Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 21 trang )

Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

MỤC LỤC
MỤC
I
1
2
3
4
5
II
1
2
3
4
III
1
2

NỘI DUNG

TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU
2
Lý do chọn đề tài
2
Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
3
Đối tượng nghiên cứu
4
Giới hạn phạm vi nghiên cứu


4
Phương pháp nghiên cứu
4
PHẦN NỘI DUNG
5
Cơ sở lý luận
5
Thực trạng
6
Giải pháp biện pháp
8
Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của
18
vấn đề nghiên cứu
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
19
Kết luận
19
Kiến nghị
19

Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

1

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học


MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT
MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC.
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
Như Bác Hồ đã nói:
“Dạy trẻ cũng giống như trồng cây non
Trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành người tốt”
Thấm nhuần lời dạy của Bác, công tác giáo dục mầm non – những người
chủ tương lai của đất nước đã, đang và sẽ là chủ trương lớn của toàn Đảng, toàn
dân. Để thực hiện tốt mục đích giáo dục này, bậc học màm non đã có nhiều
bước chuyển lớn nhằm góp phần đặt nền móng đào tạo con người phát triển toàn
diện – có đủ sức khoẻ, đủ trí tuệ và tài năng.
Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có
tấm lòng yêu nghề, mến trẻ thực sự. Cô giáo như người mẹ thứ hai, gần gũi, yêu
thương để giáo dục trẻ hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách.
Một trong những bộ môn của ngành học mầm non mà tôi quan tâm để đầu
tư thực hiện nhiệm vụ trên đó là bộ môn cho trẻ làm quen với văn học. Đặc biệt
là việc giúp trẻ có vốn từ phong phú và khả năng diễn đạt mạch lạc, diễn cảm,
dễ đi vào lòng người được tôi quan tâm nhất khi cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm
văn học.
Trong trường mầm non hoạt động văn học có một vai trò quan trọng trong
việc hình thành nhân cách cho trẻ và văn học phù hợp với tâm sinh lý của trẻ.
Trẻ thích những câu chuyện cổ tích có ông Bụt, bà Tiên hiện lên giúp đỡ những
người hiền lành nhưng nghèo khổ. Hay qua câu chuyện thần thoại, truyền thuyết
tâm hồn trẻ luôn tưởng tượng bay bổng đầy ước mơ. Trẻ cảm phục lòng dũng
cảm của các vị anh hùng trong tình tiết chiến trận. Thông qua hoạt động văn học
giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, những truyền thống đạo lý tốt đẹp
của dân tộc từ đó bồi dưỡng cho trẻ các tính cách trung thực, hiền lành, chăm
Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương


2

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

chỉ…Qua đó giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Từ
những ngữ điệu của văn học giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp, những
hành vi tốt trong cuộc sống. Trẻ biết được những gì nên làm và không nên làm.
Và giúp trẻ có được các kỹ năng sử dụng sách như lật sách, đọc tranh, chỉ chữ…
cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1.
Việc đọc diễn cảm có nghệ thuật lại có ý nghĩa to lớn hơn nhằm giúp trẻ
cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn. Qua đó trẻ tái tạo lại bằng
hình ảnh những gì đã nghe được và gợi lên ở trẻ những tình cảm, cảm xúc nhất
định; trẻ chú ý say mê với cốt truyện và các hình tượng của tác phẩm tự sự với
âm thanh nhịp điệu, nhạc vần của thơ ca. Điều đó là tiền đề cho sự hình thành và
phát triển nhân cách, đạo đức cho trẻ thơ.
Mặt khác đọc, kể tác phẩm văn học một cách diễn cảm là một trong những
nội dung cơ bản của môn văn học và phương pháp cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học ở lớp mẫu giáo. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn cái tuổi đang dần đi
vào chuẩn ngôn ngữ. Vì vậy không những đọc, kể diễn cảm cho trẻ nghe mà còn
phải rèn luyện cho trẻ kỹ năng đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học để tạo điều
kiện cho trẻ phát triển vốn từ và thể hiện những kỹ năng, kiến thức mà mình đã
học.
Trong quá trình thực tiễn ở trường mầm non tôi thấy kỹ năng đọc diễn cảm
của trẻ mẫu giáo chưa được tốt và còn nhiều hạn chế: chỉ có một số ít trẻ biết
đọc kể diễn cảm, việc đọc kể tác phẩm còn mang tính chất thuộc lòng chứ chưa
thể hiện một cách diễn cảm, thậm chí có trẻ còn đọc chưa đúng, một số trẻ còn
ngọng, lắp; và hơn thế lớp tôi lại là lớp có nhiều trẻ ngay từ bé đã thiếu tình cảm

của cả ba lẫn mẹ, thiếu sự quan tâm của người lớn và có 4 trẻ nói ngọng … Do
đó gây rất nhiều khó khăn đối với việc luyện kỹ năng đọc - kể diễn cảm cho trẻ,
từ đó dẫn đến kết quả giáo dục chưa cao. Từ thực tiễn này nên tôi đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học” làm đề tài của mình.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

