Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

ĐTM Tòa nhà 50 tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 110 trang )

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 4
Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.................................................................................................12
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI.......................................37
Chương 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................................................................53
Chương 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG............................................................................................................................................. 76
Chương 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG............................................95
Chương 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG.................................................................................105
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT..............................................................................................108

Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 1


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM....................................................................10
Bảng 1.1. Cơ cấu tổ chức biên chế Kiểm toán Nhà nước...............................................................13
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu chính của tòa nhà......................................................................................... 21
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp khối lượng đào đắp của dự án...............................................................28
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của dự án........................................29
Bảng 1.5. Bảng tổng hợp thiết bị máy móc, thi công công trình....................................................32
Bảng 1.6. Tổng mức đầu tư của dự án............................................................................................. 34
Bảng 1.7. Tiến độ thực hiện dự án.................................................................................................... 35


Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm ở Thành phố Hà Nội.....................................40
Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình hàng năm của Thành phố Hà Nội.............................................42
Bảng 2.3. Tốc độ gió và hướng gió của Thành phố Hà Nội............................................................43
Bảng 2.4. Các hiện tượng thời tiết khác thường.............................................................................44
Bảng 2.5. Các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường không khí......................................................45
Bảng 2.6. Các thông số đo đạc, phân tích môi trường không khí.................................................45
Bảng 2.7. Kết quả đo đạc, quan trắc hiện trang không khí.............................................................46
Bảng 2.8. Vị trí các điểm lấy mẫu môi trường nước.......................................................................46
Bảng 2.9. Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước mặt............................................................47
Bảng 2.10. Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước ngầm.......................................................48
Bảng 2.11. Các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường đất................................................................49
Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án.........................................................49
Bảng 3.1. Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường................................................................54
Bảng 3.2. Kết quả ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.......................................56
Bảng 3.3. Nồng độ các chất gây ô nhiễm tính theo khoảng cách..................................................56
Bảng 3.4. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông thải ra....................................57
Bảng 3.5. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.................................................59
Bảng 3.6. Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt..............................................59
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 2


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

Bảng 3.7. Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải thi công................................................60
Bảng 3.8. Mức ồn gây ra do các thiết bị, máy móc thi công...........................................................64
Bảng 3.9. Tiếng ồn của một số loại máy móc thiết bị thi công (dBA)............................................65
Bảng 3.10. Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số.........................................................................66
Bảng 3.11. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt................................................70

Bảng 3.12. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt..................................................70
Bảng 3.13. Đặc tính của một số loại dầu DO....................................................................................72
Bảng 3.14. Tải lượng ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO..................................................................73
Bảng 3.15. Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện.....................................................73
Bảng 4.1. Chi phí giải phóng mặt bằng............................................................................................. 76
Bảng 4.2. Các thông số chất lượng nước thải trước và sau xử lý tại Trạm xử lý nước thải sinh
hoạt...................................................................................................................................................... 83
Bảng 5.1. Nội dung chương trình quản lý môi trường....................................................................96
Bảng 5.2. Danh mục các công trình xử lý môi trường....................................................................98
Bảng 5.3. Kinh phí dự tính cho chương trình giám sát môi trường............................................104

Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 3


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN

Kiểm toán Nhà nước được thành lập theo Nghị định số 70/CP của Chính
phủ ngày 11/07/1994. Sự gia đời của Kiểm toán Nhà nước đánh dấu một bước
ngoặt lịch sử trong việc phát triển, khai thác và sử dụng các công cụ quản lý
kinh tế của Nhà nước ngày một tối ưu và hiệu quả. Sau 16 năm xây dựng và
phát triển, Kiểm toán Nhà nước đã phát triển nhiều mặt, hoạt động kiểm toán
ngày càng mở rộng về quy mô, đa dạng về loại hình và phương thức kiểm toán.
Tại đại hội Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước lần thứ 5 nhiệm kỳ 2010 - 2015
đã chỉ rõ nhiệm vụ đặt ra cho Kiểm toán Nhà nước là phải xây dựng Kiểm toán
Nhà nước có trình độ cao, từng bước hiện đại trở thành cơ quan kiểm tra tài

chính công có trách nhiệm và uy tín, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực
quốc tế.
Bên cạnh đó theo đề án về mục tiêu và chiến lược phát triển Kiểm toán
Nhà nước giai đoạn 2008 - 2015 và tầm nhìn 2020 đã khẳng định phải từng
bước xây dựng Kiểm toán Nhà nước trở thành chính quy, chuyên nghiệp, hiện
đại và chất lượng tạo được uy tín cao trong xã hội và khu vực. Phải tăng cường
phát triển cả về số lượng và chất lượng kiểm toán viên, phải từng bước tăng
cường các phương tiện và điều kiện vật chất nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả
Kiểm toán Nhà nước. Theo định hướng chiến lược phát triển ngành đến năm
2020 toàn ngành sẽ có 1.390 người.
Tuy nhiên, hiện tại Kiểm toán Nhà nước có trụ sở tại số 111 đường Trần
Duy Hưng với diện tích chỉ đủ bố trí nơi làm việc cho hơn 400 cán bộ, nhân viên
của Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, các vụ chức năng và các đơn vị sự
nghiệp. Nhưng theo thống kê tại thời điểm tháng 8/2009 tổng số cán bộ nhân
viên tại đây đã có trên 800 người.
Mặt khác, tại địa bàn Hà Nội thì Kiểm toán Nhà nước khu vực I hiện vẫn
chưa có trụ sở và vẫn đang phải đi thuê trụ sở làm việc. Vì vậy để thực hiện
được theo đúng chiến lược phát triển của ngành thì việc đầu tư xây dựng Trụ sở
cơ quan Kiểm toán Nhà nước cơ sở 2 là hết sức cần thiết với mục đích là tạo cơ
sở vật chất góp phần tạo điều kiện cho Kiểm toán Nhà nước hoàn thành được
các nhiệm vụ đã đặt ra.
Dự án đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà nước cơ sở II là phù
hợp với chiến lược phát triển của ngành và nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội.

Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 4


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II


2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT, KỸ THUẬT THỰC HIỆN ĐTM
2.1. Các căn cứ pháp luật, kỹ thuật

Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Môi trường
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ
về Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
Môi trường; Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về
đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ
về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ
về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính Phủ về xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 26/12/2010 của Bộ tài nguyên và
Môi trường về ban hành quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải;
- Quyết định 02/2005/QĐ-UBND của UBND Thành phố về “quản lý trật tự
vệ sinh môi trường đô thị nhằm chống, giảm bụi”;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 5


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định 55/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2009 quy định về
đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại
thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2010 của thành
phố Hà Nội về việc cấp phép khai thác và xin phép xả thải;
- Quyết định 11/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 2 năm 2010 quy định quản
lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Quyết định 56/2010/QĐ-UBND sửa đổi, điều 13, Quyết định
11/2010/QĐ-UBND quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn
thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành;
Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Xây dựng
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc
hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản
lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày
18/04/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 Chính Phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Các văn bản khác
- Luật Tài nguyên nước số 8/1998/QH được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 3
thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998;
- Luật đất đai số 13/2003/QH11 ban hành ngày 10/12/2003 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Quyết định 02/2005/QĐ-UBND ngày 10/01/2005 của UBND Thành phố
về một số biện pháp giảm bụi trong quá trình vận chuyển vật liệu rời;
- Quyết định số 281/QĐ-KTNN của Tổng Kiểm toán Nhà nước ngày
23/5/2006 về việc đầu tư dự án xây dựng trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà nước
khu vực I và Trung tâm Khoa học và bồi dưỡng cán bộ Kiểm toán Nhà nước.
- Quyết định số 1444/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước ngày 28/12/2007
về việc đổi tên Dự án đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà nước khu
vực I và Trung tâm Khoa học và bồi dưỡng cán bộ Kiểm toán Nhà nước thành Dự
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 6


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

án đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà nước cơ sở II;

- Công văn số 2811/UBND-XDĐT của UBND Thành phố Hà Nội ngày
25/5/2007 về việc giới thiệu địa điểm xây dựng Trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà
nước và một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc tại phường Trung Hòa, Q.Cầu Giấy;
- Công văn số 985/QHKT-P1 của Sở quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội ngày
17/7/2007 về việc giới thiệu địa điểm xây dựng trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà
nước khu vực I và một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc tại phường Trung Hòa,
quận Cầu Giấy;
- Quyết định số 1259/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước ngày
10/10/2008 về việc phê duyệt đề cương Dự án đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan
Kiểm toán Nhà nước cơ sở II;
- Quyết định số 190/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước ngày
20/02/8/2008 về việc thành lập Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng của
Kiểm toán Nhà nước;
- Công văn số 768/QHKT-P1 của Sở quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội ngày
15/4/2009 về việc mở rộng diện tích xây dựng Trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà
nước tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy;
- Công văn số 4943/UBND-GT của UBND Thành phố Hà Nội ngày
02/6/2009 về việc mở rộng diện tích xây dựng trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà
nước tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội;
- Quyết định số 5633/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
ngày 12/11/2010 về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết quận
Cầu Giấy tỷ lệ 1/2000 tại lô đất có chức năng công cộng thành phố, thuộc ô quy
hoạch số 34 sang một phần chức năng cơ quan, địa điểm phường Yên Hòa và
Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội;
- Công văn số 569/CVDA-CSPCCC(TH) của phòng Cảnh sát PCCC Trung
Hòa ngày 06/09/2010 về việc thẩm duyệt về PCCC;
- Công văn số 232/TT-EVNHN-C12-KT của công ty điện lực Cầu Giấy
ngày 15/07/2010 về việc thỏa thuận cấp điện;
- Quyết định số 194/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước ngày 21/02/2011
về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà nước cơ

sở II (dự án điều chỉnh);
- Công văn số 042/NSHN-KT của Công ty nước sạch Hà Nội ngày
11/01/2011 về việc thỏa thuận cấp nước dự án ĐTXD Trụ sở cơ quan kiểm toán
nhà nước cơ sở II tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội;
2.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 7


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

gia về tiếng ồn;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về độ rung;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về chất lượng không khí xung quanh;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước ngầm;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải sinh hoạt;
2.3. Nguồn tài liệu và dữ liệu sử dụng

2.3.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo

- Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của Trần Đông Phong, Nguyễn
Thị Quỳnh Hương - Viện Khoa học và kỹ thuật môi trường (Trường Đại học
Xây dựng) xuất bản năm 2008.
- Đánh giá tác động môi trường, phương pháp và ứng dụng. Lê Trình. NXB
Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội năm 2000;
- Giáo trình kỹ thuật Môi trường. Trần Đông Phong, Nguyễn Quỳnh
Hương, Trường Đại Học Xây dựng Hà Nội, năm 2000;
- Đánh giá tác động môi trường, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ-NXB
ĐHQGHN năm 2000;
- Môi trường không khí - GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Nhà xuất bản khoa
học và kỹ thuật, năm 2003;
2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập

- Báo cáo thuyết minh chung dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ
quan Kiểm toán Nhà nước cơ sở II, do công ty Cổ phần tư vấn ICOMEX-ICC
xây dựng năm 2010.
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình Trụ sở Cơ quan Kiểm toán Nhà nước
cơ sở II, do Trung tâm Nghiên cứu địa kỹ thuật, trường Đại học Mỏ - Địa chất
khảo sát, xây dựng tháng 12 năm 2009.
- Hồ sơ thiết kế kiến trúc công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 8


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

sở II, do công ty Cổ phần tư vấn ICOMEX-ICC thiết kế, tháng 11 năm 2010.

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG BÁO CÁO ĐTM

- Phương pháp 1 - Khảo sát, lấy mẫu hiện trường và phân tích phòng thí
nghiệm: Phương pháp này nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng
môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, tiếng ồn, rung, chất
thải rắn và chất thải nguy hại tại khu vực thực hiện dự án. Chủ đầu tư phối hợp
cùng với đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát thực địa và lấy mẫu phân tích, vị trí
điểm lấy mẫu và kết quả phân tích được thể hiện trong phần “hiện trạng các
thành phần môi trường” (chương 2).
- Phương pháp 2 - Phương liệt kê: Phương pháp liệt kê là phương pháp rất
hữu hiệu để chỉ ra các tác động và có khả năng thống kê đầy đủ các tác động cần
chú ý trong quá trình đánh giá tác động của dự án. Phương pháp liệt kê có ưu
điểm là đơn giản, dễ thực hiện và kết quả khá rõ ràng. Tuy nhiên, phương pháp
này cũng có mặt hạn chế đó là không thể đánh giá được một cách định lượng cụ
thể và chi tiết các tác động của dự án. Vì thế phương pháp liệt kê thường chỉ
được sử dụng trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, từ đó
khoanh vùng hay giới hạn phạm vi các tác động cần đánh giá (phương pháp này
được áp dụng để liệt kê đầy đủ các nguồn gây tác động đến dự án… được thể
hiện ở phần chương 3).
- Phương pháp 3 - Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này được
thực hiện dựa vào các hệ số ô nhiễm đã được các tổ chức quốc tế (Ngân hàng
Thế giới hay tổ chức Y tế Thế giới) xây dựng và khuyến cáo áp dụng để tính
toán nhanh tải lượng hoặc nồng độ của một số chất ô nhiễm trong môi trường.
Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quả nhanh và tương đối chính xác về tải
lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm. Phương pháp này được sử dụng trong
phần “đánh giá các tác động môi trường của dự án” (chương 3);
- Phương pháp 4 - Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để đánh
giá các tác động của dự án trên cơ sở so sánh, đánh giá với các Tiêu chuẩn Việt
Nam, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường đối với các thành phần môi trường
không khí, nước, đất, tiếng ồn… Phương pháp này được áp dụng trong phần

hiện trạng môi trường và phần đánh giá tác động môi trường dự án (chương 2 và
chương 3 của báo cáo).
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM

- Cơ quan chủ trì thực hiện báo cáo ĐTM
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐTXD CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Địa chỉ:

111 - Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 9


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

Người đại diện:

Ông Trần Văn Hoàng

Chức vụ:

Giám đốc

Điện thoại:

04.62822158


Fax: 04.62822159

- Cơ quan tư vấn thực hiện báo cáo ĐTM:
CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI
TRƯỜNG

Địa chỉ:

số 143 ngõ 85 phố Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Người đại diện:

Ông Dương Văn Hải

Chức vụ:

Giám đốc

Điện thoại:

04.62710121

Fax: 04.62710121

Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
Bảng 1. Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM
TT

Họ tên, chức vụ, nơi công tác


Học hàm,
học vị

Chuyên môn

Đơn vị tư vấn
1

Nguyễn Trung Thành
Phó Giám đốc Công ty Xây dựng và Chuyển
giao Công nghệ Môi trường

2

Đào Công Thảo
Phó giám đốc Xí nghiệp 2, Công ty Xây
dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường

Cử nhân

3

Nguyễn Thị Tuyết
Kỹ thuật viên, Công ty Xây dựng và Chuyển
giao Công nghệ Môi trường

Kỹ sư

4


Lê Văn Huấn
Kỹ thuật viên, Công ty Xây dựng và Chuyển
giao Công nghệ Môi trường

5

Lương Xuân Toàn
Kỹ thuật viên, Công ty Xây dựng và Chuyển
giao Công nghệ Môi trường

Kỹ sư

Kỹ sư đo đạc bản đồ, Trường
Đại học Mỏ địa chất Hà Nội
Cử nhân Khoa học Môi
trường, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên.
Kỹ sư Hóa, Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội.

Cử nhân

Cử nhân Khoa học Môi
trường. Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên.

Cử nhân

Cử nhân Khoa học Môi
trường. Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên.

6

Phạm Văn Đức
Kỹ thuật viên, Công ty Xây dựng và Chuyển
giao Công nghệ Môi trường

Cử nhân

Cử nhân Khoa học Môi
trường. Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.

7

Hoàng Thị Kiều Hoa
Kỹ thuật viên, Công ty Xây dựng và Chuyển
giao Công nghệ Môi trường

Kỹ sư

Kỹ sư Hóa. Trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội.

9

Ngô Thị Thu Hiền
Kỹ thuật viên, Công ty Xây dựng và Chuyển
giao Công nghệ Môi trường


Kỹ sư

Kỹ sư công nghệ sinh học.
Đại học Mở Hà Nội

Đại diện chủ dự án
1

Hoàng Mạnh Đạt

Kỹ sư

Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Kỹ sư xây dựng, Trường Đại
Trang 10


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

TT

Họ tên, chức vụ, nơi công tác

Học hàm,
học vị

Cán bộ Văn phòng Kiểm toán Nhà nước
2


Trần Văn Hoàng
GĐ Ban Quan lý các công trình xây dựng của
KTNN

Chuyên môn
học Xây dựng Hà Nội

Kỹ sư

Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 11


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN

Tên đầy đủ của dự án theo quyết định số 194/QĐ-KTNN của Kiểm toán
nhà nước ngày 21 tháng 2 năm 2011 là: “Dự án đầu tư xây dựng Trụ sở cơ
quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II”.
1.2. CHỦ DỰ ÁN

- Chủ dự án:
VĂN PHÒNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
- Đại diện chủ dự án:
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐTXD CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Địa chỉ:


111 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, tp. Hà Nội

Người đại diện:

Ông Trần Văn Hoàng

Chức vụ:

Giám đốc

Điện thoại:

04.62710121

Fax: 04.62710121

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Khu đất xây dựng “Trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà nước cơ sở II” tại địa
điểm Phường Trung Hòa và Phường Yên Hòa - Quận Cầu Giấy - Tp Hà Nội, có
tọa độ địa lý 21o00’59,44’’ vĩ độ Bắc, 105o47’20,24’’ kinh độ Đông, với ranh
giới tiếp giáp như sau:
- Phía Đông Bắc giáp Trường phổ thông dân lập Nguyễn Siêu.
- Phía Đông Nam giáp khu đất đang quy hoạch.
- Phía Tây Nam giáp đường có quy hoạch rộng 30m.
- Phía Tây Bắc giáp đường có quy hoạch rộng 40m.
Diện tích khu đất nghiên cứu rộng 4.000m2. Khu khảo sát sẽ xây dựng nhà
có quy mô 29 tầng, có 3 tầng hầm. Khu đất nằm ở góc giao nhau của 2 đường
mới mở của khu chung cư, đã rải nhựa hoặc san gạt rải đá, đường rộng. Khu đất

nghiên cứu xây dựng có mặt bằng hình chữ nhật có khoảng cách với các công
trình xung quanh, có hai lối tiếp cận với đường giao thông chính. Hướng chính
của khu đất xây dựng công trình quay về hướng Tây Nam, theo trục giao thông.
Từ vị trí xây dựng tòa nhà cách đường Phạm Hùng khoảng 400m, cách
đường Trần Duy Hưng khoảng 1,2km. Hai phía còn lại hiện tại là ruộng trồng
rau của dân, chưa được san lấp. Về phía Tây của dự án là khu chung cư, văn
phòng cao tầng, về phía Đông cách 100m hướng đi Trung Kính là khu dân cư
tập trung khá đông đúc. Trong khu vực của dự án không có các công trình tôn
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 12


