Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

PHÁT TRIỂN sản XUẤT đặc sản bưởi PHÚC TRẠCH ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH hà TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.56 KB, 145 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

Nguyễn Thị Minh Thư

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
ĐẶC SẢN BƯỞI PHÚC TRẠCH
Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã SV: CH200424
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Lê Huy Đức

Hà Nội - 2013


2

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................5
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ...........................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................9


5. Tổng quan các công trình nghiên cứu...........................................................10
6. Kết cấu của luận văn......................................................................................11
CHƯƠNG 1............................................................................................................ 13
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐẶC SẢN ........................................13
BƯỞI PHÚC TRẠCH...........................................................................................13
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐẶC SẢN BƯỞI PHÚC TRẠCH Ở
HUYỆN HƯƠNG KHÊ – TỈNH HÀ TĨNH ....................................................13
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Hương Khê.............................................13
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................13
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội................................................................14
1.1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp..................................................16
1.1.2. Tổng quan về sản phẩm bưởi và giới thiệu đặc sản Bưởi Phúc Trạch....18
1.1.2.1. Tính năng và công dụng của sản phẩm Bưởi..............................18
1.1.2.1.1 Giá trị dinh dưỡng......................................................................18
1.1.2.1.2 Giá trị y học...............................................................................19
1.1.2.1.3. Giá trị kinh tế..............................................................................22
1.1.2.1.4. Giá trị văn hóa truyền thống......................................................22
1.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐẶC SẢN BƯỞI PHÚC
TRẠCH .............................................................................................................28
1.2.1. Tiềm năng về đất đai................................................................................28
1.2.2. Tiềm năng về nguồn nhân lực..................................................................30
1.2.3. Nhu cầu xã hội về sản phẩm bưởi............................................................31
1.2.4. Tiềm năng về thị trường tiêu thụ..............................................................32
1.2.5. Tiến bộ Khoa học công nghệ...................................................................33
1.2.6. Sự quan tâm của các cấp chính quyền và các nhà khoa học...................35
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
ĐẶC SẢN BƯỞI PHÚC TRẠCH ....................................................................42


3


1.3.1. Các nhân tố tự nhiên................................................................................42
1.3.1.1. Đất đai............................................................................................42
1.3.1.3. Nguồn nước ..................................................................................43
1.3.2. Nguồn nhân lực.......................................................................................44
1.3.3. Vốn đầu tư................................................................................................45
1.3.4. Khoa học công nghệ.................................................................................46
1.3.5. Thị hiếu tiêu dùng.....................................................................................47
1.3.6. Thị trường tiêu thụ....................................................................................48
1.3.7. Cơ chế chính sách.....................................................................................49
1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐẶC SẢN
BƯỞI PHÚC TRẠCH ......................................................................................53
1.4.1. Gia tăng diện tích, sản lượng, và năng suất.............................................53
1.4.1.1. Diện tích ........................................................................................53
1.4.1.2. Sản lượng ......................................................................................53
1.4.1.3. Năng suất.......................................................................................54
1.4.2. Nâng cao giá trị sản lượng hàng hóa........................................................55
1.4.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm bưởi....56
1.4.4. Nâng cao hiệu quả sản xuất......................................................................58
1.4.5. Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.............................................................59
1.5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI DA XANH CỦA
TỈNH BẾN TRE ................................................................................................60
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất Bưởi Da xanh của tỉnh Bến Tre..........60
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra để phát triển sản xuất đặc sản Bưởi Phúc
Trạch từ chương trình phát triển sản xuất bưởi Da xanh của tỉnh Bến Tre:.....67
CHƯƠNG 2............................................................................................................ 71
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ......................................................71
ĐẶC SẢN BƯỞI PHÚC TRẠCH........................................................................71
2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT BƯỞI PHÚC TRẠCH ...............................71
2.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ...............................................................71

2.1.2. Thực trạng đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản
xuất......................................................................................................................78
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT BƯỞI PHÚC TRẠCH ............84
2.3. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BƯỞI PHÚC TRẠCH ..........88
2.3.1. Giá cả, lượng tiêu thụ...............................................................................88
2.3.2. Thị trường tiêu thụ....................................................................................89
2.3.3. Quảng bá thương hiệu..............................................................................94
2.4. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI PHÚC TRẠCH .....................................97
2.4.1. Hiệu quả kinh tế.......................................................................................97
2.4.2. Hiệu quả xã hội.......................................................................................104


