Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

CỔ PHẦN HÓA ĐOẠN ĐƯỜNG SÔNG HẢI DƯƠNG VÀ KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY CHẾ ĐẤU GIÁ TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ THAM DỰ ĐẤU GIÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.05 KB, 53 trang )

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA ĐOẠN ĐƯỜNG SÔNG HẢI DƯƠNG VÀ
ĐOẠN ĐƯỜNG SÔNG HẢI DƯƠNG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU
TƯ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY
CHẾ ĐẤU GIÁ TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ THAM DỰ ĐẤU GIÁ

BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁN ĐẤU GIÁ
CỔ PHẦN LẦN ĐẦU RA BÊN NGOÀI
DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA

ĐOẠN ĐƯỜNG SÔNG HẢI DƯƠNG

Địa chỉ: Số 109, ngõ 5, phố Hồ Xuân Hương, Khu 9, phường Ngọc Châu,
thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương;
Điện thoại: 03203 852598;
Fax: 03203 852598.

TỔ CHỨC TƯ VẤN BÁN ĐẤU GIÁ
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Tầng 02 và 03, Tòa nhà Machinco
Buiding, Số 444 Hoàng Hoa Thám, Q. Tây Hồ,
TP. Hà Nội
Điện thoại: 04.3573 0200 Fax: 04 3577 1966

0


MỤC LỤC

I.


KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ................................................ 7

1.

Căn cứ pháp lý của đợt đấu giá .......................................................................

II. THÔNG TIN VỀ ĐỢT ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN ................................................
2.

Những người chịu trách nhiệm chính với nội dung công bố thông tin: ..........

2.1 Ban chỉ đạo cổ phần hóa ..............................................................................
2.2 Đại diện Đoạn đường sông Hải Dương.......................................................

3.
4.

5.
6.
7.
8.
9.

2.3 Đại diện tổ chức tư vấn bán đấu giá - Công ty Cổ phần Chứng khoán
Châu Á Thái Bình Dương ................................................................................. 7

Thông tin về tổ chức phát hành ..................................................................... 7

Cơ cấu chào bán và phương thức thanh toán ................................................ 8


4.1 Phương thức bán ........................................................................................ 8

4.2 Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán ........................................ 9
Cổ phiếu chào bán đấu giá............................................................................. 9
Đối tượng tham gia và số lượng cổ phần đăng ký mua................................. 9

Thời gian và địa điểm thực hiện .................................................................. 10
Kế hoạch sử dụng số tiền từ đợt chào bán................................................... 10
Rủi ro dự kiến .............................................................................................. 10

9.1 Rủi ro kinh tế ........................................................................................... 10
9.2 Rủi ro về luật pháp ................................................................................... 13

9.3 Rủi ro tài chính ........................................................................................ 13
9.4 Rủi ro của đợt chào bán ........................................................................... 13
9.5 Rủi ro khác. .............................................................................................. 13

10. Các đối tác liên quan đến đợt chào bán: ..................................................... 13
III. TÌNH HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC CỔ PHẦN HÓA ............ 14
1.

Tên, địa chỉ doanh nghiệp cổ phần hóa: ...................................................... 14

1


2.

Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 14


4.

Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý: .................................................................. 16

3.
5.
6.
8.

9.

Nhiệm vụ và quyền hạn: .............................................................................. 14

Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển sang công ty cổ phần .............................. 20

Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và giá trị phần vốn Nhà nước ......... 20
Tài sản chủ yếu của doanh nghiệp............................................................... 23

8.1 Đất đai ...................................................................................................... 23
8.2 Tài sản cố định của doanh nghiệp............................................................ 25
Tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm trước cổ phần26

9.1 Năng lực sản xuất kinh doanh chính của Đoạn ....................................... 26

9.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh ba năm trước cổ phần hóa ..................... 27

10. Các khách hàng chủ yếu, các hợp đồng lớn đang thực hiện hoặc đã ký kết33
11 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty..
..................................................................................................................... 33
IV. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA ..... 33

1.

Thông tin chung về Công ty cổ phần .......................................................... 33

3.

Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ ............................................................... 42

2.

Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty ................................................................... 36

3.1 Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ ............................................................ 42

3.2 Phương án tăng giảm vốn điều lệ sau khi chuyển thành công ty cổ phần43

V. PHƯƠNG ÁN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SAU CỔ PHẦN HÓA . 43
1. Một số thông tin chủ yếu về kế hoạch đầu tư và chiến lược phát triển doanh
nghiệp sau khi cổ phần hóa ................................................................................. 43

1.1 Cơ sở cho việc xây dựng xây dựng kế hoạch .......................................... 43
1.2 Kế hoạch phát triển .................................................................................. 44

1.3 Mục tiêu phấn đấu .................................................................................. 44
1.4 Các giải pháp thực hiện ........................................................................... 46

2


2.


Lộ trình đăng ký giao dịch........................................................................... 51

VI. KẾT LUẬN.................................................................................................. 51

3


I. CÁC KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

- Ban chỉ đạo cổ phần hóa:
- Đoạn:
- BCTC:
- CPH:

- SXKD:

- CBCNV:

Ban chỉ đạo cổ phần hóa Đoạn đường
sông Hải Dương;
Đoạn đường sông Hải Dương;
Báo cáo tài chính;
Cổ phần hóa;

Sản xuất kinh doanh;

Cán bộ công nhân viên;

- BHXH:

- BHYT:

Bảo hiểm xã hội;
Bảo hiểm y tế;

- HĐLĐ:

Hợp đồng lao động;

- BHTN:

- HĐND:
- UBND:

Bảo hiểm thất nghiệp;
Hội đồng nhân dân;
Ủy ban nhân dân;

- DNNN:
- TNHH:

Doanh nghiệp nhà nước;
Trách nhiệm hữu hiện;

- LĐ:

Lao động;

- CPI:


- CTCP:
- TGĐ:

- PTGĐ:

Chỉ số giá tiêu dùng;

Công ty Cổ phần;

Tổng giám đốc;

Phó Tổng giám đốc;

4


II. THÔNG TIN VỀ ĐỢT ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN

1. Căn cứ pháp lý của đợt đấu giá
- Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá XIII ngày
26/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2015;

- Luật Chứng khoán số 70/ 2011/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 05 năm 2006 và các văn
bản sửa đổi, hướng dẫn;

- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc
chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;


- Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015 của Chính phủ quy định
chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
- Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/09/2014 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký
giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước.
- Thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2010 của Bộ Lao độngThương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
91/2010/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp
lại Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
- Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ tài chính
hướng dẫn cổ phần lần đầu và quản lý sử dụng tiền thu từ cổ phần hoá của các
doanh nghiệp DNNN 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty
cổ phần;
- Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ
về hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện
chuyển đổi DNNN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
- Thông tư số 106/2008/TT-BTC ngày 17/11/2008 của Bộ tài chính
hướng dẫn kế toán khi chuyển đổi DNNN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ
phần;
- Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2012 của Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao
động theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc
chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần;
5


- Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 15/01/2015 của UBND tỉnh Hải
Dương về việc cổ phần hóa và thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Đoạn Đường
sông Hải Dương;

- Quyết định số 49 /QĐ-BCĐ ngày 16/01/2015 của Trưởng ban chỉ đạo
CPH Đoạn Đường sông Hải Dương về việc thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo
cổ phần hóa Đoạn Đường sông Hải Dương;
- Quyết định số 1403/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2015 của UBND
tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa và Thông
báo số 86/TB-VP ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Hải Dương về việc đính
chính Quyết định số 1403/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2015 của UBND
tỉnh Hải Dương.
- Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01/6/2015 về phiên họp thường kỳ tháng
5 năm 2015 của Chính phủ;
- Quyết định số 2475/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 của UBND Tỉnh Hải
Dương về việc phê duyệt đơn vị bán đấu giá và giá khởi điểm để cổ phần hoá
Đoạn đường sông Hải Dương;
- Quyết định số 2530/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của UBND Tỉnh Hải
Dương về việc phê duyệt Phương án cổ phần hoá Đoạn đường sông Hải Dương;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Những người chịu trách nhiệm chính về nội dung công bố thông tin
2.1 Ban chỉ đạo cổ phần hóa
- Ông Vương Đức Sáng

:

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - Trưởng ban

:

Phó Giám đốc Sở GTVT

- Ông Nguyễn Minh Tân


:

- Ông Phạm Văn Tỏ

:

- Ông Trương Văn Hơn

:

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - Ủy viên

- Ông Bùi Thanh Tùng

:

Phó Giám đốc Sở LĐ TB&XH

- Ông Phạm Văn Phượng

- Ông Nguyễn Đình Khuyến :
- Bà Phạm Thị Mai

- Ông Nguyễn Đức Khang

:

:


Phó Giám đốc Sở Tài Chính
Giám đốc Sở Nội vụ

- Phó Trưởng ban

- Phó Trưởng ban

Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh

Cục trưởng Cục thuế tỉnh

Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Ủy viên

- Ủy viên

- Ủy viên

- Ủy viên

- Ủy viên
6


- Ông Nguyễn Hữu Lộc

:

Phó Giám đốc Sở TN&MT


- Ủy viên

- Ông Nguyễn Đình Tuấn

:

Trưởng phòng TCDN, Sở Tài chính

- Ủy viên

- Bà Dương Thị Ngọc

:

PTP HC-TH, KTT Đoạn Đường sông

- Ủy viên

- Ông Lê Xuân Hiền
- Ông Nguyễn Hùng

:

:

Trưởng phòng ĐKKD, Sở KH&ĐT

Giám đốc Đoạn Đường sông


- Ủy viên

- Ủy viên

2.2 Đại diện Đoạn đường sông Hải Dương

- Ông Nguyễn Hùng: Giám đốc Đoạn Đường sông Hải Dương;
- Ông Vũ Như Ky: Phó Giám đốc;

- Ông Nguyễn Quang Nhuận: Trạm trưởng kiêm Chủ tịch CĐCS;
- Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy: Trưởng phòng HC-TH;
- Ông Lê Đình Hưng: Trưởng phòng kỹ thuật;

- Bà Dương Thị Ngọc: Phó trưởng phòng HC-TH kiêm kế toán trưởng;

- Những người có tên được nêu trên đây đảm bảo rằng các thông tin và số
liệu trong Bản công bố thông tin này là phù hợp với thực tế để nhà đầu tư có thể
đánh giá về tài sản, tình hình tài chính, kết quả và triển vọng kinh doanh của
Đoạn đường sông Hải Dương.
2.3 Đại diện tổ chức tư vấn bán đấu giá - Công ty Cổ phần Chứng khoán
Châu Á Thái Bình Dương
Ông Nguyễn Đỗ Lăng: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc

Bản công bố thông tin này là một phần của hồ sơ đăng ký chào bán đấu
giá cổ phần lần đầu ra công chúng do Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á
Thái Bình Dương tham gia lập trên cơ sở hợp đồng tư vấn với Đoạn đường sông
Hải Dương.
Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên
Bản công bố thông tin này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa
trên cơ sở các thông tin và số liệu do Đoạn đường sông Hải Dương cung cấp.

3. Thông tin về tổ chức phát hành
3.1 Tên đơn vị:
Đoạn Đường sông Hải Dương

3.2 Trụ sở chính: Số 109/5, phố Hồ Xuân Hương, Khu 9, phường Ngọc
Châu, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
3.3 Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Hùng – Giám đốc Đoạn;
7


- Năm thành lập: Ngày 19 tháng 07 năm 1967;

- Vốn điều lê: 6.846.970.000 (Bằng chữ: sáu tỷ tám trăm bốn mươi sáu
triệu chín trăm bảy mươi nghìn đồng )
- Tư cách pháp nhân: Đoạn đường sông Hải Dương là đơn vị sự nghiệp
công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con
dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực
tiếp của Sở GTVT; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước về chuyên môn của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.4 Chức năng:
Đoạn Đường sông Hải Dương là đơn vị sự nghiệp công lập chưa giao
quyền tự chủ (tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động), trực thuộc Sở Giao
thông vận tải; thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông 122 km đường
thủy nội địa được giao quản lý và các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của Đoạn theo quy định.