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

giáo, các di tích lịch sử. Địa hình khu đất xây dựng tương đối bằng phẳng, cốt
cao độ theo quy hoạch, hiện tại công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất, đã tiến
hành đền bù, hỗ trợ cho người dân bị mất đất, vị trí và mặt bằng khu đất sau khi
được san lấp sẽ rất thuận lợi cho việc triển khai thi công xây dựng công trình.
Nhìn chung giao thông khu vực khá thuận tiện cho phương tiện vận chuyển
nguyên vật liệu xây dựng công trình cũng như nhu cầu đi lại sau khi công trình
đi vào vận hành.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ

Xây dựng “Trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà nước cơ sở II” để đảm bảo nơi
làm việc (chiến lược đến năm 2020) cho 1.200 cán bộ, nhân viên của 09 Kiểm
toán Nhà nước chuyên ngành và 09 vụ chức năng thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà nước tại số 111 phố Trần Duy Hưng sẽ là nơi
làm việc của 330 cán bộ, nhân viên thuộc Kiểm toán Nhà nước khu vực I, các

đơn vị sự nghiệp và là địa điểm tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội
nghị của ngành.
1.4.2. Cơ cấu tổ chức

Theo chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020. Biên chế
của Kiểm toán Nhà nước dự kiến khoảng 1.200 người. Đơn vị tư vấn thiết kế đã
tính toán lập dự án trên cơ sở công văn số 1153/QĐ-KTNN về việc phê duyệt đề
cương điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng “Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước
cơ sở II” do đơn vị chủ đầu tư cung cấp như sau:
Bảng 1.1. Cơ cấu tổ chức biên chế Kiểm toán Nhà nước
TT

Quy mô biên chế

Số người

1

Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước
- Tổng Kiểm toán nhà nước
- Phó tổng Kiểm toán nhà nước

07
01
06

2

Văn phòng kiểm toán nhà nước
- Chánh văn phòng

- Phó chánh văn phòng
- Chuyên viên, nhân viên phục vụ

71
01
04
66

3

Các vụ chức năng (08 vụ)
- Vụ trưởng
- Phó vụ trưởng
- Trưởng, phó phòng
- Chuyên viên

244
08
25
45
166

4

Các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành (09 KT chuyên ngành)
- Vụ trưởng

900
9


Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 13


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

TT

Quy mô biên chế
-

Số người

Phó vụ trưởng
Trưởng, phó phòng
Kiểm toán viên

27
189
675

Tổng cộng (1+2+3+4)

1222

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo dự án Đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm
toán Nhà nước cơ sở II)
1.4.3. Quy mô các hạng mục công trình chính


Các thông số thiết kế chính:
- Số tầng cao (không kể 3 tầng hầm):

29 (tầng)

- Tổng diện tích sàn dự kiến (không kể 3 tầng hầm):

34.200 (m2)

- Tổng diện tích sử dụng (không kể 3 tầng hầm):

22,230 (m2)

- Diện tích sàn của 3 tầng hầm:

11.500 (m2)

- Hệ số sử dụng:

0,65

- Cấp công trình thiết kế:

I

- Bậc chịu lửa thiết kế:

I

- Cấp động đất thiết kế:


VII

1.4.3.1. Phân khu chức năng của toà nhà

Dự án đầu tư xây dựng “Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II” dự
kiến được đầu tư xây mới hoàn toàn. Trụ sở làm việc với quy mô 29 tầng (chưa
kể diện tích tầng hầm và kỹ thuật) với diện tích sàn sử dụng khoảng 22.230m 2.
Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 34.200m2 (chưa kể diện tích tầng hầm và
tầng kỹ thuật). Khối nhà chính bao gồm các chức năng sử dụng sau:
• Bộ phận đón tiếp: bao gồm sảnh chính và sảnh đợi của khách, lễ tân, nơi
giao nhận và đóng gói công văn, phòng trực nhân viên bảo vệ, phòng y tế, trực
lái xe tạp vụ, căng tin…
• Khối hội họp, hội thảo:
- Hội trường lớn 500 chỗ (1 phòng), sân khấu, hóa trang, các phòng kỹ
thuật ánh sáng, âm thanh, phông màn. Khu vực giải lao, vệ sinh…
- Các phòng hội thảo, các phòng khách quốc tế khu vực giải lao hội thảo,
vệ sinh...Kho lưu trữ hồ sơ, tài liệu, phòng in hồ sơ kĩ thuật, phòng photocopy.
• Khối làm việc:
- Khối lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước bao gồm 01 phòng Tổng Kiểm toán
nhà nước, 06 phòng phó Tổng kiểm toán Nhà nước, phòng họp giao ban các
lãnh đạo, giao ban với các đơn vị, các phòng thư ký, các phòng nghỉ, vệ sinh…
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 14


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

- Các bộ phận tham mưu: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước và các vụ chức

năng như: Vụ tổng hợp, Vụ tổ chức cán bộ, Vụ quan hệ quốc tế, Vụ chế độ khảo
sát chất lượng kiểm toán, Vụ pháp chế, Vụ thanh tra kiểm toán Nhà nước, Vụ tài
chính, Vụ thi đua khen thưởng…
- Bố trí không gian cho đại diện 15 khu vực
- Khối các đoàn thể bao gồm các phòng: văn phòng đảng ủy, văn phòng
công đoàn, đoàn thanh niên.
- Các kiểm toán Nhà nước chuyên ngành (1-9).
- Phòng truyền thống.
- Bộ phận lưu trữ, thư viện.
• Khối dịch vụ: Bố trí khu vực phòng ăn lớn, phòng ăn nhỏ, khu bếp, giải
khát, các kho thực phẩm, kho đồ uống, nhân viên…
• Khối kỹ thuật, gara được bố trí dưới tầng hầm.
1.4.3.2. Giải pháp mặt bằng toà nhà

Với các chức năng như trên, Đơn vị tư vấn thiết kế đã đưa ra giải pháp bố
trí mặt bằng từng tầng như sau:
- Tầng hầm 2,3 có diện tích: 3.788m 2; chiều cao: 3,6m. Chức năng chính là
gara ôtô của cơ quan và hệ thống kỹ thuật phục vụ toà nhà.
- Tầng hầm 1 có diện tích 3.788m2, chiều cao là 3,9m. Chức năng chính của
tầng hầm 1 là gara xe máy và hệ thống kỹ thuật điện nước, điều hoà…
- Tầng 1 có diện tích 1.797m2, chiều cao 5,4m. Chức năng sử dụng chính là
sảnh lớn, sảnh phụ, không gian đón tiếp, văn thư, lễ tân…
- Tầng 2 có diện tích 1.425m2, chiều cao là 3,9m. Chức năng chính là khu
làm việc của khối văn phòng kiểm toán và 02 phòng Phó tổng kiểm toán.
- Tầng 3 có diện tích 1.797m2, chiều cao là 5,4m. Chức năng chính là khối
làm việc của lãnh đạo Tổng kiểm toán và khối đoàn thể.
- Tầng 4 có diện tích là 1.797m 2, chiều cao 5,4m. Chức năng chính là bố trí
phòng hội trường lớn (500 chỗ ngồi) và phòng truyền thống.
- Tầng 5 có diện tích 1.797m2, chiều cao 5,4m. Chức năng chính là hội
trường nhỏ và phòng lưu trữ tài liệu.

