Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tìm hiểu và đánh giá tình hình tài chính của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng và Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.55 KB, 43 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh
tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế
hàng hoá tiền tệ. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp
được xem như một trung tâm trao đổi dòng vật chất và dòng tài chính vào ra. Sự
tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều nhân tố như môi
trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp, đặc biệt
là trình độ quản lý tài chính.
Một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ngày nay muốn phát triển bền
vững và cạnh tranh lành mạnh, trước hết phải có được cơ cấu tài chính phù hợp.
Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành công tác
phân tích tài chính và không ngừng hoàn thiện công tác này để trên cơ sở đó
định hướng cho các quyết định nằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải
thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Vì vậy, với chuyên đề “Tìm hiểu và đánh giá tình hình tài chính của
Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng và Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải
Phòng”, em muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động tài chính và việc quản trị tài
chính trong các doanh nghiệp hiện nay.
Bài tập lớn gồm 3 chương với kết cấu như sau:
Chương I: Khái quát chung về tài chính và quản trị tài chính doanh nghiệp
Chương II: Đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp
Chương III: Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp
Do thời gian nghiên cứu chưa dài và có những hạn chế nhất định về nhận
thức nên sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong nhận được sự

góp ý của PGS.TS. Vũ Trụ Phi để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!




CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Những khái niệm cơ bản liên quan đến tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế dưới hình thái
tiền tệ giữa doanh nghiệp và môi trường xunh quanh nó, những mối quan hệ này
nảy sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
1.1.2. Bản chất
Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì nhà kinh doanh
đều phải có một lượng vốn ban đầu nhất định được huy động từ các nguồn khác
nhau như: Tự có, ngân sách cấp, liên doanh liên kết, phát hành chứng khoán
hoặc vay của ngân hàng.... Số vốn ban đầu đó sẽ được đầu tư vào các mục đích
khác nhau như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, vật tư và thuê
nhân công. Số vốn ban đầu khi phân phối cho các mục đích khác nhau thì hình
thái của nó không còn giữ nguyên dưới dạng tiền tệ ban đầu mà đã biến đổi sang
hình thái khác là những hiện vật như nhà xưởng, máy móc thiết bị, đối tượng lao
động... Quá trình phân chia và biến đổi hình thái của vốn như vậy là quá trình
cung cấp hay nói cách khác là quá trình lưu thông thứ nhất của quá trình sản
xuất kinh doanh. Quá trình tiếp theo là sự kết hợp của các yếu tố vật chất nói
trên để tạo ra một dạng vật chất mới là sản phẩm dở dang, kết thúc quá trình này
thì thành phẩm mới được xuất hiện. Quá trình đó chính là quá trình sản xuất sản
phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ phải trải qua quá trình lưu thông thứ hai,
quá trình tiêu thụ, để vốn dưới dạng thành phẩm trở lại hình thái tiền tệ ban đầu
thông qua khoản thu bán hàng của doanh nghiệp. Số tiền thu được đó lại trở về
tham gia quá trình vận động biến đổi hình thái như ban đầu. Quá trình vận động
như vậy lặp đi lặp lại liên tục và có tính chất chu kỳ. Chính sự vận động biến đổi
hình thái như trên của vốn tạo ra quá trình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.
Ta có thể khái quát quá trình vận động đó qua sơ đồ sau:


(QT cung cấp)
Tiền

(QT sản xuất)

Hiện vật

(QT tiêu thụ)
SPdở dang

TH.Phẩm

Tiền

(Nhà xưởng,vật tư)
Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao quá trình vận động như trên của vốn lại diễn
ra được? Câu trả lời là: Chính nhờ hệ thống các mối quan hệ của doanh nghiệp
với môi trường xung quanh nó. Hệ thống các mối quan hệ đó rất phức tạp, đan
xen lẫn nhau nhưng ta có thể phân chia thành các nhóm cơ bản như sau:
Nhóm 1: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước
Nhóm 2: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức và cá nhân
khác.
Nhóm 3: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hệ thống tài chính, ngân
hàng.
Nhóm 4: Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ của doanh nghiệp.
Hệ thống các mối quan hệ trên có những điểm chung là:

- Đó là những mối quan hệ kinh tế, những quan hệ liên quan đến công việc
tạo ra sản phẩm và giá trị mới cho doanh nghiệp.
- Chúng đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, thông qua đồng tiền để
đo lường, để đánh giá.
- Chúng đều nảy sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ của
doanh nghiệp.
1.1.3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp.
Theo các nhà kinh tế học, tài chính doanh nghiệp có hai chức năng cơ bản
là:
- Chức năng phân phối.
- Chức năng kiểm tra (giám đốc) bằng tiền.
Trước hết nói về chức năng phân phối của tài chính, ta thấy rằng để có thể
tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào thì số vốn huy động
được của doanh nghiệp phải được phân chia cho các mục đích khác nhau. Một
phần vốn dùng cho việc đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị,
những phần khác dùng cho mục đích mua sắm các đối tượng lao động và thuê


nhân công... Nếu tiền vốn tập trung lại mà không chia ra cho các mục đích như
trên thì nó chỉ có ý nghĩa là phương tiện dự trữ giá trị mà không giúp gì cho việc
sáng tạo giá trị mới cho doanh nghiệp. Tuy vậy, việc phân phối phải dựa trên các
tiêu chuẩn và định mức được tính toán một cách khoa học trên nền tảng là hệ
thống các mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp với môi trường xung quanh nó.
Chức năng giám đốc bằng tiền của tài chính: Sau mỗi quá trình sản xuất
kinh doanh, kết quả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều
được thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính như thu, chi, lãi, lỗ... Các chỉ tiêu tài
chính đó tự bản thân nói lên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt ở
mức độ nào đồng thời cũng thể hiện quá trình phân phối còn bất hợp lý ở chỗ
nào tức là có mối quan hệ tài chính nào chưa được thực hiện thoả đáng, qua đó
nhà quản lý có thể thấy được cách điều chỉnh chúng như thế nào để kết quả của

kỳ kinh doanh sau được cao hơn.
Hai chức năng trên của tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chức
năng phân phối xảy ra ở trước, trong và sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh,
nó là tiền đề cho quá trình sản xuất kinh doanh, không có nó không thể có quá
trình sản xuất kinh doanh. Chức năng giám đốc bằng tiền luôn theo sát chức
năng phân phối, có tác dụng điều chỉnh và uốn nắn tiêu chuẩn và định mức phân
phối để đảm bảo cho nó luôn luôn phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của
sản xuất kinh doanh
1.1.4. Nhiệm vụ của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ
chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động
của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp là:
- Thiết lập những mối quan hệ khăng khít với thị trường vốn để luôn luôn
chủ động về vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Xác định mục đích phân phối vốn đúng đắn, rõ ràng.
- Tính toán xác định các tiêu chuẩn phân phối vốn đúng với các mục đích
đã xác định.


- Tổ chức thực hiện công tác bảo toàn vốn một cách khoa học.
- Tổ chức công tác theo dõi, ghi chép phản ánh đầy đủ, liên tục, có hệ thống
các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.
- Tổ chức công tác phân tích đánh giá toàn diện tình hình thực hiện các định
mức và tiêu chuẩn phân phối, tình hình thực hiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính
để kịp thời phát hiện những bất hợp lý trong quá trình thực hiện các mối quan hệ
của doanh nghiệp với môi trường kinh tế xung quanh từ đó có những quyết định
điều chỉnh hợp lý.
- Cùng với các bộ phận quản lý khác của doanh nghiệp, công tác quản lý tài
chính góp phần duy trì và phát triển quan hệ với bạn hàng, khách hàng và các

mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời luôn đảm bảo thực hiện tốt
các quy định, chế độ quản lý của nhà nước.
Chức năng của tài chính có được thực hiện tốt hay không, hiệu quả công tác
quản trì tài chính có cao hay không phụ thuộc vào công sức và trí tuệ của toàn
thể cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp mà quan trọng nhất là kiến thức về
quản trị tài chính và năng lực lãnh đạo của người lãnh đạo cao nhất của doanh
nghiệp.
1.1.5. Nội dung cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp
Tài chính Doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Quản lý vốn cố định- tài sản cố định
*Mục đích:
- Vốn cố định- tài sản cố định là một yếu tố quan trọng để thực hiện hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Vốn cố định- tài sản cố định là một yếu tố cơ bản tạo ra khối lượng sản
phẩm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Vốn cố định- tài sản cố định phản ánh quy mô, năng lực sản xuất của
doanh nghiệp tại một thời điểm nghiên cứu, nó phản ánh giá trị của doanh
nghiệp chính là vốn.
- Qua công tác quản lý Vốn cố định- tài sản cố định có thể làm căn cứ xác
định nhu cầu về vốn.


*Ý nghĩa: Nhằm phát hiện ra những bất hợp lý, sai sót trong quá trình sử
dụng, xác định nhu cầu để điều chỉnh Vốn cố định- tài sản cố định. Từ đó đưa ra
các biện pháp phù hợp.
b) Quản lý Vốn lưu động- Tài sản lưu động
*Mục đích:
- Vốn lưu động - Tài sản lưu động là những đối tượng lao động là một yếu
tố của quá trình sản xuất tạo ra khối lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
- Vốn lưu động - Tài sản lưu động bao gồm rất nhiều chủng loại khác nhau.