STT
1

2


3

4. Cơ cấu chào bán và phương thức thanh toán
4.1 Phương thức bán:
Cổ đông
Nhà
nước

CB CNV
(ưu đãi)
Mua theo
tiêu
chuẩn
thâm
niên làm
việc
trong khu
vực nhà
nước
Mua theo
cam kết
làm việc
lâu dài
tại Công
ty
Nhà đầu
tư chiến

Số cổ

phần

Giá trị cổ
phần (đồng)

Tỷ lệ
(%)

513.523

5.135.230.000

75,00

94.900

949.000.000

13,86

60.400

604.000.000

8,82

34.500

345.000.000


5,04

0

0

0

Phương thức bán

Giá bán
-

-

Chào bán trực tiếp cho CB
CNV có tên trong danh
sách lao động thường
xuyên của doanh nghiệp tại
thời điểm công bố giá trị
doanh nghiệp

60% giá đấu
thành công
thấp
nhất
của
cuộc
đấu
giá

công khai

Giá
đấu
thành công
thấp
nhất
của
cuộc
đấu
giá
công khai
-

8


lược

4

Bán đấu
giá công
khai ra
bên
ngoài

Tổng
cộng


76.274

762.740.000

684.697

6.846.970.000

- Bán đấu giá công khai
thông qua tổ chức tài chính
trung gian là Công ty cổ
phần Chứng khoán Châu Á
Thái Bình Dương
- Thời điểm thực hiện đấu
10,67 giá và thanh toán tiền mua
cổ phần do Công ty cổ phần
Chứng khoán Châu Á Thái
Bình Dương ban hành
trong quy chế đấu giá.
- Giá khởi điểm: 10.100
đồng/cổ phiếu.
100

Theo
giá
đấu thành
công thực
tế.

Nguồn: Đoạn đường sông Hải Dương


4.2 Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán:

- Đối với cổ phần bán đấu giá công khai: Phương thức thanh toán và thời
hạn thanh toán tiền mua cổ phần được quy định chi tiết tại “Quy chế đấu giá cổ
phần lần đầu ra công chúng của Đoạn đường sông Hải Dương”
- Đối với cổ phần chào bán cho người lao động: Phương thức thanh toán
và thời hạn thanh toán tiền mua cổ phần sẽ theo quy định của Ban chỉ đạo cổ
phần hóa Đoạn đường sông Hải Dương.
5. Cổ phiếu chào bán đấu giá
- Số lượng cổ phần chào bán:
76.274 cổ phần;
- Loại cổ phần:
Cổ phần phổ thông;
- Mệnh giá cổ phần:
10.000 đồng/cổ phần;
- Giá khởi điểm:
10.100 đồng/cổ phần;
- Phương thức chào bán: Đấu giá công khai tại trụ sở Công ty cổ phần
Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.
6. Đối tượng tham gia và số lượng cổ phần đăng ký mua:
- Đối tượng tham gia: Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đáp ứng
điều kiện theo quy định của Quy chế bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng
của Đoạn đường sông Hải Dương;
- Số lượng cổ phần đặt mua tối thiếu: 100 cổ phần;
- Số lượng đặt mua tối đa: 76.274 cổ phần;

9



- Số lượng đặt mua: Theo bội số 100 (trừ trường hợp nhà đầu tư đặt mua
toàn bộ khối lượng cổ phần đấu giá);
- Đặt cọc: Bằng 10% giá trị tổng số cổ phần đăng ký mua tính theo giá
khởi điểm
- Bước giá: 100 đồng.

7. Thời gian và địa điểm thực hiện
- Thời gian, địa điểm nhận Công bố thông tin, đăng ký tham dự đấu giá:
Thông tin về cuộc đấu giá được công bố công khai trên 3 số báo liên tiếp của
báo phát hành toàn quốc và báo Hải Dương, đăng trên website của tổ chức tư
vấn và tại trụ sở chính của Đoạn đường sông Hải Dương;
- Thời gian và địa điểm nhận phiếu đấu giá: được quy định tại Quy chế
bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Đoạn đường sông Hải Dương;
- Thời gian tổ chức đấu giá: được quy định tại Quy chế bán đấu giá cổ
phần lần đầu ra công chúng của Đoạn đường sông Hải Dương;
- Địa điểm tổ chức đấu giá: Trụ sở chính Đoạn đường sông Hải Dương
Địa chỉ: Số 109/5, phố Hồ Xuân Hương, Khu 9, phường Ngọc Châu,
TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 03203 852598;
Fax: 03203 852598
- Thời hạn thanh toán tiền mua cổ phần và nhận lại tiền đặt cọc: được
quy định tại Quy chế bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Đoạn
đường sông Hải Dương.

8. Kế hoạch sử dụng số tiền từ đợt chào bán:
Việc quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa dược thực hiện theo quy định
tại mục III Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính.
Số tiền thu được từ cổ phần hóa doanh nghiệp sẽ sử dụng để thanh toán
chi phí cổ phần hóa và chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư theo chế độ nhà
nước quy định. Trong trường hợp Đoạn không đủ nguồn kinh phí để giải quyết

chính sách cho người lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa, nguồn kinh phí
hỗ trợ sẽ được chuyển từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương thành
Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định tại Điều 43 Nghị
định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ.
9. Rủi ro dự kiến
9.1 Rủi ro kinh tế

9.1.1 Rủi ro tăng trưởng

Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng luôn chứa đựng những rủi ro nhất định.
Những rủi ro đó hình thành từ chính sự biến động của các nhân tố cơ bản trong
nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái. Đoạn
10


đường sông Hải Dương là một chủ thể tham gia vào nền kinh tế nên cũng không
nằm ngoài những ảnh hưởng và tác động từ sự thay đổi của những nhân tố đó.
Có thể nhận định rằng năm 2015 sẽ là một năm nhiều hứa hẹn của thị
trường này. Các hiệp định Thương mại sắp được ký kết tạo điều kiện phát triển
thuận lợi mà cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nước.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều rủi ro mà nền kinh tế Việt Nam có
thể phải đối mặt trong năm 2015, bao gồm:
Kinh tế thế giới nguy cơ tăng trưởng chậm lại đặc biệt là khu vực châu
Âu, Trung Quốc và Nhật Bản, tác động tiêu cực tới thương mại toàn cầu cũng
như xuất khẩu của Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp FDI.
Giá hàng hóa nguyên liệu thô và năng lượng giảm mạnh ảnh hưởng xuất
khẩu của Việt Nam do đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh

nghiệp trong nước, trong khi Việt Nam nhập khẩu nhiều hàng tiêu dùng có giá
trị cao do đó cán cân thương mại sẽ bị bất lợi.
Mất cân đối chi tiêu Ngân sách khi 70% chi ngân sách là dùng để chi
thường xuyên, chỉ có 17% là cho đầu tư phát triển, phần còn lại là để trả nợ gốc.
Giá dầu giảm cũng làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách nhà nước khiến
Chính phủ có thể phải phát hành nhiều nợ hơn, cạnh tranh vốn với khu vực tư
nhân và làm tăng mặt bằng lãi suất.

