Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) BỀN VỮNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.81 MB, 179 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÂM THÁI XUYÊN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN
NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) BỀN VỮNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÂM THÁI XUYÊN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN
NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) BỀN VỮNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRƯƠNG HOÀNG MINH
2011
i
LỜI CẢM TẠ
Trước hết xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Trà
Vinh, Ban Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Đại Dương, Khoa
Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên
cứu nâng cao trình độ trong thời gian qua.
Xin cảm ơn tất cả các thầy cô trong Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học
Cần Thơ đã dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian học tập. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giáo viên hướng dẫn -
Tiến sĩ Trương Hoàng Minh đã dìu dắt, động viên cũng như truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết


luận văn.
Xin cảm ơn các cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre đã cung cấp
cho tôi số liệu để tôi hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn các giảng viên Trường
Đại học Bạc Liêu, Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Cà Mau, Trường Cao
đẳng kinh tế kỹ thuật Cần Thơ, Trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng,
Trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang, Trường Trung cấp nghề Kiên Giang
đã góp những thông tin quý báu. Xin cảm ơn đến các chuyên gia tư vấn và
chứng nhận tiêu chuẩn như Nguyễn Trọng Hưng (Qualisupport), Nguyễn Đình
Huynh và Nguyễn Hồng Ngọc Trân (Qualiservices), Võ Đức Gia và Lê Văn
Bằng (SGS), Nguyễn Khắc Hiếu (TUV), Nguyễn Đức Thịnh (TMT). Xin cảm
ơn các công ty, các trang trại nuôi tôm và bà con nuôi tôm tại các tỉnh Cà
Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình
phỏng vấn thông tin. Xin cảm ơn ông Nguyễn Hữu Thành – Tổng Giám đốc
Công ty Cổ phần Thực phẩm Đại Dương đã tạo điều kiện về mặt thời gian và
công việc từ đó giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Cảm ơn tất cả anh, chị, em lớp Cao học Nuôi trồng Thuỷ sản khoá 15,
Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Cần Thơ luôn sẵn lòng hỗ trợ tôi trong lúc
học tập và thực hiện đề tài.
Sau cùng là lòng biết ơn đến gia đình, những người thân, bạn bè và đặc
biệt là Thạc sĩ Lâm Thị Ngọc Trân (vợ) và Lâm Thái Tuấn Kiệt (con trai) đã
động viên, tạo điều kiện thuận lợi cũng như cho tôi niềm tin để hoàn thành tốt
chương trình học này.
ii
TÓM TẮT
Một đánh giá về nuôi tôm sú (Penaeus monodon) đạt và chưa đạt chứng
nhận ở ĐBSCL đã được thực hiện từ tháng 05-12/2010 tại các tỉnh Cà Mau, Bạc
Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre. Tổng số 72 trại nuôi tôm theo các tiêu
chuẩn chứng nhận và 76 hộ dân nuôi tôm thông thường đã được khảo sát. Bên
cạnh đó, 8 cán bộ quản lý Ngành thủy sản, 6 giảng viên chuyên Ngành NTTS, 7

chuyên gia tư vấn cấp chứng nhận nuôi tôm sú đạt chuẩn và 5 doanh nghiệp vừa
nuôi tôm và chế biến tôm xuất khẩu cũng đã được phỏng vấn.
Kết quả cho thấy, có năm hình thức chứng nhận cho nuôi tôm sú gồm:
tôm sinh thái, Viet GAP, BMP, BAP và Global GAP đang được chứng nhận cho
nuôi tôm sú ở ĐBSCL, trong đó nuôi tôm sinh thái đã được thực hiện lần đầu tiên
vào năm 2001 tại tỉnh Cà Mau. Chứng nhận BAP đã được thực hiện từ năm 2005
và hiện nay có 5 trại nuôi đạt chứng nhận đang có hiệu lực. Một trại nuôi đạt
chứng nhận Global GAP vào tháng 01/2010. Một số trại nuôi theo tiêu chuẩn
Viet GAP được áp dụng nhưng chưa được cấp chứng nhận. Nuôi tôm sú theo tiêu
chuẩn BMP vẫn chưa được thực hiện ở Việt Nam. Các trại nuôi tôm sú đạt chuẩn
tôm sinh thái, Global GAP, BAP, Viet GAP tuân thủ không sử dụng thuốc, hóa
chất cấm và kháng sinh; chính sách an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an toàn
vệ sinh thực phẩm và đáp ứng tốt việc truy suất nguồn gốc sản phẩm, trong khi
các trại nuôi tôm thông thường chưa tuân thủ các tiêu chí này. Hiệu quả sản xuất
của các trại nuôi tôm đạt chứng nhận cao hơn so với các trại nuôi chưa đạt chuẩn.
Giá tôm bán ra từ các trại nuôi đạt chứng nhận cao hơn 7%, giá thành sản xuất
70.825 đồng/kg thấp hơn 7.167 đồng/kg và tỷ suất lợi nhuận cao hơn 87,1% so
với các trại nuôi chưa đạt chứng nhận. Nhận thức của “4 nhà” đồng tình với việc
áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận trong nuôi tôm sú. Giải pháp chính phát triển
nghề nuôi tôm trong thời gian tới ở ĐBSCL là hình thành các đơn vị hợp tác như
tổ hợp tác và hợp tác xã để thực hiện nuôi tôm đạt tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế.
Từ khóa: BAP, BMP, chứng nhận, ĐBSCL, GAP, Global GAP, Penaeus
monodon, tôm sinh thái, tôm sú.
iii
ABSTRACT
An assessment on certified and non-certified standards for black tiger shrimp
(Penaeus monodon) farming in the Mekong Delta was carried out from May to
December 2010 in Ca Mau, Bac Lieu, Kien Giang, Soc Trang and Ben Tre
provinces. Total of 72 certified shrimp farms and 76 non-certified shrimp
farms were interviewed in this study. In addition, 8 aquaculture provincial

managers, 6 aquaculture lecturers, 7 experts in standardized certifying for
shrimp farms and 5 shrimp farming and processing companies were also
investigated through the study.
As the result, five kinds of Certification for standardized shrimp production
including organic shrimp, Viet GAP, BMP, Global GAP, BAP, of which
organic shrimp has certified firstly since 2001 in Ca Mau province. BAP
Certification has been applied since 2005 and 5 certified shrimp production
companies at present. Only one shrimp farming company has obtained the
standard of Global GAP Certification in Jan 2010. Some shrimp farms have
applied Viet GAP, but not yet certified. BMP Certification has not been
applied in Vietnam. Certified shrimp farms for organic label, Global GAP,
BAP, Viet GAP meet strictly criteria for certifying such as no using antibiotics
and banning chemicals, labor security, environmental protection, food sanitary
security and tracebility. Meanwhile, non-certified shrimp farms have not met
the mentioned criteria. Production effect of certified shrimp farms and benefit
per cost are higher 7% and 87.1% respectively, and production cost (70,825
VND/kg of shrimp) is lower 7,167 VND/kg than that in non-certified shrimp
farms. The awareness of “4 groups of key person” (farmers, administrators,
scientists and businessmen) sympathizes for application of these standardized
Certifications for shrimp farming. Main solution for further shrimp farming in
the Mekong Delta that is establishing shrimp farming groups and cooperatives
to apply these international Certifications.
Key words: BAP, BMP, certification, Mekong Delta, GAP, Global GAP,
Penaeus monodon, organic shrimp, tiger shrimp.
iv
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất
cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Cà Mau, ngày 11 tháng 02 năm 2010

