứng ra là ngân hàng bảo lãnh chính. Ngân hàng này
sẽ phát hành thư bảo lãnh cho toàn bộ số tiền bảo lãnh, giữ các chứng từ có liên
quan, thu phí bảo lãnh từ người được bảo lãnh và chia lại cho các ngân hàng thành
viên theo tỷ lệ. Các ngân hàng còn lại cam kết chịu trách nhiệm theo từng phần
đóng góp của mình bằng những bảo lãnh đối ứng. Khi ngân hàng bảo lãnh chính
8


thanh toán cho người thụ hưởng thì họ có quyền truy đòi các ngân hàng thành viên
số tiền mà họ đã cam kết bằng bảo lãnh đối ứng.
Sơ đồ đồng bảo lãnh:
NH A

NH B

Người được
Bảo lãnh

Ngân

Hàng
Phát
hành

Người nhận
Bảo lãnh

NH C

+ Theo phương thức đòi tiền:
- Bảo lãnh có điều kiện (Conditional Guarantee)
Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh mà việc thanh toán chỉ có thể được tiến hành
khi người thụ hưởng xuất trình theo thư bảo lãnh một số chứng từ hay giấy chứng
nhận được qui định trước. Các yêu cầu văn bản của mỗi bảo lãnh cũng khác nhau,
có thể là thư tín dụng dự phòng, xác nhận của một chuyên gia, tổ chức trọng tài về
việc vi phạm của người được bảo lãnh. Bảo lãnh có điều kiện đảm bảo quyền lợi
cho người xin bảo lãnh, tránh được việc giả dối lạm dụng chứng từ hàng hoá hoặc
việc khiếu nại thông qua sự trung thực của người thụ hưởng.
- Bảo lãnh vô điều kiện (Unconditional Guarantee)
Là loại bảo lãnh mà việc thanh toán được thực hiện ngay khi ngân hàng nhận được
yêu cầu đầu tiên bằng văn bản của người thụ hưởng thông báo rằng người được
bảo lãnh đã vi phạm hợp đồng. Yêu cầu này xem như một mệnh lệnh thanh toán
đơn giản không đòi hỏi phải có chứng từ kèm theo. Loại bảo lãnh này là hình thức
đảm bảo tuyệt đối quyền lợi cho người thụ hưởng. Mặt khác lại bất lợi cho người
xin mở bảo lãnh khi có sự lạm dụng bảo lãnh qua những yêu cầu không trung thực
của người thụ hưởng.
+ Theo mục đích bảo lãnh
- Bảo lãnh dự thầu(Tender Guarantee)
Bảo lãnh dự thầu là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết với
chủ thầu về việc tham gia đấu thầu của nhà thầu. Trong trường hợp khách hàng bị

phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho
9


bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Mục
đích: Đảm bảo cho người dự thầu không phải rút lui, không ký kết hợp đồng hay
thay đổi ý định khi đã được trúng thầu.
- Bảo lãnh vay vốn (Credit Guarantee, Loan Guarantee), hay có thể gọi là
bảo lãnh tín dụng là cam kết của ngân hàng bảo lãnh với bên cho vay về việc sẽ
chịu trách nhiệm trả thay cho bên vay trong trường hợp bên vay không thanh toán
đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và lãi như đã ký kết ngay khi bên thụ hưởng bảo lãnh có
yêu cầu mà không cần có sự kiểm tra nào.
- Bảo lãnh thanh toán (Payment Guarantee)
Bảo lãnh thanh toán là loại hình bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh cam kết với
nhà thầu về việc thanh toán tiền đúng hợp đồng của chủ thầu. Trong trường hợp
chủ thầu không thanh toán đủ số tiền theo hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu
trách nhiệm thay cho chủ thầu. Mục đích: Cung cấp sự bảo đảm cho nhà thầu
(Người thụ hưởng) có thể nhận được khoản thanh toán một cách thuận lợi đầy đủ,
đúng hạn về sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ đã cung cấp cho chủ thầu (người
được bảo lãnh ). Loại bảo lãnh này có hình thức gần giống với bảo lãnh tín dụng
thương mại, nhưng khác nhau về bản chất và cách truy đòi tiền thanh toán.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng(Performance Guarantee)
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là loại hình bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh
cam kết về việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu. Trong trường hợp nhà thầu
không thực hiện hợp đồng, hoặc không nộp đủ tiền phạt cho chủ thầu thì ngân
hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả tiền thay trả thay cho nhà thầu. Mục đích
của loại hình bảo lãnh này chính là đảm bảo quyền lợi cho chủ thầu hay người thụ
hưởng tránh được rủi ro. Trị giá của bảo lãnh thì tuỳ theo loại hình và qui mô hợp
đồng, sẽ từ 10 - 15% tổng giá trị hợp đồng. Trường hợp đặc biệt, mức bảo lãnh
thực hiện hợp đồng có thể yêu cầu trên 15% nhưng phải được người có thẩm

