Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐỀ CƯƠNG PP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.17 KB, 20 trang )

PP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
Câu 1: Ngôn ngữ là gì? Trình bày vai trò của ngôn ngữ trong đời
sống xã hội? Các tiêu chí phân loại, phân lớp ngôn ngữ? (3đ)
* Khái niệm về ngôn ngữ:
- Tiếp cận theo hướng từ nguyên học có thể hiểu ngôn là mình nói với người
khác, ngữ là mình đáp lại người khác. Theo cách hiểu này Ngôn ngữ là những lời
nói qua lại giữa mọi người trong cộng đồng với nhau.
- Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên (1987): “Ngôn ngữ là hệ thống
những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng
cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau”.
- Theo cách hiểu của ngôn ngữ học hiện đại, ngôn ngữ là những âm thanh
do con người phát ra dùng để giao tiếp với nhau. Định nghĩa này cho phép chung
ta hiểu ngôn ngữ trong cơ chế phát sinh và hoạt động của chúng. Những âm thanh
chứa đựng thông tin, gắn liền với tư duy của con người mới được coi là ngôn ngữ.
=> Ngôn ngữ là những âm thanh và chữ viết do con người tạo ra. Nó gắn
liền với ý thức và chứa đựng nội dung thông tin. Đó là hệ thống những âm, những
từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng cộng đồng dùng
làm phương tiện để giao tiếp với nhau.
Ngôn ngữ học là bộ môn khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ.
* Vai trò của ngôn ngữ trong đời sống xã hội:
- Trong đời sống, ngôn ngữ có 1 vai trò hết sức quan trọng.
+ Xã hội loài người tồn tại được cùng là nhờ vào các mối liên kết giữa các
thành viên với nhau như: liên kết về văn hóa, lk về kinh tế, lk về huyết thống…Các
mối lk đó được thực hiện thông qua giao tiếp.
+ Ngôn ngữ chứa đựng trong mình nó nhiều dấu hiệu của đời sống như: dấu
ấn văn hóa- lịch sử, dấu ấn tâm sinh lí, năng lực nhận thức, tư duy…
- Ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như triết học,
văn hóa học, lịch sử học, văn học, dân tộc học…
1



* Các tiêu chí phân loại, phân lớp ngôn ngữ:
- Phân theo đặc điểm chất liệu: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Phân theo phạm vi địa lí: ngôn ngữ toàn dân (tiếng phổ thông) và ngôn ngữ
địa phương ( tiếng địa phương).
- Phân theo lĩnh vực giao tiếp: ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ hành chính,
ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ báo, ngôn ngữ chính luận, ngôn ngữ nghệ thuật.
- Phân theo đặc trưng phương thức tạo nghĩa: ngôn ngữ chung (ngôn ngữ
văn hóa) và ngôn ngữ nghệ thuật.

2


Câu 2: Trình bày các chức năng cơ bản của ngôn ngữ? (3đ)
- Ngôn ngữ có 2 nhóm chức năng:
+ Nhóm chức năng cơ bản, gồm có: giao tiếp; làm công cụ của tư duy.
+ Nhóm chức năng hệ quả, gồm có: sáng tác văn học; lưu trữ; tổ chức xã
hội; thẩm mĩ; giải trí.
* Phân tích các chức năng cơ bản của ngôn ngữ:

1) Chức năng giao tiếp:
- “ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất giữa con người với nhau”
( Lênin).
+ Giao tiếp ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin giữa 2 hoặc nhiều
người bằng hệ thống ngôn ngữ chung kèm theo thái độ, hình dáng, hoạt động, tác
động, cảm xúc…
Đặc điểm: nhân vật giao tiếp ≥ 2, nội dung thông tin, các nhân vật giao tiếp
sử dụng chung một ngôn ngữ.
+ Loài người đã sử dụng nhiều phương tiện, hình thức giao tiếp khác nhau
như:
• Dùng âm thanh: sáo, chuông, kẻng, nhạc…

• Dùng đường nét: biển báo, hình vẽ…
• Dùng đồ vật: ghi nhớ về số lượng, dùng đồ vật để biểu hiện thái độ
(như vỏ ốc, cành lá, mũ,…).
• Dùng màu sắc: đỏ, xanh, đen, vàng,…
• Dùng cử chỉ: vẫy tay, nhăn mặt.
+ So với các phương tiện giao tiếp mà loài người đã sử dụng, ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp hoàn hảo nhất (khoa học, chặt chẽ); phức tạp nhất
(nhiều tần cấp, nhiều dạng biểu thị); hiệu quả nhất ( diễn tả nhiều lĩnh vực
đời sống của con người).