3

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

Đề tài này nhằm mục đích rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ 5- 6 tuổi ở
trường mầm non đạt hiệu quả cao.
Kết quả cần đạt trong quá trình thực hiện đề tài:
Giáo viên biết cách thể hiện rõ ngữ điệu, cường điệu, tình cảm của âm
thanh ngôn ngữ khi đọc tác phẩm cho trẻ nghe.
Về trẻ kết quả đọc diễn cảm đạt 80- 85%
Nhiệm vụ cụ thể của đề tài rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi được nhuần nhuyễn. Đồng thời giúp giáo viên dạy đọc diễn cảm một cách
mềm dẻo, linh hoạt.
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết những mâu thuẫn sau:
Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non chưa
đạt hiệu quả cao bởi nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là:
Thứ nhất: Đó là việc giáo viên chưa thể hiện được ngữ điệu, cường điệu,
tình cảm của âm thanh ngôn ngữ khi đọc tác phẩm cho trẻ nghe.
Thứ hai: Là do giáo viên sử dụng chưa hợp lý các phương pháp dạy học và

những đồ dùng trực quan khi giảng dạy.
Thứ ba: Là chưa thật sự chú ý rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ qua các
môn học và dưới các hình thức khác nhau.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp lá 5, trường Mầm non Krông Ana.
I.4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu
- Hoạt động có chủ đích và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi của học sinh
Trường Mầm Non Krông Ana.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Quan sát, đàm thoại.
Điều tra thực tế.
Nghiên cứu tài liệu.
Kiểm tra đánh giá các hoạt động của trẻ.

Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

4

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lý luận
Ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5- 6
tuổi. Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn nhiều hạn chế về khả năng
diễn đạt và tư duy chưa phát triển cao vì thế việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho
trẻ có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Đọc diễn cảm giúp trẻ phát âm rõ ràng ( đảm bảo sự nghiêm ngặt chính âm)

Phân biệt từ, cụm từ, câu, đoạn với cấu trúc chính xác ( chính tả và ngữ pháp).
Tái tạo đầy đủ nội dung ý nghĩa tác phẩm trên cơ sở nắm vững sự thống nhất
giữa cái biểu đạt ( hình thức nghệ thuật ) và cái được biểu đạt ( tư tưởng nghệ
thuật ) làm nên chỉnh thể toàn diện của tác phẩm. Đọc diễn cảm là giọng đọc hay
đọc đúng, biết phối hợp giữa chất giọng tự nhiên với các nội dung tác phẩm.
Biết làm chủ giọng đọc và kỹ thuật đọc phù hợp với giọng điệu cảm xúc của nhà
văn và nghĩa của văn bản. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tốc độ
hình thành các phản xạ có điều kiện ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chưa tăng cao. Sự
vận dụng ngôn ngữ diễn cảm vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày còn ít. Tư duy
của trẻ 5– 6 tuổi chưa cao điều đó giúp chúng ta hiểu rằng việc dạy kỹ năng đọc
diễn cảm còn nhiều khó khăn. Đọc diễn cảm là làm nổi bật đặc điểm, cảm xúc
thẩm mỹ và đời sống tinh thần của tác phẩm, tạo ra mối quan hệ xúc động riêng
tư của người đọc với tác phẩm. Những tiêu chí đánh giá năng lực đọc diễn cảm
của trẻ. Có khả năng đọc các thể loại văn học khác nhau. Biết phát huy ưu thế
chất giọng với từng thể loại văn học phù hợp và ưa thích. Đọc rõ ràng mạch lạc.
Đọc thể hiện được âm điệu chủ đạo của bài văn và đó cũng là tình cảm thẩm mỹ
của tác phẩm. Thể hiện sự hiểu biết mối quan hệ giữa phương diện hình thức
thực nghiệm ( phương tiện biểu đạt) và nội dung ý nghĩa tư tưởng văn học ( cái
biểu đạt) của bài văn. Biết ngắt giọng, nhấn trọng âm lôgic, đọc đúng ngữ điệu
câu hỏi, khẳng định, phủ định nhấn giọng những sắc thái biểu cảm cần thiết như:
vui sướng, buồn rầu, xúc động tự hào, truyền đạt được ý tưởng tác giả. Biết nhấn
mạnh tô đậm những yếu tố hình thức, nghệ thuật trung tâm và độc đáo của bài
văn trong mối quan hệ làm sáng tỏ nội dung chủ đề và tư tưởng nghệ thuật của
tác phẩm .
Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