4

2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐẶC SẢN
BƯỞI PHÚC TRẠCH ....................................................................................105
2.5.1. Kết quả đạt được.....................................................................................105
2.5.2. Tồn tại và nguyên nhân..........................................................................107
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐẶC SẢN
BƯỞI PHÚC TRẠCH ....................................................................................110
3.1.1. Phương hướng phát triển sản xuất đặc sản Bưởi Phúc Trạch...............110
3.1.2. Mục tiêu phát triển sản xuất đặc sản Bưởi Phúc Trạch.........................110
3.2. GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐẶC SẢN BƯỞI PHÚC
TRẠCH ...........................................................................................................111
3.2.1. Nhóm giải pháp về sản xuất và tổ chức sản xuất:.................................111
3.2.2. Nhóm giải pháp về tiêu thụ, quảng bá sản phẩm:..................................114
3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách...................................................116
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐẶC SẢN BƯỞI
PHÚC TRẠCH ...............................................................................................117
3.3.1. Kiến nghị ở giác độ vĩ mô......................................................................117

3.3.2. Kiến nghị ở giác độ vi mô......................................................................119
KẾT LUẬN..........................................................................................................121
PHỤ LỤC 01: PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BƯỞI PHÚC
TRẠCH................................................................................................................123
PHỤ LỤC 02: THỰC TRẠNG PHÂN BỔ BƯỞI PHÚC TRẠCH TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH...............................................139
PHỤ LỤC 03: HIỆU QUẢ TRỒNG BƯỞI SO VỚI MỘT SỐ CÂY TRỒNG
KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ TÍNH TRUNG BÌNH TRÊN
1HA....................................................................................................................... 140
PHỤ LỤC 04: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁC VƯỜN BƯỞI HIỆN CÓ
TRÊN TOÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ..............................................................141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................143
PHỤ LỤC.............................................................................................................145


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GAP: Good Agriculture Practices - thực hành nông nghiệp tốt
HTX: Hợp tác xã
HQKT: Hiệu quả kinh tế
HQXH: Hiệu quả xã hội
KHCN: Khoa học công nghệ
NN: Nông nghiệp
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSBQ: Năng suất bình quân
PTSX: Phát triển sản xuất
SHTT: Sở hữu trí tuệ
SL: Sản lượng

SXKD: Sản xuất kinh doanh
SXNN: Sản xuất nông nghiệp
TN: Thu nhập
UBND: Ủy ban nhân dân
VIETGAP: Việt Nam GAP – chương trình GAP của Việt Nam
XK: Xuất khẩu


6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Đồ thị 2.1.1: Thực trạng phân bổ Bưởi Phúc Trạch ..............51
Đồ thị 2.1.2: Diện tích trồng Bưởi Phúc Trạch bình quân trên
mỗi hộ.......................................................................................... 52
Đồ thị 2.1.3: Quy mô sản xuất Bưởi Phúc Trạch của các vườn hộ52
Đồ thị 2.1.4: Thực trạng độ tuổi của các cây Bưởi Phúc Trạch...53
Đồ thị 2.1.5: Thực trạng sinh trưởng của các vườn Bưởi Phúc Trạch
........................................................................................................56
Đồ thị 2.1.6: Đánh giá mức độ hiệu quả của SXKD Bưởi Phúc
Trạch của các hộ trồng bưởi..........................................................58
Đồ thị 2.2.1: Các thức trồng và chăm sóc Bưởi Phúc Trạch........60
Biểu số 2.3.1: Mức giá trung bình của các loại Bưởi Phúc Trạch62
Đồ thị 2.4.1: Hiệu quả sản xuất bình quân tính trong 5 năm từ 20042008................................................................................................69
Đồ thị 2.4.2: Các nguồn thu nhập chính của các hộ dân được
điều tra........................................................................................ 71
Đồ Thị 2.4.3: Tỷ lệ các mức thu nhập từ Bưởi Phúc Trạch.........72
Đồ thị 2.4.4: Mức cải thiện đời sống do thu nhập từ Bưởi Phúc
Trạch mang lại................................................................................72



7

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bưởi Phúc Trạch là một loại trái cây đặc sản của huyện Hương Khê,
Hà Tĩnh, đã được công nhận là một trong 8 loại trái cây quý hiếm
của cả nước cấm xuất khẩu giống. Hiện nay Bưởi Phúc Trạch là cây
kinh tế chủ lực của huyện Hương Khê góp phần cải thiện đời sống
cho người nông dân, nâng cao mặt bằng mức sống toàn huyện, đóng
góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của huyện.
Bưởi Phúc Trạch đã từng là đạt vương miện hoa hậu của cuộc thi
hoa thơm trái ngọt vùng Đông Dương do Pháp tổ chức, đã từng
được xuất khẩu ra các nước Đông Âu và Liên Xô cũ được người
tiêu dùng ưa chuộng và mến mộ. Nhưng hiện nay Bưởi Phúc Trạch
vẫn chưa phát triển lại được như thời hoàng kim khi xưa, thực tế sản
xuất còn phân tán, nhỏ lẻ, sản lượng và chất lượng không ổn định.
Tiềm năng phát triển của đặc sản Bưởi Phúc Trạch là rất lớn nhưng
do chưa có sự quy hoạch hiệu quả, cơ chế chính sách chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tế bên cạnh đó hình thức tổ chức sản xuất chua
phù hợp cùng với tình trạng thiếu vốn đầu tư nên kết quả mang lại
chưa được như mong đợi.
Công cuộc khôi phục, bảo tồn và phát triển một giống gen quý
hiếm, một giống bưởi ngon đặc sản của một vùng quê nói riêng