quyền quyết định đầu tư chấp nhận.
- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm (Guarantee of Quality): là loại
hình bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo
đảm khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo
hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng bị phạt
tiền do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản

10


phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc không nộp đủ tiền phạt cho bên
nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thựchiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
- Bảo lãnh hoàn thanh toán (Repayment Guarantee) : là loại hình bảo lãnh
ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm
nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên
nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo
lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước những không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ
số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng
trước cho bên nhận bảo lãnh.
- Bảo lãnh bảo hành(Guarantee for Warranty Obligation): là bảo lãnh ngân
hàng do tổ chức tín dụng phát hành về việc cam kết sẽ bồi thường giá trị bảo lãnh
khi bên có trách nhiệm bảo hành (người được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ nghĩa vụ bảo hành như quy định.
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng bảo lãnh :
1.2.2.1. Nhân tố chủ quan :
Các nhân tổ chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh là các nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp tới tất cả các khía cạnh khác nhau của chất lượng bảo lãnh. Chất
lượng bảo lãnh của ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố chủ
quan sau:
* Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh là nhân tổ ảnh hưởng đầu tiên đến chất lượng bảo
lãnh, nếu không có chiến lược kinh doanh các ngân hàng sẽ luôn bị động. Một
chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp ngân hàng có một phương hướng phát triển
nhất quán, giúp cho ngân hàng khai thác tốt nhất năng lực hiện có của ngân hàng
và đồng thời nó cũng giúp cho ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh chóng
với những biến đổi của môi trường kinh doanh.
* Chính sách phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại.
Chính sách phát triển nghiệp vụ bảo lãnh là một hệ thống các chỉ tiêu mà ngân
hàng đặt ra và các biện pháp cụ thể để thực hiện các chỉ tiêu đó. Chính sách này
ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, tính chất của các khoản bảo lãnh cũng như
phương thức hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Chính sách quy định định hướng
phát triển, thị trường mục tiêu và gợi mở những biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp
vụ và thu hút khách hàng. Một chính sách phát triển đúng đắn sẽ góp phần nâng
11


cao chất lượng nghiệp vụ và đảm bảo sự phát triển nghiệp vụ thích nghi với những
biến động của thị trường.
* Công tác tổ chức ngân hàng trong tiến trình tiến hành bảo lãnh.
Tổ chức ngân hàng được sắp xếp một cách có khoa học, đảm bảo sự phối hợp
chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp
thời nhu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng theo dõi, quản lý sát sao các khoản
bảo lãnh, các khoản cho vay, huy động vốn. Đây là cơ sở để tiến hành các hoạt
động bảo lãnh an toàn và quản lý hiệu quả các khoản bảo lãnh, sự phối hợp chặt
chẽ giữa các phòng ban chức năng trong cùng hệ thống ngân hàng sẽ là nhân tố
không nhỏ ảnh hưởng tới chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh.
*Chất lượng thẩm định khách hàng.
Một công việc không thể bỏ qua trước khi đưa ra các quyết định bảo lãnh
đối với ngân hàng là tiến hành thẩm định khách hàng. Nói một cách chính xác hơn
là thẩm định khả năng tài chính và khả năng thực hiện hợp đồng được bảo lãnh

của doanh nghiệp. Chất lượng thẩm định chỉ có thể hình thành dựa trên những
nhân tố:
 Tiến hành thu thập thông tin, số liệu một cách đầy đủ về khách hàng từ những
nguồn khác nhau, từ đó có thể so sánh, đối chiếu thông tin.
 Thông qua một số cơ quan chuyên môn để kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu
kinh tế, các thông số kỹ thuật của dự án.
 Thực hiện thẩm định dự án theo một trình tự nhất định.
 Ngoài ra, nhân tố con người vẫn là nhân tố quan trọng không thể không nhắc
tới trong quá trình thẩm định. Đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kinh
nghiệm, tư cách đạo đức nghề nghiệp, ...
* Phẩm chất và trình độ cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh.
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng cũng như việc đảm bảo chất lượng bảo lãnh. Chất lượng nhân sự
ngày càng được đòi hỏi cao để có thể đáp ứng kịp thời có hiệu quả, thích ứng với
sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh từ đó tác động đến sự thay đổi
của hoạt động bảo lãnh. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và
giỏi chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có
thể xảy ra trong hoạt động bảo lãnh.
12