5

Trường Mầm Non Krông Ana



Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

Đọc thể hiện được cảm xúc, sự hiểu biết riêng về tác phẩm và có những
biểu hiện sáng tạo trong biện pháp đọc. Biết khai thác những ưu điểm và hạn chế
nhược điểm của cá nhân trong khi đọc. Có giọng đọc chân thực, bảo tồn được
mối quan hệ truyền cảm giao lưu với người nghe.
II.2.Thực trạng
a.Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
- Ở các trường mầm non, trẻ năng động thích tham gia các hoạt động tích
cực. Có các bậc phụ huynh quan tâm đến con mình. Trẻ cùng một độ tuổi, thuận
lợi cho việc áp dụng đề tài.
- Từ khi ra trường đều được phân dạy lớp 5 tuổi. Với lòng nhiệt tình yêu
nghề mến trẻ, có khả năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định hướng cho
trẻ hiểu được nội dung bài, tạo được môi trường hoạt động ở lớp tương đối
phong phú.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, trường nằm trên địa bàn
trung tâm thị trấn nên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
- Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt
chuyên đề văn học, hội thi đồ dùng, đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và
rút kinh nghiệm.
* Khó khăn
Lớp lá 5 có 1/3 học sinh chưa thực sự được ba mẹ quan tâm, phòng học hơi
chật hẹp do tiếp nhận phòng của tiểu học, có một số trang thiết bị còn hạn chế.
b.Thành công, hạn chế
*Thành công
Trẻ trở nên vui vẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, đọc kể diễn cảm
một cách lưu loát. Và trẻ có sự tiến bộ trong cách ứng xử, kỹ năng sống tốt hơn.
*Hạn chế

Một số cháu nói tiếng địa phương, nói ngọng, nói lắp.
Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

6

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

c. Mặt mạnh, mặt yếu
*Mặt mạnh
Cô giáo dạy trở nên mềm dẻo, linh hoạt.
Các cháu đọc diễn cảm các tác phẩm một cách nhuần nhuyễn
*Mặt yếu
Một số cháu kỹ năng đọc diễn cảm chưa được tốt.
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động.
Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động chơi,
các buổi sinh hoạt, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học.
Chưa thực sự đầu tư vào công tác dạy trẻ đọc, kể diển cảm.
Hầu hết khi thể hiện các tác phẩm văn học của trẻ cô ít chú ý đến độ miêu
ta diển cảm, ít sửa sai cho những trẻ phát âm chưa đúng.
- Với những nguyên nhân như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và
hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập
cho trẻ làm quen văn học đặc biệt là thể loại chuyện kể.
e. Đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
* Ưu điểm: Nhìn chung đề tài tôi nghiên cứu có những mặt thuận lợi, mang
đến những thành công nhất định.
- Giảng dạy nhiều năm và thường xuyên quan tâm đến trẻ nên bản thân
cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi.

- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh của
lớp lá 5, nên tôi vận dụng các biện pháp mới cũng thuận lợi hơn.
* Tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm trên trong thời gian nghiên cứu đề tài
tôi cũng gặp không ít vấn đề hạn chế và có mặt yếu kém như:
- Một số cháu chưa qua lớp 3-4 tuổi, 4-5 tuổi nên kỹ năng đọc diễn cảm
chưa được tốt.
- Số trẻ đông, một số trẻ thể lực yếu nên tiếp thu chậm hơn so với các bạn.
- Gia đình học sinh còn khó khăn nên phụ huynh chưa cho trẻ tiếp xúc
nhiều với các loại hình nghệ thuật.
Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

7

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

- Từ khảo sát thực tế tôi thu được kết quả sau:
TT
1
2
3
4

Các nội dung
Thể hiện được giọng điệu của nhân vật
Cảm nhận được tác phẩm
Biết kể chuyện sáng tạo
Thuộc và đọc, kể diễn cảm