3


2) Chức năng làm công cụ của tư duy:
- “ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý
thức vậy, ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn. Tương tự như ý thức, ngôn ngữ
sinh ra chỉ do nhu cầu cần thiết phải giao tiếp với người khác” (Các Mác).
- Ngôn ngữ được các nhà duy vật biên chứng xác định chức năng là: công cụ để
hiện thực hóa tư duy của con người.
a) Khái niệm hoạt động nhận thức của con người:
- Nhận thức cảm tính: cảm giác, tri giác, biểu tưởng.
+ Cảm giác là sự phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan vào ý thức con
người, qua những thuộc tính riêng lẻ của svht.
VD: vấp đá biết đứng, sờ vào lửa biết lửa nóng,…
+ Tri giác là sự tổng hợp tất cả những cảm giác về những thuộc tính khác
nhau của svht nhằm đem lại hình ảnh hoàn chỉnh hơn về svht.
VD: đá: cứng, hình ảnh bất lì, nặng.
+ Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ, qua tiếp xúc
nhiều lần với sự vật sẽ để lại trong chúng ta những ấn tượng, hình ảnh về sự vật đó,
dù sự vật đó không còn trước mặt ta.

VD: tuy không có quả cam trong tay nhưng ta vẫn hình dung ra đặc điểm của quả
cam về hình dáng, màu sắc, hương vi,…Bởi vì ta đã tiếp xúc với quả cam.
Nhận thức cảm tính còn có ở 1 số loài thú. Chẳng hạn: cháy rừng thú biết
chạy, khi trời lạnh chúng biết tìm chỗ trú ẩn…
- Nhận thức lý tính: khái niệm, phán đoán, suy lý.
+ Khái niệm là 1 hình thức của tư duy trừu tượng phản ánh những mối liên
hệ về thuộc tính bản chất phổ biến của 1 tập hợp các svht nào đó.
Khái niệm là sự tổng hợp toàn bộ về hiểu biết của con người về svht.
VD: Nước: chất lỏng, không mùi, không vị, không vị, sôi ở 100 độ C, đóng băng ở
0 độ C, tỉ trọng 1.
Khái niệm là sản phẩm đầu tiên của tư duy, so sánh các thuộc tính của sự vật này
với thuộc tính của sự vật khác.

4


+ Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng vận dụng các khái niệm để
khẳng định hoặc phủ định 1 thuộc tính, 1 mối liên hệ nào đó của hiện thực khách
quan.
VD: trời sắp mưa (qua hình ảnh mây đen, sấm chớp).
+ Suy lý là 1 hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ 1 hoặc
nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận.
VD: - Mọi kim loại đều dẫn điện (phán đoán 1)
- Sắt là 1 kim loại (phán đoán 2)
- Sắt dẫn điện ( phán đoán kết luận)
b) Quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy:
- Ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng 1 lúc và chỉ có ở con người.
- Ngôn ngữ và tư duy cùng tồn tại và phụ thuộc lẫn nhau.
+ Ngôn ngữ: hình thức vật chất (cái biểu đạt).
+ Tư duy: nội dung (cái được biểu đạt).

+ Các sản phẩm của tư duy bao giờ cũng được khoác áo vật chất âm thanh
của ngôn ngữ để có thể truyền đạt tới người khác.
+ Chính trong ngôn ngữ và nhờ có ngôn ngữ mà tư duy, ý thức, tư tưởng của
con người vừa được hiện thực hóa và trở nên chặt chẽ và sâu sắc hơn. Ngược lại,
nhờ tư duy phát triển mà ngôn ngữ ngày càng hoàn thiện, khoa học hơn.
- Ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất.
+ Thống nhất: phù hợp, gắn bó, nội dung biểu đạt thế nào thì ngôn ngữ biểu
đạt thế ấy.
+ Không đồng nhất: tư duy có sản phẩm khái niệm, phán đoán thông qua
ngôn ngữ.

5


Câu 3: Trình bày quy định viết hoa tên riêng Việt Nam (bao gồm
tên người, tên địa lí, tên cơ quan đoàn thể Việt Nam). Cho ví dụ?
(4đ)
* Tên người:
- Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ta có những trường hợp sau:
+ Tên người thông thường (bao gồm cả tên tự, tên hiệu, tên bút danh…)
VD: Phan Chu Trinh, Hà Huy Tập,…
+ Tên gọi vua chúa, quan lại, tri thức thời phong kiến được cấu tạo theo kiểu
danh từ chung ( đế, vương, tông, tổ, hầu, tử, phu tử…) kết hợp với danh từ riêng.
VD: Hưng Đạo Vương, Mai Hắc Đế, La Sơn Phu Tử,…
+ Tên người cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận với vốn danh từ chung (ông,
bà, thánh, nghè, tú, đồ, đội,…)
VD: Tú Xương, Ông Gióng, Đồ Chiểu,…
+ Tên các nhân vật trong tác phẩm văn học.
VD: Chí Phèo, Tràng, Bá Kiến,…
+ Tên dân gian thường gọi hoặc suy tôn đối với 1 nhân vật nổi tiếng.