Lâm Thái Xuyên
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
ABSTRACT iii
CAM KẾT KẾT QUẢ iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu tổng quát 2
1.3 Nội dung của đề tài 3
Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Tổng quan tình hình nuôi thủy sản trên thế giới 4
2.2 Tổng quan tình hình nuôi thủy sản Việt Nam và ĐBSCL 10
2.3 Các xu hướng nuôi thủy sản hiện nay 20
Phần 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 Thời gian và địa điểm nghiêu cứu 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu 34
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
4.1 Tổng quan tình hình nuôi tôm sú được chứng nhận ở các tỉnh ĐBSCL 37
4.1.1 Chứng nhận tôm sinh thái 38
4.1.2 Chứng nhận BAP 40
4.1.3. Chứng nhận Viet GAP 43
4.1.4 Chứng nhận Global GAP 44
4.1.5 Trang trại tôm sú sạch Sáu Ngoãn Bạc Liêu – Việt Nam 45
4.1.6 Chứng nhận BMP 45

4.2. Phân tích quy trình cấp chứng nhận tôm sú nuôi ở ĐBSCL 46
4.2.1 Quy trình cấp chứng nhận tôm sinh thái 46
4.2.2 Quy trình cấp chứng nhận BAP 52
4.2.3 Quy trình cấp chứng nhận Global GAP 55
4.2.4 Quy trình cấp chứng nhận trang trại nuôi tôm sú sạch 57
4.3 Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm sú được và chưa
được cấp chứng nhận. 60
4.3.1 Hiện trạng về kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm rừng thông
thường và tôm rừng sinh thái 60
4.3.2 Khía cạnh về kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh
theo tiêu chuẩn chứng nhận 76
4.4 Phân tích nhận thức và vai trò của “4 nhà” đối với các mô hình nuôi tôm sú
chứng nhận ở các tỉnh ĐBSCL 94
4.4.1 Điểm mạnh (S) 94
4.4.2 Điểm yếu (W) 95
4.4.3 Cơ hội (O) 96
4.4.4 Thách thức (T) 96
4.5 Định hướng - đề xuất phát triển 98
4.5.1 Kỹ thuật nuôi tôm 98
4.5.2 Kinh tế-xã hội 98
4.5.3 Môi trường 98
vi
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 100
5.1 Kết luận 100
5.2 Đề xuất 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC A: BIỂU MẪU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ 115
PHỤ LỤC B: SỐ LIỆU GỐC 124
PHỤ LỤC C: BẢNG XỬ LÝ THỐNG KÊ CỦA CÁC MÔ HÌNH 145
vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng NTTS phân theo khu vực năm 2000-2008 12
Bảng 2.2: Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2008 và 2009 12
Bảng 2.3: Diện tích nuôi tôm sú các tỉnh ĐBSCL từ 2007-2010 15
Bảng 2.4: Sản lượng tôm sú các tỉnh ĐBSCL từ 2001-2008 16
Bảng 2.5 Tình hình chứng nhận BAP trên thế giới 28
Bảng 4.6: Các trại nuôi tôm ở ĐBSCL được cấp chứng nhận nuôi tôm sú 37
Bảng 4.7: Tình hình chứng nhận tôm sinh thái ở ĐBSCL 38
Bảng 4.8: Các công ty đạt chứng nhận BAP ở ĐBSCL 41
Bảng 4.9: Trại tôm ở ĐBSCL được cấp chứng nhận BAP từ 2005 - nay 42
Bảng 4.10: Kết quả áp dụng Viet GAP ở các tỉnh nuôi tôm sú ĐBSCL 44
Bảng 4.11: Các bước thực hiện chứng nhận tôm sinh thái 48
Bảng 4.12: Quy trình cấp chứng nhận BAP 53
Bảng 4.13: Quy trình cấp giấy chứng nhận Global GAP 55
Bảng 4.14: Chi phí đăng ký làm Global GAP 57
Bảng 4.15: Thông tin chung về mô hình nuôi tôm rừng và tôm sinh thái 61
Bảng 4.16: Diện tích nuôi thủy sản của mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 62
Bảng 4.17: Thông tin về cải tạo ao ở mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 63
Bảng 4.18: Thông tin về con giống ở mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 64
Bảng 4.19: Hoạt động ương tôm giống ở mô hình nuôi tôm rừng TT và ST 65
Bảng 4.20: Chế độ thay nước ở mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 66
Bảng 4.21: Sử dụng hóa chất, thuốc phòng trị bệnh 67
Bảng 4.22: Thu hoạch, năng suất và tiêu thụ của mô hình nuôi TT và ST 69
Bảng 4.23: Cơ cấu chi phí mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 70
Bảng 4.24: Thu nhập từ mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 72
Bảng 4.25: Một số ý kiến của người dân 75
Bảng 4.26: Thông tin tổng quát các trại nuôi tôm khảo sát 76
Bảng 4.27: Thông tin thiết kế công trình và mùa vụ thả nuôi 78
Bảng 4.28: Nguồn tôm giống và mật độ nuôi 81
Bảng 4.29: Thức ăn và chế độ thay nước 82

Bảng 4.30: Các chỉ tiêu môi trường 83
Bảng 4.31: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu nước thải 83
Bảng 4.32: Thông tin về sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm 84
Bảng 4.33: Khả năng đáp ứng các tiêu chí tiêu chuẩn BAP của trại nuôi tôm 85
Bảng 4.34: Năng suất, giá bán và nơi tiêu thụ 88
Bảng 4.35: Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi thâm canh tôm sú TC và TT. 89
Bảng 4.36: Một số ý kiến của các trại nuôi theo TC và TT 93
Bảng 4.37: Phân tích SWOT 97
Bảng 4.38: Định hướng và đề xuất phát triển 99
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sản lượng tôm sú thế giới 6
Hình 2.2: Diễn biến sản lượng tôm sú và tôm thẻ thế giới 1991-2006 8
Hình 2.3: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 2005-6/2010 13
Hình 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam từ 2005-2009 14
Hình 2.5: Năng suất tôm sú các tỉnh ĐBSCL từ 2001-2008 16
Hình 2.6 : Một số tổ chức chứng nhận Global GAP tại Việt Nam 25
Hình 2.7: Logo BAP 2 sao, 3 sao và 4 sao 28
Hình 4.8:Chứng nhận tôm sinh thái cấp cho Seanamico 39
Hình 4.9: Trại nuôi tôm đầu tiên châu Á đạt chứng nhận BAP 43
Hình 4.10: Mẫu giấy chứng nhận GAP của công ty Mỏ Ó và Vĩnh Thuận 44
Hình 4.11: Chứng nhận Global GAP của công ty Minh Phú-Kiên Giang 45
Hình 4.12 : Sơ đồ tổ chức dự án tôm sinh thái Camimex 50
Hình 4.13: Quy trình chứng nhận sáng chế, giải pháp hữu ích 58
Hình 4.14: Tỷ lệ số hộ xuất hiện các loại bệnh tôm ở mô hình TT và ST 68
Hình 4.15 Năng suất tôm sú ở mô hình nuôi tôm rừng TT và ST 70
Hình 4.16 Cơ cấu chi phí biến đổi của mô hình nuôi tôm rừng TT và ST 71
Hình 4.17 Cơ cấu thu nhập của mô hình nuôi tôm rừng TT và ST 72
Hình 4.18. Lợi nhuận của mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 73
Hình 4.19 Cơ cấu chi phí biến đổi của các trại nuôi tôm theo tiêu chuẩn 91

