Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm phòng tránh ngập lụt trong QHXD khu đô thị Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.55 MB, 97 trang )

1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Lũ lụt miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là một
trong những tai biến tự nhiên, thường xuyên đe dọa cuộc sống của người dân
và sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI thiên tai lũ lụt đã liên tiếp
xảy ra. Đặc biệt các trận lũ lịch sử vào tháng XI và tháng XII/1999 ước tính
tổn thất nhiều tỷ đồng, làm chết hàng trăm người.... Lũ lụt đã để lại hậu
quả hết sức nặng nề, hàng ngàn hộ dân phải di dời khỏi các vùng sạt lở, ngập
lụt, hệ sinh thái môi trường các vùng cửa sông ven biển bị hủy hoại nghiêm
trọng.
Lũ lụt Miền Trung có những nét đặc trưng cơ bản: tần suất lớn, trung
bình hàng năm có khoảng 3 - 4 trận lũ xuất hiện trên các sông; thời
gian truyền lũ rất nhanh, ngập lụt xẩy ra khi có mưa lớn chỉ sau từ 2 đến 8 giờ;
thời gian duy trì ngập lụt ngắn; cường suất lũ rất lớn và rất bất ổn định, thay
đổi theo từng đoạn sông và từng trận lũ; biên độ lũ cao, thời gian lũ lên rất
ngắn gây ra ngập lụt nghiêm trọng.
Khu đô thị Chân Mây nằm trong khu vực có điều kiện địa hình phức tạp
gồm 3 dạng cơ bản: Địa hình đồi núi phía Nam, đây là địa hình mà nước mưa có
thể đổ về khu quy hoạch rất nhanh. Địa hình đồng bằng và các doi cát ven biển,
khi có lũ về dễ bị ngập úng. Địa hình thấp trũng dọc theo sông Bù Lu, thường
xuyên bị ngập úng khi có lũ và khi mưa lớn.
Theo báo cáo thế giới, Việt Nam là một trong các nước hàng đầu sẽ phải
chịu tác động mạnh của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu trong 30 năm tới.
Khu đô thị Chân Mây cũng như các rất nhiều các đô thị ven biển khác, hàng năm
đều phải gánh chịu các trận lụt, bão lũ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và


2
của. Vì vậy đề tài “ Nghiên cứu một số giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm


phòng tránh ngập lụt trong QHXD khu đô thị Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên
Huế” là rất cần thiết và thực sự cấp bách góp phần bảo vệ cuộc sống an toàn và
phát triển của người dân trong khu vực cũng như góp phần đảm bảo cho khu
kinh tế phát triển bền vững trong tương lai.
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật với việc phòng chống thiên
tai lũ lụt của khu đô thị Chân Mây.
- Nghiên cứu các tác động của thiên tai lũ lụt, triều cường, nước biển dâng ảnh
hưởng đến khu đô thị Chân Mây.
- Đề xuất các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm giảm thiểu tác động của thiên
tai lũ lụt.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng chống ngập
lụt.
- Giới hạn không gian nghiên cứu: Khu đô thị mới Chân mây, Tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Thời gian: giai đoạn 2010 – 2020.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng ngập úng, ngập lụt khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu các yếu tố thiên tai tác động đến khu vực.
- Đề xuất công thức tính toán lũ, công thức tính toán thủy lực nhằm đưa ra các
giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho khu vực.
- Đề xuất một số giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm phòng tránh ngập úng,
ngập lụt cho khu vực.


3
- Ứng dụng kết quả tính lũ trong việc xác định cao độ nền xây dựng cho khu
vực.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu.
- Phương pháp phân tích, đánh giá các thông tin được thu thập.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc những kết quả đã nghiên cứu về khu đô thị
Chân Mây .
Hướng kết quả nghiên cứu
- Đưa ra được các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh ngập lụt, giảm nhẹ
hậu quả do ngập lụt tại khu đô thị Chân mây, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu chung các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật có tính ứng dụng cao
trong cuộc sống, để thuận tiện trong quản lý, hiệu quả trong công tác phòng
tránh ngập lụt và giảm thiểu hậu quả do thiên tai, hướng đến mục tiêu xây dựng
và phát triển đô thị bền vững trong tương lai.
- Làm ví dụ điển hình cho các khu đô thị có điều kiện địa hình tương tự trong
cả nước.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan CBKT phòng tránh ngập lụt tại khu đô thị Chân Mây,
tỉnh thừa Thiên Huế.
Chương 2: Cơ sở khoa học của công tác CBKT Khu đô thị Chân Mây, tỉnh Thừa
Thiên Huế với vấn đề phòng tránh ngập lụt.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp CBKT nhằm phòng tránh ngập lụt trong
QHXD khu đô thị Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế.


4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CBKT PHÒNG TRÁNH NGẬP LỤT TẠI KHU
ĐÔ THỊ CHÂN MÂY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1.


Giới thiệu Khu đô thị Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên- Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung, nằm trên trục giao thông Bắc- Nam, trục hành lang kinh tế Đông- Tây nối
Thái Lan- Lào- Myanmar và ở vào vị trí giữa hai trung tâm kinh tế phát triển
nhất của đất nước. Khu vực Chân Mây Lăng Cô nằm phía Nam tỉnh Thừa Thiên
Huế, là nơi không chỉ được được thiên
nhiên ban cho nhiều ưu đãi với cảnh quan
thiên nhiên đẹp, thảm thực vật phong phú…
mà cũng có nhiều thế mạnh về giao thông,
thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô là
một trong những khu kinh tế động lực của
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Khu
kinh tế Chân Mây – Lăng Cô có vị trí hết
sức thuận lợi về giao lưu quốc tế cũng như
với các vùng khác trong cả nước: Nằm
giữa hai thành phố lớn là Huế và Đà Nẵng,
giữa hai sân bay quốc tế Phú Bài và Đà Nẵng, có hai cảng biển nước sâu đón
được tàu hàng và tàu du lịch quốc tế cỡ lớn vào cảng Chân Mây, cảng Tiên Sa.
Với tầm quan trọng và vị trí chiến lược của khu vực Chân Mây - Lăng Cô,
Cảng biển Chân Mây được phân loại là cảng biển loại I (cảng đặc biệt quan
trọng) trong hệ thống cảng biển Việt Nam, và là một trong những cảng lớn trong
nhóm cảng biển vùng Trung Trung bộ. [9]