Số trẻ đạt
12
16
07
15

Tỉ lệ
31%
41%
18%
38%

II. 3.Giải pháp, biện pháp
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Nhằm rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường mầm non đạt
hiệu quả cao trong dạy và học;
Các cháu hứng thú tham gia vào các hoạt động, đọc kể diễn cảm một cách
lưu loát, tự nhiên;
Cô giáo khi truyền thụ kiến thức cho trẻ được mềm dẻo linh hoạt hơn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Giáo viên phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc
đọc diễn cảm.
Nhận thức đúng về việc đọc diễn cảm là phải có sự hiểu biết sâu sắc về kiến
thức văn học, nghiên cứu kỹ từng tác phẩm bằng mọi hình thức. Ngoài sự hiểu
biết có sẵn giáo viên phải luôn chủ động tìm tòi qua sách báo, qua thông tin trên
mạng, qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp và những người xung quanh; để hiểu
được rằng muốn truyền thụ các tác phẩm văn học đến trẻ một cách tốt nhất cần
phải sử dụng ngôn ngữ đọc một cách tốt nhất cần phải sử dụng ngôn ngữ đọc
một cách có nghệ thuật. Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ có tác dụng phát

triển ngôn ngữ, hình thành những tình cảm đạo đức cho trẻ đối với sự vật, hiện
tượng, con người ở môi trường xung quanh.
Ví dụ 1: Khi dạy trẻ đọc bài thơ “Vì con” – Vân Long, trẻ cảm nhận được
những tình cảm của người mẹ dành cho người con theo thời gian với những việc
làm cụ thể đồng thời trẻ có tình cảm yêu thương, kính trọng mẹ qua ngôn ngữ
đọc diễn cảm của cô.
Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

8

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mầm non là cơ sở ban đầu cho việc cảm
thụ các tác phẩm văn học của trẻ ở các cấp học tiếp theo. Đặc biệt là ngưỡng cửa
khi trẻ bước vào lớp 1. Vì vậy việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ là hết sức
quan trọng và bức thiết.
Ví dụ 2: Đến với bài thơ “Làm nghề như bố” với những vần thơ hồn nhiên
vô tư ấy lại mở ra cho trẻ cánh của của bao ước mơ diệu kỳ. Để rồi những ước
mơ ấy lớn dần theo năm tháng. Từ đó trẻ nhận thức được rằng làm thế nào để
ước mơ ấy trở thành hiện thực.
“Làm nghề như bố
Bố Tuấn lái tàu
Bố Hùng đốt lửa,
Từng nghe bố kể
Qua lắm vùng quê
Hùng,Tuấn rất mê
Làm nghề như bố.

Bao nhiêu ghế nhỏ
Buộc níu vào nhau
Cu Tuấn làm tàu
Hùng làm người lái
Thổi kèn lá chối
Cho tàu rời ga
Chạy khắp lòng nhà
Tàu kêu: Thích! Thích!”
Ví dụ 3: Hay khi đọc bài thơ “Nàng tiên ốc” - Phan Thị Thanh Nhàn. Nếu
trẻ biết đọc diễn cảm thì trẻ cảm nhận được những vần thơ nhẹ nhàng như ru
với những tình tiết đầy bất ngờ. Qua trẻ cảm nhận được sự tình thương bao la,
lòng thương người vô bờ bến của bà già nghèo. Đồng thời trẻ cũng cảm nhận
được sâu sắc hơn về thế giới loài vật. Điều đó càng kích thích nhiều hơn trí tò
mò của trẻ, mở ra cho trẻ một thế giới thần tiên thật đáng yêu. Và điều đó cho

Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

9

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

thấy rằng nếu như không biết đọc diễn cảm thì những vần thơ đó cũng sẽ trở nên
đơn điệu.
“Nàng tiên ốc
Xưa có một bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc.
Một hôm bà bắt được

Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán
Bèn bỏ vào trong chum
Rồi bà lại đi làm
Đến khi về thấy lạ
Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ
Bà già thấy chuyện lạ
Bèn có ý rình xem
Thì thấy một nàng tiên
Bước ra tù chum nước
Bà già liền bí mật
Đập vỡ vỏ ốc xanh
Rồi ôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa
Hai mẹ con từ đó
Rất là yêu thương nhau.”
Biện pháp 2: Giáo viên phải tự rèn luyện cho mình các thủ thuật ngữ âm khi đọc
tác phẩm văn học :
Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