8

cũng như của cả nước nói chung đang được Trung ương, địa

phương, các hộ gia đình trồng Bưởi Phúc Trạch và toàn thể xã hội
góp công góp sức thực hiện. Với yêu cầu phát huy lợi thế sẵn có,
bảo tồn một giống gen bưởi đặc sản quý hiếm đồng thời bảo tồn một
nét giá trị văn hóa truyền thống của huyện Hương Khê cần tìm ra
giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất để Bưởi Phúc Trạch vừa đem
lại giá trị kinh tế tối đa cho người sản xuất, vừa đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để xứng với giá trị tiềm năng vốn có
của một thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng.
Vì tính cấp thiết đó và mong muốn đóng góp một phần khả năng
của mình vào sự nghiệp bảo tồn và phát triển một loại trái cây đặc
sản của huyện nhà nên tôi đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “
Phát triển sản xuất đặc sản Bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê,
tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tìm hướng phát triển cho cây bưởi đặc sản của quê
hương Hương Khê, nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm mang lại lợi
nhuận ngày càng cao cho người nông dân trồng bưởi, giới thiệu
quảng bá hình ảnh Bưởi Phúc Trạch đến bạn bè khắp nơi trong cũng
như ngoài nước, hướng đến mục tiêu xuất khẩu bưởi Phúc Trạch ra
nước ngoài.


9

Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về
tiềm năng phát triển một loại trái cây đặc sản quý, có giá trị. Đánh
giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ đặc sản Bưởi Phúc Trạch để tìm
ra phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển sản xuất đặc sản
này. Theo đó đề tài trả lời một số câu hỏi sau:
- Tiềm năng của Bưởi Phúc Trạch là gì?

- Thực trạng phát triển sản xuất Bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương
Khê thời gian qua như thế nào?
- Làm gì để phát triển sản xuất đặc sản Bưởi Phúc Trạch trong thời
gian tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Đặc sản Bưởi Phúc Trạch
+ Phạm vi nghiên cứu: Các xã trồng trọng điểm và các xã có khả
năng phát triển trồng bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện Hương
Khê, tỉnh Hà Tĩnh
+ Lĩnh vực nghiên cứu: Phát triển sản xuất
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử
Phương pháp cụ thể: Phương pháp thống kê mô tả kết hợp phân
tích, so sánh, đối chiếu. Đặc biệt đề tài sử dụng phương pháp khảo


10

sát điều tra thực tế và phỏng vấn sau về tình hình sản xuất tiêu thụ
đặc sản Bưởi Phúc Trạch tại 104 hộ gia đình trồng bưởi Phúc Trạch
tại 4 xã vùng trọng điểm trồng bưởi Phúc Trạch của huyện Hương
Khê, Hà Tĩnh thông qua bảng câu hỏi.
Đồng thời thu thập các số liệu thứ cấp có liên quan đến sản xuất và
kinh doanh bưởi Phúc Trạch qua các báo cáo tổng kết của phòng
NN&PTNT huyện Hương Khê và các cơ quan chức năng khác. Tìm
hiểu, tham khảo các bài viết, các đề tài nghiên cứu có liên quan.
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Dự án “đầu tư xây dựng vườn ươm sản xuất giống bưởi Phúc
Trạch” do Trạm khuyến nông-Khuyến lâm huyện thực hiện từ tháng
7 năm 1999 tại xã Phúc Trạch.

Dự án bảo tồn lưu giữ nguồn gen, sản xuất giống bưởi Phúc Trạch
chất lượng cao do Trung tâm khoa học Khuyến nông - Khuyến lâm
tỉnh Hà Tĩnh thực hiện tại trại bưởi Phúc Trạch.
Dự án ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật để nâng cao năng suất chất
lượng bưởi Phúc Trạch do Viện nghiên cứu rau quả kết hợp với
UBND xã Hương Trạch thực hiện từ năm 2002 đến năm 2005.
Mô hình thâm canh cây bưởi Phúc Trạch theo công nghệ Đài Loan,
do các chuyên gia Đài Loan trực tiếp sang khảo sát tư vấn thực hiện,
được Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ huyện Hương