Hình 4.20 Cơ cấu chi phí biến đổi trại nuôi tôm theo TC và TT 91
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASC: Aquaculture Stewardship Council
BAP: Best Aquacultural Practices
BIM: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long
BMP: Better management practices
Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn
Camimex: Công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau
CASEP: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Cà Mau
CSHTT: Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
dl: dương lịch
ĐVT: Đơn vị tính
EurepGAP: Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của Hiệp hội các nhà bán
lẻ Châu Âu
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc
GAA: Global Aquaculture Alliance
GAP: Good Aquaculture Practices
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GGN: Global GAP Number
Global GAP: Global Good Aquaculture Practices
ICS: Hệ thống kiểm soát nội bộ
IMO: Viện Thị trường sinh thái
ISO: International Organization for Standardization
Kim Lộc: Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Kim Lộc
LNT 184: Lâm Ngư Trường 184
Minh Phú: Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
MPEDA: The Marine Products Export Development Authority.
NACA: The Network of Aquaculture Centres in Asia-Pacific.

NAFIQAVED: Cục Quản lý Chất lượng, An toàn Vệ sinh và Thú y Thuỷ sản
NCNTTS: Nghiên cứu NTTS
NGO: Tổ chức phi chính phủ
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
PCR: Polymerase Chain Reaction
QCCT: Quảng canh cải tiến
QCS: Quality Certification Services
x
QS: Công ty Qualiservice
Seanamico: Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Năm Căn
SIPPO: Cơ quan Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ
ST: Tôm sinh thái
TAN: Total ammonia nitrogen
Tây Nam: Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Tây Nam
TC: Tiêu chuẩn chứng nhận
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TT: Tôm thông thường
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
VASEP: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Viet GAP: Thực hành nuôi thủy sản tốt (GAP) ở Việt Nam
Vĩnh Thuận: Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vĩnh Thuận
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới
1
Phần 1:
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã góp phần
tạo nên một hình ảnh Việt Nam với các nước và bạn bè quốc tế. Năm 2004,
lần đầu tiên Việt Nam nằm trong tốp 10 nước có sản lượng nuôi trồng thủy sản

hàng đầu thế giới (FAO, 2005), sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt
trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ (ABS, 2010). Kim ngạch xuất khẩu thủy
sản Việt Nam đạt 4,5 tỷ USD vào năm 2008 (Tổng cục Hải Quan, 2010a) và
4,3 tỷ USD 2009 (Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề
muối, 2010). Một trong những ngành hàng đóng góp cho thành công của thủy
sản Việt Nam phải kể đến đầu tiên là tôm sú. Tôm sú (Penaeus monodon) đã
trở thành đối tượng nuôi quan trọng của nhiều tỉnh thông qua hoạt động sản
xuất giống, nuôi thương phẩm, cung cấp dịch vụ thuốc thú y thủy sản, thu
mua, chế biến xuất khẩu, mang lại thu nhập và nâng cao đời sống người dân.
Nuôi tôm sú đã có bước đột phá khá thành công và đi vào lịch sử ngành thủy
sản Việt Nam. Sau 7 năm (2000 – 2007) chuyển đổi loại hình sử dụng đất
nông nghiệp theo Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, nuôi tôm sú
đã vươn lên giữ vị trí quan trọng số 1 trong ngành thủy sản Việt Nam cả về
quy mô sản xuất, kinh doanh và sử dụng khai thác hiệu quả tài nguyên đất,
nước, lao động cũng như huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển nuôi,
chế biến và dịch vụ nuôi tôm đem lại hiệu quả khá cao (Trần Văn Nhường và
Bùi Thị Thu Hà, 2005; Nguyễn Duy Chinh, 2008).
Bên cạnh những thành công, người nuôi tôm đối mặt với những vấn đề
như môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng, nguồn tôm bố mẹ ngày càng
giảm chất lượng, ao nuôi bị thoái hóa, dịch bệnh…(Goldburg và Triplett,
1997). Người nuôi không ngừng sử dụng hóa chất để cải thiện các ảnh hưởng
trên, điều đó làm cho sản phẩm thu dễ bị nhiễm tạp chất, kháng sinh và môi
trường nuôi ngày càng suy thoái. Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông
thôn (2009), việc nhiễm kháng sinh và bơm chích tạp chất vào tôm đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến uy tín mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam, người nuôi
bị thiệt hại lớn, các nhà máy điêu đứng vì thiếu nguyên liệu và làm mất lòng
tin các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng.
Để khắc phục những tác động trên và hướng đến sự phát triển bền
vững, nhiều mô hình nuôi thủy sản mới đã được nghiên cứu và phát triển. Các
phương thức nuôi mới như nuôi thủy sản sạch, nuôi sinh thái, nuôi theo tiêu

chuẩn GAP, BAP, nuôi kết hợp, nuôi thân thiện môi trường… ngày càng được
nhiều quốc gia, nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân chuyên sản xuất, kinh
2
doanh và dịch vụ nghề nuôi, các tổ chức quản lý nghề nuôi…quan tâm ứng
dụng và phát triển. Mục đích là sản xuất ra sản phẩm thủy sản sạch, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của xã hội, bảo vệ được môi trường nuôi, môi trường
sinh thái không bị ô nhiễm, duy trì được nghề nuôi có hiệu quả bền vững (Hội
Nghề cá Việt Nam, 2007). Mặt khác, nhu cầu thủy sản nuôi sạch được chứng
nhận ngày càng tăng như nhu cầu tôm sinh thái ở Châu Âu, Mỹ…hay nhu cầu
tôm nuôi đạt chứng nhận BAP gần như là yêu cầu bắt buột để bán vào các siêu
thị lớn của Mỹ, hoặc thủy sản nuôi đạt chứng nhận Global GAP được các nhà
nhập khẩu Châu Âu, Nhật Bản… đòi hỏi các nhà cung cấp phải có. Đó là
những yêu cầu của thị trường vì sự an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng,
ngoài ra cũng là sự chia sẽ trách nhiệm của người tiêu dùng và người nuôi
trồng về bảo vệ môi trường và phát triển NTTS bền vững.
Tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực NTTS trọng điểm – ĐBSCL, các mô
hình phát triển nuôi tôm sú bền vững đã được thực hiện như tôm sinh thái,
Viet GAP, BAP, Global GAP… Đó là xu hướng phát triển chung của nghề
nuôi tôm sú ĐBSCL hay chỉ là phát triển cục bộ của một vài địa phương, một
vài doanh nghiệp và hiệu quả ra sao thì cần có những đánh giá cụ thể. Xuất
phát từ nhu cầu trên, đề tài “Đánh giá thực trạng ứng dụng các tiêu chuẩn
nuôi tôm sú (Penaeus monodon) bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long”
được đề xuất thực hiện.
1.2 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này nhằm phân tích tình hình nuôi tôm sú chứng nhận và
chưa được chứng nhận ở các tỉnh ĐBSCL làm cơ sở định hướng cho việc phát
triển nuôi tôm sú bền vững trong tương lai.
Các mục tiêu cụ thể:
i. Mô tả các tiêu chuẩn và quy trình chứng nhận áp dụng trên tôm sú;
ii. Phân tích được tình hình chứng nhận tôm sú nuôi ở ĐBSCL;