5
Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đang được phát triển từng ngày, để có
được sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cho

khu kinh tế thì việc hình thành khu đô thị mới Chân Mây với đầy đủ các chức
năng đáp ứng được các nhu cầu của khu kinh tế là vô cùng cần thiết.
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí và giới hạn khu đất
Vị trí khu vực nghiên cứu nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế,
thuộc địa phận huyện Phú Lộc, được giới hạn như sau:
- Phía Đông giáp khu công nghiệp và khu phi thuế quan
- Phía Tây giáp dãy núi Phước Tượng
- Phía Nam giáp đường cao tốc quy hoạch
- Phía Bắc giáp núi Vĩnh Phong, khu du lịch Cảnh Dương
Khu đô thị mới : 2096ha

Khu CN công nghệ cao và
CN sạch:1345 ha

Hình 1.2. Quy hoạch khu đô thị Chân Mây (nguồn: Hồ sơ quy hoạch chi tiết xây
dựng tỉ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Chân mây, tỉnh Thừa Thiên Huế)
Tổng diện tích khu vực nghiên cứu là 3441 ha trong đó:
+) Khu vực quy hoạch 1 có diện tích 2096 ha được quy hoạch là khu đô thị mới


6
+) Khu vực quy hoạch 2 có diện tích 1345 ha được quy hoạch là khu vực đô thị
kết hợp với khu công nghệ cao được quy hoạch là Khu công nghiệp công nghệ
cao và công nghiệp sạch.[6]
b) Địa hình, địa mạo
*) Đặc điểm địa hình
- Địa hình đồng bằng và các đồi cát ven biển: Địa hình bằng phẳng, có
dạng lưng rùa, độ dốc nền từ 0,5 % ÷ 3 %, là đồng bằng của sông Bu Lu, thoải
về hai hướng: ra sông Bu Lu và ra phía biển.

- Địa hình ruộng trũng: Khu vực Chân Mây chủ yếu là khu vực ven sông
Bu Lu, ven sông Mỹ Vân có cao độ nền khu vực thấp từ -0,37m đến +1,7m,
chiếm 20% ÷ 25% diện tích nghiên cứu. [1]
- Địa hình khu vực Chân Mây tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc
xây dựng.

Ngââp úng

Hình 1.3 Địa hình ruộng trũng

Hình 1.4 Địa hình bằng phẳng

(nguồn: Hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Chân
mây, tỉnh Thừa Thiên Huế)
*) Điều kiện khí hậu
Khu vực quy hoạch chịu ảnh hưởng bởi chế độ khí hậu thuỷ văn phức tạp


7
của các hình thể thời tiết, nằm trong vùng mưa lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau
đây là các đặc trưng chính :
Nhiệt độ không khí trung bình năm 2008 là 24,2oC
Độ ẩm không khí trung bình năm 2008 là 87.6 %
Số giờ nắng trung bình trung bình trong năm 2008 là 143.7 giờ
Lượng mưa trung bình năm 3400 mm
- Số ngày mưa trung bình: 164ngày
- Lượng mưa lớn nhất năm: 4835mm
- Lượng mưa năm thấp nhất: 2384mm
- Lượng mưa ngày đặc biệt năm 1999 đã lên tới 977,6mm.[1]
Gió:

- Mùa Đông: Gió Bắc, Đông Bắc, Đông và Đông Nam, gió Nam và Tây
Nam thỉnh thoảng cũng xuất hiện nhưng rất ít.
- Mùa Hè: Gió Đông, Đông Nam, gío Tây Nam kèm theo không khí khô
nóng.
Gió Tây (gió Lào) khô nóng: Thịnh hành vào tháng 5 ÷ tháng 8 - Nhiệt độ
> 35oC, độ ẩm thấp. Tổng số ngày thời tiết khô nóng 34,9 ngày. [1]
Bão:
Khu vực Chân Mây hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp các cơn bão đổ bộ
vào vùng Thừa Thiên Huế. Bão thường gây ra mưa lớn, sạt lở đất nở các sườn
núi và lụt ở ven các sông lớn, nước dâng làm cho các cửa sông không thoát ra
biển mà tràn vào trong đất liền 2÷3 km làm cho các cánh đồng ven sông bị
nhiễm mặn
Số liệu đo được tại khu vực Chân Mây mực nước dâng trong bão Hmax là
2,0m (ở độ sâu 10m), mực nước triều lớn nhất trong bão 1,45m, mực nước trung


8
bình 0,7m, mực nước nhỏ nhất 0,2m.
Tần suất số cơn bão đổ bộ vào khu vực Thừa Thiên Huế hàng năm chiếm
8% với cường độ bão và sức gió từng cơn khác nhau.
Lượng bốc hơi: Trung bình năm 919mm. [1]
* ) Điều kiện thủy văn
Khu vực quy hoạch có hai con sông chính chảy qua:
• Sông Bù Lu
Khu vực Chân Mây chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy văn sông Bù Lu.
Sông này có hai nhánh chảy theo hướng Nam Bắc, đổ vuông góc với đoạn nhập
lưu sông chính Bù Lu. Sông chính có chiều dài rất ngắn, chảy qua xã Lộc Thủy,
cuối cùng đổ vào vịnh Chân Mây qua cửa Cảnh Dương (gần Mũi Chân Mây
Tây).
• Sông Thừa Lưu (sông Chu Mới)

Là sông nhỏ, bắt nguồn từ phía Đông Nam Quốc lộ 1A, đổ vào sông Bù
Lu, lòng sông nhỏ và hẹp, bị bồi lắng, dòng chảy hình thành lớn vào mùa mưa,
mùa khô chỉ còn một khe trũng. [1]
*) Điều kiện hải văn
Thủy triều vịnh Chân Mây là chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày 2
lần nước lên và 2 lần nước xuống. Biên độ triều ít thay đổi, thời kỳ lớn nhất đạt
tới 60÷90cm. Các thông số đặc trưng như sau:
- Mực nước triều cao nhất + 2,63m
- Mực nước triều tần suất 1% = +1,43m
- Mực nước trung bình cao nhất = + 1,26m
- Mực nước trung bình 0,0m
- Mực nước trung bình thấp nhất = - 0,72m