1.2.2.2. Nhân tố khách quan :
 Từ phía khách hàng

* Khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp
Đây là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp thực
hiện hợp đồng được yêu câù bảo lãnh. Thị phần của doanh nghiệp là nhân tố mà
bất kỳ ngân hàng nào cần phải tính đến khi xem xét yêu cầu bảo lãnh. Khả năng
này biểu hiện ở khối lượng sản phẩm doanh nghiệp tiêu thụ được trong từng kỳ,
chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu trên thị trường, sự nhanh nhậy trong nắm

bắt yêu cầu thị trường.

* Năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng tự tài trợ, khối
lượng vốn tự có, tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Năng
lực tài chính được đánh giá qua một hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả
năng thanh toán và tính lỏng của tài sản. Năng lực này càng cao, khả năng đáp ứng
các điều kiện bảo lãnh càng lớn sẽ góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo
lãnh.

* Khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm.
Theo các quy định hiện hành về giao dịch đảm bảo, quan hệ bảo lãnh cũng
đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo dưới các hình thức thế chấp, cầm cố tài sản các
giấy tờ có giá, ký quỹ hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Đây là nhân tố không nhỏ ảnh
hưởng đến quyết định bảo lãnh của ngân hàng cũng như việc đưa ra yêu cầu bảo
lãnh của khách hàng. Bởi những nhân tố kể trên là biện pháp không thể thiếu để
tránh những rủi ro cho ngân hàng.
 Từ phía môi trường kinh tế xã hội
Hoạt động của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh
tế xã hội. Một ngân hàng dù có cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình song
nếu môi trường kinh tế- xã hội không ổn định thì ảnh hưởng lớn đến thành công
của ngân hàng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu môi trường kinh doanh là hoạt động
thường xuyên của mỗi ngân hàng thương mại. Chất lượng bảo lãnh của ngân hàng
thương mại bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố của môi trường kinh tế- xã hội như:

* Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế phát triển có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo
lãnh. Một môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể tham gia nền kinh tế hoạt
13



động có hiệu quả sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô bảo lãnh, chất lượng hoạt động bảo
lãnh cũng sẽ được nâng lên. Mặt khác môi trường kinh tế cũng có thể có những
thay đổi bất ngờ như sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá, những biến động thị trường
khác.

* Môi trường pháp lý.
Ngân hàng thương mại khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các quy định về pháp
luật của Nhà nước. Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp
ngân hàng thương mại có điều kiện xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt và tiến hành
trôi chảy các nghiệp vụ chức năng. Nghiệp vụ bảo lãnh cũng không phải là ngoại
lệ.

* Môi trường chính trị xã hội.
Môi trường chính trị xã hội ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt
động đầu tư, kích thích sự gia tăng của các hoạt động thương mại trong nước cũng
như quốc tế. Đó cũng là tiền đề cho sự ra đời cũng như phát triển của nghiệp vụ
bảo lãnh ngân hàng. Môi trường kinh tế xã hội là nhân tố mang tính vĩ mô tác động
tổng hoà đến hầu hết các nghiệp vụ của ngân hàng chứ không đơn thuần là nghiệp
vụ bảo lãnh.