VD: Bà Chúa Thơ Nôm, Bà Huyện Thanh Quan,…
+ Tên người 1 số dân tộc thiểu số trong nước nếu được phiên âm thì viết hoa
chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên, trong các âm tiết có thể dùng dấu gạch nối.
VD: Y Ngông – Niê Kđăm,…
+ Tên người nước ngoài:
• Phiên âm qua Hán- Việt thì viết tên như người Việt Nam.
VD: La Quán Trung, Đỗ Phủ,…
• Phiên âm không qua âm Hán- Việt: Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên
riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
VD: In- đô-nê-xi-a,…
* Tên địa lí:
- Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ta có những trường hợp sau:
+ Tên địa lí thông thường. VD: Hà Nội, Quảng Ninh,…
6


Lưu ý:
• Các từ chỉ đơn vị hành chính đi kèm theo tên riêng thì viết thường
VD: xã (Hòa Tân); thành phố (Buôn Ma Thuột);…
• Riêng thành phố mang tên HCM thì viết là Thành phố HCM.
- Tên địa lí được cấu tạo bằng danh từ chỉ hướng kết hợp với danh từ riêng.
VD: Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Vàm Cỏ Đông,…
- Tên địa lí chỉ vùng miền, khu vực nhất định, được cấu tạo bằng từ chỉ hướng kết
hợp với từ chỉ hướng khác hoặc 1 danh từ chung nào đó.
VD: Tây Bắc, Nam Bộ, Đàng Trong, Đàng Ngoài,…
Ngoài trường hợp trên, các danh từ chỉ hướng đông, bắc, tây, nam thì không viết
hoa.
* Tên dân tộc:
- Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
VD: Kinh, Tày, Ba Na,…

* Tên cơ quan, đoàn thể tổ chức Việt Nam:
- Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo
thành tên riêng.
VD: Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào
tạo,…
* Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật dùng làm tên riêng chủa nhân
vật:
- Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.
VD: chú Chuột, bác Nồi Đồng, ông Mặt Trời,…
* Các trường hợp khác:
- Tên các tôn giáo, các dòng phái tôn giáo: viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm
tiết.
VD: Tin Lành, Thiên Chúa,…
- Tên các năm âm lịch: viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
VD: Nhâm Thân, Giáp Ngọ,…
- Tên của các ngày tết trong năm: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.
7


VD: tết Trung thu, tết Nguyên đán,…
Lưu ý: Ta chỉ viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho 1 tết cụ thể.
VD: Sinh nhật của tôi đúng vào ngày 30 Tết.
- Các danh hiệu để tôn vinh, các huân chương, huy chương: viết hoa chữ cái đầu
của âm tiết thứ nhất của các bộ phận tạo thành tên riêng và viết hoa các từ ghi thứ
hạng.
VD: Nhà giáo Nhân dân, Huy chương Kháng chiến hạng Nhất,…
Lưu ý: Các trường hợp không có nghĩa như trên thì không viết hoa
VD: Nhiều cán bộ đã được tặng thưởng huy chương.
- Tên những sự kiên lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất, trường hợp
có các con số để chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ cái đầu của nó.

VD: Cách mạng tháng Mười, Cách mạng tháng Tám,…
- Tên các thời kì lịch sử, các phong trào, trào lưu có ý nghĩa quan trọng: viết hoa
chữ cái đầu tiên của âm tiết thứ nhất.
VD: (thời kì) Phục hưng, (phong trào) Thơ mới,…
- Tên các chức vụ: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất của các bộ phận tạo
thành.
VD: Tổng thống, Chủ tịch nước, Tổng Giám đốc, Tổng biên tập,…
- Tên các chức quan ngày xưa: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.
VD: Hào trưởng, Tể tướng, Thái sư,…
- Tước vị hoặc từ chỉ địa vị xã hội thời phong kiến đi kèm theo tên người hay dùng
để thay thế 1 người cụ thể: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.
VD: Công chúa Ngọc Hân,…
Lưu ý: trường hợp không đi kèm tên người hoặc không chỉ 1 người cụ thể thì
không viết hoa.
VD: Xưa, ở nước Anh, nhà vua sinh hạ được 2 cô công chúa.
- Tên các kì thi thời phong kiến: viết hoa chữ cái đầu.
VD: (thi) Hương, (thi) Hội, (thi) Đình,…
- Tên học vị thời phong kiến: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.
VD: Bảng nhãn, Thám hoa, Trạng nguyên,…
8