- Tầng 6 có diện tích là 1.045m2, chiều cao tầng 3,6m. Chức năng chính là
02 phòng hội thảo và các phòng phục vụ.
- Tầng 7,8 có diện tích 1.045m2, chiều cao 3,6m. Chức năng chính là phòng
bếp và ăn uống cho cán bộ công nhân viên.
- Tầng 9 có diện tích 1.045m2, chiều cao tầng 3,6m. Chức năng chính là nơi
làm việc của Vụ tổng hợp.
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 15


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

- Tầng 10, 11, 13 có diện tích sàn 1.045m2, chiều cao tầng 3,6m. Chức năng
chính là nơi làm việc của Vụ tổ chức cán bộ, Vụ Quan hệ quốc tế, Vụ chế độ và
kiểm soát chất lượng, Vụ pháp chế, Thanh tra, và Vụ Tài chính.
- Tầng 12 có diện tích 1.045m2, chiều cao 3,6m. Toàn bộ diện tích là phòng
họp cho các Vụ tổ chức họp.
- Tầng 15 đến tầng 27 có diện tích sàn 1.045m 2, chiều cao tầng 3,6m. Chức
năng chính là nơi làm việc của các Kiểm toán chuyên ngành (1-9)
- Tầng 28 có diện tích 1.045m2, chiều cao 3,6m. Chức năng chính là các
phòng đại diện của 15 tổ chức.
- Tầng 29 có diện tích 1.045m2, chiều cao tầng 3,6m. Chức năng chính là
thư viện sách, báo và tra cứu thông tin.
1.4.3.3. Hạng mục công trình phụ trợ

a) Giải pháp cấp điện
Công trình sử dụng điện 3 pha 380/220V. Nguồn điện lấy trực tiếp từ trạm
biến áp 22/0,4KV-2x1.500KVA xây mới của khu vực qua tuyến cáp ngầm hạ áp
cấp đến tủ điện tổng của toàn bộ công trình. Tủ điện tổng của toàn bộ công trình

được đặt ở tầng hầm 1 của toà nhà.
Hệ thống điện được chia làm 2 khu vực cấp điện chính: Khu vực 1 gồm
các phòng họp, phòng nghiệp vụ, phòng Kiểm toán trưởng và các phòng chức
năng khác. Khu vực 2 gồm sảnh, cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh…
Theo tính toán nhu cầu sử dụng điện của toàn bộ toà nhà, công suất sử
dụng điện tính toán là Stt (TBA) = 2.769 (KVA). Do đó, lựa chọn máy biến áp
có công suất STBA = 3.000 (KVA). Loại trạm biến áp là trạm 22/0,4KV2x1500KVA.
b) Giải pháp cấp nước
Giai đoạn thi công
Nguồn nước cấp được lấy từ hố khoan nước ngầm của Hợp tác xã Dịch vụ
Nông nghệ và Kinh doanh Tổng hợp đã có sẵn ngay bên cạnh khu đất.
Giai đoạn vận hành
Nguồn cấp nước cho toà nhà lấy từ mạng cấp nước chung của khu vực
được thỏa thuận theo công văn số 042/NSHN-KT của Công ty nước sạch Hà
Nội ngày 11/01/2011 về việc thỏa thuận cấp nước dự án ĐTXD Trụ sở cơ quan
kiểm toán nhà nước cơ sở II tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Do chế độ cấp nước của mạng lưới thành phố là không thường xuyên và
áp lực không đầy đủ vì vậy phương án đưa ra là sử dụng hệ thống cấp nước có
bể chứa, trạm bơm và két nước. Ngoài ra còn kết hợp hệ thống cấp nước chữa
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 16


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

cháy nhằm mục đích chữa cháy cho toà nhà khi có hoả hoạn xảy ra.

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp nước
c) Hệ thống cứu hoả và phòng cháy chữa cháy

- Hệ thống trụ cứu hỏa
Hệ thống trụ cứu hỏa và chữa cháy vách tường sẽ được thiết kế cho công
trình theo TCVN: 2622. Hệ thống chữa cháy sẽ được thiết kế theo hệ thống
đường ống ướt, được nạp bằng nước đạt áp suất yêu cầu trong toàn bộ thời gian.
Hệ thống cho phép hai trụ cứu hỏa hoạt động đồng thời, lưu lượng mỗi trụ
2,5 lít/giây và áp lực nước sẽ đảm bảo chiều cao cột nước không thấp hơn 6 m.
Cấp nước chữa cháy được lấy từ đường ống cấp nước của thành phố. Một
bể nước chữa cháy 54m3 được đặt ở tầng hầm 3, lượng nước được dựa vào nhu
cầu dùng nước của trụ cứu hỏa hoạt động trong 3 giờ. Trạm bơm gồm 2 máy
bơm nước chữa cháy (1 cái hoạt động thường xuyên và 1 cái dự phòng).
Trụ cứu hỏa được đặt tại mỗi tầng gần với lối vào và lối thoát hiểm, hành
lang và các diện tích công cộng.
- Hệ thống vòi phun nước chữa cháy tự động
Hệ thống vòi phun nước chữa cháy tự động được thiết kế theo quy định
của NFPA 13 (Hiêp hội Chống Cháy Quốc gia của Hoa Kỳ). Hệ thống vòi phun
nước chữa cháy tự động được bố trí cho toàn bộ công trình, ngoại trừ các buồng
kỹ thuật điện như buồng máy biến thế, buồng máy phát điện, buồng bảng điện,
buồng đặt máy của thang máy, buồng đặt đồng hồ đo điện và các đường ống dẫn
.v.v.
Bể nước cho vòi phun nước chữa cháy được đặt ở tầng hầm 3. Các van
kiểm soát các vòi phun nước chữa cháy được đặt ở buồng kiểm soát hệ thống
chữa cháy tại tầng trệt.

Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 17


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II


Hai bộ máy bơm của vòi phun nước chữa cháy (một chạy bằng điện, một
chạy bằng diezen) và một máy bơm tăng áp sẽ được lắp cho hệ thống vòi phun
nước chữa cháy.
- Hệ thống báo cháy tự động và bằng tay
Hệ thống báo cháy tự động sẽ được lắp đặt theo quy định của Sở Công an
thành phố Hà Nội đáp ứng các tiêu chuẩn chống cháy của NFPA.
Hệ thống báo cháy tự động sẽ là hệ thống thông minh, có địa chỉ, sử dụng
công nghệ truyền dồn kênh để cảnh báo và kiểm soát toàn diện và linh hoạt cho
việc đảm bảo an toàn sinh mạng.
Điểm gọi điều khiển bằng tay sẽ được bố trí ở lối vào của mỗi cầu thang
thoát hiểm. Chuông báo động được lắp để đảm bảo mức âm tại bất cứ vị trí nào
bên trong công trình phải ≥ 65 dB (A) hoặc cao hơn 5 dB (A) so với mức âm
thông thường. Tối thiểu có 1 chuông báo động chịu được thời tiết được lắp ở
ngoài nhà.
- Hệ thống màn nước ngăn chia khoang cháy
Hệ thống màn nước ngăn chia khoang cháy được lắp đặt để ngăn chia
khoang cháy cho khu đỗ xe ở tầng hầm. Hệ thống màn nước ngăn chia khoang
cháy bao gồm bể nước dùng cho màn nước ở tầng hầm 3, van màn chắn nước,
các họng phun của màn chắn nước, các vòi phun thử nghiệm, đầu vòi và mạng
đường ống. Cấp nước được lấy từ cùng một đường ống cấp nước đến cho hệ
thống trụ cứu hỏa và chảy trực tiếp vào bể nước dùng cho màn nước ở tầng hầm
3. Hai máy bơm của hệ thống màn nước ngăn chia khoang cháy (1 cái hoạt động
thường xuyên và 1 cái dự phòng) và 1 máy bơm tăng áp được lắp đặt và hút
nước để nạp cho toàn bộ hệ thống màn nước ngăn chia khoang cháy thông qua
van màn chắn nước. Công suất dòng của hệ thống màn nước ngăn chia khoang
cháy được duy trì không nhỏ hơn 10 lít/phút/m2 của ô trống. Dung tích của bể
nước của hệ thống màn nước ngăn chia khoang cháy sẽ chứa đủ nước để hệ
thống hoạt động tối thiểu 30 phút.
d) Hệ thống điều hòa
Với vị trí tòa nhà ở trung tâm Hà Nội, khu vực có đặc điểm khí hậu nhiệt

đới gió mùa, nhiệt độ tương đối cao nên dự án sẽ sử dụng máy làm lạnh bằng
Dự án sẽ bố trí máy làm lạnh kết hợp để phục vụ cho toàn bộ công trình.
Phụ tải lạnh dự kiến của công trình là 2000 RT (7032 KW). Dự kiến lắp 3 máy
làm lạnh bằng nước loại 550 RT và 1 máy làm lạnh bằng nước loại 350 RT ở
tầng hầm 3. Ngoài ra sẽ lắp 2 máy bơm nhiệt loại 800 KW được dùng để cung
cấp nước nóng cho cả hai loại đường ống nước cho sinh hoạt và đường ống
nước sưởi ấm, phục vụ cho tòa nhà cũng như cho đường ống nước được làm
lạnh. Máy bơm nhiệt sẽ có chức năng như máy làm lạnh dự phòng dựng cho các
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 18


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

phụ tải lạnh ban đêm, và dùng cho máy sưởi sơ bộ khu ngoài nhà trong mùa
Đông.
e) Hệ thống thang máy
Hệ thống thang máy của tòa nhà được thiết kế theo Quy cách Kỹ thuật
Tiêu chuẩn Anh Quốc, và Hướng dẫn CIBSE D (Hệ thống giao thông công
trình) đảm bảo các yêu cầu:
- Khoảng thời gian chờ thang máy trung bình của hành khách: Khối văn
phòng: 30-40s.
- Hiệu suất vận chuyển của hệ thống thang máy tính trong mỗi phút cao
điểm: Khối văn phòng: 10-15%.
f) Hệ thống điện
Công trình dùng điện 3 pha 1 trung tính 380/220V. Điện áp thiết bị dùng
điện 380/220V.
Nguồn điện lấy trực tiếp từ trạm biến áp 22/0.4 KV – 2x1500 KVA xây
mới của khu vực qua tuyến cáp ngầm hạ áp cấp đến tủ điện tổng của toàn công

trình.
Tủ điện tổng của toàn công trình đặt ở tầng hầm 1 tại vị trí trên hình vẽ.
g) Hệ thống thông gió
Ngoài hệ thống điều hòa không khí cần thiết phải thiết kế hệ thống cấp
không khí tươi, hệ thống thông gió hút khu vệ sinh, và thông gió tầng hầm.
- Hệ thống cấp không khí tươi: Được bố trí quạt cấp khí tươi thổi vào hầm
trần, quạt này hút không khí sạch bên ngoài thổi thẳng vào khu vực cần điều
hòa. Lưu lượng không khí tươi cấp cho không gian cần điều hòa phụ thuộc vào
số lượng người sống và làm việc và phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, đối với
công trình lựa chọn cung cấp lượng gió tươi là 20-30 m 3/h.ng. Đường ống dẫn
không khí tươi được chế tạo bằng tôn tráng kẽm đảm bảo tiêu chuẩn, tiêu chuẩn
TCXD 323 của Bộ Xây dựng ngoài ra hệ thống phải được thiết kế van điều
chỉnh lưu lượng và van dập lửa đảm bảo lưu lượng không khí tới các máy và
tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy.
- Hệ thống thông gió khu vệ sinh: Mỗi khu vực WC được thiết kế 01 miệng
hút khí, các khu WC được hút cục bộ qua quạt ốp mái.
- Hệ thống thông gió tầng hầm được thực hiện nhờ quạt trục với lưu lượng
không khí tính toán theo hệ số trao đổi không khí đảm bảo tiêu chuẩn cho phép
là từ 6-9 trao đổi trong 1h thông qua hệ thống ống gió và cửa gió đẩy không khí
ra ngoài nhà.
h) Hệ thống thoát nước
Trong quá trình thi công
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 19


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

+ Nước thải đã qua xử lý được thoát ra cống thoát nước thải chung khu vực.