9
- Chiều cao sóng trung bình là 0,83m (trong bờ). [1]
c) Địa chất thủy văn , địa chất công trình
*) Địa chất thủy văn
Nước ngầm trong khu vực khá phong phú, cách mặt đất 1÷2m. Tuy nhiên
nguồn nước này thường bị nhiễm mặn vào mùa khô ở khu vực có cốt nền thấp.
*) Địa chất công trình
Địa chất khu vực Chân Mây-Lăng Cô chủ yếu gồm các hệ Paleozôi,
Kainozôi, Mezozôi muôn, Mezozoisơn là trầm tích sông và bồi tích biển. Khu
vực nghiên cứu quy hoạch không có đứt gãy địa chất đi qua - Địa tầng gồm có
Đá vôi, sét, sét pha, cát, cao lin, cát pha lẫn sỏi sạn và xác động thực vật. Nhìn
chung khu vực này nền đất có khả năng xây dựng các công trình cao tầng.
*) Địa chất vật lý
Theo tài liệu dự báo của Viện Khoa học địa cầu - Khu vực Chân Mây nằm
trong vùng dự báo có động đất cấp 6. Vì vậy khi thiết kế và xây dựng cần phải
đảm bảo an toàn cho các công trình với cấp động đất dự báo nêu trên.[1]

1.1.2 Hiện trạng kinh tế-xã hội
a) Hiện trạng dân cư
Tổng dân số hiện trạng năm 2005, trong Khu kinh tế là 40.658 người bao
gồm thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thuỷ, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh thuộc huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn Khu kinh tế giai đoạn 2001-2005 là
1,22%/năm. Trong đó, tỉ lệ tăng tự nhiên là 1,2%/năm, và tăng cơ học là 0,2
%/năm. Dân số chủ yếu tăng tự nhiên không có biến động nhiều. [25]
(* Ngày 20/12/2002 Chính phủ ra Nghị định số 105/2002/NĐ-CP thành
lập thị trấn Lăng Cô trên cơ sở diện tích tự nhiên của toàn xã Lộc Hải.)
Bảng 1.1 Hiện trạng dân số trong Khu kinh tế (Đơn vị tính: người)


10
Tổng lao
TT Tên xã, thị trấn

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

động năm

2001


2002

2003

2004

2005

2005 có

40.65

việc làm
19.662

Tổng
I

Dân số đô thị*

39.124

39.572 40.05

11.334

11.58

3

11.80

*

2

3

27.790

27.990 28.25

28.75

13.882

12.648

0
12.769 12.87

1
13.07

6.461

8
11.907 5.780

(Thị trấn Lăng

Cô)
Các xã

27.45

2.1 Xã Lộc Thủy

8
12.47

II

0
3
2.2 Xã Lộc Tiến
8.741 8.827
8.858 8.922
2.3 Xã Lộc Vĩnh
6.247 6.315
6.363 6.455
(nguồn Hồ sơ Quy hoạch chung Khu kinh tế Chân Mây -

3
9.041 4.365
6.637 3.056
Lăng Cô, tỉnh Thừa

Thiên Huế đến năm 2025)
b) Hiện trang lao động trong Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
Dân cư chủ yếu sản xuất theo các ngành nghề chính là nông nghiệp, đánh

bắt và nuôi trồng thủy sản, dịch vụ thương mại (trong đó thị trấn Lăng Cô: dịch
vụ thương mại là 40%, thủy sản là 35% và nông nghiệp là 25%). Dân cư có mức
sống thấp so với mặt bằng bình quân trong tỉnh. Trong những năm gần đây, do
được đầu tư một số công trình trọng điểm như cảng nước sâu Chân Mây, nâng
cấp quốc lộ 1A, xây dựng hầm đường bộ Hải Vân… Số người đến làm việc ở
trong khu vực tăng lên, dịch vụ và mức sống của người dân đã được cải thiện.
Dân số trong tuổi lao động có việc làm của khu kinh tế hiện nay khoảng
19.662 người chiếm 48,4% dân số, dân định cư tại khu kinh tế lao động chủ yếu


11
sản xuất nông ngư nghiệp, một số làm dịch vụ và lao động công nghiệp, xây
dựng.[25]
1.1.3 Hiện trạng xây dựng các công trình
a. Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 1.2 Bảng đánh giá hiện trạng sử dụng đất
STT

Loại đất
1
Đất làng xóm
2
Đất trồng hoa màu
3
Đất trồng lúa
4
Đất trồng cây lâm nghiệp
5
Đất nghĩa địa
6

Đất trống
7
Mặt nước
Tổng diện tích đất nghiên cứu
(nguồn: Báo cáo thu thập số liệu, tài liệu

Đơn vị Diện tích
ha
576.81
ha
246.24
ha
1820.41
ha
282.35
ha
207.60
ha
147.85
ha
159.74
ha
3441.00
phục vụ lập Quy hoạch chi tiết

xây dựng Khu đô thị Chân Mây)
b) Hiện trạng xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội

*) Nhà ở:
Hiện trạng nhà ở trong khu vực thuộc các xã chủ yếu là nhà bán kiên cố và

nhà tạm. Trong đó công trình kiên cố chiếm khoảng 18%; công trình tạm chiếm
khoảng 24%. Hiện tại đã và đang xây dựng khu tái định cư Lộc Tiến với tổng
mức đầu tư 8,2 tỷ đồng và chuẩn bị đầu tư một số khu tái định cư Lộc Vĩnh, Lập
An phục vụ giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật..v.v...
*) Công trình công cộng:
- Công trình công cộng tập trung bám dọc theo đường ra bãi biển Cảnh Dương
như: Chợ Lộc Vĩnh, UBND xã Lộc Vĩnh, trạm xá Lộc Vĩnh, bưu điện Lộc Vĩnh,
Trường cấp I, II Bình An, HTX Bình An. Ngoài ra là các cơ sở dịch vụ buôn bán
nhỏ dọc QL1A của tư nhân.