Với mỗi chủng loại quá trình vận động tham gia sản xuất khác nhau. Qua tìm
hiểu nghiên cứu mới đưa ra được biện pháp quản lý phù hợp
- Vốn lưu động - Tài sản lưu động là một bộ phận vốn sản xuất tài sản của
Doanh nghiệp phản ánh được năng lực, mức độ đảm nhiệm về vốn. Qua nghiên
cứu xác định được nhu cầu về vốn, đảm bảo được nhu cầu về vốn, đảm bảo
được vốn cho sản xuất.
- Vốn lưu động - Tài sản lưu động tham gia vào quá trình sản xuất tạo nên
giá trị sản phẩm do đó chi phí vốn hợp lý sẽ xác định giá thành hợp lý góp phần
nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp.
* Ý nghĩa: Qua nghiên cứu sẽ xác định được nhu cầu về vốn đảm bảo vốn
cho sản xuất, đưa ra được biện pháp phù hợp. Quản lý Vốn lưu động - Tài sản
lưu động là một trong những công tác rất quan trọng góp phần quyết định việc
tiết liệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động
c) Quản lý nguồn vốn của Doanh nghiệp
Để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh các Doanh nghiệp cần phải xác
định được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình từ đó chủ động được nguồn
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tạo vốn hoạt động của Doanh nghiệp
có thể hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau: từ bên trong, bên ngoài và thông
qua các thị trường tài chính.
* Nguồn bên trong: Vốn tự có: vốn chủ sở hữu; Quỹ khấu hao; Bổ sung từ
lợi nhuận; Điều chỉnh cơ cấu.


* Nguồn bên ngoài: Đi vay, thuê tài chính, nợ, ngân sách cấp, liên doanh,
liên kết.
d) Quản lý chi phí giá thành
* Chi phí hoạt động của Doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà Doanh nghiệp
bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
* Giá thành: tập hợp những chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm

* Ý nghĩa:
+ Chi phí phản ánh quy mô, kết quả công tác của Doanh nghiệp
+ Chi phí là chỉ tiêu làm căn cứ, cơ sở để tính giá cả sản phẩm, để tính hiệu
quả hoạt động Doanh nghiệp, để hoàn thiện công tác hạch toán kế toán.
e) Thu nhập – Lợi nhuận của Doanh nghiệp
* Doanh thu: là số tiền Doanh nghiệp thu được từ việc bán các sản phẩm,
dịch vụ trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh
* Thu nhập: là một số tiền Doanh nghiệp thu về liên quan tới hoạt động sản
xuất kinh doanh trong một kỳ
* Ý nghĩa của doanh thu: là chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hoạt động của
Doanh nghiệp
- Là chỉ tiêu phản ánh vị thế chủa Doanh nghiệp trên thị trường
- Là chỉ tiêu nhằm bù đắp chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh trong kỳ
- Là căn cứ, cơ sở để tính hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp
- Tăng tổng sản phẩm xã hội, tăng tích luỹ cho ngân sách
1.2. Những chỉ tiêu tài chính đặc trưng
1.2.1. Nhóm tỷ số khả năng thanh toán
Nhóm chỉ tiêu này thể hiện được năng lực thanh toán của doanh nghiệp.
Đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư, người cho
vay, người cung cấp nguyên vật liệu.... họ luôn đặt ra câu hỏi là liệu doanh
nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn không.


a) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số này phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện
đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết cứ trong một đồng nợ
phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo.
Tổng tài sản
Hệ số thanh toán tổng quát


=

Tổng nợ phải trả

(H1)

Tổng nợ phải trả
Nếu H1>1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt
Nếu H1<1 quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa
tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn.
Nếu H1<1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp
không đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.
b) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản
ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức
độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh
toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh
toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền. Do đó hệ số thanh toán hiện
hành được xác định bởi công thức:
Tổng tài sản ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành
(H2)

=

Tổng nợ ngắn hạn

H2 = 2 là hợp lý nhất, vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng

thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh.
H2 > 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa.
H2 > 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, trong
khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt.
H2 < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao. H2 < 2 quá nhiều
thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn


trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không
đủ.
Như vậy, hệ số này duy trì ở mức độ cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vực
ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các
khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.
c) Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn
bằng tiền và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay
cho một đồng nợ ngắn hạn.
Tổng tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh

=
Tổng nợ ngắn hạn

(H3)

H3 = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được
khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ
mang lại.
H3 < 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.
H3 > 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản

tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng
vốn.
Tuy nhiên, cũng như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này
cũng phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và
kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.
d) Hệ số thanh toán nợ dài hạn
Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm, doanh
nghiệp đi vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Nguồn để trả nợ dài hạn
chính là tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành từ vốn
vay chưa được thu hồi. Vì vậy, người ta thường so sánh giá trị còn lại của tài sản
cố định hình thành từ vốn vay với số dư dài hạn để xác định khả năng thanh toán
nợ dài hạn.
Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành
từ nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn
Tổng nợ dài hạn