10

Trường Mầm Non Krông Ana



Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

Để truyền thụ một tác phẩm văn học đến trẻ một cách trọn vẹn, dễ dàng thì
người giáo viên mầm non cần phải rèn luyện nắm được các thủ thuật đọc, kể, có
được kỹ năng, thậm chí kỹ xảo đọc diễn cảm. Việc rèn luyện này đòi hỏi người
giáo viên phải đọc kĩ tác phẩm văn học và phân tích từng chi tiết nhỏ cũng như từ
ngữ khó của tác phẩm để từ đó xác định và sử dụng đúng giọng điệu cơ bản, ngữ
điệu, ngắt giọng theo đúng nhịp điệu, cường độ của âm thanh ngôn ngữ của mình.
Giọng điệu cơ bản là tính chất chung của giọng đọc, giọng kể khi trình bày
một tác phẩm văn học nghệ thuật, giọng điệu cơ bản phụ thuộc vào thể loại, nội
dung tư tưởng phong cách ngôn ngữ của tác phẩm .
Điều quan trọng không thể thiếu đó là: nếu như nghề ca sĩ muốn hát hay thì
phải thường xuyên luyện giọng hát, thì người giáo viên phải luôn luyện giọng
nói, giọng đọc, giọng kể của mình làm sao chỉ qua những vần thơ, câu chuyện
thôi nhưng trẻ đều có thể cảm nhận được tình cảm, sự yêu thương, nỗi niềm
trong đó và tất cả giống như thật .
Ví dụ 1: Với bài thơ “ Tết đang vào nhà” cần đọc với giọng điệu rộn ràng
vui vẻ để khắc họa cảnh vật và hoạt động của con người rất sáng sủa, sinh động
thực sự gợi tâm trạng vui sướng, yêu đời với mùa xuân đang tới
“Hoa Đào trước ngõ
Cười vui sáng hồng
Hoa Ban trong vườn
Rung rinh cánh trắng
Sân nhà đầy nắng
Mẹ phơi áo hoa
Em dán tranh gà
Ông treo câu đối
Tết đang vào nhà
Sắp thêm một tuổi
Đất trời nở hoa”


Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

11

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

Với bài thơ “Gà mẹ đếm con” giọng điệu khi đọc phải hồn nhiên, trong trẻo
để thể hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, tươi sáng mà giản dị, có pha chút tinh
nghịch như cái nhìn của trẻ thơ.
“Cục… cục… gà mẹ đếm
Một, hai, ba…và nhiều
Đàn gà con vừa nở
Chẳng biết là bao nhiêu
Có hạt nắng bé xíu
Vừa rơi trên nền nhà
Thế là cả đản gà
ùa lên tranh nhau nhặt
Gà mẹ sợ con lạc
Cục cục đuổi theo sau
Phải bắt đầu đếm lại
Một, hai, ba và nhiều”
Việc lựa chọn và thể hiện giọng điệu cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong
việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ, bởi vì một trong những yêu cầu của việc
rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ cũng là việc giúp trẻ cảm nhận và thể hiện các
giọng điệu khác nhau khi trình bày: trang trọng hay vui vẻ, êm dịu hay hóm
hỉnh…

Trên nền của giọng điệu cơ bản, người đọc còn phải sử dụng các sắc thái
khác nhau tùy theo diễn biến nội dung để trình bày trọn vẹn tác phẩm. Một trong
những sắc thái của giọng đọc được thể hiện ở yếu tố ngữ điệu. Ngữ điệu là
những thay đổi chủ yếu về độ cao của giọng khi đọc, nó có thể miêu tả lại được
tâm trạng hành động, cá tính của các nhân vật, bộc lộ thái độ của mình trước các
nhân vật đó.
Ví dụ 2: Với câu chuyện “ Quả táo của ai ” giọng điệu cơ bản là trong sáng,
sôi nổi thẻ hiện nội dung là thỏ, quạ, nhím, cùng muốn nhận một quả táo và cuối
cùng quả táo đó về ai. Trong câu chuyện này, ngữ điệu khi thể hiện ngôn ngữ
Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

12

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

của thỏ, nhím, quạ, cần phải cao, thậm chí có phần gay gắt thể hiện được ý thức
tranh chấp của các con vật này. Như giọng điệu của nhím phải có tính chất
khẳng định: “Quả táo chín rụng, tôi bắt được mà”.
Giọng của thỏ đòi hỏi khẳng định hơn “Tôi tìm thấy quả táo chứ! Quả táo
này của tôi”
Còn giọng của quạ đen quyết liệt không kém “quả táo này tôi hái đấy”.
Đối lập với ngữ điệu cao, có tính gay gắt đó là ngữ điệu trầm, ôn hòa của
gấu, thể hiện một tính cách chậm rãi, sáng suốt: “Các cháu đừng tranh cãi nữa !
Cả ba cùng nói đúng, song không nên tranh giành nhau như vậy, hãy bổ quả táo
ra làm ba phần, mỗi cháu một phần”.
Ngoài yếu tố ngữ điệu ra, sắc thái của giọng đọc còn thể hiện ở yếu tố nhịp
điệu, cường độ, nhịp điệu chính là tốc độ của giọng đọc, cường độ giọng đọc là

