Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

skkn Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ Đọc văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.48 KB, 11 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ Đọc văn

LỜI NÓI ĐẦU
Sáng kiến kinh nghiệm vừa là niềm say mê vừa là trách nhiệm của các giáo viên
trực tiếp đứng lớp. Đây là một cơ hội tốt để tăng thêm lượng kiến thức, tích luỹ và
mở rộng kiến thức vốn là nhu cầu của con người.
Trên thực tế giảng dạy chương trình Ngữ Văn lớp 12 sách cải cách tôi thấy sự
cần thiết khi áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ đọc văn vì đa phần học
sinh bây giờ các em không thích học Văn, thực tế khi áp dụng câu hỏi gợi mở và
nâng cao trong giờ đọc văn tôi thấy có kết quả khá khả quan.
AÙp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ đọc văn là hai phương pháp đặc
biệt quan trọng. Hai phương pháp này đáp ứng được yêu cầu mới về phương pháp
giảng dạy đó là: lấy học sinh làm trung tâm, làm chủ thể; phát huy tính tích cực, chủ
động, tư duy, sáng tạo của học sinh.
Aùp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ đọc văn sẽ giúp học sinh làm
chủ được tri thức trong bài học, nắm được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn
chương.
Với đề tài sáng kiến “Aùp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ đọc văn”,
tôi hi vọng những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ giúp các em học sinh có hứng thú
hơn trong giờ đọc văn, các đồng nghiệp sẽ có thêm kinh nghiệm khi trực tiếp đứng
trên lớp giảng dạy phần đọc hiểu các văn bản văn học.
Đây là một đề tài rộng, hơn nữa với kiến thức hạn chế và chỉ một số dẫn
chứng nhỏ, chắc chắn không thể đủ và sẽ còn nhiều thiếu xót, vì vậy tôi mong sẽ
được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn
thiện hơn!
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ kết quả thực tế giảng dạy và nhu cầu lĩnh hội tri thức của học sinh.
Kết quả của việc áp dụng phương pháp gợi mở và nâng cao sẽ gây ra được cảm
giác, sự hứng thú trong học văn của học sinh.
Nếu như câu hỏi gợi mở sẽ giúp cho học sinh nắm được những tri thức cơ bản


trong tác phẩm văn học thì câu hỏi nâng cao sẽ giúp các em lĩnh hội tri thứ sâu hơn,

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: Võ Thành Long

1

Năm học 2011-2012


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ Đọc văn

rộng hơn về nội dung, nghệ thuật quán xuyến chủ đạo của tác phẩm và sâu hơn nữa
là nắm được dụng ý, ý đồ của tác giả gửi gắm vào tác phẩm của mình.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh trên thực
tế trường THPT Ñieåu CÛûi
- Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy mới lấy học sinh làm
trung tâm, làm chủ thể; phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo của học
sinh.
2.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
- Khảo sát, điều tra thực tiễn sự hứng thú của học sinh khi học môn Ngữ Văn
trong trường THPT.
- Từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để có kết quả tốt khi giảng dạy môn
Ngữ Văn trong nhà trường.
III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.
Học sinh lớp 12A1, 12CB5 trường THPT Điểu Cải, huyện Định Quán tỉnh
Đồng Nai
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Thống kê số lượng học sinh qua hệ thống câu hỏi.

- Phát vấn, quy nạp bằng câu hỏi gợi mở và nâng cao.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I. NỘI DUNG:
Trên thực tế trong giờ đọc văn, trong mỗi tác phẩm khác nhau, mỗi khía cạnh
khác nhau mà ta có những phương pháp khác nhau để truyền đạt những tri thức khác
nhau cho học sinh. Song đối với các tác phẩm lớn và khó như trong chương trình
THPT và tuỳ theo đối tượng học sinh mà ta lựa chọn những phương pháp phù hợp.
Theo tôi muốn có kết quả cao ttrong giờ đọc văn thì điều đầu tiên là phải tạo ra sự
hứng thú học tập cho học sinh. Thực tế cho thấy, nếu ta đưa ra những câu hỏi phát
vấn trực tiếp với những nội dung kiến thức chỉ ở dạng bình thường thì rất ít học sinh
trả lời được ngay, nếu trả lời được thì cũng không thể đủ hết các ý, và điều đó tạo ra
không khí chán nản, ỉ lại cho các em. Vậy để tránh được điều đó, trước khi hỏi các
em, ta nên gợi ra một vấn đề nào đó liên quan đến kiến thức đang đề cập. Điều này
tạo được sự tò mò và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho các em khi
nghe giảng, lĩnh hội tri thức và mạnh dạn giơ tay phát biểu.