12
- Tổng diện tích đất hiện trạng dành cho trường học : 54562m2
- Hiện trạng đất dành cho tôn giáo: Khu vực đất dành cho tôn giáo nằm rải rác
không tập trung, được giữ nguyên và bảo tồn với tổng diện tích :37023 m2. [1]
1.1.4 Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật
a) Hiện trạng về giao thông
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tiếp cận với cả 4 loại hình giao thông
quan trọng, nằm trên đường QL1A và đường sắt thống nhất, gần Cảng hàng
không quốc tế Phú Bài và cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cảng nước sâu
Chân Mây có thể tiếp nhận tàu hàng 30.000 DWT và tàu du lịch cỡ lớn. [6]
*) Giao thông đối ngoại
 Giao thông hàng không
Sân bay Phú Bài, cách đô thị mới Chân Mây 45km về phía Tây Bắc, được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trở thành sân bay quốc tế, có đường băng 2800
x 45m. Sân bay Đà Nẵng, cách đô thị mới Chân Mây 75km về phía Nam- Sân
bay Đà Nẵng là 1 trong 3 sân bay lớn nhất cả nước, đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn
phân cấp của ICAO, với tổng diện tích 815ha, trong đó khu vực hàng không dân
dụng là 150ha. [6]
 Giao thông đường sắt

Tuyến đường sắt thống nhất chạy song song với QL 1A, đến đoạn sát chân
núi rẽ nhánh sang hầm Hải Vân đi Đà Nẵng với khổ đường đơn 1m. Đây là tuyến
đường sắt quan trọng của quốc gia, tuy nhiên năng lực thông qua bị hạn chế bởi
đoạn tuyến qua đèo Hải Vân có độ dốc khá lớn (i max = 20%), bán kính đường
cong bằng khá nhỏ (Rmin =100m). Ga gần nhất là ga Thừa Lưu và ga Lăng Cô
là các ga nhỏ chỉ cho phép tránh tàu, không đón tiễn hành khách và hàng hoá. [6]
 Giao thông đường bộ


13
QL 1A: Chạy qua phía Nam khu kinh tế mới được cải tạo nâng cấp đạt tiêu
chuẩn đường cấp III, nền đường rộng 13m, mặt đường rộng 11m, có lề gia cố 1m
mỗi bên, mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt. Lưu lượng xe bình quân
khoảng 3500xe/ngđ. [6]

Hình 1.5. Mặt cắt đường quốc lộ 1A hiện trạng (nguồn: Hồ sơ quy hoạch chi tiết
xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu đô thị Chân mây, tỉnh Thừa Thiên Huế)
*) Giao thông đối nội khu vực Chân Mây:
Các tuyến đường hiện trạng nội bộ trong khu vực Chân Mây có bề rộng mặt
từ 7.5m đến 10.5m, mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt.

Hình 1.6: Hình ảnh đường nội bộ hiện trạng trong khu vực nghiên cứu [6]
*) Bến xe Chân Mây.
Diện tích bến xe khoảng 2,0ha. Đường vào bến xe có chiều dài 225,38m;
nền đường rộng 22,5m, mặt đường rộng 10,5m.[6]


14
b) Hiện trạng cấp nước
 Nguồn nước:

Hiện nay cấp nước cho Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô có nhà máy
nước Bo Ghe công suất 6.000m3/ngđ đặt tại xã Lộc Tiến cách quốc lộ 1A
khoảng 150m. Nhà máy này lấy nước ở đập Khe Mệ và đập Bo Ghe. Nước được
dẫn từ đập khe Mệ về bể điều tiết bằng hệ thống đường ống dẫn D250 - L4300m
và từ đập Bo Ghe về bể điều tiết bằng đường ống D300 - L2300m. Cao độ xây
dựng của nhà máy nước Bo Ghe: +55,0m và hệ thống cấp nước theo phương
pháp tự chảy. [6]
 Mạng lưới đường ống
Khu vực Chân Mây hiện nay có tuyến ống chính Φ300mm trên QL1A và
tuyến Φ250mm trên đường nối QL1A với bến cảng số 1 Chân Mây. Khu vực xã
Lộc Vĩnh đã có mạng lưới đường ống phân phối Φ63- Φ90.
Khu vực Lăng Cô với đường ống cấp nước Φ150, Φ100, Φ80 dẫn tới khu
vực làng Chài và dọc đường quốc lộ 1A tới chân cầu Lăng Cô cũ. Tổng chiều dài
đường ống cấp nước khoảng 5,0 km. [6]
c) Hiện trạng cấp điện
 Nguồn điện
Khu vực Chân Mây – Lăng Cô hiện tại đang được cấp điện từ lưới điện
quốc gia 110KV khu vực miền Trung, trực tiếp từ trạm nguồn 110KV Cầu Hai:
110/35/22KV –1x25MVA và trạm 110KV Lăng Cô: 110/22KV – 1x25MVA.
 Lưới điện
 Lưới điện cao áp
Trên địa bàn nghiên cứu có các đường dây cao áp sau:
- Đường dây 500KV mạch kép Hà Tĩnh - Đà Nẵng. Đây là đường trục cấp


15
điện lớn của quốc gia.
- Đường dây 220KV mạch kép Hòa Khánh – Huế: chiều dài tuyến 80km,
dây dẫn ACSR 500. Đây là tuyến nguồn chính cấp điện cho tỉnh Thừa Thiên –
Huế, qua trạm 220KV Huế.