Hệ số thanh toán nợ dài hạn

=

(H4)
H4 < 1 hoặc = 1 được coi là tốt vì khi đó khoản nợ dài hạn của doanh
nghiệp luôn được đảm bảo bằng tài sản cố định.
H 4 > 1 phản ánh tình trạng không tốt về khả năng thanh toán nợ dài hạn
của doanh nghiệp.
e) Hệ số khoản phải thu trên khoản phải trả:
Bất cứ một doanh nghiêp nào cũng có khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng
và lại phải đi chiếm dụng các doanh nghiệp khác. So sánh phần đi chiếm dụng
và phần bị chiếm dụng sẽ cho biết thêm về tình hình công nợ của doanh nghiệp.

Các khoản phải thu

Tỷ số khoản phải thu

=

so với khoản phải trả

Các khoản phải trả

Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì có nghĩa là doanh
nghiệp bị chiếm dụng vốn và ngược lại doanh nghiệp chiếm dụng vốn của doanh
nghiệp khác.
Bị chiếm dụng và đi chiếm dụng trong kinh doanh là bình thường. Nhưng
ta phải xem xét trong trường hợp nào là hợp lý, khoản nào là phù hợp.
f) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán
lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
=

Lãi vay phải trả

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi
nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh
nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. Hệ số này đo lường mức độ lợi
nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Nói cách



khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử
dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi
vây phải trả hay không.
1.2.2. Các hệ số về cấu tài chính và tình hình đầu tư
Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý
(kết cấu tối ưu). Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy
nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho
nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh
nghiệp.
a) Hệ số nợ
Chỉ tiêu tài chính này phản ánh một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang
sử dụng có bao nhiêu đồng vốn đi vay.
Nợ phải trả
Hệ số nợ

=
Tổng nguồn vốn

(Hv)
=

1 – Hệ số vốn chủ

Hệ số nợ càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài
chính càng kém. Hệ số của doanh nghiệp tiến tới 1 chứng tỏ doanh nghiệp có hệ
số nợ lớn hơn vốn tự do, dễ dẫn đến tình trạng khó khăn, bị động khi chủ nợ đòi
thanh toán.
Hệ số nợ < 1 quá nhiều tức là doanh nghiệp chưa tận dụng hết cơ hội chiếm
dụng vốn.

b) Hệ số vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ):
Hệ số vốn chủ sở hữu hay tỷ suất tự tài trợ là chỉ tiêu tài chính đo lường sự
góp vốn của chủ sở hữu trong tổng vốn hiện có của doanh nghiệp.
Hệ số vốn chủ
sở hữu

Vốn chủ sở hữu
=
Tổng nguồn vốn
=

1 – hệ số nợ


Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tài trợ của doanh nghiệp với nguồn vốn
kinh doanh của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều
vốn tự có, tính độc lập cao so với các chủ nợ. Do đó không bị rang buộc hoặc
chịu sức ép của các khoản nợ vay. Song tỷ suất tự tài trợ quá cao thì cũng không
phải là tốt, vì như vậy doanh nghiệp làm không tốt hoạt động chiếm dụng vốn.
c) Tỷ suât đầu tư vào tài sản dài hạn
Tỷ suât đầu tư vào tài sản dài hạn là tỷ lệ giữa giá trị còn lại của TSCĐ và
đầu tư dài hạn với tổng tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư

Giá trị còn lại của TSCĐ và ĐTDH

=

Tổng tài sản
Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện giá trị của tài sản cố định trong tổng số

tài sản của doanh nghiệp, mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng số tài sản
của doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng
lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh trên
thị trường của doanh nghiệp.
d) Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định thể hiện tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu với
TSCĐ và đầu tư dài hạn. Qua tỷ suất này giúp ta biết trong 1 đồng giá trị TSCĐ
và đầu tư dài hạn được đầu tư với bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất tự tài trợ
tài sản cố định

Vốn chủ sở hữu
=
TSCĐ và ĐTDH

Tỷ số này càng lớn (lớn hơn 1) thể hiện khả năng tài chính vững vàng của
doanh nghiệp. Ngược lại nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là một bộ phận
của tài sản cố định được tài trợ bằng tiền vay và vốn ngắn hạn thì càng mạo
hiểm.
e) Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn
Tỷ suất đầu tư
tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn
=
Tổng tài sản


Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn với tổng
tài sản của doanh nghiệp.