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: Võ Thành Long

2

Năm học 2011-2012


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ Đọc văn

Vậy gợi mở là gì? Ta nên áp dụng phương pháp gợi mở như thế nào để đạt
được hiệu quả cao trong giờ dạy?
Phương pháp gợi mở trong giờ đọc văn là phương pháp dẫn dắt học sinh từng
bước tham gia phát hiện, phân tích, đánh giá từng bộ phận của tác phẩm: mở rộng,
đào sâu hoạt động nhận thức để phát triển , bình gía hình tượng văn học.

Từ gợi mở ra các phát hiện, phân tích, đánh giá từng bộ phận của tác phẩm đến
chỗ nâng cao nội dung tri thức cho học sinh. Giúp học sinh nắm được nội dung, tư
tưởng, giá trị thẩm mĩ . . . mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm, lúc đó ta đã hoàn thành
được câu hỏi nâng cao.
Ví dụ: Khi giảng tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, để giúp học
sinh nắm được mục đích Bác viết văn bản và đối tượng hướng tới của văn bản,
giáo viên cần dẫn dắt học sinh để học sinh nắm bắt nội dung kiến thức:
Câu hỏi 1 : GV phát vấn trực tiếp : Em hãy nêu hoàn cảnh đất nước ta vào
thời điểm mùa thu năm 1945 ?
Học sinh trả lời và giáo viên gợi mở, bổ sung :
* Tình hình nước ta vào thời điểm mùa thu năm 1945 :
- Đất nước ta mới giành được độc lập ngày 19/8/1945.
- Ô Ûmiền Nam, Thực dân Pháp được sự giúp đỡ của quân đội Anh đang tiến
vào Đông Dương.
- Ô Ûmiền Bắc, bọn Tàu- Tưởng, tay sai của Đế quốc Mĩ cũng đang ngấp nghé
ngoài biên giới.
* Hồ Chí Minh biết rõ hơn ai hết : Do mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mĩ với Liên
Xô ; Anh, Mĩ có nhiều khả năng sẽ nhân nhượng cho Thực dân Pháp quay trở lại
Đông Dương. Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược này, Pháp đã tung ra luận điệu
“Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, Pháp đã có công lao khai hoá đất nước
này. Bởi thế khi Nhật đã bị Đồng Minh đánh bại, việc Pháp quay trở lại Đông
Dương là lẽ tất nhiên".
Câu hỏi 2 : Vậy từ đó em có thể cho cả lớp biết mục đích Bác viết Tuyên
ngôn độc lập để làm gì ?
Đến đây, học sinh có thể trả lời được nhờ ý gợi mở đầu tiên và hai ý sau :
Mục đích Bác viết Tuyên ngôn độc lập là để :