độ vang, độ mạnh đối với lứa tuổi trẻ mầm non cần đọc những tác phẩm với
nhịp điệu, cường độ vừa phải, phù hợp với ngữ điệu giọng điệu cơ bản của tác
phẩm.
Ví dụ 3: Khi kể chuyện cổ tích “Cóc kiện trời” cần kể với giọng điệu sôi
nổi, rõ ràng, có pha chút cảm phục. Đoạn đầu sẽ được kể với giọng điệu chậm
rãi, với mục đích giới thiệu bối cảnh câu chuyện và các nhân vật
“ Thủa xa xưa, Ngọc hoàng cai quản tất cả các việc trên trời, dưới đất. Ngọc
Hoàng ra lệnh cho thần mưa làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước
uống. Nhưng đã ba năm nay không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt
nẻ, cây cỏ khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn
loài đều kêu than ai oán, vậy mà trời có thấu. Một hôm các con vật họp bàn nhau
lại chúng quyết định cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu
và Cọp…”
Đến đoạn miêu tả cuộc chiến giữa các nhân vật và tay chân của Ngọc Hoàng
lại cần một nhịp điệu nhanh hơn cường độ mạnh hơn thể hiện tính chất căng
thẳng cuộc chiến đấu:

Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

13

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

“ Bầy gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra lệnh cho Cáo xông ra vồ gà. Biết gà bị vồ
mất Ngọc Hoàng liền sai chó ra giữ Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa lên mấy tiếng
đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra giữ Gấu. Lần
này Cọp xông ra quật chết từng lính không sót người nào…”

Liên quan đến cường điệu và cường độ phải kể đến ngắt giọng. Quãng ngắt
giọng ngắn thường ở trong nhịp điệu nhanh, cường độ mạnh, thể hiện tính chất
náo nhiệt hoặc căng thẳng. Quãng ngắt dài thường trong nhịp điệu chậm, cường
độ nhẹ, thể hiện tính chất buồn bi thương.
Như vậy là các thủ thuật về ngữ âm có vai trò rất quan trọng đối với việc rèn
kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ tác phẩm văn học có cuốc hút được trẻ và trẻ có
cảm thụ đầy đủ những giá trị nghệ thuật hay không là phụ thuộc vào cách đọc
của cô.
Do đó, giáo viên cần phải trang bị cho mình các thủ thuật đọc diễn cảm tác
phẩm văn học
Biện pháp 3: Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ khi đọc tác phẩm văn học như:
Để thành công tác phẩm không chỉ cần có giọng đọc diễn cảm ngọt ngào mà
bỏ qua yếu tố phi ngôn ngữ “Tư thế, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…”Vì thế khi
truyền đạt một tác phẩm đến với trẻ người giáo viên cần chú ý đến điều này.
Người giáo viên cũng giống như một diễn viên điện ảnh biểu diễn trên sân
khấu và học trò chính là khán giả của trường quay. Đúng vậy “Ánh mắt là cửa
sổ tâm hồn” qua ánh mắt ta có thể thấy được sự tự nhiên hay sự bất ngờ, thấy
được vai ác vai thiện, ngột ngào hây chua chát…; tư thế cho ta biết được vai lịch
lãm hay thô kệch…Những cử chỉ đơn giản, chân thực có nội dung sâu sắc sẽ
tăng thêm sức diễn cảm cho tác phẩm.
Ví dụ 4: Khi kể câu chuyện “ Ba cô gái” giọng đọc phải thay đổi liên tục
theo tính cách của từng nhân vật: giọng bà mẹ trầm yếu ớt, giọng Sóc Đỏ trong
trẻo hồn nhiên, giọng cô chị cả cô hai thì chua chát, đanh đá, giọng cô út địu
dàng ấm áp. Cùng với những giọng kể đó đòi hỏi giáo viên phải thể hiện ánh
mắt, cử chỉ điệu bộ khác nhau theo từng nhân vật. Nhờ đó trẻ cảm nhận sâu sắc
Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