14


Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH
TẠI SỞ GD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Sở GD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về Sở GD :
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở GD Ngân hàng Ngoại

thương Việt Nam :
Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam được chính thức thành lập ngày
01/04/1963 theo quyết định số 115/CP do Hội Đồng chính phủ ban hành trên cơ sở
tách ra từ Cục quản lý ngoại hối trực thuộc Ngân Hàng Trung ương ( nay là NHNN
). Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh,
độc quyền sang hoạt động kinh tế ngoại sang NHTM NN hoạt động đa năng theo
Quyết định số 403- CT của Chủ tịch hội đồng Bộ Trưởng.
Năm 1991, SGD NHNT TW được thành lập. Ngày 20/01/2001 NHNT VN
khai trường toà VCB Tower tại địa chỉ 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. VCB HO và
SGD NHNT TW được đặt tại trụ sở này.
Ngày 28/12/2005 theo quyết định số 1215/QĐ-NHNT. TCCB&ĐT của Hội
đồng quản trị NHNT VN và tới ngày 01/01/2006 SGD được chính thức tách khỏi
Hội Sở chính, hoạt động như 1 chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con giấu, có tài
khoản riêng. Kể từ đây, toàn bộ giao dịch của các tổng công ty sẽ do HSC quản lý,
còn giao dịch của tất cả đối tượng khách hàng khác : doanh nghiệp, cá nhân sẽ do
SGD thực hiện.
Ngày 30/10/2008, SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam đã chính thức
khai trương trụ sở hoạt động mới tại 31- 33 Ngô Quyền , Phường Hàng Bài, Quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với trụ sở làm việc mới, SGĐ đã thêm 1 bước khẳng định sự
độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình.
Bên cạnh hoạt động như 1 chi nhánh VCB với thị phần lớn trong nhiều lĩnh
vực tại Hà Nội, SGD còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương chinh sách
của VCB, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm mới cũng như
thực hiện 1 số nghiệp vụ đặc thù khác.

15


2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của SGD :
S¬ ®å m« h×nh tæ chøc cña Së GD NHTMCP NTVN

SGD

Nhóm hỗ
trợ

Nhóm tín
dụng

Nhóm
thanh toán

Nhóm kinh
doanh dịch
vụ

15 PGD

Phòng quản lí
nhân sự

Phòng quan
hệ khách
hàng

Phòng thanh
toán quốc tế

Phòng thanh
toán thẻ


Phòng kế toán
tài chính

Phòng quản
lí nợ

Phòng bảo
lãnh

Phòng kinh
doanh dịch vụ

Phòng kiểm
tra nội bộ

Khách hàng
thể nhân

Phòng vay
SGD

Phòng hành
chính quản trị

Phòng đầu
tư dự án

Phòng tin học

Phòng TD

cho DN nhỏ
và vừa

viện trợ

Phòng ngân
quỹ

.
Phòng vốn và
kinh doanh
ngoại tệ
Phòng khách
hàng đặc biệt

Phòng kế toán
giao dịch
Tổ quản lí quỹ
ATM

* Cơ cấu chức năng các phòng ban bao gồm 5 nhóm
a) Nhóm hỗ trợ : - Phòng quản lí nhân sự - Phòng kế toán tài chính - Phòng kiểm
tra nội bộ - Phòng hành chính quản trị - Phòng tin học
b) Nhóm tín dụng : - Phòng quan hệ khách hàng - Phòng quản lí nợ - Phòng tín
dụng trả góp và tiêu dùng - Phòng đầu tư dự án
- Phòng tín dụng cho DN nhỏ và vừa
c) Nhóm thanh toán : - Phòng thanh toán quốc tế - Phòng bảo lãnh - Phòng vay nợ
viện trợ
d) Nhóm kinh doanh dịch vụ : - Phòng thanh toán thẻ - Phòng hối đoái - Phòng tiết
kiệm - Phòng ngân quỹ - Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ - Phòng khách hàng

16


đặc biệt - Phòng kế toán giao dịch - Tổ quản lí quỹ ATM - Tổ phát triển nghiệp vụ
ngân hàng bán lẻ
e) Các phòng giao dịch(PGD)
2.1.2. Hoạt động cơ bản của SGD :
2.1.2.1. Hoạt động cơ bản của SGD :
Với hoạt động kinh doanh đa dạng, SGD VCB hiệ cung ứng tất cả các dịch vụ
liên quan đến tiền tệ, ngân hàng và nhiều hoạt động khác theo Luật các TCTD, bao
gồm:
- Hoạt động huy động vốn:
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế (không kì hạn và có kì hạn).
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.
+ Nhận tiền gửi từ các TCTD.
+ Phát hành kì phiếu, trái phiếu.
- Hoạt động sử dụng vốn:
+ Cho vay trực tiếp các tổ chức kinh tế cà cá nhân, cho vay triết khấu.
- Hoạt động dịch vụ:
+ Hoạt động vay nợ, viện trợ, chuyển tiền
+ Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
+ Hoạt động nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn...
+ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
+ Hoạt động kinh doanh thr tín dụng , thẻ ATM, thẻ ghi nợ...
+ Hoạt động bảo lãnh.
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh :
Trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều biến động và sự tác động
của nó đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của các Ngân hàng nói
riêng là điều không thể tránh khỏi. Hoạt động trong bối cảnh như vậy, SGD
NHTMCP NTVN chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Ta có thể thấy

rõ điều đó qua bảng số liệu sau
Bảng 1.2
Kết quả công tác tài chính :