- Tên học vi, học hàm: viết hoa chữ cái đầu khi biểu thị sự tôn trọng.
VD: Giáo sư Hoàng Như Mai, Tiến sĩ Đoàn Hương,…
Lưu ý: ta ko viết hoa trong các trường hợp khác.
VD: 20 người có học hàm giáo sư
- Tên tác phẩm, văn bản, các tiêu đề, chương mục:
+ Đối với tên tác phẩm, văn bản, ta chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tên gọi,
và tên gọi phải đặt trong dấu ngoặc kép.
VD: “Người mẹ cầm súng”, “Tây tiến”,…

+ Trường hợp tác phẩm do tên người, địa danh chuyển hóa tạo nên hay có
chứa tên riêng phải được viết hoa như quy định.
VD: Lão Hạc, Hòn Đất, Rừng U Minh,…
- Tên các tờ báo, tạp chí, tập san, chuyên san: viết hoa chữ cái đầu của các bộ phận
tạo thành.
VD: (báo) Thanh niên, (báo) Phụ nữ Việt Nam,…
- Tên các luật: viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết đầu của mỗi bộ phận tạo thành.
VD: Luật Giáo dục, Luật Hình sự,…
- Tên các niên đai, các ngành, các lớp động, thực vật: viết hoa chữ cái đầu của âm
tiết thứ nhất.
VD: (đại) Cổ sinh, (kỉ) Đệ tứ,…
- Các từ chỉ hành tinh: viết hoa các chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
VD: Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Kim,…
Lưu ý: các trường hợp ko có có ý nghĩa như trên thì không viết hoa.
VD: Tia nắng mặt trời chiếu qua cửa sổ.
- Tên chỉ ngành, cấp học, bậc học: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.
VD: (ngành) Giáo dục, (trường) Đại học, (bậc) Tiểu học,…
- Tên các môn học, phân môn: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.
VD: (môn) Sinh học, (môn) Toán,…
Lưu ý: các trường hợp không có ý nghĩa như trên thì không viết hoa
VD: chính tả tiếng Việt, phương pháp toán trong Sinh hoc,…

9


Câu 4: Trình bày các biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ tiếng Việt?
Cho ví dụ? (3đ)
1) Điệp âm
- Điệp âm là việc dùng lại những từ ngữ có bộ phận âm tiết lặp nhau. Có các kiểu
điệp âm sau:

+ Điệp phụ âm đầu
VD: Đầu tường lửa lửu lập lòe đâm bông (Nguyễn Du)
+ Điệp thanh
VD: 2 dòng thơ sau của Xuân Diệu được viết toàn thanh bằng:
Sương nương theo trăng ngưng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
+ Điệp vần
VD: Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời (Tố Hữu)
Theo vị trí của vần ở trong dòng thơ, sẽ có những loại vần như sau:
+ Vần chân (cước vận) là vần được điệp lại ở cuối mỗi dòng thơ. Có các
kiểu vần:
• Vần chân liên tiếp
“ Ở đây ko gỗ ván
Vùi anh trong tấm chăn
Của đồng bào Cửa Ngăn
Tặng anh ngày sơ tán”
(Hoàng Lộc- Viếng bạn)
• Vần chân giãn cách
Cả nhà đi theo bố
Bao nỗi nhớ ra đi
Trong tấm hình nho nhỏ
Trong lá thư thầm thì
(Trong tập “Chồng nụ, chồng hoa- Đinh Hải)
• Vần ôm nhau
10


Tre hửng nắng lên
Rôn ràng tiếng sáo

Nắng đẹp nhắc em
Giặt quần giặt áo
(Giặt áo- Phạm Hổ)
+ Vần lưng (yên vận) là vần được điệp lại ở giữa dòng thơ
Theo mức độ hòa âm giữa các tiếng hiệp vần, trong thơ VN hiện đại, có 3 loại
vần:
+ Vần chính, hai tiếng hiệp vần phải đảm bảo các yêu cầu sau: có âm chính
giống nhau, âm cuối giống nhau, phụ âm đầu phải khác nhau.
VD:

Người còn thì của vẫn còn
Tìm nơi xứng đáng làm con cái nhà
(Nguyễn Du- Truyện Kiều)
+ Vần thông, hai tiếng hiệp vần có các yêu cầu: âm chính gần giống nhau,

âm cuối hoặc trùng nhau hoặc cùng một nhóm.
VD:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
(Chính Hữu- Trăng treo)
+ Vần ép, hai tiếng hiệp vần có âm chính khác nhau cả về dòng lẫn độ mở,

còn âm cuối hoặc trùng nhau hoặc cùng nhóm phụ âm.
VD:

Có những mẹ già và em bé
Suốt hai bờ sông
Trên chục dặm đường

Vẫn “hộ” theo tàu mình như thế.