+ Nước mưa được thu gom vào hệ thống rãnh thoát nước hố ga của công
trình sau đó thoát ra hệ thống thoát nước mưa của khu vực.
Trong quá trình đi vào hoạt động
- Đối với nước thải sinh hoạt
Nước thải sau quá trình sử dụng sẽ được phân luồng và tiêu thoát qua 2 hệ
thống thoát nước. Nước thải từ các khu vực trong tòa nhà sẽ qua hệ thống xử lý
nước thải sinh hoạt (phương pháp sinh học) đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B
trước khi đổ ra hệ thống thoát nước chung của Thành phố.
Hệ thống thoát nước trong nhà được phân làm hai phần, thoát nước phần
nổi và thoát nước cho phần ngầm của công trình.
Phần nổi: Chia làm 3 tuyến riêng biệt.
+ Tuyến thoát nước bẩn: Gồm có thoát nước từ các xí, tiểu. Nước từ tuyến
thoát nước bẩn được đi qua hệ thống xử lý trong công trình trước khi thoát vào
mạng lưới thoát nước Thành Phố.
+ Tuyến thoát nước thải: Gồm có thoát nước sàn, lavabo. Nước từ tuyến
thoát nước thải được xử lý trước khi thoát vào mạng lưới thoát nước Thành phố.
+ Tuyến thoát nước khu chế biến thức ăn: Nước từ tuyến thoát nước khu
chế biến thức ăn cũng được xử lý trước khi thoát vào mạng lưới thoát nước thải
Thành phố.
Trên các ống đứng của các tuyến thoát nước có bố trí các nút giảm tốc,
họng kiểm tra, mối nối… cứ 3 tầng thì bố trí một họng thông tắc và thông hơi
cho ống đứng.
Các ống nhánh nối với ống đứng được lấy theo độ dốc của tiêu chuẩn
được nêu ở trên.
- Đối với nước mưa chảy tràn
Nước mưa từ các mái, sân thượng, ban công được thu vào các ống đứng,
nước từ các ống đứng chảy thẳng vào hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà và
được dẫn vào mạng lưới thoát nước mưa Thành phố.
Nước ngưng từ các máy điều hòa không khí thoát chung vào hệ thống
thoát nước mưa.

Phễu thu nước mái có lắp đặt cầu chắn rác.
Lưu lượng thoát nước mái được tính theo công thức sau:
Q=k*F*q5/10.000(1/s).
Q: lưu lượng nước mưa. (1/s).
F: Diện tích tính toán: m2.
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 20


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

K: hệ số lấy bằng 2.
q5: Cường độ mưa l/s.ha tính cho cho địa phương có thời gian mưa
5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm.
- q5=484,6 l/s.ha.
- F: diện tích tính toán thu nước.
- N≥Q/50.
- N: Số ống đứng thoát mưa.
- Q: Lưu lượng nước mưa tính toán.
- 50: Lưu lượng tính toán cho một ống đứng D160.
Vị trí các ống đứng thoát nước mái xem bản vẽ mặt bằng cấp thoát nước
của khối nhà.
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu chính của tòa nhà
TT

Nội dung

Diện tích
(m2)


Tỷ lệ
(%)

1

Tổng diện tích khu đất

4.000

100%

2

Diện tích đất sân vườn cây xanh đường nội bộ

2.203

55,1%

3

Diện tích xây dựng

1.797

44,9%

4


Diện tích sàn sử dụng

22.230

5

Tổng diện tích sàn xây dựng (không kể tầng hầm và tầng kỹ thuật)

34.200

6

Mật độ xây dựng

44,9%

7

Hệ số sử dụng đất

8,55 lần

8

Số tầng cao (không kể tầng hầm và tầng kỹ thuật)

29 tầng

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo dự án Đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm
toán Nhà nước cơ sở II)


i) Hệ thống thu gom chất thải rắn của tòa nhà
Rác thải từ các tầng của tòa nhà, sau khi được thu gom vào các thùng rác
có dung tích nhỏ đặt tại khối văn phòng, khu hành lang, sẽ được đổ vào hệ thống
thu gom tập trung của tòa nhà. Hệ thống thu gom rác thải rắn tập trung của tòa
nhà được sử dụng ở đây là bằng đường ống. Đường ống được thiết theo tiết diện
hình tròn có đường kính 900mm, cấu tạo bằng thép không rỉ. Tại mỗi tầng của
tòa nhà có một cửa đổ rác, rác sau khi đổ vào đường ống sẽ được thu gom vào
các xe rác có dung tích 1,5m 3 và sẽ được công ty môi trường đô thị Hà Nội
(URENCO) đến vận chuyển đi xử lý vào cuối ngày. Sơ đồ đường ống thu gom
rác của tòa nhà được thể hiện ở hình 1.1.

Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 21


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

Cửa đổ rác
ở các tầng

Rác
thải
Xe rác

Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo ống thu rác của tòa nhà
1.4.3.4. Trang thiết bị kỹ thuật toà nhà

a) Thiết bị công trình

Công trình thuộc thể loại văn phòng làm việc cao tầng: Có quy mô 29
tầng. Do vậy, việc đầu tư đồng bộ các trang thiết bị công trình là rất cần thiết
nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng, an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường…Công
trình cần được trang bị các thiết bị sau:
- Thang máy;
- Hệ thống điều hòa không khí;
- Hệ thống PCCC;
- Hệ thống thông tin liên lạc và camera giám sát;
- Máy bơm cấp nước sạch sinh hoạt và máy bơm (BMS);
- Hệ thống truyền hình cáp;
- Máy phát điện dự phòng;
- Trạm biến áp;
- Hệ thống kiểm soát an ninh;
- Hệ thống quản lý tòa nhà.
b) Thiết bị nội thất văn phòng
- Hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hội trường;
- Bàn ghế, nội thất cho hội trường và các phòng họp;
- Bàn ghế làm việc cho cán bộ, nhân viên…;
- Thiết bị nhà bếp, nhà ăn, thiết bị dung cụ khác.
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 22


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

1.4.3.5. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật

a) San nền
Địa hình khu đất xây dựng tương đối bằng phẳng, cốt cao độ theo quy hoạch.