11

Khê triển khai từ năm 2005 đến năm 2008, tại 2 xã Hương Trạch và
Phúc Trạch.
Đề tài “Nghiên cứu, xác định nguyên nhân ra hoa, đậu quả không ổn
định của bưởi Phúc Trạch và các giải pháp khắc phục” do Trung
tâm khoa học Khuyến nông-Khuyến lâm tỉnh thực hiện từ năm 2002
đến năm 2005.
Đề tài “Nghiên cứu xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục
hiện tượng suy giảm năng suất, chất lượng bưởi Phúc Trạch tại
Hương Khê" do Viện Nghiên cứu rau quả (thuộc Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam thực hiện).
Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu
chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật trồng và chăm sóc, nâng cao năng
suất chất lượng Bưởi Phúc Trạch chưa có đề tài nghiên cứu về lĩnh
vực kinh tế để phát triển đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao cho
người nông dân và nền kinh tế huyện Hương Khê. Nhận thấy sự cần
thiết phải nghiên cứu sự phát triển sản xuất trong lĩnh vực kinh tế
nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất đặc sản

Bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”
6. Kết cấu của luận văn
Lời mở đầu
Chương I: Tiềm năng phát triển sản xuất đặc sản Bưởi Phúc
Trạch


12

Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất đặc sản Bưởi Phúc
Trạch
Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất đặc
sản Bưởi Phúc Trạch
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục bảng biểu đồ thị


13

CHƯƠNG 1
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐẶC SẢN
BƯỞI PHÚC TRẠCH

1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐẶC SẢN BƯỞI PHÚC
TRẠCH Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ – TỈNH HÀ TĨNH
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Hương Khê
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hương Khê là một huyện miền núi ở về phía tây của tỉnh Hà Tĩnh,
nằm trong khoảng 18010’ vĩ độ Bắc, 105042’ kinh độ Đông. Phía

bắc giáp huyện Vũ Quang, Đức Thọ, phía nam giáp huyện Tuyên
Hoá tỉnh Quảng Bình, phía đông giáp huyện Can Lộc, huyện Thạch
Hà và huyện Cẩm Xuyên, phía tây giáp nước Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào, đường biên giới dài hơn 50 km.
Hương Khê có cơ sở vật chất hạ tầng, hệ thống giao thông thuận lợi,
đường sắt Bắc-Nam chạy dọc huyện với chiều dài 45 km, có 5 nhà
ga, trong đó có 1 ga chính tại thị trấn Hương Khê, đường Hồ Chí
Minh đi qua 14 xã, thị trấn dài 41 km, quốc lộ 15A dài 50 km và
gần 100 km đường tỉnh lộ, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá, kinh
tế xã hội với các huyện khác trong tỉnh cũng như các vùng miền
trong cả nước.


14

Về mặt địa hình, huyện Hương Khê nằm gọn trong một thung lũng
hình lòng máng của hai dãy núi Trường Sơn và Trà Sơn. Địa hình
đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên. Bao gồm nhiều đồi
núi nhấp nhô lượn sóng, độ dốc thoải dần từ Nam ra Bắc cho nên
dòng sông Ngàn Sâu chảy theo hướng ra Bắc của thung lũng đóng
khung giữa hai dãy núi. Có thể nói Ngàn Sâu là con sông duy nhất
để thoát nước vào mùa mưa lũ, triền núi dốc lòng hẹp lại uốn khúc
quanh co nên mùa mưa dễ gây ra lụt lớn trong vùng, ngược lại về
mùa khô, sông cạn, bờ cao, độ dốc lớn, đồng ruộng bị khô hạn, bị
chia cắt do địa hình không bằng phẳng.
Khí hậu Hương Khê là vùng khí hậu gió mùa rất rõ nét, gió Đông
Bắc thổi từ tháng 9 đến tháng 2 mang theo mưa rét, gió Tây Nam,
miền Trung thường gọi là gió Lào, gió này thổi vào khoảng tháng 4
đến tháng 8, có khi sớm hoặc muộn hơn. Gió Lào là một trong
những nhân tố tạo ra sự khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết Hương

Khê. Hàng năm, Hương Khê có hai mùa rõ rệt: mùa nắng từ tháng 3
đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa
trung bình từ 2200 đến 2400 mm/năm.
Với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Hương Khê là 127.680
ha, chủ yếu là đất Pheralit, ít màu mỡ, trong đó rừng và đất lâm
nghiệp chiếm 93.954 ha (74%) đất sản xuất nông nghiệp chiếm
12.738 ha (10%) còn lại là đất khác.
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội


15

So với nhiều huyện khác của tỉnh Hà Tĩnh thì Hương Khê là một
huyện trẻ được tách ra từ huyện Hương Sơn cũ từ năm 1867, đến
nay huyện Hương Khê đã có lịch sử hơn 140 năm hình thành và
phát triển. Toàn huyện có 21 xã và một thị trấn, dân số có gần 11
vạn người, trong đó có 51.400 lao động (lao động nông nghiệp
36.800 người), có 5 bản dân tộc với 193 hộ và 814 nhân khẩu, trong
đó có gần 200 người dân tộc Chứt sống ở bản Rào Tre – xã Hương
Lâm và Bản Giàng 2 – xã Hương Vĩnh. Toàn huyện có 8 xã đặc biệt
khó khăn, hưởng chương trình theo quyết định 135 và nghị định 116
của Chính phủ. Mật độ dân số trung bình 81 người/km 2, phân bổ
không đồng đều, mật độ đông nhất là ở thị trấn huyện: 2778
người/km2, thấp nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới như xã
Hòa Hải: 43 người/km2, xã Hương Lâm: 26 người/km2.
Hương Khê nổi tiếng với Sơn Phòng, căn cứ địa của vua Hàm Nghi
thời kì chống Pháp, hiện nay thành Sơn Phòng đã được công nhận là
di tích văn hoá lịch sử cấp quốc gia, một số địa danh được công
nhận là di tích văn hoá lịch sử cấp tỉnh như Miếu Trăm Năm, và
nhiều di tích thắng cảnh khác như Đền Công Đồng, Rôộc Cồn, Cầu

Địa Lợi, Đập Sông Tiêm, Hồ Bình Sơn, Thác Vũ Môn…
Hương Khê mới thực sự đi vào công cuộc xây dựng từ đầu những
năm 1990. Người dân Hương Khê có truyền thống hiếu học, anh
hùng, có ý chí vươn lên trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế
- xã hội và bảo vệ quê hương. Năm 1995 huyện đã được Đảng và


16

Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lược lượng vũ trang
nhân dân”. Đến cuối năm 2012, cán bộ và nhân dân huyện Hương
Khê đã tranh thủ các nguồn lực, phát huy thuận lợi, khắc phục khó
khăn, phấn đấu và đã giành được những kết quả quan trọng trên tất
cả các lĩnh vực: tổng giá trị sản xuất đạt 346,9 tỷ đồng, tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt 8,2% năm, thu nhập bình quân đầu người 9,022
triệu đồng/người/năm, sản lượng lương thực đạt 19,172 tấn, tăng
10,96% so với năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại tăng 10,69% so với
năm 2011. Tuy mới chỉ là những chuyển biến bước đầu nhưng tràn
đầy hứa hẹn, đã chứng tỏ một Hương Khê trẻ trung, hăng hái vươn
lên mạnh mẽ theo đà đổi mới của đất nước. Một vùng quê nghèo,
một huyện miền núi đã thực sự chuyển mình theo tiếng gọi “công
nghiệp hoá, hiện đại hoá” của đất nước, của dân tộc để hoà nhập vào
thế giới văn minh.
1.1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Hương Khê là huyện nhiều tiềm năng lợi thế: diện tích rộng có khả
năng phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi, phát triển kinh tế vườn, kinh
tế trang trại với các loại cây ăn quả đặc sản nổi tiếng như Bưởi Phúc
Trạch, cam Khe Mây, và nhiều loại cây công nghiệp có giá trị kinh
tế cao như cây gió trầm, thông nhựa, cao su, chè công nghiệp… Thu

nhập kinh tế của huyện chủ yếu từ sản xuất nông – lâm nghiệp
(chiếm gần 63%).


17

Huyện đã hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, đang
tiến hành chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn II, giao đất,
giao rừng, cấp GCN QSD đất cho người dân để sử dụng vào mục
đích sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đồng thời triển khai các biện
pháp, giải pháp đảm bảo cơ cấu sản xuất, quy trình, lịch thời vụ,
phòng trừ sâu bệnh, phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi. Ban
hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp,
nông thôn đến năm 2015. Hoàn thành quy hoạch cây con chủ lực
đến năm 2020. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ giá giống, đưa
giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất.
Năm 2012 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp hơn 899,2 tỷ đồng.
Tổng sản lượng lương thực đạt 26.180 tấn. Một số cây trồng chính:
Lúa: sản lượng 21.486 tấn; Ngô: sản lượng 4.708 tấn; Lạc: sản
lượng: 4.710 tấn; Đậu: sản lượng 2.698 tấn; Chè: 161,5ha, sản
lượng 1.348,5tấn. Toàn huyện đang bắt tay vào công cuộc chỉnh
trang vườn hộ, đã cải tạo 20 vườn mẫu. Tổng thu nhập từ kinh tế
vườn đạt trên 80 tỷ đồng, trong đó: thu nhập từ cây ăn quả đạt trên
50 tỷ đồng. Giá trị kinh tế/đơn vị diện tích đạt 43,8 triệu đồng/ha.
Một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của toàn huyện là quy mô
sản xuất còn nhỏ lẻ; việc ứng dụng kỷ thuật, quy trình, công nghệ,
thực hiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp của tỉnh, huyện chưa
quyết liệt; mô hình có hiệu quả còn ít, chưa tập trung cao trong chỉ