11


Đồng USD tăng giá so với nhiều đồng tiền mạnh khác cũng như các đồng
tiền khác trong khu vực, gây ra áp lực giảm giá đồng Việt Nam.
9.1.2 Rủi ro lạm phát

Lạm phát thường xảy ra do hai nguyên nhân chính là chi phí đẩy hoặc cầu
kéo. Tổng cầu gia tăng do sự gia tăng của tiêu dùng hộ gia đình, chi tiêu Chính
phủ, đầu tư và thay đổi ròng từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Nửa cuối năm 2014 chứng kiến xu hướng giảm bất thường của chỉ số giá.
Mới 3 năm trước chống lạm phát cao và tái lập các cân đối vĩ mô là ưu tiên số
một của Chính phủ thì lạm phát thấp hiện đang đặt ra những thách thức mới cho
công tác điều hành kinh tế. Hiện tượng giảm giá hàng hóa cơ bản được ghi nhận
trên toàn cầu, đều do nhu cầu tiêu thụ suy yếu trong khi nguồn cung tăng vọt.
Chỉ số giá lương thực và thực phẩm thế giới giảm tháng thứ 16 liên tiếp. Giá
dầu thế giới đã giảm 25% trong vòng 4 tháng qua. Giá dầu tương lai giảm càng
làm gia tăng nguồn cung trong ngắn hạn, đẩy giá dầu tụt dốc nhanh. Lạm phát
thấp có thể làm giảm tổng cầu trong ngắn hạn và kéo lạm phát xuống thấp hơn.
Người tiêu dùng có thể kỳ vọng giá cả sẽ tiếp tục giảm trong tương lai nên hạn
chế chi tiêu hiện tại. Đối với doanh nghiệp, giá cả hàng hóa thấp làm giảm
doanh thu và tăng gánh nặng nợ thực. Doanh nghiệp khó khăn tìm nguồn thu để

trả nợ nên sẽ hạn chế đầu tư và vay mượn.
Đến nửa đầu năm 2015, lạm phát của Việt Nam duy trì ở mức thấp,
nhưng có thể cao hơn chút đỉnh so với năm 2014. Nguyên nhân là do, giá cả
hàng hóa thế giới được dự báo sẽ tiếp tục giảm; tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ
tăng (nhờ mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2015 là 6,2% được Quốc hội thông
qua); Chỉ số giá hàng phi lương thực, thực phẩm đã có xu hướng giảm tháng thứ
6 liên tiếp; Sự gia tăng của các yếu tố tổng cầu, như: sự phục hồi kinh tế, việc ký
kết các hiệp định thương mại tự do, cải thiện môi trường đầu tư, nên đầu tư tư
nhân và đầu tư của Chính phủ sẽ gia tăng, tiêu dùng tư nhân được cải thiện do
kinh tế phục hồi và tiền lương được cải thiện…Tuy nhiên diễn biến lạm phát 6
tháng cuối năm 2015 vẫn sẽ phụ thuộc nhiều vào việc điểu chỉnh giá của các
mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là do Nhà nước quản lý như xăng dầu, giáo dục,
điện nước… Việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động của Đoạn.
9.1.3 Rủi ro lãi suất
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Đoạn có thể sử dụng đến kênh huy
động vốn từ tín dụng và chịu lãi suất sử dụng vốn vay, khi đó, chỉ cần một sự
biến động nhỏ về lãi suất trong chiến lược điều hành chính sách tiền tệ của Nhà
nước cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí tài chính và lợi nhuận của Công ty.

12


Năm 2015, mặt bằng lãi suất áp dụng đã ở mức thấp hơn nhiều só với
năm 2014. Lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 8 - 9%/năm, trung - dài hạn
khoảng 9 - 10%/năm.. Gần đây, các ngân hàng quy mô lớn trên thị trường đưa
ra những gói sản phẩm tín dụng với mức lãi suất thấp.. Tuy nhiên trên thực tế,
để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất hấp dẫn là một vấn đề còn khó khăn
đối với Đoạn nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung.
9.2 Rủi ro về luật pháp


Là đơn vị sự nghiệp chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ
phần, hoạt động của Công ty được điều chỉnh bởi hệ thống các Luật, Nghị
định... liên quan đến chương trình cổ phần hóa và Luật doanh nghiệp,
thuế....Bên cạnh đó, do hoạt động trong lĩnh vực bảo đảm giao thông đường
thủy nên công ty cũng chịu sự điều chỉnh của các luật khác như: Luật Bảo vệ
môi trường; Luật đất đai…..
9.3 Rủi ro tài chính
Hiện tại, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn chủ yếu để tài trợ hoạt động của
Đoạn. Trong tương lai, việc sử dụng vốn vay dài hạn để đầu tư phát triển sản
xuất sẽ phát sinh khoản chi phí tài chính lớn hơn nếu công ty không sử dụng vốn
vay một cách có hiệu quả.
Hoạt động kinh doanh của công ty là thực hiện nhiệm vụ công ích nên
vấn đề lợi nhuận chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đây cũng là rào cản
lớn, cản trở khả năng chi trả vốn vay của doanh nghiệp trong tương lai.
9.4 Rủi ro của đợt chào bán
Giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như tình hình kinh tế vĩ
mô, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... Ngoài ra, việc Đoạn
đường sông Hải Dương chào bán cổ phiếu trong giai đoạn thị trường chưa có
nhiều diễn biến thuận lợi, nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn hồi phục từ sau cuộc
khủng hoảng năm 2008, tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán, đặc biệt
là trên thị trường OTC không cao.
Bên cạnh đó do hoạt động trong lĩnh vực công ích nên sự quan tâm của
các nhà đầu tư đến Công ty còn chưa nhiều.
9.5 Rủi ro khác.
Ngoài những rủi ro nêu trên, các rủi ro khác như thiên tai, dịch họa, v.v…
là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản, con
người và tình hình hoạt động chung của Công ty.
10. Các đối tác liên quan đến đợt chào bán


13


10.1 Tổ chức tư vấn bán đấu giá:
- Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á-Thái Bình Dương;
- Địa chỉ: Tầng 02 và 03, tòa nhà Machinco Buiding, số 444 Hoàng Hoa
Thám, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;
- Điện thoại: 04 2573 0200;
Fax: 04 3577 1966.