b) Hệ thống giao thông
Khu đất công trình tiếp giáp với 2 trục đường giao thông đang thi công:
- Phía Tây Bắc: Trục đường giao thông hướng đi Phạm Hùng. Đây là
đường 1 chiều, có mặt cắt đường rộng 40m, ở giữa có mương thoát nước.
- Phía Tây Nam: Trục đường giao thông hướng đi đường Trần Duy Hưng.
Đây là đường 2 chiều, có mặt đường rộng 30m.
c) Hệ thống cấp, thoát nước
- Hệ thống cấp nước sạch: Theo quy hoạch, công trình lấy nước từ hệ thống
cấp nước chung của khu vực.
- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải:
+ Nước thải đã qua xử lý được thoát ra cống thoát nước thải chung khu vực.
+ Nước mưa được thu gom vào hệ thống rãnh thoát nước hố ga của công
trình sau đó thoát ra hệ thống thoát nước mưa của khu vực.
d) Hệ thống cấp điện
Nguồn điện được lấy từ hệ thống cấp điện chung của khu vực qua trạm
biến áp và cấp cho toàn bộ công trình.
e) Hệ thống thu gom, lưu giữ rác thải sinh hoạt
- Xây dựng lán trại tạm cùng với nhà vệ sinh di động, hệ thống cấp thoát
nước tạm thời, tránh tình trạng để nước tù đọng, đảm bảo vệ sinh môi trường
cho công nhân và cán bộ.
- Có thùng đựng rác sinh hoạt cho từng lán trại, thu gom và xử lý rác thải
theo đúng quy định về vệ sinh môi trường, hợp đồng với đơn vị thu gom rác thải
trong khu vực.
1.4.3.6. Giải pháp thiết kế kết cấu công trình

a) Đặc điểm quy mô công trình
Dự án đầu tư xây dựng “Trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà nước cơ sở II”
gồm 29 tầng nổi (cao H1=121.2m) và 03 tầng hầm (sâu H2=10.35m); kích thước
axb=82.0x46.5m.
Quy mô công trình là nhà nhiều tầng, dùng giải pháp nhà khung-giằng Bê

tông cốt thép (BTCT) toàn khối thi công theo phương pháp thông thường.
b) Giải pháp kết cấu cho từng bộ phận của công trình
- Phần ngầm:
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 23


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

Phần ngầm công trình được thiết kế dựa trên báo cáo khoan khảo sát địa
chất do chủ đầu tư cung cấp. Do công trình thuộc dạng CT nhiều tầng, hệ lưới
cột khá lớn, tải trọng tại chân cột và vách rất lớn nên dùng giải pháp móng cọc
khoan nhồi BTCT. Công trình có 03 tầng hầm nên dùng hệ tường vây barrett giữ
ổn định cho thành hố đào và tham gia chịu một phần tải đứng của công trình.
Do công trình có 03 tầng hầm, chiều sâu hố đào lớn nên trong biện pháp
thi công đề nghị đơn vị thi công phải có biện pháp thi công hợp lý để đảm bảo
an toàn cho công trình. Đơn vị tư vấn thiết kế kiến nghị phương án thi công topdown, tóm tắt trình tự như sau:
+ Thi công tường Barrette và cọc nhồi, đặt sẵn thép hình;
+ Đào đất đến đáy tầng hầm 1, thi công hệ dầm sàn tầng hầm 1;
+ Đào moi đất đến đáy tầng hầm 2, thi công hệ dầm sàn tầng hầm 2;
+ Đào moi đất đến đáy tầng hầm 3; thi công đài cọc, cột, dầm, sàn tầng hầm
3, thi công đường dốc;
+ Khi BT đạt cường độ thiết kế tháo dỡ hệ cột thép hình;
+ Thi công các phần tiếp theo.
- Phần thân:
Chọn hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) được tạo ra bằng sự
kết hợp hệ khung và hệ vách cứng.
Do là trụ sở làm việc nên công trình là nơi tập trung số lượng lớn người ở
và sinh hoạt, yêu cầu tính động đất cũng được xét đến. Chiều cao công trình khá

lớn nên tải trọng ngang và lực xoắn lớn, vì vậy hệ vách - cột được bố trí mở
rộng theo chu vi nhà tạo ra sự chắc chắn, an toàn cho công trình. Hệ khung thiết
kế để chịu tải trọng thẳng đứng. Sự phân rõ chức năng này là tiền đề để tối ưu
hóa các cấu kiện, giảm bớt kích thước cột, dầm, đáp ứng được yêu cầu của kiến
trúc.
Do chiều dài công trình L = 82m và không tách khe nhiệt nên để tránh
ảnh hưởng của việc phát sinh ứng suất phụ do nhiệt độ sinh ra khi đổ bê tông và
sự chênh lệch nhiệt độ môi trường nên cần có biện pháp thi công hợp lý. Phần
sàn chung đế bắt đầu từ sàn tầng hầm 1 đến hết sàn tầng 6 được thi công thành
02 khu riêng biệt. Khu 1 từ trục 1 đến trục 7, khu 2 từ trục 8 đến trục 12; bỏ lại
đoạn từ trục 7 đến 8 sẽ tiến hành thi công sau khi các cấu kiện ở 2 khu đã đổ bê
tông xong sau khoảng thời gian ít nhất 02 tháng. Trong quá trình thi công nối 2
khu trên cần có biện pháp bảo vệ thép chờ tránh cho thép bị hoen gỉ.
c) Cơ sở tính toán thiết kế
• Tiêu chuẩn thiết kế
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 24


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước cơ sở II

Quá trình tính toán, thiết kế phải tuân theo các quy định trong các tiêu
chuẩn Việt Nam (TCVN). Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, phần mềm áp dụng và các
điều kiện thiết kế, cụ thể:
- TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động.
- TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió
theo TCVN 2737-1995.
- TCXD 205-1998: Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD 206-1998: Cọc khoan nhồi - yêu cầu về chất lượng thi công.

- TCXD 45:78: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
- TCXD 198-1997: Nhà cao tầng - Thiết kế và cấu tạo BTCT toàn khối.
- TCVN 356-2005: Kết cấu bê tông và bêtông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết
kế.
- TCXD 338-2005: Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD 375-2006: Thiết kế công trình chịu động đất.
- TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy
phạm thi công và nghiệm thu.
- TCVN 5573-1991: Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép - Tiêu chuẩn thiết
kế.
- TCVN 7959-2008: Block Bê tông khí chưng áp.
- Phần mềm tính toán kết cấu ETABS, các phần mềm tiện ích khác như
Excel, AutoCad…
- Tiêu chuẩn Anh (BS 8110-97).
- Tiêu chuẩn Mỹ (CSA A23.3 94).
- Các Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan, căn cứ
vào hồ sơ thiết kế kiến trúc, hồ sơ thiết kế của các bộ môn kỹ thuật: điện,
nước, điều hòa thông gió…
• Vật liệu sử dụng
Phần ngầm
- Bê tông cọc nhồi mác 300 (cấp bền B22.5), Rb=130kg/cm2.
- Bê tông đài cọc và giằng móng mác 450 (cấp bền B35), Br=195kg/cm2.
- Thép cọc nhồi dùng CII (hoặc AII): Rs=2800kg/cm2.
- Thép đài cọc và dầm móng dùng CI (hoặc AI), CII (hoặc AII), CIII (hoặc
AIII):
+ Thép CI (hoặc AI): D<10: Rs=2250 kg/cm2.
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ môi trường

Trang 25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×