1.2.3. Nhóm tỷ số về hoạt động
Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một
doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới
các loại tài sản khác nhau.
a)

Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán

Số vòng quay
hàng tồn kho

=

Hàng tồn kho bình quân

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân
chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tham
gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Muốn làm được như vậy thì cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy
mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa.
b) Số vòng quay một vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho

360 ngày
=
Số vòng quay hàng tồn kho


Các doanh nghiệp đều muốn số ngày của một vòng quay hàng tồn kho càng
ngắn càng tốt vì khi đó hàng tồn kho không bị ứ đọng.
c) Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải
thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm và được xác định như sau:
Số vòng quay các
khoản phải thu

=

Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân


Số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là
dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.
d) Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải
thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ
và ngược lại.
360 ngày
Kỳ thu tiền bình quân

=

Vòng quay khoản phải thu

Tuy nhiên kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa
thể kết luận chắc mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh

nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng doanh nghiệp.
e) Số quay vốn lưu động

Doanh thu thuần

Số quay vốn lưu động

=
Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ
tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Muốn làm
được như vậy thì cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ
tiêu thụ hàng hóa.
f) Số ngày một vòng quay vốn lưu động
Số ngày một vòng quay
vốn lưu động

360 ngày
=
Vòng quay vốn lưu động

Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay
vốn lưu động hết bao nhiêu ngày.
g) Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng
vốn cố định

Doanh thu thuần

=
Vốn cố định bình quân


Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất càng cao chứng tỏ
doanh nghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả.
h) Vòng quay toàn bộ vốn
Vòng quay toàn
bộ vốn

Doanh thu thuần
=

Vốn kinh doanh bình quân

Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được
bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài
sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh
nghiệp đã đầu tư. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
1.2.4. Nhóm tỷ số sinh lời
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Khi phân tích, lợi
nhuận được đặt trong tất cả mối quan hệ với doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu...
a) Tỷ suất doanh lợi doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực
hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận trước/sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu


=
Doanh thu thuần

b) Tỷ suất lợi trên tổng vốn (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh trong việc sử dụng bình quân một đồng vốn kinh
doanh doanh nghiệp đã mang lại cho mình bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là
một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một
đồng vốn đầu tư.
Tỷ suất LNTT
(LNST) trên VKD

LNTT (LNST)
=
Vốn kinh doanh

Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp có hiệu quả và ngược lại.


b)

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận
=
Vốn chủ sở hữu bình quân


Tỷ suất lợi nhuận chủ sở hữu là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu
bình quân tham gia vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.


CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp
2.1.1 Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng
2.1.1.1 Thông tin khái quát
Tên công ty: Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng
Tên giao dịch: Haiphong Paint Jointstock Company
Địa chỉ: Số 12 Lạch Tray, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải
Phòng
Số điện thoại: 031.3593681 – 3641121 – 3593682 - 3847003
Fax: 031.3593680.
Website:
Mã số thuế: 0200575580
Mã chứng khoán: HPP
Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng thành lập ngày 25 tháng 01 năm 1960 tiền
thân là Xí nghiệp hóa chất sơn dầu. Đến năm 26/12/2003 chuyển thành Công ty
cổ phần Sơn Hải Phòng theo quyết định số 3419/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng.
2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự, sản xuất mực in và ma tít;
- Bán buôn hóa chất thông thường ( trừ loại sử dụng trong nông nghiệp)
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy công nghiệp
2.1.1.3 Địa bàn kinh doanh
Công ty hoạt động chủ yếu trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các vùng lân
cận như: Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh…



2.1.1.4 Chiến lược phát triển
- Giữ vững và đưa thương hiệu sơn Hải Phòng vươn lên là thương hiệu hàng đầu
trên thị trường sơn Việt Nam và thế giới
- Chiến lược sản phẩm: Đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng
được mọi yêu cầu của khách hang. Tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu đang
thực hiện và xây dựng them một số đề tài mới về sơn thân thiện môi trường
không chứa chì và crom, sơn có sử dụng môi nước, sơn hàm rắn cao, sơn chất
lượng cao.
- Đầu tư trung tâm nghiên cứu nhằm phát triển các sản phẩm mới và có chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu tốt hơn của thị trường.
- Chiến lược nhân sự: Xác định yếu tố con người là quan trọng trong sự nghiệp
phát triển của công ty. Tiếp tục đào tạo cán bộ Trung tâm kỹ thuật, cán bộ dịch
vụ kỹ thuật… trong nước và nước ngoài về lĩnh vực sơn của công ty.
- Trong quá trình kinh doanh lâu dài, công ty cam kết và nỗ lực duy trì việc thực
hiện việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững .
2.1.2. Công ty cổ phần Bia Hà nội – Hải Phòng
2.1.2.1 Thông tin chung
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Mã số doanh nghiệp: 0200153370
- Đăng ký lần đầu ngày: 20 tháng 09 năm 2004
- Địa chỉ: số 16 đường Lạch Tray, P. Lạch Tray, Q. Ngô Quyền, TP.Hải Phòng
- Số điện thoại: 031 3 847 004/ 3 853 680
-Số fax: 031 3 845 157
- Website: www.haiphongbeer.com.vn
- Mã cổ phiếu: BHP
Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp Nước đá
Việt Hoa được thành lập ngày 15 tháng 6 năm 1960 theo quyết định số 150/
QĐUB của UBHC Thành phố Hải Phòng theo hình thức Công ty hợp doanh.