17


Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Tổng thu

2.135

2.657

2.453

So sánh 07/08
So sánh 08/09

Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số tiền
Số tiền
%
%
(+/-)
(+/-)
(+/-)
(+/-)
522
24,4
-204
-7,7

- Trong đó: Thu
1.780
lãi cho vay

2.487

2.239

707

39,7

-248

-9,9


Tổng chi

1.878

2.221

2.165

343

18,3

-56

-2,5

- Trong đó: Chi
1.374
lãi TG, TV

1.668

1.524

294

21,4

-144


-8,6

257
436
288
179
69,6
-148
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009)

-34

Lợi nhuận TT

Tổng thu năm 2008 đạt 2.657 tỷ, tăng 522 tỷ so với năm 2007, tương đương với
mức tăng là 24,4%. Trong đó nguồn thu chủ yếu là từ thu lãi cho vay đạt 2.487 tỷ,
chiếm 93,6 % trong tổng thu nội bảng. Nó cho thấy khối lượng tín dụng tăng, chất
lượng tín dụng được nâng cao, các đơn vị tổ chức thu lãi khá tốt. Về các khoản chi,
chiếm tỷ trọng lớn là chi lãi tiền gửi, tiền vay 1.668 tỷ đồng, tăng so với năm 2007
là 294 tỷ đồng, tương đương tăng 21,4%. Khoản chi này tăng do nguồn vốn huy
động trong năm tăng, lãi suất huy động tiền gửi tăng, mở rộng dư nợ. Tuy nhiên lợi
nhuận đạt được là 436 tỷ đồng là một mức tương đối cao, tăng 69,6% so với năm
ngoái.
Năm 2009, lợi nhuận đạt 288 tỷ đồng, giảm 148 tỷ so với 2008. Tổng thu đạt 2.453
tỷ đồng, giảm 204 tỷ so với năm trước, tương ứng giảm 7,7%. Trong đó, thu lãi
cho vay đạt 2.239 tỷ giảm so với năm trước 248 tỷ hay giảm 9,9%. Trong năm do
suy giảm kinh tế nên dịch vụ chuyển tiền kiều hối có phần hạn chế, ảnh hưởng đến
doanh thu của SGD. Về các khoản chi, chi lãi tiền gửi tiền vay là 1.524 tỷ, giảm so
với 2008 là 144 tỷ đồng. Khoản chi này giảm do việc điều chỉnh giảm lãi suất huy

động vốn nhằm hạ thấp lãi suất đầu vào.
* Nguồn vốn :
Trong suốt quá trình đổi mới và phát triển, NHNT VN đã trải qua nhiều thăng
trầm theo cơ chế thị trường. Với chiến lược phát triển và mở rộng thành một tập
đoàn tài chính lớn của cả nước cũng như quốc tế, NHNT rất chú trọng tới chỉ tiêu
nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của NHNT đều tăng trưởng hàng năm để cho phù hợp
với mức độ phát triển và mở rộng. Đi cùng với chính sách chung của cả hệ thống,
18


SGD cũng tiến hành những hoạt động nhằm làm tăng trưởng nguồn vốn đều đặn
hàng năm. Tổng nguồn vốn huy động được từ nền kinh tế của SGD tại thời điểm
cuối năm 2008 đạt xấp xỉ 37.986 tỷ đồng, tổng dư nợ khoảng 3.605 tỷ đồng.
Bảng 2.2 : Cơ cấu huy động vốn của Sở Giao dịch
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm
2007