iii. So sánh hiệu quả kỹ thuật và tài chính giữa mô hình nuôi tôm sú
được chứng nhận và chưa được chứng nhận;
iv. Phân tích được nhận thức của “4 nhà” đối với việc chứng nhận tôm
sú nuôi ở ĐBSCL;
v. Đề xuất một số giải pháp khả thi cho định hướng nuôi tôm sú được
chứng nhận ở ĐBSCL.
3
1.3 Nội dung của đề tài
i. Tổng kết tình hình nuôi tôm sú được chứng nhận ở các tỉnh ĐBSCL
ii. Phân tích quy trình cấp chứng nhận tôm sú nuôi ở ĐBSCL
iii. Phân tích và so sánh hiệu quả kỹ thuật và tài chính giữa mô hình nuôi
tôm sú được chứng nhận và chưa chứng nhận theo hướng bền vững ở
ĐBSCL.
iv. Phân tích nhận thức và vai trò của “4 nhà” đối với các mô hình chứng
nhận tôm sú nuôi ở các tỉnh ĐBSCL.
4
Phần 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan tình hình nuôi thủy sản trên thế giới
Báo cáo về tình hình nghề cá và NTTS thế giới năm 2009 của FAO
khẳng định: nuôi trồng thủy sản sản xuất 47% thủy sản phục vụ con người,
cung cấp cho trên 2,9 tỷ người với mức trung bình tối thiểu trên đầu người
15% nhu cầu protein động vật (NACA, 2010). Tại châu Á và các nước
ASEAN, NTTS là một ngành sản xuất quan trọng, có tới hàng triệu người dân
tham gia. Thủy sản trở thành nguồn cung cấp nguồn Protein động vật chính
cho người dân (NACA, 2010). Tuy nhiên, NTTS cũng trở thành một ngành
đối mặt với nhiều thách thức lớn như gây ô nhiễm môi trường, phá hủy hệ sinh
thái tự nhiên và khó khăn lớn nhất là dịch bệnh.
Xét về phát triển NTTS, báo cáo FAO (2005 và 2009) cho thấy, sản
lượng NTTS của thế giới có xu hướng tăng dần theo thời gian, từ mức 30,6

triệu tấn vào năm 1998 lên đến 51,7 triệu tấn vào năm 2006. Trong đó, năm
2006 sản lượng nuôi thuỷ sản nội địa đạt 31,6 triệu tấn, chiếm 61,1% tổng sản
lượng NTTS thế giới, nuôi thuỷ sản biển đạt 20,1 triệu tấn, chiếm 38,9% giá
trị NTTS đạt khoảng 78,8 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng NTTS thế giới tăng
trung bình hơn 8%/năm. Châu Á sản xuất hơn 90% sản lượng NTTS thế giới
và hơn 90% sản lượng nuôi được đóng góp từ các hộ sản xuất quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, do sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và sự phát triển tự phát
của các hộ sản xuất nhỏ, trong khi không hiểu biết đầy đủ về xu hướng phát
triển của thị trường cho nên sản xuất của họ nhiều thử thách (NACA, 2010).
Xét về góc độ châu lục, từ năm 2002 - 2006 vùng Châu Á – Thái Bình
Dương chiếm 89,5 – 91,5 % tổng sản lượng NTTS thế giới và 77 - 82 % về giá
trị (FAO, 2005, 2007 và 2009). Năm 2005, Châu Á sản xuất được 2.112.167
tấn tôm, chiếm 88,5% sản lượng tôm toàn cầu, 11,5% sản lượng tôm còn lại
thuộc về Châu Mỹ (273.709 tấn) (Kongkeo, 2007). Theo báo cáo tình hình
NTTS thế giới năm 2006 của FAO, châu Á có đến 9 trong 10 quốc gia dẫn đầu
về NTTS, thứ tự các quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia,
Nhật, Việt Nam, Hàn Quốc, Bangladesh, Chile và Mỹ. Trung Quốc là quốc gia
có nghề nuôi thủy sản lớn nhất thế giới, liên tục dẫn đầu về sản lượng thủy sản
nuôi. Năm 2006, Trung Quốc đạt sản lượng NTTS cao nhất (từ năm 2000-
2006) chiếm 69,57 % sản lượng nuôi và 51,2 % về giá trị các mặt hàng thủy
sản được nuôi trồng trên thế giới (FAO, 2009). Ấn Độ cũng là quốc gia mạnh
về NTTS, sản lượng liên tục tăng, từ 1,94 triệu tấn năm 2000 đến năm 2006
sản lượng vượt mức 3,1 triệu tấn, tốc độ tăng trung bình 6%/năm (FAO, 2005
và 2009). Năm 2006, Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về giá trị thủy sản nhưng
5
về sản lượng Việt Nam đứng vị trí thứ 3, tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy
sản trung bình 17,6%/năm (FAO, 2009).
Năm 1950, lần đầu tiên FAO thống kê số liệu về sản xuất tôm trên thế
giới nhưng chỉ có số liệu tôm đánh bắt tự nhiên (Ronnback, 2002). Hiện nay,
tôm được nuôi tại hơn 50 quốc gia nhưng có tới 99% diễn ra tại các nước đang