Theo đường nét thanh điệu trong các âm hiệp vần, có phân biệt vần bằng và vần
trắc:
+ Vần bằng, các tiếng hiệp vần có thanh ngang và thanh bằng.
Trăm năm trăm cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
11


+ Vần trắc gồm 2 nhóm:
• Nhóm trắc thường: các tiếng hiệp vần thuộc 3 loại âm tiết: mở, nửa
mở, nửa khép, với các thanh điệu: ngã, hỏi, sắc, nặng.
VD:

Ơi chiếc xe vận tải
Ta cầm lái đi đây
Nặng biết bao ân ngãi
Quý hơn bao vàng đấy
(Tố Hữu – Bài ca lại xe đêm)

• Nhóm trắc nhập: các tiếng hiệp vần thuộc loại âm tiết ghép – phụ âm
cuối là p, t, c (ch) – với 2 thanh sắc và nặng.
VD:

Thằng hai ngày trước
Trốn vào chiến khu
Nó theo cứu nước
Làm lính Cụ Hồ
(Tố Hữu - Bà mẹ Việt Bắc)


2) Nhịp điệu
- Cách ngừng nghỉ trong câu thơ, dòng thơ tạo thành nhịp điệu. Mỗi 1 thể thơ
thường tuân theo 1 cách ngắt nhịp nhất định.
VD: thơ lục bát thường ngắt theo nhịp 2/2, thơ 5 chữ thường ngắt theo nhịp 3/2
hoặc 2/3,…
Đọc đúng nhịp thơ sẽ giúp người đọc, người nghe thưởng thức được âm thanh,
nhạc điệu và nội dung ý nghĩa của bài thơ.
- Tuy vậy, trong sáng tác nghệ thuật, các nhà thơ thường sử dụng những cách ngắt
nhịp 1 cách sáng tạo. Qua cách ngắt nhịp, vừa thể hiện nội dung vừa bộc lộ được
tài năng nghệ thuật của tác giả.
VD:

Bắt phong trần / phải phong trần
Cho thanh cao / mới được phần / thanh cao.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

12


Câu 5: Trình bày các điều kiện để nghe có kết quả và các kĩ năng
nghe cần rèn luyện? Cho ví dụ? (3đ)
* Các điều kiện để nghe có kết quả:
- Phải xác định rõ mục đích nghe. Không xác định rõ mục đích nghe thì
người nghe sẽ thiếu tập trung chú ý, hoặc không duy trì được chú ý trong toàn bộ
quá trình nghe.
- Phải có hứng thú đối với nội dung nói. Hứng thú sẽ giúp người nghe theo
dõi nội dung nói 1 cách đầy đủ, chính xác và có thể ghi chép được tất cả những gì
mình quan tâm.
- Phải có hiểu biết ít nhiều về vấn đề người nói trình bày. Nếu không có chút

hiểu biết nào về vấn đề trình bày thì không sao hiểu được người ta nói gì.
- Phải có trí nhớ tốt. Trí nhớ tốt sẽ giúp người nghe nhanh chóng tiếp cận với
các sự kiện, hiện tượng, sự việc do người nói đề cập đến.
- Phải có sức khỏe tốt. Đây là kết quả của việc rèn luyện cơ thể, vệ sinh trí
óc thường xuyên, liên tục. Sức khỏe tốt sẽ giúp người nghe nhanh chóng thích nghi
với hoàn cảnh nghe.
* Nghe thế nào để có kết quả:
- Muốn nghe có kết quả cần xác định cách nghe riêng cho từng đề tài, từng
loại bài.
VD: ở những câu chuyện, cái cần nắm phải là những tình tiết, những diễn biến,
những xung đột theo các tuyến nhân vật.
Có tìm ra những nét riêng những đặc điểm của 1 loại đề tài, 1 loại bài cúng ta mới
có thể vận dụng cách nghe tương ứng cho phù hợp, nắm bắt được cái cốt lõi của
vân đề, bỏ qua cái thứ yếu.
- Nắm được các luận điểm, sự kiện, tình tiết,…chưa nên coi là đã nghe được
đầy đủ. Người nghe còn phải theo dõi người nói dẫn dắt, trình bày, lập luận ntn để
gắn kết các luận điểm, sự kiện, tình tiết,…đó.
- Người nghe cần phải ghi chép thật cẩn thận. Ghi chép là để giúp sức cho trí
nhớ. Sau này khi muốn sử dụng những điều đã nghe, ta chỉ cần giở lại những trang
ghi chép là có thể nhanh chóng tái hiện được 1 cách chính xác.
13