14

Trường Mầm Non Krông Ana



Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

hơn tính cách của mỗi con người và từ đó đọng lại trong trẻ tấm lòng hiếu thảo
đói với cha mẹ.
Ví dụ 5: Khi trình bày bài thơ “ Chim chích bông” Giáo viên phải đọc với
giọng vui tươi, hồn nhiên. Ngữ điệu của 6 câu đầu là miêu tả hơi trầm. Đoạn sau
là đối thoại, ngữ điệu cần cao hơn có thể kết hợp cử chỉ giơ tay lên vẫy khi đọc
đoạn:
“ Em vẫy gọi !
Chích bông ơi!
Chim xuống nhé
Có thích không?”
Và có thể cúi xuống gật gậtđầu kết hợp nét mặt tươi vui khi đọc đoạn:
“ Chú chích bông
Liền xà xuống
Bắt sâu cùng
Và luôn mồn
Thích!
Thích!
Thích!
Việc kết hợp các tư thế nét mặt, cử chỉ… với những thủ thuật ngữ âm sẽ có
tư duy truyền thụ rất lớn tới người nghe. Nét mặt, ánh mắt tưởng tượng nếu là
tác phẩm vui, diễn biến có hậu có tình tiết ngộ nghĩnh.
Nét mặt buồn nếu tác phẩm có tính chất bi thương. Sự giao cảm giữa người
đọc, người kể với người nghe chính là thể hiện ở nết mặt, ánh mắt, cử chỉ. Tuy
nhiên tư thế cử chỉ sẽ mất đi sức biểu cảm mạnh mẽ nếu lạm dụng nó. Vì thế cần
sử dụng có mức độ để trẻ khỏi bị phân tán bởi những ấn tượng bên ngoài tác
phẩm .

Biện pháp 4: Tổ chức rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ dưới nhiều hình thức
khác nhau.

Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

15

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ có thể được diễn ra linh hoạt theo hai
hình thức chính: hình thức trong giờ học và hình thức ngoài giờ học. Hình thức
trong giờ học là cô rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ trong tiết học văn học mà
trong đó cô dọc diễn cảm các bài thơ, câu chuyện đã được phân phối theo
chương trình qui định.
Ví dụ 1: Khi dạy bài thơ “ Cây đào”- Nhược Thủy, cô cho trẻ đọc bài thơ
nhiều lần và chú ý dạy trẻ cách ngắt nghỉ lên giọng, xuống giọng… Cho hợp lý.
Còn về hình thức ngoài giờ thì ít được áp dụng vì vậy cần lưu ý quan tâm đến
vấn đề này hiều hơn hình thức ngoài giờ học có ý nghĩa là trong lúc dạo chơi
ngoài trời. Trong giờ chuẩn bị cơm trưa, sau lúc ngủ dậy kể cả giờ chơi tự do…
Cô đều có thể rèn cho trẻ kỹ năng đọc diễn cảm .
Ví dụ 2: Trong lúc dạo chơi ngoài trời, ở lớp mẫu giáo lớn cô có thể đọc cho
trẻ đọc diễn cảm bài thơ “ Đi nắng” tác giả - Nhược Thủy.
Hay trong giờ chuẩn bị cơm trưa cô cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ “Nhớ ơn”,
giờ điểm danh đọc bài “Chào cô vào lớp”, hoặc trước khi đi ngủ cô cho trẻ đọc
diễn cảm bài thơ:“ Giờ đi ngủ”
Hình thức ngoài giờ học là hình thứ cơn, giúp trẻ nhớ lại các bài thơ, câu
chuyện đã được nghe và đặc biệt là rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ một cách

tự nhiên nhất.
Vì vậy giáo viên cần chú ý tăng cường việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ
dưới hình thức ngoài tiết học.
Biện pháp 5: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ qua các môn học khác
Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ không chỉ diễn ra ở tiết học văn học
mà còn được diễn ra trong các hoạt động học tập khác như:
Môn khám phá khoa học
Chơi vận động
Làm quen hoạt động tạo hình
Làm quen chữ cái…

Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

16

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

Vì thế các bài thơ trong các bộ môn đó không hề mất đi ý nghĩa văn học của
nó mà còn giúp trẻ hiểu một cách dễ dàng nội dung của tác phẩm, đặc biệt là kỹ
năng đọc diễn cảm của trẻ dần phát triển .
Ví dụ 3: Khi dạy môn: Khám phá khoa học về “ Một số vật nuôi trong gia
đình” cô có thể kết hợp cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ “ Đàn gà con” ( Phạm Hổ)
để rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ.
Đàn gà con
Mười quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ
Mười chú gà con

Hôm nay ra đủ
Lòng trắng lòng đỏ
Thành mỏ, thành chân
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ơi chú gà ơi
Ta yêu chú lắm
Hoặc khi chơi vận động trò chơi:
“ Kéo cưa lừa xẻ” cô cho trẻ đọc diễn cảm bài đồng dao “ Kéo cưa lừa xẻ”
Tuy nhiên việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ qua môn văn vẫn là chính.
Biện pháp 6: Tuyên truyền với phụ huynh
Phối hợp với phụ huynh qua công tác đón, trả trẻ. Để phụ huynh theo dõi và
hỗ trợ giúp trẻ thuộc thơ, chuyện nhanh hơn. Phụ huynh sẽ yêu cầu trẻ đọc thơ,
kể chuyện cho cả nhà nghe. Từ đó rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm ở trẻ. Mời phụ
huynh tham gia các hội thi về văn học cùng với trẻ.
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp:

Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

17

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

Đòi hỏi người giáo viên có trình độ nhất định biết tìm tòi những thông tin cần
thiết qua mạng. Đồng thời cơ sở vật chất của trường đầy đủ đáp ứng cho các

hoạt động của trẻ.
d. Mối quan hệ của các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ khăng khít mật thiết với nhau đan
xen và hỗ trợ cho nhau nhằm mục đích phát triển toàn diện cho trẻ cả về cách
đọc diễn cảm lẫn nội dung tác phẩm. Để giải pháp, biện pháp được thực hiện thì
cơ sỏ vật chất đảm bảo và giáo viên phải có được trình độ nhất định.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Kết quả khảo nghiệm: Qua điều tra học sinh lớp lá 5 thì 100% các cháu đều
thích đọc diễn cảm. Thăm dò ý kiến của đồng nghiệp của lãnh đạo khi áp dụng
các giải pháp được nhất trí 100%. Kết quả khi vận dụng giải pháp này với 39 cháu
lớp lá 5 thì 100% các cháu đều hứng thú tham gia tích cực việc đọc diễn cảm
- Giá trị khoa học: Mang lại những kiến thức về rèn kỹ năng trong việc dạy
đọc diễn cảm cho trẻ. Giúp cho tâm hồn trẻ được trong sáng hơn, yêu nghệ thuật
văn học.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu.
*Đối với cô:
Những năm mới ra trường kinh nghiệm còn ít, chưa biết cách áp dụng những
phương pháp trên nên kết quả đạt ở trẻ chưa cao và còn tốn nhiều thời gian.Từ
khi tôi sử dụng sáng kiến này kết quả đạt được rõ rệt lên lớp nhẹ nhàng hơn.
*Đối với trẻ:
Đã đạt được như mục tiêu đã đặt ra như sau:
TT
1
2
3
4

Các nội dung
Thể hiện được giọng điệu của nhân vật

Cảm nhận được tác phẩm
Biết kể chuyện sáng tạo
Thuộc và đọc, kể diễn cảm

Số trẻ đạt
29
32
21
30

Tỉ lệ
74%
82%
54%
77%

* Đối với phụ huynh:
Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

18

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

Hiểu được những suy nghĩ và mong muốn của con mình, tạo điều kiện cho
trẻ được tiếp xúc với nhiều loại chuyện tranh. Thường xuyên đọc, kể chuyện cho
trẻ nghe và yêu cầu trẻ kể chuyện đọc thơ cho ba mẹ nghe.
III. Phần kết luận, kiến nghị

III.1. Kết luận
Môn “Làm quen văn học”, là một trong những nội dung giáo dục rất quan
trọng. Nó giúp hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tình cảm cho trẻ.
Trong đó kỹ năng đọc diễn cảm đóng vai trò hết sức cần thiết, nó không chỉ giúp
trẻ cảm nhận được tác phẩm văn học một cách tốt nhất mà còn là cơ sở cho sự
cảm thụ văn học của trẻ ở các bậc học tiếp theo. Trong đề tài này, tôi tập trung
chủ yếu vào việc nghiên cứu kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ mẫu giáo lớn, từ việc
tìm hiểu tình hình, xác định nguyên nhân về việc đọc diễn cảm của trẻ ở trường
mẫu giáo. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ cũng như biện pháp tôi đã sử
dụng để nâng cao khả năng đọc diễn cảm tác phẩm văn học cho trẻ được tốt hơn.
Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để kế hoạch này hoàn chỉnh hơn.
III.2.Kiến nghị
Kính mong nhà trường và các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện hỗ trợ thêm cơ sở
vật chất để phục vụ cho môn học làm quen văn học.
Krông Ana, ngày 4 tháng 01 năm 2015
Người viết sáng kiến

Bùi Thị Cẩm Dương

Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

19

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

20

Trường Mầm Non Krông Ana


Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi -2005.Nhà xuất bản Hà
Nội.
2. Hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm quen với văn học.(Bộ GD& ĐT trung tâm ghiên
cứu giáo viên-24/05/1996).
3.Tổ chức cho trẻ mầm non làm quen văn học theo hướng tích hợp.NXB Giáo
dục 2007.
4.Tài liệu đại học chính quy.

5.Chuyên đề giáo dục mầm non.
6.Sách bồi dưỡng thường xuyên

Người thực hiện: Bùi Thị Cẩm Dương

21

Trường Mầm Non Krông Ana



×