Tổng nguồn vốn huy
35.701
động
17.917

VNĐ

Năm
Năm 2008
2009


So
sánh So
sánh
08/07(%) 09/08(%)
6,4

17,8

23.605

20,2

9,5

37.986

44.785

21.538

Không KH

3.934

3.631

103,833

-7,7


-97,1

Có KH dưới 12 tháng

3.606

8.594

594,582

138,3

-93

Có KH trên 12 tháng
4.771
Tiền gửi đảm bảo thanh 5.606
toán
17.784

Ngoại tệ

7.156

576,174

50

-92


2.158

4,441

-61,5

-99

16.448

21.180

-7,5

28,7

Không KH

7.534

7.592

11.556

0,77

52,2

Có KH dưới 12 tháng


2.304

1.267

3.320

-45

162

Có KH trên 12 tháng
3.670
Tiền gửi đảm bảo thanh 1.560
toán

4.812

5.201

31,1

2.777

1.103

78

8,1
-60,3


(Nguồn: phòng Kế toán Tài chính)

Ta có thể thấy rằng cơ cấu nguồn vốn huy động của SGD có sự thay đổi theo
hướng bền vững hơn qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 25%, tỷ lệ
huy động giữa USD/VND bình quân là 46/54 khá ổn định. Trong năm 2009, tiền
gửi của doanh nghiệp và vay các TCTD dưới hình thức nguồn huy động VNĐ có
tăng nhẹ hơn so với mức tăng của USD vào năm 2009 do tình hình kinh tế thế giới
đang trong thời kỳ suy thoái hết sức khó khăn. Với nhiều hình thức thông qua
nhiều kênh huy động vốn VNĐ và ngoại tệ, nguồn vốn của SGD đã tăng trưởng
liên tục trong những năm qua, đặc biệt năm 2009, nguồn vốn ngoại tệ nhảy vọt
(tăng 4.732 tỷ VNĐ). Có được kết quả khả quan đó là nhờ SGD đã thực hiện
nghiêm chỉnh hàng loạt các chủ trương và chính sách mới dưới sự chỉ đạo của Hội
sở chính.
Tình hình huy động vốn của các chi nhánh trong hệ thống NHNT VN năm 2009 :
số lượng chi nhánh hoàn thành kế hoạch được giao đầu năm là 43/60 chi nhánh
(không tính đến 04 chi nhánh mới thành lập). Các chi nhánh lớn có mức tăng
19


trưởng huy động vốn lớn trên 1.000 tỷ đồng là: Sở Giao dịch, Vũng Tàu, Nam Sài
Gòn, Thành Công.
2.2. Thực trạng chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở GD Ngân Hàng Ngoại
Thương Việt Nam :
2.2.1.Tình hình nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở GD Ngân Hàng Ngoại Thương
Việt Nam :
* Dư nợ phát hành bảo lãnh trong những năm gần đây có dấu hiệu tăng
trưởng rõ ràng
Biểu 2: Dư nợ bảo lãnh của Sở GD NHNT từ năm 2006 - 2009
Đơn vị: triệu USD

Dư nợ bảo lãnh đầu năm

Năm
2006
90,7

Năm
2007
101,0

Năm
2008
114,1

Năm
2009
185,9

Dư nợ BL phát sinh trong năm

70,9

94,3

170,6

321,4

Dư nợ BL thanh toán trong năm


60.6

81,2

98,8

123,5

Dư bảo lãnh cuối năm

101,0

114,1

185,9

383,8

+/-Dư nợ BL phát sinh so với năm trước

15,2

23,4

76,3

150,8

Khoản mục


Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNT

Dư nợ bảo lãnh ở thời điểm cuối mỗi năm được tính như sau:

Tổng dư nợ bảo lãnh cuối kỳ= Tổng dư nợ bảo lãnh đầu kỳ + Doanh
số bảo lãnh phát sinh - Doanh số bảo lãnh giải toả trong kỳ
Doanh số bảo lãnh (dư nợ bảo lãnh phát sinh trong năm) từ năm 2006 bắt đầu
tăng. Doanh số bảo lãnh năm 2006 đạt khoảng 71 triệu USD tăng 27% so với năm
2005. Năm 2007 đạt 94 triệu USD (tăng 33%), đặc biệt năm 2008, tốc độ tăng
trưởng của bảo lãnh tăng cao nhất trong 5 năm gần đây (80,9%). Chính trong giai
đoạn lợi nhuận Ngân hàng thu được từ hoạt động bảo lãnh khoảng 2 triệu mỗi năm
đã góp phần làm tăng tổng thu nhập của Ngân hàng.
* Về cơ cấu tổng dư nợ bảo lãnh :
Biểu 3: Cơ cấu tổng dư nợ bảo lãnh của NHNT
Đơn vị: triệu USD
20