* Các kĩ năng nghe cần rèn luyện:
- Cần biết định hướng để phát hiện vấn đề chính trong từng bài nói. Để có kĩ
năng này, phải không ngừng nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết bằng cách thường
xuyên đọc sách, báo và đặc biệt là tập trung nghe đài phát thanh, nghe ở các hội
thảo,…rồi tóm tắt hoặc ghi theo các vấn đề đã nghe.
- Cần biết ghi nhanh, ghi chính xác và đầy đủ những vấn đề được nghe. Để
đạt được kĩ năng này cần phải luyện tập thường xuyên.

+ Ghi nhanh cốt để ghi được nhiều, ghi được hết những điều đã nghe.
+ Ghi chính xác cốt để phản ánh trung thực nội dung được nghe.
+ Ghi đầy đủ là khỏi để bỏ sót những ý, những sự việc hoặc chi tiết
quan trọng.
- Cần biết duy trì mức độ chú ý trong suốt qua trình nghe. Đây thực sự là 1
thói quen cần phải rèn luyện mới hình thành được.

14


Câu 6: Để bài nói có kết quả cần chuẩn bị các nội dung gì? Trình
bày các kĩ năng nói cần rèn luyện? (3đ)
* Một vài điều kiện để nói có kết quả:
- Nắm chắc nội dung của bài nói. Phải chuẩn bị cho nội dung nói thật chu
đáo. Nội dung phù hợp với người nghe, gắn kết được với cách cảm, cách nghĩ của
người nghe thì sẽ lôi cuốn được họ, đảm bảo cho bài nói có kết quả.
- Có những hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về vấn đề trình bày. Tuy nhiên, không
phải cứ biết nhiều là nói nhiều, mà phải chọn lọc những cái có giá trị nhất để phục
vụ cho 1 cuộc giao tiếp cụ thể mới có kết quả cao.
- Uy tín của người nói (uy tín về tài năng, về học thuật, về phẩm hạnh, về
cương vị xã hội khoa học,…). Người nào chưa có 1 chút uy tín thì rất khó thuyết
phục được người nghe. Song uy tín ko phải là tất cả, nó chỉ là 1 điều kiện thuận lợi
cho người nói đi đến thành công mà thôi.
- Có giọng nói tốt góp phần đóng góp cho sự thành công của 1 cuộc giao
tiếp. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn giọng điệu phù hợp cho từng hoàn cảnh giao
tiếp.
* Chuẩn bị cho bài nói:
- Xác định rõ mục đích nói: Khi giao tiếp cần xác định rõ phải nói với ai,
nhằm mục đích gì?
- Lựa chọn nội dung trình bày: khi lựa chon nội dung là nhằm trả lời câu hỏi

“nói cái gì” để đạt được mục đích đặt ra.
- Dự kiến cách thức trình bày: công việc này yêu cầu phải trả lời câu hỏi
“nói như thé nào?”.
=> Trong bước chuẩn bị này, việc lựa chọn nội dung trình bày là quan trọng hơn
cả.
* Bước thực hiện giao tiếp:
- Phải rất chú ý đến lời mở đầu cho bài nói. Phần đông người nghe chưa biết
người nói, nên thường có sự tò mò dò xét người nói trong những phút đầu tiên.
Người nói phải làm cho họ có thiện cảm ngay mói tốt. Người nói phải tạo ra sự hấp

15


dẫn của lời nói để chiếm được tình cảm của người nghe và buộc họ tiếp tục nghe
tiếp.
- Theo dõi diễn biến (hứng thú, mức độ chú ý,…của người nghe) để rồi tùy
theo đó mà lựa chọn cách thay đổi bài nói cho phù hợp.
- Phần triển khai các ý của bài nói là phần dài nhất, nó dẫ người nói đến mục
đích: hoặc thuyết phục người nghe, hoặc gây trong đầu óc, tâm hồn họ 1 ấn tượng,
1 cảm tưởng nhất định về vấn đề đã nghe. Vì vậy, cách trình bày có thể thay đổi,
biến hóa.
- Trong bài nói, cọ khi phải dùng đủ các loại văn: tả cảnh, tả người, tả hành
động, kể chuyện, bình luận. Người nói cần khéo léo sử dụng phối hợp để tăng thêm
hiệu quả giao tiếp.
- Phần kết thúc, cần hết sức lưu ý mới có kết quả cao. Đoạn kết của bài nói
là bước nhảy cuối cùng để vươn tới đích. Nên tránh lời nói qua ngắn, qua đột ngột,
cũng ko nên quá kéo dài
* Các kĩ năng nói cần rèn luyện:
- Xác định đúng nội dung trình bày và phù hợp với đối tượng trong từng tình
huống giao tiếp cụ thể.

