Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hình thái kinh tế xã hội và kết cấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.34 KB, 3 trang )

Câu 11 Hình thái kinh tế xã hội là gì? Nêu kết cấu của HTKT-XH
1. Định nghĩa hình thái kinh tế - xã hội
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, triết học Mac-Lenin đã nghiên cứu xã hội như một kết
cấu vật chất đặc biệt, phức tạp, liên kết các yếu tố nội tại thành một hệ thống chỉnh thể và
không ngừng vận động, phát triển. Đó chính là hình thái kinh tế xã hội
Vậy hình thái kinh tế xã hội là gì?
HTKT-XH là một phạm trù dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một
kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và với
một KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.
Nó chính là các xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong
đời sống xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Xã hội không phải là tổng hợp của những hiện tượng sự kiện rời rạc, những cá nhân riêng lẻ
mà xã hội là một chính thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp, trong đó có những mặt cơ bản nhất
là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt đó có vai trò nhất
định và tác động đến các mặt khác tạo nên sự vận động của xã hội. Chính tính toàn vẹn đó
được phản ánh bằng tổng thể các mặt của hình thái kinh tế - xã hội.
2. Kết cấu của HTKT -XH
HTKT-XH là một hệ thống hoàn chỉnh có cấu trúc phức tạp gồm: LLSX, QHSX và KTTT
Ngoài các yếu tố cơ bản trên thì trong HTKT-XH còn bao gồm các yếu tố không cơ bản khác
như quan hệ gia đình, quan hệ dân tộc và các quan hệ xã hội khác
Đây là một chỉnh thể toàn vẹn cơ cấu phức tạp chứ k nói đến thứ riêng rẽ được, nó phải đan
xen lẫn nhau, có quan hệ không thể tách rời nhau được và chính mặt toàn vẹn này thì ta mới
có một HTKT-XH cần có và phải có hình thái kinh tế xã hội vạch ra kết cấu cơ bản, phổ biến
của mọi xã hội, quy luật vận động và phát triển của xã hội đó.
Lực lượng sản xuất
• LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa người với tự nhiên, nghĩa là trong quá trình sản xuất
con người phải chinh phục giới tự nhiên bằng sức mạnh hiện thực của mình
• Là nền tảng vật chất kỹ thuật quyết định sự hình thành phát triển và thay thế lẫn nhau
giữa các HTKT-XH



LLSX bao gồm con người và TLSX ( đối tượng lao động và tư liệu lao đông)
a. Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, biết sử dụng tư
liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Vd: người lao động bao gồm các tầng lớp trong
xã hội như công nhân, nông dân, trí thức sử dụng kinh nghiệm và tư liệu sản xuất để
tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu sống của mình
b. Tư liệu sản xuất gồm

Đối tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ có bộ phận của
giới tự nhiên được đưa vào sản xuất , được con người sử dụng mới là đối tượng lao
động trực tiếp. Bao gồm những gì có sẳn trong tự nhiên như khoáng sản, động vật,…và
những gì đã qua chế biến như gạo, …

Tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động như cái cuốc, cày,…và phương tiện
lao động như xe máy, tàu bè, máy bay,…
Quan hệ sản xuất
QHSX là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
QHSX là bộ xương của cơ thể xã hội nó bao gồm các mối quan hệ của quan hệ sản xuất là
quan hệ kinh tế cơ bản của một hình thái kinh tế-xã hội. Mỗi kiểu quan hệ sản xuất tiêu biểu
cho bản chất kinh tế của mỗi hình thái kinh tế- xã hội nhất định.
Thể hiện ở ba mặt:
1. QH giữa người với người đối với việc sở hữu tư liệu sản xuất. Ví dụ: người đi thuê và
người cho thuê (bằng dược, máy cày, xe…..)
2. QH giữa người với người đối với việc tổ chức quản lý và phân công lao động. Ví dụ:
Trong công ty người bỏ vốn làm chủ công ty và mướn người lao động
3. QH giữa người với người đối với việc phân phối sản phẩm. Ví dụ: công ty dược với nhà
thuốc
Ba mặt nói trên có quan hệ hữu cơ vơí nhau, trong đó quan hệ sở hữu về TLSX có ý nghĩa
quyết định đối với tất cả các quan hệ khác. Bản chất của bất kỳ QHSX nào cũng đều phụ
thuộc vào vấn đề những TLSX chủ yếu trong xã hội được giải quyết như thế nào.
QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì LLSX phát triển, nếu không phù hợp thì