Ngày 23/9/2004 UBND Thành phố Hải Phòng ra quyết định số 2519/QĐUB


chuyển đổi Công ty bia Hải Phòng là Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ
phần bia Hải Phòng. Công ty cổ phần bia Hải Phòng
2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất nước uống có cồn và không cồn: bia các loại, rượu, nước ngọt;
- Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
2.1.2.3 Địa bàn kinh doanh
- Các quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng;
- Một số huyện, thị trấn, thị xã thuộc tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang,
Thái Bình, Lạng Sơn
2.1.2.4 Chiến lược phát triển
Không ngừng đổi mới công nghệ, thiết bị, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản
phẩm với các mặt hàng: bia hơi, bia tươi, bia chai, bia lon, bia đặc biệt, nước
tinh khiết .... nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng với các sản phẩm bia
có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả cạnh tranh, dịch
vụ tốt nhất. Tạo đủ việc làm, ổn định thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống
cho cán bộ công nhân viên. Đóng góp ngày càng cao cho ngân sách Nhà nước,
góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố
Hải Phòng. Đảm bảo Công ty tăng trưởng bền vững, phù hợp với quy hoạch
phát triển của Thành phố Hải Phòng và quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu NGK Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2025 của Bộ Công thương.
- Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Nâng sản lượng sản phẩm sản xuất và
tiêu thụ lên 75 triệu lít bia/năm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành
phố Hải Phòng, các tỉnh lân cận và xuất khẩu.
- Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty: Đảm bảo
sản xuất an toàn cho cộng đồng dân cư và môi trường. Tạo thêm công ăn việc
làm cho xã hội trên cơ sở mở rộng sản xuất, phát triển bán hàng (tuyển dụng
thêm lao động được đào tạo phục vụ sản xuất; tạo thêm việc làm cho người dân
thông qua màng lưới tiêu thụ sản phẩm trên các kênh phân phối sản phẩm của

Công ty.


2.2. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.2.1. Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.1.1 Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sơn
Hải Phòng
Trong các năm gần đây, nền kinh tế vĩ mô nước ta tồn tại nhiều bất ổn, bị
ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Cả nước có 67.823
doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc tạm ngừng hoạt động. Việc
tái cơ cấu hai tập đoàn lớn là Vinashin và Vinalines vẫn chưa có kết quả làm ảnh
hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty. Thêm vào đó chi phí một số yếu tố
sản xuất đầu vào như xăng dầu, điện… có biến động tăng, giảm liên tục đã tạo
thêm áp lực cho sản xuất kinh doanh, và việc điều chỉnh giá thành sản phẩm của
các doanh nghiệp.
Tuy còn nhiều khó khăn phức tạp như vậy, nhưng tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty trong các năm gần đây vẫn đạt được những kết quả khả quan.
Quy mô kinh doanh của công ty không ngừng được mở rộng, nhiều hướng kinh
doanh mới của công ty được triển khai trong các năm gần đây. Năm 2013 công
ty cũng đã mở thêm các điểm bán mới ở Thái Nguyên, tích cực thâm nhập sâu
vào thị trường Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh lân cận: Quảng Ninh, Hải Dương,
Bắc Ninh... Công tác bán hàng được đẩy mạnh, nhiều đại lý được mở rộng thêm.
Hay năm 2014 công ty chuyển hướng sang sơn dân dụng, sơn công nghiệp…
tiếp cận tàu kiểm ngư, tàu cá ngư dân theo chủ trương hỗ trợ của Chính Phủ.
Nhìn chung lợi nhuận kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm với mức
tăng bình quân là 16%. Công ty liên tục phát triển, nằm trong top 500 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam (2007 - 2014); hàng Việt Nam chất lượng cao liên tục
từ năm 1998 đến nay; top 20 sản phẩm vàng thời hội nhập năm 2010; một trong
10 doanh nghiệp tiêu biểu thành phố Hải Phòng liên tục từ năm 2001 đến năm
2014 và được UBND thành phố Hải Phòng tặng cờ thi đua xuất sắc; cùng nhiều

giải thưởng quốc tế uy tín.