- Biết xử lí nguồn tài liệu mình có, đồng thời cũng biết khai thác thêm những
tài liệu mình còn thiếu để bổ sung cho bài nói thêm phong phú.
- Biết xây dựng đề cương cho bài nói. Sắp xếp các ý lớn, ý nhỏ thật rõ ràng,
mạch lạc để nhìn vào là thấy được ngay.
- Biết giao tiếp với người nghe.
- Phải biết làm chủ lời nói của mình. Giọng nói, cử chỉ, vẻ mặt phỉa luôn
bình tĩnh, tự tin.
- Biết sử dụng ngôn ngữ nói 1 cách tinh tế, uyển chuyển. Cần biết điều khiển
giọng nói cho phù hợp với nội dung nói.

Câu 7: Trình bày pp đọc diễn cảm? Khi đọc cần lưu ý những vấn đề
gì? Cho ví dụ?
* Đọc diễn cảm: là đọc thành tiếng, thể hiện được tình cảm và suy nghĩ 1 cách rõ
ràng trong quá trình đọc.
16


* Yêu cầu đọc diễn cảm:
- Khám phá những nét đặc sắc của các hình tượng, các bức tranh thể hiện
trong tác phẩm.
- Thể hiện được thái độ của tác giả đối với các sự kiện, các hành vi của nhân
vật.
- Truyền đạt được giọng điệu, cảm xúc cơ bản của tác phẩm
* Những hiểu biết cơ bản về đọc diễn cảm:
- Hiểu biết về ngắt giọng logic và ngắt giọng biểu cảm.
+ Ngắt giọng logic là những chỗ ngừng lại giữa các nhóm từ có ý nghĩa liên
quan với nhau. Đây là hình thức được sử dụng nhiều trong lời nói của con người.
Nhờ có ngắt giọng logic, tức là ngắt giọng theo ý nghĩa mà bài văn được hiểu 1
cách đầy đủ, mạch lạc hơn. Ngắt giọng logic làm cho câu văn trở nên cân đối, làm
rõ tính logic trong tư duy của tác giả.

+ Ngắt giọng biểu cảm. Nếu ngắt giọng logic là phương tiện truyền đạt ý
nghĩa của tác phẩm, thì ngắt giọng biểu cảm là 1 phương tiện tác động đến tình
cảm của người nghe. Ngắt giọng logic thiên về mặt trí tuệ, ngắt giọng biểu cảm
thiên về mặt cảm xúc, tình cảm. Sự im lặng đôi khi cũng có tác dụng truyền cảm,
góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao, đó chính là ngắt giọng biểu cảm, ngắt
giọng có giọng ý nghệ thuật.
* Hiểu biết về tốc độ và tiết tấu:
- Tốc độ đọc (mức độ nhanh, chậm khi phát âm) cũng ảnh hưởng đến sự
diễn cảm. Yêu cầu cơ bản của tốc độ đọc diễn cảm là làm sao vừa tầm với tốc độ
của lời nói. Tùy theo văn cảnh mà tốc độ đọc sẽ thay đổi nhanh hay chậm cho thích
hợp với nội dung.
- Tiết tấu rất cần được chú ý khi đọc thơ. Tính đều đặn của các chu kì hơi
thở xác định cách đọc có tiết tấu cho từng trường hợp riêng, nhưng nhất thiết phải
xuất phát từ nội dung tác phẩm.
* Hiểu biết về ngữ điệu:

17


- Trong nghĩa rộng của khái niệm này bao gồm việc sử dụng tất cả các thủ
pháp diễn cảm, chỗ ngừng, tốc độ và tiết tấu được thống nhất lại thành 1 tổ hợp
nhằm phản ánh đúng nội dung tác phẩm.
- Ngữ điệu thường được hạ thấp ở cuối các câu tường thuật, cất cao ở các
trung tâm ý nghĩa của câu nghi vấn, cất cao rồi hạ thấp nhanh ở chỗ có dấu gạch
ngang, nâng cao đều đều khi cần liệt kê các thành phần cung loại.
* Đọc thơ: Những nét đặc trưng của thơ:
- Dòng thơ: Dòng thơ có 1 khuôn khổ nhất định chứ ko choán cả chiều
ngang trang giấy như văn xuôi. Dòng thơ có những loại dài ngắn khác nhau. Có ý
thơ chỉ triển khai trong 1 dòng thơ, nhưng cũng có ý thơ trải ra nhiều dòng thơ.
Dòng thơ là 1 đơn vị của nhịp điệu thơ. Nó là 1 tập hợp từ hoàn chỉnh về nhịp điệu.