- Đường dây 110KV mạch kép Hòa Khánh - Lăng Cô - Cầu Hai – Huế:
tiết diện dây AC-185 dài toàn tuyến 96,8Km. Đường dây này cấp điện cho 2
trạm 110KV trong khu vực thiết kế là trạm Lăng Cô và trạm 110KV Cầu Hai.
 Trạm biến áp phân phối
Khu vực Chân Mây – Lăng Cô chủ yếu sử dụng các trạm biến áp phân
phối loại treo, có cấp điện áp 22/0,4KV. Do đây là khu vực mới phát triển nên
các trạm hạ thế nói chung chưa phù hợp với các quy hoạch định hướng về vị trí,
hình thức…
 Lưới điện hạ thế 0,4 KV
Lưới điện hạ thế sử dụng lưới điện nổi 380/220V ba pha bốn dây trung
tính nối đất. Lưới điện hạ thế trong khu vực nhiều năm nay đã được đầu tư cải
tạo từng bước, tuy nhiên còn nhiều khu vẫn là lưới điện tạm, chưa đảm bảo các
tiêu chí đô thị.
 Lưới điện chiếu sáng
Hầu như trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô chưa có lưới điện
chiếu sáng, riêng tại Thị trấn Lăng Cô mới được đầu tư điện chiếu sáng dọc quốc
lộ 1A đoạn qua thị trấn với đèn chiếu sáng chủ yếu là đèn cao áp Natri, Sodium
có công suất từ 220V-75W. [6]
e) Hiện trạng thoát nước thải
Khu vực nghiên cứu hiện nay chưa có hệ thống thoát nước thải.[6]
1.1.5 Đánh giá tổng hợp hiện trạng
a) Thuận lợi


16
- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng đô thị .
- Môi trường tự nhiên thuận lợi do khu vực nghiên cứu được bao quanh
bởi núi và biển đẹp. Nước sông sạch nên môi trường sống và làm việc tốt.
- Tài nguyên nước phong phú: có lượng mưa tương đối lớn quanh năm,
nên có thể đảm bảo lượng nước sản xuất công nghiệp.

- Tiếp cận dễ dàng đường cao tốc, QL1A, cảng, sân bay , có thể thực hiện
vận tải một cách hiệu quả, kinh tế.
- Các khu dân cư hiện trạng và mộ dân sinh nằm dàn trải trong khu vực đã
có kế hoạch di dời, tái định cư phục vụ nhu cầu phát triển khu đô thị .
b)Khó khăn
- Tuyến đường QL1, và tuyến đường sắt cắt ngang qua khu vực nghiên cứu
quy hoạch đô thị gây cản trở cho việc phát triển giữa 2 khu chức năng (khu đô
thị phía bắc và khu công nghiệp cao phía nam).
- Cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng (đường, điện, nước, thông tin liên
lạc).
- Hàng năm xảy ra các trận lũ lụt tương đối lớn, do công tác phòng chống
còn yếu kém.
- Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.
1.2. Ảnh hưởng của thiên tai bão lũ đến khu đô thị Chân Mây, tỉnh Thừa
Thiên Huế
1.2.1. Những thiệt hại do thiên tai gây ra
Thiên tai là một hiện tượng thiên nhiên gây ra các tổn thất về người và của cải
vật chất và làm xáo trộn mạnh các hoạt động của con người trên phạm vi lớn.
Dựa trên mức độ thiệt hại, phạm vi ảnh hưởng và tần suất xuất hiện của
chúng, có thể xếp các loại thiên tai ở Thừa Thiên Huế theo thứ tự như bảng sau:


17
Bảng 1.3 Phân loại các nhóm thiên tai ở Thừa Thiên Huế
Tác động mạnh

Tác động vừa

Tác động nhẹ


Lũ, lụt

Lũ quét

Sóng thần

Bão, ATNĐ

Trượt đất

Động đất

Nước dâng

Xói lở bờ biển

Lốc tố

Xói lở bờ sông
Hạn
Xâm nhập mặn

(nguồn: Thiên tai ở Thừa Thiên Huế và các biện pháp phòng tránh tổng
hợp, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế.)
Lũ lụt là người bạn đồng hành với Thừa Thiên Huế từ khi khai sinh lập điạ
đến nay. Lịch sữ đã ghi nhận: Trong thế kỷ XIX từ năm 1801-1888 ở kinh thành
Huế và vùng phụ cận phải hứng chịu 40 trận lũ lớn, có thể kể một số trận điển
hình sau đây:
-Trận lũ năm 1811 đã tràn ngập Hoàng Cung 3,36m, phá vỡ cửa Tư Dung
(Tư Hiền).

-Năm 1818 lũ làm kinh thành Huế ngập sâu 4,2m.
-Các trận lũ liên tiếp trong hai năm 1841-1842 làm hơn 700 ngôi nhà bị sập
đổ, lăng Minh Mạng bị hư hại nặng, số lượng người chết rất nhiều.
-Trận lũ tháng X năm 1844 đã làm thiệt mạng hơn 1000 người, 2000 ngôi
nhà bị phá huỷ hoàn toàn, cột cờ ở kỳ đài bị gãy, kinh thành huế ngập sâu 4,2m.
-Nhiều trận lũ tiếp theo vào các năm 1848 và 1856 phá huỷ hơn 1000 ngôi
nhà ở Huế, 2/3 Ngọ Môn bị sụp đổ.
Bước sang thế kỷ XX, Thừa Thiên Huế đã nhiều lần bị lũ tàn phá, đáng chú
ý là các trận lũ sau:


18
-

Trận lũ từ 20-26/IX/1953 làm 500 người thiệt mạng, 1290 ngôi nhà bị

trôi, 80% diện tích hoa màu bị mất trắng.
-

Sau ngày mới giải phóng một trận lũ lớn đã xảy ra ở Thừa Thiên Huế

từ ngày 15-20/X/1975 gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân.
-

Từ ngày 28/X đến 1/XI/1983 một trận lũ lớn ở Thừa Thiên Huế đã

làm 252 người bị chết,115 người bị thương, 2100 ngôi nhà bị sập, 1511 ngôi nhà
bị trôi.
-