phát triển, đặc biệt là ở châu Á và Mỹ La Tin (Parr và Grey, 2006). Ở châu Á,
tôm là đối tượng được nuôi từ nhiều thế kỷ trước với mật độ thấp, nuôi kết
hợp với cá hoặc nuôi luân canh trong ruộng lúa. Năng suất tôm nuôi rất thấp
và chủ yếu tiêu thụ trong nước. Đến giữa thập niên 1970, khi sản xuất tôm
giống nhân tạo thành công và chủ động cung cấp một lượng giống lớn thì nghề
nuôi tôm bắt đầu phát triển vượt bật và tăng trưởng nhanh chóng về sản lượng
(Pascal và Denis, 2002). Thêm vào đó, công nghệ nuôi không ngừng được
nghiên cứu, cải tiến và chuyển giao tạo tiền đề phát triển bùng nổ của ngành
công nghiệp nuôi tôm trong thập niên 1980 (Ronnback, 2002). Từ năm 1975,
ngành công nghiệp nuôi tôm chiếm 2,5% tổng sản lượng tôm thế giới và tăng
nhanh lên 30% vào những năm 1990. Ngành thương mại tôm chiếm 3-4% sản
lượng thủy sản toàn cầu nhưng chiếm 15% về giá trị (FAO, 1999). Khu vực
châu Á và Mỹ Latin chỉ sản xuất được 50.000 tấn vào giữa những năm 1970
tăng lên hơn 600.000 tấn vào năm 1988, với tốc độ tăng trưởng từ 20-
30%/năm. Trong suốt hơn một thập kỷ từ năm 1985-1995, tốc độ xây dựng
trại nuôi tôm trên thế giới đạt trên 400% (Pascal và Denis, 2002). Hiện nay,
tôm là sản phẩm trọng tâm của thương mại thủy sản toàn cầu, chiếm khoảng
1/5 về giá trị. Trước đây, phần lớn sản lượng tôm từ khai thác nhưng tôm nuôi
đã tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ 10%/năm trong thập kỷ qua và hiện tại
chiếm 1/3 sản lượng (Parr và Grey, 2006).
Nhìn ở góc độ lịch sử phát triển thì ba loài tôm sú, tôm thẻ Trung quốc
(Penaeus chinensis) và tôm chân trắng (Penaeus vannamei) được nuôi nhiều
nhất và có giá trị kinh tế nhất. Ba loài tôm này chiếm trên 86% sản lượng tôm
nuôi của thế giới. Tôm sú có sản lượng xếp thứ 20 trong số các loài thuỷ sản
nuôi nhưng về giá trị thì đứng đầu với 4.046 tỷ USD trong năm 2000. Các loài
giáp xác nuôi khác bao gồm cả nuôi nước ngọt đạt 386.185 tấn hoặc chiếm
23,4% sản lượng nuôi giáp xác; các loài cua 140.256 tấn, chiếm 8,5%. Tôm
càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) cũng được phát triển nuôi, sản lượng
năm 2000 đạt 118.501 tấn (Phạm Minh Đức, 2008).
Tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm toàn cầu đạt trung bình 25%/năm,

giai đoạn 1996-2005. Theo Kongkeo (2007) trong 10 năm (1996-2005) ngành
tôm đã tăng trưởng, sản lượng tăng từ 679.945 tấn năm 1996 lên 2.385.876 tấn
năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng nhanh sản lượng của tôm thẻ chân
6
trắng từ 140.339 năm 1996 lên 1.597.028 tấn vào năm 2005 (tăng 100%/năm),
sự mở rộng khu vực nuôi mới ở nhiều nước và sự cải tiến kỹ thuật nâng cao
năng suất nuôi. Điển hình thành công nhất là công nghệ nuôi tôm nhà xanh
của Trung Quốc, BMP ở Ấn Độ và tôm giống sạch bệnh đặt hữu (SPF) của
Thái Lan. Trong khi đó, đối tượng nuôi chủ lực trước đây là tôm sú chỉ tăng
trung bình 4,6%/năm, đạt sản lượng 788.848 tấn vào năm 2005 tăng hơn
249.242 tấn so với năm 1996.
Trong vài năm gần đây, sản lượng tôm thế giới, đặc biệt là ở châu Á
không ổn định. Năm 2007, sản lượng tôm nuôi của thế giới là 3,193 triệu tấn,
châu Á đã đóng góp 2,74 triệu tấn, chiếm 85,81%. Sang năm 2008, sản lượng
tôm có chiều hướng giảm xuống, sản lượng tôm thế giới là 3,065 triệu tấn và
châu Á là 2,611 triệu tấn. Như vậy, sản lượng tôm năm 2008 của châu Á giảm
129.000 tấn nhưng đến năm 2009 thì sản lượng tôm nuôi của châu Á đã tăng
lên khoảng 2,83 triệu tấn, trong đó có 2,307 triệu tấn tôm chân trắng và
522.000 tấn tôm sú (AQUA Culture AsiaPacific, 2010).
Về đối tượng nuôi, tôm sú là một trong những đối tượng có sản lượng
khá cao. Năm 1981 chỉ với 21.000 tấn, đến năm 1999 đạt khoảng 300.000 tấn
và trên 700.000 tấn vào năm 2003. Tuy nhiên đến năm 2004-2006 thì có xu
hướng giảm xuống dưới 700.000 tấn (Hình 2.1). Trên thế giới có khoảng 20
quốc gia nuôi tôm sú (Hoàng Tùng, 2006), các nước nuôi nuôi nhiều nhất là
Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Philippin, Ấn độ, Malaysia và Myanma
(Kongkeo, 2005). Từ năm 2005, Việt Nam đứng đầu thế giới về sản lượng tôm
sú nuôi, tiếp sau là các nước Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và Thái Lan. Việt
Nam đạt 177.000 tấn, chiếm 22% tổng sản lượng thế giới, Ấn Độ đạt 142.070
tấn, 18%, Indonesia đạt 134.682 tấn chiếm 17%, Trung Quốc đạt 75.731 tấn,
chiếm 10% và Thái Lan đạt 75.000 tấn, chiếm 10% sản lượng tôm sú toàn cầu

(Kongkeo, 2007).
Hình 2.1: Sản lượng tôm sú thế giới (Nguồn: Kongkeo, 2005)
Sản
lượng
Năm
7
Bên cạnh tôm sú, nuôi tôm thẻ chân trắng cũng có bước phát triển rất
mạnh. Trước năm 2000, sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng toàn cầu chủ yếu
do khu vực Châu Mỹ đóng góp. Sau năm 2000 sản lượng cung cấp nhiều từ
châu Á, cùng với sự hồi phục mạnh mẻ nghề nuôi của châu Mỹ. Năm 2001,
Trung Quốc chuyển cơ cấu tôm nuôi theo hướng tăng nhanh sản lượng tôm thẻ
chân trắng và đứng đầu thế giới với hơn 30.000 tấn. Năm 2003, Trung Quốc
sản xuất khoảng 300.000 tấn. Thái Lan đạt 120.000 tấn, Indonesia khoảng
30.000 tấn. Đến năm 2004, sản lượng tôm thẻ chân trắng của Trung Quốc, Đài
Loan và Thái Lan đã vượt qua tôm sú, đạt 1.116.000 tấn. Năm 2006, sản
lượng tôm thẻ chân trắng tại Châu Á nhảy vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn. Năm 2007,
tổng sản lượng tôm nuôi toàn thế giới ước đạt 3,3 triệu tấn trong đó sản lượng
tôm thẻ chân trắng chiếm 69%. Tại châu Á, tổng sản lượng tôm năm 2007 ước
tính khoảng 2,65 triệu tấn, tôm thẻ chân trắng đã chiếm tới 57%, còn ở Trung
Quốc tôm thẻ chân trắng chiếm gần 80% trong tổng sản lượng 1 triệu tấn của
nước này. Năm 2009 sản lựợng tôm thẻ chân trắng tại châu Á đạt 2,307 triệu
tấn triệu tấn, chiếm 80% sản lượng tôm nuôi toàn thế giới. Nhiều nước châu Á
khác như Ấn Độ, Philippine, Malaysia, Myanmar, Việt Nam cũng đã nhập
tôm thẻ chân trắng để nuôi nhằm đa dạng hoá các sản phẩm tôm xuất khẩu,
tránh tình trạng chỉ trông cậy vào tôm sú nhưng vấn đề dịch bệnh lại là một trở
ngạy lớn (Briggs, 2006; Kongkeo, 2007; AQUA Culture AsiaPacific, 2010).
Nhìn chung, sản lượng tôm thẻ chân trắng chủ yếu là do sự đóng góp từ các
nước châu Á. Ví dụ: năm 2005, Trung Quốc đạt 808.433 tấn (chiếm 50% sản
lượng thế giới), Thái Lan đạt 299.000 tấn (chiếm 19%), Indonesia đạt 103.874
tấn (7%), Việt Nam đạt 100.000 tấn (6%)…(Kongkeo, 2007).