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: Võ Thành Long

3


Năm học 2011-2012


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ Đọc văn

- Cuộc tranh luận ngầm nhằm lật lại luận điệu của TDP có quyền quay trở lại
Đông Dương.
- Tuyên bố quyền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà với nhân dân
thế giới.
- Tuyên bố dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập ấy.
Tiếp theo GV tiếp tục gợi mở :
Câu hỏi 3 : Căn cứ vào câu đầu tiên của văn bản và hoàn cảnh thực tế, em hãy
cho biết đối tượng hướng tới của bản Tuyên ngôn độc lập ?
Học sinh sẽ căn cứ vào văn bản và hoàn cảnh, từ đó học sinh sẽ trả lời được :
Như vậy, đối tượng mà bản Tuyên ngôn độc lập hướng tới không chỉ là đồng
bào cả nước mà còn là nhân dân trên toàn thế giới- trước hết là bọn đế quốc, thực
dân Anh, Pháp, Mĩ.
Nếu giáo viên đưa ra câu hỏi trực tiếp thì học sinh sẽ không thể trả lời được
ngay và hết kiến thức, từ đó dễ dẫn đến tâm lí chán học tới các em. Nếu ta gợi mở,
học sinh sẽ dễ nắm bắt được kiến thức và giúp các em ham mê lĩnh hội kiến thức
bài học, hơn nữa các em có thể tự mình nắm bắt mà không cần giáo viên giảngđiều mà giúp cho các học sinh dễ và nhớ lâu hơn kiến thức.
Tiếp theo là ví dụ về giảng bài Đàn ghi ta của Lorca. Đây là một bài thơ khó
để học sinh có thể nắm bắt, ta hãy thử tìm cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý
nghĩa biểu tượng của hình ảnh ‘‘áo choàng đỏ gắt" :
Câu hỏi 1: Giáo viên dẫn dắt học sinh qua gợi mở: Tây Ban Nha là một đất
nước có nền văn hoá riêng, đặc biệt là những trò chơi mà cả thế giới biết đến như
đấu bò tót, vậy hình ảnh ‘‘áo choàng đỏ gắt" gợi em nghĩ đến gì trong cuộc đấu ?
Học sinh sẽ trả lời được: áo choàng đỏ của dũng sĩ đấu bò. Người đấu bò phải

dùng chiếc áo choàng đỏ để dụ con bò tót lao vào mình, một văn hoá truyền thốngđấu bò tót ở Tây Ban Nha.
Câu hỏi 2: Giáo viên tiếp tục gợi mở để học sinh nắm được nghĩa ẩn của hình
ảnh này. Khi liên hệ với nền chính trị của Tây Ban Nha lúc này, thì hình ảnh "áo
choàng đỏ gắt" gợi cho em liên tưởng tới điều gì?

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: Võ Thành Long

4

Năm học 2011-2012


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ Đọc văn

Nhờ kiến thức phần trên mà học sinh có thể trả lời được nghĩa ẩn của hình ảnh
này: Đó là tình hình chính trị với những cuộc đàn áp khốc liệt đẫm máu của chính
quyền độc tài ở đây.
Câu hỏi 3: Giáo viên đưa ra câu hỏi nâng cao: Vậy qua đây, em chỉ ra sự
tương phản giữa khát vọng của Lorca và nền chính trị, nghệ thuật của đất nước này
mà nhà thơ Thanh Thảo muốn thể hiện?
Học sinh sẽ chỉ ra được sự tương phản:
Khát vọng dân chủ
Khát vọng cách tân nghệ thuật

Nền chính trị độc tài
Nền ngheọ thuaọt già nua

Câu hỏi 4 : GV tiếp tục hỏi câu hỏi nâng cao để học sinh nắm được ý nghĩa sâu
xa của bài học: Từ sự tương phản trên, em có thể hình dung hình ảnh người nghệ sĩ
Lorca trên nền văn hóa dân tộc Tây Ban Nha?

Học sinh sẽ trả lời, có thể không đầy đủ, giáo viên chốt lại:
Người nghệ sĩ mong manh đơn độc trong hành trình đi tìm cái đẹp cuộc đời vẫn
khát khao cách tân nghệ thuật giữa một thế giới bạo tàn với nền nghệ thuật già nua
cằn cỗi.
Nếu không dẫn dắt học sinh bằng những câu hỏi gợi mở và nâng cao như vậy,
học sinh sẽ khó có thể nắm bắt được kiến thức một cách nhanh và đầy đủ.
Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm
chứa đựng nhiều triết lí sâu xa của cuộc đời, để giảng cho học sinh nắm được triết
lí đó không hề đơn giản, ta hãy dẫn dắt học sinh theo hướng gợi mở dần:
Để dẫn dắt học sinh thấy được hậu quả của sự bạo lực trong gia đình, giáo viên
có thể dẫn dắt:
Câu hỏi 1: Quan niệm hạnh phúc của con người nhiều khi thật đơn giản, khát
vọng hạnh phúc thật nhỏ bé mà sao vẫn ngoài tầm tay. Sự tàn bạo nhiều khi sinh ra
từ sự đói nghèo, vất vả. Chính vì cuộc sống vất vả mà người đàn ông luôn đánh đập
người vợ của mình, coi hành động đó là để giải toả nỗi uất ức trong cuộc sống. Vậy
em có thể chỉ ra hậu quả của bạo lực gia đình trong xã hội?
Tình trạng bạo lực xảy ra trong gia đình- Hậu quả nặng nề:
+ Cậu bé Phác vì thương mẹ mà căm ghét bố -> tình máu mủ bị rạn vỡ.
+ Người mẹ phải chịu đựng những trận đòn thường xuyên như một con vật.
+ Người cha trước sự phản ứng của đứa con trai liệu có thể thay đổi cách hành
xử với vợ con, hay những bế tắc của cuộc mưu sinh càng khiến ông thô bạo hơn?
Điều này sẽ liên quan đến cuộc sống mưu sinh của gia đình hàng chài.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: Võ Thành Long