2.2.1.2 Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bia
Hà Nội – Hải Phòng.
Năm 2014 tiếp tục là năm hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh trong nước và Công ty cổ phần bia Hà nội – Hải Phòng cũng
không nằm ngoài những khó khăn đó. Đặc biệt, năm 2014 Công ty phải hoàn
thành cơ bản dự án “Đầu tư và di dời khu vực sản xuất nhà máy số 1 (16 Lạch
Tray) sang nhà máy số 2 (85 Lê Duẩn, Quán Trữ) nên khó khăn càng gấp bội.
Lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2014 thấp nhất trong các năm gần đây, giảm
hơn 50% so với các năm 2012, 2013.
Tuy vậy nhờ triển khai thực hiện hữu hiệu các giải pháp về thị trường, công
nghệ sản xuất, vốn, chất lượng dịch vụ…Công ty đã giữ vững, phát triển và mở
rộng thị trường, ổn định sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh
doanh chủ yếu. Trong các năm qua, công ty luôn giữ vững thị trường bia hơi tại
nội thành Hải Phòng, phát triển mở rộng mạng lưới khách hàng tại các huyện
Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy và các tỉnh Hải
Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang…., bảo bảo đủ việc làm
và thu nhập ổn định cho người lao động ở mức khá so với mặt bằng thu nhập
trong thành phố. Năm 2014 công ty vẫn đứng trong top 5 các đơn vị nộp thuế
cao nhất tại thành phố Hải Phòng.
2.2.2 Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Căn cứ vào số liệu từ Báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) năm 2014,
2013 của Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng và Công ty Cổ phần Bia Hà Nội –
Hải Phòng, các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp được tổng hợp trong bảng số
liệu sau:

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU



NĂM 2012-2013-2014
Bảng 1
TT

CHỈ TIÊU

Đơn
vị

CÔNG TY CP SƠN HẢI PHÒNG
1

Sản lượng

Tấn

2

Doanh thu

Đồng

3

Chi phí

Đồng

4


Lợi nhuận

Đồng

5

Lao động bình quân

Người

NĂM 2012
(1)

NĂM 2013

NĂM 2014

(2)

(3)

4,261
381,121,924,65
0
349,144,767,06
5
31,977,157,58
5


4,239
378,502,092,49
2
340,199,113,04
5
38,302,979,44
7

206
18,257,249,81
6
Nộp ngân sách
Đồng
8
CÔNG TY CP BIA HÀ NỘI - HẢI PHÒNG

196
18,340,741,83
7

1

Sản lượng

Triệu
lít

2

Doanh thu


Đồng

3

Chi phí

Đồng

4

Lợi nhuận

Đồng

5

Lao động bình quân

Người

6

Nộp ngân sách

Đồng

49.093
240,535,183,70
6

217,468,716,69
8
23,066,467,00
8

48.224
227,387,671,41
3
204,301,218,02
8
23,086,453,38
5

314
127,591,490,71
0

303
247,631,548,93
9

So sánh với năm
gốc (%)
(2)/(1)
(3)/(1)

4,775

99.48


112.06

399,099,823,164

99.31

104.72

355,916,931,270

97.44

101.94

43,182,891,894

119.78

135.04

208

95.15

100.97

17,479,207,120

100.46


95.74

48.225

98.23

98.23

238,739,611,404

94.53

99.25

228,013,955,855

93.95

104.85

10,725,655,549

100.09

46.50

296

96.50


94.27

164,806,729,962

194.08

129.17

Qua Bảng 1 cho ta cái nhìn chung nhất về tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng và Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải
Phòng. Cụ thể như sau:
Đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng, trong ba năm qua tình hình sản
xuất khá tích cực mặc dù nền kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn. Sản lượng
tiêu thụ sản phẩm năm 2014 tăng tương đối so năm 2013 là 536 tấn tương ứng
13%, so với năm 2012 là 12,06 %. Việc sản lượng tiêu thụ tăng là do công ty
không ngừng đẩy mạnh công tác bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và nắm bắt chính sách
định hướng phát triển của Nhà nước. Do đó doanh thu năm 2014 của doanh
nghiệp tăng so năm 2013 khoảng 20,6 tỷ đồng tương ứng là 5,21%, so với năm
2012 tăng lên 4,72%. Chi phí của công ty tăng lên so với cả năm 2012 và năm
2013, chi phí tăng chủ yếu là ở giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí lãi


vay. Việc tăng các chi phí này cũng là điều dễ hiều khi mà năm qua sản lượng
tiêu thụ tăng lên, mở rộng thị trường được chú trọng. Chi phí công ty năm 2014
tăng lên so năm 2013 là 4,88 tỷ đồng tương ứng là 4,62%; mức tăng này thấp
hơn mức tăng lên của doanh thu do đó lợi nhuận công ty năm 2014 tăng lên so
năm 2013. Lợi nhuận công ty năm 2014 đạt mức cao nhất trong ba năm qua, tốc
độ tăng cao hơn so với năm 2013. Mức độ tăng lợi nhuận năm 2013 là 19,78 %
thì năm 2014 con số này là 35,04 %. Đây là những tín hiệu rất đáng mừng về