Phân tích về tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng tôm sú và tôm thẻ
chân trắng trên thế giới giai đoạn 1999-2006, Viện kinh tế và quy hoạch thủy
sản (2009) nhận định: sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng trưởng nhanh hơn
tôm sú khoảng 14 lần, cụ thể tôm sú là 3%, tôm chân trắng là 42%. Các nước
có tỷ trọng tôm sú cao hơn tôm chân trắng gồm: Việt Nam, Indonexia, Ấn Độ,
Philippine và Malaysia. Còn các nước khác hầu hết đã chuyển sang nuôi tôm
chân trắng. Sự chuyển dịch từ tôm sú sang tôm chân trắng vẫn tiếp tục diễn ra,
nhất là ở Philippin, Ấn Độ, và Việt Nam (Hình 2.2). Tuy nhiên, các nước cũng
có xu hướng đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa tôm sú và tôm chân trắng (ví dụ
như Thái Lan) để loại bớt nguy cơ rủi ro bởi tôm sú được đánh giá là có sự ổn
định hơn so với tôm thẻ chân trắng.
8
Đ ơ n vị: ngà n tấn
0
5 00
1 00 0
1 50 0
2 00 0
2 50 0
1 99 1
1 99 2
1 99 3
1 99 4
1 99 5
1 99 6
1 99 7
1 99 8
1 99 9
2 00 0
2 00 1

2 00 2
2 00 3
2 00 4
2 00 5
2 00 6
K hối lư ợ ng tôm sú K hối lư ợ ng tôm thẻ
E xpon. (K hối lư ợ ng tôm thẻ ) L ine ar (K hối lư ợ ng tôm sú)
Hình 2.2: Diễn biến sản lượng tôm sú và tôm thẻ thế giới 1991-2006
(Nguồn: Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản, 2009)
Bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành NTTS thế giới, đặc biệt
là nuôi tôm phải đối mặt với vấn đề môi trường và dịch bệnh, khi nghề nuôi
thủy sản phát triển theo hướng thâm canh và bán thâm canh trên quy mô lớn
mà sự đầu tư và quản lý không đồng bộ. Hệ quả của sự phát triển này dẫn đến
suy giảm năng suất, ô nhiễm môi trường và đang có khả năng suy thoái vùng
nuôi (Nguyễn Hữu Thọ, 2010).
Bệnh virus trên tôm là vấn đề nan giải, gây khó khăn cho hàng ngàn
hàng triệu nuôi tôm. Kongkeo (2007) cho rằng bệnh virus trên tôm là nguyên
nhân gây thiệt hại chính cho nghề nuôi tôm Châu Á. Dịch bệnh đầu vàng và
đốm trắng gây thiệt hại lớn ở Thái Lan năm 1991 và 1993. Theo NACA và
MPEDA (2003) bệnh tôm đã tàn phá nghề NTTS trên thế giới. Bệnh nguy
hiểm nhất đối với tôm sú là đốm trăng (WSSV). Theo Bùi Quang Tề (2003)
bệnh đốm trắng được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc năm 1989. Năm
1989, Thái Lan cũng có báo cáo về bệnh thân đỏ đốm trắng ở tôm sú. Năm
1992-1993, Thái Lan bùng phát bệnh đầu vàng và đốm trắng gây thiệt hại hơn
40 triệu USD. Năm 1994, nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,
Nhật Bản, Ấn Độ đã công bố tìm ra nguyên nhân gây bùng phát bệnh đốm
trắng. Từ đó đến nay, nhiều nỗ lực nghiên cứu phương pháp trị bệnh này đều
chưa có kết quả khả quan. Bùi Quang Tề (2003), Lê Văn Khoa (2007) và
nhiều tác giả khác cho rằng ngoài bệnh đốm trắng còn có bệnh nguy hiểm
khác như đầu vàng, MBV, bệnh do vi khuẩn Vibrio, do nấm, do ký sinh

trùng…gây nên. Thêm vào đó, theo Lightner et al. (1998) ở Châu Á dịch
bệnh chủ yếu là WSSV, YHV đã làm giảm hiệu quả kinh tế của việc nuôi
tôm. Điều đó cũng xảy ra tương tự ở Ecuador (Brock et al., 1997).
9
Hiện đã có nhiều bằng chứng về tác động gây tổn hại môi trường và xã
hội của ngành nuôi tôm công nghiệp, bao gồm cả việc tiêu hủy những vùng
đất ngập nước có giá trị lớn, rừng ngập mặn và hủy hoại môi trường hoang dã.
Mâu thuẫn giữa các cộng đồng nghèo ven biển và trại nuôi tôm cũng đã được
ghi nhận, đặc biệt liên quan đến tranh chấp về quyền sở hữu và các trang trại
trong việc khai thác các nguồn tài nguyên ven biển. Vì thế, tính bền vững của
môi trường và kinh tế cũng như công bằng xã hội là vấn đề thế giới quan tâm
đối với các trang trại nuôi tôm công nghiệp (Parr và Grey, 2006). Theo Yang
Yi (2007) để sản xuất 1 tấn tôm thịt đã thải ra môi trường 29 tấn chất thải,
102 kg Nitơ (N) và 46 kg photpho (P). Theo Primavera (1994) khi cho tôm ăn
cứ 100% thức ăn thì có 15% lượng thức ăn hao hụt do ăn không hết và thất
thoát, còn 85% tôm ăn vào cơ thể. Trong 85% thì tôm sử dụng 48% cho cung
cấp năng lượng, tạo vỏ và điều hòa các hoạt động cơ thể, chỉ có 17% chuyển
hóa thành thịt tôm và 20% thành phân thải ra ngoài. Như vậy, có tới khoảng
35% là thức ăn thừa, thất thoát và phân tôm đi ra môi trường ao nuôi. Nguyễn
Hữu Thọ (2010) chứng minh rằng, N và P là nguyên tố chủ yếu trong chất thải
bắt nguồn từ thức ăn tôm. Thức ăn thừa chiếm tỷ lệ tới 30- 40% được ước tính
có khoảng 63 - 78% N và 76 - 80% P bị thất thoát vào môi trường. Tổng khối
lượng N và P thải ra trong 1 ha trại nuôi tôm bán thâm canh là 2 tấn, tương
ứng khoảng 113 kg N và 43 kg P, trong hệ thống nuôi thâm canh thì khối
lượng này tăng gấp từ 7 - 31 lần. Đồng thời, nghiên cứu về chất thải trong
hệ thống ao nuôi tôm hoặc nuôi trên cát với mật độ thả 40 con/m
2
cho thấy,
mỗi ha nuôi tôm trên cát thải ra gần 8 tấn chất thải rắn như vỏ tôm, thức ăn
thừa, các loại hóa chất và mầm bệnh. Hơn nữa, lượng N hòa tan gồm