Năm 2006
Khoản mục

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng dư bảo lãnh
- Dưới 1 năm
- Trên 1 năm


Số
%
Số
%
tiền
tiền
90,7 100 101,0 100
39,9 43,9 41,2 40,8
50,8 56,1 59,8 59,2

Số
tiền
114,1
50,9
63,2

Số
tiền
100 185,9
36,2 87,3
63,8 98,6

100
47,0
53,0

+62,9
+71,5
+56,0


L/C trả chậm
- Dưới 1 năm
- Trên 1 năm
Bảo lãnh khác
- Dưới 1 năm
- Trên 1 năm

47,6
17,3
30,3
43,1
22,6
20,5

67,6
29,7
37,9
46,5
21,2
25,3

59,2 120,8
26,0 52,2
33,2 68,6
40,8 65,1
18,6 35,1
22,2
30


65
28,1
36,9
35
18,9
16,1

+78,7
+75,7
+ 81
+ 40
+65,6
+18,6

52,5
19,1
33,4
47,5
24,9
22,6

57,3
21,1
36,2
43,7
20,1
23,6

56,8
20,9

35,9
43,3
19,9
23,4

%

%

+/09/08
(%)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNT

Nhìn chung trên bảng ta thấy, loại hình bảo lãnh L/C trả chậm chiếm tỷ lệ rất
cao trong tổng dư nợ bảo lãnh của NHNT. Năm 2007 chiếm 56,8%, năm 2008
chiếm 59,2%, năm 2009 chiếm 65%. Loại hình bảo lãnh này chứa đựng rất nhiều
rủi ro do những khác biệt trong tập quán thương mại giữa các quốc gia do sự khác
biệt về địa lý và đôi khi cả những bất trắc của điều kiện tự nhiên trong vận chuyển
hàng theo đường biển. Nhưng bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm cùng với bảo lãnh
vay vốn nước ngoài đem lại phần lớn thu nhập từ hoạt động bảo lãnh cho Ngân
hàng. Trên tổng dư nợ bảo lãnh, cơ cấu bảo lãnh biến động theo hướng tích cực
qua các năm: bảo lãnh trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao và tỷ trọng bảo lãnh
ngắn hạn có xu hướng giảm đi. Cơ cấu này tạo ra những rủi ro không nhỏ cho ngân
hàng những cũng tương ứng với đó là những nguồn lợi đầy hứa hẹn. Năm 2008,
trong khi tỷ trọng của bảo lãnh trung và dài hạn chiếm 63,8% trong tổng dư bảo
lãnh thì tỷ trọng bảo lãnh ngắn hạn là 36,2%, nhưng đến năm 2009 cơ cấu này đã
có xu hướng cân đối hơn. Tuy nhiên, số tuyệt đối về tỷ lệ bảo lãnh ngắn, trung và
dài hạn đều tăng qua các năm.
* Dư nợ bảo lãnh quá hạn đang có xu hướng giảm dần

Biểu 4: Dư nợ bảo lãnh quá hạn của NHNT
Đơn vị: triệu USD
Khoản mục
Năm Năm Năm Năm
+/- %
2006 2007
2008
2009
09/08

21


Tổng dư nợ bảo lãnh
- Dư nợ bảo lãnh quá
hạn
Cơ cấu nợ bảo lãnh quá hạn:
Phân theo loại hình bảo lãnh:
- L/C trả chậm
- Bảo lãnh khác
Phân theo thời hạn bảo lãnh:
- Dưới 1 năm
- Trên 1 năm