Trong trận lũ lịch sử đầu tháng XI/1999 có 352 người chết, 21 người

mất tích, 99 người bị thương. Số nhà bị đổ, bị cuốn trôi là 25.015 cái,1.027
trường học bị sụp đổ, 160.537 gia súc bị chết, gia cầm bị chết lên tới 879.676
con. Tổng thiệt hại 1.761,82 tỷ đồng.
Ngay đầu thế kỷ XXI, một trận lũ khá lớn xảy ra từ ngày 25-27/XI/2004 làm
10 người chết, thiệt hại hơn 208 tỷ đồng. [21]
1.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của thiên tai bão lũ đến khu đô thị Chân Mây, tỉnh
Thừa Thiên Huế
a. Bão và áp thấp nhiệt đới
Từ 1952 đến 2006 khu vực Chân Mây – Lăng Cô đã chịu ảnh hưởng 23 cơn
bão và ATNĐ, trung bình hàng năm 0,41 cơn. Có nhiều năm liên tiếp không bị
ảnh hưởng của bão, tuy nhiên có năm lại bị 3 cơn bão liên tiếp ví dụ như các
năm 1970, 1971 có 3 cơn bão xảy ra trong năm. Mùa bão bắt đầu từ tháng 5 kết
thúc vào tháng 11. Thời gian xuất hiện bão nhiều nhất là tháng 9 chiếm 30%, rồi
đến tháng 10 chiếm 26% và tháng 11 là 13%. Ở khu vực này hầu như không có
bão đổ bộ trực tiếp mà thường chịu ảnh hưởng của bão đổ bộ vào Đà Nẵng, hoặc
đi dọc theo bờ biển hoặc đổ bộ vào các vùng phía bắc. Vì vậy bão ở đây thường
yếu hơn các nơi khác. Trong số cơn bão ảnh hưởng đến khu Chân Mây- Lăng


19
Cô trong vòng 55 năm qua có 30% bão cấp 10, 13% đạt cấp 9 và 13% đạt cấp
11,12 và có tới 39% là ATNĐ. Gío mạnh nhất trong bão có hướng NW-N chiếm
42,9%, hướng W-SW chiếm 32,1% và hướng N-NE chiếm 21,4%.
Số liệu tính toán cho thấy ở khu vực Chân Mây – Lăng Cô trong vòng 20 năm
xảy ra một trận bão cấp 10 và 50 năm mới có trận bão cấp 11. Trên thực tế, khu
vực này đã chứng kiến hai trận bão mạnh cấp 10, cấp 11 là cơn bão CECIL 1985
và cơn bão XANGSANE 2006 gây nhiều tổn thất về người và tài sản. Riêng cơn
bão XANGSANE đã làm bị thương 8 người, 398 nhà bị sập, hàng nghìn nhà tốc

mái, làm hư hỏng nhiều công trình của ngành du lịch, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ
sản, điện lực, thông tin liên lạc, gây tổn thất nặng nề cho ngành nông lâm nghiệp.
Tổng thiệt hại ước tính lên tới hàng trăm tỷ đồng. [21]
b. Ngập lụt
Vì ở khu vực Chân Mây – Lăng Cô không có số liệu quan trắc khí tượng thuỷ
văn nên chúng tôi phải căn cứ vào số liệu điều tra vết lũ năm 1998, 1999 và
trong các đợt khảo sát để phân tích tính toán.
Kết quả điều tra cho thấy tình hình ngập lụt của khu vực Chân Mây – Lăng Cô
không nghiêm trọng như hạ lưu sông Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu vì ở đây
sông ngắn, lưu vực nhỏ lại sát biển nên lũ lên nhanh xuống nhanh. Hàng năm các
khu vực thấp ở Chân Mây- Lăng Cô đều bị ngập lụt. Thời gian ngập lụt dài mhất
khoảng 3 ngày ( như lũ năm 1999), ngắn nhất khoảng vài giờ. Những trận lụt
lớn xảy ra trong những năm qua trên khu vực này là: 1953, 1975, 1985, 1998,
1999, 2004. Do điều kiện địa hình không đồng nhất nên mức độ ngập lụt của các
vùng rất khác nhau và thay đổi theo từng trận lũ.
Có bốn khu vực chịu ảnh hưởng của những nguyên nhân khác nhau như sau:
• Khu vực ngập lụt nặng nhất nằm trên lưu vực sông Bù Lu (gồm hai nhánh
Thừa Lưu và Nước Ngọt) bao gồm xã Lộc Thuỷ và Lộc Tiến do mưa lớn gây ra


20
lũ lớn. Phần thượng nguồn sông Bù Lu phía tây quốc lộ IA bị quốc lộ IA và
đường sắt chắn ngang như một con đê nên khả năng thoát nước kém, làm tăng
mức độ ngập. Ở đây có những điểm ngập sâu nhất trong khu vực như: Thuỷ
Dương, Thuỷ Xuân, Bà Tơ.
• Tương tự như vậy, thôn Phú Hải (xã Lộc Vĩnh) và thôn Tam Vị (xã Lộc Tiến)
bị ngập lụt do ứ nước vì các con đường mới làm (đường đi Cảnh Dương, đường
đi cảng) thoát nước kém. Ngoài ra nước từ khu du lịch Làng Xanh chảy qua cũng
gây ngập lụt.
• Vùng ven biển Cảnh Dương, Cổ Dù, Bình An, khu vực cảng, bãi biển Lăng Cô

ngập lụt do nước dâng trong bão.
• Ở khu vực bao quanh đầm Lập An khi có mưa lớn, nước từ các suối trên lưu
vực đổ vào đầm làm mực nước đầm dâng cao gây ngập lụt. Nơi ngập sâu nhất là
Hói Dừa, Hói Mít.
Theo kết quả tính toán thì lũ năm 1999 tương ứng tần suất 1% (100 năm xuất
hiện một lần) và lũ năm 1998 tương ứng tần suất 5% ( 20 năm xuất hiện một
lần). [21]
c. Nước dâng:
Nước dâng là hiện tượng mực nước biển dâng cao hơn mức thuỷ triều bình
thường khi có bão ảnh hưởng. Tuỳ theo cường độ của bão, nước dâng có thể gây
thiệt hại ở vùng thấp ven biển. Ở khu vực Chân Mây – Lăng Cô nước dâng đã
quan sát được là 1,7m trong cơn bão CECIL 1985 và khoảng 1,5 trong cơn bão
số 6 năm 2006. Theo tính toán của Trương Đình Hiển [8], trong chu kỳ khoảng
100 năm sẽ xảy ra nước dâng ở khu vực Chân Mây – Lăng Cô với độ cao 2,0m.
[21]
d. Lốc tố:


21
Hàng năm ở khu vực Chân Mây- Lăng Cô chịu ảnh hưởng khoảng 1-2 cơn lốc.
Vùng thường bị ảnh hưởng là đầm Lập An ở Lăng Cô và các địa điểm gần khe
gió trong khu vực Chân Mây như: thôn Phú Hải, Bình An (Lộc Vĩnh) và thôn
tam Vị (xã Lộc Tiến). Trong những năm qua có những trận lốc tố rất mạnh gây
thiệt hại cho huyện Phú Lộc nói chung và khu Chân Mây-Lăng Cô nói riêng.
Ngày 28 tháng 12 năm 1991 một cơn lốc với sức gió cấp 10 xảy ra trên địa bàn
huyện làm chết 10 người (trong đó khu vực Lăng Cô có 2 người), chìm 22
thuyền, phá hỏng nhiều ngư lưới cụ. [21]
e. Trượt đất:
Với địa hình ba phía có núi với độ dốc lớn bao bọc, lại nằm cạnh trung tâm
mưa lớn Bạch Mã nên khu vực Chân Mây- Lăng Cô có nguy cơ trượt lở đất cao.