Vì thế phải dùng ngắt giọng để tách riêng chúng ra. Ngắt giọng để nhấn mạnh cho
tính hoàn chỉnh nhịp điệu của mỗi dòng thơ.
VD:

Ông trăng tròn sáng tỏ / ngắt/
Soi rõ sân nhà em/ ngắt/
Trăng khuya sáng hơn đèn/ ngắt/
Ơi ông trăng sáng tỏ / ngắt/
Soi rõ sân nhà em/ ngắt/
(Trăng sáng sân nhà em- Trần Đăng Khoa)

=> Ngoài ngắt giọng logic và ngắt giọng biểu cảm mà người đọc sử dụng khi trình
bày 1 tác phẩm văn xuôi, thì khi trình bày tác phẩm thơ người đọc còn phải dùng
thêm cách ngắt giọng thi ca.
- Nhịp thơ: Thơ khác văn xuôi ở chỗ ngôn ngữ đã được kết hợp lại với nhau
thành những tổ chức có nhịp điệu. Nhịp điệu là đặc trưng cơ bản của hình thức thơ.
Nhịp điệu của thơ gồm nhiều yếu tố: âm tiết, đoạn tiết tấu và vần thơ.
Nhịp điệu được coi là phương tiện truyền cảm nghệ thuật rất có hiệu lực. Tùy theo
nội dung cần truyền đạt, sẽ lựa chọn nhịp điệu tương ứng.
VD: nhịp 2/2 trong đoạn thơ dưới đây sẽ góp phần thể hiện được nét tươi vui, lanh
lợi của chú bé liên lạc:

18


Chú bé / loắt choắt
Cái xắc / xinh xinh
Cái chân / thoăn thoắt
Cái đầu / nghênh nghênh
(Lượm – Tố hữu)

- Vần thơ: vần là 1 yếu tố quan trọng trong sáng tạo hình thức thơ ca. Nó là
1 yếu tố góp phần tạo nên nhịp điệu và sự hài hòa của thơ. Vần được coi như cái
mắt nối những câu thơ với nhau, tạo nên âm hưởng trọn vẹn cho nhịp điệu thơ và
góp phần nâng cao cảm xúc thẩm mĩ của thơ.
- Thể thơ: đây là những hình thức biểu hiện cụ thể và xác định của nhịp
điệu. Mỗi thể thơ tạo nên 1 nhịp điệu riêng do sự quy định về câu, về tiếng, về vần.
* Trình tự tiến hành việc đọc thơ:
- Chuẩn bị nhận thức hình tượng mục đích là để tạo ra những biểu tượng,
cho phép nhận thức đúng và rõ ràng hình tượng cảm xúc về cảnh, về tình của bài
thơ.
- Cô giáo đọc thành tiếng diễn cảm ở lớp và kiểm tra sơ bộ xem trẻ đã nhận
thức đúng hình tượng đến mức nào.
- Đọc bài thơ theo từng dòng, từng đoạn: khám phá, phân tích từng chi tiết,
từng hình ảnh của toàn bộ bức tranh mà bài thơ đề cập đến.
- Tiến hành đàm thoại có tính chất tổng hợp.
- Minh họa bằng ngâm thơ hoặc lời phát biểu tự do về bài thơ.
- Đọc diễn cảm(từng khổ, rồi toàn bài).
- Chỉ dẫn về cách học thuộc lòng bài thơ hoặc tiến hành học thuộc ngay tại
lớp.

19


Câu 11: Phân tích vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ?
(3đ)
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong c/s của con người, nhờ có ngôn ngữ mà con
người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh
nghiệm, tâm sự với nhau những điều thầm kín. Trong công tác giáo dục thế hệ
mầm non, ngôn ngữ đã góp phần đào tạo ác em trở thành con người hoàn thiện.
* Phát triển trí tuệ:

- U. Sinxki đã nhận định “ tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn
quý của mọi tri thức”. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung
quanh.
- Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ và công cụ của tư duy.

20



×