18

đạo đầu tư thâm canh; chấp hành lịch thời vụ và quy trình trong sản
xuất chưa nghiêm túc.
Vì vậy mục tiêu đặt ra cho toàn huyện trong thời gian tới là phát
huy kết quả đạt được trong những năm qua; đẩy mạnh chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; xây dựng kết cấu hạ
tầng; ứng dụng tiến bộ kỷ thuật vào phát triển sản xuất, chăn nuôi;
phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.
1.1.2. Tổng quan về sản phẩm bưởi và giới thiệu đặc sản Bưởi
Phúc Trạch
1.1.2.1. Tính năng và công dụng của sản phẩm Bưởi
1.1.2.1.1 Giá trị dinh dưỡng
Trong các loại quả có nhiều loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ,
protein, lipit, các chất khoáng, pectin, các hợp chất thơm và các chất
khác… Có nhiều loại vitamin như vitamin A, B, C, PP...
Quả bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi
cho sức khoẻ con người. Nước bưởi chứa nhiều chất bổ dưỡng như
các loại đường trái cây, đạm, béo, acid tannic, bêta-caroten và các
chất khống Phospho, sắt, Calci, Kali, Magie. Trong 100g phần ăn
được của bưởi có: nước 80g, glucid 9g, protid 0,6g, lipid 0,1g; các
chất khoáng: Ca 23mg, P 19mg, Fe 0,5mg, chất xơ 0,7g (ngoài ra
còn các K, Mg, Na, Mn, Cu…), các vitamin B1 0,04mg, B2
0,02mg, PP 0,3mg, C 95mg, cung cấp 30-43 calo. Trong đó hàm


19

lượng vitamin C khá cao, trung bình một quả bưởi chứa gần 92,5
mg vitamin C cao gấp khoảng 10 lần so với quả lê. Các thành phần

dinh dưỡng khác thì tương tự với các loại cây cùng thuộc họ cam,
quít. Đặc biệt những loại bưởi không hạt được coi là tốt hơn cả, bởi
chúng có chứa một lượng lớn đường tự nhiên, canxi và photpho.
Các loại bưởi không hạt thường có tép bưởi màu trắng hay hồng.
Bưởi ruột hồng có chứa một lượng lớn vitamin A và beta carotene
(một chất chống oxy hoá) giúp sáng và khoẻ mắt.
Có thể nói, bưởi là trái cây cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cho
con người, là nguồn dinh dưỡng quý giá cần cho con người ở mọi
lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau.
1.1.2.1.2 Giá trị y học
Có thể nói hầu hết cây ăn quả đều là cây thuốc, các loại quả và các
bộ phận khác của cây như rễ, lá, hoa, vỏ, hạt là những vị thuốc được
sử dụng khá phổ biến trong đông y. Các bộ phận của cây bưởi được
dùng làm thuốc là: dịch ép nước bưởi, vỏ quả, lá, hoa, hạt, vỏ hạt.
Lá bưởi tươi thường được dùng để nấu với các loại lá thơm khác
(hương nhu, bạc hà, kinh giới, tía tô, sả, ngải cứu…) để xông chữa
cảm cúm, nhức đầu.
Vỏ quả bưởi (cam phao) dùng chữa ho, làm long đàm, trợ tiêu hóa.


20

Hoa bưởi, ngoài việc dùng để ướp hương thơm cho trà và bánh trái,
còn có tác dụng hành khí, tiêu đờm, giảm đau, dùng để chữa các
chứng đau dạ dày, đau tức ngực , đau đầu do mệt mỏi...
Theo Đông y, quả bưởi được gọi là hựu thực, có vị chua, tính hàn,
không độc, tác dụng làm tinh thần thư thái, giải nhiệt, giải độc rượu,
bồi bổ cơ thể, chữa được chứng có thai nôn mửa (nghén), biếng ăn,
ăn không tiêu, đau bụng.
Bưởi rất có ích cho những người bị mỡ trong máu tăng, cao huyết

áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì.
Đặc biệt, trong cùi trắng của quả bưởi có chứa pectin, tinh dầu,
hesperidin, maringin, là những chất có tác dụng làm giảm
cholesterol-huyết, bảo vệ sự bền vững của mao mạch, phòng chống
cao huyết áp và tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bưởi giúp tiết nước bọt
và dịch vị, vì thế có khả năng “hỗ trợ” hệ tiêu hoá.
Bạn có thể ăn bưởi hay uống nước ép từ bưởi đều đem lại hiệu quả
cao trong việc ngăn chặn và hay “ứng phó” với nhiều căn bệnh khác
có liên quan do việc dư thừa axit gây nên.
Bưởi cung cấp một lượng lớn chất xơ, có tác dụng chống lại bệnh
táo bón, và được xem như một loại “thực phẩm chức năng”. Bởi nó
có thể ngăn ngừa bệnh lỵ, bệnh tiêu chảy, bệnh viêm ruột non.