ammonia, nitrite, nitrate trong nước ao nuôi bán thâm canh và thâm canh
khoảng 3 - 3,5 kg N và P khoảng 2 - 3 kg trong 1 ha ao nuôi. Như vậy, thức ăn
thừa đã lắng đọng dưới đáy ao cùng với chất thải rắn tạo vùng yếm khí gây ra
các biến đổi về chất lượng đất. Một ví dụ chứng minh tác hại trên, theo Lê
Anh Tuấn (2007) hoạt động NTTS ĐBSCL đã thải ra môi trường nước gần 3
triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ gần như chưa được xử lý ra hệ thống
sông rạch làm chất lượng nước nhiều vùng suy giảm nặng nề. Ngoài ra, người
nuôi tôm còn phải đối mặt với những vấn đề khác như nguồn tôm bố mẹ ngày
càng giảm chất lượng, đất bị thoái hóa. Người nuôi không ngừng sử dụng hóa
chất để cải thiện các ảnh hưởng trên, điều đó làm cho sản phẩm thu được
thường xuyên nhiễm tạp chất và môi trường nuôi ngày càng suy thoái. Các rào
cản thương mại và kỹ thuật của các nhà nhập khẩu cũng là một trở ngạy.
Vấn đề cấp giấy chứng nhận cho NTTS, cho tôm nuôi nổi lên như xu
hướng phát triển tất yếu trên phạm vi toàn cầu. Việc cấp giấy chứng nhận
10
NTTS mới được thực hiện do những năm gần đây hoạt động NTTS vấp phải
nhiều vấn đề mang tính toàn cầu. Những vấn đề này chủ yếu liên quan đến an
toàn thực phẩm, an ninh sinh học, sự bền vững về môi trường và trách nhiệm
với xã hội trong mối quan hệ với hoạt động NTTS (INFOFISH, 2005). Ý tưởng
chứng nhận NTTS bắt nguồn từ năm 1976 tại “Hội nghị về kỹ thuật nuôi trồng
thủy sản” tại Tokyo do FAO và Nhật Bản tổ chức và bắt đầu xây dựng hoàn
thiện từ “Hội nghị nuôi trồng thủy sản trong thiên niên kỷ thứ 3” tại Thái Lan
năm 2000. Bộ tiêu chuẩn thủy sản có trách nhiệm (Code of conduct) của FAO
giúp các quốc gia xây dựng thực hành NTTS tốt (GAP) (Lê Thanh Lựu, 2006).
Trên cơ sở đó, nhiều quốc gia và tổ chức phi chính phủ tiến hành xây dựng các
bộ tiêu chuẩn chứng nhận cho NTTS. Hiện nay, có nhiều tiêu chuẩn cấp giấy
chứng nhận cho nuôi trồng thủy đã được thực hiện hay sắp ra đời. Có thể kể
đến các tiêu chuẩn quốc gia như Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của
Thái Lan (CoC), quy trình “Thực hành NTTS tốt (GAP) và chương trình
"Ðóng dấu chất lượng" của Bangladesh (INFOFISH, 2005). Các giấy chứng

nhận của các tổ chức phi chính phủ như: chứng nhận NTTS sinh thái của
Naturland (Ðức), Bio Suisse (Thụy Sỹ), AB (Pháp)… đã cấp giấy chứng nhận
cho Việt Nam, Indonesia, Bangladesh… Liên minh NTTS Toàn cầu (GAA)
cũng đang đẩy mạnh quy trình cấp giấy phép quy trình "Thực hành nuôi trồng
thủy sản tốt nhất" (BAP) do ACC thực hiện (INFOFISH, 2005). Tổ chức Global
GAP cũng nỗ lực cấp chứng nhận Global GAP cho lĩnh vực nông nghiệp trong
đó có NTTS với tiêu chí hướng đến là sản xuất nông nghiệp tốt và bền vững
(www.globalgap.org )… Sắp tới đây, năm 2011, ASC được kỳ vọng là tiêu
chuẩn chung cho NTTS trên thế giới (WWF, 2010).
2.2 Tổng quan tình hình nuôi thủy sản Việt Nam và ĐBSCL
Năm 1981, thủy sản là ngành kinh tế đầu tiên cả nước được Chính phủ
Việt Nam cho phép vận hành theo cơ chế thị trường trong sản xuất kinh
doanh. Đặc biệt từ năm 1986, khi bước vào thời kỳ đổi mới, thị trường xuất
khẩu thủy sản mở rộng và với tốc độ nhanh tăng trưởng, tạo tiền đề cho
chuyển đổi cơ cấu sản xuất công nghiệp khai thác đánh bắt và NTTS
(ARTEX, 2010).
Việt Nam là nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, với bờ biển dài hơn
3.200 km, có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km
2
và cũng
có diện tích mặt nước nội địa rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi,
đầm phá dày đặc. Những yếu tố này, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển
ngành công nghiệp thủy sản và từ lâu đã nổi tiếng là một quốc gia sản xuất và
xuất khẩu các sản phẩm thủy sản hàng đầu thế giới, cùng với Thái Lan,
Indonesia và Philippines (EPS, 2007; ABS, 2010). Sản phẩm thủy sản của
11
Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng
tỷ USD mỗi năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước
cung ứng thuỷ sản lớn cho thế giới (Nghi Phương, 2010).
Theo Bộ NN&PTNT (2009), thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn trong phát triển sản xuất nông nghiệp, giá trị xuất khẩu và sản lượng liên
tục tăng trong nhiều năm qua. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt mức 4,2 tỉ
USD (Tổng Cục Hải Quan, 2010a), tăng gấp 6 lần so với năm 1986. Theo dự
kiến, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 4,5 tỉ USD (Gia
Tuệ, 2010; Y Nhung, 2010). Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong lĩnh vực
quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Nếu như năm 1996 ngành thủy sản chỉ
đóng góp 0,2% GDP thì đến năm 2005 đã tăng lên 5,78% GDP (Nguyen Van
Trong, 2006). Năm 2009, sản xuất và xuất khẩu thủy sản chiếm 7,65% giá trị
GDP (ARTEX, 2010).
Các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên thị trường ở 155 nước
và vùng lãnh thổ (ABS, 2010). Trong đó, bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật,
EU và Trung Quốc chiếm 3/4 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản (Hồ
Trung Thành, 2005). Năm 2009, xuất khẩu vào ba thị trường Mỹ, Nhật và EU
chiếm hơn 60,6% kim ngạch (ABS, 2010). Thị trường nội địa với hơn 85,7
triệu dân (năm 2009) cũng được các doanh nghiệp khai thác nhiều hơn trước.
Sức mua trên thị trường nội địa lớn và tiếp tục tăng (Hồ Trung Thành, 2005;
Tổng Cục Thống Kê, 2009). Uy tín và vị thế sản phẩm thủy sản trên thị trường
quốc tế của Việt Nam ngày càng tăng thêm. Việt Nam nhanh chóng được đưa
vào nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới với sự nổ lực phát
triển trong 20 năm (Bộ Thủy Sản và Ngân hàng Thế giới, 2006).
Nuôi trồng thuỷ sản được khẳng định là lĩnh vực sản xuất quan trọng,
tạo sản phẩm hàng hoá tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (Cục Nuôi trồng
thuỷ sản, 2009). Trong hơn 10 năm qua, NTTS có tốc độ phát triển nhanh, góp
phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu và tạo nhiều
công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là vùng nông thôn ven biển (Nguyễn
Thanh Hải, 2010). Từ năm 2000 đến nay diện tích NTTS của Việt Nam không
ngừng gia tăng. Năm 2000, diện tích nuôi là 608.919 ha đến năm 2005 tăng
lên 959.900 ha (tăng 157,64% so với năm 2000). Sản lượng NTTS tăng nhanh,
đạt 1.437.400 tấn vào năm 2005 chiếm 41,9% tổng sản lượng thủy sản và
tăng 243,79% so với năm 2000 (Lê Xuân Sinh và ctv., 2008b). Theo Tổng