Trong đợt lũ đầu tháng 11 năm 1999 nhiều địa điểm ở đèo Phước Tượng, Phú
Gia và Hải Vân đã bị trượt lỡ nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra, trong khu vực
Chân Mây có 2 địa điểm có nguy trượt lỡ đất cao là dưới chân núi Thổ Sơn và
Phú Gia (xã Lộc Tiến) với diện tích khoảng 3.000 m2 đe doạ ảnh hưởng 50 hộ
dân. Trên khu vực Lăng Cô những vị trí có nguy trượt lở đất cao là: thượng
nguồn Hói Mít, Hói Dừa, trên đèo Hải Vân. [21]
f. Sạt lở bờ sông, bờ biển:
Dọc theo hai bờ sông Bu Lu tình trạng sạt lỡ bờ sông xảy ra thường xuyên mỗi
khi lũ về. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là hai xã Lộc Vĩnh và Lộc Thuỷ. Ở thôn
Cảnh Dương xã Lộc Vĩnh vùng sạt lở dài 1 km, lấn sâu từ 3-20m. 78 hộ dân gồm
322 nhân khẩu sống trong vùng nguy cơ sạt lở, trong đó có 37hộ/106 khẩu nằm
trong vùng có nguy cơ cao. Ở xã Lộc Thuỷ số hộ chịu ảnh hưởng của sạt lỡ đất
và lũ quét là 450 hộ/2.210 khẩu. Tình trạng sạt lở ở Cảnh Dương xảy ra khi xây
dựng các hồ nuôi tôm làm cản trở và thay đổi dòng chảy.


22
Ngoài ra, tại cửa sông Bù Lu thôn Cảnh Dương và bãi biển Lăng Cô cũng bị
xâm thực mạnh do sóng biển và nước dâng trong bão. Rừng phòng hộ chắn sóng
và thảm thực vật bảo vệ bờ biển bị suy kiệt làm tăng cường xâm thực bờ biển
Lăng Cô hàng năm. Trong cơn bão CECIL năm 1985 khu vực Lăng Cô bị xâm
thực sâu vào bờ 15m, sau đó được bồi tụ lại. Trong cơn bão số 6 năm 2006 nhiều
công trình bảo vệ bờ biển bị phá huỷ như công trình bờ kè của khách sạn Thanh
Tâm. [21]
g. Lũ quét:
Là một trong những vùng có lượng mưa lớn nên lũ quét có thể xẩy ra ở thượng
nguồn các sông suối ở khu vực Chân Mây – Lăng Cô. Qua điều tra thực tế cho
thấy có 3 điểm đã xẩy ra lũ quét và có nguy cơ cao là: Hói Mít, Hói Dừa ở bờ tây
đầm Lập An, Thuỷ Yên, Thuỷ Cam ở thượng nguồn sông Nước Ngọt thuộc xã
Lộc Thuỷ, Thuỷ Dương ,Thuỷ Tụ ở thượng nguồn sông Thừa Lưu thuộc xã Lộc

Tiến. Hiện tại có 450 hộ ở xã Lộc Thuỷ và 400 hộ ở xã Lộc Tiến đang sống
trong vùng có nguy cơ lũ quét cao. Năm 2000 lũ quét đã cuốn trôi 50 nhà ở Hói
Dừa. [21]
h. Cháy rừng:
Khu Chân Mây- Lăng Cô được bao bọc ở 3 phía là núi và rừng có độ che phủ
khá cao. Một số công trình được xây dựng gần chân núi nên nguy cơ cháy rừng
cũng cần tính đến. Hiện tại chưa có số liệu về cháy rừng ở khu vực này. [21]
i. Sự cố công nghiệp:
Ở khu vực Chân Mây – Lăng Cô khi công nghiệp phát triển thì những sự cố
như: rò rỉ hoá chất, cháy nổ, đắm tàu, tràn dầu... phải được tính đến, nhất là khi
kho xăng dầu, kho dầu nhựa đường nằm gần cảng. Hiện tại, lưu lượng tàu vào ra
cảng biển nước sâu Chân Mây ngày càng nhiều nên khả năng sự cố về đắm tàu


23
và tràn dầu ngày càng cao. Riêng trong năm 2004 đã có một tàu chở dầu bị chìm
trong cảng Chân Mây và một tàu chìm ở ngoài khơi tỉnh Thừa Thiên Huế. [21]
k. Động Đất:
Theo số liệu lịch sử thì vào tháng 11 năm 1829 ở TTH đã xảy một trận động
đất mạnh cấp VII (theo thang động đất quốc tế M.S.K.1964 tương đương cấp 5
độ Ricter) làm phía bắc thành bị sụt và rung động vì động đất. Như vậy, nguy cơ
động đất ở Thừa Thiên Huế là có thật, động đất có thể đạt 5 độ Richter, tối đa
có thể lên 5,5 độ Richter với tần suất rất hiếm. 5,5 độ Richter với tần suất rất
hiếm. [21]
l. Sóng thần:
Theo kết quả tính toán của PGS Ts Vũ Thanh Ca (Viện khí tượng thuỷ văn),
Ths.Phạm Quang Hùng (Viện vật lý địa cầu) nếu trường hợp xảy ra động đất ở
phía tây Philippin 9 độ Richter thì 2 giờ sau động đất sẽ xảy ra sóng thần tràn tới
bờ biển Việt Nam với độ cao 3-5m [1]. Như vậy nguy cơ sóng thần ở bờ biển
Viêt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng là một thực tế, cần đánh giá