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng trong bối
cảnh nền kinh tế nước ta còn khó khăn. Nhờ đó, trong ba năm qua mức đóng
góp vào Ngân sách Nhà nước của công ty khá lớn. Năm 2014 số nộp Ngân sách
thấp hơn năm 2013 và năm 2012, đó là do việc Nhà nước áp dụng chính sách
giảm mức thuế suất doanh nghiệp từ 25% xuống còn 22%, và có nhiều chính
sách ưu đãi về thuế, phí khác. Tuy vậy, năm qua công ty vẫn là một trong 10
doanh nghiệp có số nộp Ngân sách lớn nhất của thành phố Hải Phòng.
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải
Phòng trong ba năm qua không được thuận lợi, đặc biệt là năm 2014. Khi sản
lượng tiêu thụ năm 2014, 2013 thấp hơn so năm 2012, dẫn đến doanh thu của
công ty cũng tương tự như vậy. Doanh thu năm 2014 của công ty tuy đã có
nhích hơn so với năm 2013 là 5% tương ứng là 11,35 tỷ đồng nhưng vẫn thấp
hơn so với năm 2012. Trong khi đó, chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra năm
2014 là lớn nhất trong ba năm gần đây, so với năm 2012 là 4,85%; năm 2013 là
11,61% tương ứng là: 23,71 tỷ đồng. Lý do: năm 2014 công ty đã phải tăng chi
phí bán hàng gần 1,5 tỷ đồng tăng 7,58% so với năm 2013; lãi tiền vay vốn đầu
tư cho dự án di dời khu vực sản xuất nhà máy số 1 sang nhà máy số 2 tăng 1,83
tỷ đồng bằng 289% so năm 2013; trích dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
khoản đầu tư gần 7,834 đồng. Do đó dẫn đến lợi nhuận năm 2014 xuống thấp
nhất trong ba năm gần đây, chỉ bằng 46,5 % so với năm 2013, giảm 12,36 tỷ
đồng. Năm 2014 là năm công ty phải đang vào giai đoạn cuối của dự án đầu tư,
di dời nhà máy sản xuất trong điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thì chỉ
tiêu lợi nhuận của công ty giảm mạnh như vậy cũng là điều dễ thấy. Lợi nhuận


xuống thấp so với các năm dẫn số thuế mà công ty đóng góp vào Ngân sách
cũng giảm so với năm 2013 là 82,8 tỷ đồng tương ứng là 33,45% nhưng mức
đóng góp này vẫn cao hơn năm 2012 là 29,17%. Tuy vậy, năm 2014 công ty vẫn
đứng trong top 5 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất thành phố Hải Phòng.
Qua phân tích số liệu ở bảng 1, đã cho ta thấy hai bức tranh trái nhau về

hoạt động sản xuất kinh doanh của hai công ty. Một công ty có kết quả sản xuất
tốt, có nhiều tín hiệu tích cực; còn một công ty có tình hình kinh doanh không
được thuận lợi, kết quả chưa ổn định.
SO SÁNH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
Năm 2014
Bảng 2
T
T

CHỈ TIÊU

Đơn
vị

1

Sản lượng

2

Doanh thu

Đồng

3

Chi phí

Đồng


4

Lợi nhuận

Đồng

5

Lao động bình quân

Người

6

Nộp ngân sách

Đồng

CÔNG TY
CP SƠN HẢI
PHÒNG
399,099,823,16
4
355,916,931,27
0
43,182,891,89
4
208
17,479,207,12
0


CÔNG TY
CP BIA HÀ
NỘI - HẢI
PHÒNG
238,739,611,4
04
228,013,955,8
55
10,725,655,5
49
29
6
164,806,729,9
62

So sánh
+
%
160,360,211,76
0
127,902,975,41
5
32,457,236,34
5
(88
)
(147,327,522,84
2)


67.17%
56.09%
302.61%
-29.73%
-89.39%

Qua bảng số 2 cho thấy rằng, kết quả kinh doanh năm 2014 của Công ty cổ
phần Sơn Hải Phòng cao so với Công ty cổ phần bia Hải Phòng về các chỉ tiêu
doanh thu, lợi nhuận. Doanh thu Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng cao hơn Công
ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng là 160,36 tỷ đồng tương ứng là 67,17%. Lợi
nhuận của công ty này cũng cao gấp 3 lần Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải
Phòng tương ứng là 32,47 tỷ đồng. Tuy vậy, nhìn vào bảng số liệu cho thấy mức
đóng góp của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng cao hơn so Công ty cổ
phần Sơn Hải Phòng rất lớn: 174,33 tỷ đồng gấp 8,43 lần. Do đặc thù sản phẩm
của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt, có mức thuế suất khá lớn, dẫn đến mức thuế công ty phải đóng là khá cao.


×