10.2 Đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
- Công ty TNHH kiểm toán và định giá Việt Nam;
- Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà, số 165 Cầu Giấy, phường Dịch
Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội;
- Điện thoại: 04 6267 0491;
Fax: 04 6267 0494.
III. TÌNH HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC CỔ PHẦN HÓA
1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp cổ phần hóa

- Tên đơn vị: Đoạn Đường sông Hải Dương
- Trụ sở chính: Số 109/5, phố Hồ Xuân Hương, Khu 9, phường Ngọc
Châu, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương;
- Điện thoại: 03203 852598;
Fax: 03203 852598;
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Hùng - Giám đốc;
- Vốn điều lệ:
6.846.970.000 đồng
(sáu tỷ tám trăm bốn mươi sáu triệu chín trăm bảy mươi nghìn đồng)
2. Quá trình hình thành và phát triển


a. Từ tháng 7/1967 đến tháng 12/1996
- Đoạn Quản lý Đường sông Hải Hưng (Đoạn Đường sông Hải Dương
ngày nay) được thành lập theo Quyết định số 45/TCDC ngày 19/07/1967 của
UBND tỉnh Hải Dương; Đoạn Đường sông Hải Hưng được giao nhiệm vụ quản
lý, đảm bảo giao thông 215,7 km trên 8 tuyến sông gồm: Thái Bình, Kinh Thầy,
Kinh Môn, Lai Vu (sông Rạng), Mạo Khê, Cầu xe, Gùa, Mía (nguồn vốn quản
lý bảo trì các tuyến sông trên do Cục Đường sông ủy thác); ngày 10/12/1968 Ủy
ban hành chính tỉnh Hải Hưng có quyết định thành lập các Trạm Quản lý Đường
sông để quản lý, khai thác hệ thống sông thủy nông Bắc - Hưng - Hải trên địa
bàn tỉnh.
- Năm 1985, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định giải thể Cục Đường sông
Việt Nam và thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp quản lý đường thủy. Bộ Giao
thông vận tải đã có quyết định thành lập các Xí nghiệp quản lý đường thủy;
14


trong đó Xí nghiệp quản lý giao thông đường thủy III là đơn vị quản lý vốn ủy
thác 8 tuyến sông TW.
- Ngày 28/9/1985 UBND tỉnh Hải Hưng có Quyết định số 464-QĐ/UB về
việc phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán bộ và đổi tên “Đoạn Quản lý Đường
sông Hải Hưng” thành: “Đoạn Đường sông Hải Hưng”;
- Năm 1988, tái lập Cục Đường sông Việt Nam, Đoạn Đường sông Hải
Hưng chia tách và bàn giao về Trung ương (Xí nghiệp Quản lý giao thông
Đường thủy II thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp quản lý giao thông đường thủy
tiếp nhận) gồm 8 tuyến sông do nguồn vốn của Trung ương ủy thác (sau này là
Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 7); Đoạn Đường sông Hải Hưng quản lý
213 km trên 7 tuyến sông trong hệ thống sông thủy nông Bắc Hưng Hải và 4
Trạm đường sông.
b. Từ tháng 01/1997 đến nay:


- Tháng 01/1997, cùng với tái lập tỉnh Hưng Yên, Đoạn Đường sông Hải
Hưng chia tách thành 2 đơn vị: Đoạn Đường sông Hải Dương và Đoạn Đường
sông Hưng Yên theo Quyết định số 3384/QĐ-UB ngày 31/12/1996 của UBND
tỉnh Hải Hưng. Đoạn Đường sông Hải Dương được giao quản lý 122 km trên 6
tuyến sông (trong hệ thống sông Thủy nông Bắc Hưng Hải) gồm: Sông Sặt,
sông Ghẽ, sông Cửu Yên, sông Đình Đào, sông Tứ Kỳ và sông Cầu Xe và 3
Trạm đường sông gồm: Trạm Cầu Ràm, Bến Cậy và Lê Hồng (sau này chuyển
về cầu Tràng Thưa, xã Đoàn Thường, huyện Gia Lộc và lấy tên Trạm Tràng
Thưa).
- Qua 48 năm thành lập, cùng với sự phát triển của đất nước và trải qua cuộc
kháng chiến chống Mỹ ác liệt, đơn vị đã được sự quan tâm chỉ đạo sát đúng, kịp thời
của UBND tỉnh Hải Dương, Cục Đường sông Việt Nam, Sở GTVT Hải Dương, sự
phối hợp, hỗ trợ của các ngành, đơn vị liên quan, Đoạn Đường sông Hải Dương đã
làm tốt công tác bảo đảm an toàn luồng, tuyến vận tải vận chuyển hàng hóa phục vụ
chiến tranh, khắc phục hậu quả chiến tranh và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch
được giao, ổn định sản xuất, bảo đảm đời sống cho người lao động.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn:

Đoạn Đường sông Hải Dương là đơn vị sự nghiệp công lập chưa giao
quyền tự chủ (tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động), trực thuộc Sở Giao
thông vận tải; thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông 122 km đường
thủy nội địa được giao quản lý và các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của Đoạn theo quy định.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch sản xuất của Đoạn trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
15


- Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật; giải tỏa ách tắc giao thông, xử lý các vụ tai nạn giao thông;

phòng chống bão, lũ và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên đường thủy nội địa được
giao quản lý;
- Đo đạc, cắm mốc chỉ giới; kiểm tra, khảo sát, theo dõi các tuyến; phát
hiện sự biến đổi luồng tuyến, vật chướng ngại và các hoạt động bảo đảm an toàn
giao thông cho phương tiện lưu thông trên tuyến đường thủy nội địa được giao
quản lý theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý các bến khách
ngang sông; bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng giao thông và môi trường xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông; chống lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng trên
đường thủy nội địa được giao quản lý;
- Xây dựng phương án kỹ thuật, lập kế hoạch và dự toán chi ngân sách
nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Sản xuất, lắp đặt, điều chỉnh, sửa chữa, bảo trì, bổ sung, thay thế báo
hiệu, phương tiện, thiết bị quản lý và các công trình phục vụ trên tuyến đường
thủy nội địa trong phạm vi được giao quản lý theo quy định;
- Nạo vét, chỉnh trị, thanh thải chướng ngại vật bảo đảm giao thông đường
thủy;
- Khảo sát thiết kế, đăng ký đường thủy nội địa trong phạm vi được giao
quản lý;
- Điều tiết khống chế bảo đảm giao thông đường thủy nội địa;
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
Đoạn theo quy định;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về hoạt động của
Đoạn với Sở Giao thông vận tải, các cơ quan có liên quan theo quy định;
- Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức và người lao động; về tài
sản, tài chính của Đoạn theo quy định của Nhà nước và của tỉnh ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân
dân tỉnh giao.
4. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đoạn đường sông Hải Dương gồm có: Ban

Giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ thực hiện các công việc chức năng nhằm
đảm bảo cho việc quản lý tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
Ban Tổng giám đốc được hiệu và đúng pháp luật.
4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Đoạn đường sông Hải Dương
16


BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Hành

Phòng

chính – Tổng hợp

Trạm Đường sông
Bến Cậy

Kỹ thuật

Trạm Đường sông
Tràng Thưa

Trạm Đường sông
Cầu Ràm

Nguồn: Đoạn đường sông Hải Dương

4.2 Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận, đơn vị trực thuộc
4.2.1 Phòng Phòng Hành chính - Tổng hợp


Tham mưu, tổng hợp, đề xuất, giúp Giám đốc Đoạn quản lý về công tác
Tổ chức - Hành chính, tài chính. Gồm các nhiệm vụ sau:
a. Công tác Tổ chức-Hành chính

- Quản lý công tác văn thư, lưu trữ, quy chế bảo mật của công văn, giấy tờ
theo quy định; công tác hành chính, nội vụ của Đoạn.
- Xây dựng kế hoạch, bố trí phân công lao động hàng năm báo cáo Lãnh
đạo Đoạn để có phương án sản xuất phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Giúp Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, nâng
lương, nâng bậc, bảo hiểm xã hội; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Xây dựng các nội quy và giám sát việc thực hiện: An toàn vệ sinh lao
động, phòng cháy chữa cháy; nội quy cơ quan; tham mưu xây dựng, giám sát
việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể...
- Xây dựng trình Giám đốc ban hành các văn bản quản lý thuộc lĩnh vực
chuyên môn nghiệp vụ. Kiến nghị, sửa đổi các văn bản quy định về chế độ,
chính sách đã ban hành thuộc lĩnh vực mình phụ trách và tổ chức hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện.
- Thường trực giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan.

17


- Mua sắm vật tư, vật liệu, phụ tùng, thiết bị theo kế hoạch được giao
đúng quy định.
- Theo dõi, thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm, mua bảo hiểm phương tiện
của Đoạn theo quy định.
- Quản lý viên chức, người lao động trong phòng theo phân công, phân cấp.
b. Công tác tài chính


- Thực hiện Luật Kế toán và các quy định của pháp luật về kế toán, tài
chính trong đơn vị, chịu sự chỉ đạo của cấp trên về chuyên môn nghiệp vụ.
- Xây dựng kế hoạch thu chi, cân đối nguồn tài chính của Đoạn; xây dựng
quy chế chi tiêu nội bộ, chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng các quỹ và tính
hợp lý, hợp pháp của các chứng từ.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài
sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
tham mưu trong việc phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng
phí.
- Phân tích số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc; tham mưu,
đề xuất các giải pháp quản lý tài chính của Đoạn.
- Cung cấp và lưu trữ thông tin, số liệu kế toán, thuế; lập báo cáo tài
chính, báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
của Đoạn và thực hiện thu, chi tiền mặt theo đúng quy định.
- Tổ chức thanh toán cho các Trạm quản lý đường sông sau khi quyết toán
đảm bảo thời gian theo đúng quy định.
- Thống kê, theo dõi tài sản chung của Đoạn.
4.2.2 Phòng Phòng kỹ thuật
Tham mưu, tổng hợp, đề xuất, giúp Giám đốc Đoạn quản lý về công tác
kỹ thuật, kế hoạch. Gồm các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức giao kế hoạch, theo dõi và đôn đốc các
Trạm quản lý đường sông thực hiện kế hoạch đảm bảo tiến độ, chất lượng.
- Tổng hợp số liệu thống kê, xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết các mặt
công tác của Đoạn.
- Xây dựng, trình Giám đốc ban hành các văn bản quản lý và các văn bản
liên quan trong chỉ đạo sản xuất; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

18



- Chủ trì thực hiện lập dự toán công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên,
sửa chữa không thường xuyên của Đoạn đảm bảo đúng quy trình, quy phạm,
chất lượng tiến độ yêu cầu.
- Kiểm tra, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện công tác duy tu
bảo dưỡng của các Trạm. Tổ chức thực hiện nghiệm thu, lập báo cáo hoàn công,
hồ sơ thanh quyết toán công tác duy tu bảo dưỡng và các công tác khác.
- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường
thủy và phối hợp xử lý các vi phạm.
- Thường trực công tác khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của Đoạn.

- Thường trực, công tác phòng chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm giao
thông trên tuyến quản lý được thông suốt, an toàn.