Cục Thống Kê (2008) năm 2007 diện tích NTTS Việt Nam đã vượt qua mốc 1
triệu ha (1.018.800 ha) và cũng là năm đầu tiên sản lượng NTTS đạt hơn 2
triệu tấn (2.123.300 tấn). Điều này cho thấy mức độ thâm canh cũng như
trình độ kỹ thuật của người nuôi ngày càng được nâng lên. Ngành thủy sản
12
Việt Nam đặt mục tiêu gia tăng sản lượng 3,8%/năm trong giai đoạn 2006-
2010. Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo kế hoạch tăng với tốc độ bình quân
10,63%/năm và dự báo đạt trên 4 tỉ USD vào năm 2010 (EPS, 2007).
Về sản lượng NTTS phân theo khu vực, ĐBSCL liên tục ở vị trí cao
nhất. Năm 2008 chiếm 74,57% cả nước, tiếp theo là Đồng Bằng Sông Hồng,
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và các vùng khác (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Sản lượng NTTS phân theo khu vực năm 2000-2008
(ĐVT: 1.000 tấn)
Khu vực/năm
2000
2004
2005
2006
2007
2008
Đồng bằng sông Hồng
113,0
215,7
234,3
266,4
304,2
322,1
Trung du và miền núi phía Bắc
19,6
32,5

37,0
42,5
48,8
50,2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
48,1
93,6
114,4
121,6
141,2
155,3
Tây Nguyên
7,3
10,4
113,4
11,5
13,0
15,0
Đông Nam Bộ
36,4
77,0
78,1
85,1
89,4
84,3
Đồng bằng sông Cửu Long
365,1
773,3
1002,8
1166,8

1526,6
1838,6
Tổng cả nước
589,6
1202,5
1477,0
1693,9
2123,3
2465,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008)
Về xuất khẩu thủy sản, theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong giai
đoạn 2006-2008, tốc độ tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt 19%/năm. Sau mức
giảm 5,5% của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt
2,02 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2009 (Nghi Phương, 2010).
Bảng 2.2: Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2008 và 2009
Năm 2008
Năm 2009
7 tháng 2010
Loại thuỷ sản
Số lượng
(nghìn
tấn)
Trị giá
(triệu
USD)
Số lượng
(nghìn
tấn)
Trị giá
(triệu

USD)
Số lượng
(nghìn
tấn)
Trị giá
(triệu
USD)
Cá Tra và Basa
644
1.460
614
1.357
362
777
Tôm
192
1.630
211
1.692
111
932
Loại khác
403
1.419
408
1.203
247
770
Tổng cộng
1.239

4.509
1.233
4.252
720
2.488
(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, 2010a và 2010b).
Tính đến hết tháng 7/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy
sản đạt 2,49 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường dẫn
đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong 7 tháng/2010 là Châu Âu
với kim ngạch đạt 624 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2009. Tiếp
theo là Nhật Bản đạt 459 triệu USD, tăng 18,4%, Mỹ đạt 418 triệu USD, tăng
11,5%. Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chủ yếu tập trung vào các
mặt hàng như: tôm, cá tra, cá ba sa, mực, bạch tuộc, cá và sản phẩm cá. Tính
13
chung, xuất khẩu của 4 nhóm hàng hải sản này chiếm 97% tổng kim ngạch hải
sản cả nước, trong đó xuất khẩu tôm chiếm cao nhất 37,4% (Tổng cục Hải
Quan, 2010b), trong khi cá tra và basa chiếm 32% (ABS, 2010).
Nhìn chung, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong
hơn 5 năm trở lại đây tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên,
cũng có những biến động nhất định, như khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008,
tác động lớn đến ngành xuất khẩu thủy sản (Ngô Thị Như Diễm, 2009). Sau
năm 2008, sang năm 2009 và số liệu 6 tháng 2010 cho thấy xuất khẩu thủy sản
Việt Nam đã trở lại quy luật phát triển của nó. Điểm đặc biệt là giá trị xuất
khẩu thủy sản Việt Nam đạt nhiều nhất vào tháng 08 và tháng 10 hàng năm và
thấp nhất vào tháng 2 (Hình 2.3). Dự báo mức tăng trưởng xuất khẩu thủy sản
năm 2010 là 10%, cao hơn kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu cả nước chỉ là 6%
(Huỳnh Văn Phát và Lê Anh Thi, 2009).
Hình 2.3: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 2005-6/2010
(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, 2010 trích dẫn bởi Nghi Phương, 2010)
Mặc dù, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy sản lớn trong nhiều

năm nhưng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực vẫn còn khá đơn điệu,
chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô.
Vài năm gần đây cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta đã được bổ
sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số thủy đặc sản
khác nhưng nhìn chung vẫn còn chưa nhiều (Nghi Phương, 2010). Sau đây là
một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam (Hình 2.4).
Tháng

×