21

Theo các chuyên gia, bưởi được coi như một loại “thần dược”, nhất
là đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Các chuyên gia khuyên bạn
nên thường xuyên ăn bưởi để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường. Thêm vào đó, các bệnh nhân tiểu đường cũng được khuyến
khích nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày để cải thiện tình hình.
Bưởi có thể điều trị bệnh cúm. Ngoài ra bưởi còn dùng làm giải khát
và có tác dụng hạ sốt.
Trong bưởi có chứa “quinine”, rất hữu ích trong việc điều trị bệnh
sốt rét và chứng cảm lạnh. Đặc biệt, có khả năng giảm căng thẳng
và mệt mỏi. Chỉ bằng cách đơn giản sau, bạn hãy uống một cốc
nước ép bưởi lẫn với nước chanh vắt, sẽ thấy ngay hiệu quả.
Hấp dẫn hơn nữa là khi các nhà khoa học đã minh chứng rằng bưởi
có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, do có chứa

một lượng lớn lycopene (chất chống oxy hoá).
Không chỉ dừng lại ở đó, người ta còn tìm thấy trong bưởi có chứa
axit phenolic, chất này có thể ngăn chặn một số bệnh ung thư chết
người, và các bệnh mãn tính khác như bệnh viêm khớp, bệnh luput.
Từ những dấu hiệu khả quan trên, các chuyên gia đầu ngành đã bắt
tay vào những công trình nghiên cứu đầy hứa hẹn, nhằm mục đích
điều chế ra các loại thuốc, chiết xuất chính từ bưởi giúp ngăn ngừa
bệnh tim, và giảm hàm lượng cholesterol.


22

Các loại trái cây, đặc biệt là bưởi với giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt,
hương thơm là yếu tố quan trọng để bồi bổ, phục hồi bổ sung sức
khỏe cho con người.
1.1.2.1.3. Giá trị kinh tế
Ở nhiều nước trên thế giới cũng như nước ta nghề trồng cây ăn quả
cho thu nhập rất cao. Tùy từng vùng trồng, tùy loại cây ăn quả khác
nhau, nói chung 1ha cây ăn quả cho thu nhập gấp 3-5 lần thậm chí
gấp 10 lần trồng cây lương thực. Thực tế trong quá trình chuyển đổi
cơ cấu cây trồng hơn 10 năm qua cho thấy việc phát triển sản xuất
cây ăn quả tạo thêm công ăn việc làm, thu hút được lực lượng lao
động dư thừa ở nông thôn. Trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế
cao nên đã giúp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần cho nông dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
1.1.2.1.4. Giá trị văn hóa truyền thống
Người Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên. Vào ngày rằm, mồng một
hàng tháng, các loại quả trở thành đồ dâng cúng thiêng liêng và tiện
lợi cho mỗi gia đình. Còn vào dịp Tết Nguyên Đán gia đình nào
cũng bày mâm ngũ quả thật đẹp để đón năm mới, để cầu may thịnh

vượng. Cây ăn quả đã đi vào đời sống của dân tộc Việt.
Ở nhiều nơi trên đất nước ta bưởi là loại quả không thể thiếu trong
Tết Trung thu và là thành phần quan trọng trong mâm ngũ quả ngày
Tết. Đặc biệt mùa thu là mùa bưởi Phúc Trạch nên bưởi Phúc Trạch


23

là loại quả chính được dâng cúng vào Tết Trung Thu, đây là tục lệ
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở Hương Khê. Từ lâu
cây bưởi Phúc Trạch đã gắn bó với người nông dân Hương Khê và
là cây trồng không thể thiếu trong từng khu vườn của mỗi hộ nông
dân. Người dân Hương Khê trồng bưởi Phúc Trạch không chỉ để ăn,
để bán mà còn để lưu giữ cho con cháu đời sau giống bưởi đặc sản
quý hiếm của cha ông để lại.
Mỗi độ thu về là mùa bưởi chín, khách thập phương đến với Hương
Khê và người Hương Khê đi chơi nơi khác ít ai quên mua một ít
bưởi làm quà, quý lắm. Gia đình có người thân đi học, đi làm xa
không quên hái một ít bưởi, hái nhẹ không xây xát vỏ, bôi vôi lên
cuống cất cao, dành phần con cháu về tết, lúc này vỏ quả bưởi đã co
khô, ruột bưởi mềm, ngọt lịm ăn bưởi lúc này cảm thấy khoan khoái
vô cùng .
Bưởi Phúc Trạch đã tồn tại trong đời sống văn hóa của người dân
Hương Khê từ ngàn đời nay, một nét văn hóa truyền thống đẹp,
đậm chất tình của con người Hà Tĩnh.
1.1.2.2. Giới thiệu về đặc sản Bưởi Phúc Trạch
Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon như bưởi Đoan Hùng, bưởi
Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, bưởi Năm Roi... Bưởi Phúc
Trạch là giống cây ăn quả bản địa của Hương Khê - Hà Tĩnh có lịch
sử trồng trọt trên 100 năm, Phúc Trạch là tên của một xã nằm ở