4.2.3 Các Trạm Quản lý đường sông
Thực hiện các nhiệm vụ:

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng luồng, tuyến đường thủy nội
địa trong phạm vi được giao; phát hiện sự biến đổi của luồng tuyến, vật chướng
ngại, kịp thời báo cáo lên cấp trên và thực hiện biện pháp cấp thiết bảo đảm an
toàn giao thông cho phương tiện lưu thông trên tuyến.
- Lắp đặt, kiểm tra, điều chỉnh, bảo trì báo hiệu đường thủy nội địa theo
quy định; đôn đốc, hướng dẫn chủ công trình, tổ chức cá nhân gây ra chướng
ngại vật trên tuyến sông quản lý chấm dứt vi phạm và thực hiện các biện pháp
xử lý đảm bảo an toàn giao thông kịp thời.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan trong việc
quản lý bến khách ngang sông; theo dõi tình trạng kỹ thuật và bảo vệ công trình
thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về giao thông đường thủy nội địa; giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phát hiện

và tham gia cứu nạn, xử lý các vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa. Kịp thời
kiểm tra và báo cáo lên cấp trên khi phát hiện và nhận được thông tin về sự cố môi
trường giao thông đường thủy nội địa; phối hợp với các cơ quan chức năng trong
việc khắc phục hậu quả sự cố môi trường theo nhiệm vụ được giao.
- Theo dõi mực nước và lưu lượng vận tải trên các tuyến sông thuộc phạm
vi quản lý.
- Mở sổ sách theo dõi, thống kê ghi chép đúng, đủ, chính xác, kịp thời kết quả
công tác của Trạm và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Quản lý nhân lực, sử dụng tài sản, vật tư, phương tiện, trang thiết bị được
giao đúng mục đích và thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định.

19


- Phân công lao động khoa học, hợp lý, để hoàn thành nhiệm vụ được giao
đảm bảo tiến độ, chất lượng.
5. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển sang công ty cổ phần
Sau khi chuyển đổi sang công ty cổ phần, tổng cộng lao động tại Đoạn là:
34 người, chi tiết cụ thể như sau:
Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển sang công ty cổ phần

STT

Trình độ

Tổng số
người
34

Tỷ lệ

(%)
100,00

I

Phân loại theo trình độ Lao động

2

Đại học

14

41,17

CN kỹ thuật, LĐPT, trình độ khác

18

52,95

Nam

29

1

Trên đại học

3


0

Cao đẳng, trung cấp

4

II

Phân theo giới tính

2

Nữ

1

2

0

5,88

34

100,00

05

14,70


85,30

III

Phân theo hình thức hợp đồng

34

100,00

2

Lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn

33

97,06

0

0

1
3
4
5

Lao động không thuộc diện ký HĐLĐ


Lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ 1 - 3 năm
Lao động theo mùa vụ, công việc nhất định dưới 12 tháng
Tạm hoãn HĐLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự

1

0

3,94
0

0

Nguồn: Đoạn đường sông Hải Dương

Chính sách đối với người lao động
- Trong những năm qua, Đoạn Đường sông Hải Dương luôn có số lao
động ổn định trên 30 người; người lao động trong đơn vị được bố trí công việc
phù hợp với ngành nghề, chuyên môn đã được đào tạo. Đơn vị đã xây dựng
chính sách tiền lương dựa trên hệ thống thang bảng lương của Nhà nước, thu
nhậpcủa người lao động năm sau cao hơn năm trước; đồng thời, đơn vị đã thực
hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động như BHXH,
20

0


BHYT, BHTN, bảo hộ lao động, chế độ ăn ca (nếu có)… theo đúng chế độ
chính sách của Nhà nước đã quy định.
- Cùng với việc thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Đoạn Đường sông

Hải Dương đã hoàn thiện các văn bản Quy định về chức năng nhiệm vụ của các
Phòng, Trạm; quy định tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ.

- Trong quá trình phát triển, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên
môn được giao, Đoạn luôn quan tâm đến việc nâng cao đời sống cho người lao
động như tổ chức đi tham quan, du lịch và các chế độ phúc lợi khác theo quy
định. Đơn vị luôn khuyến khích các tập thể, cá nhân người lao động phát huy
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công việc, nhằm nâng cao năng suất lao động
đạt hiệu quả kinh tế; đồng thời có chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
- Hàng năm, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm quyền và lợi
ích của người lao động, thông qua Hội nghị viên chức, người lao động; Đoạn
Đường sông Hải Dương đã sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế và thỏa ước
lao động cho phù hợp nhằm giúp người lao động tuân thủ theo các quy định của
pháp luật. Cụ thể như sau:

- Thời gian làm việc của người lao động: Thời giờ làm việc 8 giờ 1 ngày,
6 ngày 1 tuần, nghỉ ngày Chủ nhật; giờ làm việc mùa đông hoặc mùa hè thực
hiện theo thông báo của cơ quan chức năng. Riêng các Trạm Quản lý Đường
sông do đặc thù công tác bố trí lao động nghỉ luân phiên để đảm bảo quân số
thường trực Trạm và đảm bảo giao thông 24/24 giờ.
- Thời gian nghỉ ngơi: Người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương
các ngày Lễ, Tết theo quy định tại Điều 115, nghỉ việc riêng theo quy định tại
Điều 116 của Bộ Luật lao động; trường hợp làm thêm giờ sẽ được nghỉ bù theo
sự bố trí của người sử dụng lao động và trả thêm phần lương chênh lệch do làm
thêm giờ.
nước

6. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và giá trị phần vốn Nhà


Căn cứ Quyết định số 1403/QĐ-UBND ngày 05/06/2015 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hải Dương về phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa
Đoạn đường sông Hải Dương, giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hóa tại
thời điểm 31/12/2014 như sau:
Giá trị thực tế của doanh nghiệp:
9.654.588.942 đồng
Nợ thực tế phải trả:
Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

1.180.823.470 đồng
6.846.968.472 đồng

21


Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm ngày 31/12/2014.
TT

1

Chỉ tiêu

2

Số liệu sổ kế
toán

3

Tài

sản
đang
dùng
10.471.567.134
(I+II+III+IV)
Tài sản cố định và Đầu tư dài
I
4.833.454.833
hạn
1 Tài sản cố định
4.833.454.833
a TSCĐ hữu hình
2.685.674.833
+ Nhà. vật kiến trúc
928.903.045
+ Máy móc thiết bị. dụng cụ
215.343.953
quản lý
+ Thiết bị và phương tiện vận
1.541.427.835
tải
+ Tài sản cố định khác
b TSCĐ vô hình
2.147.780.000
Bất động sản đầu tư
TSCĐ phục vụ hoạt động sự
nghiệp. công ích
2 Các khoản đầu tư dài hạn
3 Chi phí XDCB dở dang
4 Chi phí trả trước dài hạn