5

Năm học 2011-2012


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ Đọc văn


Câu hỏi 2: Qua đây nhà văn muốn lên án điều gì? Sự trân trọng của nhà văn
đối với điều gì?
Học sinh có thể trả lời được :
Nhà văn lên án thói vũ phu, báo động về tình trạng bạo lực, ca ngợi vẻ đẹp
của tình mẫu tử, bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương của trẻ em -> tư
tưởng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu.
-> ẩn hiện trong đó là nỗi ưu tư của một trái tim nhân hậu; sự trân trọng hạt
ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn con người lao động lam lũ, vất vả.
Một ví dụ nữa: Để nắm được dụng ý sâu xa của Tô Hoài là ông đã khẳng định
được tình thương, tình người và sự vùng lên đấu tranh tự phát của người dân Tây
Bắc trong chi tiết Mị cởi trói cho A Phủ và chạy theo A Phủ trong tác phẩm Vợ
chồng A Phủ thì giáo viên nên dẫn dắt gợi ra cho các em hiểu từng bước, hiểu
được từng khía cạnh của chi tiết.
Câu hỏi 1: Cũng như những đêm trước, Mị cũng ngồi bên bếp lửa hơ tay.
Nhưng hôm nay Mị đã khác, cô đã đổi thay. Mị thay đổi vì cô nhìn thấy A Phủ
khóc: “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen”. Vậy dòng
nước mắt đó khẳng định điều gì? Nó đã giúp Mị cái gì?
Dựa vào câu hỏi gợi mở vừa rồi, học sinh sẽ trả lời được hai ý:
+ Dòng nước mắt đã giúp Mị ra khỏi cõi quên để trở về với cõi nhớ: cô nhớ
đêm năm trước A Sử trói mình và hoàn cảnh của cô năm đó cũng giống như A Phủ
trong hiện tại. Và từ thương cho mình, Mị đã chuyển sang thương xót cho A Phủngười cùng cảnh ngộ.
+ Vậy dòng nước mắt đó là dòng nước mắt của tình thương, của tình người đó là một điều mà nhà văn Tô Hoài muốn khẳng định.
Sau khi các em đã trả lời được câu hỏi, giáo viên tiếp tục gợi ra cho các em
nắm bắt tiếp khía cạnh của vấn đề bằng câu hỏi:
Câu hỏi 2: Chuyển sự thương xót chính mình sang A Phủ, Mị không nghĩ đến
sự giải thoát cho mình mà cô nghĩ công việc đó sang cho A Phủ. Nhưng cô sợ vì
sau khi A Phủ chạy thoát, cha con thống lí sẽ nghi ngờ cô giải thoát cho A Phủ và
lại trói mình vào chỗ A Phủ. Thế nhưng cô lại không sợ và điều này đã dẫn đến
hành động của cô đó là cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ. Vậy vì gì mà nỗi sợ

của Mị tan biến và dẫn đến hành động cao đẹp đó của cô?

