Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KHÁI QUÁT về TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.52 KB, 5 trang )

I.

KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH
1) Định nghĩa:
Tiểu thuyết ngôn tình là thể một thể loại văn học có nguồn gốc xuất xứ từ
Trung Quốc, tiểu thuyết viết về câu chuyện tình yêu, những câu chuyện xoay
quanh cuộc sống vợ chồng, những mối tình rắc rối, hoặc là cuộc tình bị ép
duyên, mối quan hệ đồng tính nam nữ… bay bổng và có phần nào đó xa rời
thực tế. Ngoài ra, ngôn tình là
Ngày nay các bạn trẻ rất mê đọc tiểu thuyết ngôn tình đặc biệt ở độ tuổi dậy
thì vì trong câu chuyện có chưa các yếu tố khiến các bạn ấy tò mò như quan
điểm về tình yêu, giới tính …
Tuy nhiên một bộ phận tác giả ngôn tình đang “đầu độc” giới trẻ vì một số
truyện ngôn tình đề cập đến các vấn đề về tình dục, các mối quan hệ đồng tính
luyến ái khiến lớp trẻ bị lệch lạc về duy nghĩ, hoặc cũng có những câu chuyện
chứa nội dung phản cảm

2) Lí giải trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn tình của giới trẻ:

Biểu đồ thể hiện số liệu thống kê sau khi khảo sát về tần suất đọc tiểu
thuyết ngôn tình của các bạn học sinh trường THPT chuyên Trần Phú, Hải
Phòng. Các bạn nghĩ sao về những con số này?
a) Tiểu thuyết ngôn tình là những câu chuyện tình yêu lãng mạn mà

tuổi trẻ lại là tuổi của tình yêu.
Đa số những cuốn tiểu thuyết ngôn tình là những câu chuyện về tình
yêu lãng mạn của những người trẻ tuổi, hầu hết những câu chuyện đó
chính là tất cả đều có một kết thúc có hậu. Điều này rất phù hợp với tâm
lý và quan niệm về tình yêu của giới trẻ. Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của
tình yêu, hầu hết các bạn trẻ đều mong muốn có một tình yêu “khắc cốt
ghi tâm. Chính vì vậy đề tài về tình yêu, nhất là tình yêu lãng mạn chính


là đề tài được giới trẻ yêu thích và giành sự quan tâm khá lớn.
VD : bên nhau trọn đời, sam sam đến đây ăn nè, sẽ có thiên thần thay
anh yêu em,…
b) Hình tượng nhân vật trong ngôn tình hầu hết đều là những hình

mẫu nhân vật lý tưởng- Tuổi trẻ là tuổi của mộng mơ
Nguyên nhân chủ yếu khiến giới trẻ “mặn mà” với tiểu thuyết ngôn tình
chính là nhờ những hình mẫu nhân vật lý tưởng trong đó. Hầu hết
những nhân vật trong ngôn tình đều là những anh chàng tài giỏi, đẹp
trai, giàu có; là những cô gái xinh xắn dễ nhìn, có cá tính. Và điều kiện


tiên quyết chính là họ đều là những người hết sức si tình. Hình tượng
nam chính luôn là những người có khả năng “hô mưa gọi gió” trên
chiến trường, trên chính trường, hoặc trên thương trường, nhưng ở trước
mắt người mình yêu thì họ lại trở thành những con người bình thường
nhất, cũng có những cảm xúc ghen tuông, cố chấp, cũng có một mặt tính
cách trẻ con, bá đạo. Đó là những mẫu người yêu lý tưởng mà bất cứ
một cô gái hay chàng trai nào đều mong ước. Nhưng trên thực tế thì
những người như vậy rất hiếm gặp trong đời sống thực, vì vậy họ tìm
đến với ngôn tình để được hòa mình và hóa thân vào những nhân vật, để
cảm nhận được thứ tình yêu đẹp đẽ đó. Điều này lý giải vì sao mà khi
nhắc đến tiểu thuyết ngôn tình thì điều đầu tiên mà các bạn trẻ nhắc tới
chính là những cái tên là hình mẫu lý tưởng trong lòng họ như Hà Dĩ
Thâm, Dương Lam Hàng, Tề Mặc, Dạ Hoa…
c) Những triết lý về tình yêu, về cuộc sống trong tiểu thuyết ngôn tình
dễ dàng tiếp cận hơn.
Những kinh nghiệm và triết lý sống đúc kết từ những câu chuyện tình
yêu đó giúp giới trẻ dễ tiếp nhận hơn là những triết lý khô khan, tẻ nhạt
trên sách vở.