Tài sản lưu động và đầu tư
II
5.638.112.301
ngắn hạn
1 Tiền
1.382.217.970
- Tiền mặt tồn quỹ
429.600
- Tiền gửi ngân hàng
1.381.788.370
2 Đầu tư tài chính ngắn hạn
2 Các khoản phải thu
2.390.788.006
3 Hàng tồn kho
219.309.325
4 Tài sản lưu động khác
19.000.000
5 Chi sự nghiệp
1.626.797.000
III Giá trị lợi thế kinh doanh Đoạn
IV Giá trị quyền sử dụng đất
A

B
I

Tài sản không cần dùng (Chỉ ghi
giá trị còn lại theo sổ kế toán)
Tài sản cố định


3.702.332.086

2.282.492.086

Đơn vị tính: đồng

Số liệu xác
định lại

Chênh lệch

4

(5)=(4)-(3)

9.654.588.942

(816.978.192)

4.016.476.641

(816.978.192)

3.999.634.641
3.991.354.641
1.757.102.822

(833.820.192)
1.305.679.808
828.199.777


1.968.431.375

427.003.540

-

-

265.820.444

50.476.491

8.280.000 (2.139.500.000)
-

16.842.000

16.842.000

1.382.217.970
429.600
1.381.788.370
2.390.788.006
219.309.325
19.000.000
1.626.797.000
-

-


5.638.112.301

-

-

3.702.332.086

-

2.282.492.086

22


TT

II

III
C
I
II

D

Chỉ tiêu

Nhà. vật kiến trúc

Tài sản vô hình

Thiết bị và phương tiện vận tải
Tài sản lưu động
Hàng tồn kho (vật tư ứ đọng)
Tài sản chờ thanh lý
Tài sản CĐ và Đầu tư dài hạn
Nhà. vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Thiết bị và phương tiện vận tải
Tài sản cố định khác
Tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn

Số liệu sổ kế
toán

Số liệu xác
định lại

2.282.492.086 2.282.492.086
1.419.840.000 1.419.840.000
-

-

-

-


-

Tài sản hình thành từ quỹ khen
thưởng. quỹ phúc lợi

G

Tổng giá trị phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp
[A - (F2 + F3)]

7.663.946.664

6.846.968.472

-

-

-

Tài sản cố định không sử dụng.
chờ bàn giao
Tổng giá trị tài sản của doanh
F
14.173.899.220 13.356.921.028
nghiệp (A+B+C+D). trong đó:
Tổng giá trị thực tế doanh
F1
10.471.567.134 9.654.588.942

nghiệp (Mục A)
F2 Nợ thực tế phải trả
1.180.823.470 1.180.823.470
Trong đó Giá trị QSD đất mới
nhận giao phải nộp NSNN
F3 Nguồn kinh phí sự nghiệp
1.626.797.000 1.626.797.000
E

Chênh lệch

(816.978.192)
(816.978.192)

-

(816.978.192)

Nguồn: Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp của Đoạn

8. Tài sản chủ yếu của doanh nghiệp
8.1 Đất đai

Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp Đoạn đường sông Hải Dương
quản lý 25 khu đất. toàn bộ là đất thuê.
Căn cứ Quyết định số 2530/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2015 của
UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa của Đoạn
23



đường sông Hải Dương; Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 09 tháng 04 năm
2015 của UBND tỉnh Hải Dương về việc bàn giao tài sản cố định của Đoạn
đường sông Hải Dương về Sở GTVT Hải Dương; theo đó, Đoạn Đường sông
tiếp tục sử dụng diện tich đất 2.139,5 m2 để đặt Trụ sở văn phòng theo hình
thức thuê đất trả tiền hàng năm theo qui định; không có đất giao lâu dài. Còn lại
đất và tài sản trên đất tại các Trạm đường sông bàn giao về sở GTVT quản lý.
Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa Đoạn đường sông Hải Dương

STT

Địa chỉ khu
nhà đất

1

2

Diện
tích
đất
(m2)

Hiện trạng sử dụng

Hồ sơ pháp lý

Văn phòng
Đoạn:
Phố
Hồ

Xuân
2.139,
Hương, Khu
5
9, phường
Ngọc Châu,
TP
Hải
Dương.

Trên đất hiện có trụ sở làm
việc 6 gian 2 tầng, nhà ăn,
nhà kho tường rào, cổng,
sân bê tông, bồn hoa đang
được sử dụng làm trụ sở
làm việc của Đoạn; ngoài
ra đường vào Đoạn được
sử dụng làm lối đi chung
với khu dân cư.

- Trích lục địa
chính
ngày
26/5/2015.
- Giấy chứng
nhận QSDĐ số
4321/19, tháng
10 năm 2003.

Thửa đất tại

Trạm
544,0
Đường sông
Bến Cậy

- Phục vụ công tác quản lý,
cơ quan chủ quản đã đầu tư
xây dựng: Nhà Trạm quản
lý đường sôn, công trình
phụ, đường vào nhà Trạm,
sân vườn...
- Từ khi được giao đất đến
nay đơn vị đã quản lý và sử
dụng đúng mục đích, đúng
ranh giới và các yêu cầu đã
được quy định khi giao đất,
bảo đảm các quy định về
bảo vệ môi trường.

- Trích lục địa
chính
tháng
6/2015 của Sở
Tài nguyên và
Môi trường tỉnh
Hải Dương.
- Giấy chứng
nhận quyền sử
dụng
đất

số
4531/1 do Sở Tài
chính cấp thán
11/2004.

Phương án sử dụng
đất và tài sản trên
đất khi chuyển sang
CTCP
- Tiếp tục sử dụng
2.139,5m2 dùng làm
trụ sở Văn phòng
Đoạn, nhà xưởng để
tập kết vật liệu phục
vụ sản xuất phao tiêu,
báo hiệu; khuôn viên
cây xanh; nhà kho;
nhà để xe...
- Tài sản trên đất được
tính vào giá trị doanh
nghiệp.
- Đường vào trụ sở
Đoạn (lối đi chung với
khu dân cư) giao lại
Nhà nước quản lý.
- Sử dụng đất theo
hình thức thuê dài hạn
trả tiền thuê đất hàng
năm.
Trả lại Nhà nước quản

lý, không tính vào tài
sản của doanh nghiệp.

24


×