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: Võ Thành Long

6

Năm học 2011-2012


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ Đọc văn

Khoảng 90% học sinh sẽ trả lời được nhờ sự gợi mở vừa rồi của giáo viên đó
là vì tình thương, vì tình người .
Đến đây học sinh sẽ hiểu được dụng ý sâu xa của Tô Hoài đó là khẳng định
được tình thương, tình người thật lớn lao trong những con người lương thiện.
Chính điều này, họ đã nâng đỡ, cưu mang, che chở cho nhau, và đó là sức mạnh vô
song của họ.
Giáo viên tiếp tục gợi ra câu hỏi nâng cao để học sinh nắm được dụng ý thứ
hai của Tô Hoài trong chi tiết này:
Câu hỏi 3: Khi A Phủ vùng chạy thì nỗi sợ tan biến trong khoảnh khắc giờ lại
ập đến đối với Mị. Điều này khiến cô vùng chạy theo A Phủ. Hành động vùng chạy
theo A Phủ đã chứng tỏ Mị nhận thức rất rõ một điều là nếu ở đây thì chết và chạy
thì sống. Qua đây nhà văn Tô Hoài muốn khẳng định điều gì ở Mị? Hành động của
cô là bột phát hay tự phát? Qua hành động này, nhà văn Tô Hoài muốn khẳng định
điều gì đối với người dân Tây Bắc?
Bởi đây là câu hỏi nâng cao, vì vậy sẽ khó cho học sinh. Học sinh có thể trả
lời được đầy đủ và cũng có thể thiếu. Lúc này giáo viên sẽ gợi ra và hướng cho học
sinh hiểu được ba ý trong câu hỏi trên :
+ Qua chi tiết này, nhà văn Tô Hoài khẳng định Mị vẫn còn ý thức trong cuộc
sống, đó là một sức sống tiềm tàng của cô ẩn sau “một con rùa lùi lũi bên xó cửa”.

+ Bởi vẫn còn ý thức trong cuộc sống, vẫn khát khao cuộc sống tự do, hạnh
phúc vì vậy mà hành động chạy theo A Phủ là một hành động tự phát.
+ Qua hành động này, Tô Hoài muốn khẳng định: ở hoàn cảnh đen tối này, lối
thoát duy nhất của những người dân Tây Bắc là vùng lên đấu tranh chống lại kẻ
thống trị để giành lại quyền sống, quyền tự do của mình. Đó cũng là ý nghĩa nhân
bản sâu xa của cả tác phẩm.
Qua sự dẫn dắt, gợi mở, học sinh sẽ nắm được ý nghĩa sâu xa của chi tiết trên.
Việc tạo được hứng thú học văn cho học sinh là một công việc không đơn giản.
Nếu ta liên tục đưa ra những câu hỏi phát vấn trực tiếp khiến học sinh sẽ không thể
trả lời được ngay và sẽ không đúng đủ, điều đó sẽ tạo ra tâm lý chán nản cho các
em. Trong giờ đọc văn giáo viên nên tránh chỉ áp dụng phương pháp diễn giảng và
thuyết trình. Bởi vì điều này không phát huy được tính tích cực, chủ động của học

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: Võ Thành Long

7

Năm học 2011-2012


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ Đọc văn

sinh, không kích thích được sự tư duy của các em. Hơn nữa ta không thể biết được
học sinh sẽ nắm được tri thức đến đâu, có hiểu hay không hiểu bài.
áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao là hai phương pháp không thể thiếu trong
giờ đọc văn. Thực tế trong câu hỏi gợi mở đã một phần có nêu vấn đề, diễn giảng
và tất nhiên là cả phát vấn. Chính vì vậy áp dụng câu hỏi gợi mở là một phương
pháp không thể bỏ qua trong giờ đọc văn. Chỉ có gợi mở thì học sinh mới nhanh
nắm được nội dung tư tưởng sâu xa của tác phẩm.
II. KẾT QUẢ:

Sau khi áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao đối với hai lớp giảng dạy, tôi thu
được kết quả khá khả quan thông qua kiểm tra miệng, các bài kiểm tra thường
xuyên và định kì, cụ thể như sau:

STT

Tên bài
1

Tuyên ngôn độc lập

2

Đàn ghi ta của Lorca

3

Chiếc thuyền ngoài xa

4

Vợ chồng A Phủ

LỚP
12A1
12cb5
12A1
12CB5

Kết quả

Ñieåm 5
Tỉ lệ %
trôû leân
42/45
93.3
33/39
84.6
45/45
100
34/39
87.1

12A1
12CB5
12A1

44/45
35/39
45/45

97.7
89.7
100

12CB5

34/39

87.1


III. GIẢI PHÁP:
Qua phương pháp áp dụng trên thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra giải
pháp như sau:
1.GIẢI PHÁP TÌNH THẾ.
- Đối với giáo viên:
+ Phải tạo lập được các câu hỏi phong phú, khoa học, chuẩn xác để kích thích
các em ham thích môn văn trong nhà trường.

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: Võ Thành Long

8

Năm học 2011-2012


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ Đọc văn

+ Từ đó trong bài giảng, giáo viên chỉ ra được mặt tốt, mặt hạn chế của học
sinh lớp mình giảng dạy.
+ Thuyết phục học sinh bằng kiến thức và phương pháp của thầy, tạo hứng thú
học tập cho các em.
- Đối với học sinh:
+ Chuẩn bị bài ở nhà chu đáo (đọc, soạn bài đầy đủ, kĩ càng).
+ Làm quen với phương pháp của thầy khi lĩnh hội tri thức.
2. GIẢI PHÁP CHIẾN LỰƠC.
- Đối với giáo viên:
+ Phải bồi đắp kiến thức lẫn tâm hồn, năng lực cảm thụ văn chương tới các
em học sinh.
+ Giúp các em yêu thích, quý trọng môn văn trong nhà trường.
+ Qua hệ thống câu hỏi buộc học sinh phải tư duy, chủ động sáng tạo, lĩnh hội

kiến thức.
+ Luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, phù hợp với đối tượng học sinh.
- Đối với học sinh:
+ Tập huấn cho học sinh làm quen với dạng câu hỏi gợi mở và nâng cao của
giáo viên.
+ Tạo cho học sinh luôn có ý thức tự trau dồi, lĩnh hội tri thức một cách chủ
động, sáng tạo.
C.KẾT LUẬN.
Trên đây là những dẫn chứng mà tôi đề cập đến trong việc áp dụng câu hỏi
gợi mở và nâng cao trong giờ đọc văn. Tác phẩm văn học phản ánh nhận thức và
cuộc sống con người bằng hình tượng. Để giúp học sinh nắm được hình thức, nội
dung và tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm, ngoài các phương pháp diễn
giảng, thuyết trình, nêu vấn đề, phát vấn, đọc diễn cảm, ta không thể không đề cập
đến phương pháp dùng câu hỏi gợi mở và nâng cao! Chỉ có vậy mới giúp học sinh
hiểu được tác phẩm, từ đó hiểu đời, hiểu người và hiểu chính bản thân mình. Do đó
văn học có giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẩm mĩ cao. Qua văn học,
các em sẽ hoàn thiện hơn về chính mình. Đó chính là ý nghĩa sâu xa của tác phẩm
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: Võ Thành Long

9

Năm học 2011-2012


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ Đọc văn

văn học cũng như nhà văn nổi tiếng của Xô Viết M.Gorki đã từng nói “Văn học là
nhân học” - học văn là học làm Người.
Đây là một đề tài rộng, mà chỉ một số dẫn chứng như vậy, chắc chắn không
thể đủ và sẽ có nhiều thiếu xót. Và tôi rất mong rằng sẽ được sự đóng góp chân

thành của các đồng nghiệp.
xin chân thành cảm ơn!
Ñieåu Caûi, ngày 16 tháng 4 năm 2012
NGƯỜI VIẾT

VÕ THÀNH LONG

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: Võ Thành Long

10

Năm học 2011-2012


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ Đọc văn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp, chuẩn kiến
thức, kỹ năng 12
* Tập san đổi mới giáo dục trung học( SỞ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI-2007)

* Công nghệ dạy văn- Phạm Toàn(Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội-2000)
* Dạy học giảng văn ở trường phổ thông trung họcNguyễn Đức n(1997)
* Tạp chí Văn học tuổi trẻ

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: Võ Thành Long


11

Năm học 2011-2012



×