đúng mức để có giải pháp phù hợp.
Trong số những ngành và lĩnh vực chịu tác động của nhiều loại thiên tai là môi
trường, du lịch và thuỷ sản.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường ở khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô [1] thì
chất lượng môi trường ở khu vực này nằm trong giới hạn cho phép của tiêu
chuẩn môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với tốc độ công nghiệp hoá và đô
thị hoá và dưới tác động của thiên tai xu thế môi trường có thể bị biến đổi theo
chiều hướng xấu. Từ những đánh giá chung trong bảng 4 có thể rút ra kết luận là:
với mức độ khác nhau, hầu hết các loại thiên tai xảy ra ở Lăng Cô đều có ảnh
hưởng đến môi trường, trong đó nặng nhất là bão, lụt, sự cố công nghiệp, sạt lở
đất.


24
Cũng như lĩnh vực môi trường, ngành du lịch chịu ảnh hưởng của tất cả các
thiên tai với mức độ khác nhau. Thiên tai tác động đến du lịch trên những khía
cạnh sau:
+ Làm hư hại cơ sở hạ tầng.
+ Làm xấu đi môi trường và cảnh quan du lịch.
+ Làm giảm sự hấp dẫn của địa điểm du lịch do đó làm giảm lượng khách đến.
+ Ảnh hưởng đến các loại hình du lịch nghỉ dưởng, du lịch sinh thái, du lịch biển
và du lịch mạo hiểm.
Trong khu vực Chân mây – Lăng Cô thiên tai tác động theo mùa và theo những
tần suất khác nhau. Bão, nước dâng, lũ quét xảy ra với tần suất nhỏ nhưng gây
thiệt hại lớn cho ngành du lịch, như bão Xangsane năm 2006 là một dẩn chứng.
Những khu du lịch ảnh hưởng của bão và nước dâng là Cù Dù, Cảnh Dương và
dọc bờ biển từ Chân Mây Đông đến cửa Lăng Cô. Bão, nước dâng không chỉ
gây tổn thất về cơ sở vật chất mà còn tàn phá môi trường, cảnh quan du lịch,
rừng phòng hộ ven biển, cản trở các hoạt động của du lịch. Thời gian thường xảy
ra bão từ tháng 9 đến tháng 11. Thời kỳ này cần chú ý theo dõi tin thời tiết khi

thực hiện các tour du lịch lặn biển, khảo sát sinh vật biển, du lịch mạo hiểm, leo
núi, tàu lượn.
Lũ quét tác động đến khu du lịch Suối Voi, khu đô thị mới Hói Dừa Hói Mít
Lũ có thể gây ngập lụt từ 1,5m – 2,5m có sức tàn phá lớn làm hư hại đường sá và
các cơ sở du lịch. Thời gian thường xảy ra từ tháng 10-11. Thời kỳ chuyển tiếp
thời tiết trong tháng 4, tháng 5 và tháng 9 tháng 10 ở Chân Mây – Lăng Cô
thường xảy ra lốc tố, cần chú ý khi du lịch biển như thuyền buồm, thể thao trên
biển, đầm phá. Lũ lụt, sự cố môi trường như tràn dầu, loang dầu, ô nhiểm rác
thải, ô nhiểm không khí cũng ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Khi cảng Chân


25
Mây phát triển thì có nguy cơ loang dầu từ khu vực cảng qua bãi tắm Cảnh
Dương và Cù Dù.
Đối với khu vực Chân Mây- Lăng Cô thiên tai gây nhiều thiệt hại nhất là bão.
Tuy tần suất xuất hiện không lớn ( 20 năm mới xảy ra bão cấp 10, cấp11) nhưng
bão kèm theo lũ và nước dâng gây hậu quả nặng nề nhất về kinh tế-xã hội. Hầu
hết các lĩnh vực trong khu vực đều bị ảnh hưởng nặng nề của bão, nhất là nhà
cửa, trường học, trạm y tế, trụ sở uỷ ban và nhiều cơ sở hạ tầng khác mà phải
mất nhiều năm mới khôi phục lại được. Ngoài ra có những mất mát không tính
được thành tiền do bão gây ra. Nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất nhiều
ngày, hàng nghìn công nhân phải nghỉ việc, cuộc sống bị ảnh hưởng.
Khác với tình hình chung của tỉnh và cả nước là luôn luôn xem lũ lụt là thiên
tai nguy hiểm nhất, ở khu vực Chân Mây- Lăng Cô lũ lụt là thiên tai có vị trí thứ
hai sau bão. Điều này được lý giải như sau: Mặc dù nằm trong vùng mưa lớn
nhưng lưu vực và sông suối nhỏ, hạ lưu rộng , thoáng lại gần biển nên lũ có lưu
lượng và cường suất không lớn, lên nhanh, xuống nhanh, gây hậu quả không
nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra, khảo sát chưa thu thập thông tin thiệt hại
về người trong lũ lụt. Trên bản đồ ngập lụt năm 1999 cho thấy mức ngập sâu
nhất là 1,5-2,5m trong phạm vi hẹp, còn phần lớn diện tích ngập dưới 1m. Tuy

nhiên, với tần suất xuất hiện hàng năm, lũ lụt gây thiệt hại đáng kể cho các
ngành du lịch, thuỷ sản, thuỷ lợi, nông nghiệp và môi trường. Nhiều hộ dân đang
sống trong vùng nguy cơ sạt lở do lũ lụt gây ra.
Khu vực Hói Mít, Hói Dừa và xung quanh đầm Lập An độ sâu ngập lụt khá
lớn từ 1,5-3,2m nên cần điều tra kỹ để qui định cốt xây dựng phù hợp.
Tương tự như bão, nước dâng có tần suất xuất hiện thấp, nhưng rất nguy hiểm.
Trong cơn bão CECIL 1985 nhiều nhà cửa, tàu thuyền và ngư lưới cụ bị cuốn
trôi, nước mặn tràn qua bờ cát vào sâu trong đất liền 1-2km. Nhiều người bị chết.


×