90,7 101,0
29,90 20,80

114,1
19,20


185,9
18,3

+ 62,9%
- 4,7%

19,70
10,20

15,24
4,76

15,95
3,25

15,82 -0,82 %
2,48 - 23,69%

19,80
10,10

16,3
4,70

13,71
5,49

12,69
5,61


- 7,44%
+2,19%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT

Từ năm 2006 - 2008, dư nợ bảo lãnh quá hạn của NHNT giảm đáng kể, năm
2008 dư nợ bảo lãnh quá hạn của NHNT là 19,20 triệu USD chiếm 16,82% tổng
dư nợ bảo lãnh, giảm 7,69% so với năm 2007 và năm 2009 tiếp tục giảm 4,7%,
trong đó: Nợ quá hạn của dư nợ bảo lãnh mở L/C trả chậm là 15,95 triệu USD,
tăng 4,7% so với năm 2007 nhưng lại có xu hướng giảm xuống trong năm 2009
giảm 0,82% .
Qua biểu bảng trên, ta thấy nợ bảo lãnh quá hạn của NHNT chủ yếu phát
sinh từ năm 2005 trở về trước. Trong những năm gần đây, chất lượng bảo lãnh tại
NHNT đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn chưa thanh
toán tồn đọng từ các năm trước không thấp và Ngân hàng đang cố gắng tìm mọi
biện pháp hữu hiệu để giải quyết những khoản nợ đó. Đồng thời với chất lượng về
thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng có tiến bộ là tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn vẫn ở mức
cao: năm 2008, nợ quá hạn của bảo lãnh ngắn hạn là 13,71 triệu USD, giảm 15,9%
so với năm 2007, nợ quá hạn của bảo lãnh trung - dài hạn là 5,49 triệu USD, tăng
16,8% so với năm 2007; đến năm 2009 con số này là tăng 2,19% so với năm
2008 .
2.2.2.Phân tích chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNT :
 Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thể hiện trên dư nợ bảo lãnh phát sinh
đang không ngừng tăng trưởng
Biểu 5: Dư nợ bảo lãnh phát sinh trong năm 2006-2009
Đơn vị: triệu USD
22


Khoản mục

Dư nợ bảo lãnh phát sinh trong
năm
+/- Doanh số bảo lãnh phát sinh
trong năm so với năm trước
+/-(%) Doanh số bảo lãnh phát sinh
trong năm so với năm trước

Năm
2006
70,9

Năm
2007
94,3

Năm
2008
170,6

Năm
2009
321,4

15,2

23,4

76,3

150,8


27,3%

33%

80,91%

88,39
%

Nguồn: Dẫn xuất từ biểu 2
Trong chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh phát sinh trong năm, qua cả con số tuyệt đối
và con số tương đối, ta thấy hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang có những
bước tiến không ngờ. Từ năm 2007-2008, dư nợ bảo lãnh tăng 76,3 triệu (tương
đương tăng 80,91%), con số tăng đã thể hiện thành quả không nhỏ của NHNT
Việt Nam. Điều này cũng là một minh chứng rõ ràng cho định hướng phát triển
nghiệp vụ bảo lãnh mang tính đúng đắn, chiến lược sản phẩm và mức phí bảo lãnh
mang tính cạnh tranh cũng như trình độ tiến hành nghiệp vụ của các cán bộ thuộc
các phòng ban khác nhau tham gia trong quy trình nghiệp vụ bảo lãnh nói chung và
của các cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh của Phòng bảo lãnh thuộc Sở giao dịch NHNT
Việt Nam nói riêng.
Mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh là hoạt động mới còn gặp nhiều khó khăn trở
ngại trong những bước đi đầu tiên, song cho đến nay đã tỏ rõ tính tích cực và phát
huy hiệu quả rõ rệt. Tính đến cuối năm 2007 số dư bảo lãnh phát sinh đạt 70,9
triệu USD, tăng 33%so với năm 2006 (70,9 triệu USD). Thu phí từ nghiệp vụ bảo
lãnh gia tăng đáng kể, năm 2007 là 14.001 triệu VND sang đến năm 2008 thì đạt
14.845 triệu VND và năm 2009 là 19.767 triệu VND.
Biểu 6: Doanh thu hoạt động bảo lãnh
Đơn vị: triệu VND
Các chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Thu phí nghiệp vụ bảo lãnh
14.001
14.845
19.767
Tổng thu dịch vụ
472.100
405.373
522.931
Chỉ tiêu lợi nhuận (%)
2,97%
3,66%
3,78
Tỷ lệ doanh thu của nghiệp vụ bảo lãnh
=Tổng thu phí bảo lãnh / Tổng thu dịch
vụ
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNT
Số doanh nghiệp và cá nhân liên hệ mở bảo lãnh tăng dần nhưng cho đến
nay với bảo lãnh trong nước chưa có trường hợp nào ngân hàng phải áp dụng cho
vay bắt buộc hoặc trả thay cho doanh nghiệp.
23


×