24

vùng thượng huyện của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, gần giáp
với Quảng Bình. Bưởi Phúc Trạch là một trong những đặc sản luôn
gắn liền với tên gọi của huyện Hương Khê từ rất lâu, trước năm
1867, dưới triều vua Tự Đức. Theo chuyện dân gian, cách đây gần
200 năm, trong vườn nhà của một gia đình ở xã Phúc Trạch có một
cây bưởi đơn đột biến tự nhiên cho những quả vàng ươm, ăn ngon
khác lạ. Người dân trong vùng bắt đầu chiết cành giâm trồng từ cây
bưởi này. Đến nay, giống bưởi này đã thành đặc sản của vùng và
được gọi là bưởi Phúc Trạch, tên của xã nơi xuất xứ giống bưởi này.
Từ lâu bưởi Phúc Trạch là cây ăn quả đặc sản quý hiếm không
những của huyện Hương Khê mà là cây ăn quả quý hiếm của cả
nước.
Bưởi Phúc Trạch có tên khoa học là Citrus grandis Osbeck hoặc
Citrus Maxima (Burn.) Meer. Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch là quả
hình cầu dẹt, trọng lượng từ 1-1,5 kg/quả, quả cao từ 12 - 14 cm,
đường kính quả từ 14 – 16 cm, vỏ quả không trơn, không ráp khi
chín màu vàng xanh, cùi trắng, dày 12 – 16 mm, có từ 12 – 14 múi,
vách múi giòn, dễ tách, tép múi màu phớt hồng hoặc trắng trong,
mọng nước, vị ngọt thanh, hàm lượng đường tổng số trên 7,46%, độ
Brix từ 11,0 – 12,5 %, hàm lượng axit hữu cơ thấp vừa phải (0,260,79%), hàm lượng vitamin C từ 32,29 đến 75 mg/100g, số hạt giao
động từ 60 – 85 hạt/quả. Tỷ lệ phần ăn được từ 48,0 – 50,5%. Nổi
tiếng từ lâu đời với vị ngọt thanh, pha chút vị the mà không chua,
không đắng, Bưởi Phúc Trạch có hương vị thơm ngon đặc trưng,


25


giàu chất dinh dưỡng, mang đến cho người thưởng thức hương vị
thật khó quên, nên được nhiều người ưa chuộng.
Bưởi Phúc Trạch thích hợp với các loại đất như phù sa cổ, phù sa
được bồi hàng năm, đảm bảo các yêu cầu: thoát nước, nếu bị lũ tràn
thì thời gian nước tràn dưới 1 ngày, tầng dày đất lớn hơn 1m, hàm
lượng dinh dưỡng trong đất khá (hàm lượng mùn 1,5 – 2% trở lên),
có đủ nguồn nước để tưới vào mùa khô hạn. Vườn trồng bưởi phải
có quy hoạch thành lô, thửa. Diện tích mỗi thửa khoảng 1000m 2.
Xung quanh lô, thửa trồng các loại cây chắn gió, che bóng như keo,
muồng đen, không nên trồng các cây có múi khác. Thiết kế hệ thống
kênh mương, rãnh tưới và thoát nước. Cây giống để trồng có thể là
cành chiết hoặc là cây ghép trồng vào vụ xuân từ tháng 2 đến tháng
4, hoặc trồng vào vụ thu từ tháng 8 đến tháng 10. Không như một số
loại bưởi khác có trái quanh năm, mùa bưởi Phúc Trạch chỉ kéo dài
trong khoảng ba tháng, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 âm lịch hàng
năm.
Như tên gọi của nó, bưởi Phúc Trạch chỉ có thể giữ được bản sắc
hương vị của mình ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, đặc biệt là ở bốn
xã thượng huyện Phúc Trạch, Hương Trạch , Hương Đô và Lộc
Yên, nơi sản sinh ra cây bưởi Phúc Trạch. Giống bưởi này đã được
lấy đi trồng ở nhiều nơi và cũng được chăm sóc rất công phu nhưng
quả không bao giờ ngon được như trên đất Phúc Trạch. Loại quả
này đưa đến huyện khác trong tỉnh rất khó vì thế việc phổ biến ra


×