VD: sống phải có nghĩa khí với bạn bè, yêu là phải chân thành, chung
thủy
3) Sự phát triển của tiểu thuyết ngôn tình tại Việt Nam:

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc đọc truyện ngôn tình Trung Quốc dường
như đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ. Thực tế cho thấy thể loại truyện
này có những tác động rất lớn tới sự phát triển tâm sinh lí của người đọc, trong
đó phải kể đến độc giả ở độ tuổi 11 – 18 (học sinh trung học). Điều này khiến
cho rất nhiều không chỉ những nhà nghiên cứu, phụ huynh và giáo viên mà còn
cả chính các bạn trẻ hết sức trăn trở. Trước vấn đề như vậy, một câu hỏi được
đặt ra: Ngôn tình có ảnh hưởng như thế nào, tích cực hay tiêu cực đối với giới
trẻ?
Trên thực tế, ngôn tình Trung Quốc đã du nhập vào Việt Nam từ những
thập niên 80 – 90 của thế kỉ XX, nhưng phải đến sau khi tác phẩm “Xin lỗi em
chỉ là con đĩ” (tác giả: Tào Đình; dịch giả: Trang Hạ) trở thành “hiện tượng”
vào năm 2006 thì truyện ngôn tình mới ồ ạt được dịch và xuất bản tại Việt
Nam. Hiện nay, ngôn tình đã trở thành sách gối đầu giường cho nhiều bạn trẻ,
đặc biệt là các bạn nữ, những bạn học sinh trung học phổ thông, thậm chí trung
học cơ sở. Bên cạnh đó có những bạn nữ này còn tự sáng tác truyện dựa trên
cách viết của những tiểu thuyết ngôn tình.
Gõ cụm từ “ngôn tình” trên google, ta có được 1250 ngàn kết quả trong
0,45 giây, đã có rất nhiều 4rum tổng hợp,edit và đăng tải truyện ngôn tình như:
webtruyen.com, thichtruyen.vn, diendanlequydon.com,…


Sau đây là những cái tên quen thuộc của các tác giả ngôn tình, đã được khảo sát tại
Việt Nam:
II.

ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TỚI SINH VIÊN NỮ:

1) Ảnh hưởng về kinh tế và thời gian:
Kinh tế: chi nhiều tiền để mua sách ngôn tình, nhiều trường hợp chỉ mua
nhưng không đọc.
Thời gian: Giờ giấc sinh lý, sinh hoạt xáo trộn nên đau bao tử liên miên,
mắt cận thị ngày càng nặng, ngồi đọc thì đau xương cổ, nằm đọc thì mệt
toàn thân, bụng mỡ ngày 1 dầy lên, nọng cổ ngày 1 phì ra. Đọc trúng truyện
có cái kết buồn thì nước mắt ngắn dài, mắt sưng mặt phù tinh thần suy yếu,
đầu óc mụ mị.
2) Ảnh hưởng về ngôn từ và quan hệ giao tiếp:

Nếu đọc ngôn tình không đúng cách, độc giả trẻ, đặc biệt là độc giả ở lứa
tuổi học sinh trung học rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Sau đây là một đoạn clip ngắn phản ánh phần nào những ảnh hưởng không
đáng có ấy.
3) Ảnh hưởng về quan niệm tình yêu:

Nghiện ngôn tình, người đọc có xu hướng lý tưởng hóa, huyễn hoặc cuộc
sống, xa rời thực tế.
Kẻ nghiện ngôn tình thường tự bào chữa cho bản thân mình về việc say mê
những trang sách nhuộm hồng về cuộc sống: “Sao không để cho văn
chương cân bằng cuộc sống đầy rẫy những cuồng quay và khoảng trống,
khỏa lấp những ước mơ, mộng tưởng ẩn giấu trong tâm hồn?
Dù biết những chuyện tình yêu đẹp như cổ tích đó chỉ là hư cấu trên trang
viết, một số lượng lớn độc giả vẫn đắm chìm trong những huyễn ảo ngập
tràn. Một bộ phận lớn truyện ngôn tình chỉ khiến độc giả trở nên huyễn
hoặc, ảo mộng và xa rời thực tế mà thôi. Các nhân vật trong truyện ngôn
tình thường được miêu tả theo một môtíp quen thuộc, hoàn hảo, siêu thực.
Độc giả trẻ đắm chìm trong câu chuyện với những nhân vật ấy để đến khi
trở lại với thực tế, họ lý tưởng hóa tình yêu và cuộc sống của chính mình
đến mức phi thực tế. Đây cũng chính là một nhân tố dẫn đến sự đổ vỡ trong

tình yêu và hôn nhân sau này do con người ta bị sụp đổ về hình mẫu bạn
đời và tình yêu lý tưởng như trong ngôn tình.


Chính là nghĩ mình có đủ mọi phẩm chất và điều kiện để trở thành nữ chính
ngôn tình... Nghĩa là hất tóc một cái cũng sẽ có người để ý mà xuyến xao, ốm
đau một chút sẽ có người gõ cửa mang cháo, đêm hôm cô đơn sẽ có người hiểu
ra tâm sự mà sẻ chia, an ủi.
4) Ảnh hưởng về quan niệm tình dục

Theo một thống kê từ một fanpage phản đối xuất bản sách truyện sex trá hình trên
facebook, có đến gần 60% độc giả đọc truyện qua internet, họ càng dễ dàng tiếp cận
những loại ngôn tình dễ gây nghiện, bởi nó làm sống dậy những khát thèm bản năng dục
vọng thầm kín trong mỗi người. Đặc biệt với ngôn tình có “H” (“hentai”, tạm dịch là
lệch lạc tình dục, còn cách gọi của người Việt là “biến thái tình dục”. “H+” ɬà dạng biến
thái tình dục “nặng”
Trên thực tế, chỉ cần bạn tra Google mã khoá “ngôn tình”, thì sự xuất hiện ngôn tình chứa
“H” xuất hiện ngập tràn ngay lập tức. Và chỉ cần một click, bạn đã có thể gia nhập ngay
vào các cảnh biến thái. Chúng sẽ ám ảnh bạn mạnh mẽ, và rồi tạo nên cơn nghiện, như
thể bạn nghiện phim khiêu dâm hay ma tuý? Tất nhiên bạn sẽ sống trong thế giới ảo đó
và khó dứt ra được. Cuộc sống thực tế xuống dốc để những huyễn ảo ngập tràn. Bạn thu
mình trong bóng tối bùn lầy đau khổ và nhìn mọi thứ lệch lạc. Đó là một cách tự giết
mình bằng độc dược mang vẻ ngọt ngào của cái gọi là “tình yêu”
III.

GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TRONG ĐỜI SỐNG
SINH VIÊN:
Nếu nói rằng tiểu thuyết ngôn tình hoàn toàn chỉ có ảnh hưởng xấu đến giới trẻ thì
đó là sai lầm!!!
Tiểu thuyết ngôn tình không phải tất cả đều là những câu chuyện nông cạn viết về

tình yêu hoa mĩ, mà hầu hết trong mỗi câu chuyện đều có những bài học, những
châm ngôn về tình yêu về cuộc sống rất hữu ích.
Nhiều bạn trẻ thích đọc truyện ngôn tình đã chia sẻ rằng họ tìm đến ngôn tình
không phải chỉ để đọc mà còn để nhìn - nhìn cuộc sống. Giới trẻ họ có cách nhìn
riêng về cuộc sống, cuộc sống với họ cũng là một câu chuyện tình yêu, có khó
khăn, có những thủ đoạn, có người xấu, có người tốt, có sự chân thành, có sự lừa
lọc… nhưng cũng như tình yêu cái mà tất cả mọi người luôn cần phải giữ lấy
chính là ý chí, là chân tình, là sự cảm thông.
Họ đọc truyện để rồi rút ra được cách sống, cách cư xử, từ đó họ đúc kết cho mình
rằng: trong bất cứ chuyện gì dù tình yêu hay trong cuộc sống đều cần phải nỗ lực
và cố gắng mới có được một kết cục tốt đẹp viên mãn.
Rất nhiều câu nói trong tiểu thuyết ngôn tình mang đậm tính triết lý đã được nhiều
bạn trẻ coi là châm ngôn của cuộc sống như ” Mệnh do mình tạo nên, tướng do


tâm sinh ra, thế gian vạn vật đều thay đổi, tâm bất động, vạn vật cũng bất động,
tâm bất biến, vạn vật cũng bất biến” ( Hương mật tựa khói sương- Điện Tuyến)
IV.

GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN:
1) Giải pháp:
Hãy có nhận thức, nhìn nhận hơn và suy nghĩ kỹ càng hơn khi tiếp xúc với
những tiểu thuyết chưa thực sự phù hợp với độ tuổi của bản thân.
Phía nhà xuất bản và bộ phận kiểm duyệt đừng vì tiền của hám lợi mà xuất
bản những tiểu thuyết ngôn tình không phù hợp với giới trẻ.
Cần nâng cao giám sát chặt chẽ hơn từ các khâu xuất bản.
Phụ huynh cần quan tâm con trẻ, đặc biệt là họ đang đọc gì, nghĩ gì, nhận thức
thế nào về quan điểm sống đặc biệt là quan điểm tình yêu.
2) Định hướng:
Công bằng mà nói thì, đọc ngôn tình ảnh hưởng nhiều hơn cái tích cực. Nhưng

mỗi người một sở thích, mỗi con người có một cách sống, một cách nhìn nhận
và phán xét sự việc.
Chúng ta đọc ngôn tình, học những cái hay trong cách đánh giá con người,
trong cách hành xử với nhau và hoàn toàn có quyền mơ về một cuộc sống như
“ngôn tình”, nghĩa là đặt ra mục tiêu có được công việc tạo thu nhập tốt để có
được cuộc sống vật chất tiện nghi. Có kiến thức phong phú để “đụng đâu biết
đó”, có sức khỏe, sự dẻo dai để chinh phục thế giới, mở rộng tầm nhìn. Có đủ
trải nghiệm một cách học thức để trở thành người cư xử đầy tinh tế và luôn biết
cách giải quyết mọi vấn đề, biết mở rộng trái tim để đón yêu thương và trân
trọng yêu thương đó.
Đó chính là những nguyên tắc để tạo nên “ngôn đời”, trong đó có chứa “ngôn
tình”. Ngôn tình sẽ mãi chỉ là ấn phẩm giải trí nếu chỉ đọc và mơ tưởng, nó sẽ
thành sự thật khi mỗi người tự phấn đấu để hiện thực hóa những tiêu chí mà
mình đã vì nó mà đổ “đứ đừ đừ” các nhân vật kia.
Hãy là đọc giả ngôn tình thông minh và có chọn lọc!



×