sẽ kìm hãm sự phát triển Ví dụ: công ty đi lên hoặc phá sản
Trong hình thái kinh tế xã hội còn có bộ phận thứ 3 là kiến trúc thượng tầng


a. Cơ sở hạ tầng
- CSHT là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ sở kinh tế
của các hiện tượng xã hội.
- CSHT bao gồm QHSX thống trị, những QHSX là tàn dư của xã hội trước và những
quan hệ sản xuất là mầm mống của xã hội sau. Đặc trưng cho tính chất của một CSHT
do QHSX thống trị quy định.
b. Kiến trúc thượng tầng
- KTTT (các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ
thuật,…cùng với những thiết chế tương ứng) được xây dựng trên sự tổng hợp những
QHSX (CSHT) của xã hội ấy.
- Mỗi yếu tố của KTTT có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng, nhưng có liên hệ
tác động lẫn nhau và đều nảy sinh trên CSHT, phản ánh CSHT, trong đó nhà nước là bộ
phận có quyền lực mạnh mẽ nhất của KTTT. Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của
giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội.
KTTT do cơ sở hạ tầng quy định nhưng nó là công cụ bảo vệ, duy trì và phát triển CSHT đã
sinh ra nó.
Ngoài các yếu tố cơ bản trên thì trong HTKT-XH còn bao gồm các yếu tố không cơ bản khác
như QHGĐ, quan hệ dân tộc và các quan hệ xã hội khác
Trong xã hội nào bao giờ cũng có các dân tộc do vậy cần phải tạo đoàn kết gắn bó giữa dân
tộc này vơí dân tộc kia thì mới thúc đẩy sản xuất phát triển được. Trong mỗi dân tộc lại có
các gia đình riêng lẻ, mỗi gia đình này lại có một phong cách sống khác nhau, một GĐ tốt là
có sự đoàn kết, bố mẹ biết dạy con cái, con cái thì nghe lời bố mẹ. Còn ngược lại bố mẹ
không dạy con cái và con cái không nghe lời bố mẹ thì gia đình đó sẽ không hoà thuận.
Trong GĐ thì có sự ảnh hưởng của xã hội rất lớn. Một xã hội văn minh lịch sự thì gia đình
đó cũng sẽ tốt hơn khi tiếp xúc với mặt sáng của xã hội đó, nhưng cũng sẽ rất tồi khi tiếp xúc

quá nhiều với những cái xấu như văn hoá đồ truỵ, xã hội đen...
Giá trị khoa học của HTKT-XH
Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống kinh tế xã hội, phương thức sản xuất quyết định các
mặt của đời sống kinh tế xã hội. Cho nên, không thể xuất phát từ ý chí, tư tưởng, từ ý chí chủ
quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ
phương thức sản xuất
Xã hội không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên máy móc giữa các cá nhân mà là một cơ thể sống
sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau
Sự phát triển của các HTKT-XH là một quá trình lịch sử tự nhiên tức diễn ra theo các quy
luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Cho nên, muốn nhận thức đúng đời
sống xã hội phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động phát triển của xã hội
Trong tiến trình phát triển thay thế lẫn nhau của HTKT-XH, hình thái cao hơn phủ định hình
thái trước nhưng luôn diễn ra sự kế thừa
Mặc dù trên cơ sở vận động của 2 quy luật cơ bản nhưng không do nhiều yếu tố khác nhau
cùng vận động mà lịch sử phát triển không đồng đều, con đường phát triển của mỗi dân tộc là
khác nhau



×